ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------
TRẦN THỊ HỒNG THƠM
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
VỀ THÔNG TIN TƯ LIỆU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học : QH - 2009 - X
HÀ NỘI - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------
TRẦN THỊ HỒNG THƠM
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
VỀ THÔNG TIN TƯ LIỆU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học : QH - 2009 – X
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS Vũ Văn Nhật
HÀ NỘI - 2013
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo Khoa Thông
tin - Thư viện,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình dạy
bảo, truyền đạt cho tôi những tri thức khoa học quý báu trong suốt 4 năm tôi
ngồi trên ghế giảng đường đại học.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS Vũ Văn
Nhật- Người trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bản Khóa luận này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới các cán
bộ, các anh chị công tác tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
cùng toàn thể bạn bè và gia đình tôi, những người đã động viên giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội,ngày 12 tháng 3 năm 2013.
Sinh viên
Trần Thị Hồng Thơm
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt
Nội dung của các từ viết tắt
CSDL
IFLA
Cơ sở dữ liệu
International Federation of Library Associations
and Inssitutions. (Liên đoàn Hiệp hội và Tổ
ISO
ISBD
KH&CN
FID
chức thư viện Quốc tế )
Internationnal Organization for Standardization
( Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế).
International Standart Book Description
( Tiêu chuẩn quốc tế về mô tả thư mục)
Khoa học và công nghệ
International Federation for Information and
Documentation.(Liên đoàn Thông tin và Tư liệu
TCVN
TTTTKHCNQG
MARC
UNIMARC
XHCN
Quốc tế
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trung tâm Thông tin Khoa hoc và Công nghệ
Quốc gia
Machine readable Cataloguing
(Biên mục có thể đọc bằng máy)
Universal Machine Readable Catalog
(Mục lục đọc bằng máy)
Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp bách của đề tài 7
2. Tình hình nghiên cứu 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 10
6. Sự đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài 10
7. Cấu trúc của khóa luận 11
CHƯƠNG 1 11
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIÊU CHUẨN HÓA VÀ TIÊU CHUẨN
TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN TƯ LIỆU 11
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. 11
1.1.Khái niệm về tiêu chuẩn hóa 11
1.2 Khái niệm về tiêu chuẩn 15
1.3. Vai trò của tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong đời sống xã hội. 19
1.3.1 Vai trò của tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong sản xuất, đời sống. 19
1.3.2 Vai trò của tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu. 21
1.4 Vài nét về tiêu chuẩn hóa thông tin tư liệu khoa học và công nghệ thế giới 22
2.1. Khái quát về hoạt động tiêu chuẩn hóa thông tin tư liệu trong 26
Hệ thống Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. 26
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển công tác tiêu chuẩn hóa 26
thông tin tư liệu khoa học và công nghệ ở Việt Nam. 26
2.1.2. Công tác tiêu chuẩn hóa của Cục Thông tin Khoa học 27
và công nghệ Quốc gia và triển vọng phát triển. 28
2.2. Phân tích và đánh giá các TCVN về thông tin tư liệu khoa học 32
và công nghệ. 32
2.2.1 TCVN 4523 – 88: Ấn phẩm thông tin. Phân loại cấu trúc và trình bày. 32
2.2.2. TCVN 4524-88 Xử lý thông tin. Bài tóm tắt và bài chú giải. 36
2.2.3.TCVN 4743-89 Xử lý thông tin. Mô tả thư mục tài liệu. 39
Yêu cầu chung và quy tắc biên soạn. 39
2.2.4. TCVN 5453-1991 Hoạt động thông tin khoa học và tư liệu. 44
Thuật ngữ và khái niệm cơ bản. 44
2.2.5. TCVN 5697-1992 Hoạt động thông tin tư liệu. Từ và cụm từ 46
tiếng Việt viết tắt dùng trong mô tả thư mục. 46
2.2.6. TCVN 5698-1992 Hoạt động thông tin tư liệu. Từ và cụm từ 47
tiếng nước ngoài viết tắt dùng trong mô tả thư mục. 47
2.2.7. TCVN 7420-1:2004 Thông tin và Tư liệu .Quản lý hồ sơ - 49
Phần 1: Yêu cầu chung. 49
2.2.8. TCVN 7420-2:2004 Thông tin và Tư liệu .Quản lý hồ sơ - 51
Phần 2: Hướng dẫn. 51
2.2.9. TCVN 7539: 2005 Thông tin và Tư liệu. Khổ mẫu MARC 21 52
cho dữ liệu thư mục. 52
2.2.10. TCVN 7587: 2007 Thông tin và tư liệu- Tên và Mã địa danh 54
Việt Nam dùng trong lưu trữ và trao đổi thông tin khoa học 54
và công nghệ. 54
2.2.11. TCVN 7588:2007 Thông tin và tư liệu- Tên và Mã tổ chức 55
dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam 55
dùng trong lưu trữ và trao đổi thông tin khoa học và công nghệ. 55
CHƯƠNG 3 57
NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN 57
CÁC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THÔNG TIN TƯ LIỆU 57
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. 57
3.1. Nhận xét. 57
3.1.1. Những ưu điểm. 57
3.1.2. Những nhược điểm. 59
3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và phát triển các bản TCVN 62
về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ. 62
3.2.1. Tăng cường hoạt động của các cơ quan đầu mối các cấp. 62
3.2.2. Tiến hành soát xét lại các TCVN đã có trong lĩnh vực thông tin tư liệu và mở rộng xây
dựng thêm các TCVN về hoạt động thông tin 63
tư liệu khoa học và công nghệ. 63
Nhanh chóng soát xét lại các TCVN được ban hành trong lĩnh vực thông tin tư liệu. Bởi lẽ, hầu
hết các tiêu chuẩn ban hành nhưng chưa thực hiện chính sách soát xét theo quy định (theo
quy định các tiêu chuẩn sau khi ban hành phải được soát xét định kỳ 3-5 năm/1lần soát xét).
