Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tư TƯỞNG về VAI TRÒ CỦA NHÀ nước TRONG nền KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.61 KB, 27 trang )

TƯ TƯỞNG VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG NỀN KINH TẾ
Trong lịch sử tư tưởng kinh tế đã có nhiều quan điểm khác nhau về vai
trò của Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Trường phái cổ điển, tiêu biểu là
Ađam smith với lý thuyết “bàn tay vơ hình” và cổ điển mới đã phủ nhận vai trò
của nhà nước; các trường phái kinh tế khác đều đề cao vai trò của nhà nước
trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử khác nhau, nhận
thức khác nhau nên vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường cũng được
các trường phái đề cập khác nhau. Dưới đây là vai trò của nhà nước trong nền
kinh tế thị trường của một số trường phái kinh tế tiêu biểu trong lịch sử:
1. Quan điểm của J.M.Keynes về vai trò của nhà nước
a. Cơ sở để J.M.Keynes đưa ra quan điểm nhà nước phải quản lý vĩ mô nền
kinh tế.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền ra đời thay
thế chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do. Dưới sự thống trị của các tổ chức độc
quyền làm cho quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng cao, sự bóc lột của
bọn tư bản độc quyền ngày càng tăng, quần chúng nhân dân ngày càng nghèo
khổ, nạn lạm phát gia tăng. Khủng hoảng kinh tế 1920 - 1921, mà đặc biệt là
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm 1929 – 1933 chứng minh
“Lý thuyết tự do kinh tế” của trường phái cổ điển và cổ điển mới đã trở nên lỗi
thời không đáp ứng được sự vận động phát triển mới của nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa với trình độ xã hội hố ngày càng cao của lực lượng sản xuất.
Lý luận kinh tế chính trị mác-xít đã mang lại sức sống cho chủ nghĩa xã
hội song lại là vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp công nhân chống lại chủ nghĩa
tư bản, nên bọn tư bản độc quyền lo sợ... Tất cả những điều đó địi hỏi sự ra đời
một lý thuyết kinh tế mới có khả năng thích ứng với lợi ích của bọn tư bản độc

1


quyền. Từ đó đã xuất hiện lý thuyết kinh tế chủ nghĩa tư bản có điều tiết, người


sáng lập ra nó là J.M.Keynes.
b. Nội dung của lý thuyết về điều tiết kinh tế của nhà nước
Keynes đã phê phán quan điểm của trường phái cổ điển và cổ điển mới
về cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở tự điều tiết của thị trường. Trên cơ sở phân
tích các yếu tố trong nền kinh tế thị trường như: việc làm, lãi suất, tiết kiệm; xu
hướng tiêu dùng giới hạn và mối quan hệ giữa các yếu tố đó, Keynes rút ra kết
luận: cùng với “việc làm” tăng sẽ làm tăng thu nhập, do đó cũng làm tăng
tiêu dùng; nhưng sự gia tăng tiêu dùng nói chung chậm hơn sự gia tăng thu
nhập. Nói cách khác, là tiết kiệm có khuynh hướng tăng lên nhanh hơn so
với sự gia tăng tiêu dùng. Điều đó làm cho cầu tiêu dùng (cầu hiệu quả) bị
giảm sút tương đối. Vì vậy, sẽ nảy sinh tình trạng trì tệ, khủng hoảng kinh
tế và thất nghiệp.
Theo Keynes, muốn có cân bằng kinh tế, nhà nước phải can thiệp vào
kinh tế, qua đó khuyến khích các khuynh hướng tâm lý của con người như
khuynh hướng tiêu dùng, khuynh hướng đầu tư... nhằm bảo đảm kích thích được
tổng cầu (bao gồm cả cầu đầu tư và cầu tiêu dùng), thực hiện tồn dụng nhân
cơng, tạo ra cân đối kinh tế ổn định và bảo đảm tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở
đó, sẽ khắc phục được khủng hoảng, thất nghiệp và tạo nên sự ổn định chính trị xã hội.
Theo Keynes, để khắc phục tình trạng thiếu hụt cần đầu tư thì nhà nước
phải sử dụng ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư tư nhân và bản thân nhà
nước cũng phải tích cực chủ động đầu tư. Theo Keynes, đầu tư vào lĩnh vực nào
cũng tốt, kể cả các lĩnh vực phi sản xuất và không có lợi cho xã hội như: sản xuất
các phương tiện chiến tranh, chạy đua vũ trang, quân sự hoá nền kinh tế, thậm
chí Keynes cho rằng chính phủ Anh cứ thuê người đem chôn các két bạc ở các
khu mỏ hoang rồi lại đào lên cũng là biện pháp tăng cầu, nhằm giải quyết việc

2


làm, có thêm thu nhập, khắc phục được khủng hoảng và thất nghiệp. Từ đó, ơng

đưa ra các kiến nghị, cụ thể là:
- Nhà nước cần tăng cường đầu tư vào các ngành thuộc lĩnh vực xã hội,
y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, du lịch...
- Nhà nước phải tăng thêm đơn đặt hàng của mình đối với các sản phẩm
và dịch vụ của các tổ hợp công nghiệp, các hãng lớn về hàng không vũ trụ, xây
dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng... Keynes cho rằng, đây là biện
pháp chủ động tăng cầu về tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và cầu về sức lao
động nhằm tăng khối lượng việc làm. Qua phân tích số nhân đầu tư, Keynes cho
rằng đầu tư của nhà nước sẽ kích thích đầu tư của tư nhân và do đó hiệu quả đầu
tư của tư bản sẽ tăng.
- Nhà nước cần sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thơng tiền tệ
để điều tiết nền kinh tế nhằm mục đích kích thích lịng tự tin, tính lạc quan của
các nhà kinh doanh để họ tích cực đầu tư. Keynes cho rằng, để làm được việc đó
thì nhà nước phải thực hiện trợ cấp về tài chính, tín dụng thơng qua ngân sách
nhà nước để bảo đảm sự đầu tư và sự ổn định về lợi nhuận cho tư bản độc quyền.
Phải tăng thêm số lượng tiền tệ vào lưu thông để giảm lãi suất cho vay nhằm
kích thích các nhà kinh doanh tăng cường vay vốn, mở rộng đầu tư tư bản. Đồng
thời thực hiện “lạm phát có kiểm sốt” để làm tăng giá cả hàng hố một cách vừa
phải, từ đó hiệu quả giới hạn của tư bản sẽ tăng lên, các nhà kinh doanh sẽ thu
được lợi nhuận nhiều hơn. Keynes cho rằng, việc thực hiện “lạm phát có kiểm
sốt” là biện pháp hữu hiệu để kích thích thị trường mà khơng gây ra sự nguy
hiểm. Để bù đắp thiếu hụt của ngân sách nhà nước do tăng đầu tư của nhà nước
và trợ cấp tài chính... cần phải in thêm tiền giấy, phát hành cơng trái và sử dụng
cơng cụ thuế.
- Chính sách thuế: theo Keynes, việc sử dụng công cụ thuế không chỉ
đơn thuần là tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mà cịn có tác dụng điều

