Tải bản đầy đủ (.pdf) (285 trang)

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về trung tâm giao dịch khoa học và công nghệ phù hợp với điều kiện việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 285 trang )


1

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ





BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI CẤP BỘ


NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ TRUNG TÂM GIAO DỊCH KH&CN
PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM


Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia
Chủ nhiệm đề tài: Ths. Lê Thị Khánh Vân






6992
03/10/2008




Hà Nội, 3/2008



2


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ




BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI CẤP BỘ


NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ TRUNG TÂM GIAO DỊCH KH&CN
PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM



Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia
Chủ nhiệm đề tài: Ths. Lê Thị Khánh Vân

Cán bộ phối hợp: Ts. Tạ Bá Hưng
Ts. Nguyễn Viết Nghĩa

Ths. Trần Thu Lan
Ths. Vũ Anh Tuấn
Ks. Khổng Duy Quý





Hà Nội, 3/2008




3

MỤC LỤC


Trang
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
6
ĐẶT VẤN ĐỀ
8
1. Tính cấp thiết của đề tài
8
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
12
3. Mục tiêu nghiên cứu 14
4. Nội dung nghiên cứu 14
5. Phương pháp nghiên cứu 15

6. Dự kiến cái mới về mặt khoa học và giá trị của đề tài 16
7. Cấu trúc của Báo cáo 17

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KH&CN, THỊ
TRƯỜNG CÔNG NGHỆ, CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH
PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC


18
I. VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KH&CN

18
II. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ

36
III. CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC KHUYẾN KHÍCH PHÁT
TRIỂN THÔNG TIN KH&CN, THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ CỦA VIỆT NAM

60
IV. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN KH&CN VÀ THỊ TRƯỜNG
CÔNG NGHỆ CỦA NƯỚC NGOÀI

66
V. DỰ BÁO MỘT SỐ PHÁT TRIỂN KH&CN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN KH&CN

81
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHU CẦU THÔNG TIN KH&CN,
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN KH&CN, THỊ TRƯỜNG CÔNG
NGHỆ VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA TRUNG

TÂM THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA

87
I. THỰC TRẠNG NHU CẦU THÔNG TIN KH&CN

87
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN KH&CN

101

4
III. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ
107
IV. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU THÔNG TIN KH&CN CỦA TRUNG
TÂM THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA
A. HIỆN TRẠNG NGUỒN LỰC CỦA TRUNG TÂM
B. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA TRUNG TÂM

114

114
121
V. SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH TRUNG TÂM GIAO DỊCH KH&CN

130
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG TRUNG TÂM
GIAO DỊCH KH&CN
135
A. MÔ TẢ KHÁI QUÁT ĐỀ ÁN
135

I. MỤC TIÊU
136
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM GIAO DỊCH KH&CN
135
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM GIAO DỊCH KH&CN
138
IV. PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG
139
V. QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐẢM BẢO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG
TÂM GIAO DỊCH KH&CN

141
B. CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ, PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC VÀ QUẨN LÝ
VẬN HÀNH CỦA TRUNG TÂM GIAO DỊCH KH&CN
144

I. THƯ VIỆN KH&CN QUỐC GIA
1. Hoạt động chính
2. Những hạng mục cần đầu tư
3. Nhu cầu đảm bảo hoạt động của Thư viện KH&CN Quốc gia

144
144
146
150

II. TRUNG TÂM PHỔ BIẾN TRI THỨC KH&CN
1. Hoạt động chính
2. Những hạng mục cần đầu tư
3. Nhu cầu đảm bảo hoạt động của Trung tâm phổ biến tri thức

KH&CN

152
152
154
157

III. TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÔNG NGHỆ
1. Hoạt động chính
2. Những hạng mục cần đầu tư
3. Nhu cầu đảm bảo hoạt động của Trung tâm giao dịch công nghệ

158
158
160
161

IV. KHỐI QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH TOÀN BỘ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG
TÂM THÔNG TIN KH&CN
163

5

V. HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ TRUNG TÂM GIAO DỊCH KH&CN

164
VI DỰ THẢO QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ VẬN HÀNH TRUNG TÂM GIAO
DỊCH KH&CN

167

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

173
TÀI LIỆU THAM KHẢO

175
PHỤ LỤC 1: TỔNG HỢP SỐ LIỆU ĐIỀU TRA NHÓM ĐẠI CHÚNG

181
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA

184
PHỤ LỤC 3: THAM KHẢO SUẤT ĐẦU TƯ CỦA MỘT SỐ THƯ VIỆN
CẤP QUỐC GIA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI.


187
PHỤ LỤC 4: THAM KHẢO SỐ LIỆU ĐẦU TƯ CỦA MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI VỀ BẢO TÀNG KH&CN, TRUNG TÂM HỘI NGHỊ
TRIỂN LÃM KH&CN


188
PHỤ LỤC 5: THAM KHẢO MỘT SỐ SÀN GIAO DỊCH CÔNG NGHỆ
TRÊN THẾ GIỚI

190

















6
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
CÁC CHỮ VIẾT TẮT


AMIC Trung tâm Thông tin và Truyền thông Châu Á
ANVAR
Agence Nationale de valorisation de la recherche
Cơ quan giá trị hoá kết quả nghiên cứu Quốc gia
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CNH Công nghiệp hoá
CP Chính phủ
CSDL Cơ sở dữ liệu
DN Doanh nghiệp
DNN&V Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DWDM Dense Wavelength Multiplexing
GDP Gross Domestic Production
GII Global Information Infrastructure – Hạ tầng thông tin tòan cầu
GM Gene modulation - Biến đổi gene
HĐH Hiện đại hoá
IMS Trung tâm dịch vụ MEDLARS quốc tế
IP Internet Prolocol – Giao thức internet
KH&CN Khoa học và Công nghệ
KTTC
Trung tâm chuyển giao công nghệ Hàn Quốc
Korea Technology Transfer Center
MASTIC Trung tâm thông tin KH&CN qu
ốc gia Malaysia
M&A Merge and Acquisition (Hội nhập và tiếp thu)
NACESTE
National Centre for Scientific and Technological Exchange –
Trung tâm giao dịch KH&CN
NC&PT nghiên cứu và phát triển
NĐ Nghị định
NGN Next Generation Network – Mạng internet thế hệ mới
NICS Newly Industrialized Countries - Các nước công nghiệp mới
NII
National Information Infrastructure – Hạ tầng công nghệ thông
tin quốc gia
OECD
Organization for Economic Cooperation and Development –
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
PERDANA Hệ thống thư viện số quốc gia Malaysia

