Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các tiêu chí xác định các khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 159 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG








BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC ĐẤT CHUYÊN
TRỒNG LÚA NƯỚC CẦN PHẢI BẢO VỆ NGHIÊM NGẶT
NĂM 2009 - 2010

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Phạm Thị Minh Thủy







8878


HÀ NỘI - 2010
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG








BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC ĐẤT CHUYÊN
TRỒNG LÚA NƯỚC CẦN PHẢI BẢO VỆ NGHIÊM NGẶT
Ngày tháng năm
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI







Ths. Phạm Thị Minh Thủy
Ngày tháng năm
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
NGHIỆM THU











Ths. Đào Trung Chính
Ngày tháng năm
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI







TS. Nguyễn Thắng
Ngày tháng năm
TL. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ








TS. Nguyễn Đắc Đồng

HÀ NỘI - 2010
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA
STT Họ và tên Học vị Cơ quan công tác
1 Nguyễn Hữu Thắng
Kỹ sư
quản lý đất đai
Tổng cục Quản lý đất đai
2 Nguyễn Thị Minh Hiền
Tiến sỹ
kinh tế nông nghiệp
Trường Đại học
nông nghiệp Hà Nội
3 Lê Thị Thanh Xuân
Thạc sỹ
quản lý đất đai
Tổng cục Quản lý đất đai
4 Phùng Đình Trung
Thạc sỹ
lâm nghiệp
Viện Chiến lược
Chính sách tài nguyên
và môi trường
5 Vũ Đức Lập
Thạc sỹ
kinh tế nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn
6 Nguyễn Ngọc Tuân
Thạc sỹ
khoa học đất

Viện Chiến lược
Chính sách tài nguyên
và môi trường
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1: Diện tích gieo trồng lúa trên thế giới
23
Bảng 2: Diện tích gieo trồng lúa một số quốc gia Châu Á
25
Bảng 3: Năng suất lúa trên thế giới qua các năm
27
Bảng 4: Sản lượng lúa thế giới qua các năm
28
Bảng 5: Bảy nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới năm 2007
30
Bảng 6: Mười quốc gia tiêu thụ gạo hàng đầu thế giới năm 2007
31
Bảng 7: Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam thời kỳ 1927-2000
46
Bảng 8: Tình hình sản xuất lương thực của nước ta qua các thời kỳ
52
Bảng 9: Tình hình sản xuất lúa gạo của nước ta giai đoạn 1980-2009
66
Bảng 10: Năng suất lúa của cả nước và các vùng giai đoạn 1995-2009
69
Bảng 11: Sản lượng lúa của cả nước và các vùng giai đoạn 1980-2009
71
Bảng 12: Dự kiến nhu cầu tiêu thụ gạo của người Việt Nam đến năm
2030

81

Bảng 13: Dự báo nhu cầu lúa gạo của nước ta đến năm 2020, 2030
82
Bảng 14: Dự báo năng suất, sản lượng lúa đến năm 2030
83
Bảng 15: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của cả nước và các vùng
84
Bảng 16: Hiện trạng và biến động diện tích đất trồng lúa của cả nước
và các vùng giai đoạn 1990 - 2010

86
Bảng 17: Dự báo nhu cầu chuyển đổi đất lúa sang mục đích khác đến
năm 2020

90
Bảng 18: Quy hoạch sử dụng đất lúa toàn quốc theo vùng đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030

91
Bảng 19: Quy hoạch sử dụng đất chuyên trồng lúa nước toàn quốc
theo vùng đến năm 2020
92
Bảng 20: Phản ứng của cây lúa đối với nhiệt độ ở các giai đoạn sinh
trưởng khác nhau

98
Bảng 21: Mức độ ưu tiên về các tiêu chí của 7 vùng lãnh thổ
139
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Diện tích đất canh tác toàn thế giới qua các năm
22

Biểu đồ 2: Diện tích gieo trồng lúa so với diện tích gieo trồng cây
lương thực có hạt trên thế giới năm 2008

24
Biểu đồ 3: Tỷ trọng diện tích gieo trồng lúa so với diện tích gieo
trồng cây lương thực một số quốc gia Châu Á năm 2008

26
Biểu đồ 4: Năng suất lúa của các quốc gia Châu Á năm 2008
28
Biểu đồ 5: Tỷ lệ đóng góp sản lượng lúa của các quốc gia Châu Á
năm 2008

29
Biểu đồ 6: Tình hình xuất - nhập khẩu gạo trên thế giới
29
Biểu đồ 7: Dự báo sản lượng gạo xuất khẩu các nước đến năm 2020
32
Biểu đồ 8: Dự báo nhu cầu lúa gạo thế giới đến năm 2020
33
Biểu đồ 9: Sản lượng lương thực có hạt của Việt Nam qua các năm
64
Biểu đồ 10: Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người qua
các năm

65
Biểu đồ 11: Diện tích gieo trồng lúa cả nước và các vùng giai đoạn
1980 - 2009

67

Biểu đồ 12: Diện tích gieo cấy các vụ lúa của cả nước giai đoạn 1980
- 2009

67
Biểu đồ 13: Năng suất các vụ lúa của cả nước qua các năm
69
Biểu đồ 14: Sản lượng lúa của cả nước giai đoạn 1980 - 2009
70
Biểu đồ 15: Sản lượng lúa bình quân đầu người các vùng giai đoạn
1990 - 2009

72
Biểu đồ 16: Sản lượng gạo sản xuất và tiêu thụ trong nước qua các năm
73
Biểu đồ 17: Cơ cấu các hình thức tiêu dùng lúa gạo trong nước
74
Biểu đồ 18: Xuất, nhập khẩu gạo của nước ta giai đoạn 1980-2009
75
Biểu đồ 19: Tỷ lệ diện tích đất chuyên trồng lúa nước của các vùng
năm 2010

84
Biểu đồ 20: Biến động diện tích đất trồng lúa của cả nước qua các năm
85

PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dân số thế giới và một số quốc gia
Phụ lục 2: Sản lượng lương thực có hạt trên thế giới
Phụ lục 3: Sản lượng lúa trên thế giới
Phụ lục 4: Năng suất lúa trên thế giới

