Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GỖ CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH FTA GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.91 KB, 88 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU GỖ CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN MINH KINH
TẾ Á ÂU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH FTA
GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU

Sinh viên thực hiện:

Lê Thị Thanh Hà

Mã sinh viên:

1311110176

Lớp :

Anh 16 – K52 – Kinh tế

Giáo viên hƣớng dẫn:

PGS, TS Đỗ Hương Lan

Hà Nội, tháng 12 năm 2016
1



MỤC LỤC
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG
MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU VÀ THỊ TRƢỜNG
ĐỒ GỖ LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU ..................................................................12
1.1. Khái quát về Hiệp định thƣơng mại tự do FTA ...................................12
1.1.1. Khái niệm ......................................................................................12
1.1.2. Nội dung chính .............................................................................15
1.1.3. Phân loại .......................................................................................17
1.1.4. Tác động kinh tế-thương mại của FTA .....................................19
1.2.

Giới thiệu nội dung cơ bản của Hiệp định thƣơng mại tự do Việt

Nam – Liên minh kinh tế Á- Âu .........................................................................21
1.2.1. Mục tiêu Hiệp định Liên minh Kinh tế Á Âu .............................21
1.2.2. Cam kết các bên trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam –
Liên minh kinh tế Á – Âu ..................................................................................22
1.2.3. Những nội dung Hiệp định liên quan đến xuất khẩu hàng gỗ
Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á Âu ...........................................................25
1.3.

Giới thiệu thị trƣờng đồ gỗ Liên minh Kinh tế Á Âu ..................27

1.3.1. Quy mô thị trường ........................................................................27
1.3.2. Đặc điểm các nước trong thị trường Liên minh Kinh tế Á Âu ..29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG GỖ VIỆT NAM
SANG LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU VÀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM SANG KHU VỰC NÀY KHI
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC VIỆT NAM- LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU CÓ
HIỆU LỰC ...............................................................................................................36

2.1. Thực trạng chung về hàng gỗ Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á
Âu ..........................................................................................................................36
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu ....................................................................36
2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu...........................................................................37
2


2.1.3. Thị trường các nước xuất khẩu ....................................................40
2.1.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn với hoạt động xuất khẩu gỗ Việt
Nam sang Liên minh Kinh tế Á Âu qua các nhân tố tác động khi Hiệp định
FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu có hiệu lực ....................................47
2.2. Cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu của hàng gỗ Việt Nam sang
Liên minh kinh tế Á- Âu khi Hiệp định có hiệu lực .........................................54
2.2.1. Mở rộng thị trường xuất khẩu .......................................................54
2.2.2. Thị trường có sức tiêu thụ lớn và giá trị cao .................................55
2.2.3. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành chế biến gỗ .......56
2.2.4. Xuất khẩu tại chỗ...........................................................................56
2.2.5. Thuận lợi nhập khẩu máy móc trang thiết bị từ Liên minh Kinh
tế Á Âu ................................................................................................................57
2.2.6. Kích thích các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường năng lực cạnh
tranh ...................................................................................................................58
2.3. Thách thức đối với xuất khẩu gỗ Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á
Âu...........................................................................................................................59
2.3.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm..................................59
2.3.2. Khó khăn trong do rào cản địa lý .................................................60
2.3.3. Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu .....................................61
2.3.4. Phương thức và đồng tiền thanh toán ..........................................62
2.3.5. Cơ chế phòng vệ đặc biệt và một số sản phẩm không cam kết ....63
2.3.6. Năng lực cạnh tranh trên thị trường .............................................64
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GỖ

SANG THỊ TRƢỜNG LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU TRONG THỜI GIAN
TỚI............................................................................................................................66
3.1. Quan điểm và xu hƣớng mục tiêu phát triển ngành gỗ đẩy mạnh
xuất khẩu gỗ chế biến của Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á Âu ..............66

3


3.1.1. Quan điểm định hướng phát triển ngành gỗ ...............................66
3.1.2. Mục tiêu phát triển ngành gỗ Việt Nam .......................................67
3.1.3. Dự báo định hướng một số mặt hàng gỗ xuất khẩu sang thị
trườang liên minh kinh tế Á Âu trong thời gian tới ........................................67
3.2. Một số biện pháp để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất
khẩu gỗ sang thị trƣờng Liên minh kinh tế Á Âu.............................................70
3.2.1. Đối với Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan ............................70
3.2.2. Đối với Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIETFORES) ..........78
3.2.3. Đối với các doanh nghiệp gỗ Việt Nam ........................................80
KẾT LUẬN .....................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................86

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

:Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BYR


:Đồng Rúp Belarus

CIF

:Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí

CTC

:Sự thay đổi phân loại mã số thuế hàng hóa ở HS 2, 4, 6 chữ số

EAEU

:Liên minh Kinh tế Á Âu

FTA

:Hiệp định Thương mại tự do

FOB

:Giao hàng qua lan can tàu

FSC

:Chứng chỉ rừng

GATT

:Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch


GDP

:Tổng thu nhập quốc dân

KNXK

:Kim ngạch xuất khẩu

KNNK

:Kim ngạch nhập khẩu

KZT

:Đồng Tenge Kazakhstan

L/C

:Thư tín dụng

RUB

:Đồng Rúp Nga

SPS

: Hiệp định về Áp dụng các Biện pháp Vệ Sinh Dịch tễ

T.T.R


:Phương thức chuyển tiền bằng điện

TBT

:Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại

USD

:Đô la Mỹ

VAC

:Hàm lượng giá trị gia tăng

VIETFORES

:Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam

VN

:Việt Nam

VND

:Việt Nam đồng

WB

: Ngân hàng Thế giới


5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thị trường tiêu thụ đồ gỗ Liên minh Kinh tế Á Âu………………28
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam giai đoạn 20082015………………………………………………………………………………...36
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Liên
bang Nga từ 2009 đến 2015………………………………………………………..37
Bảng 2.3. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu đồ gỗ nội thất và các loại ghế
khung gỗ trong cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Liên minh Kinh
tế Á Âu từ 2011-2015……………………………………………….............……..40
Bảng 2.4. Kim ngạch nhập khẩu gỗ sản phẩm gỗ của Nga từ một số nước trên
thế giới qua các năm từ 2011-2015………………………………………………...42
Bảng 2.5. Kim ngạch nhập khẩu hàng gỗ của Belarus từ một số nước trên thế
giới giai đoạn 2011-2015…………………………………………………………..44
Bảng 2.6. Kim ngạch nhập khảu gỗ từ một số nước của Armenia giai đoạn
2011-2015………………………………………………………………….............46
Bảng 2.7. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gỗ Việt
Nam sang Liên minh Kinh tế Á Âu………………………………………………..47