7

PTC Liên hiệp khoa học dịch vụ và sản xuất
QĐ Quyết định
R&B Research and Business (nghiên cứu và kinh doanh)
RFID Radio frequency Identify - Nhận dạng tần số radio
SME Small Medium Enterprise - Doanh nghiệp vừa và nhỏ
STI Trung tâm thông tin KH&CN Đài Loan
STKC S&T Knowledge Center - Trung tâm tri thức KH&CN
STTE Trung tâm giao dịch, chuyển giao công nghệ Thượng Hải
TCĐLCL Tiêu chuẩn - Đo lường- Chất lượng
TDM Time Division Multiplexing – Đa kênh phân chia thời gian
TKC Thailand Knowledge Center- Trung tâm Tri thức Thái Lan
TLO
Technology Licensing Organization – Tổ chức cấp phép công
nghệ (Hàn Quốc)
TRIPS
Agreement on Trade Related of Intellectual Property Aspects -
Hiệp định về th
ương mại liên quan tới các quyền sở hữu trí
tuệ
TTCN Thị trường công nghệ
TTG Thủ tướng
UNCTAD
United Nation Conference on Trade and Development - Tổ
chức của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
UNESCO Tổ chức Giáo dục khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc
VINAREN Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam
VISTA
Mạng Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Vietnam
Information for Science and Technology Advance)
VUSTA

Vietnam Union of Science and Technology Association
Liên hiệp hội các hội KHKT Việt Nam
WDM Wavelength Multiplexing
WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại thế giới










8
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Tính cấp thiết của đề tài:
Trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá, các quốc gia đang
hướng vào xây dựng nền kinh tế tri thức: tăng cường năng lực, tiềm lực
KH&CN, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, phát triển kinh doanh các ngành
có hàm lượng chất xám và giá trị cao. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức đã
đưa KH&CN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nâng cao năng lực cạnh
tranh. Các quốc gia đều xem phát triển KH&CN là quốc sách hàng
đầu, là động
lực tạo ra lợi thế cạnh tranh. Chính sự tăng tốc phát triển công nghệ cao đã nới
rộng khoảng cách với các nước chậm phát triển. Việc đổi mới công nghệ,
khuyến khích cạnh tranh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước phát triển sẽ
tạo ra dòng chảy các công nghệ lạc hậu vào các nước chậm phát triển. Như vậy,
Việt Nam

phải đương đầu với thách thức là trở thành "bãi rác công nghệ" của
các nước phát triển vì các nước công nghiệp tiên tiến hạn chế chuyển giao các
công nghệ cao.
Trước bối cảnh chung như vậy, các quốc gia đang phát triển không có lựa
chọn nào khác là phải tăng cường đầu tư vào KH&CN nếu không muốn tụt hậu
ngày càng xa so với các nước phát triển. Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng mức đầu
tư thêm 70% so với k
ế hoạch 5 năm trước, và từ năm 2011 đến 2020 số tiền đầu
tư cho nghiên cứu khoa học của Trung Quốc sẽ tăng lên bình quân 12%/năm.
Tới năm 2020, số tiền dành cho nghiên cứu khoa hoc - công nghệ của Trung
Quốc sẽ là 112 tỷ USD, nghĩa là tỉ lệ đầu tư cho KH&CN sẽ tăng từ 1,3% GDP
lên 2,5%GDP.
Trong khi đó, đầu tư cho KH&CN ở nước ta mới dừng ở mức 2% tổng chi
ngân sách, tức khoả
ng 0,52% GDP, một con số thật đáng để cho chúng ta suy
nghĩ!.
Trước bối cảnh nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền
kinh tế thế giới, nhiều cơ hội và thách thức gay gắt đang đến với doanh nghiệp
nước ta như thị trường ngày càng được mở rộng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
tăng mạnh, sức ép cạnh tranh hàng hoá sẽ ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp
trong nước v
ới nguồn vốn hạn hẹp, công nghệ cũ và lạc hậu buộc phải cạnh
tranh trong một thể chế chung. Tuy nhiên, đó cũng là cơ hội để chúng ta nâng
cao trình độ nguồn nhân lực, tiếp thu tri thức và công nghệ mới từ bên ngoài đưa
vào. Để phát triển nhanh kinh tế, rút ngắn khoảng cách tụt hậu của Việt Nam đối
với các nước trên thế giới, chuyển giao công nghệ sẽ là con đường ngắn nhấ
t để
hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước. Thông tin KH&CN đã trở thành yếu tố

9

quan trọng trong quá trình này. Xã hội thông tin đang bắt đầu hình thành ở nước
ta cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và viễn thông.

Do vậy, Đảng và Nhà nước đã khẳng định khoa học và công nghệ là
nguồn lực của phát triển, là yếu tố quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công
sự nghiệp hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Từ đó, rất nhiều chủ
trương chính sách về khoa học và công nghệ đã được ban hành, trong đó có hoạt
động thông tin KH&CN và thị trường công nghệ đã được đặc biệt quan tâm.
Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX đã chỉ rõ:
Về hoạt động thông tin KH&CN: "Tổ chức hệ thống thông tin khoa học
và công nghệ quốc gia, vùng, các thư viện điện tử theo hướng hiện đại hoá và
phù hợp vớ
i các tiêu chuẩn quốc tế để phổ cập rộng rãi thành tựu, kinh nghiệm,
kiến thức khoa học và công nghệ trong nước và tri thức khoa học công nghệ
hiện đại của quốc tế. Mở rộng mạng thông tin, sử dụng tối đa các nguồn tư liệu
khoa học và công nghệ, tài liệu biên dịch Mở rộng các hoạt động trao đổi, hội
thảo khoa học công nghệ để tri thức khoa học công ngh
ệ đến với mọi người, đặc
biệt là cán bộ khoa học và công nghệ".
Về thị trường công nghệ: "Khẩn trương tổ chức thị trường KH&CN,
thực hiện tốt bảo hộ sở hữu trí tuệ, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ về thông tin,
chuyển giao công nghệ".
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến 2010 (được
ban hành kèm theo Quyết đị
nh số 273/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ
tướng Chính phủ) cũng đã xác định rằng
phát triển thị trường KH&CN là một
nội dung quan trọng cần được đẩy mạnh thông qua đổi mới cơ chế và chính sách
kinh tế - xã hội


Để cụ thể hoá chủ trương của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 về hoạt động thông tin khoa học
và công nghệ. Tiếp theo,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
214/2005/QĐ-TTg ngày 30/8/2005 phê duyệt Đề án phát triển th
ị trường công
nghệ, trong đó xác định một trong những giải pháp quan trọng là:
"Thành lập và đưa vào hoạt động hai trung tâm giao dịch công nghệ
thường xuyên tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh nhằm "cung cấp cơ sở hạ tầng cho
các tổ chức dịch vụ hỗ trợ mua bán công nghệ, kể cả các nhà cung cấp dịch vụ
nước ngoài; tạo môi trường giao dịch thuận lợi cho các bên tham gia thị trường
tìm hiểu thông tin, tiến hành
đàm phán, mua bán công nghệ; tổ chức các cuộc
triển lãm. giới thiệu, trình diễn công nghệ; xây dựng các cơ sở dữ liệu về công

10
nghệ chào bán và nhu cầu công nghệ phục vụ hoạt động của trung tâm giao
dịch, bao gồm cả hoạt động giao dịch điện tử; tiến hành thu thập các thống kê
về giao dịch mua bán công nghệ".

