Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

mối QUAN hệ GIỮA lựa CHỌN bạn đời và HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.6 KB, 19 trang )

MỤC LỤC


I.

Đặt vấn đề

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt và xã hội tốt tạo điều
kiện cho gia đình phát triển. Trong các tác phẩm văn học, đạo đức học, triết học
và đạo lý của các loại hình tôn giáo thì gia đình được coi là nền tảng của xã hội .
Đối với mỗi cá nhân, gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà con người tiếp
xúc, được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và trưởng thành.
Có thể nói, gia đình là cái nôi nhân cách, cuộc sống gia đình làm nảy sinh
những mầm sống ban đầu của nhân cách. Những sở thích, suy nghĩ, ước mơ tình
cảm của con người được nuôi dưỡng và thông qua gia đình con người biết điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội. Quá trình xã hội hóa của mỗi cá nhân diễn ra
thuận lợi chỉ với điều kiện cá nhân được sống trong một gia đình hạnh phúc,
một gia đình hạnh phúc mọi người thường quan tâm tới nhau. Gia đình là “tổ
ấm” thực sự cần thiết cho mỗi người, nó đáp ứng nhu cầu tình cảm của các
thành viên trong gia đình, tạo sự cân bằng tâm lý sau những giờ lao động, học
tập căng thẳng, mệt mỏi ngoài xã hội. Vì vậy xây dựng gia đình hạnh phúc là
thực sự cần thiết cho mỗi người và hạnh phúc gia đình sẽ tạo điều kiện cho con
người phát triển hài hòa tâm lý và thể chất, phát huy được các tiềm năng của
mình để cống hiến cho xã hội. Vì thế mà một gia đình hạnh phúc không chỉ ảnh
hưởng đến mỗi cá nhân trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội. Gia
đình tốt đẹp sẽ là nền tảng góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
Như Bác Hồ dạy “ Nhiều gia đình cộng lại thành xã hội, xã hội tốt đẹp thì gia
đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Để có được hạnh phúc gia đình thì
cơ sở đầu tiên là những người chủ gia đình trong tương lai (những thanh niên
đến tuổi kết hôn ) phải nhận thức đúng tầm quan trọng của một gia đình hạnh
phúc, những yếu tố để có một gia đình hạnh phúc, đồng thời phải có sự lựa chọn


bạn đời “tâm đầu ý hợp” với một tình cảm, quan điểm của mình. Như vậy, hành
vi chọn bạn đời đúng đắn, phù hợp sẽ là cơ sở đầu tiên cho mỗi người tạo dựng
hạnh phúc cho chính bản thân mình. Trong thời đại giao lưu văn hóa, mở cửa
hội nhập như hiện nay, bên cạnh những yếu tố tích cực như giao lưu, học hỏi,


tiếp thu nguồn tri thức của nhân loại làm phong phú đa dạng văn hóa Việt thì
những yếu tố tiêu cực làm cho quan niệm về hạnh phúc gia đình và hôn nhân có
sự thay đổi. Thanh niên ngày nay được tự do lựa chọn bạn đời và quyết định
việc hôn nhân theo quan điểm của mình. Do ảnh hưởng của kinh tế thị trường,
của văn hóa ngoại lai nhiều thanh niên nhận thức chưa đúng về những giá trị cơ
bản của một gia đình và gia đình hạnh phúc, họ suy nghĩ chủ quan, mơ tưởng
đến một tương lai tươi sáng, đầy hạnh phúc mà ít nghĩ đến các yếu tố khách
quan, các khó khăn sẽ gặp trong cuộc sống. Vì vậy, gia đình họ nhanh chóng tan
vỡ, để lại nhiều nỗi bất hạnh cho người khác và cho xã hội. Thực tế này đã
chứng minh qua số vụ ly hôn ở nước ta ngày càng tăng mạnh . Theo thống kê
của TAND thành phố Đà Nẵng, tỷ lệ ly hôn của những cặp vợ chồng thời hiện
đại không chỉ gia tăng ở các quận nội thành mà đang có dấu hiệu tăng nhanh tại
những vùng nông thôn. Án ly hôn đang chiếm trên 50% các án về dân sự nói
chung tại các tòa án. Chỉ tính riêng năm 2009, tòa án các cấp của thành phố đã
thụ lý 1.402 vụ ly hôn. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tòa án các cấp đã thụ lý
819 vụ ly hôn. Số lượng án ly hôn hòa giải chỉ chiếm khoảng 3-4%.
Với số lượng ly hôn này thì biết bao nhiêu trẻ em phải chịu thiệt thòi, bất
hạnh , bởi lẽ cùng với những vụ ly hôn ấy là biết bao cảnh đứa trẻ không cha
không mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, trí tuệ của trẻ. Và xã hội sẽ ra
sao nếu số vụ ly hôn sẽ tiếp tục tăng nhanh như hiện nay?
Thật sự thì việc lựa chọn bạn đời đúng đắn có phải là yếu tố chính dẫn đến
gia đình hạnh phúc. Điều này cần làm rõ, cụ thể hơn trong phần nội dung mà bài
tiểu luận muốn đề cập đến.
II.