3



tiết, kích thích nền kinh tế. Vì thế, cần phải tăng thuế đối với người lao động để
điều tiết bớt một phần tiết kiệm từ thu nhập của họ, đưa vào ngân sách nhà nước
để mở rộng đầu tư. Đối với nhà kinh doanh phải được giảm thuế để nâng cao
hiệu quả của tư bản, nhằm kích thích các nhà kinh doanh tăng cường đầu tư.
Theo Keynes, vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước nhằm bảo đảm
điều chỉnh được tổng cầu và sự cân bằng của nền kinh tế, không chỉ thể hiện ở
việc điều chỉnh nâng cao cầu đầu tư, mà còn thể hiện ở việc điều chỉnh nâng cao
cầu tiêu dùng. Keynes cho rằng, để nâng cao cầu tiêu dùng cần phải thực hiện
các biện pháp khuyến khích tiêu dùng cá nhân đối với các tầng lớp dân cư. Cụ
thể, đối với người lao động, khơng phải là tăng lương mà là khuyến khích họ tiêu
dùng trước thu nhập của họ (thơng qua tín dụng tiêu dùng). Đối với tầng lớp giàu
có, nhà nước nên tăng thuế và tăng phí tiêu dùng các sản phẩm cao cấp, sản
phẩm xa xỉ, đồng thời phát triển mạnh các dịch vụ du lịch, dịch vụ vui chơi giải
trí để khuyến khích họ tiêu tiền.
Tóm lại: Lý thuyết kinh tế của Keynes đã có những đóng góp nhất
định vào sự phát triển của lịch sử tư tưởng kinh tế nhân loaị. Đặc biệt là tư
tưởng về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, lý thuyết kinh tế của Keynes lại quá đề cao vai trò kinh tế
của nhà nước, xem nhẹ các quy luật kinh tế khách quan; các biện pháp can
thiệt của nhà nước, nhất là chính sách thuế cịn bộ lộ nhiều mâu thuẫn, vì
khi đã tăng thuế thu nhập đối với dân cư thì sẽ hạn chế cầu tiêu dùng.
Phương pháp phân tích kinh tế của Keynes cịn mang nặng tính chủ
quan, không dựa vào sự vận động của các qui luật kinh tế khách quan để phân
tích kinh tế, mà chủ yếu dựa vào tâm lý xã hội. Keynes đã sai lầm khi giải thích
nguyên nhân của thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế là do các nhân tố tác động
làm giảm tổng cầu, như tâm lý tiêu dùng của dân chúng, tâm lý tiết kiệm, chính
sách lỗi thời, bảo thủ của nhà nước... Đó chỉ là những hiện tượng bề ngồi, cịn

4



bản chất của vấn đề đã được C.Mác khẳng định, là do tính chất sản xuất vơ chính
phủ của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa gây ra.
Sai lầm lớn nhất của Keynes là biện pháp khuyến khích tiêu dùng cá
nhân, đã kích thích lối sống hưởng thụ, thực dụng. Keynes đã coi chiến tranh,
coi tăng chi phí quân sự là một trong những biện pháp để mở rộng đầu tư nhằm
giải quyết thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế, bảo đảm cân bằng cung - cầu. Sai
lầm này của Keynes mang tính chất phản động, hiếu chiến, kích thích quân sự
hố nền kinh tế, chạy đua vũ trang, bn bán vũ khí...
Vào những năm cuối của thế kỷ XIX và ba thập kỷ đầu của thế kỷ XX,
lý thuyết kinh tế của Keynes đã ra đời và giữ vị trí thống trị trong hệ thống tư
tưởng kinh tế tư sản; nó là cơ sở tiền đề và thể hiện lợi ích của chủ nghĩa tư bản
độc quyền nhà nước. Thời kỳ này, lý thuyết Keynes đã được vận dụng vào điều
chỉnh nền kinh tế ở hầu hết các nước tư bản phát triển và đã mang lại hiệu quả
không nhỏ. Song nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển đến mức độ nhất
định, thì các giải pháp dựa trên lý thuyết Keynes tỏ ra khơng cịn hiệu quả,
khơng khắc phục được những căn bệnh mới nảy sinh trong nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa như trì trệ và lạm phát... Vì thế, các nhà kinh tế học tư sản đã tiếp tục
kế thừa có phê phán, bổ sung và phát triển lý thuyết Keynes và hình thành nên
trường phái Keynes mới. Trường phái này gồm ba trào lưu: một là, những người
Keynes phái hữu, họ đã lấy lý thuyết Keynes làm cơ sở nền tảng cho lý luận của
trường phái mình; ủng hộ chế độ tư bản độc quyền, ủng hộ thực hiện giải pháp
khuyến khích nhà nước chạy đua vũ trang, quân sự hoá nền kinh tế để kích thích
sự phát triển kinh tế nhằm giải quyết những khó khăn về kinh tế - xã hội của chủ
nghĩa tư bản. Hai là, những người Keynes tự do, cũng theo Keynes bảo vệ lợi ích
của bọn tư bản độc quyền, nhưng họ khơng ủng hộ qn sự hố nền kinh tế, chạy
đua vũ trang, họ chống lại chiến tranh và cho rằng chiến tranh khơng phải là lối
thốt cho nền kinh tế. Ba là, những người Keynes phái tả, sau này tiếp tục phát

5



triển thành trường phái sau Keynes. Về cơ bản họ vẫn coi lý thuyết Keynes là cơ
sở lý luận của trường phái mình, nhưng họ chống lại độc quyền và ủng hộ lợi ích
của giai cấp tư sản vừa và nhỏ.
Sự kế thừa, bổ sung và phát triển lý thuyết Keynes có thể khái quát như
sau:
Một là, phái Keynes mới đã đi sâu nghiên cứu, phát triển những tư tưởng
của Keynes về lý luận như: tiêu dùng, tiết kiệm, lãi suất, tiền công, giá cả, tổng
cung, tổng cầu.
Họ ủng hộ quan điểm của Keynes về khuynh hướng tiêu dùng giới hạn,
nhưng có bổ sung thêm so với Keynes về khuynh hướng tiêu dùng giới hạn ngắn
và dài hạn. Họ cho rằng, kinh qua thời gian sẽ dẫn đến một sự gia tăng tiết kiệm
cao hơn là sự gia tăng của thu nhập; nhưng ai cũng gia tăng tiêu dùng, thì một
phần tiết kiệm sẽ trở thành tiêu dùng. Tỷ lệ tiết kiệm sẽ không nhất thiết tăng
thêm cùng với sự nâng cao của tổng thu nhập. Tỷ lệ tiết kiệm ấy độc lập với thu
nhập tuyệt đối. Họ cho rằng tỷ lệ tiết kiệm phụ thuộc vào nhiều nhân tố, nhưng
trong đó có hai nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi tỷ lệ tiết kiệm là tỷ lệ
lãi suất và quan hệ giữa thu nhập tương lai và thu nhập hiện tại. Họ còn đưa thêm
yếu tố văn hố xã hội vào phân tích tâm lý tiêu dùng, và cho rằng tập tục văn hoá
cũng tác động đến cầu tiêu dùng.
Khi xem xét tổng cung, tổng cầu, họ nhất trí là phải dựa trên cơ sở giá
cả, tiền công “cố định”, nhưng không phải như quan niệm của Keynes là tổng
cung có một vai trị thụ động trong quan hệ cung - cầu.
Hai là, phái Keynes mới đã bổ sung thêm về nguyên nhân chu kỳ kinh
doanh và bổ sung thêm nguyên tắc “gia tốc” cho nguyên lý số nhân đầu tư.
Họ đã bổ sung cho việc phân tích nguyên nhân khủng hoảng kinh tế là
do các động lực phát triển kinh tế bị yếu đi, mà các động lực này là do sự tác
động của các yếu tố bên ngoài như: dân số tăng lên chậm chạp, khơng cịn các


