Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUYÊN đề KINH tế CHÍNH TRỊ SAU đại HỌC, CUNG cầu VÀ cân BẰNG THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.23 KB, 15 trang )

CUNG, CẦU VÀ CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG
* * *
I. CẦU
1. Khái niệm
Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng mua và
sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Khi nói tới cầu phải nói tới hai yếu tố cơ bản là: có khả năng mua và ý
muốn sẵn sàng mua hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể.
Cầu khác với nhu cầu ở chỗ: nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng
của con người về số lượng hàng hóa, dịch vụ nào đó để thỏa mãn nhu cầu sống
của mình. Nhu cầu của con người là vô cùng, đặc biệt là nhu cầu về tinh thần
nhưng không phải nhu cầu nào cũng được thực hiện. Sự khan hiếm làm cho hầu
hết các nhu cầu không được thỏa mãn. Nhu cầu phụ thuộc vào ba yếu tố là:
Trình độ lực lượng sản xuất (khoa học - công nghệ); luật pháp; khả năng thanh
toán (đây là vấn đề kinh tế học đặc biệt quan tâm). Do đó, cầu khác với nhu cầu
ở chỗ: Người mua phải sẵn sàng mua và người mua phải có khả năng thanh toán.
Ví dụ, bạn có nhu cầu về một chiếc xe ô tô con nhưng bạn không có tiền (khả
năng thanh toán), cầu của bạn về chiếc xe đó bằng không.
Có hai loại cầu: Cầu cá nhân và cầu của thị trường. Cầu cá nhân là nhu
cầu có khả năng thanh toán của từng người tiêu dùng tương ứng với các mức
giá khác nhau (mức giá nhất định). Cầu của thị trường là tổng khối lượng
hàng hóa, dịch vụ mà mọi người sẵn sàng và có khả năng mua với các mức
giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định hay nói cách khác cầu thị
trường là tổng hợp của các cầu cá nhân.
2. Lượng cầu, biểu cầu, đường cầu, hàm cầu, luật cầu
* Lượng cầu
Lượng cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua sẵn sàng và
có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định hay nói cách


khác ứng với mỗi mức giá có một khối lượng cầu nhất định gọi là lượng cầu


hay số cầu. Ví dụ: lượng cầu về bia hơi Hà Nội của sinh viên một lớp kinh tế
trong một ngày như sau: Với gíá 3000 đồng/ cốc, lượng cầu của sinh viên là
50 cốc/ngày; với giá 3500 đồng/ cốc, lượng cầu của sinh viên là 35 cốc/ngày
và với giá 4000 đồng/cốc, lượng cầu của sinh viên là 25 cốc/ngày.
*Biểu cầu
Biểu cầu là bảng chỉ số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn
sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Ví dụ: giá bia và mức cầu về bia Hà Nội của một lớp sinh viên kinh tế
trong một ngày ở trên như sau:
P (Giá) ngàn đồng

Q (Lượng cầu) cốc

3000

50

3500

35

4000

25

Nói cách khác: Tập hợp các lượng cầu (số cầu) vào trong một bảng
gọi là biểu cầu.
* Đường cầu (ký hiệu là D)
Đường biểu diễn mối quan hệ giữ lượng cầu và giá gọi là đường cầu hay
nói cách khác là biểu diễn sự vận động của các lượng cầu về một hàng hóa

nào đó qua mỗi mức giá tương ứng trong biểu cầu gọi là đường cầu. Đồ thị
minh họa như sau:
P
D

P3
P2
P1
0

Q3

Q2

Q1

Q

Trục tung ký hiệu là P, chỉ các mức giá P1, P2, P3.....


Trục hoành ký hiệu là Q, chỉ lượng cầu về hàng hóa Q1, Q2, Q3....
Đường cầu ký hiệu là D, là đường cong nghiêng xuống dưới về phía bên
phải. Đường cầu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá cả và lượng cầu.
* Hàm cầu
Có thể hiểu diễn mối quan hệ trên bằng một hàm số tuyến tính có dạng:
Qd = -aP + b
Trong đó:
Qd: Khối lượng cầu hàng hóa dịch vụ.
P: Giá cả của hàng hóa, dịch vụ.