6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tỷ trọng tiêu thụ gỗ rừng tròn cho công nghiệp năm 2015 trên
thế giới……………..……………………………………………………………....29
Biểu đồ 1.2. Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Kyrgyzstan năm 2015………..29
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm bằng gỗ của Việt Nam sang Liên
minh Kinh tế Á Âu từ 2011-2015 …………………..……………………………..39

Biểu đồ 2.2. Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam của thị trường Liên
minh Kinh tế Á Âu………………………………………………………………...41
Biểu đồ 2.3. Kim ngạch xuất khẩu của một số nước tiêu biểu sang thị trường
Liên bang Nga giai đoạn 2011 – 2015 ………………………………………….....43
Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu
của Kazakhstan…………………………………………………………………….44
Biểu đồ 2.5. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng gỗ của Kazakhstan giai đoạn
2011-2015……………………………………………………….…………………45
Biểu đồ 2.6. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Kyzgyzstan giai đoạn
2011-2015………………………………………………………………………….46

7


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu rộng và mở rộng quan hệ hơn với thế

giới thông qua việc tham gia rất nhiều Hiệp định tự do thương mại đa phương, song
phương, trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Kể từ
1995, sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tăng cường thúc đẩy các hoạt động
thương mại, trở thành thành viên WTO, APEC. Đồng thời trong bối cảnh vòng đàm
phán Doha về Hiệp định tự do thương mại toàn cầu đã kết thúc mà chưa đạt được
kết quả như mong muốn do số lượng tham gia của các quốc gia quá lớn và tác động
của nhiều nhân tố khác. Tuy nhiên các quốc gia vẫn tìm cách đẩy mạnh hợp tác khu
vực hay tự do thương mại ở phạm vi hẹp hơn, Việt Nam cũng tìm cách ký kết tham
gia các điều khoản song phương hay cùng các nước ASEAN ký kết các Hiệp định
như: ASEAN – Nhật Bản ; ASEAN – Trung Quốc; Việt Nam – Nhật Bản; Việt

Nam – Chile;… Cùng với đó, Việt Nam cũng đang đàm phán FTA với 5 khu vực và
nền kinh tế khác. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng hơn nữa, mà tiêu biểu gần đây nhất chính là Hiệp định đối tác thương mại tự
do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu chính thức có hiệu lực từ 05/10/2016.
Liên minh Kinh tế Á Âu là một thị trường rộng lớn có diện tích tự nhiên 20
triệu km2 với khoảng 175 triệu dân. Tổng GDP của khối hiện nay đạt trên 2.500 tỷ
USD. Đây cũng là một thị trường mới mở cửa, có mức tăng trưởng GDP khá và
tương đối ổn định, có cơ cấu danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu không mang tính
cạnh tranh mà chủ yếu mang tính bổ trợ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Việt
Nam. Trong đó, mặt hàng gỗ Việt Nam là một ngành xuất khẩu có vị thế khá cao
trên trường thế giới, là mặt hàng đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng mặt hàng xuất
khẩu của Việt Nam trong năm 201, đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và mang lại doanh
thu 6,9 tỷ USD, tăng 10,71% so với năm 2014 (theo số liệu thống kê sơ bộ của
Tổng Cục Hải quan Việt Nam). Tham gia Hiệp định đối tác Việt Nam – Liên minh
Kinh tế Á – Âu, các sản phẩm gỗ được hưởng ưu đãi với mức thuế suất khẩu giảm
từ 15% xuống 0%. Thị trường Liên minh Kinh tế Á Âu cũng được đánh giá là thị
trường còn nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kim ngạch xuất
khẩu ngoại trừ với Liên Bang Nga là đáng kể, thì 4 quốc gia còn lại: Cộng hòa
8


Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan đang
rất hạn chế và nằm ở mức có thể khai thác thêm nhiều. Đây là cơ hội vàng cho các
doanh nghiệp Việt xâm nhập vào thị trường và thúc đẩy kinh doanh. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự mặn mà với thị trường này do nhiều cách
trở về địa lý, pháp lý. Hơn nữa, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên
minh kinh tế Á Âu tuy có mở cửa cho ngành lâm sản nhưng cũng áp dụng cơ chế
phòng vệ đặc biệt với các nhóm đồ gỗ Việt Nam đang có thế mạnh như đồ gỗ trong
nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách, văn phòng. Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam
vẫn có điều kiện thâm nhập khu vực thị trường này, nhưng tăng trưởng có thể

không cao do bị khống chế bởi cơ chế phòng vệ đặc biệt.
Do đó, cần có những nghiên cứu để đánh giá cơ hội và thách thức của Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu mang lại. Đặc biệt, với
vai trò là một người tham gia hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ, đứng trước
những cơ hội mới và trở ngại cho ngành gỗ Việt Nam khi Hiệp định VCUFTA
chính thức có hiệu lực là lý do tôi chọn đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với hoạt
động xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á Âu trong bối cảnh thực
thi Hiệp định FTA giữa Việt nam và Liên minh Kinh tế Á Âu” để nghiên cứu.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực xuất khẩu gỗ trong

bối cảnh hội nhập hay thực thi các Hiệp định như luận văn “Liên kết giữa các doanh
nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam trước bối cảnh hội nhập” của tác giả Ngọc Thanh
Hường, Đại học Ngoại thương 2007 hay “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm
gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong quá trình Việt Nam thực hiện cam
kết khi gia nhập WTO” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hồng, Đại học Ngoại thương
2011. Cùng với đó cũng có những bài nghiên cứu, bình luận về tác động của Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu như “Xuất khẩu đợi cú
hích từ FTA Việt Nam – EAEU” trên Tạp chí Tài chính (10/2016). Tuy nhiên chưa
có một luận án nào nghiên cứu sâu sắc về tác động, cơ hội và thách thức mà ngành
gỗ Việt Nam sẽ đón đầu khi Hiệp định FTA Việt Nam – EAEU chính thức có hiệu
lực.