63
và công nghệ 64
3.2.4. Tăng cường xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, các 64
tiêu chuẩn nước ngoài 64
3.2.5.Mở rộng các chính sách ưu tiên xây dựng các tiêu chuẩn có 66
ảnh hưởng rộng và mang lại hiệu quả lâu dài 66
3.2.6.Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và 67
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến. 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 70
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp bách của đề tài
Trong những năm gần đây cùng với xu hướng toàn cầu hoá và xu
hướng hiện đại hoá trong lĩnh vực hoạt động thư viện, vấn đề tiêu chuẩn hoá
và tiêu chuẩn đã nổi lên là một trong những vấn đề được cộng đồng thông
tinthư viện quan tâm. Việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, sự gia
tăng các nguồn tài liệu, thông tin số, sự xuất hiện thư viện số đã khiến cho các
thư viện không thể tồn tại đơn lẻ như những ốc đảo nếu thực sự muốn khai
thác các nguồn thông tin để phục vụ và đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin
của người dùng tin. Tiêu chuẩn hoávà tiêu chuẩn đã được xem xét là một yêu
cầu và điều kiện không thể thiếu đảm bảo cho các hoạt động thông tin tư liệu
đạt hiệu quả, chất lượng và có thể phục vụ cho người dùng tin một cách tốt
nhất.
Công tác thông tin tư liệu đóng vai trò hết sức quan trọng, là nguồn lực
phát triển của mỗi quốc gia nói chung và hoạt động của các cơ quan thông tinthư viện nói riêng. Thông tin tư liệu là cơ sở cho nhiều hoạt động kinh tế-xã
hội, nghiên cứu, khoa học, giáo dục, đào tạo. Thông tin tư liệu đảm bảo việc
đổi mới, hoàn thiện, phát triển quy trình và phương pháp sản xuất nhằm thúc
đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thông tin tư liệu mang hàm
lượng giá trị gia tăng cao. Thông tin tư liệu khoa học và công nghệ là nhân tố
quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia, nó là công cụ quan trọng
trong việc lưu giữ, phổ biến các kết quả sáng chế phát minh, các kinh nghiệm
sản xuất tiên tiến, các kết quả thí nghiệm…Tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn là
một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để nâng cao chất lượng của công
tác tổ chức, quản lý nguồn thông tin tư liệu khoa học và công nghệ và làm
thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin.
Trên thế giới, hoạt động tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn đã phát triển từ
lâu. Hoạt động tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn ra đời và phát triển từ thời kỳ
trước cuộc cách mạng công nghiệp vào giữa thế kỷ XVIII, dẫn chứng là việc
áp dụng tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong việc xây dựng kim tự tháp Kêrốp
ở Ai Cập khoảng 5000 năm trước đây; Quy định thống nhất kích thước gạch
410x200x130mm 1600 năm TCN….Ở Việt Nam, hoạt động tiêu chuẩn hóa
và tiêu chuẩn đã bắt đầu từ cuối thời đại đồ đá mới. Hoạt động tiêu chuẩn hóa
và tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nhất
là trong lĩnh vực thông tin-thư viện. Hoạt động này thể hiện rõ trong công tác
xử lý tài liệu, bảo quản tài liệu và chia sẻ nguồn tin.[5, tr.16-24]
Xuất phát từ vai trò quan trọng như vậy, những năm gần đây hoạt động
tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin tư liệu khoa học và công
nghệ được chú trọng phát triển tương đối toàn diện. Biểu hiện của sự toàn
diện đó là sự ra đời của Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn về Thông tin và Tư liệu
(TCVN/TC46 Thông tin và Tư liệu ); Công tác tuyên truyền về lợi ích của
tiêu chuẩn và đặc biệt là sự ra đời của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
(năm 2006) đã giúp cho công tác tiêu chuẩn hóa nói chung và trong lĩnh vực
thông tin tư liệu nói riêng thống nhất một số vấn đề quan trọng về thuật ngữ,
quy trình, trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
tiêu chuẩn. Vì thế, tôi tiến hành lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu các tiêu chuẩn
Việt Nam về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ” để làm khóa luận tốt
nghiệp cử nhân khoa học thông tin thư viện của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn đang được các cơ quan thông tin –
thư viện, các nhà khoa học và các nhà chuyên môn thông tin-thư viện, thông
tin học và quản trị thông tin đã nghiên cứu phản ánh trong các giáo trình,
trong các hội thảo khoa học. Thí dụ như: Giáo trình tiêu chuẩn hóa trong hoạt
động thông tin khoa học và công nghệ của PGS. TS Vũ Văn Nhật [5], hay các
bài viết của TS. Tạ Bá Hưng, ThS. Cao Minh Kiểm, ThS. Phan Huy Quế. Tuy
nhiên, nghiên cứu sâu về các bản tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về thông tin
tư liệu thì chưa có ai nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các bản tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về
thông tin tư liệu khoa học và công nghệ.
- Phạm vi nghiên cứu: Các bản tiêu chuẩn Việt Nam về thông tin tư
liệu khoa học và công nghệ đã được công bố từ những năm 80 của Thế kỷ
trước đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp chung
- Dựa trên cơ sơ phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về công tác thông tin – thư viện.
- Dựa vào các quan điểm của Đảng, Nhà nước về thông tin học và thư
viện học.
- Các tài liệu, văn bản của Đảng và Nhà nước về tiêu chuẩn hóa nói
chung và tiêu chuẩn hóa trong hoạt động thông tin – thư viện.
* Phương pháp cụ thê
- Phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp tiếp cận lịch sử.
- Phương pháp phỏng vấn và quan sát thực tiễn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, tìm hiểu một cách khái quát một số thuật ngữ, khái niệm
cơ bản về tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn.
