Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số kiểu thảm thực vật sau nương rẫy tại xã động đạt huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU TRANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÖC
VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN TRONG MỘT SỐ
KIỂU THẢM THỰC VẬT SAU NƢƠNG RẪY
TẠI XÃ ĐỘNG ĐẠT - HUYỆN PHÖ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU TRANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÖC
VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN TRONG MỘT SỐ
KIỂU THẢM THỰC VẬT SAU NƢƠNG RẪY
TẠI XÃ ĐỘNG ĐẠT - HUYỆN PHÖ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.01.20


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. MA THỊ NGỌC MAI

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực. Nếu sai tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Trang

i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo- người
hướng dẫn khoa học: TS.Ma Thị Ngọc Mai đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

, các thầy cô khoa Sinh -

.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái
Nguyên, Hạt kiểm lâm huyện Phú Lương, Trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên,
UBND xã Động Đạt huyện Phú Lương, Trường THPT Chuyên Thái Nguyên đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học và thực hiện
luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Trang

ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2

3.Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................... 2
4.Cấu trúc của luận văn................................................................................................. 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 4
1.1. Những khái niệm liên quan .................................................................................... 4
1.1.1.Thảm thực vật ...................................................................................................... 4
1.1.2.Thảm thực vật thứ sinh ........................................................................................ 4
1.1.3. Tái sinh rừng ....................................................................................................... 5
1.1.4. Phục hồi rừng ...................................................................................................... 6
1.2. Những nghiên cứu về thành phần loài ................................................................... 6
1.2.1.Thếgiới ................................................................................................................. 6
1.2.2.ViệtNam ............................................................................................................... 7
1.3.Nhữngnghiêncứuvềthànhphầndạngsống ................................................................. 9
1.3.1.Thếgiới ............................................................................................................... 10
1.3.2.ViệtNam ............................................................................................................. 11
1.4.Nhữngcôngtrìnhnghiêncứuvềkhảnăngtáisinhphụchồirừng ................................... 13
1.4.1. Thế giới ............................................................................................................. 13
1.5.Nghiêncứuvềtáisinh,phụchồithảmthựcvậtsaunươngrẫy........................................ 17
1.5.1.Thếgiới ............................................................................................................... 17
1.5.2.ViệtNam ............................................................................................................. 19
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 21
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 21
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 21
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 21

2.2.2.Phạmvinghiêncứu .............................................................................................. 21
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 22
2.4.1.Phươngphápnghiêncứungoàithựcđịa ................................................................. 22
2.4.2.Phântíchvàxửlýsốliệu ......................................................................................... 24
2.4.3. Phương pháp điều tra trong nhân dân ............................................................... 26
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 27
3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................ 27
3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................ 27
3.1.2. Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng ........................................................................... 27
3.1.3. Khí hậu, thủy văn .............................................................................................. 29
3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ...................................................................................... 30
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 33
4.1.Hiệntrạngcácthảmthựcvậtsaunươngrẫytạikhuvựcnghiêncứu ............................... 33
4.1.1. Hệ thực vật ........................................................................................................ 33
4.1.2.Cáctrạngtháithảmthựcvậttạikhuvựcnghiêncứu .................................................. 34
4.2. Thay đổi số lượng loài theo nhóm dạng sống ...................................................... 37
4.3. Quy luật phân bố cây tái sinh .............................................................................. 39
4.3.1. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ........................................................... 39
4.3.2. Phân bố cây tái sinh theo cấp đường kính ........................................................ 43
4.3.3. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang ...................................................... 46
4.4.Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh ................................................................... 48
4.5. Đa dạng về thành phần dạng sống ....................................................................... 52
4.6. Cấu trúc phân tầng theo chiều thẳng đứng của quần xã ...................................... 54
4.6.1. Trạng thái thảm cỏ ............................................................................................ 56
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





4.6.2. Trạng thái thảm cây bụi .................................................................................... 57
4.6.3. Trạng thái rừng non ......................................................................................... 57
4.6.4. Trạng thái rừng thứ sinh ................................................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 60
1. Kết luận ................................................................................................................... 60
2. Kiến nghị................................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 62
PHỤ BẢNG
PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
1.

D1.3

: Đường kính ngang ngực ( cm)

2.

Hvn

: Chiều cao vút ngọn (m)


3.

N

: Mật độ ( cây/ha)

4.

KVNC: Khu vực nghiên cứu

5.

ODB : Ô dạng bản

6.

OTC : Ô tiêu chuẩn

7.

OĐV : Ô định vị

8.

FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc
( Food and Agriculture Organization)

9.


IUCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế
( International union conservation of nature)

10.

UNDP: Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc
( Union national development programme)

11.

WWF: Quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới
( Word widlife fund)

12.

TTV : Thảm thực vật

iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng1.1.

KýhiệumứcđộnhiềucủathựcbìtheoDrude ................................................ 23

Bảng 3.1.


