Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp chính sách góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
--------------

ĐẶNG ĐÌNH GIANG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH GÓP PHẦN GIẢM
PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG
NGHIỆP CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
--------------

ĐẶNG ĐÌNH GIANG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH GÓP PHẦN GIẢM
PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG
NGHIỆP CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Chu Ngọc Kiên

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Chu Ngọc Kiên, không sao chép các công
trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được
công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Tác giả

Đặng Đình Giang


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn thầy giáo,
Tiến sỹ Chu Ngọc Kiên đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới toàn thể cán bộ giảng viên Khoa Sau Đại học, Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền thụ kiến thức trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn.

Mặc dù bản thân tôi đã có rất nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn này, tuy
nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng
góp, giúp đỡ của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và những người quan tâm
đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài này để các nghiên cứu của Luận văn hoàn thiện
hơn.
Xin trân trọng cảm ơn


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Cụm từ đầy đủ

KNK

Khí nhà kính

BĐKH

Biến đổi khí hậu

IPCC
AFOLU

Intergovernmental Panel on Climate Change
- Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Agriculture Forestry Land Use
- Nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất


BVMT

Bảo vệ môi trường

GDP

Gross domestic product - Tổng sản phẩm quốc nội

UNFCCC

United Nations Framwork Convention on Climate Change
- Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

tCO2e

Ton of CO2 Equivalent - Tấn CO2 tương đương

VietGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

NAMA
BAU
MRV

Hành động giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp với điều kiện
quốc gia
Kịch bản phát triển thông thường
Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định
(Measuring, Reporting, Verifying)



DANH MỤC BẢNG BIỂU

TT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Sản lƣợng lƣơng thực có hạt và một số loại cây hàng năm

24

Bảng 2.2

Diện tích gieo trồng cây lƣơng thực có hạt và một số loại
cây hàng năm

25

Bảng 2.3

Năng suất một số cây lƣơng thực có hạt và cây hàng năm

26

Bảng 2.4


Khối lƣợng phụ phẩm các loại cây trồng qua các năm

27

Bảng 2.5

Số lƣợng đàn gia súc và gia cầm

28

Bảng 2.6

Khối lƣợng phân gia súc và gia cầm hàng năm

29

Bảng 2.7

Phát thải khí nhà kính năm 2010 trong lĩnh vực nông
nghiệp

31

Dự báo sản lƣợng lƣơng thực, năng suất, diện tích trồng
Bảng 2.8

và khối lƣợng phụ phẩm của một số loại cây đến năm

57


2020 và tầm nhìn đến 2030
Bảng 2.9

Dự báo số lƣợng gia súc, gia cầm và khối lƣợng phân đến
năm 2030

59


DANH MỤC HÌNH VẼ
TT

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Các nguồn phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực AFOLU

12

Hình 1.2

Phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực AFOLU

13

Hình 2.1

Hình 3.1

Phát thải khí nhà kính năm 2010 trong lĩnh vực nông
nghiệp
Các cấu phần cơ bản của hệ thống quản trị MRV

30
73


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 3
2.1 Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 5
5. Kết cấu luận văn .................................................................................................. 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU VỀ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG
NGHIỆP Ở VIỆT NAM........................................................................................... 7
1.1 Phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam ....................... 7
1.1.1. Khái niệm “Khí nhà kính” ....................................................................... 7
1.1.2. Các nguồn phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp. .......................... 8
1.1.3. Các yếu tố tác động đến phát thải KNK trong lĩnh vực lĩnh vực nông
nghiệp và sử dụng đất ...................................................................................... 13
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................... 15

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về việc giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp
............................................................................................................................... 17
1.3.1. Công nghệ canh tác nhà kính của Israel................................................. 18
1.3.2. Sử dụng mô hình hệ thống Trái Đất của NASA ở phương Tây ........... 20
1.3.3. Thay đổi khẩu vị giúp bò thải ít khí methan hơn ở New Zealand ........ 22
1.3.4. Bài học rút ra cho Việt Nam ................................................................. 22