Phụ lục 5: Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người trên thế giới
Phụ lục 6: Sản l
ượng lúa bình quân đầu người trên thế giới
Phụ lục 7: Diện tích gieo trồng cây lương thực trên thế giới
Phụ lục 8: Diện tích gieo trồng lúa trên thế giới
Phụ lục 9: Sản lượng lương thực có hạt của cả nước và các vùng qua các năm
Phụ lục 10: Diện tích gieo trồng cây lương thực của cả nước và các vùng qua
các năm
Phụ lục 11: Dân số của cả nước và các vùng qua các n
ăm
Phụ lục 12: Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của cả nước và
các vùng qua các năm
Phụ lục 13: Sản lượng lúa của cả nước và các vùng qua các năm
Phụ lục 14: Năng suất lúa của cả nước và các vùng qua các năm
Phụ lục 15: Diện tích gieo trồng lúa của cả nước và các vùng qua các năm
Phụ lục 16: Sản lượng lúa bình quân đầu người của cả nước và các vùng qua các nă
m
Phụ lục 17: Quy hoạch diện tích đất lúa đến năm 2020 vùng Trung du miền núi
Bắc bộ
Phụ lục 18: Quy hoạch diện tích đất lúa đến năm 2020 vùng Đồng bằng Bắc bộ
Phụ lục 19: Quy hoạch diện tích đất lúa đến năm 2020 vùng Bắc trung bộ
Phụ lục 20: Quy hoạch diện tích đất lúa đến năm 2020 vùng Duyên hải Nam
trung bộ
Phụ lục 21: Quy hoạch diện tích đất lúa đến năm 2020 vùng Tây Nguyên
Ph
ụ lục 22: Quy hoạch diện tích đất lúa đến năm 2020 vùng Đông Nam bộ
Phụ lục 23: Quy hoạch diện tích đất lúa đến năm 2020 vùng Đồng bằng sông
Cửu Long
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Đảng Cộng sản Việt

Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;
3. Nguyễn Văn Luật (2009), Cây lúa Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội;
4. Nguyễn Đình Giao (2001), Cây lương thực, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội;
5. Oatabê Tađaiô (1988), Con đường lúa gạo, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
Hà Nội;
6. Nguyễn Điền - Nguyễn Đăng Thân (1984), Đặc điểm địa hình và tính chất
cơ lý của đất nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội;
7. Nguyễn Văn Ngưu (2007), Ngành sản xuất lúa Việt Nam nhìn qua lịch sử,
văn hoá và kỹ thu
ật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh;
8. Lê Huy Ngọ, Nguyễn Thiện Luân, Vũ Tuyên Hoàng…(1997), Nông nghiệp
- tài nguyên đất và sử dụng phân bón tại Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ, Tp. Hồ
Chí Minh;
9. Trần Kông Tấu (2009), Tài nguyên đất, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà
Nội; Hà Nội;
10. Mai Văn Quyền (1996), Thâm canh lúa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội;
11. Trần Văn Đạt (2004), Tiến trình phát triển sả
n xuất lúa gạo ở Việt Nam:
Từ thời nguyên thuỷ đến hiện đại, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội;
12. Kết quả kiểm kê đất dai các năm 1990, 1995, 2000, 2005 - Bộ Tài nguyên
và Môi trường;
13. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm 1980, 1985, 1990, 1995,
2000, 2005, 2008, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội;
14. Nguyễn Đức Minh (2004), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đảm bảo
an ninh lương thực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm giảm diện

tích đất ruộng lúa”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trung tâm Điều tra
quy hoạch đất đai, Hà Nội;
15. Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia, 2009, Hà Nội;
16. Nghị quyết s
ố 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà
Nội;
17.
18.
19.
20.


i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Mục tiêu của đề tài
3
3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
4
6. Kết cấu của đề tài
4
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA

GẠO VÀ CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH KHU VỰC ĐẤT CHUYÊN TRỒNG
LÚA NƯỚC
5
I.1. Một số quan điểm, quy định của pháp luật liên quan đến nội
dung nghiên cứu
5
I.1.1. Những quan điểm chung về an ninh lương thực
5
I.1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà
nước về an ninh lương thực và đất trồng lúa nước

13
I.1.3. Ý nghĩa của việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
18
I.2. Tổng quan về đất trồng lúa nước trên thế giới
19
I.2.1. Lịch sử trồng lúa nước trên thế giới
19
I.2.2. Diện tích đất trồng lúa nước trên thế giới
22
I.2.3. Cung - cầu lúa gạo của thế giới
26
I.3.
Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc bảo vệ
diện tích đất canh tác nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng


34
I.3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc bảo đảm an ninh lương thực của
các quốc gia trên thế giới


34
I.3.2.
Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc bảo vệ
diện tích đất canh tác nói chung và đất trồng lúa nói riêng nhằm bảo đảm
an ninh lương thực
37
I.3.3. Bài học rút ra đối với nước ta trong việc bảo vệ nghiêm ngặt diện
tích đất trồng lúa nước
41
I.4.
Cơ sở khoa học để xây dựng các tiêu chí xác định khu vực đất
chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt
43
I.4.1. Lịch sử hình thành nền nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam
43

ii
I.4.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu) của Việt Nam với
việc trồng lúa nước

47
I.4.3. Vai trò của sản xuất lúa gạo đối với an ninh lương thực
51
I.4.4. Sức ép của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ảnh hưởng tới
diện tích đất trồng lúa, đe dọa an ninh lương thực quốc gia
53
I.4.5. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến tình hình sản xuất lúa
gạo thông qua việc suy giảm diện tích đất trồng lúa


56
I.4.6. Khả năng áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ trong sản xuất
nhằm tăng sản lượng lúa gạo
58
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA GẠO VÀ VẤN ĐỀ AN NINH
LƯƠNG THỰC Ở VIỆT NAM
64
II.1. Tình hình sản xuất lúa gạo và khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng lúa gạo ở nước ta

64
II.1.1. Cung, cầu lúa gạo ở nước ta
64
II.1.2. Những kết quả đạt được và khó khăn, thách thức trong sản xuất
lúa gạo ở nước ta
77
II.1.3. Dự báo cung, cầu lúa gạo ở nước ta đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030

81
II.2. Hiện trạng và quy hoạch diện tích đất trồng lúa đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030
83
II.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trồng lúa ở nước ta
83
II.2.2. Quy hoạch diện tích đất trồng lúa đến năm 2020
89
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC ĐẤT
CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC CẦN BẢO VỆ NGHIÊM NGẶT
93