Các loại đất chính của huyện Phú Lương ............................................... 28

Bảng 3.2.

Khí hậu huyện Phú Lương ...................................................................... 29

Bảng 4.1.

Thành phần thực vật trong các điểm nghiên cứu .................................... 33

Bảng 4.2.

Sự thay đổi số lượng loài theo nhóm dạng sống ..................................... 38

Bảng 4.3.

Mật độ cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao .............................................. 40

Bảng 4.4.

Phân bố cây gỗ tái sinh theo cấp đường kính ngang ngực ...................... 44

Bảng 4.5.

Phân bố cây gỗ tái sinh theo mặt phẳng ngang ....................................... 47

Bảng 4.6.

Đánh giá chất lượng của cây tái sinhở các giai đoạn phục hồi rừng ...... 49


Bảng 4.7.

Kết quả phân tích thành phần dạng sống ở KVNC ................................. 52

Bảng 4.8.

Cấu trúc thẳng đứng của các quần xã trong khu vực nghiên cứu ........... 68

v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Lương ............................................... 32
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ các Taxon trong các ngành của hệ thực vật ở KVNC....... 34
Hình 4.2. Biểu đồ thay đổi số lượng loài theo nhóm dạng sống ....................... 38
Hình 4.3. Đồ thị mật độ cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao .............................. 41
Hình 4.4. Đồ thị phân bố cây gỗ tái sinh theo cấp đường kính ......................... 45
Hình 4.5. Biểu đồ nguồn gốc cây tái sinh.......................................................... 50
Hình 4.6. Biểu đồ chất lượng cây tái sinh ......................................................... 50
Hình 4.7. Biểu đồ phân bố thành phần dạng sống hệ thực vật tại khu vực
nghiên cứu .......................................................................................... 53

vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong
mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường.Rừng là tài nguyên quý giá
của quốc gia, là lá phổi xanh của nhân loại.Rừng không những là tài nguyên có
thể tự tái tạo và phục hồi mà còn có chức năng sinh thái vô cùng quan
trọng.Rừng có ý nghĩa đặc biệt lớn, không chỉ cung cấp của cải cho nền kinh tế
của đất nước mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học,
bảo vệ, thải thiện môi trường và cân bằng sinh thái.Vai trò của rừng là rất to
lớn.Vì vậy nếu mất rừng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Hiện nay, thế giới đang phải hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề do sự biển
đổi khí hậu mang lại như lũ lụt, hạn hán, ô nhiềm môi trường ngày càng gia
tăng. Những hậu quả đó có nguồn gốc tự sự huỷ hoại rừng. Theo thống kê của
Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có 11 triệu ha rừng bị phá huỷ, riêng
khu vực Châu Á Thái Bình Dương hàng năm có 1,8 triệu ha rừng bị phá mất,
tương đương mỗi ngày mất đi 5000 ha rừng nhiệt đới.
Rừng nước ta được các nhà nghiên cứu thực vật đánh giá là có sự đa dạng
sinh học cao.Nhưng hiện nay, rừng đã giảm đáng kể về cả số lượng và chất
lượng. Năm 1943, diện tích rừng ở Việt Nam ước tính có khoảng 14,3 triệu ha
(Maurand, 1943), với tỷ lệ che phủ là 43,8% (chiếm 42% diện tích tự nhiên của
cả nước). Đến năm 1993 chỉ còn 9,5 triệu ha, tỷ lệ che phủ là 28% diện tích đất
tự nhiên. Và đến nay chỉ còn 6,5 triệu ha (tương đương 19,7%). Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến sự duy thoái rừng ở Việt Nam nhưng nguyên nhân chủ
yếu là đốt nương làm rẫy (40-50%) [65].
Trước tình hình đó, Chính phủ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
và chính quyền các cấp cũng đã có những chính sách chỉ đạo thực thi quyết liệt
để đối phó và cải thiện tình hình. Độ che phủ của rừng những năm gần đây
đãtăng từ 24% năm 1981 lên 33% năm 1999, đến cuối năm 2002 thì độ che phủ
1



đã đạt 35,8% diện tích tự nhiên và tiếp tục tăng lên 38,2% năm 2007. Diện tích
rừng đã tăng song chủ yếu vẫn là rừng trồng, rừng non. Rừng giàu, rừng
nguyên sinh tiếp tục bị suy giảm. Rừng nguyên thuỷ chỉ còn chưa đến 10%.
Như vậy, khó có thể thực hiên được mục tiêu đề ra là đến năm 2020, đưa độ
che phủ của rừng lên 45% kể cả diện tích cây công nghiệp lâu năm [66].
Từ những năm đầu của thập niên 60, khoanh nuôi phục hồi rừng đã được
quan tâm với phương thức là sử dụng triệt để khả năng tái sinh, diễn thế tự
nhiên để phục hồi rừng thông qua bảo vệ, biện pháp kĩ thuật lâm sinh và trồng
bổ sung nếu cần thiết. Áp dụng cho cả 3 loại rừng: Rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng và rừng sản xuất
Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, lấy cơ sở để xây dựng chiến lược
quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững các loài thực vật trên cả nước nói chung và
ở huyện Phú Lương tình Thái Nguyên riêng, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số kiểu thảm thực vật sau
nương rẫy tại xã Động Đạt - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được đặc điểm cấu trúc và đánh giá được khả năng tái sinh tự
nhiên của thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Động Đạt, huyện Phú
Lương,tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy nhanh quá trình diễn thế phục hồi
rừng ở địa phương.
3.Ýnghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm sáng tỏ thêm qui luật tái sinh tự nhiên của thảm thực vậtsau
canh tác nương rẫy. Bổ sung tư liệu về tái sinh rừng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh thích hợp đối với thảm thực vật phục hồi sau canh tác nương rẫy tại

