Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Chuyên đề Mĩ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.78 KB, 7 trang )

Đề cương báo cáo môn Mó thuật
I.Mục tiêu môn mó thuật lớp 5:
-Tiếp tục cung cấp cho HS những hiểu biết ban đầu về mó thuật, hình thành và
củng cố các kó năng đơn giản cần thiết để HS hoàn thành các bài tập thực hành ở lớp.
-Nâng cao các yêu cầu về kiến thức kó năng của các phân môn đã học ở các
lớp 1, 2, 3, 4.
-Giáo dục thẫm mó cho HS, hình thành từng bước khả năng cảm thụ cái đẹp,
biết vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào học tập, sinh hoạt hàng ngày.
-Phát triển khả năng quan sát và tư duy hình tượng.
II.Nội dung:
Gồm 5 đặc điểm:
-Đảm bảo tính hệ thống của chương trình cấp học và liên thông.
-Nâng cao nội dung các kiến thức đã học ở các lớp 1, 2, 3, 4.
-Nội dung các chủ đề có tính liên kết và phát triển đồng tâm.
-Chú trọng nhiều đến các hoạt động thực hành.
1. Vẽ theo mẫu (8 bài):
1.1. Nội dung:
-Mẫu vẽ là khối hộp và khối cầu (bài 4).
-Mẫu vẽ có dạng hình trụ và hình cầu (bài 8).
-Mẫu vẽ có hai vật mẫu (bài 12, 16).
-Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu (bài 20, 24, 28)
-Vẽ tónh vật màu (bài 32).
1.2. Yêu cầu :
-HS hiểu được cách quan sát, cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết.
-Biết so sánh, ước lượng tìm ra tỉ lệ, từ đó nắm được đặc điểm của mẫu.
-Hiểu được cấu trúc của mẫu là do các hình cơ bản tạo thành.
-Bố cục bài vừa với khổ giấy cân đối theo khổ giấy để dọc hay ngang.
-Vẽ được hình gần giống mẫu, rõ đặc điểm (vẽ hình là chủ yếu).
-Bước đầu tìm hiểu và tập vẽ đậm nhạt: đậm, đậm vừa và nhạt bằng bút chì
đen.
2.Vẽ trang trí (9 bài):


2.1. Nội dung:
+Trang trí cơ bản:
-Màu sắc trong trang trí (bài 2).
-Vẽ họa tiết đối xứng qua trục (bài 6).
-Trang trí đối xứng qua trục (bài 10).
-Trang trí hình chữ nhật (bài 18).
+Trang trí ứng dụng:
-Trang trí đường diềm ở đồ vật (bài 14).
-Tìm hiểu và tập kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm (bài 22, 26).
1
-Trang trí đầu báo tường (bài 30).
-Trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi(bài 33).
2.2. Yêu cầu:
-Biết thêm về màu sắc và cách sử dụng màu trong trang trí.
-Hiểu biết thêm về họa tiết đối xứng.
-Biết cách đơn giản hoa lá và vận dụng vào trang trí.
-Trang trí được đường diềm, hình chữ nhật theo cảm nhận riêng (bố cục, vẽ
họa tiết, vẽ màu).
-Tìm hiểu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. Kẻ được dòng chữ nét thanh nét
đậm theo khả năng của mình.
-Biết cách trang trí lều trại, trang trí được lều trại, cổng trại theo yêu cầu của
bài.
-Cảm nhận được vẻ đẹp về bố cục (có chính, có phụ) về họa tiết và màu sắc
(có đậm, có nhạt).
-Phát triển khả năng suy nghó, tìm tòi sáng tạo của HS (tạo ra cái đẹp riêng,
không gò ép, rập khuôn).
3. Vẽ tranh (9 bài):
3.1. Nội dung:
+Vẽ tranh về các đề tài.
-Nhà trường (bài 3).

-An toàn giao thông (bài 7).
-Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 (bài 11).
-Quân đội (bài 15).
-Ngày Tết, lễ hội mùa xuân (bài 19).
-Môi trường (bài 27).
-Ước mơ của em (bài 31).
+Vẽ tranh đề tài tự chọn (bài 34).
3.2. Yêu cầu:
-HS hiểu biết thêm về đề tài và có ý thức quan sát, nhận xét sự vật, hiện tượng
xung quanh.
-HS biết tìm, chọn nội dung đề tài và các hình ảnh điển hình làm rõ nội dung.
-Biết cách sắp xếp hình vẽ cân đối với khổ giấy.
-Vẽ được tranh có nội dung: có hình ảnh chính, phụ và vẽ màu theo ý thích (có
đậm, có nhạt).
-Phát triển ở HS khả năng tư duy hình tượng và cảm nhận vẻ đẹp của đề tài,
đồng thời bước đầu hiểu được phương pháp làm việc khoa học, có suy nghó để tìm ra
cac1h giải quyết công việc: cái gì làm trước, cái gì làm sau.
4. Tập nặn tạo dáng (4 bài):
4.1. Nội dung:
-Nặn các con vật quen thuộc (bài 5).
-Nặn dáng người (bài 13).
-Nặn theo đề tài tự chọn (bài 21).
-Nặn theo đề tài Ngày hội (bài 29).
2
4.2. Yêu cầu:
-HS biết quan sát, nhận xét tìm ra đặc điểm của đối tượng: các con vật, dáng
người.
-Nắm được các bộ phận chính và các hoạt động của đối tượng.
-Nặn và tạo dáng các con vật quen thuộc và dáng người sinh động, đồng thời
có thể sắp xếp thành đề tài theo ý thích.