Nội dung
1. Khái niệm Hạnh phúc gia đình
Có nhiều cách hiểu về gia đình, trong đó, theo Giáo dục đời sống gia đình

do giáo sư Trần Trọng Thủy viết: Gia đình là một nhóm nhỏ liên kết với nhau
với những mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nhận con nuôi, tạo thành một
hệ riêng biệt, tác động qua lại và giao tiếp lẫn nhauqua vai trò xã hội của từng


người: là chồng, là cha, là vợ, là con trai, con gái, anh em, tạo thành một nền
văn hóa chung.
Nhận thức đúng về gia đình cần hiểu rõ đặc trưng củ gia đình là gì. Theo
các tài liệu, thì gia đình có 4 đặc trưng cơ bản. Thứ nhất, gia đình là một nhóm
nhỏ trong xã hội, nhất thiêt phải có 2 người trở lên. Thứ hai, gia đình được hình
thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống. Trong các mối quan hệ bao
gồm: quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệông bà với các cháu, quan hệ anh chị
em…thì mối quan hệ vợ chồng là quan trọng nhất, nó quyết định đến sự hình
thành, tồn tại và phát triển của gia đình. Thứ ba, mối quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình là mối quan hệ ruột thịt, huyết thống. Thứ tư, gia đình là tế
bào của xã hội, gia đình có mối quan hệ mật thiết với xã hội, vì vậy nó biến đổi
cùng với sự thay đổi của xã hội.
Trong “Tâm lí học gia đình”. Ngô Công Hoàn đã tổng kết có 6 chức năng
mà gia đình cần phải thực hiện, đó là sinh đẻ, chức năng giáo dục trẻ em, tiêu
dùng, kinh tế, thỏa mãn nhu cầu, chăm sóc người già.
Theo thống kê, có 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: mâu thuẫn về
lối sống (chiếm 27,7 %), ngoại tình (25,9%), kinh tế (13%), bạo lực gia đình
(6,7%). Do đó cho thấy thực hiện chức năng kinh tế không đảm bảo sẽ là
nguyên nhân dẫn đến gia đình đổ vỡ. Đó là minh chứng có số liệu cụ thể, song
thực hiện đầy đủ các chức năng trong gia đình là việc làm cần thiết đối với mỗi

thành viên, đặc biệt là vợ chồng.
Khái niệm hạnh phúc gia đình có rất nhiều quan điểm khác nhau, theo các
nhà nghiên cứu gia đình và phụ nữ: Gia đình hạnh phúc là một gia đình trong đó
có các thành viên hòa hợp tình cảm với nhau, vợ chồng hòa thuận chưa đủ mà
đòi hỏi các thành viên cùng hộ khẩu, ông bà, con cháu, anh chị em, họ hàng nội
ngoại hòa thuận. Trong đời sống vợ chồng cần có sự “hòa hợp tình dục” và phải
đảm bảo về các mặt vật chất và tinh thần cho mọi thành viên trong gia đình, thể
hiện ở phong cách tổ chức đời sống gia đình một cách khoa học, đòi hỏi những
người chủ trong gia đình phải có một trình độ tri thức, văn hóa nhất định. Cả hai


cùng bàn bạc thống nhất về nội dung và phong cách nuôi dạy con, phân công
theo dõi tình hình, sức học… để nắm bắt diễn biến tình cảm nhận thức của trẻ
khi chúng lớn lên trong môi trường và lối sống phức tạp như hiện nay.
2.

Biểu hiện của hạnh phúc gia đình

Biểu hiện của hạnh phúc gia đình, trước hết ở việc thu nhập ổn định, đảm
bảo cuộc sống gia đình tồn tại và phát triển. Thứ hai là mọi người yêu thương
chăm sóc nhau. Hai vợ chồng hòa hợp về tình dục. Đòi hỏi phải có sự chung
thủy. Có sức khỏe tốt, có học vấn ngang nhau. Ngoài ra vợ chồng cần phải tin
cậy lẫn nhau, có cùng quan điểm sống. Con cái được chăm sóc, giáo dục chu
đáo và có cả con trai và con gái trong gia đình.
3.

