Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Điểm Bưu Điện Văn Hoá Xã Gắn Với Xây Dựng Nông Thôn Mới Tỉnh Hà Tĩnh Năm 2015 Và Giai Đoạn 2016- 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.39 KB, 32 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
DỰ THẢO

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HOÁ
XÃ GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2015
VÀ GIAI ĐOẠN 2016- 2020

Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh
Hà Tĩnh, tháng 10 năm 2014
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

Số:

/ĐA-UBND
DỰ THẢO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày

tháng 10 năm 2014


ĐỀ ÁN
Nâng cao hiệu quả hoạt động điểm BĐVHX gắn với xây dựng nông thôn mới
tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 và giai đoạn 2016- 2020
PHẦN I. MỞ ĐẦU



1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án
Trong những năm qua, mô hình điểm BĐ VHX của ngành Bưu chính đã đạt
được một số kết quả nhất định, được sự ủng hộ tích cực của một số Bộ, Ngành, các
đoàn thể, chính quyền các cấp và nhân dân cả nước. Việc phát triển các điểm BĐ
VHX phục vụ nhân dân ở Hà Tĩnh đã góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất,
tinh thần của người dân ở vùng nông thôn, đưa thông tin miền núi tiến kịp miền
xuôi. Thực tế đã chứng minh mô hình điểm BĐ VHX trong thời gian qua đã trở
thành một thiết chế văn hoá đặc biệt ở nông thôn, thể hiện bước đi sáng tạo của cán
bộ công nhân viên (CBCNV) ngành Thông tin và Truyền thông trong việc đưa chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống,
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị, tư tưởng trong tình hình hiện nay. Tuy
nhiên, từ năm 2008 đến nay, do việc bùng nổ của thông tin di động với giá cước thấp đã
tác động mạnh tới doanh thu từ các dịch vụ BC, VT tại các điểm BĐ VHX. Hầu hết các điểm
BĐ VHX doanh thu giảm dẫn đến việc cung ứng dịch vụ bưu chính viễn thông tại các điểm
BĐ VHX không được đảm bảo. Hệ thống đã dần nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết để
đảm bảo sự tồn tại và phát triển.Cùng với sự chia tách Bưu điện và viễn thông đã một lần
nữa tác động đến hoạt động của các điểm BĐVHX. Doanh thu điểm BĐ VHX ngày càng
giảm, nhiều điểm BĐ VHX doanh thu không có, dẫn đến việc duy trì hoạt động không
thường xuyên và có nguy cơ đóng cửa.

Ngày16/4/2009 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐTTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, trên cơ sở đó ngày
22/3/2012 Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành tại
Quyết định số 463/QĐ-BTTTT. Theo các hướng dẫn này, điểm hoạt động bưu
chính, viễn thông là một trong những tiêu chí quan trọng để xét duyệt xã đạt chuẩn
nông thôn mới.
Cũng tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 v/v Phê duyệt CTMTQG giai
đoạn 2010-20120, chỉ tiêu đặt ra đối với nội dung chương trình “Xây dựng đời sống văn hóa,
thông tin và truyền thông nông thôn” là đến năm 2015: 45% số xã có điểm Bưu điện và
Internet đạt chuẩn, đến năm 2020: 70% số xã có điểm Bưu điện và Internet đạt chuẩn, tại


2


Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 đã chỉ ra mục tiêu của ngành Văn hóa trong lĩnh
vực thư viện là phải “Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu
quả thế hệ đọc tương lai”, đồng thời đề ra nhiều giải pháp để đạt được mục tiêu đó, trong đó
có giải pháp “... đẩy mạnh phát triển thư việc cấp xã và phòng đọc sách ở xã, phường, cụm
văn hóa, Điểm BĐVHX ở các xã vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số”. Trên cơ sở đó, ngày 4/2/2013 Bộ Văn hóa thể thao và Bộ Thông tin và
Truyền thông đã ký kết Chương trình phối hợp số 430/CTr-BVHTTDL- BTTTT ngày
4/2/2013 trong việc tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các điểm BĐVHX
giai đoạn 2013-2020.

Xét trên cơ sở hiện trạng của hệ thống Điểm BĐ VHX hiện nay, nhận thấy
việc tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có, các lợi thế và hiệu quả đạt được của hệ thống
điểm BĐ VHX để thực hiện xây dựng các tiêu chí về nông thôn mới của ngành
thông tin và truyền thông theo quy định về xây dựng nông thôn mới trong giai
đoạn này là phù hợp và rất cần thiết.Vì vậy, Sở Thông tin và Truyền thông phối
hợp Bưu điện xây dựng đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động điểm BĐ VHX gắn
với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 và giai đoạn 2016- 2020”

2. Cơ sở pháp lí
2.1. Văn bản trung ương
Luật Bưu chính được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/6/2010;
Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011quy định chi tiết thi hành một
số nội dung của Luật Bưu chính;
Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;


Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về việc Phê duyệt Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020;
Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015;
Quyết định 119/ QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt Đề án Phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 2020;
Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2011-2015;

3


Quyết định số 463/QĐ-BTTTT ngày 22/03/2012 về việc Quyết định Ban hành
hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành thông tin và truyền thông về xây dựng nông thôn mới;

Chương trình phối hợp số 430/CTr-BVHTTDL-BTTTT ngày 4/2/2013 trong việc
tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các Điểm BĐVHX giai đoạn 2013 2020;

Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;
Căn cứ thông báo kết luận số 21/TB-BTTTT ngày 8 tháng 3 năm 2012 của
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son tại hội nghị toàn quốc về điểm BĐVHX;
Thông tư số 17/2013/TT-BTTTT ngày 02/8/2013 của Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định về hoạt động điểm Bưu điện- Văn hóa xã.
2.2. Các văn bản của tỉnh
Quyết định 1786/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 27 tháng 11 năm
2012 về phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến
năm 2020, tầm nhìn 2050;

Kế hoạch số 1378/KH-UBND ngày 06/5/2011 của UBND tỉnh về thực hiện
Chương trình MTQG đưa thông tin về cơ sở về miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hảo đảo giai đoạn 2011-2015;
Quyết định số 2036/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2012 của Chủ tịch
UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành bưu chính,
viễn thông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 -2020;
Quyết định số 627/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 10/3/2014 về việc phê
duyệt danh sách các xã thực hiện hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới năm 2014
và năm 2015.
Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 22/2/2013 về việc
ban hành Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho từng nội dung, công
việc cụ thể để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn tỉnh.
3. Phạm vi đề án
3.1. Năm 2015:

4


Thực hiện tại 41 điểm ở các xã về đích năm 2014, 2015 theo Quyết định số
627/QĐ-UBND tỉnh ngày 10/3/2014 về việc phê duyệt danh sách các xã thực hiện
hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới năm 2014 và năm 2015.(phụ lục kèm theo).
3.2. Giai đoạn 2016-2020:
Các điểm còn lại (trong đó, thứ tự ưu tiên theo Quyết định xã thực hiện
hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới từng năm của UBND tỉnh).
Bảng 1. Xác định số xã được triển khai dự án

Stt
1


2

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Tổng số điểm BĐVHX trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Điểm