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ QUẢN LÝ
PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở
VIỆT NAM ............................................................................................................. 24
2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp và phát thải KNK ở nước ta ..................... 24
2.1.1. Sản lượng lương thực,số lượng vật nuôi, phụ phẩm nông nghiệp ......... 24
2.1.2. Thực trạng phát thải KNK trong nông nghiệp ....................................... 29
2.2. Thực trạng quản lý phát thải KNK trong nông nghiệp .................................. 35
2.2.1. Đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quản lý
nông nghiệp và sử dụng đất trong nông nghiệp hướng đến giảm phát thải KNK
.......................................................................................................................... 35
2.2.2. Các quyết định, đề án, dự án và mô hình giảm phát thải KNK trong
nông nghiệp ở nước ta ...................................................................................... 40
2.3. Đánh giá thực trạng giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp nghiệp,
sử dụng đất ............................................................................................................ 42
2.3.1. Những kết quả đạt được ......................................................................... 42
2.3.2. Những tồn tại, bất cập ............................................................................ 48
2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại, bất cập..................................................... 51
2.4. Dự báo sản lượng nông nghiệp, lượng phát thải KNK đến năm 2020, 2030 57
2.4.1. Sản lượng lương thực, số lượng vật nuôi và phụ phẩm nông nghiệp .... 57
2.4.2. Dự báo lượng phát thải KNK đến năm 2020, 2030 ............................... 60
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP
GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

Ở VIỆT NAM ......................................................................................................... 61
3.1. Định hướng, quan điểm và mục tiêu của Việt Nam về giảm phát thải KNK 61
3.1.1. Định hướng ............................................................................................ 61
3.1.2. Quan điểm .............................................................................................. 63
3.1.3. Mục tiêu ................................................................................................. 64


3.2 Một số giải pháp giảm phát thải KNK trong nông nghiệp ............................. 66
3.2.1. Nhóm giải pháp trong công tác quản lý ................................................. 66
3.2.2. Nhóm giải pháp chuyên môn nghiệp vụ ................................................ 76
3.2.3. Nhóm giải pháp điều kiện ...................................................................... 91
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 945
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 98


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm 1980, bằng chứng khoa học về mối liên hệ giữa lượng khí
nhà kính (KNK) phát thải vào khí quyển do các hoạt động của con người với
nguy cơ biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đã dẫn đến sự quan tâm chung của
toàn thế giới. Cùng với sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ trên toàn thế giới,
thông qua những hoạt động như đốt các nhiên liệu hóa thạch, khai thác mỏ,
cháy rừng và khai thác rừng, chuyển đổi sử dụng đất, sản xuất lương thực và
chăn nuôi, sản xuất công nghiệp, chất thải,... con người đã và đang làm tăng
nồng độ các KNK trong khí quyển. Điều đó dẫn đến gia tăng hiệu ứng nhà
kính, làm nhiệt độ bề mặt Trái đất và khí quyển tăng nhanh với tốc độ chưa
từng có trong quá khứ. Người ta gọi đó là hiện tượng nóng lên toàn cầu, gây
BĐKH trên Trái đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái tự
nhiên và mọi sự sống trên Trái đất mà hậu quả tiêu biểu nhất là làm mực nước
biển dâng cao.

BĐKH đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại
trong thế kỷ 21, tác động nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất, đời sống, hệ
sinh thái, môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển
dâng gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp; gây rủi
ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Vấn
đề BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và
an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao,
văn hóa, kinh tế, thương mại.

1


Nhiều nghiên cứu, đánh giá cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm các nước sẽ
bị tác động nghiêm trọng do BĐKH, đặc biệt là mực nước biển dâng. Thực tế,
trong những năm gần đây, những hiện tượng thiên tai bất thường đã và đang ảnh
hưởng không nhỏ tới môi trường, môi sinh cũng như nhiều hoạt động khác của
người dân. Trước những thách thức do BĐKH gây ra, Chính phủ và các bên hữu
quan của Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, đã thực hiện
nhiều chính sách, giải pháp nhằm giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu
Trái đất, mà trọng tâm trong đó là các hành động hướng tới mục tiêu giảm phát
thải KNK.
Nông nghiệp không chỉ là ngành chịu tác động của BĐKH mà còn là ngành
gây phát thải KNK lớn làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu. Canh tác lúa, lên men
dạ cỏ gia súc nhai lại, sử dụng đất nông nghiệp, chất thải chăn nuôi và phế phụ
phẩm nông nghiệp là những nguồn phát thải KNK lớn. Do vậy, tính toán phát
thải KNK từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc
xác định cơ cấu phát thải và đề xuất các biện pháp giảm phát thải KNK. Theo
Thông báo số 2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hoạt động sản xuất nông
nghiệp là nguồn gây phát thải lượng khí nhà kính lớn nhất và được dự báo tiếp
tục tăng trong những năm tiếp theo. Đối với các hoạt động sản xuất của ngành,