9


Như vậy có thể nói đề tài “Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu
gỗ của Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á Âu trong bối cảnh thực thi Hiệp định

FTA giữa Việt nam và Liên minh Kinh tế Á Âu” có nhiều nền tảng để nghiên cứu
nhưng không hề trùng lặp với trước đây, đồng thời vẫn mang tính thời sự cao.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu cơ hội và thách thức đối với hoạt động
xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thị trường Liên minh Kinh tế Á Âu khi Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu chính thức có hiệu lực. Để
thực hiện mục tiêu này, các nhiệm vụ cần phải thực hiện là
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu các quy định của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh
kinh tế Á Âu, đặc biệt là những quy định liên quan đến ngành gỗ
Tìm hiểu thực trạng xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường Liên minh
kinh tế Á Âu: Liên Bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa
Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan
Đánh giá cơ hội và thách thức của Hiệp định FTA VN – EAEU với hoạt động
xuất khẩu gỗ của Việt Nam
Đề xuất những kiến nghị và giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gỗ của
Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á Âu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Hoạt động xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á Âu trong
việc thực thi Hiệp định FTA VN - EAEU.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Trong bối cảnh Hiệp định có hiệu lực từ 2016-2025
Về không gian: Nghiên cứu chủ yếu hoạt động xuất khẩu gỗ của Việt Nam
sang Liên minh kinh tế Á Âu, đặc biệt là thị trường Nga
Về nội dung: Nghiên cứu về ảnh hưởng của Hiệp định Việt Nam - Liên minh
Kinh tế Á Âu đến xuất khẩu gỗ của Việt Nam, cơ hội mà các doanh nghiệp phải
nắm lấy để đẩy mạnh xuất khẩu và những thách thức phải vượt qua, từ đó định
10



hướng các giải pháp phù hợp với thực tế để đẩy mạnh xuất khẩu gỗ sang khối Liên
minh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác- Lê nin, đề tài sử dụng các phương pháp khác nhau để nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp khi tìm kiếm, thu thập tài liệu, số liệu, thông tin từ sách
báo, giáo trình, Internet, các cổng thông tin chính thống,…
Phương pháp thống kê và phân tích: dựa vào số liệu, tài liệu Việt Nam và thế
giới để phân tích thực trạng quan hệ xuất khẩu trong ngành gỗ, từ đó tìm ra cơ hội
và phân tích thách thức với doanh nghiệp Việt Nam
Phương pháp so sánh: tiến hành đối chiếu, kết hợp lý luận và thực tiễn giữa
các mốc thời gian để nghiên cứu.
6. Bố cục của nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, kết luận đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng I: Những vấn đề cơ bản về Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt
Nam – Liên minh kinh tế Á Âu và thị trƣờng đồ gỗ Liên minh kinh tế Á Âu
Chƣơng II: Cơ hội và thách thức của hoạt động xuất khẩu gỗ Việt Nam
sang Liên minh kinh tế Á Âu khi Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam – Liên
minh kinh tế Á Âu có hiệu lực
Chƣơng III: Một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu gỗ sang thị trƣờng
Liên minh kinh tế Á Âu trong thời gian tới

11


CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG
MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU VÀ THỊ TRƢỜNG
ĐỒ GỖ LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU

1.1. Khái quát về Hiệp định thƣơng mại tự do FTA
1.1.1. Khái niệm
Trong những thập kỷ gần đây, thế giới đã đón nhận ngày càng nhiều các Hiệp
định thương mại tự do song phương, đa phương, khu vực. Theo thống kê của Tổ
chức thương mại thế giới hiện có khoảng 460 Hiệp định khu vực thương mại (bao
gồm hàng hóa, dịch vụ và khả năng tiếp cận) trong số đó 267 Hiệp định hiện đang
được thực thi. Số lượng các Hiệp định thương mại tự do đã tăng đáng kể trong thập
kỷ qua. Từ năm 1948 đến 1994, Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT),
tiền thân của WTO, đã nhận được 124 thư thông báo. Kể từ năm 1995 trên 300 hiệp
định thương mại đã được ban hành
Cho tới nay, Jacob Viner vẫn được coi là cha đẻ trong lĩnh vực hội nhập kinh
tế và thương mại khu vực với tác phẩm “Vấn đề liên minh Thuế quan” xuất bản
năm 1950. Đây được coi là công trình tiên phong của lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết
hội nhập kinh tế khu vực, biến chủ đề “hội nhập kinh tế” trở thành một bộ phận cấu
thành của hệ lý thuyết ngành kinh tế học. Theo đó, Hiệp định Thương mại Khu vực
có thể ở các cấp độ cam kết hội nhập khác nhau nên có những khái niệm tương ứng
như hội nhập chỉ ở mức độ cắt giảm thuế quan cho nhau thì được gọi là Hiệp định
Thương mại Tự do (Free Trade Agreement – FTA) và hội nhập sâu hơn ở mức độ
thực hiện chính sách thuế quan chung với nước thứ ba thì được gọi là Liên minh
Thuế quan (Customs Union – CU).Tiếp bước Viner, James Meade đã có những
nghiên cứu sâu hơn được đề cập trong tác phẩm “Thương mại và phúc lợi” (1955).
Tuy nhiên, phải đến nhà kinh tế học người Hungary Béla Balassa (1928 – 1991) với
công trình “Lý thuyết về hội nhập kinh tế” năm 1961, những nghiên cứu dựa theo
hướng đi của những người tiên phong như Viner (1950) và Meade (1955) mới được
tổng hợp, đúc rút sâu hơn và cho đến này đã được coi là khung khái niệm chung
trong quá trình phân tích những vấn đề hội nhập kinh tế. Công trình của ông trình
bày năm hình thức liên kết và hội nhập kinh tế khu vực xét theo cấp độ cam kết tự
do hóa thương mại và liên kết kinh tế từ “nông” tới “sâu”, bao gồm Thỏa thuận
12



Thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực thương mại tự do (FTA) , Liên minh Thuế
quan (C.U), Thị trường chung (CM) và Liên minh Kinh tế (EU). Hiệp định Thương
mại tự do FTA được coi là một Hiệp định thương mại tự do khu vực.
Khu vực Thương mại Tự do (FTA) cũng được GATT/WTO nhắc đến và coi
là một trong hai hình thực hội nhập kinh tế( cùng với Liên minh thuế quan C.U)
trong khái niệm thuật ngữ Hiệp định Thương mại Khu vực (Regional Trade
Agreement – RTA) để chỉ các thảo thuận tự do hóa thương mại giữa các thành viên
của GATT/WTO trên nguyên tắc có đi có lại trong phạm vi điều chỉnh của các điều
khoản như Điều khoản XXIV/GATT; Điều khoản V/GATS và Điều khoản Cho
phép (Enabling Clause 1979). Xét từ góc độ pháp lý thì Hiệp định Thương mại Tự
do (Free Trade Agreement/FTA) là dạng hiệp định quá làm cơ sở pháp lý cho việc
hình thành một Khu vực Thương mại Tự do (Free Trade Area) hoặc một Liên minh
Thuế quan (Customs Union) sau một khoảng thời gian nhất định. Về bản chất Hiệp
ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) tại điều XXIV điểm 8b ghi rõ: “Một
khu vực mậu dịch tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hoặc nhiều các lãnh thổ
thuế quan. Trong đó, thuế và các quy định mang tính hạn chế về thương mại
(ngoại trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của
các Điều XI, XII, XIII, XIV, XV and XX) sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các sản
phẩm có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ
lập thành khu vực mậu dịch tự do”.
Nghiên cứu của Shibata năm 1967 đưa ra định nghĩa về Khu vực Thương mại
Tự do (Free Trade Area) như sau:“Một Khu vực Thương mại Tự do (FTA) là một
nhóm nước với nhau, trong đó mỗi nước đồng ý miễn thuế quan và các hạn chế định
lượng thường áp dụng với các sản phẩm nhập khẩu hay bộ phận cấu thành các sản
phẩm này, có xuất xứ hoặc được sản xuất tại vùng lãnh thổ của các thành viên khác
trong nhóm nước hình thành nên FTA đó”. Định nghĩa của Shibata tiếp cận từ khía
cạnh xuất xứ hàng hóa, vốn là vấn đề lớn nhất đặt ra cho quá trình thực thi các
FTA/RTA nhằm tránh những hành vi gian lận thương mại cũng như giảm thiểu chi
phí giao dịch không đáng có đối với khu vực doanh nghiệp.