231

Năm 2015

Điểm

41

Đến năm 2020
Số xã có Điêm BĐVHX đã được đâu tư

Điểm
Điểm

194
36

Internet theo dự án BG


PHẦN II. HIỆN TRẠNG

1. Tổng quan về điểm Bưu điện Văn hóa xã
Tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 231/262 xã, phường có điểm
BĐVHX, 224 điểm BĐVHX đang hoạt động, 8 điểm BĐVHX đang tạm ngưng (2 điểm nằm
trong quy hoạch mới (xã Hương Quang, xã Hương Điền) và 6 điểm không thuê được nhân
lực (xã: Thạch Thượng, Sơn Diệm, Cẩm Nam, Kỳ Thịnh, Kỳ Phương, Kỳ Liên); có 41/231
điểm BĐVHX thuộc các xã xây dựng nông thôn mới theo quyết định số 67/QĐ-UBND

của UBND tỉnh ngày 10/3/2014 về việc phê duyệt danh sách các xã thực hiện hoàn
thành 19 tiêu chí nông thôn mới năm 2014 và năm 2015, có 159 điểm thuộc các xã
miền núi và đặc biệt khó khăn. Từ năm 2013, toàn tỉnh đạt 100% số xã có điểm
phục vụ các dịch vụ bưu chính, viễn thông, rút ngắn bán kính phục vụ bình quân
xuống 2.62km, số dân phục vụ bình quân 4.675/điểm.
Bảng2: Số điểm cung cấp dịch vụ của Bưu điện Hà Tĩnh

Năm

Số
điểm

Trong đó

Bưu cục

Bán kính
Đại lý
BĐVHX, phục
Bưu điện, Thùng

ĐL Điện
thư công
5

Số dân/
điểm phục


2009
2010
2011
2012
2013

291
288
282
282
282

58
52
45
45
45

thoại CC,
kốt
5
8

6
6
6

cộng
228
228
231
231
231

2.57
2.59
2.62
2.62
2.62

4.220
4.321
4.672
4.674
4.675

Nguồn: Báo cáo của Bưu điện Hà Tĩnh

1.1. Hiện trạng cơ sở vật chất tại các điểm BĐVHX
Hầu hết các điểm BĐVHX ngay khi đưa vào hoạt động đã được Bưu điện
tỉnh trang bị các trang thiết bị cần thiết để cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông:
Quầy giao dịch, ca bin đàm thoại, tủ đựng sách báo, bàn, ghế phục vụ đọc sách
báo, bảng thông báo cho các dịch vụ, các loại sách báo phù hợp với yêu cầu của

vùng nông thôn trong việc cải tạo chuyển dịch cây trồng, con vật nuôi và các loại sách báo
văn hoá, xã hội, pháp luật,... phục vụ cho nhân dân đọc miễn phí. Mỗi điểm được trang bị

sách với kinh phí ban đầu 1.500.000đ tương đương gần 100 đầu sách về văn học
nghệ thuật, pháp luật, khoa học kỹ thuật, nông lâm, ngư nghiệp. Hàng năm, mỗi
điểm được bổ sung kinh phí trang bị sách 500.000đ tương đương với 30 đầu sách
các loại, thường xuyên được nhận 2 loại báo Nhân dân và báo Bưu điện Việt Nam.
Ngoài ra các cơ quan ban ngành Bộ Văn hóa, Công ty Phát hành Báo chí Trung
ương. Tuy nhiên, sau khi chia tách BCVT (từ năm 2008) hầu như không có kinh
phí bổ sung sách cho BĐVHX. Qua thời gian sử dụng có một số loại sách đã rách
nát, một số điểm thực hiện chưa tốt việc lưu trữ sách báo làm thất thoát một số
sách đã được trang bị, một số điểm bị hư hỏng sách báo do lũ lụt, Bưu điện tỉnh đã
trang bị bổ sung tại các điểm bị lũ lụt và qui trách nhiệm thu hồi tại các điểm làm
thất thoát.
Tuy nhiên, cùng với thời gian và do không được duy tu bảo dưỡng định kỳ, cơ sở vật
chất của một số điểm BĐVHX hiện nay xuống cấp. Tình trạng hệ thống hư hỏng nặng, hệ
thống quầy, cửa chính và cửa phụ bị hỏng, các giá để sách báo đa phần làm bằng ván ép
được trang bị từ lâu nên lung lay, không có hệ thống quạt để phục vụ cho người đọc sách,
một số Điểm BĐVHX xuống cấp, bị dột và thấm ướt khi trời mưa lụt nên số lượng sách
được trang bị đều đã ẩm mốc, hư hỏng, mục nát do bị ngập lụt, không còn sử dụng được.Với
tình trạng sách báo hiện nay tại các Điểm BĐVHX không thể đáp ứng được nhu cầu đọc của
nhân dân.

1.2. Các dịch vụ được cung cấp tại các điểm BĐVHX
6


Các điểm BĐ VHX từ khi được thiết lập, đã không ngừng nâng cao chất
lượng và hiệu quả phục vụ của mình, ngoài việc cung cấp các dịch vụ bưu chính
công ích theo quy định, các điểm BĐVHX đã mở các loại dịch vụ bưu chính, viễn

thông cơ bản để phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc cho người dân, gồm:
- Bưu phẩm thường trong nước và quốc tế;
- Nhận gửi và phát bưu kiện trong nước tới 5 kg;
- Bán tem Bưu chính;
- Nhận đặt mua báo chí dài hạn và bán báo lẻ;
Đến nay toàn tỉnh có 173/231 điểm đã mở dịch vụ Thư chuyển tiền
chiều đi, đến, hầu hết các điểm cung cấp dịch vụ EMS vệ tinh theo yêu cầu của
khách hàng, 100% điểm tham gia bán bảo hiểm các loại hình, huy động tiền gửi
Tiết kiệm Bưu điện, phát triển thuê bao truyền hình An Viên (AVG), 100% điểm
bán sim card, 36 điểm triển khai Interrnet thuộc dự án BMGF. Ngoài ra các điểm
BĐ-VHX còn tham gia chi trả, quản lý đối tượng người hưởng chế độ BHXH hàng
tháng.
1.3. Lao động làm việc tại điểm BĐVHX
Tổng số lao động làm việc tại các điểm BĐVHX là 224 người, phục vụ tại
224 điểm BĐ VHX đang hoạt động trên toàn tỉnh, trong đó có trình độ THCS là 10 người,
THPT 210 người, cao đẳng, công nhân 4 người. Hiện có 41 lao động làm việc tại các điểm
BĐ VHX thuộc xã xây dựng nông thôn mới, trong đó trình độ THCS là 02 người, trình độ
THPT là 39 người.

Từ khi triển khai đến nay, tuy đã 2 lần thay đổi thù lao cho nhân viên tại các
điểm BĐ-VHX (Từ 450.000 đồng lên 650.000 đồng và từ 650.000 đồng lên
850.000 đồng) nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng với khối lượng công việc tại đây và
không thu hút được người làm việc tại các điểm BĐ VHX.
Trước đây, hàng năm nhân viên tại các điểm BĐ VHX được tham dự các lớp
tập huấn và lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kiến
thức về thư viện, tổ chức theo các chương trình do Sở tư pháp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch. Tuy nhiên, hiện nay các lớp phổ biến kiến thức này ít được tổ chức.