vùng nghiên cứu.

2


4.Cấu trúc của luận văn
Mởđầu
Chương1. Tổng quan tài liệu
Chương2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu
Chương4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kếtluậnvàđềnghị

3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Những khái niệm liên quan
Để thực hiện các nội dung của đề tài, tôi đã sử dụng và vận dụng một số
khái niệm có liên quan sau:
1.1.1.Thảm thực vật
Khái niệm về thảm thực vật đã được rất nhiều các nhà khoa học trong và
ngoài nước đưa ra. Theo J.Schmithusen (1959) thì thảm thực vật là lớp thực bì
của Trái đất và các bộ phận cấu thành khác nhau của nó. Theo Thái Văn Trừng
(1978) [58] cho rằng thảm thực vật là các quần hệ thực vật phủ trên mặt đất
như một tấm thảm xanh. Theo Trần Đình Lý (1998) [44] thảm thực vật là toàn
bộ lớp phủ thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thảm thực vật trên
toàn bộ bề mặt Trái đất…
Như vậy, dù hiểu theo khái niệm nào đi nữa thì thảm thực vật cũng là

một khái niệm chung chưa chỉ rõ đối tượng cụ thể. Thảm thực vật chỉ có ý
nghĩa và giá trị cụ thể khi có định ngữ kèm theo như: thảm thực vật cây bụi,
thảm thực vật thứ sinh, thảm thực vật Ba Vì, thảm thực vật Tam Đảo, thảm
thực vật Hồ Núi Cốc.
1.1.2.Thảm thực vật thứ sinh
Thảm thực vật thứ sinh là các trạng thái thảm thực vật xuất hiện sau khi
thảm thực vật nguyên sinh bị mất đi do các nguyên nhân khách quan hay chủ
quan: có thể do biến động của vỏ trái đất hay do con người khai thác, đốt rừng
làm nương rẫy, chiến tranh...Thảm thực vật thứ sinh hình thành theo thời gian
thường bao gồm các trạng thái: thảm cỏ, thảm cây bụi, rừng non, rừng trưởng
thành, rừng thành thục. Cấu trúc của thảm thực vật thứ sinh và thảm thực vật
nguyên sinh rất khác nhau ở thành phần thực vật, cấu trúc tầng tán, khả năng
phát triển, sinh khối, hoàn cảnh rừng và nhiều yếu tố khác.
4


1.1.3. Tái sinh rừng
Tái sinh (Regeneration) là một thuật ngữ dùng để chỉ khả năng tự tái tạo,
hay tự hồi sinh từ mức độ tế bào đến mức độ mô, cơ quan, cá thể và thậm chí
cả một quần xã sinh vật trong tự nhiên. Cùng với thuật ngữ này, còn có nhiều
thuật ngữ khác đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Jordan, Peter và Allan
(1998) sử dụng thuật ngữ “Restoration” để diễn tả sự hoàn trả, sự lặp lại của
toàn bộ quần xã sinh vật giống như nó đã xuất hiện trong tự nhiên.
Schereckenbeg, Hadley và Dyer (1990) sử dụng thuật ngữ: “Rehabitilation” để
chỉ sự phục hồi lại bằng biện pháp quản lý, điều chế rừng đã bị suy thoái.
Tái sinh rừng (forestry regeneration) là một thuật ngữ được nhiều nhà
khoa học sử dụng để mô tả sự tái tạo (sự phục hồi) của lớp cây con dưới tán
rừng. Căn cứ vào giống, người ta phân chia 3 mức độ tái sinh như sau:
- Tái sinh nhân tạo: nguồn giống do con người tạo ra bằng cách gieo
giống trực tiếp.