Kể từ thập kỷ 1990 đến nay, khái niệm Hiệp định Thương mại Tự do (Free
Trade Agreement – FTA) đã mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn về cam kết tự do
13


hóa. Đây chính là lý do mà các học giả thường gọi các Hiệp định Thương mại Tự
do ngày nay là FTA “thế hệ mới”. Các FTA ngày nay không chỉ dừng lại ở phạm vi
cam kết cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, mà hơn thế còn bao gồm
nhiều vấn đề rộng hơn cả cam kết trong khung khổ GATT/WTO cũng như một loạt
vấn đề thương mại mới mà WTO chưa có quy định. Trong tác phẩm nghiên cứu
“Chính sách khu vực mới: Viễn cảnh một đất nước” (1993), James de Melo và A.
Panagariya đã từng nhận xét “Chúng ta nhận thấy ngày càng rõ rằng hội nhập khu
vực đã vượt qua phạm vi của hoạt động thương mại hàng hóa, dịch vụ và các nhân
tố sản xuất”. Phạm vi cam kết của FTA này còn bao gồm những lĩnh vực như thuận
lợi hóa thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh
(còn gọi là “những vấn đề Xingapo”), các biện pháp phi thuế quan, thương mại dịch
vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, lao
động, môi trường, thậm chí còn gắn với những vấn đề dân chủ và nhân quyền hay
chống khủng bố… Điều này cũng có nghĩa khái niệm Hiệp định Thương mại Tự do
được sử dụng rộng rãi ngày nay không còn được hiểu trong phạm vi hẹp của những
thỏa thuận hội nhập khu vực và song phương có cấp độ liên kết kinh tế “nông” của
giai đoạn trước thập kỷ 1980, mà đã được dùng để chỉ các thỏa thuận hội nhập kinh
tế “sâu” giữa hai hay một nhóm nước với nhau.
Nhìn chung, khái niệm Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ngày nay không
còn được hiểu theo ranh giới truyền thống của các hình thức tự do hóa và hội nhập
kinh tế khu vực như trình bày ở trên mà đã hàm nghĩa “thế hệ FTA mới” với phạm
vi và lĩnh vực cam kết sâu rộng hơn, toàn diện hơn cả những quy định và phạm vi
cam kết trong khung khổ WTO. Ngày càng có nhiều FTA giữa các nước không
cùng khu vực địa lý, không xuất phát từ lợi thế “cận kề địa lý”, do đó tạo ra một
mạng lưới “chằng chịt” các FTA trong hệ thống thương mại toàn cầu. Bên cạnh các

FTA mang tính Bắc – Nam (giữa các nước phát triển với nước đang phát triển) thì
ngày càng xuất hiện nhiều FTA Nam – Nam (giữa các nước đang phát triển với
nhau).
Tổng kết lại, Hiệp định thương mại tự do FTA là hiệp ước giữa hai hay nhiều
quốc gia với mục tiêu tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư giữa các
quốc gia khác nhau. Theo đó, bằng cách đẩy mạnh thương mại và đầu tư, Hiệp định
14


thương mại tự do sẽ thúc đẩy lợi ích kinh tế cho tất cả các quốc gia. Các hiệp định
thương mại tự do được thực hiện bằng cách gỡ bỏ các rào cản thương mại, như loại
trừ hoàn toàn hay phần lớn thuế, gỡ bỏ hạn ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu. Nhiều
Hiệp định cũng gỡ bỏ các rào cản khác như quyền sở hữu trí tuệ, hạn chế trong cung
cấp các dịch vụ đầu tư nước ngoài, thủ tục hải quan.
1.1.2. Nội dung chính
Nội dung thảo luận Hiệp định tự do Thương mại thường tuân theo một khuôn
khổ chung, giải quyết các vấn đề khác biệt để cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn thuế
quan nhằm tự do hóa thương mại và dịch vụ, tạo cạnh tranh công bằng thúc đẩy tự
do hóa và phát triển kinh tế của các quốc gia.
Với các FTA thế hệ cũ, các quốc gia mới thảo luận trong việc cắt giảm các
dòng thuế quan tới một mức hạn chế với các loại hàng hóa. Ngày nay, phạm vi thảo
luận trong Hiệp định tự do hóa thương mại đã trở nên khá rộng và bao quát, không
chỉ thiết lập tự do hóa trên lĩnh vực hàng hóa, mà còn bao gồm các lĩnh vực như
dịch vụ, đầu tư. Các nhà kinh tế cũng cho thấy các Hiệp định Thương mại tự do sẽ
tối đa hóa ích lợi quốc gia bằng các vấn đề ngoài thương mại như bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ, khuyến khích cạnh tranh, mua sắm chính phủ từ những nhà cung cấp
của các nước đối tác, thuế quan, dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ và quy tắc xuất
xứ, thiết lập nhiều dạng hợp tác khác nhau giữa các quốc gia. Theo đó, các FTA đã
thực sự trở thành những Hiệp định khá cồng kềnh với sự liên quan của nhiều Bộ,
ngành liên quan.