- Đi sâu tìm hiểu các bản TCVN về thông tin tư liệu khoa học và công
nghệ (Nội dung; Tính tương thích với yêu cầu thực tiễn; Thời gian soát xét
tiêu chuẩn; Đề xuất cho các bản TCVN ).
- Nêu ra các nhận xét đánh giá và các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn
thiện các bản TCVN về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ.
6. Sự đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài
* Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận của tiêu
chuẩn hóa về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ. Đồng thời, qua bài
nghiên cứu giúp tác giả khóa luận hiểu rõ thêm những khái niệm cơ bản về
tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong hoạt động thông tin tư liệu khoa học và
công nghệ.
* Về mặt thực tiễn
Khóa luận nghiên cứu các bản TCVN về thông tin tư liệu khoa học và
công nghệ mang ý nghĩa sâu sắc về mặt thực tiễn:
- Nghiên cứu nội dung của các bản TCVN để từ đó làm rõ những ưu
điểm và hạn chế của nó nhằm giúp cho việc xây dựng, công bố và áp dụng
các TCVN về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ vào thực tiễn một cách
hiệu quả hơn, thiết thực hơn.
- Đưa ra những nhận xét đánh giá, kiến nghị nhằm hoàn thiện cho các
bản TCVN về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận gồm:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong
lĩnh vực thông tin tư liệu khoa học và công nghệ.
Chương 2: Thực trạng các tiêu chuẩn Việt Nam về thông tin tư liệu
khoa học và công nghệ.
Chương 3: Nhận xét và đề xuất giải pháp hoàn thiện và phát triển các
tiêu chuẩn Việt Nam về thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIÊU CHUẨN HÓA VÀ TIÊU CHUẨN
TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN TƯ LIỆU
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.
1.1.Khái niệm về tiêu chuẩn hóa
Trong các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thông tin tư liệu
khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn hóa là một nhân tố quan trọng. Khái niệm
về tiêu chuẩn hóa có nhiều cách hiểu khác nhau:
Định nghĩa đầy đủ của ISO về tiêu chuẩn hoá là như sau: “ Tiêu chuẩn
hoá là một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp
lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự
tối ưu trong một khung cảnh nhất định”. [20]
Theo TCVN 6450:2007, Tiêu chuẩn hoá là một hoạt động thiết lập các
điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế
hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh
nhất định. Lợi ích quan trọng của tiêu chuẩn hóa là nâng cao mức độ thích
ứng của sản phẩm, quy trình và dịch vụ với mục đích đã định, ngăn ngừa rào
cản trong thương mại và tạo thuận lợi cho sự hợp tác về khoa học và công
nghệ.”[19].Một trong những sản phẩm của tiêu chuẩn hóa là thiết lập các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện
chuẩn hóa trong các lĩnh vực hoạt động của con người.
Trong Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa ban hành theo Nghị định 141HĐBT-Ngày 24/8/1992 (Ở Việt Nam) Thuật ngữ tiêu chuẩn hóa được hiểu: “
Công tác tiêu chuẩn hóa bao gồm việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn được
tiến hành dựa trên kết quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và áp
dụng kinh nghiệm tiên tiến nhằm đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh vào
nề nếp và đạt được hiệu quả cao.
Tiêu chuẩn hóa được coi là một công tác quản lý kinh tế - kỹ thuật
quan trọng trong quá trình đưa nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn XHCN
thúc đẩy phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật góp phần nâng cao mức sống
nhân dân.”[2]
Với quan điểm của PGS. TS Vũ Văn Nhật cho rằng “ Tiêu chuẩn hóa
là hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn nhằm xây dựng, công bố và áp dụng
tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp của tiêu chuẩn” [5, Tr.5]
Nói tóm lại, khái niệm tiêu chuẩn hóa có thể hiểu là sự tổng hòa của
các hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và các hoạt động
trong lĩnh vực tiêu chuẩn (bao gồm xây dựng, công bố, áp dụng, đánh giá tiêu
chuẩn) nhằm tạo ra một trật tự nhất định, giải quyết các vấn đề thực tế đang
tồn tại và thúc đẩy sự phát triển không ngừng của các lĩnh vực trong xã hội
(kinh tế - xã hội). Hoặc tiêu chuẩn hóa có thể hiểu đơn giản hơn là các hoạt
động nhằm xây dựng và áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn trong một lĩnh vực
nào đó hoặc trong toàn bộ đời sống xã hội.
Từ những quan niệm, lợi ích trên có thể rút ra được các nhận xét về tiêu
chuẩn hóa như sau:
Thứ nhất, theo quan điểm của ThS. Phan Huy Quế “ Tiêu chuẩn hoá là
một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối
với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu
trong một khung cảnh nhất định”[6, Tr.19-22]. Như vậy, khi thiết lập các
điều khoản chung ấy thì tiêu chuẩn hóa đã đóng vai trò lớn trong việc giải
quyết các vấn đề thực tế đang tồn tại. Không chỉ dừng lại ở đó, nó còn chú ý
đến cả nội dung tiềm ẩn trong tương lai.
Thứ hai, lợi ích của tiêu chuẩn hóa đưa lại cũng chỉ rõ được các đối
tượng của tiêu chuẩn hóa hướng tới đó là các sản phẩm, quá trình, dịch vụ và
các hoạt động của sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, theo quan điểm của PGS. TS Vũ Văn Nhật tiêu chuẩn hóa có
thể hiểu một cách cụ thể là một quá trình gồm xây dựng, sau đó ban hành hay
công bố và áp dụng tiêu chuẩn.
Thứ tư, thông qua các quan điểm và lợi ích trên thấy rõ các chức năng,
nhiệm vụ của tiêu chuẩn hóa như xây dựng, công bố, ban hành, đánh giá tiêu
chuẩn, là một công tác quản lý kinh kế - kỹ thuật, đưa các hoạt động sản xuất
kinh doanh vào nề nếp…Từ các chức năng, nhiệm vụ đó quyết định cách tổ
chức cơ quan tiêu chuẩn hóa ở các cấp để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đó.