Ngoài ra, trong nhiều lần làm việc với Trung tâm Thông tin Khoa học và
Công nghệ Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong
đã chỉ đạo cần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dự
ng một
trung tâm thông tin khoa học và xúc tiến chuyển giao công nghệ tại 24, 26 Lý
Thường Kiệt mang tầm cỡ quốc gia, hội tụ được đầy đủ các chức năng thư viện
trung ương về KH&CN, trung tâm phổ biến tri thức, sàn giao dịch công nghệ.
Dưới đây là một số nét chính về chức năng và định hướng xây dựng Trung tâm
thông tin khoa học và xúc tiến chuyển giao công nghệ.

1- Thư viện KH&CN quốc gia

Đây s
ẽ là một thư viện điện tử hiện đại với quy mô lớn hàng đầu ở Việt
Nam, có đủ năng lực chia sẻ và hợp tác hiệu quả với các tổ chức thông tin và thư
viện trong nước cũng như trên thế giới. Thư viện này có thể đảm bảo phục vụ
đồng thời hàng ngàn người tại chỗ và hàng vạn người truy cập từ xa. Thư viện
c
ũng đồng thời là một cổng thông tin khoa học, công nghệ, có thể truy cập vào
kho dữ liệu điện tử, được tổ chức liên kết chặt chẽ với các hệ thống và các
CSDL thông tin KH&CN từ các nguồn trong nước và quốc tế.

2. Xây dựng Trung tâm phổ biến tri thức KH&CN
Trung tâm có hoạt động sau:
- Trưng bày, triển lãm những thành tựu KH&CN của mọi lĩnh vực theo chủ
đề, trưng bày các sả
n phẩm KH&CN theo các chủ đề như: trái đất, con người,
thiên nhiên, sáng tạo của con người để phục vụ cuộc sống. Các sản phẩm trưng
bày mang tính đa dạng ở nhiều trình độ khác nhau theo lịch sử phát triển của
KH&CN, tập trung vào các ngành KH&CN quan trọng, hình thức này mang tính
phổ biến nâng cao dân trí và hướng nghiệp.
- Tổ chức hội nghị hội thảo khoa học công nghệ
- Là bảo tàng KH&CN, nơi trưng bày các thành tựu KH&CN n
ổi bật của
khoa học trong nước và quốc tế, qua đó giáo dục truyền thống và lòng tự hào
dân tộc cho các thế hệ thanh thiếu niên, hướng họ vào nghiên cứu và phát triển

khoa học và công nghệ.
Tóm lại, nơi đây sẽ là nơi phổ biến thành quả KH&CN cho toàn dân,
điểm tham quan và giáo dục cho thanh thiếu niên của Việt Nam về KH&CN

11

nước nhà và cũng để khuyến khích mọi ngưòi dân tham gia nghiên cứu khoa học
và quảng bá cho thế giới biết về sự phát triển KH&CN của Việt Nam.

3. Xây dựng Trung tâm giao dịch công nghệ
Đây là nơi tổ chức trưng bày giới thiệu thường xuyên các loại công nghệ và
thiết bị hoàn chỉnh, có thể được cung cấp, chuyển giao từ nguồn công nghệ nội
sinh và công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giớ
i; trình
diễn, giới thiệu chuyên đề về các công nghệ và thiết bị mới, trình độ kỹ thuật
cao và các phát minh, sáng chế, các kết quả chương trình, đề tài, dự án KH&CN
tiêu biểu; tổ chức các kỳ Techmart, ở quy mô quốc gia, quốc tế, khu vực và
thành phố theo đa ngành và chuyên ngành.

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng một Trung tâm giao dịch
KH&CN với các chức năng như nêu trên chính là hoạt động thực tiễn tri
ển khai
quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển thị trường công nghệ
và các chủ trương đã nêu trên.

Những năm qua, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia với vai trò là cơ
quan đầu ngành về thông tin KH&CN, được giao nhiệm vụ là thư viện trung tâm
của ngành KH&CN, thực hiện phổ biến thông tin KH&CN cho toàn xã hội, triển
khai các hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các kết quả
nghiên cứu KH&CN đã
đạt được những thành tích đáng kể. Mỗi năm, hàng trăm
nghìn lượt tài liệu đã được luân chuyển, hàng chục triệu trang tài liệu đã được
sao chụp phục vụ người đọc, nhiều Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) quy
mô quốc gia, khu vực đã được tổ chức với hàng trăm hợp đồng chuyển giao
công nghệ đã được ký kết với giá trị hàng nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên, so với nhu
c

ầu thông tin KH&CN ngày càng tăng khi mà nền kinh tế nước ta đang hội nhập
sâu vào nền kinh tế quốc tế, khi mà thông tin đang trở thành một trong ba tài
nguyên chiến lược cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, những kết quả
đạt được trong những năm qua của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia nói
riêng cũng như của cả hệ thống thông tin khoa học công nghệ nước ta nói chung
còn có một khoảng cách khá xa so với yêu cầu. Để lấp dầ
n được khoảng cách
đó, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin cho nghiên cứu khoa học và triển khai
công nghệ, cần phải có những đột phá về tổ chức cũng như phương thức hoạt
động của Trung tâm Thông tin KHCN Quốc gia, chính vì vậy nhóm nghiên cứu
đã̃ lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về Trung tâm
giao dịch KH&CN phù hợp với điều kiện Việt Nam”.

12

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Cho tới nay chưa có công trình nào của các tác giả trong nước cũng như ở
nước ngoài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng, tổ chức và hoạt động
của một tổ hợp trung tâm giao dịch khoa học và công nghệ bao gồm các chức
năng thư viện, sàn giao dịch công nghệ, trung tâm phổ biến tri thức như trên.
Tuy nhiên, ở phạm vi hẹp hơn, đã có một số d
ự án liên quan đến phạm vi nghiên
cứu cuả đề tài như dự án xây dựng Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên do Liên hiệp
các hội KHKT chủ trì và dự án đầu tư phát triển Trung tâm Thông tin KH&CN
Thành phố Hồ Chí Minh có đề cập đến một số vấn đề trên.