phát thải canh tác lúa ngập nước gây phát thải trên 57% lượng KNK của cả
ngành do phát thải lớn khí mêtan (CH4) và ôxítnitơ (N2O), tiếp theo là các hoạt
động chăn nuôi do cơ cấu chăn nuôi ngày càng tăng mạnh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều hoạt động nhằm giảm
lượng phát thải KNK thông qua các chính sách xây dựng nông thôn mới. Quyết
2


định số 3119/QĐ-BNN-PTNT ngày 16/12/2011 phê duyệt đề án giảm phát thải
KNK trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu đến năm
2020 giảm 20% lượng phát thải KNK, tăng trưởng ngành 20%, xóa đói giảm
nghèo 20%. Chiến lược phát triển xanh quốc gia cũng đã xác định hoạt động
nông nghiệp tiếp tục là ngành có tiềm năng giảm phát thải KNK thông qua các
hoạt động tăng lượng tích trữ cácbon, bảo đảm an ninh và an toàn lương thực,
các dịch vụ hệ sinh thái.
Từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu xác định tiềm năng giảm phát thải
KNK, hiện trạng hệ thống chính sách và pháp luật thúc đẩy giảm phát thải KNK
trong nông nghiệp Việt Nam, để từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu BĐKH,
góp phần xây dựng chiến lược phát triển xanh của ngành và Chính phủ là vô
cùng cần thiết.
Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và
đề xuất các giải pháp chính sách góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong
lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn này hướng đến cung cấp thực trạng và tiềm năng về giảm phát thải
KNK, hiện trạng hệ thống chính sách và pháp luật thúc đẩy giảm phát thải KNK,
kinh nghiệm quốc tế về việc giảm phát thải KNK, từ đó đưa ra những phương
hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy các hành động giảm phát thải KNK trong lĩnh
vực nông nghiệp ở Việt Nam.


3


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ
chủ yếu sau đây:
- Đánh giá tổng quan tình hình phát thải KNK, tiềm năng, cơ hội và các thách
thức giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá cơ sở lý luận việc thực hiện các giải pháp nhằm giảm
phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về giảm phát thải KNK trong lĩnh vực
nông nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy các hành động giảm phát thải KNK
trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực trạng phát thải khí nhà
kính trong nông nghiệp và các chính sách hiện hành nhằm đề xuất phương
hướng, giải pháp góp phần giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp của
Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp giúp giảm
phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Theo đó, đề tài sẽ có
những nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp trên
4


phạm vi cả nước; tổng hợp và đánh giá về cơ cấu phát thải KNK của lĩnh vực
nông nghiệp; phân tích và đánh giá kinh nghiệm của quốc tế trong việc thực hiện

các giải pháp giảm phát thải KNK nói chung và đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, đề tài sử dụng cách tiếp cận hệ
thống, thể hiện ở việc nghiên cứu nguồn gốc của phát thải các loại KNK từ các
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, các yếu tố tác động đến phát thải KNK;
nghiên cứu vấn đề phát thải KNK từ lý luận đến thực tiễn, từ quá khứ đến hiện
tại và dự báo cho tương lai, bài học kinh nghiệm của các quốc gia trong việc lựa
chọn các lĩnh vực ưu tiên, từ đó đề ra các giải pháp giảm phát thải KNK.
Khi triển khai đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp kế thừa: được tiến hành ngay từ khi thiết kế chương trình đề
tài khoa học này. Đó là việc khái quát hoá, tổng hợp hoá các công trình nghiên
cứu đã được các tác giả tổng kết trên thế giới về phát thải và giảm phát thải
KNK, các mô hình định lượng mà các quốc gia đã áp dụng để dự báo mức độ
phát thải và phương án giảm phát thải KNK trong các ngành/lĩnh vực.
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Nghiên cứu, điều tra, thu thập các
tài liệu trong và ngoài nước về phát thải KNK, các lĩnh vực phát thải KNK tác
động đến phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, và các nguồn thông tin khác
phục vụ việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên các nguồn thông tin, tài liệu, số
liệu thu thập được, tiến hành phân tích, tổng hợp thành những bảng biểu, biểu
đồ, dữ liệu,... phục vụ cho việc nghiên cứu các nội dung của đề tài.
5