III.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định diện tích đất chuyên
trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt
93
III.1.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
93
III.1.2. Nhóm yếu tố về hạ tầng kỹ thuật
101
III.1.3. Nhóm yếu tố về kinh tế, thị trường
105
III.1.4. Nhóm yếu tố về văn hóa, xã hội, chính trị
106
III.1.5. Nhóm yếu tố về mức độ ảnh hưởng của môi trường
108
III.2. Đề xuất bộ tiêu chí chung để xác định khu vực đất chuyên
trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt
110
III.2.1. Nhóm tiêu chí về điều kiện tự nhiên
110

iii
III.2.2. Nhóm tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật
111
III.2.3. Nhóm tiêu chí về kinh tế, thị trường
111
III.2.4. Nhóm tiêu chí liên quan đến văn hóa, xã hội
112
III.2.5. Nhóm tiêu chí liên quan đến môi trường
112
III.3. Đề xuất các tiêu chí xác định khu vực đất chuyên trồng lúa
nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt áp dụng cho từng vùng lãnh thổ

112
III.3.1. Vùng Trung du miền núi Bắc bộ
113
III.3.2. Vùng Đồng bằng Bắc bộ
117
III.3.3. Vùng Bắc Trung bộ
121
III.3.4. Vùng Duyên hải Nam trung bộ
124
III.3.5. Vùng Tây Nguyên
128
III.3.6. Vùng Đông Nam bộ
131
III.3.7. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
134
KẾT LUẬN 141
I. Kết luận
141
II. Kiến nghị
144

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Để tồn tại và phát triển, con người cần phải có lương thực, thực phẩm để
tiêu dùng, trong đó nhu cầu tiêu thụ lương thực là cơ bản nhất. Sản xuất nông
nghiệp nói chung và sản xuất lương thực nói riêng là ngành sản xuất vật chất
hình thành sớm nhất để đáp ứng nhu cầu này của con người. Dù xã hội có phát
triển đến đâu, con người có thể giảm số lượng tiêu dùng lươ
ng thực để chuyển
sang tiêu dùng nhiều loại thực phẩm khác thì vẫn luôn cần một lượng lương

thực nhất định.

Với dân số ngày càng tăng trên thế giới (đặc biệt ở các quốc gia Châu Á,
Châu Phi, Mỹ La Tinh,…) thì nhu cầu về lương thực không ngừng tăng lên,
trong khi diện tích canh tác lương thực trên thế giới đang có xu hướng bị thu
hẹp. Đây là một thách thức lớn đối với vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.
An ninh lương thực hiện nay không chỉ là vấn đề thời sự trong nước mà
còn là vấn đề thờ
i sự của cả thế giới. Nguy cơ mất an ninh lương thực trên thế
giới luôn thường trực do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như biến
đổi khí hậu, nhu cầu về năng lượng sinh học, nhu cầu về đất đai cho công
nghiệp hóa, đô thị hóa,… Một trong những nguyên nhân chính của cuộc khủng
hoảng lương thực thế giới cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 là do xu hướng
phát triển
ồ ạt nhiên liệu sinh học nhằm giảm áp lực chi phối bởi dầu mỏ và hạn
chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính - tác nhân làm nhiệt độ toàn cầu nóng
lên. Khi đó, diện tích trồng cây lương thực buộc phải thu hẹp để dành chỗ cho
các loại cây phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học, hậu quả là sản lượng lương
thực giảm sút, giá cả leo thang. Thực tiễn tình hình khủng hoả
ng thiếu lương
thực dẫn đến bất ổn xã hội tại nhiều nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi
càng thấy vai trò, vị trí của nông nghiệp trong việc đảm bảo an ninh lương thực
- nền tảng đảm bảo an ninh, ổn định chính trị. Theo đánh giá của Liên Hiệp
Quốc hiện có trên 30 quốc gia thiếu lương thực nghiêm trọng, cận kề với cái đói
cần được cứu trợ
khẩn cấp. Việc làm thế nào để bảo đảm an ninh lương thực thế
giới đã trở thành đề tài được cộng đồng quốc tế quan tâm nhất hiện nay.
Đối với Việt Nam, là quốc gia nhiều năm qua luôn nằm trong “tốp ba”
nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Năng suất lúa bình quân cả nước


2
khoảng 9 - 10 tấn, hiện nay còn có thể nâng lên 11 - 12 tấn/ha/năm thông qua
áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, với quy mô diện tích như hiện nay để
đạt được 40 triệu tấn/năm là khả thi. Tuy nhiên, mức sản lượng này chỉ bảo
đảm an ninh lương thực cho khoảng 100 triệu dân. Nếu dân số tiếp tục gia tăng
(nhiều nghiên cứu cho thấy dân số Việt Nam sẽ lên tới 120 triệu mới c
ơ bản ổn
định) đi kèm với diện tích đất trồng lúa giảm thì sẽ có nguy cơ mất cân đối an
ninh lương thực.
Để đáp ứng nhu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các
khu công nghiệp, khu đô thị phải chấp nhận chuyển đổi một diện tích đất sản
xuất nông nghiệp nhất định. Tuy nhiên trên thực tế diện tích đất trồng lúa,
đặc
biệt là đất lúa nước ở nước ta đã và đang bị giảm mạnh do nhiều nơi có tình
trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất tràn lan. Giai đoạn 2000 - 2007, trung
bình mỗi năm nước ta mất đi khoảng 55.000 ha đất canh tác lúa, tương đương
với giảm khoảng 400.000 - 500.000 tấn lúa/năm. Diện tích đất canh tác bình
quân/người của Việt Nam hiện rất thấp so với các nước khác trên thế gi
ới, chỉ
khoảng 0,07 ha/người trong khi của Thái Lan là 0,23 ha/người. Không phải loại
đất nào cũng trồng được lúa mà phải mất hàng trăm năm mới hình thành sinh
thái đất lúa và một khi bị bê tông hóa, đất gần như sẽ không thể quay lại sản
xuất nông nghiệp. Do đó để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia thì ngoài việc
xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát
triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp thì việc bảo đảm qu
ỹ đất trồng lúa
nhất định là vấn đề tiên quyết.
Điều 74 - Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Nhà nước có chính sách bảo
vệ đất chuyên trồng lúa nước, hạn chế chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang
sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp…” và “Người sử dụng đất chuyên trồng

lúa nước có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, không được
chuyển sang s
ử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng
thủy sản và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép”. Có nhiều đề xuất cho rằng cần phải cắm mốc giới
xác định diện tích đất lúa cần phải bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên đến nay vẫn
chưa có cơ sở rõ ràng nào cho việc xác định diện tích đất trồng lúa không được
phép chuy
ển đổi mục đích sử dụng. Để bảo đảm hài hòa giữa mục tiêu an ninh
lương thực với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước thì
việc xác định các tiêu chí mang tính khoa học để làm căn cứ đề xuất việc bảo