a, b: Hằng số.
* Luật cầu
Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá và lượng cầu gọi là luật cầu.
Cụ thể, khi giá tăng thì lượng cầu giảm; ngược lại khi giá giảm thì lượng
cầu tăng. Vì khi giá giảm thì số người có khả năng mua sẽ tăng lên và ngược
lại. Mặt khác, khi giá giảm thì bản thân người tiêu dùng cũng muốn mua
nhiều hơn và ngược lại.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
Khả năng mua và sẵn sàng mua của người tiêu dùng đối với bất kỳ hàng
hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó có các nhân tố chủ
yếu sau:
* Thứ nhất, giá cả của chính hàng hóa dịch vụ đó, có quan hệ tỷ lệ
nghịch với lượng cầu như luật cầu đã chỉ ra. Khi giá tăng, lượng cầu giảm,
ngược lại khi giá giảm, lượng cầu tăng.
* Thứ hai, thu nhập của người tiêu dùng (thu nhập của dân cư hay
khách hàng). Đó là một trong những nhân tố quan trọng nhất với người tiêu
dùng khi quyết định mua gì và mua bao nhiêu. Vì, thu nhập quyết định khả
năng mua (khả năng thanh toán) của người tiêu dùng. Thông thường thu
nhập của dân cư có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lượng cầu. Thu nhập của
dân cư (người tiêu dùng) càng cao thì lượng hàng hóa và dịch vụ được tiêu
dùng nhiều hơn và ngược lại. Tuy nhiên, không phải với mọi hàng hóa,


dịch vụ đều diễn ra như vậy mà sự thay đổi của thu nhập dân cư ảnh hưởng
đến từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể có sự khác nhau. Đối với hầu hết các
hàng hóa thông dụng và hàng hóa cao cấp, khi thu nhập của người tiêu
dùng tăng thì cầu về các hàng hóa và dịch vụ này cũng tăng tỷ lệ thuận và
ngược lại. Với hàng hóa thứ cấp (hàng hóa thứ cấp là hàng hóa đã có một
loại hàng hóa chất lượng cao hơn thay thế) thì khi thu nhập của người tiêu
dùng tăng cầu về hàng hóa thứ cấp giảm.

* Thứ ba, giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ có liên quan
Hai hàng hóa liên quan với nhau có thể theo hai hướng: hoặc liên quan
có tính chất bổ sung, hoặc liên quan có tính chất thay thế. Vì vậy, trong mỗi
trường hợp cụ thể khi giá hàng hóa liên quan thay đổi sẽ ảnh hưởng khác
nhau tới lượng cầu của hàng hóa tương ứng.
Với hàng hóa liên quan có tính chất bổ sung (hàng hóa bổ sung cho nhau
là hàng hóa phải đồng thời đi liền với nhau khi tiêu dùng như ga và bếp ga,
xăng và xe máy.....) thì giá của chúng quan hệ tỷ lệ nghịch với mức cầu của
hàng hóa đi liền với nó. Ví dụ: giá ga tăng thì cầu về bếp ga giảm.
Với hàng hóa liên quan có tính chất thay thế (hàng hóa gọi là thay thế
cho nhau là hàng hóa có thể thế sử dụng thay cho nhau khi cần thiết, như cá
và thịt, thịt bò và thịt gà...) thì giá của chúng quan hệ tỷ lệ thuận với mức cầu
của hàng hóa tương ứng với nó. Ví dụ giá thịt gà tăng thì cầu về thịt bò tăng.
* Thứ tư, dân số (số lượng người tiêu dùng) hay quy mô thị trường
Dân số tăng thì cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng. Thị trường càng nhiều
người tiêu dùng thì cầu tiềm năng sẽ càng lớn. Ví dụ cầu về gạo ăn của Việt
Nam và Trung Quốc. Việt Nam 86 triệu dân, Trung quốc 1,3 tỷ dân, ở mỗi
mức giá của gạo ăn, lượng cầu về gạo của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với
lượng cầu về gạo của Việt nam.
* Thứ năm, thị hiếu của người tiêu dùng (mốt, tập quán...)
Thị hiếu hay sở thích, tâm lý của người tiêu dùng có thể hiểu là cách nhìn
nhận của người tiêu dùng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ. Thị hiếu được hình
thành từ nhiều nguyên nhân như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa cộng