1.4. Doanh thu của các điểm BĐVHX
Nhìn tổng quan, trong 7 năm đầu kể từ năm 199 9 - 2007, hệ thống điểm BĐ

VHX đã phát huy hiệu quả thiết thực của nó ở cả 2 khía cạnh, đó là kinh doanh có hiệu quả,

7


tạo điều kiện cho người dân vùng sâu vùng xa có điều kiện truy cập dịch vụ Bưu chính, Viễn
thông và công nghệ thông tin nhanh chóng và đọc sách báo miễn phí. Doanh thu các dịch vụ
tại nhiều điểm BĐ VHX đã đảm bảo được cuộc sống cho người lao động.

Từ năm 2008 đến nay, do việc bùng nổ của thông tin di động với giá cước thấp đã
tác động mạnh tới doanh thu từ các dịch vụ BC, VT tại các điểm BĐ VHX. Doanh thu điểm
BĐ VHX ngày càng giảm, nhiều điểm BĐ VHX doanh thu không có, dẫn đến việc duy trì
hoạt động không thường xuyên và có nguy cơ đóng cửa.

Bảng3: Doanh thu Dịch vụ bưu chính, viễn thông tại Điểm BĐVHX từ 2008-2013
Doanhthu
(tính

2008

2009

2010

2011

852.000 785.000 652.000

2012


2013

2014

598.000 500.000 450.000 400.000
Nguồn: Báo cáo của Bưu điện Hà Tĩnh

2. Đánh giá chung hiện trạng các điểm Bưu điện Văn hóa xã ở các xã
thuộc phạm vi Đề án
Hệ thống điểm BĐ VHX trong giai đoạn đầu phát triển đã đạt được kết quả
như mong muốn. Tuy nhiên, ở giai đoạn tiếp theo, doanh thu của ngành Bưu điện
giảm, dẫn đến việc đầu tư để tiếp tục cho hệ thống BĐ VHX chỉ mang tính chất
công ích đã không còn là sự quan tâm của Bưu điện. Hệ thống điểm BĐ VHX đã
dần mất đi vai trò của mình và có nguy cơ bị đóng cửa. Để có một cách nhìn khách
quan về thực tế của Điểm BĐ VHX đang mắc phải, chúng ta cùng tìm hiểu về hiều
nguyên nhân xung quanh vấn đề này:
2.1. Nguyên nhân khách quan
2.1.1. Sự phân chia thị trường bưu chính
Thị trường bưu chính phân bố không đồng đều, nhu cầu về dịch vụ bưu
phẩm bưu kiện, vận chuyển hàng hóa, chuyển tiền, chuyển phát nhanh ở thành phố
Hà Tĩnh và huyện Kỳ Anh lớn hơn rất nhiều so với các huyện khác, tại các huyện
chủ yếu là dịch vụ bưu chính công ích.
Việc cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ bưu chính ngày càng rõ, trong lĩnh
vực chuyển phát thư, hàng hóa có hoạt động rất mạnh như CTy TNHH Một Thành
Viên Bưu Chính Viettel, Công Ty Cổ Phần Chuyển Phát Nhanh Hợp Nhất, CTy
TNHH Hoàng Long, Cty TNHH Mai Linh, …; Các xe của các doanh nghiệp tư
nhân cung cấp dịch vụ xe khách chất lượng cao Hà Tĩnh – Sài gòn, Hà Tĩnh – Đà
8



Nẵng, Hà Tĩnh –Hà Nội, Hà Tĩnh –Gia Lai cũng nhận vận chuyển hàng hóa có
trọng lượng nhỏ.
Các lĩnh vực kinh doanh như chuyển phát hoa, quà tặng, phát hành báo chí
(ký thẳng với các đại diện báo), thu hộ cước viễn thông,…cũng dần được các
doanh nghiệp khác tham gia cung ứng. Vì vậy, có thể nói, trong cùng một thị
trường và lĩnh vực kinh doanh, ngành Bưu điện đang mất dần thị phần và doanh
thu. Một lần nữa, hệ thống điểm BĐ VHX lại mất ưu thế trong cuộc tranh đua để
tồn tại trong phân khúc thị trường bưu chính hiện nay.
2.1.2. Phong trào đọc sách báo tại các Điểm BĐ VHX giảm dần
Phong trào đọc sách, báo tại các điểm BĐ VHX có xu hướng giảm dần do có
nhiều kênh thông tin khác đang ngày càng phát triển, phần nhiều đọc giả là học
sinh, các cựu chiến binh, các cụ về hưu. Sách, báo quyên góp, gửi tặng điểm BĐ
VHX tuy nhiều nhưng chất lượng kém phần lớn đã cũ nát, hư hỏng.
Nguồn kinh phí của Bưu điện tỉnh cho việc mua sách bị cắt giảm, do đó số
lượng sách cũng bị giảm theo. Các loại sách báo dành cho các em thiếu nhi thì vừa
thiếu vừa không đảm bảo, không thu hút được các em học sinh đến đọc sách.

2.2. Nguyên nhân chủ quan
2.2.1. Về đầu tư cơ sở vật chất
Một số điểm BĐ VHX đưa vào hoạt động từ năm 1999 đã xuống cấp, trần
nhà bị thấm, tường bị nứt, móng bị lún, tường rào, cổng sắt, các công trình phục vụ
cho sinh hoạt như nhà vệ sinh, giếng nước… đã bị hư hỏng; nhiều trang thiết bị
như: Bàn ghế, quầy giao dịch, biển hiệu, bảng giá cước, … phục vụ cho việc khai
thác các dịch vụ tại điểm BĐ VHX cũng bị xuống cấp, hết khấu hao, chưa được ưu
tiên đầu tư, sửa chữa, nâng cấp. Trang thiết bị tại các điểm BĐ VHX được đầu tư
quá lâu, lạc hậu không còn đáp ứng được yêu cầu trong quá trình cung cấp và sử
dụng dịch vụ các dịch vụ mới.
2.2.2. Về tổ chức cung cấp dịch vụ
Hệ thống điểm BĐ VHX vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn, ngày càng bộc lộ
những hạn chế trong phục vụ văn hoá cũng như hoạt động kinh doanh, nhất là sự

phát triển mạnh mẽ của dịch vụ viễn thông di động, Internet 3G... Các dịch vụ bưu
chính viễn thông mới không được nghiên cứu để đưa vào khai thác một cách hiệu
9


quả; từ đó dẫn đến điểm BĐ VHX không còn sức hút đối với người dân tại địa
phương.
2.2.3. Về nhân viên và mức thù lao cho nhân viên làm việc tại điểm BĐ
VHX
Mức thù lao cho nhân viên BĐ VHX quá thấp, không còn là động lực cho
nhân viên làm việc, họ bỏ việc giữa chừng gây khó khăn cho hoạt động các điếm
BĐ VHX.
Hiện nay, nhân viên điểm BĐ VHX hầu hết làm việc trên cơ sở hợp đồng
đại lý với Bưu điện, không được đóng bảo hiểm và chỉ được hưởng chế độ bảo
hiểm khi nhân viên điểm BĐ VHX mua bảo hiểm tự nguyện, đó là thiệt thòi lớn
cho nhận viên điểm BĐ VHX.
Nhân viên làm việc tại điểm BĐ VHX phần lớn có trình độ Trung học phổ
thông, trung cấp, nhiều người là công nhân Bưu điện; riêng vùng núi, vùng sâu,
vùng xa tối thiểu là tốt nghiệp tiểu học, độ tuổi từ 18 – 40 tuổi.
Nhân viên hầu hết chưa được đào tạo chính quy, nhất là đào tạo về công
nghệ thông tin, cho nên chưa khai thác hết tính năng công suất trang thiết bị dẫn
đến lãng phí đầu tư; chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về kỹ năng giao tiếp,
nghiệp vụ cũng như nghệ thuật kinh doanh để có thể đảm đương nhiệm vụ, khai
thác tốt các dịch vụ đã mở tại điểm BĐ VHX. Thái độ phục vụ của nhiều nhân viên
điểm BĐ VHX chưa tốt, thụ động, ỷ lại, thiếu nhiệt tình. Khả năng tiếp thị và
quảng cáo, nghiệp vụ thư viện, tuyên truyền kiến thức pháp luật phổ thông của
nhân viên làm việc tại điểm BĐ VHX rất hạn chế, ảnh hưởng rất nhiều đến phục
vụ và kinh doanh tại điểm BĐ VHX.
2.2.4. Về sự phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành
Cơ sở vật chất của điểm BĐVHX do Bưu điện đầu tư, trang thiết bị, ấn