3
vệ quỹ đất chuyên trồng lúa nước phù hợp với điều kiện của từng vùng miền là
hết sức cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu trên cho thấy việc thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các tiêu chí xác định các khu
vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt” là cần thiết.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn trong việc xác định các tiêu chí xác
định khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt;
- Đề xuất bộ tiêu chí xác định các khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần
phải bảo vệ nghiêm ngặt nhằm phục vụ mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực
quốc gia.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu những quan điểm, quy định của pháp luật liên quan đến an
ninh lương thực, đất trồng lúa nước, tiêu chí xác định đất chuyên trồng lúa
nước;
- Phân tích, đánh giá tổng quan về đất trồng lúa nước trên thế giới;
- Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng các tiêu chí xác định khu vực
đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt;

- Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giớ
i trong việc bảo
vệ diện tích đất trồng lúa;
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất lúa gạo ở nước ta;
- Đánh giá tình hình sử dụng đất trồng lúa nước, dự báo biến động diện
tích đất trồng lúa nước ở nước ta đến năm 2020;
- Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định diện tích đất
chuyên trồng lúa nước cần phải bảo v
ệ nghiêm ngặt;
- Đề xuất bộ tiêu chí xác định các khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần
phải bảo vệ nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an ninh lương thực.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp thống kê (mô tả, phân tích);

4
- Phương pháp dự báo;
- Phương pháp tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, các nhóm yếu tố
cơ bản ảnh hưởng đến việc xác định diện tích đất chuyên trồng lúa nước cần
phải bảo vệ nghiêm ngặt.
Về không gian: Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn cả nước (7 vùng lãnh thổ).
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo được bố cục thành 3 chương:
Chương I: Nghiên cứu tổng quan về tình hình sản xuất lúa gạo và các
tiêu chí xác định khu vực đất chuyên trồng lúa nước;
Chương II: Thực trạng sản xuất lúa gạo và vấn đề an ninh lương thực ở

Việt Nam;
Chương III: Đề xuất bộ tiêu chí xác định các khu vực đất chuyên trồng
lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt.

5
CHƯƠNG I
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
LÚA GẠO VÀ CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH KHU VỰC
ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC
I.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I.1.1. Những quan điểm chung về an ninh lương thực
An ninh lương thực đã và đang trở thành chủ đề thời sự nóng bỏng có
tính toàn cầu, là một trong những vấn đề được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan
tâm trong quá trình phát triển tiến vào thế kỷ 21. Nhiều nước trên thế giới đặc
biệt là khu vực châu Phi, châu Á vì những lý do khác nhau đang phải đối mặt
với nạn đói, thiế
u lương thực và suy dinh dưỡng. Vậy cụm từ “an ninh lương
thực” xuất hiện từ khi nào?
An ninh lương thực là quan niệm xuất hiện vào giữa những năm 70 trong
các thảo luận về tình hình lương thực thế giới và là phản ứng trước cuộc khủng
hoảng lương thực toàn cầu vào thời điểm đó. Quan tâm ban đầu chủ yếu tập
trung vào các vấn đề cung lương thực - đả
m bảo nguồn cung cấp và ở một mức
độ nào đó là ổn định giá cả của nguồn thực phẩm chủ yếu ở cấp độ quốc gia và
quốc tế.
Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới năm 1974, khái niệm an ninh
lương thực được hiểu theo nghĩa hẹp là: “sự sẵn có của nguồn cung lương thực
thế giới ở m
ọi lúc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong điều kiện biến

đổi về sản xuất và giá cả lúa gạo”.
Nếu như vào những năm 70 người ta tập trung nhiều vào vấn đề an ninh
lương thực ở cấp toàn cầu và quốc gia thì bắt đầu từ những năm 80, nhiều
người cho rằng cần phải quan tâm ở cấp hộ gia đình và cá nhân, bởi thực tế có
nhữ
ng quốc gia xuất khẩu nhiều sản phẩm lương thực, song vẫn còn không ít
người dân trong nước bị đói. Một quốc gia có thể có đủ lương thực để cung cấp
cho tất cả các hộ gia đình nhưng nếu việc phân phối không đều, sẽ dẫn đến tình
trạng người thừa, người thiếu.
Năm 1983, FAO mở rộng quan niệm an ninh lương thực để tính thêm cả
việc đả
m bảo cho những người dễ bị tổn thương tiếp cận được với các nguồn cung

6
cấp sẵn có, hàm ý rằng cần phải quan tâm đến sự cân bằng giữa cầu và cung trong
phương trình an ninh lương thực: “đảm bảo tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận
được về mặt vật lý và kinh tế đối với nguồn lương thực mà họ cần”.
Sau đó, Báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) năm 1986 với tiêu đề
“Đói nghèo” đã tập trung vào tính linh hoạt theo thời gian của mấ
t an ninh
lương thực. Báo cáo này đã đưa ra sự phân biệt giữa mất an ninh lương thực
kinh niên, gắn liền với các vấn đề về nghèo khổ lâu năm hoặc nghèo khổ cơ cấu
và thu nhập thấp và mất an ninh lương thực đang chuyển đổi liên quan đến các
giai đoạn khi thảm họa thiên nhiên, kinh tế sụp đổ hoặc xung đột gây ra các sức
ép lớn. Quan niệm về an ninh lương thực được cụ
thể hóa hơn theo nghĩa: “tất
cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được với đủ lương thực, thực phẩm để đảm
bảo một cuộc sống khoẻ mạnh và năng động”.
Đến giữa những năm 1990, an ninh lương thực được xem là mối quan
ngại nghiêm trọng, trải nhiều cấp độ từ cấp cá nhân lên đến cấp toàn cầu. Tuy