5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
văn được kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học và tổng quan tình hình nghiên cứu về giảm phát
thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam
Chƣơng 2: Thực trạng phát thải khí nhà kính và quản lý phát thải khí nhà

kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam
Chƣơng 3: Định hướng, quan điểm, mục tiêu và giải pháp giảm phát thải khí
nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

1.1. Phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm “Khí nhà kính”
Theo Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) [23], “Khí nhà
kính” được định nghĩa: “là những thành phần của khí quyển, được tạo ra do tự
nhiên và các hoạt động của con người. Chúng có khả năng hấp thụ các bức xạ
sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng
bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu
ứng nhà kính”. Các khí nhà kính (KNK) cơ bản bao gồm hơi nước (H2O),
cacbon điôxít (CO2), nitơôxít (N2O), mêtan (CH4) và ôzôn (O3).
Tuy nhiên, với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt, con người đang tạo ra ngày
càng nhiều KNK. Trong Bộ tài liệu hướng dẫn kiểm kê KNK được IPCC đưa ra
vào năm 1996, các KNK được đưa vào xem xét, tính toán bao gồm: carbon dioxit
(CO2); methane (CH4); nitrous oxide (N2O); hydrofluorocarbons (HFCs);
perfluorocarbons (PFCs); sulphur hexafluoride (SF6); nitrogen trifluoride (NF3);
trifluoromethyl sulphur pentafluoride (SF5CF3); halogenated ethers (C4F9OC2H5,
CHF2OCF2OC2F4OCHF2, CHF2OCF2OCHF2); các hợp chất flo không có trong
Nghị định thư Montreal CF3I, CH2Br2 CHCl3, CHCl, CH2Cl2.
7



Các khí nêu trên được IPCC chứng minh là có đóng góp vào tiềm năng nóng
lên toàn cầu (GWPs) trước khi đưa ra Bộ tài liệu hướng dẫn kiểm kê KNK năm
2006. Bên cạnh đó, Bộ tài liệu hướng dẫn kiểm kê KNK 2006 của IPCC cũng
đưa ra một số khí nhà kính khác. Tuy nhiên, giá trị GWP của chúng đến nay
chưa xác định được, bao gồm: C3F7C(O)C2F5, C7F16, C4F6, C5F8 và c-C4F8O. Một
số tiền chất khác cũng được xem xét trong một số trường hợp là: NOx, NH3, các
hợp chất hữu cơ không mêtan NMVOC, CO và SO2.
1.1.2. Các nguồn phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp
Các KNK phát thải chính trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: CO2, N2O và
CH4. Dòng CO2 giữa khí quyển và hệ sinh thái chủ yếu được kiểm soát nhờ sự hấp
thu trong quá trình quang hợp và thải ra trong quá trình hô hấp, phân hủy và đốt
cháy các chất hữu cơ. N2O thường thải ra từ các hệ sinh thái dưới dạng phụ phẩm
của quá trình nitrat hóa và khử nitrat. Còn CH4 được tạo ra trong quá trình tạo khí
mêtan ở điều kiện kị khí trong đất và khi lưu trữ phân bón, thông qua quá trình lên
men đường ruột và đốt cháy không hoàn toàn của các chất hữu cơ. Một số khí thải
từ quá trình đốt cháy và từ đất cũng đáng quan tâm như NOx, NH3, NMVOCs và CO,
do chúng là tiền thân của các KNK trong khí quyển. Sự hình thành của KNK từ
các tiền chất này được xem là phát thải gián tiếp. Phát thải gián tiếp cũng có liên
quan đến quá trình lọc và rửa trôi của các hợp chất nitơ, đặc biệt là NO3- thất thoát
từ đất, khi đó, một phần NO3 này sẽ chuyển thành N2O dưới quá trình khử nitơ.
1.1.2.1. Phát thải CH4 và N2O từ chăn nuôi
Hai nguồn phát thải CH4 trong chăn nuôi là từ quá trình lên men đường ruột
và quản lý phân gia súc, bao gồm: một là, CH4 là sản phẩm của quá trình lên
men thức ăn trong hệ tiêu hóa của động vật (đặc biệt là động vật ăn cỏ), một quá
8