-Tập nặn tạo dáng tự do, tạo điều kiện cho HS tiếp xúc, tìm hiểu và cảm nhận
vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của thế giới xung quanh, từ đó giáo dục tình yêu, ý thức
giữ gìn, bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên.
Lưu ý:
-Nếu chưa có điều kiện nặn, có thể thay thế bằng bài tập vẽ hoặc xé dán giấy
màu cùng nội dung.
-Có thể tổ chức cho HS hoạt động ngoài giờ: vẽ, xé dán giấy vào khổ giấy lớn
hơn, nặn sản phẩm có kích cỡ lớn hơn để làm đồ dùng dạy học.
5. Thường thức mó thuật (4 bài):
5.1. Nội dung:
+Giới thiệu các tác phẩm hội họa.
-Thiếu nữ bên hoa huệ (bài 1).
-Du kích tập bắn (bài 17).
-Bác Hồ đi công tác (bài 25).
+Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam (bài 9).
5.2. Yêu cầu:
Hs tập quan sát, nhận xét tranh để tìm hiểu được:
-Cac1h lựa chọn nội dung.
-Cách chọn hình ảnh chính, phụ và màu sắc của tác phẩm.
-Cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc để làm rõ nội dung.
-Có cảm nhận riêng về tác phẩm.
-Thêm yêu mến quê hương, đất nước con người và di sản văn hóa dân tộc.
-Khả năng quan sát, phân tích, nhận xét được mở rộng hơn.
III. Phương pháp dạy học:
GV cần thực hiện tích hợp các phương pháp dạy học sau:
-Phương pháp quan sát.
-Phương pháp vấn đáp gợi mở.
-Phương pháp trực quan.
-Phương pháp luyện tập.
-Phương pháp làm việc theo cặp, nhóm…

-Phương pháp trò chơi.
IV. Kiểm tra đánh giá:
Cần động viên, khích lệ học sinh hoàn thành bài tập. Nhận xét đánh giá kết
quả học tập mó thuật có hai mức độ:
-Hoàn thành: đạt mục tiêu đề ra cho bài học, trong đó có hoàn thành tốt và
hoàn thành.
-Chưa hoàn thành: chưa đạt mục tiêu bài học.
3
(Tham khảo tài liệu hướng dẫn tiêu chí đánh giá của Vụ Giáo dục Tiểu học)
V.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Vẽ theo mẫu:
Chuẩn bò: Mẫu vẽ đẹp, phù hợp với nội dung. Đặt mẫu vẽ cần lưu ý:
+Đối với mẫu đơn:
-Không nên đặt quá xa tầm nhìn của học sinh. Nếu mẫu nhỏ, nên chuẩn bò
nhiều mẫu để học sinh vẽ theo nhóm.
-Nên đặt mẫu dưới tầm nhìn một chút để HS nhìn thấy mặt trên của mẫu.
+Đối với mẫu ghép:
-Nên đặt một mẫu ở trong, một mẫu ở ngoài để tạo không gian.
-Nên đặt hai đồ vật cách nhau vừa phải.
1.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét:
GV đặt mẫu vẽ, hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
Mục đích: Giúp các em nắm sơ bộ về mẫu: hình dáng chung, kích thước chính,
đậm nhạt lớn … GV dùng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
1.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ:
Mục đích: Giúp các em biết được trình tự các bước vẽ, cái gì vẽ trước, cái gì vẽ
sau.
a)Vẽ phác hình:
-Ước lượng chiều cao, chiều ngang hay chiều dài, chiều rộng đưa vào khung
hình chữ nhật ngang hay đứng. Lưu ý bố cục trên giấy vẽ (cân đối, hình to vừa phải).
-Nếu là mẫu ghép (2 đồ vật), sau khi có khung hình chung, GV hướng dẫn HS

