Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

Chuyên đề MĨ THUẬT THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.71 KB, 16 trang )





N¨m häc : 2007 - 2008


I-Thực trạng Dạy-Học Mĩ thuật hiện nay
Trong chương trình Đổi mới SGK và PPDH,môn Mĩ thuật đã chính thức đưa vào giảng
dạy chính khóa ở bậc THCS từ năm học 2002 -2003 trên phạm vi toàn quốc. Đây là định
hướng đúng đắn góp phần Giáo dục học sinh phát triển toàn diện Đức Trí Thể
Mĩ. Qua 5 năm thực hiện chương trình SGK mới có thể rút ra một số nhận xét,đánh giá
về Thực trạng Dạy& Học môn Mĩ thuật ở huyện ta như sau:
1-Đội ngũ Giáo viên
Thái Thụy là huyện có đội ngũ giáo viên Mĩ thuật nhiều nhất Tỉnh,hầu hết được đào
tạo cơ bản về chuyên môn từ các trường chuyên nghiệp, có trình độ Chuyên môn &
Nghiệp vụ khá vững vàng,nhiệt tình & tâm huyết với nghề,đáp ứng được mục tiêu giáo
dục của bộ môn Mĩ thuật, tuy nhiên chất lượng giáo viên chưa đồng đều do đựơc đào tạo
ở nhiều nguồn khác nhau,một số trường còn chưa có giáo viên Mĩ thuật, ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng bộ môn.Đây cũng là thực trạng chung của toàn Tỉnh nói riêng
và Toàn quốc nói chung,trong những năm tới đội ngũ sẽ dần hoàn thiện về cả Chất lượng
& Số lượng.
2-Cơ sở vật chất
Hiện nay hầu hết các trường trong huyện còn rất thiếu thốn về trang thiết bị cho bộ
môn Mĩ thuật,đó là chưa trường nào có phòng học chức năng riêng,mẫu vẽ còn thiếu
(với những bài Vẽ theo mẫu) đặc biệt là các bộ tranh sử dụng cho phân môn Thừơng
thức Mĩ thuật do vậy ảnh hưởng rất lớn đên chất lượng Bộ môn,hầu hết do GV tự làm
hoăc sưu tầm chưa đảm bảo tính thẩm mĩ & chất lượng.


3-Quản lí và chỉ đạo


Do đặc thù là Bộ môn Năng khiếu nên khả năng quản lí về Chuyên môn của các trường
còn hạn chế, và góp ý rút kinh nghiệm về chuyên môn và nghiệp vụ cho nên hầu hết
GVMT còn hoạt động độc lập dẫn đến chất lượng chưa cao.
4- Tình trạng Dạy Học Mĩ thuật ở THCS
-Do nhận thức của một số CBQL,học sinh và cả phụ huynh HS về ý nghĩa,vai trò,tác dụng
cuả môn Mĩ thuật nên ít được quan tâm đến việc Kiểm tra,đánh giá Chất lượng,đôi khi để
gìanh cho môn khác hoăc coi môn học chỉ là bề nổi có tính phong trào.
-Không ít GV chỉ dạy Kĩ thuật vẽ là chủ yếu mà chưa chú ý nhiều đến Giáo dục Thẩm
mĩ cho HS.
-Dạy mĩ thuật chưa thực sự phát huy khả năng độc lâp suy nghĩ ,tìm tòi, sáng tạo con
mang tính áp đặt.
-Việc áp dụng PPDH mới chưa thể hiện rõ ràng,nhiều GV chưa hiểu rõ khái niệm Đổi
mới PPDH là gì và đổi mới như thế nào?! cho nên tình trạng dạy theo PP cũ là phổ biến
chính vì thế Chất lượng môn học chưa cao.
*Thực trạng trên nguyên nhân chính là do Nhận thức chưa thực sự đúng đắn về Mục
đích,ý nghĩa,vai trò & vị trí của Môn mĩ thuật trong hệ thống giáo dục Phổ thông và GD
toàn diện HS.


ii-Định hướng đổi mới PPDH mĩ thuật ở thcs
1-Mục tiêu
-Dạy MT ở THCS không nhằm đào tạo HS trở thành Họa sĩ hoặc những người chuyên
làm nghề Mĩ thuật,môn Mĩ thuật không chỉ là vẽ mà lấy hoạt động Mĩ thuật để nâng cao
hiểu biết về nhiều mặt như: đạo đức,trí tuệ thẩm mĩ...vì vậy Mục tiêu của môn Mĩ thuật ở
THCS là :
- Giáo dục Thẩm mĩ cho học sinh,giúp các em hiểu biêt cái đẹp từ thiên nhiên,của tác
phẩm mĩ thuật,tập tạo ra cái đẹp bằng khả năng của mình đồng thời biết thưởng thức cái
đẹp,vân dụng cái đẹp vào sinh hoạt, học tâp hàng ngày và công việc sau này. Như vậy Dạy
Học Mĩ thuật ở THCS nhăm góp phần xây dựng môi trường Thẩm mĩ cho xã hội.
-Phát triển Khả năng tư duy hình tượng,sáng tạo góp phần hình thành phẩm chất con

người trong thời kì Đổi mới đất nước.

2-Nhiệm vụ
Căn cứ vào những Mục tiêu trên,môn Mĩ thuật THCS có nhiêm vụ cơ bản sau đây:
*-Giáo dục thẩm mĩ cho HS
-Hướng dẫn HS quan sát nhận ra vẻ đẹp của đối tượng về đương nét,hình dáng đậm
nhạt,cấu trúc & màu săc... để các em cảm thụ đối tượng trước khi vẽ.
-Chỉ ra cho HS cách bố cục (sắp xếp hình vẽ trong trang giấy sao cho cân đối, hai hòa va
thuận mắt).
-Dạy HS cách suy nghĩ tìm tòi,sáng tạo để co nhiều cach làm bài và có nhiều KQ khác
nhau, biết lựa chọn phương án tối ưu sao cho bài vẽ đẹp,mang tính tổng thể.


*-Cung cấp cho HS THCS kiến thức cơ bản ,phổ thông về Mĩ thuật
-áp dụng để giảI quyết các bài tập hàng ngày > Có thể nhận biết và tạo ra cáI đẹp.
-Hiểu về cái đẹp,giá trị nền MT dân tộc > GD truyền thống.
*-Bổ trợ cho các môn học khác.
-MT là sự tích hợp các môn học,liên quan đến các môn học và hỗ trợ lẫn nhau.
- Tạo nếp suy nghĩ,tìm tòi,sáng tạo,làm việc khoa học.
*-Phát hiện,bồi dưỡng những mầm non Mĩ thuật
3-Đặc điểm của môn Mĩ thuật THCS
*-Mĩ thuật là cách tạo ra cái đẹp.
*-Dạy cách nhìn ra cái đẹp,tạo ra cái đẹp & cảm thụ cái đẹp.
4-Nội dung của môn Mĩ thuật THCS
*-Cấu trúc Chương trình
- Gồm 4 phân môn:
-Vẽ theo mẫu
-Vẽ trang trí
-Vẽ tranh
-Thường thức Mĩ thuật

(Lớp 6,7,8 35 tiết/năm, lớp 9 chỉ học 1 học kì 19 tiết)
*-Nội dung chương trình
- Các phân môn gồm 2 phần Lí thuyết & thực hành (phần lí thuyết cơ bản chủ yếu tập
trung ở lớp 6, lớp 7,8,9 lí thuyết chủ yếu là các bài TTMT).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×