trình tiêu hóa mà cácbonhyđrát phân hủy bởi vi sinh vật thành các phân tử đơn

giản để hấp thu vào máu. Số lượng CH4 được giải phóng phụ thuộc vào loại
động vật, tuổi, trọng lượng của động vật, chất lượng và số lượng thức ăn, mức độ
tiêu hao năng lượng của động vật; hai là, CH4 được tạo ra từ sự phân hủy của
phân gia súc trong điều kiện yếm khí. Những điều kiện này thường xảy ra khi
chăn nuôi một số lượng lớn động vật trong một khu vực giới hạn, trong đó phân
thường được lưu trữ thành đống lớn hoặc xử lý trong hồ, ao. Số lượng CH4 phát
sinh phụ thuộc vào cách con người lưu trữ và xử lý phân gia súc trước khi đem
bón vào đất, khi phân được lưu trữ và xử lý dưới dạng lỏng (trong ao, hố, bể
chứa) sẽ tạo ra lượng đáng kể khí mêtan so với trường hợp lưu trữ và xử lý dưới
dạng rắn (loại bỏ tối đa lượng nước).
Nguồn phát thải N2O từ quản lý phân gia súc: Trong thời gian lưu trữ phân và
nước tiểu gia súc, một số thành phần đạm được chuyển thành N2O. Phát thải
N2O liên quan đến việc xử lý phân trước khi phân được bón vào đất.
1.1.2.2. Phát thải CH4 từ trồng lúa nước
Quá trình phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ trong ruộng lúa bị ngập nước là
nguyên nhân sản sinh khí mêtan. Khí mêtan phát thải vào khí quyển từ những
cánh đồng lúa thông qua ba con đường: một là, khuyếch tán trên bề mặt nước;
hai là, thoát ra từ các khe hở trên mặt đất (phụ thuộc vào kết cấu đất và giai đoạn
trồng lúa), phát thải ít hơn đối với đất có kết cấu sét và phát thải lớn trong giai
đoạn chuẩn bị đất và tăng trưởng ban đầu của cây lúa; ba là, khuyếch tán thông
qua hệ thống mô khí (aerenchyma) của cây lúa trong suốt thời gian sinh trưởng
và phát triển đây là con đường phát thải chủ yếu, chiếm hơn 90% tổng lượng khí
mêtan phát thải từ trồng lúa nước.
9


1.1.2.3. Phát thải N2O từ đất canh tác nông nghiệp
Phát thải N2O từ đất nông nghiệp chủ yếu là do hoạt động của các vi sinh vật
trong quá trình nitơrát hóa và khử nitơ trong đất. Cụ thể, khí N2O là sản phẩm
trung gian trong chuỗi phản ứng của hai quá trình này bị rò rỉ từ các tế bào vi