Thứ năm, tiêu chuẩn hóa được tiến hành dựa trên các thành tựu khoa
học kỹ thuật và kinh nghiệm thực tiễn, do vậy sẽ tạo ra một trật tự tối ưu hay
là một nề nếp để đạt được hiệu quả chung có lợi nhất trong một hoàn cảnh
nhất định.
Thứ sáu, tiêu chuẩn hóa được thực hiện và áp dụng trong các lĩnh vực
của xã hội từ sản xuất, kinh doanh tới hoạt động của các cơ quan. Chính vì
vậy, tiêu chuẩn hóa được tiến hành trên cơ sở thỏa thuận, có sự tham gia của
các bên liên quan: đại diện nhà nước, nhà kinh doanh, người tiêu thụ, người
nghiên cứu, người quản lý và bản thân cơ quan tiêu chuẩn hóa.
Cuối cùng, kết quả của tiêu chuẩn hóa là ban hành các tiêu chuẩn là
chính, cũng như các tài liệu có liên quan và việc tổ chức, xúc tiến, kiểm tra
theo dõi áp dụng các tiêu chuẩn đó.
Mục đích của tiêu chuẩn hoá đã được thể hiện trong định nghĩa nói
trên, đó là "nhằm đạt tới một trật tự tối ưu trong một hoàn cảnh nhất định". Cụ
thể, các mục đích đó là:
-Tạo thuận lợi cho trao đổi thông tin: Phục vụ cho mục đích này là
những tiêu chuẩn về định nghĩa, các thuật ngữ, quy định các ký hiệu, dấu hiệu
để dùng chung. Ví dụ ký hiệu toán học, nguyên tố hoá học, ký hiệu tượng
trưng các bộ phận, chi tiết trên bản vẽ, ký hiệu vật liệu...
- Đơn giản hoá, thống nhất hoá: Mục đích là tạo thuận lợi cho phân
công, hợp tác sản xuất, tăng năng suất lao động, thuận tiện khi sử dụng, sửa
chữa, đem lại hiệu quả kinh tế. Phục vụ cho mục đích này là những tiêu chuẩn
về các chi tiết nguyên vật liệu, điển hình như bu lông, đai ốc, vít, đinh tán,
thép định hình (I, U, L, T), động cơ, hộp đổi tốc, bánh răng, đai truyền (curoa)
các kích thước lắp ráp: bóng đèn - đui đèn, máy ảnh - ống kính, độ bắt sáng
của phim ảnh...
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người sử dụng và người tiêu dùng: Phục
vụ cho mục đích này là các tiêu chuẩn về môi trường nước, không khí, tiếng
ồn, các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, an toàn cho sản phẩm, thiết bị (bàn là,
bếp điện, máy giặt, thang máy, dụng cụ bảo hộ lao động: kính, găng, ủng, mặt
nạ phòng độc). Các tiêu chuẩn loại này thường là bắt buộc theo các văn bản
pháp luật tương ứng.
-Thúc đẩy thương mại toàn cầu: Việc hoà nhập tiêu chuẩn giữa các
nước xuất khẩu và nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại toàn cầu
như trao đổi hàng hoá sản phẩm và trao đổi thông tin, loại trừ các hàng rào
thương mại đảm bảo tính tương thích, đảm bảo tính đổi lẫn...
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, người ta cho rằng
tiêu chuẩn hoá có những mục đích chính như sau:
-
Thúc đẩy áp dụng kỹ thuật mới, nâng cao năng suất lao động xã hội.
Ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, công trình.
Góp phần hoàn thiện tổ chức quản lý nền kinh tế quốc dân.
Sử dụng hợp lý tài nguyên tiết kiệm nguyên vật liệu.
Đảm bảo an toàn lao động, sức khoẻ con người.
Phục vụ tốt nhu cầu quốc phòng.
Phát triển hợp tác quốc tế khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh xuất khẩu,
hướng dẫn nhập khẩu.
Theo luật tiêu chuẩn: Đối tượng của tiêu chuẩn hóa là các sản phẩm
hàng hóa; dịch vụ; môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế -
xã hội. Ngoài ra, đối tượng của tiêu chuẩn hóa còn bao gồm: sản phẩm và các
chi tiết, bộ phận cấu thành của nó; thuật ngữ, ký hiệu, đơn vị; Hoạt động, quá
trình, phương pháp; Nguyên tắc, thủ tục, tổ chức, quản lý; Khoa học, kỹ thuật,
công nghệ, kinh tế- xã hội.[3, Tr.2]
1.2 Khái niệm về tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn là bất kỳ tiêu chí nào được thiết lập bởi các luật, thỏa thuận,
thông lệ, qua đó các giá trị số lượng, trình tự, hoạt động... được đo lường hoặc
đánh giá và dựa vào tiêu chuẩn, các nhà sản xuất, người thực hành, nhà
nghiên cứu...chiếu theo để đảm bảo chất lượng, và/hoặc sự thống nhất về kết
quả. [4,tr.16]
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đưa ra định nghĩa tiêu chuẩn
như sau: “Tiêu chuẩn là tài liệu được thiết lập bằng cách thỏa thuận và do
một cơ quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng
dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng
chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung
cảnh nhất định”.[20]
Theo Khoản 1 và Khoản 3, Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật, khái niệm “Tiêu chuẩn” được định nghĩa như sau: “Tiêu chuẩn là quy
định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý, dùng làm chuẩn cho phân loại,
đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối
tượng khác nhau trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng
văn bản để tự nguyện áp dụng”.[3, Tr.1]
Ngoài ra có một số quan điểm, định nghĩa khác về “tiêu chuẩn” như sau:
Theo Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa năm 1982 định nghĩa “Tiêu
chuẩn là những quy định thống nhất và hợp lý được trình bày dạng văn bản
pháp chế kỹ thuật, xây dựng theo một thể thức nhất định do một cơ quan có
thẩm quyền ban hành để bắt buộc hay khuyến khích áp dụng cho các bên có
liên quan. Quy phạm, quy trình là một dạng của tiêu chuẩn”.[1]
Trong lĩnh vực hàng hóa do Hội đồng Nhà nước ban hành năm 1990
cho rằng: “Tiêu chuẩn là văn bản kỹ thuật quy định quy cách, chỉ tiêu, yêu
cầu kỹ thuật, phương pháp thử, yêu cầu về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển,
bảo quản hàng hóa và các vấn đề khác có liên quan đến chất lượng hàng
hóa”.