đồng, tác động của yếu tố xã hội từ bên ngoài vào, quảng cáo...Nó có thể thay
đổi qua mỗi thời kỳ. Ví dụ: người dân tộc thiểu số thích gam màu sặc sỡ, người
Hàn Quốc lại thích gam màu lạnh...Thị hiếu có tác động quan trọng đến lượng
cầu của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Thị hiếu thay đổi, cầu về hàng hóa,
dịch vụ biến đổi tăng hoặc giảm theo chiều thuận. Nếu hàng hóa phù hợp với thị

hiếu của người tiêu dùng thì sẽ được tiêu thụ với mức lớn hơn và ngược lại. Ví
dụ thanh niên không thích quần bò nữa thì cầu về quần bò sẽ giảm.
* Thứ sáu, kỳ vọng (mong đợi) về giá cả của hàng hóa, dịch vụ và thu
nhập của người tiêu dùng trong tương lai.
Kỳ vọng về giá cả của hàng hóa, dịch vụ nào đó được dự kiến trong
tương lai hoặc là tăng, hoặc là giảm thì cầu về hàng hóa đó trong hiện tại cũng
tăng hoặc giảm. Thu nhập dự kiến trong tương lai làm cho lượng cầu về hàng
hóa trước đó cũng thay đổi.
Một số trường hợp cần lưu ý: với một số hàng hóa thuộc loại xa xỉ, khi
giá tăng người tiêu dùng vẫn mua nhiều do người giàu coi đó là vật có giá trị.
Với một số loại hàng hóa thuộc loại không mốt nữa, khi giá giảm cầu vẫn
không tăng. Sự hy vọng giá tiếp tục giảm: giá của một loại hàng hóa nào đó
tiếp tục giảm, cầu sẽ không tăng, do người tiêu dùng hy vọng giá còn tiếp tục
giảm xuống nữa nên không mua hàng hóa ngay lúc đó.
4. Sự vận động dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu
Lượng cầu tại một mức giá đã cho được biểu thị bằng một điểm trên
đường cầu. Còn toàn bộ đường cầu phản ánh cầu đối với hàng hóa hoặc dịch
vụ cụ thể nào đó. Do đó cần phân biệt hai sự thay đổi sau: Sự thay đổi của cầu
là sự dịch chuyển của toàn bộ đường cầu sang bên trái hoặc sang bên phải.
Còn sự thay đổi của lượng cầu là sự vận động dọc theo đường cầu.
Khi giá của chính hàng hóa, dịch vụ đó thay đổi (tăng hoặc giảm) thì
mức cầu (lượng cầu) thay đổi (giảm hoặc tăng) nhưng mức cầu chỉ di chuyển
dọc trên đường cầu mà không làm cho đường cầu dịch chuyển, như đồ thị
P
D
sau:
Giảm lượng cầu

P3
P2

P1
0

Q3 Q2 Q1

Tăng lượng
cầu

Q


+ Với tất cả các nhân tố khác còn lại (thu nhập của người tiêu dùng, giá cả
của hàng hóa có liên quan...) thay đổi đều làm cho đường cầu D dịch chuyển.
D dịch sang phải, lên trên, ta nói cầu tăng.
D dịch sang trái, xuống dưới, ta nói cầu giảm, như đồ thị sau:
P

Giảm

D2
D1
0

D0
Tăng

Q

II. CUNG
1. Khái niệm

Cung là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn
sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Cũng như cầu, cung bao gồm hai yếu tố cơ bản là có khả năng bán (có
hàng hóa thực tế) và ý muốn sẵn sàng bán hàng hóa hoặc dịnh vụ của người
bán. Người cung cấp, người sản xuất có hàng bán nhưng không muốn bán vì
giá quá rẻ thì không có cung và cầu của người tiêu dùng sẽ không được đáp
ứng. Ngoài ra khi nói đến cung về bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó còn
phải lưu ý đến bối cảnh không gian và thời gian cụ thể vì các nhân tố này có
ảnh hưởng trực tiếp đến cung.
Tương tự như trong quan hệ cầu hàng hóa, dịch vụ có hai loại cung là
cung của từng cá nhân và cung của thị trường. Cung của từng cá nhân là
lượng hàng hóa, dịch vụ của từng cá nhân nhà cung cấp, người sản xuất. Cung
của thị trường là tổng hợp các mức cung của từng cá nhân.