6


vùng đất “tự do”, tiến bộ kỹ thuật tăng chậm, những cuộc chiến tranh, những
cuộc bầu cử... Từ đó, họ đưa ra lý thuyết về chu kỳ kinh doanh chính trị.
Họ cho rằng, nếu nhân tố bên ngoài là nguyên nhân của chu kỳ kinh
doanh, của khủng hoảng kinh tế, thì sự “mất dần chi phí” hay “tăng dần tiết
kiệm” là nhân tố bên trong của chu kỳ. Từ đó, họ đưa ra nguyên tắc “gia tốc” để
bổ sung cho nguyên lý số nhân đầu tư của Keynes. Thực chất, nguyên tắc gia tốc
là lý thuyết về các nhân tố quyết định vấn đề đầu tư. Nó phản ánh mối liên hệ
giữa tăng sản lượng và tăng đầu tư. Theo nguyên tắc đó, để vốn đầu tư tiếp tục
tăng lên, thì sản lượng bán ra phải tăng lên liên tục.
Ba là, phái Keynes mới tán thành với tư tưởng nhà nước can thiệp vào
kinh tế của Keynes, nhưng phần lớn những người Keynes mới không áp dụng
nguyên vẹn lý thuyết Keynes mà có sửa đổi, bổ sung lý thuyết Keynes về vai trò
của nhà nước và cơ chế thị trường. Họ đã giải thích rõ hơn về tầm quan trọng của
cơ chế thị trường và khả năng tự điều chỉnh trong ngắn hạn. Đồng thời làm rõ
thêm vai trò điều tiết của nhà nước thông qua các công cụ như chính sách tài
chính, kế hoạch hố... Họ cho rằng, để bù đắp cho sự thâm hụt ngân sách nhà
nước thì phải tăng thuế thu nhập, tăng nợ nhà nước, thực hiện “lạm phát có kiểm
sốt”. Nhưng có người lại nhấn mạnh đến việc tăng thuế thu nhập, và cho rằng
mức thuế suất từ 25% - 30% tiền lương chưa phải là giới hạn nộp thuế. Một số
người lại nhấn mạnh biện pháp tăng nợ nhà nước bằng phát hành công trái và
vay nước ngồi, họ cho đó là biện pháp chủ yếu để thu hút vốn cho ngân sách
nhà nước. Một số người lại nhấn mạnh việc thực hiện “lạm phát có kiểm sốt”,
và cho rằng phải in thêm tiền đưa vào lưu thơng để bù đắp chi phí nhà nước.
Nhưng đa số những người Keynes mới cho rằng, trong thực tế, việc tăng thuế,
tăng lạm phát để tăng chi phí nhà nước sẽ làm giảm cầu có khả năng thanh tốn
của dân cư, nên khơng phải là những biện pháp để khắc phục khủng hoảng kinh
tế.


7


Họ đã phê phán Keynes về tư tưởng dùng lãi suất để điều chỉnh kinh tế.
Theo họ, phải sử dụng cơng cụ kế hoạch hố để điều chỉnh kinh tế nhằm bảo
đảm sự thay đổi cơ cấu kinh tế và nhịp độ phát triển của nền kinh tế một cách
thích hợp. Họ đã phân biệt kế hoạch hoá “mệnh lệnh” và kế hoạch hoá của “kinh
tế thị trường”. Họ phê phán kiểu kế hoạch hố “mệnh lệnh”, đó là kế hoạch có
tính chất pháp lệnh tập trung quan liêu; họ cho đó là kế hoạch hố của phát xít
Hít-le và của chủ nghĩa xã hội.
Bốn là, khi trào lưu Keynes phái tả tiếp tục được phát triển dưới tên gọi
“những người sau Keynes”, họ đã áp dụng các quan điểm hệ thống kinh tế - xã
hội vào nghiên cứu kinh tế. Vấn đề trung tâm trong lý thuyết của họ là tăng
trưởng và phân phối, không phải là việc làm như quan niệm của Keynes. Họ cho
rằng, nhịp độ tăng trưởng sản xuất phụ thuộc vào việc phân phối thu nhập quốc
dân, phụ thuộc vào mối liên hệ giữa lượng thu nhập và lượng tiết kiệm. Theo họ,
hướng điều chỉnh của nhà nước là phải nâng cao nhịp độ tăng trưởng kinh tế
bằng cách phân phối lại thu nhập quốc dân có lợi cho việc tăng lợi nhuận. Họ
ủng hộ tư tưởng phải tăng cường sự điều chỉnh kinh tế của nhà nước, thực hiện
tập trung hoá và xác định các kế hoạch, các chương trình phát triển kinh tế có
tính chiến lược dài hạn.
2. Quan điểm của chủ nghĩa tự do mới về vai trị của nhà nước
a, Hồn cảnh xuất hiện lý thuyết về nền kinh kế thị trường xã hội ở
Cộng hoà Liên bang Đức
Sau đại chiến thế giới lần thứ II, nền kinh tế Tây Đức bị tàn phá nghiêm
trọng. Chính quyền Quốc xã để lại một hệ thống kinh tế kế hoạch hoàn toàn loại
bỏ cơ chế thị trường, tước bỏ quyền tự do cơ bản về kinh tế. Sở hữu tư liệu sản
xuất về hình thức nằm trong tay tư nhân, nhưng chính phủ Quốc xã lại xoá bỏ
quyền tự do sử dụng của các doanh nghiệp, xố bỏ cơ chế hình thành giá tự do.

Việc khôi phục nền kinh tế Tây Đức sau chiến tranh đặt ra nhu cầu bức thiết tìm

8


kiếm một mơ hình lý thuyết thích hợp. áp dụng chủ nghĩa tự do cổ điển hay áp
dụng lý thuyết “chủ nghĩa tư bản điều tiết ” của J. Keynes đối với nền kinh tế là
một câu hỏi lớn đặt ra lúc bấy giờ ở Tây Đức. Nằm trong trào lưu phục hồi chủ
nghĩa tự do kinh tế, các nhà kinh tế học Tây Đức đã từ chối mơ hình kinh tế chỉ
huy, nhưng cũng khơng chấp nhận mơ hình chủ nghĩa tự do cổ điển. Trong các
quan điểm phục hồi tư tưởng tự do kinh doanh thì đáng chú ý nhất là lý thuyết về
“kinh tế thị trường xã hội ” của Allfred Muller Armack, người đã đề xướng khái
niệm “kinh tế thị trường xã hội ”, ủng hộ chủ nghĩa tự do kinh doanh nhưng có
trật tự.
Cơ sở lý luận của “ kinh tế thị trường xã hội ” bắt nguồn từ tư tưởng
kinh tế tự do mới của phái Phơ-ran-phuốc. Phái này vừa phê phán lối quản lý tập
trung, vừa khơng tán thành mơ hình kinh tế thị trường tự do vơ chính phủ của
kinh tế học cổ điển. Họ chủ trương: Nhà nước có trách nhiệm thiết lập một nền
kinh tế hoạt động tự do nhưng có trật tự, trong đó mỗi người dân đều có phần
đóng góp tích cực của mình.
Lý luận “kinh tế thị trường xã hội ” được triển khai bằng cuộc cải cách
tiền tệ năm 1948 cho phép sự tự do hình thành giá cả trên nhiêù thị trường. Đồng
thời nó được đảm bảo bằng 3 đạo luật quan trọng: “Luật hỗ trợ đầu tư” năm
1952 quy định về việc gây quỹ công nghiệp và thương mại và sử dụng để hỗ trợ
các ngành công nghiệp khai mỏ, cung cấp điện, thép; “Luật bãi bỏ các hạn chế
thương mại” năm 1957 nhằm đảm bảo tự do cạnh tranh; “Luật ngoại thương”
năm 1961 chính thức hố việc áp dụng các ngun lý thị trường vào hoạt động
ngoại thương, đưa nền kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức hội nhập vào cơ cấu
kinh tế quốc tế.
b, Những nội dung cơ bản của lý thuyết nền “kinh tế thị trường xã hội”