khuẩn vào trong đất. Các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình này là nhiệt độ, pH
và độ ẩm đất. Có ba loại phát thải N2O từ đất nông nghiệp được thống kê trong
phần này là: một là, phát thải trực tiếp từ đất nông nghiệp; hai là, phát thải trực
tiếp từ đất bắt nguồn từ chất thải vật nuôi (lây lan hàng ngày chất thải vật nuôi từ
chuồng trại và phát tán chất thải vật nuôi trên khu vực chăn thả); ba là, phát thải
gián tiếp gây ra bởi các hoạt động trong nông nghiệp. Phát thải N2O trực tiếp từ
đất nông nghiệp đến từ các nguồn: phân bón tổng hợp; nitơ từ chất thải động vật
được sử dụng làm phân bón; sinh học cố định đạm; nitơ từ phụ phẩm cây trồng;
trồng trọt trong đất có hàm lượng hữu cơ cao. Phân tổng hợp và phân hữu cơ bón
vào đất làm tăng lượng khí thải gián tiếp N2O thông qua hai con đường sau: Sự
bay hơi và lắng đọng trong khí quyển của NH3 và NOx có nguồn gốc từ các ứng
dụng phân bón; lọc nitơ và dòng chảy.
1.1.2.4. Phát thải CH4, N2O từ hoạt động đốt đồng cỏ và đốt các phụ phẩm
nông nghiệp
Số lượng lớn các chất thải nông nghiệp được sản sinh từ các hệ thống canh
tác trên toàn thế giới dưới dạng các phụ phẩm cây trồng. Các hoạt động đốt sinh
khối trong sản xuất nông nghiệp bao gồm cả đốt đồng cỏ và đốt các phụ phẩm
nông nghiệp đều phát sinh lượng khí thải cácbonđiôxít (CO2) đáng kể. Nhưng vì
sinh khối đốt thường được tái phát triển trong mùa vụ sau đồng nghĩa với lượng
10


CO2 thải vào khí quyển sẽ được tái hấp thụ trong giai đoạn tăng trưởng của thực
vật. Do đó, lượng khí thải CO2 ròng được coi là bằng không. Tuy nhiên, các hoạt
động đốt trong nông nghiệp phát sinh các loại khí CH4 và N2O là sản phẩm phụ
của quá trình đốt cháy không hoàn toàn.
1.1.2.5. Phát thải hoặc hấp thụ CO2 trong lĩnh vực AFOLU
Phát thải hoặc hấp thụ CO2 trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thay đổi sử
dụng đất được ước tính trên cơ sở những thay đổi dự trữ cácbon trong bể chứa hệ
sinh thái, bao gồm sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất, chất hữu cơ chết (gỗ

chết và rác) và chất hữu cơ trong đất. Sự mất ròng trong tổng số trữ lượng
cácbon hệ sinh thái được sử dụng để ước tính lượng phát thải CO2 vào khí
quyển; sự tăng thêm ròng trong tổng số trữ lượng cácbon hệ sinh thái được sử
dụng để ước tính lượng hấp thụ CO2 từ khí quyển. Phát thải hoặc hấp thụ CO2
dựa trên sự thay đổi trữ lượng cácbon trong hệ sinh thái được ước tính cho từng
loại hình sử dụng đất (bao gồm các loại đất giữ nguyên và đất chuyển đổi). Khả
năng hấp thụ/phát thải CO2 của các loại đất khác nhau là khác nhau phụ thuộc
chủ yếu vào độ che phủ của đất (trữ lượng sinh khối trên mặt đất). Theo đó, đất
lâm nghiệp là loại đất có tiềm năng hấp thụ hoặc phát thải CO2 lớn nhất; rừng
(đặc biệt là rừng nguyên sinh và rừng già) được coi là bể hấp thụ cácbon hiệu
quả, đồng thời còn là lá phổi xanh cung cấp ôxy cho cuộc sống của con người.
Thay đổi loại rừng và trữ lượng sinh khối gỗ, chuyển đổi đất rừng và đồng cỏ
sang loại đất khác và ngược lại đều có tác động mạnh mẽ đến các bể dự trữ
cácbon, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ/phát thải CO2. Tóm lược
các nguồn phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực AFOLU được thể hiện trong sơ
đồ sau:

11


Hình 1.1: Các nguồn phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực AFOLU
(Nguồn: Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và Môi trường)
12


Hình 1.2: Phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực AFOLU
(Nguồn: Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và Môi trường)
1.1.3. Các yếu tố tác động đến phát thải KNK trong lĩnh vực lĩnh vực nông
nghiệp và sử dụng đất
1.1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát thải CH4 từ lên men đường ruột và

quản lý phân gia súc. Đó là:
- Số lượng vật nuôi tỷ lệ thuận với lượng phát thải CH4
- Hệ số phát thải bao gồm: hệ số phát thải cho lên men đường ruột và hệ số
phát thải cho quản lý phân gia súc. Hệ số phát thải CH4 phụ thuộc vào loại động
vật, tuổi, trọng lượng của động vật, chất lượng và số lượng thức ăn, mức độ tiêu
hao năng lượng của động vật, cách con người lưu trữ và xử lý phân gia súc trước
13