Ý nghĩa của hạnh phúc gia đình

Hạnh phúc gia đình có ý nghĩa rất lớn đối với từng thành viên trong gia
đình. Gia đình hạnh phúc tạo điều kiện cho mỗi thành viên phát triển mình,

hoàn thiện mình và gắn bó với gia đình. Không những thế hạnh phúc của gia
đình mang lại sự an toàn, lành mạnh và hạnh phúc của cả xã hội. Và hạnh phúc
gia đình chỉ có được khi gia đình thực hiện tốt các chức năng của mình, đồng
thời gia đình hạnh phúc lại tạo điều kiện cho việc thực hiện các chức năng được
thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, gia đình hạnh phúc tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy
định hướng tương lai cho mỗi cá nhân. Con người ta sẽ không lo lắng hay sợ hãi
bất cứ điều gì vì biết rằng gia đình luôn ở bên mình, luôn là điểm tựa vững chắc
và là mái ấm che chở cho mình trước những chông gai của cuộc đời. Điều đó
thúc đẩy mỗi người vươn lên vì người thân của mình.
4.

Bạn đời – Sự lựa chọn bạn đời của thanh niên hiện nay

Theo từ điển Tiếng Việt, bạn đời là “người bạn cùng chung sống, thường
được chỉ người vợ, người chồng sống gắn bó với nhau.”
Muốn nhu cầu hạnh phúc, muốn tránh những thảm kịch hay bi kịch trong
tình yêu và hôn nhân, vấn đề lựa chọn bạn đời phải được đặt ra một cách
nghiêm túc, hết sức cụ thể và khoa học. Đây chính là vấn đề vừa quan trọng,
thiết yếu vừa là sự khởi đầu cho sự phát triển gia đình sau này.


Sự lựa chọn bạn đời là sự lựa chọn người vợ, người chồng phù hợp với
bản thân mình. Sự lựa chọn này dựa trên tiêu chí cụ thể mà do mỗi cá nhân đặt
ra để chọn được người “tâm đầu ý hợp”.
Trong xã hội xưa kia, việc lựa chọn bạn đời hoàn toàn do cha mẹ quyết
ddihj, theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Vì vậy, sự khởi đầu của
gia đình là do ý thức trách nhiệm, sau đó tình yêu, tình thương mới nảy nở.
Phần lớn cha mẹ lựa chọn khá kĩ càng theo một chuẩn mực nhất định “lấy vợ
xem tông, lấy chồng xem giống”…
Trong xã hội ngày nay, công việc lựa chọn bạn đời lại chính là do các bạn

trẻ quyết định, còn ý kiến của cha mẹ nhiều khi chỉ là tham khảo.
Để có được hạnh phúc gia đình và tránh được những sai lầm, thì chúng ta
phải hiểu rằng: Việc hôn nhân là công việc rất hệ trọng, cần phải suy nghĩ đến
các chuẩn mực, tiêu chuẩn khi chọn bạn đời.
Theo “Giáo dục đời sống của gia đình”, tác giả Trần Trọng Thủy, có 3
tiêu chuẩn để chọn bạn đời. Thứ nhất, tình yêu là tiêu chuẩn đầu tiên của lựa
chọn bạn đời, chỉ có sức mạnh của tình yêu mới biến cái “tôi” thành cái “chúng
ta”. Thứ hai, người bạn đời là người đi đến cái đich chung của cuộc đời. Điều
đó đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhau về quan điểm sống, cách sống.Thứ ba,
trưởng thành về mặt cơ thể, tâm lí xã hội.
Theo các nhà xã hội học, tiêu chuẩn chọn bạn đời bao gồm:
1.

2.

Tiêu chuẩn chọn vợ
- Văn hóa cao
- Xinh đẹp
- Đảm đang
- Nghề nghiệp ổn định
- Khỏe mạnh
- Chung thủy

3.
4.