Dự án đầu tư phát triển Trung tâm Thông tin KH&CN Thành phố Hồ Chí
Minh do Trung tâm Thông tin KH&CN Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư
đã hoàn thành báo cáo khả thi năm 2006. Trong đó, tập thể tác giả
đã phân tích,

đánh giá tình hình trong nước và quốc tế và nhu cầu cấp thiết cần phải xây dựng
một Trung tâm Thông tin hiện đại ở phía Nam. Dự án đưa ra mục tiêu phát triển,
đề xuất các hạng mục cần đầu tư rất phù hợp. Những ý tưởng và đề xuất của Dự
án trên rất có giá trị tham khảo đối với việc nghiên cứu thực tiễn của đề tài này.

Dự án bảo tàng lịch s
ử tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh do Liên hiệp hội các hội
KHKT Việt Nam VUSTA và Liên hiệp khoa học dịch vụ và sản xuất (PTC) làm
chủ đầu tư đã hoàn thành Đề án vào tháng 4/2007. Đây là Dự án nghiên cứu khả
thi cho một công trình là Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên được xây dựng tại Tp.
Hồ Chí Minh. Những cơ sở thực tiễn và đề xuất của Dự án cũng được nhóm đề
tài tham khảo một cách chi tiết.
Ngoài ra, có mộ
t số công trình văn hóa – xã hội vừa mới được đưa vào sử
dụng như: Thư viện điện tử của trường Đại học Bách Khoa đã được xây dựng
trở thành những địa chỉ hữu ích cho sinh viên tìm kiếm thông tin, phục vụ cho
nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Trung tâm triển lãm Quốc tế Đà Nẵng, Trung
tâm Hội nghị Quốc gia Mễ Đình đã là nơi tổ ch
ức các sự kiện lớn của đất nước.
Mặc dù vậy đó là những công trình độc lập và chưa thể hiện được một tổ hợp
đầy đủ các yếu tố trong một địa chỉ để mọi người chỉ cần đến một địa chỉ có thể
đáp ứng đầy đủ những thông tin cần thiết của mình.

Trên thế giới cũng có nhiều công trình thư
viện hiện đại, trung tâm triển
lãm quốc tế, trung tâm giao dịch công nghệ, viện bảo tàng KH&CN, tuy nhiên
đó cũng đều là các công trình độc lập. Cụ thể là:

13
1. Về thư viện hiện đại có các công trình sau:

Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ
Thư viện Quốc gia mang tên Mittơrăng (Pháp)
Thư viện Đại học Thanh Hoa, Thư viện Thượng Hải (Trung Quốc)
Thư viện Quốc hội Nhật Bản

2. Về Trung tâm phổ biến tri thức KH&CN có các công trình:
Trung tâm triển lãm Quốc tế của các nước Hàn Quốc, Trung Quốc …
Viện bảo tàng KH&CN của các nước Trung Quốc, Thái Lan…

3.Về Trung tâm giao dịch công nghệ có các công trình:
Trung tâm Giao dịch công nghệ Thượng Hải
Trung tâm Giao dịch công nghệ trong các Công viên khoa học của Hàn
Quốc, Trung tâm chuyển giao công nghệ Hàn Quốc.

Tất cả các công trình nêu trên đều là các công trình hiện đại nhưng chỉ có
một chức năng độc lập hoặc là thư viện, hoặc là viện bảo tàng hay sàn giao dịch
công nghệ.
Nhóm Đề tài vừa nhận được tài liệu giới thiệu về một công trình bao gồm
chứ
c năng của 2 module Thư viện hiện đại và Trung tâm phổ biến tri thức
KH&CN như đề tài đang nghiên cứu, đó là Thư viện Alexandrina ở Ai Cập
được đưa vào vận hành năm 2006.
Ở Việt Nam, sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã có những bước phát
triển không ngừng về mọi mặt kinh tế, khoa học công nghệ và văn hóa, đời sống
nhân dân đã được cải thiện đ
áng kể. Với xu hướng toàn cầu hóa, cùng với sự
phát triển nhanh chóng của đất nước trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, việc xây
dựng các công trình văn hóa mang tầm cỡ quốc gia và khu vực đang là những
đòi hỏi mang tính khách quan để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, giao lưu
quốc tế, cải thiện hơn nữa chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Tuy nhiên, do tiềm lực kinh t
ế của đất nước ta còn hạn hẹp, chúng ta
không thể cùng một lúc xây dựng nhiều công trình văn hóa, giáo dục, khoa học
độc lập như các nước có nền kinh tế phát triển. Vi vậy, xét trên khía cạnh khoa
học và cả khía cạnh kinh tế, việc kết hợp một số công trình có chức năng có liên
quan gần gũi trong một tổ hợp công trình là hướng giải quyết phù hợp trong điều
kiện nước ta hiện nay.
Việc nghiên c
ứu mô hình kết hợp các chức năng thư viện, sàn giao dịch
công nghệ, bảo tàng khoa học và công nghệ, trung tâm phổ biến tri thức là cụ thể

14
hóa ý tưởng trên.

3. Mục tiêu:
Mục tiêu chung
Nghiên cứu hình thành cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng mô hình một
trung tâm giao dịch KH&CN phù hợp với điều kiện Việt Nam. Công trình này
bao gồm các chức năng chủ yếu như thư viện trung ương về KH&CN, trung tâm
triển lãm, hội nghị, hội thảo, bảo tàng KH&CN, trung tâm giao dịch công nghệ
nhằm tạo thành một không gian văn hoá - khoa học và công nghệ có tầm cỡ khu
vực, góp phầ
n nâng cao dân trí, tăng cường năng lực KH&CN cho cả nước, thúc
đẩy KH&CN phát triển.

Mục tiêu cụ thể:
- Làm rõ nhu cầu thông tin KH&CN, nhu cầu nâng cao dân trí, nhu cầu giao
dịch công nghệ và sự cần thiết khách quan xây dựng Trung tâm giao dịch
KH&CN ở Việt Nam;
- Nghiên cứu làm rõ những điều kiện cần và đủ để hình thành Trung tâm giao

dịch KH&CN.
- Lựa chọn, xác định mô hình Trung tâm giao dịch KH&CN phù hợp và các
hạng mục cần triển khai, các cơ chế, chính sách cần thiết để
vận hành mô hình;
- Xây dựng Đề án hình thành Trung tâm giao dịch KH&CN Quốc gia.

4. Nội dung nghiên cứu: gồm các phần chính sau:
4.1. Sự cần thiết khách quan hình thành Trung tâm giao dịch KH&CN
-

Nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt
động phát triển thị trường công nghệ, phổ biến KH&CN, nâng cao dân trí;
- Nghiên cứu, xác định nhu cầu thông tin KH&CN phục vụ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, hội nhập, nâng cao dân trí và khả năng đáp ứng nhu cầu của
các thi
ết chế văn hóa, khoa học hiện có;
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giao
dịch KH&CN, nguồn lực thông tin, hạ tầng cơ sở công nghệ hiện có và khả năng
đáp ứng với nhu cầu thông tin KH&CN hiện nay, từ đó xác định sự cần thiết
phải xây dựng Trung tâm giao dịch KH&CN.
- Nghiên cứu làm rõ những điều kiện cần và đủ để hình thành Trung tâm
giao dịch KH&CN.
4.2. Nghiên cứu cơ sở lý luận, khoa học về giao dịch KH&CN
- Nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học về giao dịch KH&CN

15
- Nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài về hoạt động giao dịch KH&CN
và cách thức xây dựng và phát triển các Trung tâm giao dịch KH&CN.
- Nghiên cứu những điều kiện cần thiết để hình thành Trung tâm giao dịch
KH&CN ở Việt Nam.