2. Lượng cung, biểu cung, đường cung, luật cung, hàm cung
* Lượng cung
Lượng cung là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn sàng và có
khả năng bán ở các mức giá đã cho trong một thời gian nhất định.
* Biểu cung
Biểu cung là bảng miêu tả số lượng hành hóa hay dịch vụ mà người bán
sẵn sàng và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời
gian nhất định.
Ví dụ biểu cung về cá của một địa phương trong một ngày như sau:
Giá (P) ngàn đồng

Sản lượng (Q) tấn

0


0

1

0

2

3

3

6

4

9

5

12

* Đường cung (kí hiệu là S)
Biểu diễn biểu cung về cá của một địa phương trên một đồ thị. Đường
biểu diễn mối quan hệ này được gọi là đường cung.
Đường cung là đồ thị mô tả khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ nào đó
trên thị trường. Đồ thị minh họa như sau:
P

S


P2
P1

0

Q1

Q2

Q


- Trục tung thể hiện giá, ký hiệu là P
- Trục hoành thể hiện sản lượng hàng hóa, ký hiệu là Q
- Đường cung ký hiệu là S
- Hình dáng đường cung là một đường cong có độ nghiêng chếch từ dưới
lên trên về phía phải.
* Luật cung
Luật cung biểu hiện quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá cả của hàng hóa hay
dịch vụ với mức cung của hàng hóa hay dịch vụ đó.
Cụ thể khi giá của hàng hóa, dịch vụ tăng thì lượng cung (sản lượng)
tăng. Ngược lại khi giá của hàng hóa, dịch vụ giảm thì lượng cung (sản
lượng) giảm. Giá cả của hàng hóa, dịch vụ tăng làm cho sản lượng (lượng
cung) tăng là do lợi nhuận chi phối. Nếu như giá của các yếu tố đầu vào để
sản xuất ra hàng hóa đó được giữ cố định, thì giá hàng hóa cao hơn có nghĩa
là lợi nhuận cao hơn, nhà cung cấp, nhà sản xuất sẽ sản xuất và cung cấp với
lượng cung nhiều hơn và lôi kéo nhiều hãng vào sản xuất.
* Hàm cung
Với quy luật như trên, ta có thể trình bày dưới dạng một hàm số như sau:

Qs = cP + d
Trong đó: Qs là khối lượng cung
P là giá cả hàng hóa
c, d là hằng số
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới cung
* Thứ nhất, giá cả của chính hàng hóa, dịch vụ đó có quan hệ tỷ lệ thuận
với lượng cung như luật cung đã chỉ ra
* Thứ hai, công nghệ
Công nghệ gồm kỹ thuật và phương pháp sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ.
Công nghệ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí


lao động trong quá trình chế tạo ra sản phẩm. Công nghệ được cải tiến, công
nghệ cao làm cho năng suất lao động tăng, chi phí sản xuất giảm, giá cả thấp
hơn, lượng cung lớn hơn. Như vậy lượng cung và công nghệ có mối quan hệ
tỷ lệ thuận với nhau.
* Thứ ba, giá cả của các yếu tố sản xuất (đầu vào)
Giá cả các yếu tố đầu vào có quan hệ tỷ lệ nghịch với mức cung hàng hóa,
dịch vụ. Giá cả của các yếu tố đầu vào tăng, làm cho chi phí sản xuất hàng hóa,
dịch vụ tăng, lợi nhuận giảm, lượng cung hàng hóa, dịch vụ giảm và ngược lại
nếu giá các yếu tố đầu vào giảm, giá thành sản xuất giảm, cơ hội kiếm lợi
nhuận sẽ cao hơn, do đó các nhà sản xuất có xu hướng sản xuất nhiều hơn,
lượng cung tăng.
* Thứ tư, chính sách thuế
Chính sách thuế của chính phủ có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định
sản xuất của hãng, do đó ảnh hưởng đến lượng cung sản phẩm. Nếu mức thuế
cao làm cho thu nhập còn lại của người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ
ít đi, làm cho mức cung hàng hóa, dịch vụ giảm (ít đi). Ngược lại mức thuế
thấp sẽ khuyến khích các hãng mở rộng sản xuất lượng cung sẽ tăng lên.
* Thứ năm, số lượng người sản xuất

Số lượng người sản xuất tăng, lượng cung hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng lên.
* Thứ sáu, các kỳ vọng
Mọi sự mong đợi về sự thay đổi của giá hàng hóa (giá bán và giá các yếu
tố đầu vào), chính sách thuế.....đều có ảnh hưởng đến cung hàng hóa, dịch vụ.
Nếu sự mong đợi dự đoán có thuận lợi cho sản xuất thì cung sẽ được mở rộng
và ngược lại.
4. Sự vận động dọc theo đường cung và sự dịch chuyển của đường cung
Lượng cung tại một mức giá đã cho được biểu diễn bằng một điểm trên
đường cung. Toàn bộ đường cung cho ta biết cung về hàng hóa hoặc dịch vụ
cụ thể nào đó. Tù đó ta cần phân biệt hai vấn đề cơ bản là sự thay đổi của
cung và sự thay đổi của lượng cung.