Tiêu chuẩn chọn chồng
- Văn hóa cao
- Đẹp trai
- Tài kiếm tiền

- Nghề nghiệp ổn định
- Có nhà cửa
- Chung thủy


Theo tác giả Minh Hà trong cuốn “Tìm bạn đời tri kỉ” đã tổng kết

5.

tiêu chí chọn bạn đời của thanh niên bao gồm các tiêu chí:
-

Tình yêu
Sức khỏe
Thông minh
Nghề nghiệp
Đạo đức
Theo Nguyễn Hoàng Vân “Bạn đời lí tưởng”, tác giả cho rằng

6.

thanh niên có tiêu chí chọn bạn đời có đặc điểm sau:
-

Tình yêu chân chính
Phẩm chất tốt
Ưa nhìn
Thông minh
Nghề nghiệp ổn định
Như vậy, thanh niên hiện nay có rất nhiều tiêu chí chọn bạn đời


7.

khác nhau, điều này phản ánh xu hướng lựa chọn bạn đời của thanh niên dựa
trên những tiêu chí này.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về sự lựa chọn bạn đời, nói

8.

chung lại, sự lựa chọn bạn đời là sự lựa chọn người chồng, người vợ
tương lai trên cơ sở các tiêu chuẩn được đặt ra, phù hợp với bản thân,
xã hội và tùy vào hoàn cảnh của mỗi cá nhân.
Trong thời đại ngày nay, thanh niên tự do yêu, tự do chọn bạn đời,

9.

vì thế mà họ cũng quan tâm tới các tiêu chí lựa chọn một người bạn
đời hợp với mình, đây là mối quan tâm đúng đắn, chính đáng bởi lẽ
chính sự lựa chọn này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình sau này
của họ.
Tóm lại, từ những quan điểm của các tác giả, thanh niên hiện nay

10.

có các tiêu chí chọn bạn đời như;
-

Hình thức
Trí tuệ, trình độ học vấn
Tình yêu

Nghề nghiệp ổn định
Đạo đức tốt


5.

Khỏe mạnh
Gia đình cơ bản
Thực trạng của việc lựa chọn bạn đời nhanh, kết hôn sớm

11.

Theo thông tin trên Baomoi.com, ngày 23/12/2010

12.

Vừa kết thúc phiên tòa xử ly hôn, Nguyễn Thúy Hồng, ở quận Cầu

Giấy nói trong tiếng nấc: “Bọn em yêu nhau từ khi học năm thứ 3 đại học. Do
nóng vội và dễ dãi trong chuyện tình cảm nên em đã có thai và buộc phải làm
đám cưới khi cả 2 vợ chồng đều chưa có công ăn việc làm. Rồi em sinh con,
không may cháu bị mắc bệnh hiểm nghèo. Do chưa thể tự lập về kinh tế nên vợ
chồng em sống phụ thuộc vào chu cấp của bố mẹ chồng. Hơn nữa, do thiếu kinh
nghiệm trong cách ứng xử nên mẹ chồng, nàng dâu thường xuyên nảy sinh mâu
thuẫn. Chẳng những không nhận được sự chia sẻ thông cảm từ chồng mà anh ấy
còn tỏ ra lạnh nhạt và thờ ơ với 2 mẹ con. Cuộc sống vợ chồng thường xuyên
xảy ra “chiến tranh lạnh”. Hơn 1 năm nay, anh ấy không đoái hoài gì đến hai mẹ
con em nữa. Em nghĩ rằng nếu kéo dài tình trạng này chỉ thêm đau khổ nên
quyết định ly hôn”. Một khi gia đình không còn là tổ ấm, những mâu thuẫn cứ
lặng lẽ hình thành, cuộn sóng, “cơm sôi không ai bớt lửa” nên giải pháp cuối

cùng là ly hôn. Xu thế hiện nay, ly hôn phần lớn rơi vào lớp trẻ, “không thích
sống chung thì chia tay”, đến cũng nhanh và chia tay còn chóng vánh hơn.
Người ta đua nhau cưới, rồi lại đua nhau ra tòa vì rất nhiều nguyên nhân.
13.

Trường hợp của Nguyễn Phương Nhung, ở quận Hoàn Kiếm là một

ví dụ. Cưới nhau mới được hơn một năm và vừa sinh con được 5 tháng, thấy
chồng bê trễ chuyện “vợ chồng”, về đến nhà là nằm dài, chơi với con, ăn cơm,
xem ti vi và lăn quay ra ngủ. Ấm ức, Nhung đoán già đoán non là chồng có bồ.
Thêm những xung đột nảy sinh với gia đình chồng khiến cô ấm ức. Cuối cùng
quyết định đơn giản là ly hôn.
14.