phẩm do bưu điện cung cấp, lao động không thuộc biên chế ngành bưu điện. Hệ
thống Điểm BĐ VHX trong các năm qua, tồn tại và phát triển trên cơ sở tự tổ chức
hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh. Điểm BĐ VHX có sự hỗ trợ của
chính quyền địa phương về địa điểm để xây dựng, tuy nhiên trong các năm qua,
hoạt động của điểm BĐ VHX lại không có sự liên kết và hỗ trợ đầu tư từ các cấp
các ngành và chính quyền địa phương.

10


Các chương trình phối hợp liên ngành còn mang tính hình thức, chưa có sự
kiểm tra, đôn đốc và giám sát thường xuyên, do đó, chưa thực sự phát huy hiệu
quả. Các hoạt động văn hoá tại các điểm BĐ VHX còn nghèo nàn, chưa phong
phú, đa dạng và chủ yếu là hoạt động đọc sách, báo miễn phí, do đó chưa thực sự
thu hút được nhiều người dân đến tham gia hoạt động tại các điểm này. Những khó
khăn của hệ thống Điểm BĐ VHX đã tồn tại trong một thời gian dài mà không
được chính quyền địa phương cũng như các cơ quan ban ngành quan tâm cùng
tháo gỡ.
Hiện nay, Nhà nước có nhiều chính sách để nông nghiệp, nông thôn phát
triển, nhiều cơ quan, bộ, ngành quan tâm đến nông thôn và nông dân thông qua các
chương trình, dự án nhưng sự phối hợp và kết nối này chưa được chặt chẽ như
ngành Văn hoá có chương trình xây dựng nhà văn hoá xã, nhà văn hoá thôn,
chương trình đưa văn hoá về cơ sở; ngành Tư pháp có chương trình “Tủ sách pháp
luật”; ngành Giáo dục có Trung tâm giáo dục cộng đồng… Tuy nhiên, thực tế cho
thấy rằng, các ngành chưa có sự phối hợp với nhau.
PHẦN III. MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP, KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Mục tiêu cơ bản của đề án
1.1. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của các điểm Bưu điện văn

hóa xã, cụ thể hóa tiêu chí thứ 8 tại Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày
16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới, làm cơ sở để UBND tỉnh chỉ đạo phát triển bưu chính, viễn thông thống
nhất, đồng bộ với quy hoạch của các ngành trong tỉnh, đảm bảo đầu tư phát triển
bưu chính, viễn thông đạt hiệu quả kinh tế, thúc đẩy phát triển và nâng cao khả
năng tiếp cận dịch vụ bưu chính, viễn thông và internet công cộng tại vùng nông
thôn, miền núi của tỉnh, góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần nhân dân
toàn tỉnh.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Giao đoạn 1: Đến năm 2016 phải đạt được các mục tiêu sau:
Tại 41 điểm BĐ VHX tại các xã thực hiện hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn
mới năm 2014 và 2015 có cơ sở vật chất khang trang với thiết bị máy tính, đường
truyền internet phục vụ tốt nhu cầu đọc sách, báo qua internet tra cứu, tìm hiểu
11


thông tin và giải trí của người dân.
- Giai đoạn 2: Đến năm 2020
a) Nâng tổng số đầu sách phục vụ bình quân/điểm lên: 500 quyển.
b) Nâng tổng số người đọc sách, báo bình quân tại mỗi điểm Bưu điện văn
hóa xã/ngày: Từ 10 đến 20 lượt người (gấp 02 đến 05 lần so với hiện tại).
d) Nâng mức thù lao bình quân của nhân viên làm việc tại điểm Bưu điện
văn hóa xã từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng/người/điểm/tháng.
e) Nâng tổng doanh thu trung bình một điểm Bưu điện văn hóa xã lên:
1.200.000 đến 2.000.000 đồng/tháng (gấp 2,5 đến 04 lần so với hiện tại).
2. Chọn điểm thực hiện đề án
Trên cơ sở Quyết định số 627/QĐ-UBND ngày 10/3/2014 của UBND tỉnh về
việc phê duyệt danh sách các xã thực hiện hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới
năm 2014 và năm 2015, 41 xã được chọn triển khai hoàn thành 19 tiêu chí nông
thôn mới, giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh sẽ là 41 xã được chọn để hỗ trợ

đầu tư các Điểm BĐVHX phục vụ xây dựng nông thôn mới tại đề án năm 2015.

Bảng 4. Danh sách các xã được chọn thực hiện đề án năm 2015
Huyện,
TT

Số xã

thành phố

1

TP Hà Tĩnh

2

2

Thạch Hà

5

3

Can Lộc

4

Danh sách xã về đích 2014


Danh sách xã về đích
2015

Thạch Môn

Thạch Bình

Thạch Tân, Phù Việt

Thạch Long, Thạch Đài,
Tượng Sơn

4

Khánh Lộc, Thanh Lộc

Quang Lộc, Đồng Lộc

Nghi Xuân

3

Xuân Mỹ

Xuân Viên, Xuân Lĩnh

5

Đức Thọ


5

Đức Lạng, Trường Sơn, Yên
Hồ

Thái Yên, Trung Lễ

6

Hương Sơn

4

Sơn Châu, Sơn Kim 1

Sơn Bằng, Sơn Trung

7

Hương Khê

4

Hương Trà, Gia Phố

Phúc Trạch, Phú Phong

8

Cẩm Xuyên


5

Cẩm Thành, Cẩm Thăng, Cẩm Cẩm Nam, Cẩm Lạc
Xuyên

12


9

Kỳ Anh

4

Kỳ Trung, Kỳ Phương

Kỳ Bắc, Kỳ Thư

10

Vũ Quang

3

Hương Minh

Ân Phú, Đức Lĩnh

11


Lộc Hà

2

Thạch Bằng

Hộ Độ

41

20

21

Cộng

2. Các giải pháp thực hiện
2.1. Củng cố cơ sở vật chất đảm bảo duy trì hoạt động các điểm Bưu
điện Văn hóa xã
Trên cơ sở hạ tầng hệ thống 231 điểm BĐ VHX hiện có, lập kế hoạch duy tu
bảo dưỡng, đảm bảo cơ sở hạ tầng điểm BĐ VHX đạt các tiêu chuẩn về cơ sở hạ
tầng điểm cung ứng dịch vụ bưu chính và viễn thông theo tiêu chí nông thôn mới
về thông tin và truyền thông. Quán triệt việc đảm bảo điều kiện về hạ tầng cơ sở,
mặt bằng, nhân viên...để đảm bảo việc tiếp nhận dự án và phát huy hiệu quả của dự
án sau khi nhận bàn giao.
Hàng năm, xây dựng phương án, kế hoạch thực hiện công tác sửa chữa, đảm
bảo các điểm BĐ VHX hoạt động bình thường. Tranh thủ các nguồn vốn từ các
chương trình hổ trợ của các cấp ngành địa phương, lồng nghép các chương trình
hiện đại hoá nông thôn để hổ trợ cũng cố phát triển các điểm BĐ VHX.Thực hiện