“Kinh tế thị trường xã hội ” thực chất là kinh tế thị trường tư bản
chủ nghiã có sự điều tiết của nhà nước ở mức độ nhất định với các đặc trưng: sở

9


hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; bảo đảm cạnh tranh tự do, hoạt động kinh tế tự
do; cố gắng tối đa để cho thị trường điều tiết hoạt động, nhưng lúc cần thiết để
bảo đảm an toàn xã hội và tiến bộ xã hội, nhà nước có thể can thiệp để thiết lập
và bảo vệ trật tự bình thường, giúp cho thị trường hoạt động trôi chảy.
Những nội dung cơ bản của lý thuyết “kinh tế thị trường xã hội” được
thể hiện rõ ở việc xác định những nguyên tắc của “kinh tế thị trường xã hội” so
với các lý thuyết khác; xác định vai trò của cạnh tranh, của yếu tố xã hội và của
nhà nước trong mơ hình này.
- Những ngun tắc cơ bản của “ kinh tế thị trường xã hội”
Thứ nhất, trong so sánh với các quan điểm kinh tế thị trường tự do của
các trường phái khác, các nhà kinh tế học của “kinh tế thị trường xã hội” cho
rằng, đây không phải là sự kết hợp giữa nền kinh tế thị trường hoạt động theo
phương thức cũ (kinh tế thị trường tự do) với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa hoạt
động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, mà (theo cách diễn đạt của Muller
Armack) là sự “kết hợp nguyên tắc tự do với nguyên tắc công bằng xã hội trên
thị trường” hướng vào mục tiêu: 1. Khuyến khích tối đa sáng kiến cá nhân; 2. Cố
gắng tối đa thực hiện cơng bằng xã hội, xố bỏ tình trạng nghèo khổ của một bộ
phận dân cư, hạn chế lạm phát và thất nghiệp. Con đường để đạt các mục tiêu đó
là: ra sức tăng trưởng kinh tế, cố gắng phân phối công bằng, thực hiện bảo hiểm
xã hội và phúc lợi cơng cộng. Do đó, “kinh tế thị trường xã hội” khác với cái gọi
là “nền kinh tế thị trường tự do” của Mỹ.
- Thứ hai, nền “kinh tế thị trường xã hội” biểu hiện qua 6 tiêu chuẩn cụ
thể sau đây:
1.


Quyền tự do cá nhân trong hành động kinh tế để bảo đảm cho thị

trường hoạt động trôi chảy.
2.

Thực hiện các nguyên tắc cơ bản về công bằng xã hội thơng qua các

chính sách xã hội phù hợp nhằm giúp đỡ những người không trực tiếp tham gia

10


q trình kinh tế, bởi thị trường khơng giải quyết được vấn đề này
3.

Quá trình kinh doanh theo chu kỳ, bảo đảm ổn định kinh tế-xã hội.

Nếu để cho thị trường tự do điều tiết thì nền kinh tế sẽ vận động theo chu kỳ,
người ta không thể giải quyết được các trường hợp đình trệ, khủng hoảng gây
mất ổn định kinh tế- xã hội. Vì thế bên cạnh việc kết hợp yếu tố tự do và yếu tố
xã hội, cần phải có những chính sách tăng trưởng kinh tế và chính sách cơ cấu để
thực hiện 2 nguyên tắc chủ yếu là tự do cá nhân và công bằng xã hội.
4.

Chính sách tăng trưởng phải tạo ra q trình phát triển liên tục về

kinh tế, tạo ra những kích thích nhằm hiện đại hố năng lực sản xuất cả ở những
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5.


Chính sách cơ cấu. Khi giải quyết vấn đề dài hạn về điều chỉnh cơ

cấu do tác động của cơ chế thị trường tự do thì phải thực hiện một chính sách cơ
cấu thích hợp để có biện pháp uốn nắn những sự phát triển bất lợi về cơ cấu.
6.

Bảo đảm tính tương hợp của cạnh tranh với tất cả các hành vi của

các chính sách kinh tế đã nêu ở trên. Điều đó có nghĩa là mọi biện pháp can thiệp
của nhà nước bằng các chính sách phải phù hợp với quy luật của thị trường.
- Vai trò của cạnh tranh và các chức năng của nó trong “kinh tế thị
trường xã hội”.
- Vai trò của cạnh tranh. Trong “kinh tế thị trường xã hội”, yếu tố cạnh
tranh được đặc biệt quan tâm, song đó là cạnh tranh có hiệu quả. Để cạnh tranh
có hiệu quả không thể thiếu được sự bảo hộ, hỗ trợ của chính phủ. Cạnh tranh có
hiệu quả được coi là yếu tố trung tâm và không thể thiếu của “kinh tế thị trường
xã hội ”. Nó là yếu tố quyết định diễn biến của thị trường. Để duy trì cạnh tranh,
phải tôn trọng quyền tự do của các doanh nghiệp.
- Chức năng của cạnh tranh. Trên cơ sở đề cao vai trò của cạnh tranh,
các nhà sáng lập “ kinh tế thị trường xã hội ” đã cho rằng, cạnh tranh có 8 chức
năng sau đây:

11


1 Sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu. Thông qua cạnh tranh, các
nguồn lực sẽ đựơc phân phối đến những nơi có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất. Tuy nhiên, chức năng này khơng phải hồn mỹ mà vẫn có những sai lệch.
2


Khuyến khích tiến bộ kỹ thuật do những người tham gia cạnh tranh

muốn kiếm lợi nhuận siêu ngạch.
3

Phân phối thu nhập. Cạnh tranh sẽ cung cấp một sơ đồ phân phối

thu nhập lần đầu.
4

Thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Trong cạnh tranh, thị

trường sẽ là thị trường của người mua, họ sẽ là người bỏ phiếu quyết định sản
phẩm nào được tái sản xuất.
5

Đảm bảo tính linh hoạt của sự điều chỉnh. Cạnh tranh là cơng cụ

cho phép duy trì sự di chuyển liên tục các nguồn lực đến nơi sử dụng có hiệu quả
nhất. Do đó nó sẽ đảm bảo tính linh hoạt của sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
6

Kiểm sốt sức mạnh kinh tế. Cạnh tranh có hiệu quả vẫn dẫn tới

hình thành các lực lượng độc quyền. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh được
duy trì thì những vị trí độc quyền chỉ tồn tại trong một thời gian. Nếu sức mạnh
kinh tế của các tổ chức độc quyền dẫn đến hạn chế cạnh tranh thì phải dùng các
biện pháp chống độc quyền.
7


Kiểm sốt sức mạnh chính trị. Chấp nhận nguyên tắc tự do cạnh

tranh, chính phủ phải hạn chế vai trò hỗ trợ, can thiệp. Trước khi hành động,
chính phủ phải cân nhắc xem có cần thiết khơng? Theo nghiã này, cạnh tranh
kiểm sốt sức mạnh chính trị.
8

Bảo đảm quyền tự do lựa chọn và hành động cá nhân. Cạnh tranh có

hiệu quả đem lại quyền tự do tối đa cho các doanh nghiệp và cá nhân lựa chọn
cách hành động ứng xử phù hợp với các quy luật của thị trường và lợi ích của
mình.
Với 8 chức năng nói trên, cạnh tranh có hiệu quả tạo ra những điều kiện

12


cho nền “ kinh tế thị trường xã hội ” hoạt động trơi chảy. Do đó, cần phải chống
lại những nguy cơ đe doạ cạnh tranh.
- Những nguy cơ đe doạ cạnh tranh:
1