Nguyễn Ngọc Huyền cũng là người phải hứng chịu bi kịch từ việc

yêu do không tìm hiểu kỹ. Trải qua 2 cuộc tình thất bại khiến Huyền không còn
tin tưởng vào tình yêu. Chính vì vậy, khi được một người bạn giới thiệu, cô gật


đầu lên xe hoa với người chồng hiện tại sau 2 tháng tìm hiểu. Chỉ đến khi cưới,
cô mới phát hiện ra những đức tính xấu bị chồng che giấu. Anh ta thường xuyên
cờ bạc, rượu chè. Cứ về đến nhà, thấy Huyền than thở hay tỏ ý không hài lòng
là y như rằng cô bị người chồng mới cưới “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” kèm
theo những lời lẽ vô văn hóa. Không chịu nổi sự tra tấn về thể xác và tinh thần,
chưa đầy 1 năm sau ngày cưới, Huyền quyết định ly hôn. Thiệt hại cả kinh tế và
danh dự, nhưng cô đành tự an ủi mình: “May chưa có con nên còn có cơ hội làm
lại”.
15.


Theo báo anninhthudo.vn,

16.

Gia đình bà Mai (Nghĩa Đô, Hà Nội) đang trở nên rối loạn vì vợ

chồng người con trai mới cưới cuối năm ngoái lại đòi ra tòa. Lý do đơn giản
nhất “hai đứa cảm thấy vội vàng khi đã đến với nhau”. Mặc dù, con trai bà Mai
lấy người con gái đã yêu nhau 8 năm nhưng họ vẫn ra tòa vì không hợp. Hai vợ
chồng đều học cùng cấp III, yêu nhau từ ngày vào đại học. Bà Mai trần tình
"Con dâu tôi sang Úc du học sau khi tốt nghiệp đại học nhưng tình cảm của hai
đứa vẫn thắm thiết. Cuối năm ngoái khi nó về nước, thằng con trai về nhà bảo
bố mẹ cưới vợ ngay. Thấy bọn trẻ quấn quýt nên hai gia đình tổ chức đám cưới
luôn trong năm". Bà Mai than thở “cứ tưởng hai đứa sẽ gắn bó với nhau đến già,
ai ngờ hai vợ chồng trẻ luôn cãi vã từ những việc nhỏ nhất và khi không thể hòa
hợp được những điều tồn tại trong gia đình nhỏ họ quyết định đường ai nấy đi.
Tôi chỉ thấy lo cho bọn trẻ, nó quá nóng vội trong mọi chuyện, vừa mới vào đời
đã vội vấp ngã, đổ vỡ hôn nhân sẽ khiến chúng không còn niềm tin vào mái ấm
gia đình”. Cả hai vợ chồng con trai bà cãi nhau từ việc quần áo bừa bãi, chuyện
mùi hôi chân của chồng, chuyện ai rửa bát, ai đi chơi... Những tranh cãi đó
không bao giờ dừng lại. "Có lẽ những tranh cãi đó chỉ kết thúc ở phiên tòa ly
hôn" bà Mai chán nản khi nghĩ về cuộc hôn nhân của cậu con trai.
17.

Minh và Ánh (Tân Mai, Hà Nội) mới quen nhau chưa đầy 3 tháng

thì Ánh đã mang thai hai tháng. Hai gia đình vội vàng tổ chức cưới chạy cho
con trẻ. Từ ngày lấy nhau cả Minh và Anh đều cảm thấy không hợp. Những trận



chiến của họ tưởng chừng không bao giờ hết đã kết thúc tại phiên tòa xử ly hôn
1 năm sau đó.
18.

Cặp vợ chồng Hường – Bình (Kiến Xương, Thái Bình) có thời gian

3 năm tìm hiểu nhưng khi thành vợ thành chồng họ thường xuyên cãi vã. Hường
và Bình đều làm công nhân, từ ngày có con vợ chồng nghỉ về quê làm việc lặt
vặt. Hường chắt chiu trong khi Bình suốt ngày lêu lổng, ăn chơi. Không chịu
nổi cái tính thiếu trách nhiệm với gia đình của Bình, Hường đã viết đơn ly hôn.
Sau nhiều lần gửi đơn lên tòa, lại lên rút về cuối cùng họ quyết định chia tay sau
hai năm sống chung.
19.

Theo baobacgiang.com.vn,

20.