đầu tư mới các trang thiết bị cung ứng dịch vụ cơ bản tại các điểm BĐ VHX để
phục vụ tốt nhu cầu của người dân. Đầu tư mới các trang thiết bị như máy tính,
đường truyền internet phục vụ nhu cầu đọc sách, báo qua mạng internet, tra cứu,
tìm hiểu thông tin và giải trí của người dân.
Xây dựng lộ trình và kế hoạch cụ thể để đưa internet băng thông rộng về tới
các điểm BĐ VHX phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
2.2. Đào tạo, tuyển chọn nhân lực
Song song với việc cũng cố các điểm BĐ VHX, Bưu điện tỉnh tiến hành
tuyển chọn nhân viên ở tại địa phương có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ văn
hoá, nghiệp vụ để vào làm việc tại các điểm BĐ VHX. Hàng năm Bưu điện tỉnh
phối hợp với các Sở ban ngành như Sở tư pháp, Thông tin và Truyền thông tổ chức
các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kiến thức về
thư viện, tổ chức Hội thi “Nhân viên Điểm Bưu điện văn hoá xã giỏi”… để nâng
cao hiệu quả phục vụ.

13


Nhân viên tại các điểm BĐ VHX phải có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ
văn hoá, nghiệp vụ. Hàng năm, nhân viên các điểm BĐ VHX được đào tạo bồi
dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin,
kiến thức pháp luật, kiến thức về thư viện… để nâng cao hiệu quả phục vụ.
Hằng năm có chương trình tập huấn nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên điểm
BĐVHX. Tăng cường tổ chức các đợt kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm nhằm
nâng cao hoạt động bán hàng tại địa bàn .
2.3. Cung cấp các dịch vụ BC VT CNTT
Để tạo thuận lợi cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, Bưu điện tỉnh tiếp tục
nghiên cứu phục vụ tốt các dịch vụ như: Dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ Tiết kiệm
Bưu điện, bảo hiểm các loại hình, Internet công cộng, dịch vụ truyền hình AVG,
dịch vụ chi trả BHXH

Bên cạnh đó tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ để người dân có thể
tiếp cận và làm quen với các thiết bị công nghệ thông tin, sử dụng các dịch vụ về
truy cập và tra cứu thông tin trên Internet góp phần vào việc phát triển kinh tế xã
hội các địa phương, đáp ứng được nhu cầu bức thiết của người dân nông thôn.
Đối với kinh doanh dịch vụ viễn thông-CNTT: Đối với những Điểm có máy
tính kết nối Internet: Cài đặt phần mềm ePOST và triển khai dịch vụ bán mã thẻ
nạp tiền trả trước theo quy định (di động trả trước, học trực tuyến, trò chơi trực
tuyến, bản quyền phần mềm v.v.); Đối với những Điểm phủ sóng của mạng di
động Vinaphone, có 01 máy điện thoại sử dụng mạng đi động GSM, 01 sim Mservice còn hạn sử dụng, có tiền trong tài khoản bán hàng: triển khai dịch vụ Mservice để nạp tiền thuê bao di động qua tin nhắn, triển khai sim vietpay, sim bông
sen; Tại tất cả các Điểm: Triển khai dịch vụ bán SIM, thẻ Viễn thông-CNTT trả
trước (thẻ cào), thu cước, hòa mạng và phát triển thuê bao;
Bưu điện tỉnh tiếp tục duy trì mở cửa theo qui chuẩn kỷ thuật 50 của Bộ
Thông Tin và Truyền Thông tại các điểm giao dịch tối thiểu là 4 giờ/ngày làm
việc. Phấn đấu đạt chỉ tiêu thời gian phục vụ tại các điểm phục vụ BĐ VHX (tối
thiểu) theo qui định qua hằng năm.
2.4. Xây dựng điểm Bưu điện Văn hóa xã thành điểm thiết chế văn hóa
Bên cạnh tiếp tục duy trì việc cung cấp các dịch vụ BC-VT-CNTT, tiếp tục
định hướng phát triển các điểm BĐ VHX thành nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng
của người dân; là nơi để người dân đến đọc sách báo miễn phí, trao đổi và học hỏi
14


kinh nghiệm qua sách báo, qua mạng internet, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ bưu
chính, viễn thông cơ bản, góp phần nâng cao nhận thức của người dân. Phấn đấu
nâng tổng số đầu sách tại mỗi điểm BĐ VHX lên 500 cuốn. Ngoài nguồn kinh phí
quyên góp. Đơn vị có kế hoạch đề xuất các ban ngành hổ trợ từ kinh phí ngân sách
tỉnh để thực hiện lồng ghép vào chương trình xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra, để quản lý tốt nguồn sách được trang bị và ủng hộ của các cơ
quan, đoàn thể, hướng dẫn và chỉ đạo các điểm mở đầy đủ số sách theo dõi, xuất
nhập sách báo, theo dõi số lượt người đến đọc sách báo hàng ngày, niêm yết các

danh mục, chủng loại sách và đặc biệt là chỉ đạo sự luân chuyển các đầu sách giữa
các điểm để nội dung được phong phú hơn.
Các điểm BĐ VHX tiếp tục là đơn vị thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia đưa thông tin về cơ sở theo Quyết định số 435/QĐ-BTTTT ngày 06/9/2011 của
Bộ Thông Tin và Truyền Thông về việc phê duyệt dự án “Tăng cường nội dung
thông tin và truyền thông về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo”.
Bằng hình thức: Chuyển phát các ẩn phẩm đến các điểm BĐ VHX và các đồn biên
phòng theo danh sách chỉ định của Ban QLDA. Tiếp nhận, bảo quản xuất bản
phẩm để phục vụ bạn đọc tại các Điểm, phối hợp truyền thông, quảng bá và phục
vụ bạn đọc tại các điểm BĐVHX.
2.5. Công tác tuyên truyền, phố biến đường lối chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước đến nhân dân địa phương
Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng
và pháp luật của nhà nước như: Phối hợp với UBND các xã tổ chức tốt các đợt bầu
cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các kỳ Đại hội Đảng, là nơi tổ
chức lấy ý kiến của nhân dân đóng góp vào các chủ trương, chính sách lớn của
Đảng, Nhà nước.
Cung cấp đầy đủ các loại báo Đảng, Báo Quân đội nhân dân, Báo Hà Tĩnh,
các công báo của Nhà nước… để nhân dân địa phương đến đọc hàng ngày, tiếp tục
phối hợp với Báo Hà Tĩnh chuyển báo về các chi bộ thôn, xã theo hợp đồng đã ký
kết.
2.6. Nâng cao thu nhập cho lao động tại Bưu điện văn hóa xã
Ngoài khoản tiền thù lao tối thiểu hàng tháng 850.000/điểm, để khuyến
khích người lao động phát triển dịch vụ, căn cứ trên doanh thu các dịch vụ trong
tháng, người lao động sẽ được trả thêm % hoa hồng theo quy định. Ngoài ra Giám
15