nhiên, vấn đề “ti
ếp cận” trong an ninh lương thực hiện nay còn bao gồm cả vấn
đề có đủ lương thực và điều này cho thấy người ta vẫn lo ngại về suy dinh
dưỡng protein. Việc mở rộng quan niệm bao gồm các khía cạnh an toàn lương
thực, cân bằng dinh dưỡng cũng cho thấy quan ngại về thành phần lương thực,
thực phẩm gồm các điều kiện về dinh dưỡng vi mô và vĩ mô cần thiết cho một
cuộc sống năng động và khoẻ mạnh. Người ta cũng quan tâm nhiều hơn đến sở
thích đối với lương thực, thực phẩm theo truyền thống văn hóa hoặc xã hội.
Mức độ phức tạp và cụ thể theo từng hoàn cảnh của an ninh lương thực cho
thấy rằng quan niệm này không còn đơn giản và tự nó không phải là mục đích
mà nó là một loạt các hành động trung gian nhằm đạt
được một đời sống năng
động và khoẻ mạnh.
Theo báo cáo của UNDP về phát triển con người phát hành năm 1994,
thì an ninh con người được xem xét theo bảy loại hình: An ninh kinh tế, an ninh
lương thực, an ninh sức khỏe, an ninh môi trường, an ninh cá nhân, an ninh
cộng đồng và an ninh chính trị. Trong đó an ninh lương thực có thể coi là vấn
đề cốt yếu đối với mọi quốc gia ở mọi thời đại.
Tại Hội nghị các nước không liên kết tháng 10 năm 1994
ở Bali,
Indonesia đã xác định khái niệm an ninh lương thực là: “Sự cung cấp đầy đủ
lương thực cả về số lượng lẫn chất lượng cho toàn bộ dân số, mọi lúc, mọi nơi”.

7
Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới tổ chức ở Rôma (Italia) vào
năm 1996 đã mở rộng khái niệm an ninh lương thực theo chuỗi từ cấp độ cá
nhân đến cấp độ toàn cầu và chuyển hóa từ lượng sang chất: “An ninh lương
thực đạt được ở mỗi cá nhân, mỗi hộ, mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, và cấp độ
toàn cầu cầu khi tất cả m
ọi người, ở mọi lúc, mọi nơi đều có đủ chất dinh

dưỡng cho cuộc sống” và “Quyền có lương thực và không bị đói, là một trong
những quyền cơ bản của con người”. Tại hội nghị quan trọng này, các nước
cam kết theo đuổi chính sách kinh tế - xã hội để chống lại sự đói nghèo và suy
dinh dưỡng hướng tới an ninh lương thực đối với mỗi quốc gia, khu vự
c và trên
toàn thế giới.
Có thể nói an ninh lương thực được hiểu là số lượng lương thực, thực
phẩm có sẵn đủ để cung cấp và đủ khả năng điều phối đáp ứng mọi nhu cầu ở
bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào, theo điều kiện và khả năng của người được
cung cấp lương thực. An ninh lương thực còn được thể
hiện ở việc đảm bảo
chất lượng của lương thực, thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng, đảm bảo
nhu cầu dinh dưỡng không chỉ trong điều kiện lao động bình thường mà còn
cho cả duy trì và phát triển giống nòi. An ninh lương thực còn bao hàm việc
đảm bảo thu nhập cho người sản xuất lương thực để họ không bị nghèo đi, dù
là nghèo đi một cách tương đối so với mặt b
ằng xã hội.
Trong các định nghĩa về an ninh lương thực có ba yếu tố riêng biệt ảnh
hưởng đến an ninh lương thực, đó là: tính sẵn có, tính ổn định và khả năng tiếp cận.
- Tính sẵn có (sản xuất lương thực): Là số lương thực sẵn có để cung
cấp cho người dân, bao gồm tự sản xuất lương thực thực phẩm, hoặc sản xuất
sản ph
ẩm khác để trao đổi (hoặc xuất khẩu) lấy lương thực thực phẩm, bảo đảm
có đủ số lượng và chất lượng cần thiết đáp ứng yêu cầu của người dân. Đây là
yêu cầu quan trọng nhất cần có để thực hiện yêu cầu an ninh lương thực của
mỗi quốc gia, mỗi vùng miền. Do đó cần đánh giá nhu cầu tiêu dùng lương thực
của nhân dân, cầ
n xem xét về cân đối cung cầu lương thực, mức lương thực
trung bình theo đầu người trong mối tương quan với các nhu cầu về năng lượng
và đạm, sản xuất lương thực để xuất khẩu, trong thương mại, không phải theo

quan điểm tự cấp, tự túc mà theo quan điểm mới tự giải quyết được lương thực.
Để đảm bảo vững chắc cho an ninh lương thực một cách thường xuyên,
cần phải theo dõi có hệ thống các chính sách sản xuất. Phân tích các tác động

8
đến an ninh lương thực không chỉ dựa vào tình trạng cung cầu kịp thời mà còn
xem xét chiều hướng phát triển và những chính sách chung có tầm cỡ quốc gia
và thế giới. Những chính sách lương thực được thực hiện trước đây và làn sóng
kỹ thuật được thâm nhập với những người sản xuất lương thực, dẫn đến một sự
hạ giá lương thực ở thị trường thế
giới. Tuy nhiên với nhu cầu tiêu dùng lương
thực đang phát triển mạnh hơn tốc độ phát triển sản xuất nên dự kiến có thể
thời gian tới việc nhập khẩu lương thực theo mức dự báo sẽ chịu giá đắt hơn
trước. Trong những hoàn cảnh như vậy, những tác động thực tế đối với an ninh
lương thực thế giới còn lớn và sự phân chia gánh nặng này
ở tầm thế giới còn
khó khăn nhiều hơn so với trước.
Việc tăng cường tiềm lực sản xuất ngũ cốc đối với các nước có thu nhập
thấp và thiếu lương thực đòi hỏi cần có một sự quan tâm đặc biệt. Không phải
do những lý do kỹ thuật mà phần lớn các nước này không thể tự giải quyết
được nhu cầu phát triển của cuộ
c sống. Những vấn đề không thể giải quyết
được dễ dàng hay nhanh chóng đã xuất hiện càng ngày càng rõ ràng như: làm
sao nâng cao mức sống của các hộ nông dân nhỏ và của những người có đất
đai, khí hậu không thuận lợi hoặc ở những vị trí cách biệt? Làm sao mà bảo
đảm được giá khuyến khích nông dân sản xuất mà không ảnh hưởng đến đời
sống dân nghèo thành thị? Làm sao nuôi được số dân thành thị ngày càng tăng
nhanh chóng mà nguồn lươ
ng thực thường chủ yếu giải quyết bằng nhập khẩu
lúa mỳ? Làm sao mà phát triển vốn cho nông dân khi ngân sách đã hết ?