- Nghiên cứu mô hình xây dựng Trung tâm giao dịch KH&CN phù hợp với
nhu cầu thực tế đòi hỏi của Việt Nam và đề xuất phương thức hoạt động có
hiệu quả của mô hình này.
4.3. Xây dựng Đề
án Trung tâm G iao dịch KH&CN Quốc gia.
Đề án sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Luận chứng vế sự cần thiết xây dựng Trung tâm Giao dịch KH&CN
Quốc gia
- Mục tiêu, mô hình tổ chức của Trung tâm Giao dịch KH&CN Quốc gia,
- Những hạng mục cần đầu tư Trung tâm Giao dịch KH&CN Quốc gia
- Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giao dịch KH&CN
- Đề xuất phương án triển khai
- Đề xuất phương án t
ổ chức, quản lý, vận hành Trung tâm
- Dự kiến hiệu quả đầu tư của Trung tâm

5- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã
sử dụng các phương pháp sau:
- Điều tra xã hội học.
- Nghiên cứu tổng hợp tài liệu.
- Khảo sát thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống, phân tích, tổng hợp, tổng kết lý luận và
thực tiễn trong và ngoài nước.

6. Dự kiến cái mới về mặt khoa học và giá trị của đề tài:
- Cơ sở lý luận về trung tâm giao dịch KH&CN
- Phân tích, đánh giá thực trạng nhu cầu thông tin KH&CN của xã hội nói
chung và doanh nghiệp nói riêng
- Tổng hợp, phân tích những kinh nghiệm của nước ngoài về tổ chức hoạt
động giao dịch KH&CN

- Nghiên cứu, đánh giá các điều kiện cần và đủ hiện nay của Việt Nam để
xây dựng Trung tâm giao dịch KH&CN hội t
ụ đầy đủ các yếu tố thư viện
hiện đại, Trung tâm phổ biến thông tin KH&CN, Trung tâm giao dịch
công nghệ.
- Đề án đầu tư và phát triển Trung tâm giao dịch KH&CN.

16

Kết quả:
Đối với việc xây dựng đường lối, pháp luật, chính sách
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho chương trình hành
động cụ thể thực hiện các giải pháp phát triển thị trường và thông tin KH&CN
đã được Chính phủ ban hành. Qua đó nắm được nhu cầu thông tin KH&CN của
xã hội để giúp các cơ quan quản lý đưa ra được những chính sách phù hợp cũng
như những biệ
n pháp phát triển họat động thông tin KH&CN.

Đối với phát triển kinh tế - xã hội
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện Đề án
đầu tư phát triển Trung tâm giao dịch KH&CN hiện đại. Đề án được thực hiện
sẽ mang lại hiệu quả về nhiều mặt kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học - công
nghệ, giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu thông tin KH&CN
của toàn dân, hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy
chuyển giao công nghệ và thương mại hoá sản phẩm KH&CN. Trung tâm giao
dịch khoa học và công nghệ, đồng thời còn là một công trình kiến trúc tiêu biểu
mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, tô đẹp cho Thủ đô Hà Nội.

Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu
Có cơ sở lý luận và thực tiễn để làm dự án kh

ả thi cho việc xây dựng một
Trung tâm giao dịch KH&CN hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của khu vực, phục
vụ cho cả nước, gồm các chức năng sau:
- Thư viện hiện đại bao gồm: thư viện truyền thống và thư viện điện tử
- Trung tâm phổ biến tri thức KH&CN gồm:
+ Khu trưng bày triễn lãm,
+ Khu hội nghị, hội thảo
+ Bảo tàng KH&CN
- Trung tâm giao dịch công nghệ
Nâng cao trình
độ của cán bộ trong việc chuẩn bị các đề án lớn, tổng hợp
nhiều lĩnh vực thông qua việc thực hiện đề tài.

Đối với người thụ hưởng đề tài: Mọi người dân sẽ có thêm một địa chỉ hữu ích
để tìm kiếm thông tin cần thiết. Đây còn là không gian văn hóa - khoa học công
nghệ góp phần giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng đối với KH&CN thông qua
các hình thức trưng bày, triển lãm, giớ
i thiệu các thành tựu KH&CN mới của đất
nước và thế giới. Ngoài ra, tại đây còn tổ chức các chương trình văn hóa, khoa

17
học, giáo dục, hỗ trợ cho các nhà quản lý, khoa học, học sinh, giáo viên và
doanh nhân về nhận thức KH&CN là yếu tố quan trọng trong sự phát triển và hỗ
trợ trong công việc chuyên môn của họ.

Cấu trúc của Báo cáo:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục Nội dung
của báo cáo tổng kết Đề tài được trình bày trong 3 chương:

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KH&CN, THỊ TRƯỜNG

CÔNG NGHỆ VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂ
N CỦA
ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHU CẦU THÔNG TIN KH&CN VÀ KHẢ
NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN KH&CN
QUỐC GIA

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG TRUNG TÂM GIAO DỊCH
KH&CN






















18
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KH&CN, THỊ TRƯỜNG
CÔNG NGHỆ VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT
TRIỂN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
I. VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KH&CN
1. Vai trò của KH&CN
1.1 Khái niệm khoa học và công nghệ
Hiện nay chúng ta thường thấy các cụm từ "khoa học", "công nghệ",
"Khoa học và công nghệ", "khoa học-công nghệ" xuất hiện trong các bài nghiên
cứu. Vậy khái niệm khoa học và công nghệ cần hiểu như thế nào cho chuẩn xác.
Thuật ngữ "khoa học" (có nguồn gốc từ chữ Latinh scientia, có nghĩa là
tri thức) để chỉ hệ thống các phương pháp thu thập tri thức dựa trên kinh
nghiệm, thực nghiệm và nghiên cứu tự nhiên, nhằm phát hiện chân lý. Thuật
ngữ "khoa học" còn có thể dùng để chỉ tập hợp có tổ chức tri thức của loài người
thu nhận được nhờ hoạt động nghiên cứu. Định nghĩa này cho thấy khoa học
không chỉ thuần tuý là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của
tự nhiên, xã hội và tư duy mà khoa học còn là hệ th
ống thu thập các tri thức đó
thông qua hoạt động nghiên cứu với phương pháp luận khoa học.