đốc Bưu điện tỉnh xây dựng cơ chế khuyến khích tăng trưởng doanh thu, giao chỉ
tiêu kế hoạch sản lượng, doanh thu; xem xét đưa các dịch vụ phù hợp với đặc điểm

của từng địa phương vào các điểm BĐVHX và quy định mức chi hoa hồng một số
dịch vụ ngoài các dịch vụ bắt buộc.
Biện pháp phát triển đa dạng các dịch vụ BC, VT, CNTT nhằm nâng cao thu
nhập cho nhân viên VHX: Đưa các dịch vụ mới vào phục vụ và đổi mới hình thức
cung cấp dịch vụ, hình thức hoạt động văn hóa để triển khai các hoạt động phù hợp
với mô hình điểm BĐ VHX kết hợp kinh doanh các dịch vụ BCVT-CNTT, thu
cước, phát các sản phẩm BCVT và hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng. Triển
khai các điều kiện về hạ tầng cơ sở, mặt bằng, nhân viên...để đảm bảo việc tiếp
nhận dự án và phát huy hiệu quả của dự án sau khi nhận bàn giao. Đào tạo nguồn
nhân lực có trình độ theo yêu công việc và kiến thức kinh doanh phục vụ lâu dài.
Đầu tư trọng điểm về cơ sở vật chất, trang thiết bị lấy hiệu quả phục vụ và kinh
doanh làm nền tảng.
Đối với kinh doanh dịch vụ Bưu chính chuyển phát, Tài chính Bưu chính:
Đảm bảo mở hết các dịch vụ bưu chính viễn thông công ích bắt buộc theo quy định
hiện hành; Mở rộng số Điểm trên địa bàn mở dịch vụ Thư chuyển tiền, bán Bảo
hiểm Nhân thọ và phi nhân thọ; Dịch vụ Chuyển tiền nhanh, bán vé máy bay, thu
hộ tuỳ theo điều kiện từng Điểm; Trường hợp công tác vận chuyển cho phép nâng
mức nhận gửi bưu kiện trong nước từ 5 kg lên 10 kg, 20 kg đối với những điểm địa
bàn đồng bằng, trung du và nhận gửi tối đa 31,5 kg đối với những điểm địa bàn
phường, thị xã, thị trấn... Đẩy mạnh phát trả dịch vụ chiều đến như bưu kiện, thư
chuyển tiền, ghi số,...
Đối với dịch vụ CPN: căn cứ vào hành trình đường thư, chỉ tiêu thời gian
toàn trình để xây dựng kế hoạch triển khai bảo đảm chất lượng của dịch vụ.
Đối với kinh doanh các dịch vụ khác: Tìm đối tác có nhu cầu lắp đặt biển
quảng cáo; Phát các tờ rơi giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp
nhằm tăng thêm thu nhập cho điểm BĐVHX; Tìm đối tác nhận bán ký gửi hàng
hoá cho các doanh nghiệp, trên cơ sở đó nhận vận chuyển và cung cấp lại dịch vụ
cho đối tác. Đối với hình thức kinh doanh này, căn cứ vào tình hình cụ thể của
từng Điểm, các đơn vị chủ động xem xét nguồn hàng, các hình thức giao hàng và
thanh toán phù hợp.


16


Hỗ trợ kinh phí hàng tháng cho nhân viên tại các điểm BĐVHX là 350.000
đồng để động viên tinh thần nhân viên yên tâm công tác và phục vụ hiệu quả, đáp
ứng được nhu cầu của người dân.
2.7. Phối hợp với các ngành trong tỉnh và các chương trình của Chính
phủ
Xác định rõ điểm BĐ VHX vẫn sẽ là thành phần của mạng bưu chính công
cộng, đảm nhiệm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bưu chính công ích, nên cần sự ưu
tiên hỗ trợ đầu tư của nhà nước, của các tổ chức để điểm BĐ VHX cũng sẽ là
điểm tựa để triển khai các đề án “Phát triển thông tin truyền thông nông thôn giai
đoạn 2011-2020”, là nơi nhận xuất bản phẩm theo chương trình mục tiêu quốc gia
“Đưa thông tin về cơ sở, xã phường, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo”, các
đề án và dựa án đưa thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn như dự án “Nâng cao năng lực sử dụng máy tính truy
nhập Internet tại Việt Nam” do Quỹ Bill & Melinda Gates (BMGF) tài trợ. Sử
dụng nguồn hỗ trợ từ Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích để đầu tư đưa Internet
băng thông rộng về các điểm BĐ VHX triển khai Đề án đưa Việt Nam sớm trở
thành nước mạnh về CNTT-TT, điểm BĐ VHX sẽ là nơi đưa thông tin, nhận các
thiết bị nghe nhìn.
Các Sở, Ban, ngành liên quan phối hợp nghiên cứu, phát triển nội dung
thông tin phù hợp, hữu ích và đáp ứng nhu cầu của người dân nông thôn để thiết
kế, xây dựng trang thông tin nông thôn trên internet. Sở Thông tin và Truyền thông
phối hợp với các tổ chức đoàn thể hỗ trợ đào tạo việc ứng dụng công nghệ thông
tin cho nhân viên các điểm BĐ VHX.
Xây dựng cơ chế điều phối và triển khai thực hiện các dự án của các Sở,
Ban, ngành liên quan phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin tại vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa, các điểm BĐ VHX.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, Bưu điện tỉnh

tiếp tục hoàn thiện xây dựng các kế hoạch chương trình và ký công văn liên ngành
về triển khai phong trào quyên góp sách thiếu nhi cho trẻ em nông thôn, vùng sâu,
vùng xa đọc tại điểm BĐ VHX.
Triển khai cụ thể hóa chương trình phối hợp số Chương số 430/CTr-BVHTTDLBTTTT ngày 4/2/2013 trong việc tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các
điểm BĐ VHX giai đoạn 2013 -2020.

17


Tăng cường phối hợp Báo Hà Tĩnh, Đài truyền hình tỉnh đưa tin, tuyên
truyền cho các hoạt động tại điểm BĐ VHX.
Tranh thủ sự phối hợp, ủng hộ khích lệ của các cấp, ngành là động lực, điều
kiện cho ngành Bưu điện phát huy tốt và có hiệu quả trong các hoạt động BĐVHX.
3. KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nguồn vốn đầu tư
Đề án đề xuất các nguồn kinh phí như sau:
- Nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới thực hiện
đầu tư các nội dung: Phục vụ sách, báo, trang bị máy tính, bàn ghế phục vụ tại điểm
BĐVHX, đầu tư xây dựng mới điểm BĐVHX Thạch Vĩnh huyện Thạch Hà và điểm
BĐVHX Cẩm Nam huyện Cẩm Xuyên.