- Tái sinh bán nhân tạo nguồn giống được con người tạo ra bằng cách
trồng bổ sung các cây giống, sau đó chính cây giống này sẽ là tạo ra nguồn hạt
cho quá trình tái sinh.
- Tái sinh tự nhiên: nguồn hạt (nguồn giống) hoàn toàn tự nhiên.
Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [36], tái sinh được coi là một quá trình sinh
học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện đặc trưng của tái sinh
rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở nơi còn hoàn
cảnh rừng. Theo ông, vai trò lịch sử của thế hệ cây con là thay thế thế hệ cây gỗ
già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng hiểutheo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi lại thành
phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Ông cũng khẳng định tái sinh
rừng có thể hiểu theo nghĩa rộng là sự tái sinh của một hệ sinh thái rừng.
Bàn về vai trò của lớp cây tái sinh, Trần Xuân Thiệp (1995) [54]. cho rằng
nếu thành phần loài cây tái sinh giống với thành phần cây đứng thì đó là quá trình
thay thế một thế hệ cây này bằng thế hệ cây khác. Ngược lại, nếu thành phần loài
cây tái sinh khác với thành phần cây đứng thì quá trình diễn thế xảy ra.
5


Như vậy, tái sinh rừng là một khái niệm chỉ khả năng và quá trình thiết
lập lớp cây con dưới tán rừng. Đặc điểm cơ bản của quá trình này là lớp cây
con đều có nguồn gốc từ hạt và chồi có sẵn, kể cả trong trường hợp tái sinh
nhân tạo thì cây con cũng phải mọc từ nguồn hạt do con người gieo trước đó.
Nó được phân biệt với các khái niệm khác (như trồng rừng) là sự thiết lập lớp
cây con bằng việc trồng cây giống đã được chuẩn bị trong vườn ươm.Vì đặc
trưng đó nên tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của các hệ
sinh thái rừng.
1.1.4. Phục hồi rừng
Phục hồi rừng được hiểu là quá trình tái tạo lại rừng trên những diện tích
đã bị mất rừng. Theo quan điểm sinh thái học thì phục hồi rừng là một quá trình
tái tạo lại một hệ sinh thái mà trong đó cây gỗ là yếu tố cấu thành chủ yếu. Đó là

một quá trình sinh địa rất phức tạp qua nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất
hiện một thảm thực vật cây gỗ bắt đầu khép tán (Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư,
1995) [45].
Để tái tạo lại rừng người ta có thể sử dụng các giải pháp khác nhau tuỳ
theo mức độ tác động của con người là: phục hồi nhân tạo (trồng rừng) phục
hồi tự nhiên và phục hồi tự nhiên có tác động của con người (xúc tiến tái sinh).
1.2. Những nghiên cứu về thành phần loài
1.2.1.Thếgiới
Trên thế giới, có rất nhiều các nhà khoa học đã có những công trình
nghiên cứu liên quan đến thành phần loài.
Theo Engler (1882) số loài thực vật trên thế giới có khoảng 275000 loài.
Ở Liên Xô (cũ) như Vưsotxki (1915), Alokhin (1904), Craxit (1927),
Sennhicốp (1933), Creepva (1978)… theo các tác giả thì việc nghiên cứu thành
phần loài, thành phần dạng sống là chỉ tiêu quan trọng trong phân loại loại hình
thảm thực vật.
Ramakrishman (1981-1992) nghiên cứu thảm thực vật sau nương rẫy ở vùng
Tây Bắc Ấn Độ khẳng định: chỉ số đa dạng loài rất thấp, chỉ số loài ưu thế đạt cao
nhất ở pha đầu của quá trình diễn thế và giảm dần theo thời gian bỏ hoá.
6


Long Chun và cộng sự (1993), nghiên cứu về đa dạng thực vật ở hệ sinh
thái nương rẫy tại Xishuang Bana tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã nhận xét: khi
nương rẫy bỏ hoá được 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài; bỏ hoá 19 năm thì
có 60 họ, 134 chi và 167 loài (Dẫn theo Phạm Hồng Ban, 2000 [1] và Phạm
Ngọc Thường, 2003[57]). Qua nghiên cứu của Long Chun và cộng sự cho thấy,
chỉ số loài đa dạng tăng dần theo thời gian bỏ hóa, ở giai đoạn 19 năm chỉ số đa
dạng về họ tăng gấp 3, đa dạng về chi tăng 7, đa dạng về loài tăng gấp 8.
Như vậy, những nghiên cứu về thành phần loài của các tác giả trên thế
giới tập trung nghiên cứu và đánh giá thành phần loài ở một vùng và khu vực

cụ thể, phản ánh hệ thực vật đặc trưng trong mối tương quan với điều kiện địa
hình và khí hậu. Tuy vậy, cần có những công trình nghiên cứu cụ thể hơn rộng
rãi hơn nhằm mục đích có thể đánh giá chính xác thành phần loài thực vật đặc
trưng của một khu vực hoặc một quốc gia.
1.2.2.ViệtNam
Các công trình nghiên cứu về thành phần loài thực vật ở Việt Nam cũng
rất nhiều.
Thái Văn Trừng (1978) thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7004 loài thực
vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi, 289 họ [58].
Phan Kế Lộc (1978) điều tra phát hiện 20 loài cây có tannin thuộc họ Trinh
nữ (Mimosaceae)và giới thiệu 4 loài khác mọcở Việt Namcó tannin [40].
Hoàng Chung (1980) [8] nghiên cứu đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã
công bố thành phần loài thu được gồm 233 loài thuộc 54 họ và 44 bộ.
Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (1983) khi nghiên cứu hệ thực vật Tây
Nguyên đã thống kê được 3210 loài, chiếm gần 1/2 số loài đã biết của toàn
Đông Dương [3].
Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) trong “Cây cỏ Việt Nam” đã thống kê số
loài hiện có của hệ thực vật là 10.500 loài gần đạt số lượng 12000 loài theo dự
đoán của các nhà khoa học [26].
7