Cụm từ "Khoa học và công nghệ" thường được xem xét như một từ gộp,
không tách rời, không chỉ dùng để chỉ "khoa học", "công nghệ" mà còn để chỉ
hoạt động KH&CN nói chung. Để có được kết quả KH&CN, người ta phải tiến
hành các hoạt động KH&CN. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên
hiệp quốc (UNESCO) định nghĩa "Hoạt động KHC&CN
1
là tất cả những hoạt
động có tính hệ thống liên quan chặt chẽ đến việc tạo ra, nâng cao, phổ biến và
áp dụng tri thức khoa học và kỹ thuật trong tất cả các lĩnh vực KH&CN như các

khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học y dược, và nông nghiệp, cũng
như khoa học xã hội và nhân văn" [43].
Theo UNESCO, hoạt động KH&CN được chia thành 3 loại hoạt động
chính:
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (gọi tắt là nghiên cứu và
phát triển (NC&PT
2
), là mọi hoạt động mang tính hệ thống và sáng tạo thực
hiện nhằm tăng cường khối lượng tri thức, bao gồm tri thức của con người, văn
hoá và xã hội, và sử dụng những tri thức này để tạo ra những ứng dụng mới.

1
Viết tắt tiếng Anh là STA (Scientific and Technological Activities).
2
NC&PT tiếng Anh là Research and Experimental Development (R&D).

19
- Giáo dục và đào tạo KH&CN
3
ở bậc thứ 3 theo nghĩa rộng bao gồm tất
cả các hoạt động giáo dục và đào tạo ở bậc chuyên ngành chưa phải cấp đại
học, giáo dục và đào tạo ở bậc đại học để có bằng đại học, đào tạo sau đại học
và cao hơn, đào tạo suốt đời có tổ chức được thực hiện đối với các nhà khoa
họ
c và kỹ sư. Những người này chủ yếu tương đương với Phân loại Chuẩn Quốc
tế về Giáo dục (ISCED) ở cấp độ 5,6 và 7.
- Dịch vụ KH&CN
4
được định nghĩa là mọi hoạt động liên quan đến hoạt
động nghiên cứu khoa học và phát triển thực nghiệm và đóng góp cho việc tạo

ra, phổ biến và áp dụng tri thức KH&CN.

Luật KH&CN Việt nam xác định hoạt động KH&CN bao gồm: nghiên
cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN, hoạt động
phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác
nhằm phát triển KH&CN". Với định nghĩa này, Luật KH&CN đã mở rộng hoạt
động KH&CN để nó không chỉ bao gồm hoạt động nghiên cứu, đào tạo và dịch
vụ KH&CN mà còn bao gồm cả các hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật, hợp lý hoá sản xuất.

- Sản phẩm KH&CN là kết quả do quá trình hoạt động KH&CN tạo ra và
được xã hội chấp nhận. Xét theo các loại hình hoạt động KH&CN nêu trên thì
sản phẩm KH&CN được tạo nên từ quá trình hoạt động trí óc của con người,
được thể hiện dưới dạng các phát minh sáng chế, các kết quả sáng tác văn học-
nghệ thuật, các biểu tượng, danh tiếng, các ý tưởng, giải pháp, các đồ họa/phác
thảov.v

Khái niệm công nghệ:
Theo định nghĩa của UNCTAD, công nghệ có bản chất tư liệu sản xuất,
thông tin, nhân lực và có mục tiêu là đầu vào cần thiết cho sản xuất ra sản phẩm.

Ngân hàng thế giới (1985) định nghĩa rằng "Công nghệ là phương pháp
chuyển hoá các nguồn lực thành sản phẩm, gồm 3 yếu tố: (1) thông tin về
phương pháp; (2) phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để
thực hiện
chuyển hoá; (3) sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao".
Theo định nghĩa này, công nghệ, ngoài các phương tiện, công cụ, có bản chất
thông tin và sự hiểu biết, có mục tiêu chuyển hoá nguồn lực thành sản phẩm.

3

Giáo dục và đào tạo KH&CN viết tắt tiếng Anh là STET (Scientific and Tecnological Education and
Training).
4
STS - Scientific and Technological Services

20
Tác giả Sharif (1986) cho rằng "công nghệ bao gồm khả năng sáng tạo,
đổi mới và lựa chọn từ những kỹ thuật khác nhau và sử dụng chúng một cách tối
ưu vào tập hợp các yếu tố bao gồm môi trường vật chất, xã hội và văn hoá." Cụ
thể hơn, công nghệ là tập hợp phần cứng và phần mềm bao gồm:
- Dạng vật thể (vật liệu, công cụ sản xu
ất, thiết bị và máy móc, sản phẩm
hoàn chỉnh, );
- Dạng con người (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, );
- Dạng ghi chép (bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ kiện, v.v được mô
tả trong tài liêu, ấn phẩm, );
- Dạng thiết chế (dịch vụ,phương tiện truyền bá, công ty tư vấn, cơ cấu
quản
lý, cơ sở luật pháp, ).
Nói cách khác, công nghệ bao gồm phần kỹ thuật (technoware); con
người (humanware), phần thông tin (infoware) và phần thi
ết chế, tổ chức
(organware); có mục tiêu để sử dụng tối ưu, tác động vào các yếu tố môi trường
vật chất, xã hội, văn hoá.
Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Bộ KH&CN, trên cơ sở xem
xét, phân tích nhiều định nghĩa khác nhau về công ngệ đã cho rằng "công nghệ
có thể được hiểu như mọi loại kiến thức, thông tin, bí quyết, phương pháp (gọi
là phần mềm) được lưu gi
ữ dưới mọi dạng khác nhau (con người, ghi chép, )
và mọi loại hình thiết bị, công cụ, tư liệu sản xuất (gọi là phần cứng) và một số

tiềm năng khác (tổ chức,pháp chế, dịch vụ, ) được áp dụng vào môi trường
thực tế để tạo ra các loại sản phẩm và dịch vụ" [44].

Luật KH&CN Việt Nam định nghĩa "Công nghệ là tập hợp các phương
pháp, quy trình, kỹ
năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các
nguồn lực thành sản phẩm" [21]. Định nghĩa của Luật KH&CN đã làm rõ công
nghệ có vai trò hết sức quan trọng để biến nguồn lực thành sản phẩm - một
thành phần quan trọng của kinh tế thị trường.

1. 2 Vai trò của KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển KH&CN, cùng với giáo dục và đào tạo, được Đảng và Nhà
nước ta xác định là quốc sách hàng đầu, là nền tảng phát triển của đất nước. Tại
Hội thảo khoa học với chủ đề "KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội", các
nhà khoa học đã khẳng định vai trò quan trọng của KH&CN trong công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [18].