Thực tế, không có một khung chuẩn hoàn hảo cho một Hiệp định Thương mại
tự do, tuy nhiên, các FTA thế hệ mới thường sẽ giải quyết các vấn đề sau:
• Tự do hóa thương mại hàng hóa bao gồm nhiều vấn đề như thuế và các rào
cản thương mại phi thuế: Các nước sẽ thảo luận và đàm phán để đưa ra các mặt
hàng được miễn hoặc giảm thuế và có lộ trình thích hợp cho việc cắt giảm. Thông
thường dựa vào khả năng tự do hóa thương mại, năng lực, trình độ phát triển và khả
năng đàm phán của mỗi quốc gia để đi đến danh mục hàng hóa cắt giảm thuế. Đồng
thời, một lộ trình cắt giảm thích hợp cũng được đặt ra tùy thuộc vào từng loại mặt
hàng và các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, khoảng thời gian cắt giảm thuế thường
được kéo dài không quá 10 năm, chỉ có một số trường hợp ngoại lệ mới vượt
15


quá 10 năm đối với mặt hàng nhạy cảm, đối với nước có trình độ kém phát triển.
Hạn ngạch đối với từng loại mặt hàng cũng thể được quy định lại, đảm bảo an ninh
quốc gia, phòng vệ nhưng vẫn tạo tự do thương mại cho các nước đối tác.
• Quy trình và thủ tục hải quan: Tạo sự nhanh chóng, hiệu quả nhằm gia tăng
xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trong Hiệp định Thương mại tự do, các
quốc gia cũng sẽ có những form chung hay quy định lại về thủ tục, đồng thời cũng
giúp kiểm soát quá trình xuất nhập khẩu trong các nước ký kết Hiệp định dễ dàng
hơn.
• Quy tắc xuất xứ: Nhằm đảm bảo quyền lợi của các nước tham gia Hiệp định
và tránh trường hợp nước không tham gia hiệp định sử dụng cách tái xuất hoặc chỉ
lắp ráp tại một nước tham gia hiệp định để xuất khẩu không chịu thuế và hưởng ưu
thì thường sẽ có những quy định về nguồn gốc của các mặt hàng, FTA sẽ yêu cầu
hàng hóa khi lưu thông vào thị trường các nước thành viên cần phải có một hàm
lượng nội địa nhất định mới đủ tiểu chuẩn được hưởng ưu đãi.
• Các rào cản kỹ thuật trong thương mại: Các quy định về tiêu chuẩn chất
lượng, bao gồm: Các yêu cầu, qui định đối với sản phẩm và các thủ tục đánh giá,
giám định về chất lượng sản phẩm. Đi kèm với đó là tiêu chuẩn về an tòan cho

người sử dụng: Đây là một trong những tiêu chuẩn hết sức quan trọng, bao gồm
những quy định, tiêu chuẩn về an tòan chung (quy định về nhãn mác, đóng gói, ký
hiệu mã sản phẩm..). Nhiều quốc gia cũng yêu cầu tiêu chuẩn về lao động và trách
nhiệm xã hội. Bộ tiêu chuẩn đang được sử dụng hiện nay là bộ SA8000, là công cụ
quản lý, giúp các công ty, tổ chức chứng nhận đánh giá điều kiện sản xuất và làm
việc. Để đánh giá về bảo vệ môi trường trong sản xuất sản phẩm cũng có các quy
định như hệ thống ISO 14001:2000.
• Các biện pháp vệ sinh dịch tễ : Vì trong quá trình sản xuất khác có thể dẫn
đến sản phẩm kém an toàn nên xuất hiện các biện pháp hạn chế thương mại ít nhất
nên được sử dụng để đạt được mức mong muốn bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu
dung. Đồng thời sẽ có những quy định nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh khi giao
thương hàng hóa giữa các quốc gia.
• Mua sắm chính phủ: Ban đầu điều luật này không xuất hiện trong các Hiệp
định về thương mại tư do. Tuy nhiên, sau đó các quốc gia nhận thấy tầm quan trọng
16


của Mua sắm công, mà thông thường có thể chiếm tới 20% ở các nước đang phát
triển, đóng một vai trò quan trọng trong việc minh bạch, tự do hóa thương mại, dịch
vụ. Do vậy, Mua sắm công đã được đưa vào đàm phán trong nhiều Hiệp định gần
đây, thường là yêu cầu các nước đối tác phải được trúng thầu tới ít nhất là một hạn
mức nào đó, và có các điều luật nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch, tránh và làm
giảm các trường hợp sử dụng các công ty là sân sau của quan chức chính phủ hay
tham nhũng.
Ngoài ra còn có thể đề cập đến các vấn đề như: Thương mại điện tử; Thương
mại dịch vụ; Thương mại trong các dịch vụ tài chính; Thương mại trong dịch vụ
viễn thông; Đầu tư; Di chuyển thể nhân; Quyền sở hữu trí tuệ; Chính sách cạnh
tranh; Tham vấn và giải quyết tranh chấp.
1.1.3. Phân loại
FTA có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau hình thức đàm

phán ký kết các FTA, quy mô số lượng các nước tham gia FTA, hoặc mức độ
tự do hóa của các FTA, hay đặc thù các nước tham gia Hiệp định. Tuy nhiên phổ
biến nhất vẫn là phân loại theo quy mô số lượng các quốc gia tham gia đàm phán ký
kết với sự khác biệt tương đối giữa các FTA. Theo cách này, các FTA được
chia ra thành 3 loại: FTA song phương, FTA đa phương, FTA hỗn hợp.
1.1.3.1.

FTA song phương

FTA song phương được hiểu đơn giản là FTA chỉ có 2 quốc gia hoặc vùng
lãnh thổ tham gia đàm phán và ký kết. Loại hình FTA này rất phổ biến vì sự
nhanh chóng, thuận tiện trong đàm phán ký kết với sự tham gia chỉ của 2 nước
trong suốt quá trình và cũng chỉ có 2 nước này chịu sự rang buộc của các điều
khoản quy định trong FTA. Nội dung của Hiệp định song phương có thể chỉ giới
hạn trong một số loại hàng hóa thương mại như Hiệp định Thương mại dệt may
giữa Mỹ và Campuchia năm 2002 hay rộng hơn như Hiệp định năm 1998 giữa Ấn
Độ và Sri Lanka theo đó Ấn Độ đồng ý giảm thuế cho các mặt hàng nhập khẩu từ
nước bạn trong 3 năm và Sri Lanka sẽ xóa bỏ thuế cho hàng Ấn Độ trong 8 năm.
1.1.3.2.