Lê Mộng Chân (1994) điều tra tổ thành vùng núi cao Vườn quốc gia Ba
Vì đã phát hiện được 483 loài thuộc 323 chi, 136 họ thực vật bậc cao có mạch
trong đó gặp 7 loài được mô tả lần đầu tiên [6].
Lê Ngọc Công và Hoàng Chung (1994) nghiên cứu thành phần loài, dạng
sống của sa van bụi và đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện được 123 loài
thuộc 47 họ khác nhau [15].
Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995) khi nghiên cứu một số đặc điểm
sinh thái, sinh vật học của sa van Quảng Ninh và các mô hình sử dụng đã phát

hiện được 60 họ thực vật khác nhau với 131 loài [32].
Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã có
nhận xét: trong các trạng thái thảm khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ
thành loài của tầng cây bụi chủ yếu có sự đóng góp của các chi
Psychotria,Prismatomeris,Pavetta (họ Cà phê - Rubiaceae); chi Tabermontana
(họ Trúc đào - Apocynaceae); chi Ardisia,Maesa (họ Đơn nem - Myrsinaceae)
[59].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) khi tổng kết các công trình nghiên cứu về khu
hệ thực vật ở Việt Nam đã ghi nhận có 2393 loài thực vật bậc thấp và 1373 loài
thực vật bậc cao thuộc 2524 chi, 378 họ [55].
Lê Đồng Tấn (2000) khi nghiên cứu quá trình phục hồi rừng tự nhiên sau
nương rẫy ở Sơn La đã kết luận: kết quả cho thấy ở tuổi 4 có 41 loài; tuổi 10 có
56 loài; tuổi 14 có 53 loài [52].
Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban (2000) nghiên cứu sự biến động thành phần
loài thực vật sau nương rẫy ở huyện Con Cuông, Nghệ An nhận xét rằng: do ảnh
hưởng của canh tác nương rẫy nên thành phần loài và số lượng cây gỗ trên một
đơn vị diện tích có xu hướng giảm dần, đơn giản hoá để tái ổn định [17].
Trần Đình Đại (2001) căn cứ vào kết quả điều tra thực địa, mẫu vật lưu
giữ tại các phòng tiêu bản đã thống kê danh lục các loài thực vật tại vùng Tây
Bắc Bộ (Lai Châu, Lào Cai, Sơn La) gồm 226 họ, 1050 chi và 3074 loài thuộc
8


6 ngành thực vật bậc cao có mạch [21].
Đặng Kim Vui (2002) [62] nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi
sau nương rẫy để làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã kết luận: giai đoạn phục hồi 1 - 2 tuổi,
thành phần loài thực vật là 72 loài thuộc 36 họ, trong đó họ Hoà thảo có số
lượng lớn nhất là 10 loài, tiếp đến là họ Thầu dầu (6 loài)…; giai đoạn 3 - 5
tuổi có 65 loài thuộc 34 họ; giai đoạn 5 - 10 tuổi có 56 loài thuộc 36 họ; giai

đoạn 11 - 15 tuổi có 57 loài thuộc 31 họ.
Nguyễn Thế Hưng (2003) đã thống kê trong các trạng thái thảm thực vật
nghiên cứu ở huyện Hoành Bồ, Thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh) có 324 loài
thuộc 251 chi và 93 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch [31].
Phạm Ngọc Thường (2003) khi nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự
nhiên sau nương rẫy ở Bắc Kạn kết luận: quá trình phục hồi sau nương rẫy chịu
tác động tổng hợp của các nhóm nhân tố sinh thái như nguồn giống, địa hình,
thoái hoá đất, con người. Mật độ cây giảm dần theo thời gian phục hồi của thảm
thực vật cây gỗ, trên đất tốt nhiều nhất 11 - 25 loài, trên đất xấu 8 -12 loài [57].
Lê Ngọc Công (2004) nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã thống
kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ, 468 chi,
654 loài chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây gỗ quý như:
Lim, Dẻ, Trai, Nghiến…[13].
Vũ Thị Liên (2005) khi nghiên cứu một số kiểu thảm thực vật ở Sơn La
đã thu được 452 loài thuộc 326 chi, 153 họ [39].
1.3.Nhữngnghiêncứuvềthànhphầndạngsống
Nghiên cứu tổ hợp dạng sống của một vùng góp phần quan trọng đánh giá
đặc điểm sinh thái vùng đó bởi vì dạng sống là kết quả của quá trình thích nghi
của thực vật với các điều kiện sống. Dạng sống không thể hiện mối quan hệ
thân thuộc trong phân loại loài vì ở các loài ở các họ khác nhau có thể biểu hiện
cùng một dạng sống.
Người đầu tiên đề cập đến khái niệm dạng sống của thực vật là Warming
9