Trong lĩnh vực thư viện thông tin, theo định nghĩa của Từ điển trực
tuyến về thư viện và thông tin học (ODLIS): “các tiêu chí do các hội nghề
nghiệp, các cơ quan có thẩm quyền về đánh giá, kiểm định, hoặc các cơ quan
chính phủ xây dựng nhằm đo lường và đánh giá các dịch vụ thư viện, vốn tài
liệu, và các chương trình hoạt động”. [21]. Với quan niệm này, tiêu chuẩn thư
viện không chỉ đơn thuần là các văn bản do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế,
khu vực, quốc gia ban hành mà còn bao gồm các chuẩn nghề nghiệp được áp
dụng trong các thư viện.
Nói tóm lại, khái niệm tiêu chuẩn có thể hiểu đơn giản như sau: Tiêu
chuẩn là những quy định thống nhất và hợp lý do một cơ quan có thẩm quyền
ban hành nhằm đạt được một trật tự tối ưu trong một hoàn cảnh nhất định.
Hay thông thường chúng ta có thể hiểu đơn giản tiêu chuẩn là những điều
được quy định làm chuẩn để thực hiện, phân loại, đánh giá.
Căn cứ vào cơ quan xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, Tiêu chuẩn
được chia thành các cấp như:
+ Tiêu chuẩn quốc tế: Do các tổ chức quốc tế có hoạt động tiêu chuẩn
hóa xây dựng và ban hành.
Ví dụ: Tiêu chuẩn của tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ( ISO) và Ban
điện quốc tế (IEC); Tiêu chuẩn của các Hiệp hội thông tin tư liệu quốc tế
( ISBD của IFLA…); Tổ chức tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thực phẩm
(CAC); Liên đoàn viễn thông quốc tế (TTU); Tổ chức quốc tế về đo lường
pháp quyền (OIML); Tổ chức nông lương quốc tế (FAO)……
+Tiêu chuẩn khu vực: Do các tổ chức khu vực có hoạt động tiêu chuẩn
hóa xây dựng và ban hành.
Ví dụ: Ủy ban tiêu chuẩn hóa châu Âu (CEN) và Ủy ban tiêu chuẩn kỹ
thuật điện châu Âu; Ủy ban tư vấn về tiêu chuẩn hóa Châu Á (ASAC); Ủy
ban tư vấn về tiêu chuẩn hóa và chất lượng (ACCSQ) của các nước ASEAN;
Ủy ban tiêu chuẩn liên Mỹ (COPANT)…….
+ Tiêu chuẩn quốc gia: Do các tổ chức quốc gia ban hành.Các tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc gia có thể chia làm ba loại : chính phủ, phi chính phủ và
hỗn hợp.
Ví dụ: TCVN do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia Việt Nam ban hành;
GOST do Tổ chức tiêu chuẩn hóa Liên bang Nga ban hành…….
+Tiêu chuẩn cấp cơ sở: do các ngành, doanh nghiệp….ban hành.
Chú ý: Cấp tiêu chuẩn chủ yếu thông tin về cơ quan xây dựng và ban
hành tiêu chuẩn chứ không quyết định giá trị hoặc hiệu lực pháp lý của tiêu
chuẩn. Sẽ sai lầm nếu quan niệm rằng tiêu chuẩn quốc tế có giá trị hơn tiêu
chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia phải được áp dụng bắt buộc so với
tiêu chuẩn cơ sở.
Theo luật tiêu chuẩn Việt Nam quy định các loại tiêu chuẩn bao gồm:
- Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung
cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực
cụ thể.
- Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng
của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với
đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương
pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm
tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu
cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu
cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.
Tiêu chuẩn thường có một số đặc điểm sau:
Tiêu chuẩn quy định về các đặc tính kỹ thuật, dùng phân loại, đánh
giá sản phẩm… Do vậy, tiêu chuẩn được xem là một tài liệu trong đó đề ra
các quy tắc, hướng dẫn hay đặc tính cho các hoạt động hoặc các kết quả của
nó.
Theo khái niệm của ISO, thấy rõ một đặc điểm nữa của tiêu chuẩn đó là
tiêu chuẩn xây dựng theo nguyên tắc thỏa thuận. Vì vậy việc xây dựng tiêu
chuẩn phải theo phương pháp ban kỹ thuật để đảm bảo có sự tham gia của các
bên có liên quan.
Tiêu chuẩn có cơ sở pháp lý do một cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Chính vì vậy, đặc điểm của tiêu chuẩn là tiêu chuẩn phải được một tổ chức
thừa nhận thông qua. Nếu không thì văn bản đó dù có giá trị đến đâu cũng
chưa thể gọi là tiêu chuẩn.
Khái niệm ISO đã ghi rõ, các tiêu chuẩn được sử dụng chung và lặp lại
nhiều lần, không có tiêu chuẩn chỉ sử dụng một lần, đây cũng là một đặc điểm
của tiêu chuẩn.
Qua các khái niệm trên nhận thấy rõ ý nghĩa của tiêu chuẩn được sử
dụng để nhằm đạt được mức độ tối ưu trong một hoàn cảnh nhất định cho nên
có thể lúc này, thời gian thay đổi, hoàn cảnh thay đổi thì tiêu chuẩn cũng cần
phải được sửa đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.