Việc tự túc, tự cấp hoàn toàn lương thực không phải là mục tiêu để theo
đuổi đối với các nước không có điều kiện khí hậu nông nghiệp thích hợp. Tính
chất của khí hậu và đất đai cũng như những điều kiện chính trị và kinh tế là
những y
ếu tố giúp xác định mức độ tự giải quyết được lương thực thực phẩm
bằng nhiều loại cây trồng và gia súc. Mặc dầu sự phát triển nông nghiệp ở các
nước đang phải vượt qua những thách thức ngày càng lớn. Nhiều nước thấy cần
phải tiếp tục nhập một phần lương thực cần thiết hơn là cố gắng tự giải quy
ết
lương thực cho nước mình, với điều kiện có khả năng tài chính để nhập.
- Tính ổn định (cung cấp lưu thông lương thực): Là mức độ ổn định của
cung, cầu, chất lượng, giá cả và hệ thống cung cấp lương thực. Do điều kiện
kinh tế - xã hội và địa bàn sản xuất tiêu dùng khác nhau; hơn nữa trong điều
kiện sản xuất hàng hóa, v
ận hành theo cơ chế thị trường, do đó để lương thực
thực phẩm đến được với người tiêu dùng đòi hỏi phải giải quyết tốt các khâu

9
lưu thông, vận chuyển, chế biến, bảo quản Nói cách khác là bảo đảm cho các
dòng lương thực, thực phẩm được lưu thông thông suốt từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu dùng thường xuyên và ổn định.
Ổn định việc cung cấp lương thực là khả năng giải quyết các dao động về
cung cấp lương thực trong năm, và khi có yêu cầu khẩn cấp để bảo đảm cung
c
ấp lương thực cho những vùng thường thiếu. Với hoàn cảnh của nước ta cứ
khoảng trong 4 năm thì có 1 năm nông nghiệp Việt Nam phải chịu các điều
kiện khí hậu không thuận lợi, thêm vào khả năng sản xuất lương thực không
đồng đều ở các vùng, nguồn dự trữ lương thực bị thiếu khả năng cung cấp
không đủ làm cho giá lương thực dao động và đe doạ an ninh l
ương thực của

nhóm người có thu nhập thấp, trong suốt thời kỳ thiếu lương thực.
Nhìn chung việc ổn định cung cấp lương thực còn phải nhằm cho cả
những năm tiếp theo. Vì sự không ổn định lương thực của năm trước sẽ đè
nặng lên những năm sau do: Sự biến động, không ổn định về diện tích, năng
suất, sản lượng cây tr
ồng lương thực; Biến động của cung và cầu về sản phẩm
lương thực trên thị trường; Những chính sách phát triển nông nghiệp; Những
khó khăn trong dự trữ lương thực.
Một số ý kiến đang được nêu ra và bàn cãi ở các vòng đàm phán của các
nước G7 trong đó có việc xoá bỏ hàng rào thuế quan vốn đang rất chặt chẽ để
bảo vệ sản xuất lương thực trong n
ước, để tiến tới thả nổi thị trường lương
thực, sẽ có thể dẫn đến những đảo ngược hoàn toàn thị trường lương thực cả về
sản xuất, tiêu thụ và giá cả làm ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông lương
thực trong cả các nước sản xuất, xuất khẩu cũng như tiêu thụ và nhập khẩu
lương thự
c, làm mất ổn định cung cấp lương thực trong phạm vi thế giới và các
khu vực. Những khủng hoảng về lương thực trong tương lai có thể trong phạm
vi mỗi nước hay từng khu vực. Những sự khủng hoảng tái diễn ở những nước
không giải quyết được sản xuất ngũ cốc hay ở những nước thường bị thiên tai
là những mối lo.
Ở nhiều nước v
ấn đề khủng hoảng lương thực là do thiếu cơ sở hạ tầng
cho thương nghiệp, vận tải và bảo quản. Kinh nghiệm cho thấy ở Châu Phi do
khó khăn trong thương mại vận chuyển mà có vùng thừa, có vùng rất thiếu.
Không có hệ thống bảo quản, nhiều nước không thực hiện được những dự trữ
cần thiết cho những năm thiếu thốn. Trong nhiều nước đ
ang phát triển, việc cải

10

tiến hệ thống thương mại và hạ tầng cơ sở có thể điều chỉnh, tránh được những
sự khủng hoảng từ năm này sang năm khác. Hơn nữa lương thực thừa không
dùng hết thường làm hạ giá sản phẩm và làm cho nông dân thiếu hào hứng để
sử dụng các biện pháp tăng năng suất, cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuậ
t.
Thực hiện các chính sách cần thiết, có thể đảm bảo sự ổn định cung cấp
với nguồn trong nước, nhưng sự trợ giúp lương thực còn có vị trí rất quan trọng
để đáp ứng yêu cầu khẩn cấp của các nước đang phát triển. Vì vậy cần phải tìm
cầu nối giữa những trợ giúp khẩn cấp và việc thực hiện các mục tiêu của an
ninh lương th
ực một cách dài hạn.
- Khả năng tiếp cận: Là điều kiện kinh tế để tiếp cận lương thực, đảm
bảo cho mọi người, mọi nơi, mọi lúc đều có thể mua được số lương thực họ
cần, hay nói một cách khác là mọi gia đình đều có thể tự mua lấy lương thực
hoặc thông qua sản xuất tự túc.
Có sẵn lương thực, th
ực phẩm, tổ chức lưu thông cung ứng ổn định,
nhưng như vậy chưa đủ để đảm bảo an ninh lương thực đối với mọi người, ở
mọi thời điểm. Mục tiêu cuối cùng của an ninh lương thực là “Bảo đảm cho
mọi người, ở mọi thời gian đều có được đủ lương thực thực phẩm cần thiết cho
mộ
t cuộc sống lành mạnh”. Đương nhiên mức độ an ninh theo ý niệm trên ở
mỗi quốc gia, mỗi vùng kinh tế, mỗi nhóm dân cư cũng khác nhau, nhưng cơ
bản là đảm bảo cho mọi người không bị đói, không bị suy dinh dưỡng.
Kinh nghiệm cho thấy rằng việc tăng sản lượng lương thực và ổn định
việc cung cấp lương thực có thể phát triển, nhưng không thể bảo đảm an ninh
lươ
ng thực cho người nghèo. Việc tăng sản lượng nông nghiệp nói chung có
làm giảm đói nghèo ở nông thôn nhưng không phải luôn luôn như vậy và
không phải cho tất cả mọi người. Nói chung ở vùng nông thôn nếu các hộ nông