Từ phía nhà nước. Với tư cách là một cơ quan quản lý xã hội, nhà

nước có thể dựa vào sức mạnh hành chính; hoặc với tư cách là bạn hàng trên lĩnh
vực thương mại, nhà nước dựa vào thế lực kinh tế là ngân sách nhà nước có thể
bóp méo, làm suy yếu cạnh tranh.
2


Từ phía tư nhân. Các doanh nghiệp có thể dùng các thủ đoạn liên

minh dọc hoặc ngang để khống chế thị trường; hoặc áp dụng các biện pháp phân
biệt đối xử, tẩy chay hàng hoá, cấm vận đối với bạn hàng.
Từ đây để bảo vệ cạnh tranh, các nhà sáng lập “kinh tế thị trường xã hội ”
đưa ra các yêu cầu bảo vệ cạnh tranh. Về nguyên tắc, có thể giao cho tư nhân hoặc
nhà nước. ở CHLB Đức, trách nhiệm chủ yếu được giao cho chính phủ. Chính phủ
sử dụng hai cơng cụ: xử lý hành chính và xử lý hình sự để bảo vệ cạnh tranh.
- Vai trò của yếu tố xã hội
Các nhà sáng lập “kinh tế thị trường xã hội” cho rằng, trong nền kinh tế
thị trường tự do, thị trường không giải quyết được các vấn đề xã hội. Sự cạnh
tranh tự do có đem lại kết quả tối ưu cho các hoạt động kinh tế, nhưng dễ dẫn
đến các xung đột xã hội, gây mất ổn định cho quá trình tái sản xuất. Trong nền “
kinh tế thị trường xã hội ” nguyên tắc tự do phải được kết hợp chặt chẽ với
nguyên tắc công bằng xã hội. Do đó, yếu tố xã hội có vai trò rất quan trọng, làm
nên sự khác biệt của lý thuyết này trong so sánh với các lý thuyết khác về nền
kinh tế thị trường. Yếu tố xã hội mà “kinh tế thị trường xã hội ” muốn biểu đạt
là:
1

Nâng cao mức sống của các nhóm dân cư có mức thu nhập thấp nhất.

2

Giúp các thành viên của xã hội chống lại những khó khăn về kinh tế

và xã hội do những rủi ro trong cuộc sống gây nên.

13



Để đạt các mục tiêu trên, cần dựa vào các công cụ sau:

-

Tăng trưởng kinh tế. Nhờ tăng trưởng kinh tế mà tăng thu nhập,

giảm tỷ lệ thất nghiệp. Do đó, tăng trưởng kinh tế đã bao hàm yếu tố xã hội.

-

Phân phối thu nhập cơng bằng. Điều đó liên quan đến: quy mô và

tốc độ tăng lương so với tăng lợi nhuận; cơ cấu hệ thống thuế điều tiết thu nhập
của các tầng lớp dân cư; ổn định giá cả.

-

Bảo hiểm xã hội. Thực hiện hệ thống bảo hiểm xã hội như: bảo

hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn…

-

Phúc lợi xã hội, gồm các khoản trợ cấp xã hội của nhà nước cho

những người không nơi nương tựa, hoặc trợ cấp về nhà ở cho người độc thân có
thu nhập quá thấp.

-


Ngồi ra cịn có các biện pháp khác của chính sách xã hội như trợ

cấp sinh đẻ, trợ cấp nuôi con.
- Vai trị của chính phủ
Nếu nền kinh tế thị trường tự do khơng thừa nhận vai trị của nhà nước
trong điều tiết kinh tế, thì nền “kinh tế thị trường xã hội” cần một chính phủ
mạnh, nhưng sự can thiệp của chính phủ chỉ cần thiết ở những nơi khơng có cạnh
tranh có hiệu quả và những nơi cần phải bảo vệ cạnh tranh, cần kích thích những
nguyên tắc cơ bản của “kinh tế thị trường xã hội” mà không thể trao vào tay tư
nhân. Tuy nhiên, sự can thiệp của chính phủ cũng chỉ ở mức độ hợp lý, tuân theo
hai nguyên tắc: hỗ trợ và tương hợp thị trường.
- Nguyên tắc hỗ trợ. Nguyên tắc này giữ vai trò chỉ đạo khi giải quyết
vấn đề nhà nước có can thiệp hay khơng? và can thiệp đến mức nào nhằm bảo vệ
và khuyến khích các yếu tố cơ bản của nền “kinh tế thị trường xã hội” là: cạnh
tranh có hiệu quả; ổn định tiền tệ; bảo vệ sở hữu tư nhân; bảo đảm an ninh xã hội
và công bằng xã hội.

14


Nguyên tắc tương hợp thị trường: thể hiện ở việc ban hành và thực hiện
các chính sách can thiệp vào kinh tế không được đi ngược lại các yêu cầu các
quy luật của kinh tế thị trường. Điều đó được thể hiện rõ ở 4 chính sách dưới đây
mà chính phủ Cộng hịa Liên bang Đức thực hiện:
+ Chính sách tồn dụng nhân cơng. Vai trị của chính phủ đối với việc
tồn dụng nhân cơng là hỗ trợ việc thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm
tạo ra nhiều chỗ làm việc cho người lao động; đồng thời nhà nước hỗ trợ thơng
qua các biện pháp của chính sách cơ cấu và chính sách lãnh thổ ở cấp vùng cũng
như tồn Liên bang.

+ Chính sách tăng trưởng. Chính phủ hỗ trợ cho các ngành kinh tế dự
kiến có thể tăng sức mạnh cạnh tranh hoặc hỗ trợ cho các chương trình phát triển
vùng, nơi có tài ngun và nhân lực thuận lợi.
+ Chính sách chống chu kỳ. Chính phủ sử dụng chính sách mua hàng
thật nhiều trong giai đoạn khủng hoảng, mua thật ít trong thời kỳ thịnh vượng để
tác động vào tổng cầu của nền kinh tế.
+ Chính sách thương mại. Chính phủ tránh biện pháp bảo hộ mậu dịch,
nhưng trong trường hợp cần có thể dùng biện pháp ngoại lệ nhưng phù hợp yêu
cầu của thị trường như: quản lý giá một số mặt hàng quan trọng, ban hành các
tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo vệ hàng nội, hạn chế nhập khẩu.
+ Trực tiếp đầu tư vào các cơng trình cơng cộng hoặc vào những doanh
nghiệp có tầm quan trọng với quốc kế dân sinh bằng cách mua cổ phần. Đến cuối
năm 1990, chính phủ đã tham gia cổ phần ở 411 công ty với mức cổ phần tham
gia ở mỗi cơng ty ít nhất là 25%, mức đủ để có quyền phủ quyết các quyết định
của những công ty này.
3. Các lý thuyết kinh tế của trường phái “Trọng tiền” hiện đại ở Mỹ.
a, Hoàn cảnh xuất hiện

15


Chủ nghĩa tự do mới phát triển ở Mỹ dưới tên gọi “Chủ nghĩa bảo thủ
mới ”. Một trong những trào lưu đó là trường phái “Trọng tiền” hiện đại do một
nhóm trí thức trường đại học Chi Ca Gơ phát triển nhằm chống lại học thuyết
của J. Keynes trong việc tìm kiếm giải pháp chống lạm phát, kích thích tăng
trưởng. Đứng đầu trường phái này là Millton Friedman, nhà kinh tế học Mỹ (gốc
Hung ga ry) sinh năm 1912 tại New York, giáo sư đại học Chi Ca Gô, đỗ tiến sỹ
ở đại học Cô Lôm Bia tại New York năm 1946 và nhận giải Nôben kinh tế năm
1976. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế được M.Friedman trìn bày tập
trung ở lý thuyết chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc dân.