FTA đa phương

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đã có sự gia tăng đáng kể trong
xu hướng hình thành các FTA đa phương. Đó là các Hiệp định thương mại tự do
17


được ký kết kể từ ba khu vực hoặc vùng lãnh thổ trở lên. Có thể kể đến như Hiệp
định đối tác Toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP), Hiệp định Thương mại về Dịch vụ (TiSA) và Hiệp định đối tác thương mại

và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu,
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) , Khu vực mậu dịch tự do ASEAN.
Loại hình FTA này còn được biết đến với tên gọi khác là FTA khu vực do đặc
trưng phổ biến là các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ thường có vị trí địa lý gần nhau.
Tuy nhiên ngày nay, với quy mô toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh, các
FTA được thỏa thuận và ký kết cũng mở rộng ranh giới qua các khu vực lãnh thổ.
Điểm đặc trưng khác của loại hình FTA này là số lượng các quốc gia tham gia ký
kết khá đông nên thường diễn ra nhiều đàm phán, tiêu tốn nhiều công sức, thời gian
thống nhất để đi đến kí kết cũng lâu hơn nhiều so với FTA song phương. Tuy nhiên,
FTA đa phương có sức hút lớn với nhiều nước tham gia vì thị trường mậu dịch to
lớn, thắt chặt tình đoàn kết với các quốc gia. Đồng thời với nhiều quốc gia, đây là
ván cờ giúp nâng cao vị thế, có tiếng nói hơn trên trường quốc tế.
1.1.3.3.

FTA hỗn hợp

FTA hỗn hợp như tên gọi là hình thức kết hợp giữa FTA song phương với
FTA đa phương. Nó giống với một FTA song phương ở chỗ số bên tham gia hiệp
định chỉ là hai bên: một bên là một khu vực mậu dịch tự do với một bên là
một hoặc một số quốc gia đối tác. Nhưng nó cũng giống như một FTA đa
phương ở chỗ phạm vi tác dụng cũng là nhiều quốc gia. FTA hỗn hợp tuy còn có
nhiều phức tạp trong quá trình đàm phán nhưng loại hình FTA này vẫn đang
tăng nhanh về số lượng trong những năm gần đây bởi những ưu thế của nó so
với các FTA song phươ ng và FTA đa phương. Với FTA hỗn hợp, thị trường các
quốc gia tiếp cận sẽ đa dạng, phong phú và tiềm năng hơn cho các thành viên. Việc
kí kết các FTA hỗn hợp cũng được tổ chức đàm phán phù hợp với các nước và khối
kinh tế tham gia.
Phương thức thứ nhất rất phổ biến với khu vực Liên minh Châu Âu EU khi kí
kết FTA với một quốc gia khác. Đó là tất cả các thành viên của khu vực mậu dịch tự
do sẽ cùng kết hợp đàm phán với quốc gia đối tác để đi tới thống nhất. Hiệp định

thương mại tự do Việt Nam – EU là một ví dụ điển hình cho loại ký kết này.
18


Phương thức thứ hai thì từng thành viên của khu vực mậu dịch tự do sẽ độc
lập đàm phán với quốc gia đối tác và FTA hỗn hợp chung sẽ là sự tổng hợp từ kết
quả của các cuộc đàm phán riêng lẻ. Kiểu đàm phán này thường được sử dụng trong
các FTA giữa một bên là ASEAN hoặc Liên minh thuế quan Nam Phi.
1.1.4. Tác động kinh tế-thương mại của FTA
Bên cạnh những tác động tích cực mà FTA mang lại mà hiển nhiên thấy rõ
thúc đẩy thương mại, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế, cũng có những trường
phái không ủng hộ FTA vì còn có những tác động tiêu cực khác. Do đó, các quốc
gia cần phải tìm cách tận dụng triệt để các tác động tích cực đồng thời hạn chế tối
đa các tác động tiêu cực mà FTA mang lại.
1.1.4.1.

Tác động tĩnh

Tác động tĩnh là những tác động sẽ diễn ra trong bất cứ một liên kết thương
mại tự do nào, đối với bất cứ thành viên nào. Các tác động tĩnh bao gồm: tác động
tạo thương mại và tác động chuyển hướng thương mại.


Tác động tạo thương mại:

Theo lợi thế so sánh, một nước thành viên của FTA thay thế việc sản xuất một
mặt hàng nội địa hoặc nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên của FTA nơi
có chi phí sản xuất cao hơn sẽ nhập khẩu mặt hàng đó rẻ hơn từ các nước thành viên
FTA.
Tác động tạo thương mại bằng cách này sẽ làm tăng phúc lợi kinh tế tổng hợp

của các nước thành viên FTA do việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cắt giảm các
ngành ít hiệu quả, sử dụng nhiều tài nguyên sang tăng cường xây dựng đầu tư vào
các ngành công nghiệp có lợi thế. Không chỉ thế, tác động tạo thương mại sẽ giúp
người tiêu dùng thu được nhiều lợi ích vì được mua hàng hoá với giá thấp hơn.
Tuy nhiên, tác động tạo thương mại đối với chính phủ và các doanh nghiệp
sản xuất nội địa không có cùng kết quả như vậy. Ngân sách chính phủ sẽ giảm sút
do mất đi một phần từ nguồn thu thuế nhập khẩu. Tham gia ký kết FTA có nghĩa
là phải cắt giảm thuế quan, do đó các nước sẽ mất đi một nguồn thu thuế quan
trọng, có thể gây ra thâm hụt ngân sách và với nhiêu nước thậm chí ảnh hưởng cản
trở tới việc thực thi các chính sách phát triển xã hội.

19


Các doanh nghiệp trong nước sẽ chịu sức ép lớn do quá trình giao thương mở
rộng FTA, người tiêu dùng sẽ sử dụng hàng nhập khẩu có chi phí thấp hơn từ các
nước đối tác. Đồng thời quy tắc của các FTA không cho phép các chính phủ hỗ trợ
tài chính cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh trong nước dưới bất kỳ một hình
thức trợ cấp, ưu đãi nào nên điều này gây khó khăn đặc biệt cho các nước đang
phát triển khi thiếu tiền vốn đầu tư, công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới.
Tuy nhiên nhìn chung, theo quan điểm của Anne O.Krueger (1999), tác động
chuyển hướng thương mại, phúc lợi ròng của xã hội vẫn lớn hơn so với thiệt hại tại
các nước tham gia FTA.


Tác động chuyển hướng thương mại

Là các doanh nghiệp sẽ chuyển hướng tập trung kinh doanh sản xuất các mặt
hàng được nước ngoài nhập khẩu nhiều. Điều đó cũng có nghĩa sự chuyên môn hóa
vào lợi thế cạnh tranh sẽ nhiều hơn.

1.1.4.2.