.- Nguồn ngân sách tỉnh thực hiện đầu tư các nội dung: Hỗ trợ lương và đào
tạo cho nhân viên điểm BĐVHX.
- Nguồn kinh phí của Doanh nghiệp thực hiện nội dung: Kinh phí sửa chửa nhà điểm
và kinh phí duy trì đường truyền Internet.
2. Kinh phí

+ Tổng số kinh phí thực hiện đề án: 18.931.000.000đồng
(Mười tám tỷ, chín trăm ba mươi mốt triệu, không trăm ngàn đồng).
- Giai đoạn 1(năm 2015) : 5.333.500.000 đồng

Trong đó:
Nguồn vốn từ Chương trình MTQG xây dựng NTM: 1.347.100.000 đồng
Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh: 162.600.000 đồng
Nguồn vốn của Doanh nghiệp: 3.823.800.000 đồng
- Giai đoạn 2 (năm 2016-2020): 13.597.500.000 đồng
Trong đó:
Nguồn vốn từ Chương trình MTQG xây dựng NTM: 5.958.300.000 đồng
Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh: 3.037.800.000 đồng
Nguồn vốn của Doanh nghiệp: 4.601.400.000đồng
Bảng 5. Tổng hợp kinh phí của đề án

18


T

Nội dung

TT
1
1

Sửa chữa nhà cửa
điểm BĐVHX

2 Trang bị máy tính và
2
mạng Internet
3 Duy trì đường truyền
3

Internet
4 Hỗ trợ thêm sách và
4
bàn ghế đọc sách
5
Hỗ trợ báo
5
6 Hỗ trợ thù lao nhân
6
viên
7 Đào tạo nhân viên
7
điểm BĐVHX
Tổng

Năm 2015

Giai đoạn 2016-2020

4.250.000.000

3.620.000.000

310.000.000

1.640.000.000

73.800.000

1.481.400.000


451.000.000

2.090.000.000

86.100.000

1.728.300.000

147.600.000

2.962.800.000

15.000.000

75.000.000

5.333.500.000

13.597.500.000

3. Các hạng mục đầu tư
3.1. Đầu tư sửa chữa nhà cửa Điểm BĐVHX và xây mới
Để duy trì hoạt động thường xuyên của các điểm BĐVHX, với hiện trạng các
điểm BĐVHX hiện nay, cần có sự hỗ trợ duy tu, sửa chữa tổng thể nhà điểm BĐVHX và hỗ
trợ nguồn kinh phí duy tu sửa chữa hằng năm cho các Điểm. Cụ thể:

Đầu tư 30.000.000 đồng/l điểm để duy tu sửa chữa tổng thể nhà Điểm
Riêng với điểm BĐVHX Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên và Thạch Vịnh, huyện Thạch
Hà xây mới với kinh phí 500.000.000 đồng/1 điểm (do hiện tại điểm đang nằm trong khuôn

viên của UBND xã nay quy hoạch lại, điểm Cẩm Nam xây dựng trong năm 2015, Thạch
Vịnh
xây
dựng
trong
năm
2016)

Bảng 6. Kinh phí đầu tư sửa chữa

Năm

Số điểm BĐVHX
được đầu tư

Kinh phí mỗi
điểm
19

Tổng tiền


2015

125
Xây mới BĐVHX
Cẩm Nam

30.000.000


3.750.000.000

500.000.000

500.000.000

Tổng năm 2015)

4.250.000.000

60

2016

Xây mới BĐVHX
Thạch Vịnh

30.000.000

1.800.000.000

500.000.000

500.000.000

2017

20

30.000.000


600.000.000

2018

10

30.000.000

300.000.000

2019

8

30.000.000

240.000.000

2020

6

30.000.000

180.000.000

Tổng (giai đoạn 2016-2020)

3.620.000.000


3.2. Trang bị máy tính và mạng Internet
Phục vụ việc truy cập internet của người dân tại các điểm BĐVHX,
khuôn khổ Đề án sẽ hỗ trợ một lần mỗi điểm 0 1 bộ máy vi tính và 01 bộ bàn ghế
máy tính. Kinh phí 01 bộ máy tính 9.000.000 và bộ bàn ghế 1.000.000.

Bảng 7. Kinh phí đầu tư máy tính

2017

Kinh phí mua máy và
bàn ghế
10.000.000
Tổng năm 2015)
61
10.000.000
22
10.000.000

2018

23

10.000.000

230.000.000

2019

24


10.000.000

240.000.000

2020

34

Năm
2015
2016

Số
điểm
31

10.000.000
Tổng (giai đoạn 2016-2020)

Tổng tiền
310.000.000
310.000.000
610.000.000
220.000.000

340.000.000
1.640.000.000

3.3 Kinh phí duy trì đường truyền Internet

Bảng 8. Kinh phí duy trì đường truyền

20


Năm

Số điểm

2015

41

Kinh phí hỗ
trợ 12 tháng
1.800.000

Tổng tiền

2016

Tổng năm 2015)
(41+61) 102

1.800.000

73.800.000
73.800.000
183.600.000


2017

(102+30) 132

1.800.000

237.600.000

2018

(132+30) 162

1.800.000

291.600.000

2019

(162+34) 196

1.800.000

352.800.000

2020

(196+35) 231

1.800.000
Tổng (giai đoạn 2016-2020)


415.800.000
1.481.400.000

3.4. Hỗ trợ thêm sách và bàn ghế đọc sách
Thực hiện hỗ trợ đầu sách cho các điểm BĐVHX, với kinh phí 1.000.000 đồng/
Điểm và mỗi năm có kế hoạch luân chuyển sách giữa các điểm.

Tại mỗi điểm BĐVHX sẽ trang bị 01 bộ bàn ghế đọc sách, với 10 ghế, Kinh phí
mua sắm bộ bàn ghế đọc sách: 10.000.000 đồng/ điểm.

Bảng 9. Hỗ trợ thêm sách và bàn ghế đọc sách

Năm

Số
điểm

2015

Kinh phí bàn
ghế
41

10.000.000

Kinh phí
hỗ trợ sách
1.000.000


Tổng
tiền
451.000.000

Tổng năm 2015
2016
61 10.000.000
2017
30 10.000.000

1.000.000

451.000.000
671.000.000

1.000.000

330.000.000

2018

30

10.000.000

1.000.000

330.000.000

2019


34

10.000.000

1.000.000

374.000.000

2020

35

10.000.000

1.000.000

385.000.000

Tổng (giai đoạn 2016-2020)

2.090.000.000

3.5. Hỗ trợ báo
Hằng tháng, hỗ trợ đầu báo cho các điểm BĐVHX,với các loại báo
chính: Báo Hà Tĩnh, Báo nhân dân, báo Bưu điện. Kinh phí hỗ trợ 2.100.000 đồng/
năm/ 1 điểm.

Bảng 10. Hỗ trợ báo


21


Năm

Số điểm

2015

41

Kinh phí hỗ
trợ 12 tháng

Tổng tiền

2.100.000

2016

Tổng năm 2015
(41+61) 102

2.100.000

86.100.000
86.100.000
214.200.000

2017


(102+30) 132

2.100.000

277.200.000

2018

(132+30) 162

2.100.000

340.200.000

2019

(162+34) 196

2.100.000

411.600.000

2020

(196+35) 231

2.100.000
Tổng (giai đoạn 2016-2020)


485.100.000
1.728.300.000

3.6. Hỗ trợ thù lao nhân viên
Hỗ trợ thù lao cho nhân viên điểm BĐVHX 300.000 đồng/ điểm/ tháng, như vậy
mỗi năm hỗ trợ 3.600.000 đồng/ điểm/ năm.