Đây là lý thuyết nổi tiếng của M.Friedman và phái “Trọng tiền” hiện
đại. Nội dung cơ bản của lý thuyết này bao gồm hai vấn đề chính là: quan hệ
giữa mức cung tiền tệ với sản lượng quốc gia và quan hệ giữa khối lượng tiền
cung ứng với lạm phát.
- Mức cung tiền ( Ms) là nhân tố có tính quyết định đến việc tăng sản
lượng quốc gia.
Phê phán lý luận của trường phái Keynes khi cho rằng: chính sách tài
chính ảnh hưởng tới các biến số của kinh tế vĩ mô, trường phái “Trọng tiền” hiện
đại cho rằng, nó chỉ liên quan đến phân phối thu nhập quốc dân cho quốc phòng
và tiêu dùng cơng cộng, cịn các biến số của kinh tế vĩ mô như sản lượng quốc
gia, việc làm... phụ thuộc vào mức cung tiền tệ .
Dựa vào công thức của I. Fisher

M.V = P.Q

(Trong đó, M là mức cung tiền tệ; V là số vòng quay của đồng tiền
xem xét; P là giá cả; Q là sản lượng và P . Q = GDP )
Phái “ Trọng tiền ” hiện đại lập luận rằng, vì V ổn định nên các biến số
của kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào mức cung tiền tệ. Nếu M s tăng thì sản lượng
quốc gia, việc làm sẽ cũng tăng theo. Để giải thích vấn đề này, M. Friedman cho
rằng, cầu tiền tệ ( Md) có tính ổn định cao. Ơng đưa ra cơng thức xác định mức

16


cầu danh nghĩa về tiền như sau:
Md = f ( Yn , i )
Trong đó Y là thu nhập danh nghĩa; i là lãi suất danh nghĩa.
ở đây M.Friedman cho rằng Md là kết quả của sự thay đổi về thu nhập,
cịn lãi suất khơng có ý nghĩa tác động dến M d . Đây là điểm khác biệt với quan

niệm của J.Keynes. Nếu J.Keynes coi động lực dân chúng giữ tiền là tính khơng
ổn định của lãi suất nên Md là hàm số của lãi suất i; thì M.Friedman coi động lực
duy nhất để dân chúng giữ tiền lại là việc đưa khối lượng hàng hoá ra thị trường,
mà khối lượng hàng hố này có tính ổn định nên M d có tính ổn định cao, Md là
hàm số của thu nhập Y.
Trong khi đó, theo M.Friedman, Ms lại có tính chất khơng ổn định do nó
phụ thuộc vào các quyết định mang tính chủ quan của các cơ quan quản lý tiền
tệ, của Cục dự trữ Liên bang (FED) Ngân hàng Trung ương của Mỹ. Từ đây
M.Friedman giải thích tình trạng khủng hoảng của kinh tế Mỹ năm 1929-1933 là
do FED phát hành một khối lượng tiền ít hơn so với mức cầu về tiền tệ; do đó
khơng đủ tiền để mua hàng hoá, dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa. Do vậy,
ông đề nghị phải chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong mỗi thời kỳ để điều
chỉnh các biến số của kinh tế vĩ mô. Theo đó, trong thời kỳ khủng hoảng, chính
phủ cần tăng khối lượng tiền tệ cung ứng; ngược lại, trong thời kỳ ổn định, chính
phủ nên giảm bớt khối lượng tiền tệ cung ứng. Nhìn chung, để nền kinh tế và thu
nhập quốc dân tăng một cách ổn định, ông cho rằng hàng năm cần tăng khối
lượng cung ứng tiền tệ thêm từ 3-4%.
Nhận xét lý thuyết về mối quan hệ giữa mức cung tiền tệ với sản lượng
quốc gia có thể dễ dàng nhận thấy sự bất hợp lý trong cách giải thích của
M.Friedman. Bản chất của mối quan hệ này chính là quan hệ giữa tiền ( T ) và
hàng ( H ), trong đó T chỉ là loại hàng hoá đặc biệt làm phương tiện trung gian
trong trao đổi. Chính khối lượng H tăng cao trong khi số vòng quay của đồng

17


tiền đang xem xét khơng đổi đã địi hỏi phải có số lượng T trong lưu thơng lớn
hơn chứ khơng phải là ngược lại như M.friedman giải thích.
- Quan hệ giữa khối lượng tiền cung ứng và lạm phát.
Xuất phát từ cơng thức


M . V = P. Q

M.Friedman suy ra

P.Q

M=
V
Vì đã giả định V ổn định; Q không phụ thuộc hoặc phụ thuộc rất ít
vào M nên sự thay đổi mức cung tiền tệ sẽ làm thay đổi gía cả P. Nếu mức cung
tiền tệ M (dù là tiền giấy hay tiền vàng) tăng sẽ làm cho giá cả tăng theo, gây
nên lạm phát. Từ đây phái “Trọng tiền” hiện đại coi lạm phát là căn bệnh nan
giải của xã hội tư bản chứ không phải là thất nghiệp. M.Friedman cho rằng: thất
nghiệp là hiện tượng bình thường trong nền kinh tế thị trường và đưa ra khái
niệm “tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên” là tỷ lệ thất nghiệp mà xã hội chấp nhận được,
còn lạm phát là căn bệnh nguy hiểm; việc sử dụng chính sách tăng cung tiền tệ
của chính phủ dễ làm nảy sinh lạm phát. Do đó ơng u cầu hạn chế sự can thiệp
của nhà nước và ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế.
Điểm hạn chế trong lý thuyết này của M.Friedman là ở chỗ ông đã
coi việc cung ứng nhiều tiền vàng cũng là một ngun nhân gây lạm phát. Đó là
điều khơng đúng.
4. Các quan điểm kinh tế của trường phái “Trọng cung” ở Mỹ
a.

Hoàn cảnh xuất hiện

Trường phái “Trọng cung” xuất hiện ở Mỹ vào năm 1980 do yêu cầu tìm
kiếm con đường giải quyết nhịp độ tăng trưởng kinh tế và duy trì năng suất lao
động. Đại biểu của trường phái này là Arth Laffer, Jede Winniski, Norman Ture.

- Đối lập với trường phái “Trọng cầu”, họ phê phán chính sách thuế và
biện pháp kích cầu của trường phái Keynes. Họ cho rằng: khối lượng sản xuất là

18


kết quả của chi phí. Việc tăng chi phí sẽ mang lại những kích thích kinh tế và
làm tăng cung. Đến lượt nó, cung mới sẽ tạo ra cầu mới. Nhờ vậy mà nền kinh tế
sẽ đạt được trạng thái lý tưởng: ở đó cung sẽ tự tạo ra cầu, khủng hoảng sản xuất
thừa bị loại trừ. Như thế, để kích thích tăng trưởng khơng phải là kích cầu mà là
ở chỗ tăng năng suất, nhờ đó mà tăng cung. Con đường để tăng năng suất là kích
thích lao động, đầu tư và tiết kiệm. Do vậy, họ phủ nhận quan điểm của J.Keynes
coi tiết kiệm là nguồn gốc sinh ra sản xuất thừa, là nhân tố làm giảm việc làm và
quy mô hoạt động kinh tế. Họ cho rằng, muốn có bất cứ tốc độ tăng trưởng nào
cũng địi hỏi phải có tiết kiệm; chỉ có bộ phận thu nhập quốc dân dành cho tiết
kiệm mới có thể đảm bảo cho đầu tư và bù đắp thâm hụt ngân sỏch.
- Pờê pỏán cớính ỏách tuế cao aa J.Keynes, tờng pỏii Tọng cung
cho ằng, tuế uất cao ẽ àm iảm ứcộ à quy ụô iết iệm. Theo h, tit
kim hụm nay là thu nhập của tương lai. Do đó cần phải giảm thuế, áp dụng
chính sách thuế thấp chứ khơng phải là chính sách thuế cao. Điều đó được mơ tả
bằng đường cong Laffer dưới đây.