Ngày Rằm tháng Bảy, khi nhiều gia đình sum vầy làm cơm cúng

gia tiên, báo hiếu cha mẹ thì Đỗ Thị X (SN 1989) ở xã Bình Sơn (Lục Nam) gạt
nước mắt ôm con về ngoại gửi để đến Tòa án nhân dân (TAND) huyện làm thủ
tục ly hôn. Nộp lá đơn cho cán bộ tiếp nhận, X nghẹn giọng: “Có con rồi, em
đâu muốn ly hôn. Nhưng khuyên bảo mãi anh ấy vẫn không chịu tu tỉnh, thường
xuyên rượu chè say xỉn về đánh đập vợ con nên phải giải thoát chị ạ”.
21.

Tại phòng xử gần đó, Nguyễn Thị S (SN 1995), ở xã Thái Đào

(Lạng Giang) cũng đang chờ phiên xử ly hôn của mình. Qua mai mối, cuối năm

2014, S kết hôn với Trần Văn H (SN 1993) ở xã Phương Sơn (Lục Nam) mà
không biết người mình chọn lười biếng, nhiều tật xấu. Cưới được ít ngày, H bỏ
vợ ở nhà cùng bạn bè chơi bời thâu đêm, nhiều lần đi cả tuần mới về. Giận
chồng, S cũng tìm bạn giải khuây, giữa họ vì thế thường xuyên “cơm không
lành, canh chẳng ngọt”. Đến khi H “mượn” xe máy của mẹ vợ cắm lấy tiền tiêu
xài thì S quyết định ly hôn.
22.

Đây chỉ là hai trong số nhiều cặp vợ chồng đến TAND huyện Lục

Nam làm thủ tục ly hôn. Hơn 7 tháng qua, TAND huyện thụ lý 324 vụ, tăng 100
vụ so cùng kỳ năm trước. Theo ông Đặng Văn Bảo, Chánh án TAND huyện,
phần lớn đương sự còn trẻ, mới kết hôn vài năm, thậm chí vài tháng, có người ly
hôn 2-3 lần. Riêng nửa đầu tháng 8 có gần chục cặp vợ chồng từ 20- 26 tuổi đến


Tòa nộp đơn. Đây cũng là tình trạng chung ở các huyện, TP trong tỉnh. Đáng
chú ý, số vụ ly hôn tăng lên hằng năm. Thống kê của TAND tỉnh, từ ngày 1-102015 đến 31-7 năm nay, Tòa án 10 huyện, TP thụ lý mới 2.659 vụ, tăng 315 vụ
so cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, TAND tỉnh thụ lý, giải quyết 35 vụ có yếu tố
nước ngoài. Các địa phương có tình trạng ly hôn nhiều gồm: TP Bắc Giang (375
vụ), Lục Nam (475 vụ); Lạng Giang (335 vụ) Tân Yên (306 vụ). Đáng lo ngại,
phần lớn đương sự nộp đơn ly hôn là thanh niên từ 20-30 tuổi. Số vụ hòa giải
đoàn tụ, xin rút đơn chỉ chiếm vài phần trăm.
23.

Theo thẩm phán Nguyễn Thị Hương Giang, TAND TP Bắc Giang,

tình trạng ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ ngày càng tăng có trách nhiệm không
nhỏ từ phía gia đình. Nhiều người làm cha mẹ nhận thức đơn giản, quá dễ dãi
đối với hôn nhân của con cái. Có những bạn mới 18 tuổi, chưa có kiến thức cần

thiết về cuộc sống lứa đôi, kinh nghiệm tổ chức gia đình, quản lý chi tiêu, chăm
sóc con cái... nhưng vẫn được bố mẹ đồng ý cho kết hôn. Như vợ chồng Lê Thị
T (SN 1994) quê ở tỉnh Thái Bình và Lê Đức V (SN 1990) ở xã Song Khê vừa
được TAND TP cho ly hôn là ví dụ. Biết đôi trẻ quen qua mạng, chưa hiểu rõ về
nhau song hai gia đình vẫn tổ chức đám cưới. Về chung nhà, hai vợ chồng mới
phát hiện ra nhiều điểm trái ngược, thường xuyên cãi vã, xung đột. Thấy chồng
đi làm xa, T. ôm quần áo về nhà ngoại ở. Sinh con được vài tháng, người mẹ trẻ
bỏ con cho bố mẹ chồng chăm sóc để chạy theo những cuộc vui khác. Cuộc hôn
nhân của Đỗ Thị X ở xã Bình Sơn (Lục Nam) nói ở trên cũng diễn ra chóng
vánh sau vài tháng quen biết. Ông Đỗ Văn C, bố của X ân hận: "Tại chúng tôi
vội vàng cho con kết hôn mới ra nông nỗi!".
24.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất (Giám đốc Công ty An Việt

Sơn) khẳng định trong năm năm chung sống giới trẻ không hòa hợp nhau sẽ dễ
dẫn đến đổ vỡ. Lý giải điều này ông Chất đánh giá “giới trẻ hiện nay chuẩn bị
cho đám cưới của mình rất lớn, rất lâu nhưng họ lại quên đi việc chuẩn bị vốn
sống cho thời gian dài sau đám cưới”.