Tác động động

Tác động mang tính động là những tác động có thể xảy ra hoặc không trong
bất cứ một FTA nào cũng như đối với bất cứ thành viên nào. Hầu hết các nhà kinh
tế học đều cho rằng những tác động mang tính động không trực tiếp và đáng kể như
những tác động tĩnh. Tuy nhiên không thể không xem xét các tác động này vì đó là
những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với các nước trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù có nhiều cách phân loại khác nhau, song về cơ bản
đều bao gồm các tác động sau:
Mở rộng thị trường: Việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan là cơ hội để các nhà
sản xuất thâm nhập thị trường các nước thành viên FTA. Mở rộng thị trường cũng
đồng nghĩa với việc DN có thể tiếp cận nhiều hơn với cơ hội mở rộng sản xuất, gia
tăng lợi nhuận. Đây là cơ sở để đạt được sự nhất trí từ phía các DN, lực lượng thị
trường đóng vai trò quan trọng trong việc hội nhập có hiệu quả của một quốc gia.
Nâng cao tính cạnh tranh: Cạnh tranh được coi là động lực phát triển và đó
cũng là tác động lớn nhất mang tính động của FTA. Khi một FTA được hình thành,
các hàng rào thuế quan sẽ bị hạ thấp hoặc xoá bỏ, tạo đông lực tăng trưởng, thúc
đẩy các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, chú trọng tới người tiêu dùng. Các tác
động mang tính động tạo ra sức ép để các nhà sản xuất trong nước phải vận động
20


nhằm thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, ỉ lại, thúc đẩy họ nắm lấy cơ hội đổi mới hoạt
động kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, hạ
giá thành sản phẩm. Không nâng cao tính cạnh tranh đồng nghĩa với khả năng thất
bại của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp được bảo hộ
trước đó.
Thúc đẩy đầu tư: Hội nhập kinh tế của bất cứ quốc gia nào, dù ở bất kỳ hình

thức nào cũng có thể gia tăng làn sóng đầu tư vốn cũng như công nghệ từ trong và
ngoài nước. Sự phát triển của các doanh nghieepj nội địa trước các cơ hội thị trường
mở rộng sẽ đòi hỏi tốc độ đổi mới công nghệ ngày càng cao, cần những khoản đầu
tư không nhỏ. Ngoài yếu tố chủ quan đó thì việc tham gia FTA cũng sẽ là cơ hội thu
hút vốn đầu tư từ các thành viên của FTA nói riêng và các nhà đầu tư ngoài FTA
nói chung, lẽ đương nhiên khi các nước thiết lập FTA quy mô thị trường khu vực sẽ
lớn hơn, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các ngành
công nghiệp có tiềm năng.
1.2.

Giới thiệu nội dung cơ bản của Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam –
Liên minh kinh tế Á- Âu

1.2.1. Mục tiêu Hiệp định Liên minh Kinh tế Á Âu
Việt Nam vốn có quan hệ buôn bán, là bạn hàng lâu năm với Liên Bang Nga.
Do đó ban đầu mục tiêu của Hiệp định là đẩy mạnh mối quan hệ giao thương, hỗ trợ
phát triển đi lên với khối Liên minh Hải quan là Nga – Belarus –Kazakhstan mà tập
trung chủ yếu vào Liên bang Nga. Hiệp định được chính thức khởi động vòng đàm
phán từ 28/3/2013 nhưng đã được nghiên cứu từ năm 2009. Hiệp định có ý nghĩa
chiến lược mở ra trang mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh nói
chung và với từng nước thành viên nói riêng. Các bên đã ký kết Hiệp định với phạm
vi toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích, có tính đến điều kiện
cụ thể của từng bên. Tổng cộng có 8 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên họp
giữa kỳ ở cấp kỹ thuật.
Lấy mở rộng cơ hội thị trường cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước
thành viên Liên minh, từ đó có thể thâm nhập sang các nước thuộc Liên Xô cũ là
mục tiêu lớn nhất của đàm phán, Việt Nam đã cắt giảm được hầu hết các dòng thuế
cho mặt hàng lợi thế như thủy sản, da giày,... Tiếp đến là mục tiêu thu hút đầu tư
21



trong những lĩnh vực phía Liên minh có thế mạnh như khai thác và chế biến khoáng
sản, sản xuất năng lượng, chế tạo máy, hóa chất...Đồng thời, thông qua Hiệp định,
Việt Nam cũng có cơ hội đẩy mạnh và mở rộng đầu tư sang các nước Liên minh về
công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến hay khai thác dầu khí. Đồng thời Việt Nam
sẽ có cơ hội được tiếp thu và hỗ trợ công nghệ tiên tiến từ nước bạn và tăng cường
các quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh.
Về phía Liên minh, cũng với mong muốn mở cửa thị trường hàng hóa (qua
loại bỏ thuế quan) và đẩy mạnh quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện với
Việt Nam, thúc đẩy quan hệ giao thương giữa hai nước, nhập khẩu các mặt hàng
Việt Nam với giá thấp hơn, đẩy mạnh đầu tư các các ngành lợi thế sắt thép, ô tô,
công nghiệp nặng sang Việt Nam để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, Liên minh
Kinh tế Á Âu đã nhanh chóng đưa ra và đạt được các mục tiêu về loại bỏ thuế quan
với lộ trình cắt giảm phù hợp.
1.2.2. Cam kết các bên trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên
minh kinh tế Á – Âu
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu bao
gồm 15 Chương và các Phụ lục, được chia thành hai nhóm: Nhóm các chương liên
quan về hàng hóa Phòng vệ thương mại, Quy tắc xuất xứ, Hải quan và Thuận lợi
hóa thương mại, SPS, TBT và Nhóm khác: Các Chương Thương mại dịch vụ, Đầu
tư, Sở hữu trí tuệ, Thương mại điện tử, Cạnh tranh, Pháp lý và thể chế. Riêng
Chương Thương mại Dịch vụ, Đầu tư và di chuyển thể nhân được đàm phán song
phương giữa Việt Nam và Liên Bang Nga và các cam kết đạt được chỉ áp dụng song
phương giữa hai nước (không áp dụng cho các đối tác khác trong Liên minh Kinh tế
Á Âu). Các Phụ lục về mở cửa thị trường Hàng hóa, Dịch vụ, Đầu tư, Quy tắc xuất
xứ...Hiệp định gồm những nội dung chính sau:
1.2.2.1.