Sự thay đổi của lượng cung là sự vận động dọc theo đường cung, trong
trường hợp khi giá của chính hàng hóa, dịch vụ đó thay đổi (các yếu tố khác
không thay đổi), lượng cung thay đổi nhưng chỉ dịch chuyển dọc trên đường cung.
Sự thay đổi của cung là sự dịch chuyển toàn bộ đường cung. Với tất cả
các nhân tố khác còn lại (công nghệ, số lượng người sản xuất...) thay đổi đều
làm cho đường cung dịch chuyển. Đường cung dịch chuyển sang phải ta nói
cung tăng, ngược lại đường cung dịch chuyển sang trái ta nói cung giảm.
p

S1

S

Giảm cung

S2
Tăng cung


o

Q

III. CÂN BẰNG CUNG - CẦU
Trên thị trường bao giờ cũng diễn ra đồng thời cả hai quan hệ kinh tế là
cung và cầu. Mối quan hệ giữa cung và cầu được thể hiện ở trạng thái thị
trường.
1. Trạng thái cân bằng cung - cầu
Trạng thái cân bằng cung - cầu đối với một hàng hóa nào đó là trạng thái
khi việc cung hàng hóa đó vừa đủ để thỏa mãn nhu cầu đối với nó, không gây
áp lực làm biến đổi về giá và sản lượng. Tại trạng thái cân bằng này ta có giá
cân bằng và sản lượng cân bằng. Lượng cung bằng lượng cầu, lượng hàng
hóa, dịch vụ sẵn sàng bán bằng lượng hàng hóa, dịch vụ sẵn sàng mua. Đồ thị
P
như sau:
D
S
P0

E

O

Q0

Q



Trên đồ thị, chính là giao điểm giữa D và S gọi là điểm cân bằng E. Tại
E, chúng ta xác định được giá cân bằng Po và sản lượng cân bằng Qo. Với
mức giá Po cả người bán và người mua đều chấp nhận được. Qo là sản lượng
cân bằng giữa cung và cầu.
2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường
Trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường là trạng thái biểu hiện cung
- cầu không ăn khớp với nhau, là trạng thái vượt quá trạng thái cân bằng. Cụ
thể là khi giá thị trường cao hơn hoặc thấp hơn giá cân bằng thì sẽ xuất hiện
trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt của thị trường.
Đồ thị biểu diễn sự cân bằng hay dư thừa, thiếu hụt của thị trường như sau:
P
P1

D

S
Thừa

P0

E

P2

Thiếu

O

Qo


Q

Nhìn vào đồ thị ta thấy, tại điểm E, ta có giá cân bằng Po và sản lượng
cân bằng Qo.
Với mức giá cao hơn giá cân bằng thị trường (P1>Po) sẽ xảy ra lượng cung
lớn hơn lượng cầu, do đó dư cung hàng hóa ế thừa. Vì với mức giá cao hơn giá
cân bằng trên thị trường, người sản xuất sẽ mong muốn cung ứng nhiều hàng
hóa hơn (theo luật cung). Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ giảm bớt nhu cầu của
mình (theo luật cầu) và do đó sẽ xuất hiện sự dư thừa của thị trường.


Tóm lại, sự dư thừa của thị trường là kết quả của cung lớn hơn cầu ở
mức giá nào đó (thặng dư cung).
Với mức giá thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường (P2ra lượng cầu lớn hơn lượng cung, do đó dư cầu, hàng hóa sẽ khan hiếm,
thiếu hụt. Vì với mức giá thấp hơn giá cân bằng trên thị trường, mức lợi
nhuận đối với các nhà sản xuất sẽ giảm xuống và các nhà sản xuất sẽ có ít
mong muốn cung cấp hàng hóa cho thị trường (theo luật cung). Đồng thời
khi giá thấp xuống tạo điều kiện cho người tiêu dùng có khả năng mua
hàng hóa (theo luật cầu) và do đó khoảng cách giữa cung và cầu càng lớn
gây ra hiện tượng thiếu hụt trên thị trường.
Tóm lại, thiếu hụt trên thị trường là kết quả của việc cầu lớn hơn cung ở
một mức giá nào đó (thặng dư cầu).
3. Sự thay đổi trạng thái cân bằng
Trạng thái cân bằng của thị trường không cố định mãi mãi theo thời
gian mà nó luôn luôn biến đổi, nghĩa là điểm cân bằng luôn luôn bị phá
vỡ, chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác,
thay đổi vị trí theo từng thời kỳ. Sự thay đổi trạng thái cân bằng là do:
Sự dịch chuyển của đường cung, đường cầu không thay đổi hoặc sự dịch
chuyển của đường cầu, đường cung không thay đổi hoặc cả đường cung