Tiêu chuẩn được coi là giải pháp tối ưu vì nó được xây dựng dựa trên
nền tảng các kết quả vững chắc của khoa học, công nghệ và kinh nghiệm thực
tế theo phương pháp thỏa thuận nhất trí của các bên có liên quan.
Một số khái niệm liên quan với “tiêu chuẩn”
- Tài liệu quy chuẩn: là tài liệu đề ra các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc
tính đối với những hoạt động, hoặc kết quả của chúng. Tài liệu quy chuẩn bao
gồm các tài liệu như: tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, quy phạm và các văn bản
pháp quy.
- Quy định (tính năng) kỹ thuật: là tài liệu mô tả những yêu cầu kỹ
thuật mà một sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ phải thỏa mãn. Một quy định
(tính năng) kỹ thuật khi cần thiết phải chỉ dẫn các thủ tục để xác định các yêu
cầu đưa ra có được áp dụng hay không. Quy định (tính năng) kỹ thuật có thể
là tiêu chuẩn, một bộ phận của tiêu chuẩn hoặc độc lập với tiêu chuẩn.
- Quy phạm: là tài liệu đưa ra hướng dẫn thực hành hoặc các thủ tục
thiết kế sản xuất, lắp đặt bảo dưỡng và sử dụng các thiết bị, công trình hoặc
sản phẩm.
- Văn bản pháp quy (hay còn gọi là văn bản quy phạm pháp luật) là
văn bản do Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp
ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định theo
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản pháp quy giữ một vai
trò quan trọng trong việc thực hiện tiêu chuẩn. Các văn bản này bao gồm:
luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư của các cơ quan quản lý Nhà nước, các
văn bản hướng dẫn của hội nghề nghiệp…có một ảnh hưởng không nhỏ tới
định hướng, quy mô thực thi và triển khai các tiêu chuẩn trong các thư viện và
cơ quan thông tin. Các tiêu chuẩn là công cụ không thể thiếu trong công tác
xử lý tài liệu nhưng việc lựa chọn sao cho phù hợp phụ thuộc vào quy định
của các cơ quan có thẩm quyền. Chính vì vậy, những quy định trong văn bản
pháp quy quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn có một ý nghĩa hết sức quan
trọng, nó có thể thúc đẩy hoặc cản trở hoạt động tiêu chuẩn hóa hoạt động của
thư viện.
Văn bản pháp quy kỹ thuật là tài liệu đưa ra những yêu cầu kỹ thuật có
thể trực tiếp hoặc trích dẫn từ các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật hay quy phạm
thực hành hoặc đưa các tài liệu trên vào.
1.3. Vai trò của tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong đời sống xã hội.
1.3.1 Vai trò của tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong sản xuất, đời sống.
Hội nhập kinh tế giúp Việt Nam mở rộng thị trường, tạo cơ hội nâng
cao năng lực về công nghệ, về quản lý của các doanh nghiệp thông qua cơ chế
cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên, với một nước đang phát triển như Việt Nam thì một trong
những yếu tố quan trọng xác định năng lực thâm nhập được vào thị trường
khu vực và thế giới chính là khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp đối với
yêu cầu quy định tại các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật của các thị trường
này. Chính vì vậy, việc áp dụng tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn đóng vai trò hết
sức quan trọng trong sản xuất, đời sống. Vai trò của tiêu chuẩn hóa và tiêu
chuẩn thể hiện như sau:
Xu hướng chung của các nền kinh tế, trong đó có kinh tế Việt Nam là
hướng xuất khẩu để phát huy hiệu quả sản xuất những mặt hàng có lợi thế
tương đối của đất nước. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi phải có sự kiểm
soát thống nhất trong thương mại, tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn giữ một vai
trò quan trọng trong thương mại, là yếu tố thúc đẩy giao dịch và thương mại
giữa các nước trong trao đổi quốc tế, hỗ trợ cho việc thâm nhập thị trường và
thúc đẩy giao dịch có hiệu quả.
Tiêu chuẩn hóa giữ vai trò trong việc duy trì hoạt động ổn định, đảm
bảo thực hiện các kết quả sản xuất đã thực hiện được. Trên cơ sở của việc áp
dụng đó, tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn cũng duy trì ổn định chất lượng sản
phẩm, dịch vụ nhằm tạo dựng uy tín, thương hiệu trên thị trường. Thí dụ như:
tiêu chuẩn đưa ra những quy định kỹ thuật cho đa số sản phẩm tiêu dùng
trong nước cũng như xuất khẩu, nhập khẩu từ các sản phẩm cơ khí chế tạo,
điện - điện tử đến các hàng tiêu dùng bình thường như ổ cắm, phích điện…
Tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn là cơ sở để tiết kiệm chi phí sản xuất,
kinh doanh.
Tiêu chuẩn được xây dựng và thống nhất trên toàn thế giới (Thành lập
tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế: ISO từ năm 1946) đã tạo ra sự tiện lợi và trao
đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các thị trường trên thế giới.
Tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn thúc đẩy chuyên môn hóa nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm; Giảm chi phí; Tiết kiệm thời gian sản xuất,
giảm thời gian kiểm tra, kiểm soát sản phẩm nhờ các tiêu chuẩn trong quá
trình quản lý.
Mặt khác, tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn là công cụ để xác định các chỉ
tiêu vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đồng thời là công cụ giúp xây dựng các biện
pháp phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Ngày nay, vấn đề an toàn vệ
sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường đang là vấn đề gắt gao đối với mọi hoạt
động sản xuất, dịch vụ. Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế và nước ngoài
về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường như chỉ tiêu về hàm
lượng chất, chất lượng nước, đất, không khí… được xác lập để làm căn cứ
đánh giá sự tác động của các nhân tố này tới hoạt động sản xuất, dịch vụ.