quan sát, so sánh để phác khung hình riêng cho từng đồ vật.
b)Ước lượng tỉ lệ bộ phận: HS nhìn mẫu thực để ước lượng tỉ lệ các bộ phận và
đánh dấu ở khung hình, dùng phương pháp so sánh các bộ phận với nhau.
c)Phác nét thẳng mờ đối với các điểm đã xác đònh.
d)Vẽ nét chi tiết: HS nhìn mẫu để vẽ các nét chi tiết.
e)Vẽ bóng: HS lớp 4, 5 vẽ bóng ở ba mức độ: đậm, đậm vừa, sáng, cần hướng
dẫn HS tìm và phác mảng đậm, nhạt.
1.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài:
Công việc của GV là:
-Quan sát, bao quát lớp để quản lí giờ học.
-Khích lệ, động viên những HS làm bài tốt.
-Dựa vào thực tế bài vẽ của HS chỉ ra chỗ chưa hợp lí, gợi ý để các em sửa
chữa, điều chỉnh về bố cục, nét vẽ, hình vẽ, đậm nhạt …
-Cung cấp thêm những kiến thức cần thiết, những hiểu biết bổ ích cho cả lớp
hay cho từng HS mà khi giảng chưa có điều kiện.
Khi làm việc với HS, GV chỉ ra chỗ được, chỗ chưa được và yêu cầu các em
quan sát mẫu, tự sửa chữa, không nên gò các em theo ý mình.
1.4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
Mục đích: biết được kết quả học tập của HS, nhận biết nguyên nhân những
thiếu sót khi dạy học và tìm cách bổ khuyết, thúc đẩy tinh thần học tập của HS.
4
-GV cùng HS chọn một số bài tiêu biểu để nhận xét ưu, nhược điểm ở từng
bài.
-GV yêu cầu HS cùng tham gia nhận xét. GV bổ sung nhận xét, khen ngợi,
động viên và nhận xét chung tiết học.
2. Vẽ trang trí:
Chuẩn bò:
-Mẫu thật: cái khăn, cái đóa, lọ cắm hoa …
-Hình ảnh: ảnh chụp các đồ mó nghệ, các họa tiết và trang trí dân tộc.
-Các bài vẽ trang trí đẹp của HS.

-Hình vẽ minh họa cách tiến hành bài vẽ trang trí: vẽ mảng, vẽ hình, vẽ màu.
2.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét:
Giáo viên giới thiệu những đồ dùng dạy học hoặc các bài mẫu đồng thời đặt
các câu hỏi để HS suy nghó , quan sát và thấy được vẻ đẹp và sự khác nhau của chúng.
Mục đích: Giúp HS nhận ra có nhiều cách trang trí và qua mỗi cách có vẻ đẹp
riêng, đồng thời khích lệ các em suy nghó tìm ra cách vẽ của riêng mình.
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ:
GV lấy một hoặc hai bài mẫu để hướng dẫn HS vẽ, phân tích bài mẫu từ khi
bắt đầu (kẻ trục, phân mảng, vẽ hoạt tiết) đến lúc hoàn thành (vẽ màu).
-Kẻ trục (trang trí đối xứng).
-Vẽ phác mảng lớn, nhỏ.
-Vẽ họa tiết vào mảng.
-Vẽ màu.
2.3.Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
GV chỉ ra những thiếu sót và gợi ý để các em sửa chữa, thêm bớt, điều chỉnh
để bài vẽ hợp lí, đẹp hơn.
2.4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
GV tổ chức gợi ý cho HS nhận xét một số bài vẽ đẹp, khá, trung bình và xếp
loại theo cảm nhận riêng. Sau đó GV nhận xét chung và khen ngợi một số HS có bài
vẽ đẹp.
3.Vẽ tranh:
Chuẩn bò:
-Tranh về các thể loại để các em nhận ra khái niệm, cách thể hiện đề tài đònh
vẽ.
-Tranh minh họa đề tài sẽ vẽ, cần có 2-3 tranh có cách vẽ khác nhau về bố
cục, hình tượng, màu sắc.
-Tranh vẽ của HS năm trước về đề tài đònh vẽ để động viên, khích lệ các em
vẽ đẹp hơn.
-Hình minh họa các bước tiến hành vẽ tranh: bố cục mảng, vẽ hình, vẽ màu.
3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm, chọn nội dung:

GV giới thiệu tranh mẫu cùng hệ thống câu hỏi để HS quan sát, suy nghó từ đó
nhận ra khái niệm; so sánh, phân tích tìm ra nội dung và đặc điểm của đề tài sẽ vẽ,
thấy được những mảng chính, những hình tượng tiêu biểu: hình dáng và màu sắc. Đồng
thời giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh, mong muốn vẽ tranh đẹp.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×