dân có điều kiện đất đai, những cơ sở vật chất và những nguồn phục vụ sản
xuất khác như tín dụng, sức kéo, giống, phân bón thì họ mới có lợi khi nông
nghiệp phát triển. Ở
các vùng thành thị khi sự phân phối bao cấp không còn
nữa thì các gia đình có đủ lương thực hay không là tuỳ thuộc vào thu nhập.
Việc tạo điều kiện cho nhân dân tăng thu nhập bằng cách tham gia các
hoạt động kinh tế là một trong những việc cần quan tâm lớn. Nói chung không
có sự bảo đảm an ninh lương thực vững chắc khi vấn đề tiếp cận của các gia
đình về lương thực chưa được giải quyết.

11
Cần quan tâm thích đáng việc bảo đảm sản xuất lương thực để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng mà không thừa ế. Về chiến lược phải có chính sách bảo đảm
một sự phát triển cân đối, một sự phân phối công bằng về lợi tức cũng như sự
hạ thấp số người nghèo khổ. Sự phát triển của các hộ nông dân nhỏ nhờ sự
phân ph
ối tốt tài nguyên, nhất là đất đai, vốn tín dụng, phương tiện sản xuất, kỹ
thuật thích hợp. Cần phát huy mọi khả năng tối đa để tạo công ăn việc làm cho
người lao động nông thôn không có đất đai, quan tâm thích đáng việc phát triển
công nghiệp ở nông thôn nhất là loại đòi hỏi nhiều lao động, phát triển các
chương trình công cộng ở nông thôn cũng góp phần giải quyết lao động.
Thực hiện chính sách lương thực đối với tầng lớp quá nghèo trong cộng
đồng, rất tốn kém, nhất là khi phải bao cấp lớn. Đó là một gánh nặng cho Nhà
nước. Việc nghiên cứu để thực thi các mục tiêu xã hội, chính sách cung ứng
lương thực thực phẩm có thể kích thích việc sản xuất trong nước. Muốn vậy
cần xác định cụ thể đối tượng, thu hẹp lại và không để tồn tạ
i những đối tượng
thật sự không có yêu cầu.
Những chính sách lương thực có thể đạt kết quả khi tuân theo 3 nguyên
tắc: được tài trợ, có sự điều hành của Nhà nước và phù hợp với mục tiêu và

những chính sách xã hội của mỗi nước và sau cùng là không có biểu hiện tiêu
cực đối với sản xuất lương thực trong nước.
Dễ dàng nhận thấy ở quy mô toàn quốc an ninh lương thực có thể
được
bảo đảm, thậm chí là dư thừa lương thực, nhưng nếu xem xét nhiều vùng, nhiều
địa phương trong quốc gia đó, thì cũng có nhiều vùng, nhiều nơi không an ninh
về lương thực, ít ra là cũng vào một thời điểm nào đó. Như vậy an ninh lương
thực không thể xem là một khái niệm tuyệt đối.
Đối lập với an ninh lương thực là sự mất an ninh lương thực. Có hai
dạng mấ
t an ninh lương thực là: kinh niên và tạm thời. Mất an ninh lương thực
kinh niên là sự khó khăn trong một thời gian dài xảy ra ở cấp hộ gia đình do
thiếu thu nhập hoặc thiếu vốn sản xuất hay thiếu tiền mua đủ lương thực cho
hộ. Trong khi đó, mất an ninh lương thực tạm thời là sự bất ổn về lương thực
trong một thời gian ngắn do gặp cú sốc trong sản xuất l
ương thực hoặc hệ
thống kinh tế, nơi không sẵn có thu nhập hoặc các nguồn lực cần thiết để điều
chỉnh các cú sốc đó. Khủng hoảng lương thực là khái niệm được nhắc đến
nhiều trong những năm gần đây, khủng hoảng lương thực chính là an ninh

12
lương thực ở các cấp độ khác nhau (từ cá nhân, gia đình, quốc gia, vùng, thế
giới) bị phá vỡ trên một phạm vi rộng (nhiều vùng, nhiều quốc gia) trong cùng
một thời kỳ.
Ở cấp độ quốc gia, để tránh xảy ra khủng hoảng lương thực, mỗi quốc
gia phải bảo đảm an ninh lương thực. Nghĩa là, đảm bảo các nguồn từ sản xuất,
nhập khẩu
để có lượng lương thực đáp ứng các nhu cầu của dân cư, nhu cầu sản
xuất (chăn nuôi, công nghiệp chế biến,…); xuất khẩu (nếu có); dự trữ quốc gia
(phòng thiên tai, mất mùa, cũng như các nhu cầu dự trữ quốc gia tối thiểu