(1901). Từ đó đến nay đã tồn tại nhiều cây phân loại dạng sống, nguyên tắc để
mô tả và phân chia dạng sống thực vật đó là tìm những phản ứng biểu hiện qua
hình dáng bên ngoài của thực vật với môi trường sống, sự khác nhau chỉ là sử
dụng bao nhiêu dấu hiệu để phân chia.
1.3.1.Thếgiới

Đầu tiên là Humbon (1805) đã đề nghị phân loại thực vật theo hình dạng
ngoài và đã xác định được 19 dạng thực vật, trong số đó có các kiểu như hoà
thảo, dương xỉ, dây leo...(Dẫn theo Hoàng Chung, Quầnxãhọcthựcvật, 2005).
Warming (1901) là người đầu tiên đưa ra khái niệm dạng sống thực vật.
I.K.Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: thực vật thường xanh;
thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trên mặt đất
trong thời kỳ bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật có thời kỳ
sinh trưởng và phát triển ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển lâu
năm...(Dẫn theo Hoàng Chung, Quầnxãhọcthựcvật, 2005).
G.N.Vưxoxki (1915) chia thực vật thảo nguyên làm 2 lớp: lớp cây nhiều
năm và lớp cây hàng năm.
Braun - Blanquet (1951) đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính liên
tục hay đơn độc của loài đó chia thành 5 thang: mọc lẻ; mọc thành vạt; mọc
thành dải nhỏ; mọc thành vạt lớn và mọc thành khóm lớn.
Trong rất nhiều cách phân loại dạng sống thì bảng phân loại dạng sống
của Raunkiaer (1934) [66] là được nhiều người công nhận. Ông đã dùng vị trí
chồi so với mặt đất và đặc điểm của nó vào thời kỳ khó khăn nhất cho sự sinh
trưởng của thực vật (tức là lúc điều kiện khó khăn nhất loài đó tồn tại ở dạng
nào) để làm cơ sở phân loại
Theo Raunkiaer có chia 5 nhóm dạng sống cơ bản:
1. Phanerophytes (Ph): nhóm cây có chồi trên mặt đất
2. Chamaetophytes (Ch): nhóm cây có chồi sát mặt đất
3. Hemicryptophytes (He): nhóm cây có chồi nửa ẩn
4. Cryptophytes (Cr): nhóm cây có chồi ẩn
10


5. Therophytes (Th): nhóm cây sống 1 năm
Cở sở phân chia dạng sống của Raunkiaer dựa trên sự khác nhau về khả
năng thích nghi của thực vật qua thời gian bất lợi trong năm, từ việc tổ hợp các

dấu hiệu thích nghi ông chỉ chọn một dấu hiệu là vị trí chồi nằm ở đâu trên mặt
đất trong suốt thời gian bất lợi trong năm. Trong nhóm 5 dạng sống đó ông còn
chia ra các nhóm gồm tất cả 30 nhóm dạng sống. Ông đã xây dựng phổ chuẩn
của các dạng sống ở các vùng khác nhau trên Trái đất (SB):
SB = 46Ph + 9Ch + 26He + 6Cr + 13Th
Hệ thống phân chia dạng sống của Raunkiaer có ý nghĩa quan trọng, đảm
bảo tính khoa học, đơn giản, dễ áp dụng. Vì vậy trong công trình nghiên cứu
của mình tôi chọn cách phân chia dạng sống tại khu vực nghiên cứu theo
Raunkiaer.
Xêrêbriacốp (1962,1964), đưa ra bảng phân loại dạng sống mang tính chất
sinh thái học hơn của Raunkiaer. Ngoài việc sử dụng những dấu hiệu hình thái
sinh thái, Xêrêbriacốp sử dụng cả những dấu hiệu như ra quả nhiều lần hay một
lần trong cả đời của cá thể. Trong bảng phân loại ông có chia ra các đơn vị, bao
gồm: ngành, kiểu, lớp và lớp phụ trong đó bao gồm cả dạng sống của thực vật
có hoa, hạt trần và không bao gồm cây thuỷ sinh.
Canon (1911), là người đầu tiên đưa ra bảng phân loại dạng sống cây
thuộc thảo, sau đó hàng loạt bảng đã được đưa ra. Với cây thảo, đặc điểm phần
dưới đất đúng vai trò rất quan trọng trong phân chia dạng sống, nó biểu thị mức
độ khắc nghiệt khác nhau của môi trường sống, là phần sống lâu năm của cây.
(Dẫn theo Hoàng Chung, Quầnxãhọcthựcvật, 2005).
1.3.2.ViệtNam
Doãn Ngọc Chất (1969), nghiên cứu dạng sống của một số loài thực vật
thuộc họ Hoà thảo. Thái Văn Trừng (1978) cũng áp dụng nguyên tắc của
Raunkiaer khi phân chia dạng sống của hệ thực vật ở Việt Nam [58].
Hoàng Chung (1980), khi thống kê thành phần dạng sống cho loại hình
11