khi đem bón vào đất, khi phân được lưu trữ và xử lý dưới dạng lỏng (trong ao,
hố, bể chứa) sẽ tạo ra lượng đáng kể khí mêtan so với trường hợp lưu trữ và xử
lý dưới dạng rắn (loại bỏ tối đa lượng nước).
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát thải N2O (trực tiếp và gián tiếp) từ
quản lý phân gia súc. Bao gồm:
- Số lượng vật nuôi tỷ lệ thuận với lượng phát thải N2O.
- Lượng nitơ bài tiết/vật nuôi phụ thuộc đặc điểm loại vật nuôi.
- Tỷ lệ nitơ bài tiết được quản lý đối với từng hệ thống quản lý chất thải vật nuôi
- Tỷ lệ nitơ bị bay hơi, rửa trôi và thẩm thấu phụ thuộc vào điều kiện khí hậu,
thời tiết, loại hình chăn nuôi và lưu trữ phân gia súc.
- Hệ số phát thải N2O bao gồm: hệ số phát thải N2O trực tiếp, hệ số phát thải
N2O từ nitơ bị bay hơi; hệ số phát thải N2O từ nitơ bị rửa trôi và thẩm thấu. Các
hệ số phát thải N2O trực tiếp và gián tiếp phụ thuộc vào loại hình chăn nuôi và
kỹ thuật xử lý phân gia súc của hệ thống quản lý phân gia súc, điều kiện khí hậu,
thời tiết của từng khu vực.
1.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát thải CH4 từ trồng lúa. Bao gồm:
- Diện tích thu hoạch lúa càng lớn thì tiềm năng phát thải CH4 càng lớn.
- Thời gian canh tác lúa càng dài thì tiềm năng phát thải CH4 càng lớn.
- Hệ số phát thải phụ thuộc vào chế độ nước, đặc điểm và số lượng chất hữu
cơ trong đất, khí hậu, giống lúa,… Hệ số phát thải càng cao thì tiềm năng phát
thải CH4 càng lớn và ngược lại.

14


1.1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát thải N2O (trực tiếp và gián tiếp) từ
đất canh tác nông nghiệp. Bao gồm:
- Nitơ đầu vào cho đất phụ thuộc vào lượng phân bón nitơ tổng hợp, phân
chuồng, phân hữu cơ, bùn thải, phụ phẩm cây trồng và hệ số phát thải N2O.
- Mất mát nitơ trên đất hữu cơ phụ thuộc vào diện tích đất hữu cơ và hệ số
phát thải N2O từ rửa trôi nitơ trên đất hữu cơ được quản lý.
- Nước tiểu và phân gia súc trên đất chăn thả phụ thuộc vào số lượng nước
tiểu, phân gia súc gửi vào đất bởi chăn thả gia súc trên đồng cỏ, thảo nguyên và
hệ số phát thải N2O từ nước tiểu, phân gia súc đọng lại trên mặt đất chăn thả.
- Tỷ lệ nitơ bị bay hơi, rửa trôi và thẩm thấu phụ thuộc vào điều kiện khí hậu,
thời tiết, cách thức bón phân vào đất.
- Hệ số phát thải N2O bao gồm: hệ số phát thải N2O trực tiếp từ đất, hệ số
phát thải N2O từ nitơ bị bay hơi; hệ số phát thải N2O từ nitơ bị rửa trôi và thẩm
thấu. Các hệ số phát thải N2O trực tiếp và gián tiếp phụ thuộc vào đặc điểm loại
phân (tổng hợp, hữu cơ, bùn thải,…), kỹ thuật bón phân vào đất, điều kiện khí
hậu, thời tiết của từng khu vực.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, BĐKH đã trở thành một thách thức lớn đối với Việt Nam, vấn đề
Phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp đã và đang được nhiều bộ,
ban, ngành quan tâm, nghiên cứu. Khi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài này, tác giả
đã được tiếp cận với một số công trình khoa học của các nhà khoa học có liên
quan đến đề tài ở những góc độ khác nhau. Tiêu biểu là một số công trình sau:
15


×