1.3.2 Vai trò của tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu.
Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt khi nhân loại
đang trong thời đại phát triển công nghệ thông tin, bước vào xã hội kinh tế tri
thức như hiện nay, việc xây dựng, ban hành, áp dụng các tiêu chuẩn của nội
bộ ngành, quốc gia và trong điều kiện hội nhập quốc tế, việc áp dụng các tiêu
chuẩn quốc tế là một đòi hỏi bức thiết. Các thư viện trên thế giới đã không
ngừng để thực hiện điều đó. Điều này chứng tỏ tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực thông tin tư liệu. Vai trò to lớn
ấy thể hiện như sau:
Thứ nhất, mục đích của tiêu chuẩn hóa là thúc đẩy tiến độ kỹ thuật và
công nghệ, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thông tin. Do
vậy, tiêu chuẩn hóa đóng vai trò trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động
thông tin tư liệu trên cơ sở thống nhất và hợp lý hóa các quy trình, sản phẩm
của hoạt động thông tin tư liệu, đảm bảo mối liên hệ giữa hoạt động này với
các nhiệm vụ đẩy mạnh tiến bộ khoa học và công nghệ. Ví dụ như: Tiêu
chuẩn/Các tiêu chuẩn về nội dung và trình tự các giai đoạn trong quá trình
triển khai dịch vụ bao gồm tiêu chuẩn về nội dung các bước và trình tự các
bước đối với dịch vụ tìm tin, dịch vụ phổ biến chọn lọc thông tin…
Thứ hai, cán bộ thông tin tư liệu là linh hồn của cơ quan thông tin - thư
viện, họ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi lĩnh vực của thông tin tư
liệu: có nhiệm vụ là người môi giới giữa người dùng tin với vốn tài liệu, chủ
động đưa vốn tài liệu tới người dùng tin hoặc đưa người dùng tin đến với vốn
tài liệu của thư viện. Để cho những cán bộ thông tin tư liệu hoàn thành nhiệm
vụ được giao hoặc để làm ra những sản phẩm ngày càng có chất lượng cao
mang tính tập thể, tính xã hội cao, đòi hỏi công tác quản lý lao động phải có
những hệ thống biện pháp đa dạng, khoa học. Bởi vậy, sự xuất hiện của tiêu
chuẩn hóa và tiêu chuẩn đóng vai trò trong việc nâng cao hiệu suất lao động
của cán bộ thông tin tư liệu, đảm bảo chất lượng bằng cách thiết lập các định
mức hợp lý, các yêu cầu và phương pháp đối với lao động thông tin.
Thứ ba, tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu khoa học và
công nghệ nhằm xây dựng, công bố và áp dụng, đánh giá sự phù hợp với tiêu
chuẩn. Tiêu chuẩn được xác lập, được xem như công cụ để kiểm soát chất
lượng hoạt động thông tin tư liệu. Để thực hiện được Chương trình Kiểm soát
Thư mục toàn cầu, tiêu chuẩn hóa là một yêu cầu đặt ra hàng đầu. Xuất phát
từ đó, sự ra đời của tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn còn đóng vai trò quan trọng
trong việc hoàn thiện việc tổ chức quản lý hoạt động thông tin tư liệu, đảm
bảo sự xuyên suốt, hợp lý và hoàn chỉnh.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghê thông tin, một đòi hỏi tất yếu
xảy ra giữa các cơ quan, trung tâm thông tin tư liệu trong nước và quốc tế là
hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin ngày càng mạnh mẽ. Để tạo điều kiện
thuận lợi và dễ dàng hơn trong công tác hợp tác, chia sẻ và trao đổi thông tin
tư liệu, tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn đóng vai trò hết sức quan trọng và cấp
thiết. Tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn đảm bảo sự tương thích về các dữ liệu và
mối liên hệ tương tác giữa các cơ quan thông tin tư liệu tất cả các cấp trong
phạm vi quốc gia và quốc tế. Ví dụ: MARC21 được xem là chuẩn thống nhất
đối với các biểu ghi thư mục trong các CSDL phản ánh nguồn tài liệu của các
cơ quan thông tin - thư viện của Việt Nam. Ở đây, quyền lợi của các nhà tạo
lập CSDL thư mục của nước ta với mục đích có thể trao đổi, tích hợp được dữ
liệu từ các CSDL do các cơ quan khác xây dựng được đáp ứng - Vấn đề chia
sẻ nguồn tin các CSDL này được quan tâm.
1.4 Vài nét về tiêu chuẩn hóa thông tin tư liệu khoa học và công nghệ thế giới
Trên thế giới hoạt động tiêu chuẩn hóa thông tin tư liệu khoa học và
công nghệ đã được chú trọng từ rất sớm. Thấy rõ tầm quan trọng của tiêu
chuẩn hóa thông tin tư liệu khoa học và công nghệ, nhiều cơ quan, tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc tế, các tổ chức xã hội nghề nghiệp quốc tế về thông tin tư
liệu và các cơ quan tiêu chuẩn hóa ở một số quốc gia phát triển đã chú trọng
trong việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn về xử lý, lưu trữ
và trao đổi thông tin. Dưới đây là một số cơ quan, tổ chức quốc tế và quốc gia
có sự tham gia tích cực trong lĩnh vực này:
• Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO).
- ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế) là một liên đoàn toàn thế giới
của các cơ quan/tổ chức tiêu chuẩn quốc gia, hiện nay có 157 thành viên.
- Mục tiêu của ISO là: Xúc tiến sự phát triển của tiêu chuẩn hóa và các
hoạt động có liên quan trên thế giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi
hàng hóa và dịch vụ quốc tế. Tạo điều kiện cho sự hợp tác phát triển trong
những lĩnh vực hoạt động trí tuệ, khoa học, công nghệ và kinh tế.
- Phạm vi ISO: Trong mọi lĩnh vực (trừ tiêu chuẩn điện và điện tử).