21
1.2.1 KH&CN là nền tảng và động lực của quá trình CNH, HĐH
Ở các nước phát triển, vai trò động lực của KH&CN được thể hiện thông
qua sự đổi mới không ngừng của công nghệ và sản phẩm, tạo ra năng suất, chất
lượng và sức cạnh tranh cao của nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ khi nào KH&CN thực sự trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp hàng đầu thì vai trò nền tảng và động lực của nó đối với
phát triển kinh tế - xã hội mới trở nên vững chắc và mạnh mẽ.
Đối với các nước đang phát triển, muốn đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH
để phát triển đất nước thì phải tiến hành song song cả hai quá trình: vừa thực
hiện CNH, HĐH vừa xây dựng và phát triển nền KH&CN, trong khi tiềm lực
kinh t

ế quốc gia còn nhỏ bé. Vai trò động lực của KH&CN chỉ có thể thực hiện
được một khi hoạt động KH&CN gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội; KH&CN phải là nhân tố động lực của quá
trình chuyển đổi từ lao động thủ công sang sử dụng một cách phổ biến sức lao
động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiệ
n đại, dựa
trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ KH&CN, tạo ra năng suất lao động
xã hội cao.

Trong thế kỷ XX, KH&CN đã đem lại những đổi thay to lớn cho thế giới,
không chỉ đối với các nước phát triển mà cả với những nước đang phát triển.
Chính kết quả của sự ảnh hưởng và lan tỏa của các thành tựu KH&CN thông
qua quá trình chuyển giao và tiếp thu tri thức KH&CN tiên tiến
đã góp phần tạo
ra các nước mới CNH, còn thường được gọi là các nước NICs. Với các chính
sách công nghệ và công nghiệp phù hợp và nỗ lực cao, các nước NICc đã nắm
bắt được cơ hội để tiếp nhận và làm chủ các công nghệ mới, thay đổi phương
thức sản xuất cũ của mình vốn dựa trên lao động thủ công và khai thác tài
nguyên thiên nhiên, chuyển sang ứng dụng các kỹ thuật cơ khí hóa, tự động hóa
theo hướ
ng tạo ra giá trị gia tăng cao, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhờ
thực hiện đường lối CNH dựa vào KH&CN, một số quốc gia đã rút ngắn được
thời gian tiến hành CNH; đồng thời với quá trình CNH rút ngắn, thời gian cần
thiết để tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người cũng được rút ngắn.
Đầu thế kỷ XXI, cả thế giới đang hướng vào phát tri
ển của kinh tế tri
thức. Các nước phát triển đang chuyển sang nền kinh tế tri thức mà nền tảng của
nó là khai thác, phát huy triệt để tiềm năng của chất xám, của những ý tưởng
sáng tạo và tri thức, nhất là tri thức về KH&CN phục vụ mục tiêu phát triển. Xu
thế này thực sự đang mở ra cơ hội mới cho các nền kinh tế đang phát triển với

điểm xuất phát thấ
p, cơ sở vật chất nghèo nàn, nhưng quyết tâm đổi mới phương

22
thức phát triển theo hướng thu hút và sử dụng tri thức KH&CN để tiến hành
CNH, HĐH. Điều này cũng cho thấy, CNH, HĐH ngày nay là phải dựa vào tri
thức KH&CN. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ các
nước đang phát triển nào xây dựng được năng lực KH&CN đủ khả năng tiếp
thu, làm chủ, thích nghi, sáng tạo và sử dụng nhiều tri thức, nhất là tri thức
KH&CN, tạo ra môi trường thể
chế năng động thì mới có thể thu hút được nhiều
vốn đầu tư, công nghệ hiện đại và lao động trình độ cao từ bên ngoài phục vụ
mục tiêu phát triển quốc gia.

1.2.2. KH&CN có vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh kế
Cùng với quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, cơ chế quản lý KH&CN từng
bước được đổi mới theo hướng mở rộng liên kết giữa nghiên cứu với s
ản xuất,
kinh doanh; nhờ đó, đã nâng cao được hiệu quả hoạt động KH&CN, góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Vai trò của KH&CN được thể hiện trong việc KH&CN đã trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp; KH&CN thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế;
KH&CN đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển lực lượng sản xu
ất;
KH&CN thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế [8, 14, 18, 45]. Vai trò rất cơ
bản đó của KH&CN được thể hiện như sau:

- Đảm bảo luận cứ khoa học cho sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước để
đổi mới nhận thức và tư duy trong việc định rõ con đường đi lên CNXH của
Việt Nam, xác định mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phục vụ

việc xây dựng các chủ trương l
ớn, đổi mới các chính sách và giải pháp quản lý ở
trung ương, các ngành và các địa phương [8, 18].
- Đảm bảo luận cứ cho chính sách phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Khoa học tự nhiên đã tập trung nghiên cứu ứng dụng có chọn lọc, nhằm tạo tiền
đề cho việc tiếp thu, làm chủ công nghệ mới ; công tác điều tra, khảo sát cơ bản
tiếp tục được tăng cường, góp phần cung cấp luậ
n cứ cho các chính sách phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế. KH&CN có vai trò quan
trọng trong phát triển sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội [46].
GS.TSKH Vũ Đình Cự, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi
trường Quốc hội đã khẳng định những đóng góp to lớn của KH&CN đối với
tăng trưởng và phát triển trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghi
ệp, xây
dựng, giao thông vận tải, thông tin, liên lạc [46].


23
2. Vai trò thông tin KH&CN
2.1. Những khái niệm cơ bản [49]
2.1. Một số khái niệm về thông tin, tri thức
Dữ liệu - là dữ kiện, số liệu không nằm trong ngữ cảnh cụ thể. Từ các dữ liệu có
thể xử lý, chế biến, chắt lọc và thu được thông tin. Dữ liệu thường ở dạng các số
liệu, các từ hoặc các dòng văn bản rời rạc. [49]
Thông tin – Khái niệm thông tin là một khái ni
ệm rất phức tạp. Mặc dù thông
tin là khái niệm cơ bản hình thành nên khoa học xử lý thông tin (Information
science) nhưng đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được khái niệm
thông tin.