Bảng 11.Hỗ trợ thù lao nhân viên

Kinh phí hỗ
trợ 1 năm/1 điểm
3.600.000

Năm Số điểm
2015

41

Tổng tiền

Tổng năm 2015
2016 (41+61) 102

3.600.000

147.600.000
147.600.000
367.200.000

2017 (102+30) 132


3.600.000

475.200.000

2018 (132+30) 162

3.600.000

583.200.000

2019 (162+35) 197

3.600.000

705.600.000

2020

3.600.000

231

Tổng (giai đoạn 2016-2020)

831.600.000
2.962.800.000

3.7. Đào tạo nhân viên điểm BĐVHX
Hằng năm ít nhất 01 lớp tập huấn kỹ năng chuyên sâu cho nhân viên

để đảm bảo chất lượng, hiệu quả phục vụ tại các điểm BĐVHX.
Nội dung đào tạo do Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Sở
ngành liên quan và Bưu điện Hà Tĩnh tổ chức biên soạn và xây dựng kế hoạch triển khai
đào tạo.

Bảng 12. Đào tạo nhân viên Điểm BĐVHX

22


Năm
2015

Số lớp được đào tạo
1

Kinh phí 1 lớp Tổng tiền
15.000.000

Tổng (giai đoạn 2014- 2015)

15.000.000
15.000.000

2016

1

15.000.000


15.000.000

2017

1

15.000.000

15.000.000

2018

1

15.000.000

15.000.000

2019

1

15.000.000

15.000.000

2020

1


15.000.000

15.000.000

Tổng (giai đoạn 2016-2020)

75.000.000

PHẦN V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cơ quan quản lý nhà nước
1.1. Sở Thông tin và Truyền thông
Là cơ quan chủ trì quản lý, thực hiện, giám sát việc thực hiện Đề án.
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện Chương
trình phối hợp số 430/CTrPh- Bộ TTTT-Bộ VHTTDL giữa Bộ văn hóa thể thao du lịch
và Bộ Thông tin và Truyền thông; Chỉ đạo Bưu điện tỉnh duy trì tốt hoạt động của các
Điểm thuộc dự án “nâng cao năng lực sử dụng máy tính và truy cập Internet công
cộng tại Việt Nam” do quỹ Bill & Melinda Gates (BMGF), khảo sát, tiếp nhận dự
án nếu có giai đoạn tiếp theo.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng quy chế, chính
sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho điểm BĐVHX hoạt động ổn định bền
vững lâu dài; phối hợp tham gia phát triển một số hoạt động thiết thực tại các điểm
BĐVHX nhằm thu hút người dân đến sử dụng các dịch vụ tại điểm BĐVHX;
Tổ chức tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin cho nhân viên các điểm
Bưu điện văn hóa xã và cán bộ phụ trách xã, phường trên địa bàn tỉnh.
1.2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc xây dựng kế hoạch cụ
thể triển khai hiệu quả Chương trình phối hợp số 430/CTrPh- Bộ TTTT-Bộ VHTTDL giữa
Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông về tăng cường tổ chức
hoạt động phục vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện-Văn hoá xã giai đoạn 2013-2020.


Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Bưu điện tỉnh nghiên cứu xây
23


dựng văn bản liên tịch chỉ đạo tổ chức hoạt động điểm Bưu điện văn hóa xã và xây
dựng các chương trình hoạt động văn hoá thông tin cơ sở tại các điểm Bưu điện
văn hóa xã.
1.3. Sở Tư Pháp
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình luân chuyển sách pháp luật phổ
thông về điểm Bưu điện văn hóa xã để phục vụ đông đảo cán bộ và nhân dân theo
Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt dự án xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, đặc
biệt là việc chỉ đạo các Phòng Tư pháp chủ động phối hợp với Bưu điện tỉnh triển
khai sâu rộng và hiệu quả Chương trình 253/BTP-TSPL nhằm phát huy hiệu quả
Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn.
1.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Cân đối nguồn vốn đầu tư ngân sách tỉnh, các chương trình, kế hoạch của
Trung ương để triển khai thực hiện Đề án.
1.5. Sở Tài Chính
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện đề xuất
UBND tỉnh phê duyệt kinh phí thực hiện Đề án.
1.6. Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh
Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách và cơ chế phối hợp hoạt động liên
ngành để thực hiện có hiệu quả đề án.
1.7. Sở Giáo dục và Đào tạo
Xây dựng các nội dung, chương trình phổ cập giáo dục, các chương trình
đào tạo từ xa để đưa lên các trang thông tin điện tử phục vụ nhân dân, nhất là các
tầng lớp học sinh, sinh viên đến các điểm Bưu điện văn hóa xã để học hỏi, tìm hiểu
thông tin trên mạng internet góp phần phát triển giáo dục và phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương.

1.8. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
Nghiên cứu, xây dựng nội dung các trang thông tin điện tử về khuyến nông,
khuyến ngư, khuyến lâm áp dụng vào sản xuất, cung cấp trên trang Web các thông
tin về sản xuất, thị trường nông lâm thuỷ sản, giá vật tư, phân bón, thuốc thú ý, bảo
vệ thực vật, giá cây giống, con giống, thông tin về các tổ chức doanh nghiệp thu
24


mua, tiêu thụ nông sản…đáp ứng nhu cầu thông tin của người nông dân trong việc
trồng trọt, chăn nuôi.
1.9. Các Sở, ban ngành liên quan khác
Tăng cường phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, các doanh nghiệp BCVTCNTT, các tổ chức, đoàn thể để bổ sung nguồn đầu tư, cơ sở vật chất và các
chương trình phối hợp tại các điểm BĐ VHX. Có cơ chế chính sách tham gia xây
dựng và phát triển các điểm BĐ VHX.
1.10. UBND các huyện, thành phố, thị xã
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND xã, các phòng, ban phối
hợp các đơn vị liên quan quy hoạch quỹ đất, tạo điều kiện thuận lợi các thủ tục về
đất đai, hỗ trợ về đảm bảo an ninh, con người phục vụ tại điểm Bưu điện văn hóa
xã.
2. Cơ quan đoàn thể, hội
2.1. Hội Nông dân
Tuyên truyền, vận động người nông dân đến điểm Bưu điện văn hóa xã để
đọc sách và trao đổi thông tin về nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp và các
thông tin khác.Triển khai thực hiện chương trình phối hợp với VNPT đưa các dịch
vụ viễn thông về với nông thôn. Tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng internet cho
cán bộ, hội viên Hội Nông dân.
2.2. Tỉnh Đoàn
Chỉ đạo các cấp Bộ đoàn phối hợp với Bưu điện tỉnh phát động phong trào
quyên góp sách ủng hộ thiếu niên, nhi đồng cho vùng nông thôn, vận động các
cháu thiếu nhi nông thôn đến điểm Bưu điện văn hóa xã để đọc sách. Đẩy mạnh

các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, phổ cập tin học và internet. Hợp tác với
VNPT tổ chức tại điểm Bưu điện văn hóa xã triển khai tuyên truyền phổ biến kiến
thức khoa học kỹ thuật, truy cập internet, tư vấn nghề nghiệp, việc làm, sinh hoạt
cho thanh thiếu niên.
3. Doanh nghiệp: Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh
a) Về cơ chế, chính sách
Nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh cơ chế, mức thù lao hợp lý và chế độ hoa
hồng năng động, đặc thù cho các sản phẩm hàng hoá dịch vụ từ việc kinh doanh
25


×