khác). Tùy theo mỗi quốc gia (vị trí địa lý, đất đai thổ nhưỡng, cơ cấu kinh tế,
thế mạnh của các ngành kinh tế khác nhau,…) mà có cách tăng cung lương
th
ực khác nhau. Tăng cung lương thực có thể bằng nhiều cách: tăng sản xuất
lương thực; ổn định sản lượng lương thực ở một mức độ nào đó, và sẽ tăng
thêm cung bằng nhập khẩu lương thực hoặc điều chỉnh cơ cấu (giảm xuất khẩu;
phát triển khoa học công nghệ để giảm tương đối sử dụng lương th
ực trong một
số ngành công nghiệp chế biến).
Ngày nay, việc đảm bảo an ninh lương thực cho cả loài người đang đặt ra
những thách thức lớn cho các quốc gia cũng như cho cộng đồng thế giới. Nó đòi
hỏi nỗ lực của bản thân các quốc gia, đồng thời phải có sự phối hợp, chung tay
hành động giữa các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề an ninh lương thực.
Trong nhiều thập kỷ qua, nhờ sự nỗ lực của các quốc gia và các tổ chức
quốc tế, đứng đầu là hệ thống các cơ quan của Liên Hợp quốc, trong đó có
FAO, sản xuất lúa gạo trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Năm
2009, diện tích lúa toàn thế giới là 161 triệu ha với sản lượng 679 triệu tấn,
năng suất 4,2 tấn/ha. So với năm 1961
đến nay sau 50 năm, diện tích lúa tăng
50 triệu ha, sản lượng tăng 470 triệu tấn và năng suất tăng 2,25 lần. Trong đó,
10 năm gần đây sản lượng lúa thế giới tăng 75 triệu tấn, chủ yếu là do áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật làm tăng năng suất. Với những nỗ lực và thành tựu to lớn
đó, nhiều quốc gia đã tự túc được lương thực, góp ph
ần tích cực thực hiện mục
tiêu xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực của khu vực và toàn cầu.
Tuy vậy, việc bảo đảm an ninh lương thực hiện nay vẫn còn là một thách
thức lớn mang tính toàn cầu. Theo FAO thì hiện nay trên thế giới vẫn còn 925
triệu người bị đói và thiếu dinh dưỡng. Nhiều quốc gia hiện đang cần trợ giúp
để tạo dựng lại khả năng sả
n xuất nông nghiệp và 30 quốc gia đang trải qua


13
khủng hoảng lương thực trầm trọng. Dự báo nhiều năm tới, việc bảo đảm an
ninh lương thực nói chung và phát triển lúa gạo nói riêng sẽ phải đối mặt với
rất nhiều khó khăn thách thức, nổi lên là diện tích đất nông nghiệp ngày một
giảm; năng suất cây lương thực, trong đó có lúa gạo tăng chậm; biến đổi khí
hậu, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục di
ễn biến phức tạp và gây thiệt hại ngày càng
lớn; việc đầu tư để tăng sản lượng lương thực có xu hướng giảm sút, nhất là đối
với những nước nghèo; những rào cản về thương mại nông sản và thu nhập
thấp của người nghèo cũng làm hạn chế khả năng tiếp cận lương thực của họ;
việc sử dụng lương thự
c cho mục đích khác, trong đó cho sản xuất nhiên liệu
sinh học, ngày càng gia tăng…
Phấn đấu giảm một nửa số người nghèo đói vào năm 2015 là một trong 8
mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ mà các quốc gia trên thế giới đã đề ra và cam
kết thực hiện cách đây 10 năm. Để đạt được mục tiêu này trong khi tình trạng
thiếu lương thực chưa được cải thiện nhiều và còn không ít khó khăn thách
thức, cùng với s
ự nỗ lực của từng quốc gia, cần có sự hỗ trợ tích cực của các
nước phát triển, các tổ chức quốc tế và phối hợp hành động chung trong khu
vực cũng như trên phạm vi toàn cầu.
I.1.2.
Quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách, phát luật của
Nhà nước về an ninh lương thực và đất trồng lúa nước
I.1.2.1. Quy định của pháp luật về đất chuyên trồng lúa nước
Theo quy định tại Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08
năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn thực hiện thống kê,
kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
thì đất chuyên trồng

lúa nước được định nghĩa như sau:
“Đất chuyên trồng lúa nước là ruộng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang)
hàng năm cấy trồng từ hai vụ trở lên, kể cả trường hợp có luân canh, xen canh
với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng được một vụ
hoặc không sử dụng trong thời gian không quá một năm”.
Các vụ lúa được gieo trồng ở n
ước ta hiện nay là 3 vụ: đông xuân, hè thu
và vụ mùa. Trong đó, miền Bắc chỉ trồng cấy được 2 vụ lúa là vụ đông xuân và
vụ mùa. Miền Nam có nhiều khu vực gieo trồng được cả 3 vụ lúa là đông xuân,
hè thu và vụ mùa.

14
Xét về tính chất của đất thì đất trồng lúa nước là loại đất nông nghiệp mà
tính chất vật lý, hóa học của đất có những thay đổi rất cơ bản so với tình trạng
tự nhiên ban đầu. Điều này là do canh tác trong điều kiện ngập nước, trạng thái
khử chiếm ưu thế trong đất làm cho tính chất của đất diễn biến theo chiều
hướng khác nhiều so với đất ban
đầu chưa trồng lúa, hình thành loại đất mới
với những đặc tính đặc trưng riêng.
Dựa vào chế độ canh tác lâu dài theo phương thức ngập nước có chu kỳ
và nhờ vào các công trình phụ trợ của kỹ thuật canh tác lúa nước như hệ thống
kênh mương tưới tiêu, hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống ruộng bậc
thang,… Do đó, đất trồng lúa nước không thể tồn tại riêng lẻ từng th
ửa một mà
phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa các thửa với nhau mới phát huy được hiệu
quả cao, bất kỳ lý do nào làm phá vỡ mối liên hệ đó, nhất là đối với hệ thống
giao thông, thủy lợi, công trình phòng hộ,… đều ảnh hưởng xấu đến hiệu quả
sử dụng đất và năng suất lúa.
I.1.2.2. Quan điểm, mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực ở Vi
ệt Nam

Trong thời điểm hiện nay, nhất là sau cuộc khủng hoảng lương thực năm
2008, tất cả các quốc gia trên thế giới càng nhận thức rõ tầm quan trọng sống
còn của vấn đề an ninh lương thực trong chiến lược phát triển bền vững và bảo
đảm an ninh quốc gia. Việt Nam luôn xác định đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia là yếu tố quan trọng, là nền tảng để ổ
n định xã hội, phát triển kinh tế
bền vững. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Phát triển nông nghiệp toàn
diện hướng vào đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia trong mọi tình huống,
tăng nhanh nguồn thực phẩm và rau quả, cải thiện chất lượng bữa ăn, giảm suy
dinh dưỡng”. Đến Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “M
ục tiêu
phát triển nông nghiệp trong thời gian tới là tiếp tục giữ vững an ninh lương
thực quốc gia trên cơ sở duy trì quy mô sản xuất lương thực ổn định; chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng
nông sản để tăng khả năng cạnh tranh”.
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn có nêu mục tiêu tổng quát liên quan đến phát triển nông nghiệp là:
“…Xây dựng n
ền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền
vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng
cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt

×