Có rất nhièu định nghĩa khác nhau về thông tin.
Trong từ điển Random House Dictionary of English language, thông tin
được định nghĩa là “tri thức được giao lưu hoặc được thu nhận có liên quan
đến một sự kiện hoặc hoàn cảnh đặc biệt”
5

Còn trong cuốn Oxford English Dictionary thì thông tin được coi là tri
thức, tin tức
6

Trong cuốn Guide to concept and term in data processing, thông tin
được hiểu là ”ý nghĩa mà con người muốn diễn đạt hoặc nhận thức ra, là sự
biểu đạt các sự việc và ý tưởng bằng các phương tiện trình bày đã được quy
định”
Còn theo K.E. Shennon, nhà tóan học người Mỹ, người đặt nền móng
cho lý thuyết thông tin, thì “Thông tin là quá trình liên hệ nhằm loại bỏ sự bất
định”
Jaglom, nhà khoa học Nga, thì lại cho “Thông tin là xác suất của sự lựa
chọn”
Trong Từ đi
ển Bách khoa toàn thư Xô Viết của Liên Xô xuất bản trước
đây, thông tin được định nghĩa là “tin tức được truyền từ người này qua người
khác bằng lời nói, chữ viết hay bằng một phương tiện nào đó”
7

Như vậy, ta có thể thấy là có rất nhiều định nghĩa về thông tin, mỗi
định nghĩa lý giải thông tin theo một khía cạnh nhất định, gắn liền với một
mục đích và một ngữ cảnh nhất định. Điều này có thể được giải thích là do
thông tin tồn tại và được sử dụng mọi lúc, mọi nơi, trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội. Tuy nhiên, có mộ

t điểm chung có thể suy ra từ các định
nghĩa trên là nếu ta có một lượng thông tin nhiều bao nhiêu về một sự vật
hiện tượng nào đó thì tính không ổn định hay nói khác đi là độ bất định của

5
The Random House Dictionary of English language – Random House, 1966
6
Oxford English Dictionary, Oxford: 1983
7
Советский Энциклопедический Словарь М: Энциклопедия, 1985 403 с.

24
sự vật, hiện tượng đó giảm đi bấy nhiêu. Điều đó có nghĩa là thông tin là cái
giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của các sự vật, hiện tượng.
Ngày nay, người ta coi thông tin là một trong 3 nguồn lực cơ bản nhất
(vật chất, năng lượng và thông tin) để phát triển của mỗi quốc gia, của tiến bộ
xã hội. Điều đáng chú ý là, trong 3 nguồn lực trên thì năng lượng (energy) và
vật chất (materials) là những nguồn lực không phải là vô tận, những nguồn
lực này sẽ bị tiêu hao trong quá trình khai thác, sử dụng; còn thông tin, ngược
lại, không bị tiêu hao trong quá trình sử dụng, không những thế, càng được sử
dụng nhiều, thông tin càng được làm phong phú thêm, càng mang lại lợi ích
cho cộng đồng và xã hội. Như vậy, có thể thấy rằng, người nào, quốc gia nào
nắm được thông tin, làm chủ thông tin, người ấy, quốc gia ấy sẽ có lợi thế

trong quá trình phát triển và có thể chi phối người khác, quốc gia khác.

Thông tin thường gắn với các tình huống, điều kiện, quá trình hoặc sự vật
cụ thể. Thông tin hàm chứa các dữ liệu trong một ngữ cảnh và thông thường
được hạn chế trong ngữ cảnh nó được sinh ra. Thông tin có tính thời gian và liên
tục thay đổi mỗi khi có các dữ liệu mới.


Tri thức ( kiến thức) - là thông tin đã được đồng hoá bởi cá nhân hoặc tổ chức
cụ thể. Tri thức thường có tính phứ
c hợp và trìu tượng. Khác với thông tin
thường chỉ cho biết "cái gì", tri thức có mục tiêu phát hiện nguyên nhân, cách
thức, tình hưống và quyết định ứng dụng tri thức đó vào đâu, khi nào và như thế
nào. Tri thức là sự hiểu biết của cá nhân, tổ chức về thế giới xung quanh.

Nền kinh tế tri thức: là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng
tri thức giữ vai trò quyết định nh
ất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải,
nâng cao chất lượng cuộc sống
Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức:
1) Cơ cấu kinh tế dịch chuyển mạnh mẽ, nhanh chóng và không
ngừng thay đổi với sự lên ngôi của các ngành dựa vào tri thức, tạo ra các sản
phẩm, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ ngày càng cao;
2) Sản xuất ra công nghệ
trở thành loại hình sản suất quan trọng nhất;
3) Thông tin trở thành yếu tố sản xuất quan trọng hơn cả so với tài
nguyên, lao động và vốn;
4) Các doanh nghiệp trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới, trung
tâm học hỏi thường xuyên, vừa cạnh tranh quyết liệt vừa hợp tác với nhau để
phát triển;

25
5) Sự lên ngôi của mô hình mạng trong tổ chức quản lý so với mô
hình chỉ huy tập trung, có đẳng cấp theo kiểu hình tháp;
6) Năng lực sáng tạo, đổi mới liên tục là động lực chủ yếu thúc đẩy
phát triển và là lợi thế so sánh quan trọng nhất trong môi trường cạnh tranh
và đối tác;

7) Dân chủ hoá được mở rộng, là tiền đề phát triển và phát huy năng
lực sáng tạo của mọi người.

Xã hội thông tin: là xã hội trong đó thông tin đóng vai trò quyết định trong tăng
trưởng và phát triển bền vững.
Xã hội thông tin có những đặc điểm quan trọng như sau:
1) Sự phát triển của nền sản xuất xã hội không còn dựa chủ yếu vào
các yếu tố truyền thống như taì nguyên thiên nhiên, lao động và vốn mà dựa
chủ yếu vào nguồn thông tin - tri thức, đặc biệt là tri thức khoa học và công
nghệ, m
ột loại nguồn lực có khả năng tự tái sinh và vô tận;
2) Các cấu trúc, và mô hình tổ chức, quản lý truyền thống theo kiểu
hình tháp, phân cấp chỉ huy theo trật tự từ trên xuống dưới nhường bước cho
loại mô hình kiểu mạng lưới với con người sáng tạo được đặt vào vị trí trung
tâm;
3) Hạ tầng thông tin quốc gia và hạ tầng thông tin toàn cầu là kết cấu
hạ tầng cơ bả
n của toàn xã hôị;
4) Xã hội thông tin được xây dựng trên một số nguyên tắc cơ bản sau
đây:
+ Thúc đẩy cạnh tranh năng động;
+ Khuyến khích đầu tư tư nhân;
+ Xác định khuôn khổ pháp lý có khả năng thích nghi;
+ Đảm bảo truy cập mở tới các mạng thông tin;
+ Đảm bảo tính phổ cập trong việc cung cấp và khai thác các dịch vụ
thông tin;
+ Tạo sự bình đẳng về cơ hội đối với m
ọi công dân;
+ Khuyến khích đa dạng hoá về nội dung thông tin, bao gồm đa dạng về
văn hoá và ngôn ngữ;

+ Thừa nhận sự cần thiết phải hợp tác toàn cầu với sự quan tâm đặc biệt
tới các nước chậm phát triển;
+ Bình đẳng trong tiếp cận thông tin;
+ Bảo đảm an toàn thông tin và vấn đề riêng tư trong môi trường nối
mạng toàn cầu.

×