25.

Có những người con trai khi dẫn người con gái mình yêu về nhà

chỉ giới thiệu là người yêu mà quên không giới thiệu người nhà mình với người
yêu trước. Phải để cho người vợ tương lai của mình hiểu từng thành viên trong
gia đình để tạo ra văn hóa ứng xử khi gặp. Có như vậy, hôn nhân gia đình mới
tránh được những xung đột sau này.
26.


Đứng trước những khó khăn về kinh tế, vợ chồng nên thẳng thắn

chia sẻ với nhau, tìm cách khắc phục. Những gia đình trẻ tránh đổ vỡ nên nhớ
kỹ nên cảm thông cho nhau, chia sẻ. Có tình yêu nhưng không cảm thông cho
nhau tình yêu sẽ chết – Ông Chất nhấn mạnh.
27.

Theo các chuyên gia tâm lý, việc yêu nhanh, cưới gấp đang diễn ra

khá nhiều ở các bạn gái hiện nay, đặc biệt, lại ở một bộ phận những cô gái gần
30 tuổi, có học thức, trình độ. Tâm lý đến tuổi phải cưới và sợ mang tiếng ế
khiến nhiều bạn gái sẵn sàng “yêu như tên lửa”, và rồi "cưới khẩn trương"
người đàn ông mà mình không yêu chỉ cốt để được tuổi, chính điều đó sẽ dẫn
đến những bất hạnh trong đời sống vợ chồng sau này!
28.

Giới trẻ ngày càng yêu nhanh, cưới gấp, ly hôn sớm. Đôi khi chỉ là

yêu cho đỡ buồn, yêu vì vừa đổ vỡ tình cảm với tình yêu cũ, thậm chí chỉ là
“cặp kè” cho vui. Yêu đã nhanh như vậy, thì với các bạn trẻ hiện nay, việc cưới
là đương nhiên, theo đúng xu thế “yêu là cưới”. Thế nên mới có tình trạng khi
về sống chung không ai chịu ai nên kéo nhau ra tòa. Tuy không phải mọi đám
cưới bắt nguồn từ những cuộc tình vội vã kết thúc bằng giải quyết tại tòa án,
nhưng dường như sự chóng vánh trong tìm hiểu và yêu đương của các bạn trẻ
dẫn đến những cuộc hôn nhân không như ý muốn. Theo thống kê của Liên hợp
quốc, những năm gần đây, tỷ lệ ly hôn ở nhiều quốc gia trên thế giới có xu thế
gia tăng, trong đó có châu Á. Đặc biệt Hàn Quốc hiện trở thành nước có tỷ lệ ly
hôn cao thứ ba toàn cầu. Thậm chí, ở một nước phát triển như Mỹ, nhiều người
cũng không dám kết hôn do “sợ” ly hôn. Sự gắn bó, chung thủy của các cặp vợ

chồng trong gia đình trẻ hiện nay cũng rất đáng suy nghĩ. Xu hướng thiếu chung
thủy hay đồng thời tồn tại nhiều mối quan hệ “khác lạ” đang trở nên dễ thấy


hơn. Điều này xuất phát từ thực tế xã hội ngày nay đã nhẹ nhàng, cởi mở hơn
trước rất nhiều trong việc đánh giá các hành vi thiếu chuẩn mực. Tiến sĩ, bác sĩ
Trần Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đào tạo và phát triển cộng đồng
nhận xét: “Hiện nay thế hệ trẻ với suy nghĩ và lối sống khác biệt, họ coi trọng tự
do cá nhân và nghĩ cho bản thân hơn là những ràng buộc và trách nhiệm từ gia
đình. Bên cạnh đó, do thiếu kỹ năng sống nên các cặp vợ chồng trẻ đã không thể
giải quyết được mâu thuẫn khi chung sống. Vì thế, trước khi kết hôn các bạn
nên trang bị cho mình những kiến thức về hôn nhân, về giao tiếp trong gia đình,
về những kỹ năng sống khác như nuôi dạy con trẻ, kỹ năng khi đứa con chào
đời, kỹ năng xử lý những khác biệt về người bạn đời. Nên có sự chuẩn bị tâm lý
kỹ càng khi bước vào đời sống vợ chồng để khỏi hụt hẫng. Bí quyết sống chung
của nhiều cặp vợ chồng hạnh phúc là phải sống cởi mở, bao dung, để có thể dễ
dàng chấp nhận, thích nghi, bỏ qua thiếu sót của nhau. Quan trọng hơn, biết nén
“cái tôi” lại, biết sống vì người khác. Hạnh phúc chỉ bền vững với những người
kiên trì học hỏi trong hôn nhân…”.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.