Các cam kết về thuế quan


a) Cam kết của Liên minh Kinh tế Á Âu
Cam kết mở cửa của Liên minh Kinh tế Á Âu cho Việt Nam có thể chia làm 5
nhóm : Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi hiệp định có hiệu lực chiếm tỷ lệ lớn
nhất, khoảng 59% biểu thuế; nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng
năm và sẽ loại bỏ thuế quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là đến 2025); nhóm
22


không cam kết tức là EAEU không bị ràng buộc phải loại bỏ hay giảm thuế quan,
nhưng có thể đơn phương loại bỏ/giảm thuế nếu muốn; nhóm áp dụng biện pháp
Phòng vệ ngưỡng và nhóm giảm ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực 25% so với
thuế hiện tại và sau đó giữ nguyên chiếm tỉ lệ ít nhất 1% biểu thuế.
b) Cam kết của Việt Nam
Về phía Việt Nam, nhà nước đồng ý mở cửa cho các loại mặt hàng chia làm 4
nhóm chính: Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực (EIF):
chiếm khoảng 53% biểu thuế; nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng
năm và sẽ loại bỏ thuế quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là đến 2026); nhóm
không cam kết (U) chiếm tới 11% tổng số dòng thuế trong biểu thuế và nhóm cam
kết khác (Q) bao gồm các sản phẩm áp dụng Hạn ngạch thuế quan.
Các cam kết về xuất xứ

1.2.2.2.

a) Quy tắc xuất xứ
Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này, hàng hóa phải đáp ứng
được các quy tắc xuất xứ của Hiệp định. Cụ thể, hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ
tại một bên (Việt Nam hoặc Liên minh) nếu:
- Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Bên.
- Được sản xuất toàn bộ tại một hay hai bên, từ những nguyên vật liệu có xuất
xứ từ một hay hai bên.

- Được sản xuất tại một bên, sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ nội
khối nhưng đáp ứng được các yêu cầu về Quy tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng
được quy định trong Hiệp định.
Theo điều 4.5 của Hiệp định, hàm lượng giá trị gia tăng VAC được tính theo
công thức:
Trị giá FOB – Trị giá nguyên vật liệu không có xuất xứ
------------------------------------------------------------------------ x 100%
Trị giá FOB
Trong đó, trị giá của nguyên vật liệu không có xuất xứ sẽ là:
Trị giá CIF tại thời điểm nhập khẩu nguyên vật liệu tại một Bên; hoặc Giá
mua hoặc có thể trả đầu tiên của nguyên vật liệu không có xuất xứ tại lãnh thổ của
một bên nơi diễn ra việc sản xuất hoặc chế biến.
23


Nhìn chung, Quy tắc xuất xứ các mặt hàng trong Hiệp định thương mại tự do
giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu thông thường chỉ cần có hàm lượng giá
trị gia tăng – VAC ≥ 40% (một số có yêu cầu VAC ≥ 50-60%) hoặc có sự chuyển
đổi mã HS ở cấp độ 2, 4, 6 số là được hưởng ưu đãi thuế quan. Ngoài ra, Hiệp định
có quy định về Tỷ lệ không đáng kể (De Minimis) cho phép hàng hóa không đáp
ứng được yêu cầu về chuyển đổi mã HS vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan nếu có
hàm lượng nguyên liệu không có xuất xứ không vượt quá 10% giá FOB của hàng
hóa.
b) Vận chuyển trực tiếp
Theo điều 4.9, hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp
định này nếu được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu đều
là thành viên của Hiệp định, trừ một số trường hợp được vận chuyển qua lãnh thổ
của một hay nhiều nước thứ 3 nhưng phải thỏa mãn các điều kiện: quá cảnh qua
lãnh thổ của một nước thứ 3 là cần thiết vì lý do địa lý hoặc các yêu cầu về vận tải
có liên quan hoặc hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ

tại đó, không trải qua các công khoản nào khác ngoài việc dỡ hàng, bốc lại hàng,
lưu kho hoặc các công khoản cần thiết khác để bảo quản điều kiện của hàng hóa.
c) Mua bán trực tiếp
Hiệp định cho phép hàng hóa được xuất hóa đơn bởi một Bên thứ 3 (pháp
nhân có đăng ký tại một nước thứ 3 không phải thành viên của Hiệp định), nếu đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ thì vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan, trừ
trường hợp nước thứ 3 đó thuộc Danh sách 30 quốc đảo được nêu rõ ở trong Hiệp
định. Danh sách này có thể được các Bên sửa đổi và thống nhất bằng các Nghị định
thư sau này.
d) Chứng nhận xuất xứ
Về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi (C/O), trong khi một số FTA thế hệ
mới đang được đàm phán như FTA Việt Nam – EU hướng tới việc áp dụng cơ chế
doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ, thì Hiệp định VN - EAEU FTA vẫn áp dụng
quy trình cấp chứng nhận xuất xứ thông qua một cơ quan có thẩm quyền do nhà
nước quy định như trong các FTA ký trước đây mà Việt Nam đang thực hiện.

24


Theo Hiệp định này, Việt Nam và Liên minh đã cam kết sẽ nỗ lực để áp dụng
Hệ thống xác minh và chứng nhận xuất xứ điện tử (EOCVS) trong vòng tối đa 2
năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu mạng ghi lại
thông tin của tất cả Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi cơ quan được ủy quyền,
và cơ quan hải quan nước nhập khẩu có thể truy cập và kiểm tra tính hiệu lực và nội
dung của bất kỳ Giấy chứng nhận xuất xứ đã được cấp nào.
e) Tạm ngừng khi có ưu đãi
Khi có tình trạng gian lận xuất xứ có tính hệ thống, hoặc Bên xuất khẩu từ
chối không chính đáng và có hệ thống việc xác minh (bằng văn bản hoặc thực tế)
của Bên nhập khẩu về tình trạng gian lận, giấy chứng nhận xuất khẩu thì Bên nhập
khẩu có thể tạm ngừng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa và nhà xuất khẩu có liên

quan.
Nếu tình trạng gian lận có hệ thống trên không chấm dứt, nước nhập khẩu có
thể tạm ngừng ưu đãi đối với hàng hóa giống hệt được phân loại theo dòng thuế
tương tự ở cấp 8-10 số (giống nhau về mọi mặt bao gồm tính chất vật lý, chất lượng
và danh tiếng).
Tạm ngừng ưu đãi có thể được áp dụng đến khi Bên xuất khẩu cung cấp các
chứng từ thuyết phục, nhưng thời hạn không quá thời gian 4 tháng và có thể được
gia hạn tối đa 3 tháng.
1.2.2.3.

Các nội dung khác

Các cam kết về Dịch vụ, Đầu tư và di chuyển thể nhân được đàm phán song
phương giữa Việt Nam và Liên Bang Nga. Hiện tại nội dung cụ thể cam kết (danh
mục các lĩnh vực/biện pháp mở cửa vẫn chưa được công bố). Các nội dung cam kết
khác của Hiệp định về Sở hữu trí tuệ, Cạnh tranh, Phát triển bền vững... chủ yếu
mang tính hợp tác và không vượt quá những cam kết của Việt Nam trong WTO và
tại các FTA đã ký.
1.2.3. Những nội dung Hiệp định liên quan đến xuất khẩu hàng gỗ Việt Nam
sang Liên minh kinh tế Á Âu
Trong khuôn khổ thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên
minh Kinh tế Á Âu cần có những lưu ý sau liên quan đến xuất khẩu hàng gỗ Việt
Nam
25


×