Tæng thuÕ

M

Møc thuÕ

ở đây khi mức thuế suất bằng 0 thì tổng thu bằng 0. Khi mức thuế suất là
50%


100%

100% thì tổng thu cũng bằng 0 vì khơng ai muốn sản xuất. Tổng thu sẽ tăng dần
lên cùng mức thuế suất; giả định mức thuế suất 50% thì tổng thu đạt cao nhất (điểm
M). Khi mức thuế suất cao hơn, tổng thu sẽ giảm do người dân trốn thuế hoặc
không đầu tư sản xuất kinh doanh nữa. Từ sự phân tích này, trường phái “Trọng

19


cung” đề nghị cắt giảm thuế sẽ làm tăng thu nhập và sản lượng quốc gia. Trong
thực tế, lý thuyết này ảnh hưởng mạnh đến chính sách kinh tế của chính quyền
Rigân giai đoạn 1979-1983 và hiện nay cũng đang là tiêu chí mà tổ chức thương
mại thế giới WTO yêu cầu đối với các nước khi gia nhập tổ chức này. Tuy nhiên,
vẫn tồn tại nhiều hoài nghi về lý thuyết này. Nhiều người cho rằng cắt giảm thuế
sẽ làm giảm thu nhập quốc dân và làm tăng thâm hụt ngân sách.
5. P.A. Samuelson về vai trò kinh tế của nhà nước
Quan niệm về nền "kinh tế hỗn hợp" có mầm mống từ cuối những
năm 30 của thế kỷ XIX. Giai đoạn sau, quan niệm này được các nhà kinh tế
Mỹ tiếp tục nghiên cứu và được giáo sư P.A.Samuelson phát triển trong lý
thuyết về kinh tế học.
Từ những thành cơng và hạn chế trong q trình vận dụng lý thuyết
của trường phái cổ điển và tân cổ điển với việc tuyệt đối hóa vai trị tự điều tiết
của cơ chế thị trường (bàn tay vơ hình) và trường phái Keynes đề cao vai trò
điều tiết kinh tế của nhà nước (bàn tay hữu hình), P.A.Samuelson đã đa ra lý
thuyết kết hợp cả hai bàn tay, tức là sử dụng cả cơ chế thị trường và vai trò điều
tiết nhà nước để phát triển kinh tế. Ông cho rằng "cả thị trường và Chính phủ
đều cần thiết cho một nền kinh tế vận hành lành mạnh".
Khi phân tích cơ chế thị trường, các đại biểu của trường phái chính

hiện đại cho rằng, "bàn tay vơ hình" cũng đa nền kinh tế đến những thất bại.
Đó là những khuyết tật có tính khách quan của hệ thống thị trường và nó gây
ra những tác động bên ngồi như: ơ nhiễm nguồn ưnớc, khơng khí... mà doanh
nghiệp khơng phải trả giá cho sự ô nhiễm này. Hoặc là các tệ nạn khủng
hoảng, thất nghiệp, sự phân phối thu nhập bất bình đẳng do hệ thống thị
trường sinh ra.

20


P.A.Samuelson cho rằng, không nên quá "say mê vẻ đẹp" của cơ chế thị
trường. Và để khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, theo ơng cần có
sự can thiệp của "bàn tay hữu hình", đó chính là vai trị kinh tế của nhà nước.
Vai trị của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường
Theo P.A.Samuelson, vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị
trường được thể hiện thơng qua bốn chức năng chính:
- Thứ nhất: xây dựng khuôn khổ pháp luật.
Chức năng này vượt ra khỏi khuôn khổ của kinh tế học. Thực hiện
chức năng này, Chính phủ phải đề ra những thể chế kinh tế mà các doanh
nghiệp, người tiêu dùng và bản thân Chính phủ cũng phải tuân thủ. Thể chế
kinh tế bao gồm: các quy định về tài sản, các quy tắc về hợp đồng và hoạt
động kinh doanh, các trách nhiệm tương hỗ của liên đoàn lao động, ban quản
lý và nhiều luật lệ để xác định môi trờng kinh tế.
Về nhiều mặt, các quyết định của khuôn khổ pháp luật xuất phát từ
mối quan hệ vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế đơn thuần. Các luật lệ đa ra nhằm
đáp ứng những giá trị và quan điểm được đồng tình rộng rãi về sự công bằng
hơn là qua một sự phân tích kinh tế được mài dũa cẩn thận về chi phí và lợi
lộc. Nhưng khn khổ pháp luật có thể tác động sâu sắc tới các ứng sử tinh tế
của con ngời.
Thứ hai: Sửa chữa những thất bại của thị trường để thị trường hoạt

động có hiệu quả.
Trong hệ thống kinh tế cạnh tranh, thị trường hoạt động khơng có hiệu
quả do tác động của độc quyền cũng như tác động từ bên ngoài.
Một là, trong nền kinh tế, các tổ chức độc quyền lợi dụng ưu thế của
mình chi phối giá cả để thu lợi nhuận cao và vì thế, phá vỡ ưu thế cạnh tranh
hoàn hảo. Do vậy, phải có sự can thiệp của nhà nư ớc để hạn chế độc quyền,
đảm bảo tính hiệu quả của cạnh tranh thị trường. Trong nền kinh tế thị trường

21


ln tồn tại cạnh tranh hồn hảo và cạnh tranh khơng hồn hảo. Cạnh tranh
hồn hảo xảy ra khi trên thị trường có đủ một số lợng doanh nghiệp hoặc mức
độ cạnh tranh đạt tới mức, khơng có một doanh nghiệp nào có thể ảnh hư ởng
đến giá cả hàng hóa nào đó. Như vậy, chỉ có cạnh tranh hồn hảo mới đảm
bảo thị trường hoạt động có hiệu quả. Cạnh tranh khơng hồn hảo hay độc
quyền xảy ra khi trên thị trường người độc quyền và chính là người duy nhất
cung cấp một loại hàng hóa, vì thế, có khả năng tác động đến giá cả hàng hóa
đó trên thị trường, làm cho giá cả cao hơn mức hiệu quả, làm biến dạng về cầu
và sản xuất, xuất hiện siêu lợi nhuận. Lợng lợi nhuận mà ngời độc quyền thu
được có thể được sử dụng vào những hoạt động vơ ích như mua ảnh hưởng và
sự bảo hộ của ngành lập pháp; quảng cáo lừa dối... Do vậy, không thể coi mọi
hoạt động độc quyền là tất yếu. Chính phủ phải xây dựng luật chống độc quyền
và các luật lệ kinh tế để làm tăng hiệu quả của hệ thống thị trường cạnh tranh
khơng hồn hảo.
Hai là, nhà nước phải can thiệp để ngăn ngừa và khắc phục những tác
động từ bên ngoài ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của thị trường. Những
tác động bên ngoài xảy ra khi doanh nghiệp hoặc con ng ời tạo ra chi phí lợi
ích cho doanh nghiệp hoặc con người khác mà doanh nghiệp hoặc con người
đó khơng được nhận đúng lợi ích mà họ cần đợc nhận hoặc không phải trả

đúng số chi phí mà họ phải trả. Chẳng hạn:
- Doanh nghiệp A sử dụng tài nguyên như nước và không khí sạch
mà khơng phải trả tiền cho những người dân sống trong bầu khơng khí bị ơ
nhiễm và nguồn nước bị bẩn.
- Hay, doanh nghiệp B đóng giữa khu vực sinh sống của dân c . Doanh
nghiệp thuê một người bảo vệ có hình dáng dữ tợn bảo vệ nhà máy, làm cho
bọn lưu manh vì sợ mà khơng dám hành nghề ở các khu cư dân lân cận; những
hộ gia đình này khơng phải trả tiền cho doanh nghiệp.