và đường cầu cùng dịch chuyển theo những chiều hướng và tốc độ khác
nhau. Tất cả những sự thay đổi đó đều làm cho giá cân bằng Po và sản
lượng cân bằng Qo cũng thay đổi.
Cơ chế điều tiết: Khi xảy ra các tình huống dư thừa hay thiếu hụt, cơ chế
điều tiết của thị trường là thông qua cạnh tranh để điều tiết hành vi của cả
người mua lẫn người bán, làm cho giá cả dần dần trở về sát với giá cân bằng.
Khi dư cầu (cầu lớn hơn cung), những người mua cạnh tranh với nhau,
đẩy giá của hàng hóa lên cao, những người sản xuất tranh thủ mở rộng sản
xuất để thu lợi nhuận. Kết quả là lượng cung tăng gần sát với lượng cầu,
lượng cầu thì giảm dần và khi lượng cung bằng lượng cầu làm cho giá (P)


bằng giá cân bằng (Po) và sản lượng (Q) bằng với sản lượng cân bằng (Qo).
Trạng thái cân bằng được lặp lại.
Khi cung lớn hơn cầu có một lượng hàng hóa không tiêu thụ được, để
bán được hàng hóa người sản xuất phải giảm giá xuống, khi giá giảm những
người mua muốn mua nhiều hàng hơn làm cho lượng cầu tăng lên, người bán
ít lãi hơn, sẽ giảm sản lượng làm cho lượng cung giảm dần. Kết quả là giá
giảm sát với giá cân bằng và lượng cầu, lượng cung đi gần đến cân bằng,
trạng thái cân bằng được lặp lại.
Như vậy, với cơ chế điều tiết tự phát của thị trường làm cho trạng thái
cân bằng của nó tự động được lặp lại. Tuy nhiên, đây là vấn đề thuần túy lý
thuyết. Trên thực tế ít khi ta gặp một nền kinh tế thị trường thuần túy.
4. Kiểm soát giá
Đôi khi chúng ta thấy chính phủ thường cố gắng kiểm soát và điều tiết
giá cả thị trường. Tuy nhiên, rất thường xuyên việc định giá đó không phù
hợp với điều kiện khách quan làm giảm tính hiệu quả của thị trường, như
chính phủ đưa ra mức giá trần và giá sàn.
* Khi đạt giá trần, ví dụ tiền thuê nhà tối đa, chính phủ muốn bảo đảm lợi
ích cho các hộ gia đình có thu nhập thấp như sinh viên, người cô đơn, nhưng

thông thường mức giá đó lại thấp hơn giá thị trường, gây ra hiện tượng thiếu
hụt. Đồ thị sau:
P

D

S

E
PE
O

Thiếu hụt

QS QE

QD

Q


Với mức giá kiểm soát lượng cầu Qd sẽ vượt quá lượng cung Qs gây ra
hiện tượng thiếu hụt trên thị trường. Tai hại hơn là do tiền thuê nhà thấp
không khuyến khích các chủ nhà cho thuê và chất lượng nhà sẽ giảm sút do
kinh phí quá hạn hẹp.
* Khi chính phủ định giá sàn.
Ví dụ giá sàn là mức tiền tối thiểu. Bằng cách quy định mức tiền công
tối thiểu các chính phủ muốn duy trì một mức sống nhất định cho dân cư.
Nhưng trên thực tế mức tiền công tối thiểu cao hơn mức tiền công thị trường
thì sẽ nảy sinh trường hợp dư thừa lao động.

Đồ thị minh họa như sau:

P
Dư thừa

P*
PE

O

E

QD

QE

QS

Q

Khi mức giá sàn quy định là P*, ta thấy Qs người muốn cung lao động,
nhưng các chủ hãng chỉ muốn thuê một lượng Qd lao động mà thôi. Sẽ dư
thừa một lượng lao động là Qs - Qd, đó là nguyên nhân của thất nghiệp. Nếu
chính phủ không can thiệp vào định giá thì Qe người sẽ có việc làm và hưởng
tiền công là Pe. Vì vậy, việc can thiệp của chính phủ vào thị trường dưới hình
thức kiểm soát giá sẽ dẫn đến sự dư thừa hay thiếu hụt ở các mức quy định,
nên không phải là một giải pháp cho phân bổ tài nguyên.
* * *





×