đồng cỏ Bắc Việt Nam, ông đã đưa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản (cây gỗ, cây
bụi, cây bụi thân bò, cây bụi nhỏ, cây bụi nhỏ thân bò, cây nửa bụi, cây thảo lâu

năm có rễ cái, cây có chồi mọc từ rễ,cây thảo lâu năm có hệ rễ cái có thân rễ
ngắn, cây thảo có hệ rễ chùm sống lâu năm, cây thảo có hệ rễ chùm sống lâu
năm có thân bò, cây thảo học thành búi thưa sống lâu năm, cây thảo mọc thành
búi dày sống lâu năm, cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài, cây thảo sống lâu
năm có thân rễ dài và thân bò, cây thảo một năm có rễ cái, cây thảo một năm có
hệ rễ cái có thân bò, cây thảo một năm có hệ rễ chùm) và bảng phân loại kiểu
đồng cỏ sa van, thảo nguyên [8].
Lê Trần Chấn (1990) khi nghiên cứu hệ thực vật Lâm Sơn, tỉnh Hoà Bình
cũng phân chia hệ thực vật thành 5 nhóm dạng sống chính theo phương pháp
của Raunkiaer. Tuy nhiên tác giả đã dựng thêm ký hiệu để chi tiết hoá một số
dạng sống (a: ký sinh; b. bì sinh; c. dây leo; d. cây chồi trên thân thảo). Tác giả
không xếp phương thức sống ký sinh, bì sinh vào dạng sống cơ bản mà chỉ coi
đây là những dạng phụ [7].
Phan Nguyên Hồng (1991), khi nghiên cứu hình thái thảm thực vật rừng
ngập mặn Việt Nam đã chia thành 7 dạng sống cơ bản: cây gỗ (G), cây bụi (B),
cây thân thảo (T), dây leo (L), cây gỗ thấp hoặc dạng cây bụi (G/B), ký sinh
(K), bì sinh (B) [28].
Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ (1996) [37] đã
xây dựng phổ dạng sống của hệ thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương là:
SB = 57,8 Ph + 10,5Ch + 12,4 He + 8,3Cr + 11,0Th
Phạm Hồng Ban (2000), nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau
nương rẫy vùng Tây Nam, Nghệ An phân chia dạng sống, phổ dạng sống là [1]:
SB = 67,40Ph + 7,33Ch + 12,62He + 8,53Cr + 4,09Th
Phạm Ngọc Thường (2003), khi nghiên cứu thảm thực vật sau nương rẫy
ở Thái Nguyên, Bắc Kạn đã cho kết quả phổ dạng sống của hệ thực vật là [57]:
SB = 56,37Ph + 12,73Ch + 14,23He +8,80Cr + 7,87Th
Nguyễn Thế Hưng (2003) khi nghiên cứu dạng sống thực vật trong các

12



trạng thái thảm thực vật tại Hoành Bồ, Quảng Ninh đã kết luận về phổ dạng
sống của hệ thực vật là [31]:
SB = 60,9 Ph + 8,02 Ch + 13,27 He + 7,47 Cr + 10,8 Th
Vũ Thị Liên (2005), phân chia dạng sống thực vật trong thảm thực vật sau
nương rẫy ở Sơn La theo thang phân loại của Raunkiaer. Kết quả phổ dạng
sống như sau [39]:
SB = 69,69Ph + 3,76Ch + 9,29He + 10,84Cr + 6,42Th
Hoàng Chung (2008) khi nghiên cứu thực vật trong đồng cỏ vùng núi Bắc
Việt Nam, đã phân chia 8 kiểu dạng sống chính là: kiểu cây gỗ, kiểu cây bụi, kiểu
cây bụi thân bò, kiểu cây bụi nhỏ, kiểu cây bụi nhỏ bò, kiểu nửa bụi, kiểu thực vật
có khả năng tạo chồi mới từ rễ, kiểu cây thảo có hệ rễ cái sống lâu năm [9].
1.4.Nhữngcôngtrìnhnghiêncứuvềkhảnăngtáisinhphụchồirừng
1.4.1. Thế giới
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được
xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc
điểm phân bố; sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và
tầng cây gỗ lớn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbre.ad, 1930;
Richards, 1933; 1939; Aubreville, 1938; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert, 1954;
Joné, 1955-1956; Schultz, 1960; Baur, 1964; Rollet, 1969). Do tính chất phức
tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một số loài có giá trị nên trong thực
tiễn, người ta chỉ khảo sát những loài cây có ý nghĩa nhất định.
Van Steenis (1956), đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của
rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái
sinh vệt của các loài cây ưa sáng.
Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả các
cách thức xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các
kiểu rừng. Từ đó, các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phương
thức chặt tái sinh. Công trình của Bernard (1954, 1959); Wyatt Smith (1961,
13