22


Như vậy, tác động bên ngoài làm cho thị trường hoạt động khơng hiệu
quả. Chính phủ phải xây dựng và sử dụng những luật lệ để điều chỉnh kinh tế,
nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực từ bên ngoài, như: việc khai thác cạn
kiệt tài ngun khống sản; ơ nhiễm khơng khí và nguồn nước sạch; chất thải
cơng nghiệp... gây nguy hiểm cho thức ăn, nước uống...
Ba là, Chính phủ phải đảm nhiệm sản xuất hàng hóa cơng cộng.
Trường phái chính cho rằng: hàng hóa tư nhân là loại hàng hóa nếu đã sử
dụng thì người khác khơng sử dụng được nữa. Hàng hóa cơng cộng là loại
hàng hóa nếu một người đã hoặc đang dùng thì người khác vẫn có thể sử dụng
được. Chẳng hạn, khơng khí trong sạch và quốc phịng là hàng hóa cơng cộng.
Hàng hóa này có đặc điểm:
- Về kỹ thuật, một người tiêu dùng mà khơng làm giảm số lượng sẵn
có đối với việc khác.
- Không loại trừ bất cứ ai ra khỏi việc tiêu dùng này, trừ việc trả giá
quá đắt.
Thực tế, để sản xuất hàng hóa cơng cộng phải đầu tư lớn, thời gian thu
hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp và thậm chí khơng có lợi nhuận. Bởi vậy, tư
nhân khơng muốn sản xuất hàng hóa cơng cộng. Mặt khác, những hàng hóa

cơng cộng có ý nghĩa quan trọng cho quốc gia như quốc phòng, an ninh, luật
pháp, trật tự trong nước... thì Chính phủ phải trực tiếp nắm giữ và sản xuất.
Bốn là, Thuế: để sản xuất hàng hóa cơng cộng và duy trì hoạt động
của bộ máy, Chính phủ phải chi một lượng tiền rất lớn. Toàn bộ khoản chi đó
của Chính phủ, phần lớn được trả bằng thuế thu được. Do đó, tất cả mọi người
đều phải chịu luật thuế. Sự thực, tồn bộ cơng dân tự mình lại đặt gánh nặng
thuế lên vai mình và mỗi người trong số họ đều được hưởng phần hàng hóa
cơng cộng do Chính phủ sản xuất và cung cấp.

23


Như vậy, sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường là để nâng cao
hiệu quả hoạt động của thị trường. Chính phủ ban hành luật lệ đi đường và
mua hàng hóa cơng cộng như đường sá..., do đó tạo điều kiện cho tư doanh
hoạt động thuận lợi, kiềm chế sự lạm dụng của các doanh nghiệp, khi họ có ý
đồ tham lam, muốn độc quyền chiếm đường, đe dọa sinh mạng, tài sản và
kiềm chế hoạt động của các doanh nghiệp và công dân.
- Thứ ba: Đảm bảo sự công bằng trong nền kinh tế quốc dân.
Với giả định, cơ chế thị trường hoạt động lý tưởng nhất, vẫn thấy rằng
sự phân hóa, bất bình đẳng sinh ra từ kinh tế thị tr ường là khách quan. Một hệ
thống thị trường có hiệu quả vẫn có thể gây ra sự bất bình đẳng lớn.
P.A.Samuelson cho rằng, một quốc gia chi phí về thức ăn cho gia súc vật ni
làm cảnh trong nhà nhiều hơn chi phí cho giáo dục đại học ng ười nghèo, thì
đó là một khuyết điểm của việc phân phối thu nhập chứ không phải là của thị
trường. Một cơng dân nào đó được thừa kế 500 dặm mét vuông đất, các công
ty dầu lửa đề nghị trả ông ta 50 triệu USD một năm về số đất đó. Ơng ta có
nhất thiết được hưởng thu nhập lớn như vậy không? Bởi vậy, phải thông qua
những chính sách để phân phối lại thu nhập. Thơng thường, Chính phủ sử
dụng các cơng cụ:

- Thuế lũy tiến: Đây là một cơng cụ của Chính phủ để điều tiết thu
nhập trong xã hội. Thuế luỹ tiến là việc đánh thuế người giàu có tỷ lệ thu nhập
lớn hơn người nghèo. Loại thuế này đợc áp dụng cho thuế thu nhập và thuế
thừa kế.
- Xây dựng hệ thống hỗ trợ thu nhập giúp đỡ người già, người tàn tật,
bảo hiểm thất nghiệp cho những người khơng có cơng ăn việc làm.
- Trường hợp đặc biệt, Chính phủ phải trợ cấp tiêu dùng cho những
nhóm người có thu nhập thấp bằng cách phát tem phiếu thực phẩm, trợ cấp y
tế, cho thuê nhà rẻ...

24


- Thứ tư: ổn định kinh tế vĩ mơ.
Q trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã gặp phải những thăng
trầm của chu kỳ lạm phát (giá cả cao) và suy thối (nạn thất nghiệp cao). Có
những thời kỳ hiện tượng này rất dữ dội. Chẳng hạn, thời kỳ siêu lạm phát ở
Đức trong những năm 1920 và thời kỳ đại suy thoái ở Mỹ trong những năm
1930.
Với những đóng góp trí tuệ của J.M.Keynes, của những ngời ủng hộ
ông và những ngời phê phán ông, chúng ta hiểu rõ hơn nhiều cách làm thế nào
để kiểm soát những thăng trầm của chu kỳ kinh doanh. Chúng ta hiểu, sử dụng
thận trọng quyền lực và tiền tệ và tài chính của Chính phủ có thể ảnh h ưởng
đến sản lượng, việc làm và lạm phát. Quyền lực và tài chính của Chính phủ là
quyền đánh thuế và chi tiêu. Quyền lực về tiền tệ của Chính phủ bao hàm việc
điều tiết tiền tệ và hệ thống ngân hàng để xác định mức lãi suất và điều kiện
tín dụng. Thơng qua việc sử dụng hai công cụ trung tâm trên, Chính phủ có
thể chi phối được sản lượng, việc làm và giá cả của một nền kinh tế. Và phần
nào do tác động của các chính sách trên, nền kinh tế thị tr ường thế giới đã được chứng kiến một thời kỳ phát triển cha từng có từ sau chiến tranh thế giới
thứ II đến đầu những năm 1970.

Cùng với những thành công của nền kinh tế, lại xuất hiện những hạt
giống của sự thất bại. Bằng cách đảm bảo một thời kỳ nhiều việc làm và tăng
trởng nhanh, nhiều quốc gia đã vơ tình ni dõng một nền kinh tế trong đó
nhân dân bắt đầu cho rằng phồn vinh là lẽ đương nhiên. Nhiều quốc gia đảm
bảo cho công nhân và ngời hưởng thu nhập định kỳ mức sống trong điều kiện
thời tiết tốt và điều kiện thời tiết xấu là như nhau. Trong điều kiện hệ thống
giá cả, tiền lương và hỗ trợ thu nhập có những điểm cứng nhắc. Đến những
năm 70, khi những rối loạn xảy ra nh hai lần tăng mạnh giá dầu lửa, mất mùa
ngơ, trục trặc trong hệ thống tài chính quốc tế, mọi cố gắng của Chính phủ

25


×