- Về nội dung:
+ ISO quy tụ những mối quan tâm của các nhà sản xuất, người sử dụng,
chính phủ và cộng đồng khoa học trong việc soạn thảo các tiêu chuẩn quốc tế.
+ Công việc của ISO được tiến hành thông qua khoảng gần 3.000 cơ
quan kỹ thuật trên khắp thế giới.
+ Công tác kỹ thuật của ISO được thực hiện thông qua các Ban kỹ thuật
(viết tắt TC). Mỗi TC thành lập ra các Tiểu ban (SC) và các nhóm Công tác
(WG). Mặt khác, mỗi TC và SC có một thư ký vụ.
- ISO đã thành lập Ban kỹ thuật ISO/TC46 “Thông tin và Tư liệu”.
Phạm vi hoạt động của TC46 là: Tiêu chuẩn hóa các hoạt động, sản phẩm,
dịch vụ liên quan đến các thư viện, cơ quan, tổ chưc thông tin, tư liệu, xuất
bản lữu trữ, quản lý hồ sơ, bảo tàng và khoa học thông tin.
- Số lượng tiêu chuẩn ISO hiện hành về thông tin tư liệu là 42 và
hàng loạt các tiêu chuẩn ISO khác. Dưới đây là một số tiêu chuẩn do
ISO/TC46 chịu trách nhiệm:
Ví dụ:
1) ISO 2108:1992 Thông tin và tư liệu – Chỉ số sách theo tiêu chuẩn quốc
tế (ISBN).
2) ISO 3297:1998 Thông tin và tư liệu – Chỉ số xuất bản phẩm nhiều kỳ
theo tiêu chuẩn quốc tế (ISSN).
• Các Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về thông tin tư liệu.
(+) Liên đoàn Thông tin và Tư liệu Quốc tế
(International Federation for information and Documentation) – FID.
- FID là tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1895. Có tới 65
nước thành viên.
- Mục tiêu: Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học
thông tin, quản trị thông tin và tư liệu bao gồm việc tổ chức, bảo quản, xử lý,
bao gói, phổ biến, gia tăng giá trị thông tin và đánh giá thông tin trong các
lĩnh vực khoa học, công nghệ, công nghiệp, khoa học xã hội, nghệ thuật và
nhân văn.
- Hoạt động của FID:
+ FID sáng lập ra Tổ hợp UDC Stiching: một tổ chức thực hiện việc
quản trị Phân loại Thập phân Quốc tế (UDC) từ năm 1991.
+ Các bảng phân loại của FID được chấp nhận quốc tế UDC để sử
dụng cho thư viện và tư liệu.
(+) Liên đoàn Hiệp hội và Tổ chức thư viện Quốc tế (International
Federation of Library Associations and Inssitutions) – IFLA.
- IFLA là tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1961, bao gồm
142 nước.
- Mục tiêu:
+ Thúc đẩy sự thông hiểu, hợp tác, thảo luận, nghiên cứu và phát triển
quốc tế trong tất cả các lĩnh vực của hoạt động thư viện kể cả dịch vụ của thư
mục, thông tin và đào tạo cán bộ.
+ Thực hiện vai trò tổ chức cầu nối về hoạt động thư viện vì lợi ích
quốc tế.
+ Đảm nhận, hỗ trợ và phối hợp các hoạt động nghiên cứu.
+ Thu thập, tập hợp, công bố và phổ biến thông tin liên quan tới hoạt
động thư viện, thư mục và thông tin, đào tạo.
- Các hoạt động:
+ Chương trình IFLA kiểm soát về Thư mục Thập phân và
International MARC.
+ Kiểm soát thư mục và các khía cạnh khác của thư viện.
- Các sản phẩm chính:
+ Bộ mô tả thư mục Tiêu chuẩn Quốc tế được công bố thành các
khuyến cáo để sử dụng trong các tổng mục lục Quốc gia và trong thực hành
thư viện.
+ Unimarc: Khuôn mẫu trao đổi quốc tế được các cơ quan biên mục
quốc gia quy định.
+ Các tiêu chuẩn cho thư viện công cộng: gồm các hướng dẫn về phát
triển dịch vụ thư viện công cộng quốc gia.
Ở Việt Nam có hai tiêu chuẩn của IFLA được sử dụng đó là tiêu chuẩn
quốc tế về mô tả thư mục – ISBD (International Standart Book Description)
và Khổ mẫu trao đổi thư mục – UNIMARC ( Universal Machine Readable
Catalog) – Mục lục đọc bằng máy.
• Tiêu chuẩn của một số tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia của một số
nước phát triên:
Hoạt động thông tin tư liệu ở một số nước phát triển có truyền thống
lâu đời nhất có thể nói tới hai nước đó là Nga và Mỹ.
Ở Nga:
Hệ thống tiêu chuẩn về thông tin, thư viện và xuất bản thành lập năm
1979, là hệ thống được xem là lớn nhất thế giới trong lĩnh vực thông tin tư
liệu. Tiêu chuẩn thông tin tư liệu của Nga ký hiệu là GOST.
Số lượng tiêu chuẩn được xây dựng tới hàng trăm, phần lớn liên quan
tới vấn đề thông tin tư liệu.
Ở Mỹ:
Tổ chức Tiêu chuẩn Thông tin Quốc gia (NISO – National Information
Standart Organization), trực thuốc Viện tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ (ANSI –
Americal National Standart Institute) là tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiêu
chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu.
Thành viên của NISO gồm một số các hiệp hội và cơ quan thông tin
thư viện lớn như: Liên đoàn thư viện Mỹ; Thư viện Quốc hội Mỹ; Liên đoàn
thư viện Y học; Ủy ban Quốc gia Mỹ về Khoa học Thông tin và Thư
viện….Những tiêu chuẩn mang ký hiệu ANSI/NISO gần đây được các cơ
quan thông tin thư viện Việt Nam chú ý, nhất là các tiêu chuẩn liên quan đến
trao đổi thông tin.