40.
III.

Kết luận


41.

Thực trạng trên cho thấy, dù quen nhau bao lâu, trong thời gian ngắn hay

thời gian dài, nhưng trong vấn đề tìm hiểu, lựa chọn bạn đời hời hợt, không
nghiêm túc,.. sẽ dẫn đến tình trạng ly hôn sớm như người ta vẫn nói.
42.

Thế mới thấy việc lưa chọn bạn đời là giai đoạn vô cùng quan trọng. Hai

người đi đến hạnh phúc thăng hoa của tình yêu, chấp nhận những “thói hư tật
xấu” của nhau, hiểu nhau và cùng đồng lòng xây dựng tổ ấm, đó là hôn nhân
của hai người.
43.

Việc lựa chọn bạn đời và hạnh phúc gia đình có mối quan hệ mật thiết với

nhau. Gia đình hạnh phúc xuất phát từ việc nghiêm túc, tôn trọng giai đoạn tìm
hiểu bạn đời của mình. Và việc lựa chọn bạn đời hợp với các tiêu chí, chuẩn mà
bản thân đưa ra để kết hôn với người vợ hoặc người chồng của mình, tạo nên
một nửa yêu thương, tạo dựng tổ ấm hạnh phúc cho cuộc đời bản thân.
44.

Gia đình là nơi mỗi người tìm về khi gặp khó khăn trong bất cứ vấn đề gì,


hãy để gia đình được phát huy hết vai trò của mình, là nơi chia ngọt sẻ bùi của
tất cả những ai đã và sắp lập gia đình.
45.

Nâng cao vai trò của gia đình đối với bản thân của mỗi người, khi đó mỗi

người sẽ cố gắng hơn trong việc xây dựng và tạo lập hạnh phúc gia đình. Gia
đình có hạnh phúc thật sự hay không phụ thuộc vào cả hai vợ chồng có cùng
chung tay, góp sức, muốn tổ ấm của mình được hoàn thiện dần theo thời gian.
46.
47.
48.
49.
50.


51. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

/>
2.
3.

nhieu.html
/> />
4.

toa/c/5424916.epi
/>

5.

ly-hon-som/404940.antd
/>52.
53.
54.
55.
56.
57.
58.
59.
60.
61.
62.
63.
64.
65.


66.
Điểm kết luận của

67.

68.

bài thi

Chữ kí xác nhận của


69.

CB chấm thi

Chữ



xác nhận
của

Bằn

70.

71.

g số

Bằ

72.

CB

73.

CB

ng


chấm

chấm

nhận bài

ch

1

2

thi


75.

76.

77.

78.

79.
80.
81.
82.

83.

84.
85.
86.
87.
88.
89.
90.
91.
92.
93.
94.
95.
96.
97.

CB

74.


98.
99.

Họ và tên sinh viên: Hà Thị Cơ

Ngày sinh: 22/03/1995; Mã phách:

…………….........
100.


Lớp: 13CTL

Khoa: Tâm lý – Giáo dục

101.

Tên Tiểu luận: MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰA CHỌN BẠN ĐỜI VÀ HẠNH

PHÚC GIA ĐÌNH
102.

Học phần: Tâm lí học gia đình

103.

Giảng viên phụ trách: Cô Phạm Thị Mơ
Sinh viên kí

104.

tên
105.
106.
107.
108.
109.
110.
111.
112.
113.

114.
115.
116.
117.
118.


119.

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰA CHỌN BẠN ĐỜI VÀ
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
(Bài tiểu luận kết thúc học phần)

Học phần

: Tâm lí học Gia đình

Giảng viên phụ trách : Cô Phạm Thị Mơ
Mã phách

: ……………………….

Đà Nẵng, tháng 12 năm2016


120.




×