1963) với phương thức rừng đều tuổi ở Mã Lai; Nicholson (1958) ở Bắc
Borneo; Taylor (1954), Jones (1960) với phương thức chặt dần tái sinh dưới tán
ở Nijêria và Gana; Barnarji (1959) với phương thức chặt dần nâng cao vòm lá ở
Andamann...Nội dung chi tiết các bước và hiệu quả của từng phương thức đối
với tái sinh đã được Baur (1976) [2], tổng kết trong tác phẩm: Cơ sở sinh thái
học của kinh doanh rừng mưa.
Nghiên cứu tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi, Aubreville (1938) đã khái
quát hoá các hiện tượng tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi để đúc kết nên lý
luận bức khảm tái sinh, nhưng phần lý giải các hiện tượng đó còn bị hạn chế.
Vì vậy, lý luận của ông còn ít sức thuyết phục, chưa giúp ích cho các biện pháp
kỹ thuật điều khiển tái sinh rừng theo những mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
P. W. Richards (1952) [67], Bernard Rollet (1974) nghiên cứu về phân bố
tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới đã tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố
số cây tái sinh tự nhiên đã nhận xét: cây tái sinh có dạng phân bố cụm, một số ít
có phân bố Poison.
G.N. Baur (1976) [2], cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến phát
triển của cây con còn đối với sự nẩy mầm và phát triển của cây mầm ảnh hưởng
này không rõ ràng và thảm cỏ, cây bụi có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây
tái sinh. Ở những quần tụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém phát triển nhưng
chúng vẫn có ảnh hưởng đến cây tái sinh. Nhìn chung ở rừng nhiệt đới, tổ
thành và mật độ cây tái sinh thường khá lớn.
Xannikov (1967) và Vipper (1973) trong nghiên cứu tái sinh rừng nhận
thấy, tầng cây cỏ và cây bụi qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố
dinh dưỡng khoáng của tầng đất mặt đã ảnh hưởng xấu đến cây con tái sinh của
các loài cây gỗ. Những quần tụ kín tán, đất khô và nghèo dinh dưỡng khoáng
do đó thảm cỏ và thảm cây bụi sinh trưởng kém nên ảnh hưởng của nó đến các
cây gỗ tái sinh không đáng kể. Ngược lại, những lâm phần thưa, rừng đã qua
khai thác thì thảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh mẽ là nhân tố gây trở ngại rất

lớn cho tái sinh rừng.
14


Về phương pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách
lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927), với diện tích ô đo đếm
từ 1 đến 4 m2. Diện tích ô đo đếm nhỏ thuận lợi trong điều tra nhưng số lượng
ô phải đủ lớn mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng. Để giảm sai số
trong khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1950) đã đề nghị một phương
pháp "điều tra chẩn đoán" mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ
theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh ở các trạng thái rừng khác nhau (Theo
P.W. Richards, 1952 [67]).
X.V. Belov (1983) nhấn mạnh phải áp dụng thống kê toán học để điều tra
và đánh giá tái sinh. Việc phân tích chi tiết lý luận các phương pháp thống kê
toán học trong điều tra và đánh giá tái sinh rừng được trình bày rõ trong các
công trình nghiên cứu của G. Smith (1967) và V.I. Vasilevich (Dẫn theo Phạm
Ngọc Thường, 2003 [57]).
Như vậy, các công trình nghiên cứu về tái sinh trên thế giới chủ yếu tập
trung với phương pháp nghiên cứu, ảnh hưởng của các nhân tố đến cây tái sinh,
quy luật tái sinh tự nhiên ở một số nơi, đặc biệt ở rừng nhiệt đới. Đó là cơ sở để
xây dựng các phương thức lâm sinh hợp lý nhằm thúc đẩy quá trình tái sinh có
hiệu quảvà bền vững.
1.4.2. Việt Nam
Một số kết quả nghiên cứu về tái sinh thường được đề cập trong các công
trình nghiên cứu về thảm thực vật, trong các báo cáo khoa học và một phần
công bố trên các tạp chí.
Trong thời gian từ năm 1962 đến năm 1969, Viện Điều tra - Quy hoạch
rừng đã điều tra tái sinh tự nhiên theo các "loại hình thực vật ưu thế" rừng thứ
sinh ở Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969) và Lạng Sơn
(1969). Đáng chú ý là kết quả điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu(19621964) bằng phương pháp đo đếm điển hình. Từ kết quả điều tra tái sinh, dựa

vào mật độ cây tái sinh, chất lượng cây tái sinh Vũ Đình Huề (1969) [29] đã
15


×