1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CƠ SỞ 2 – TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------- ------BAN NÔNG LÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ
RỪNG Ở VƢỜN QUỐC GIA PHƢỚC BÌNH, HUYỆN BÁC ÁI,
TỈNH NINH THUẬN
NGÀNH: LÂM SINH
MÃ SỐ: C620205
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Việt
Sinh viên thực tập: Bạch Thị Ánh Nguyệt
Lớp: CO2 – Lâm Sinh
Khóa học: 2013 – 2016
Đồng nai, ngày 12 tháng 6 năm 2016
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ
chân thành của quý thầy cô, của Nhà trƣờng và đơn vi thực tập.
Em xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp
Việt Nam – cơ sở 2, Đồng Nai và Ban Nông Lâm đã tận tình truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình
học tập tại trƣờng.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Văn Việt –
Giảng viên Trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam – cơ sở 2, Đồng Nai,
đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề này.
Em xin trân trọng cảm ơn đến Giám đốc Vƣờn Quốc Gia Phƣớc Bình;
tất cả các bác, các chú, các anh tại Hạt kiểm lâm Vƣờn Quốc Gia Phƣớc Bình
đã tạo điều kiện thuận lợi để em học tập và s ớ m hoàn thành chuyên đề.
Sinh viên thực hiên
Bạch Thị Ánh Nguyệt
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
MỤC LỤC .............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ......................................................................... 1
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ ................................................................ 1
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................ 3
1.1. Tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới: ........................... 3
1.2. Tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam: ............................ 5
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 10
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 10
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 10
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 10
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 10
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 10
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 11
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa số liệu ...................................................................... 11
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp ........................................................... 11
2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu: ........................................................................ 11
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU
............................................................................................................ 12
3.1. Đặc điểm tự nhiên: ....................................................................................... 12
3.1.1. Vị trí địa lý: ................................................................................................ 12
ii
3.1.2. Địa hình ...................................................................................................... 12
3.1.3. Thổ nhƣỡng ................................................................................................ 12
3.1.4. Khí hậu thời tiết ......................................................................................... 13
3.1.5. Thuỷ văn..................................................................................................... 13
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................. 14
3.2.1. Dân số......................................................................................................... 14
3.2.2. Thành phần dân tộc .................................................................................... 14
3.2.3. Dân trí......................................................................................................... 14
3.2.4. Hiện trạng lao động, việc làm .................................................................... 15
3.2.5. Giới............................................................................................................. 15
3.2.6. Sinh kế........................................................................................................ 15
3.3. Tài nguyên đất rừng và rừng của VQG Phƣớc Bình. .................................. 20
3.3.1. Hiện trạng Rừng – Đất rừng ...................................................................... 20
3.3.2. Hiện trạng rừng phân theo cấp trữ lƣợng ................................................... 21
3.4. Tài nguyên ĐDSH. ....................................................................................... 22
3.4.2. Về thực vật: ................................................................................................ 22
3.4.3. Về động vật : .............................................................................................. 22
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 24
4.1. Mô tả tình trạng quản lý bảo vệ rừng ở VQG Phƣớc Bình .......................... 24
4.1.1. Công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản ........................................................ 24
4.1.2. Công tác tuyên truyền ................................................................................ 26
4.1.3. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ( PCCCR ) .................................... 28
4.2. Các hình thức và mức độ tác động của ngƣời dân địa phƣơng đến TNR. ... 32
4.2.1. Tình hình sử dụng củi đun nấu .................................................................. 32
4.2.2. Tình hình khai thác lâm sản ngoài gỗ ........................................................ 34
4.2.3. Sử dụng rừng và đất rừng để chăn thả gia súc ........................................... 34
4.2.4. Sử dụng đất rừng để canh tác nƣơng rẫy ................................................... 35
iii
4.3. Các nguyên nhân và yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng ở
VQG Phƣớc Bình. ................................................................................................ 36
4.3.1. Các nguyên nhân ảnh hƣởng tới công tác quản lý, bảo vệ rừng. ............... 36
4.3.2. Những yếu tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý, bảo vệ rừng...................... 38
4.4. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng của VQG
Phƣớc Bình. .......................................................................................................... 39
4.4.1. Thuận lợi .................................................................................................... 39
4.4.2. Khó khăn .................................................................................................... 41
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng trong công tác quản lý
bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu ..................................................................... 42
4.5.1. Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản ............................................ 42
4.5.2. Đối với công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý bảo vệ rừng .............. 43
4.5.3. Đối với công tác phòng cháy chữa cháy rừng ........................................... 44
4.5.4. Phát triển rừng ở VQG Phƣớc Bình ........................................................... 46
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ........................................................... 51
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 51
5.2. Tồn tại .......................................................................................................... 52
5.3. Kiến nghị ...................................................................................................... 52
Tài liệu tham khảo.................................................................................................. 1
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FAO
Tổ chức nông - lƣơng thế giới
WWF
Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên
CITES
Công ƣớc quốc tế về buôn bán các loài động thực vật quý hiếm
IUCN
Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới
UNEP
Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hợp quốc
UNCED
Hội nghị về Môi trƣờng và Phát triển của Liên Hợp Quốc
PTBV
Phát triển bền vững
NFIMAP
Chƣơng trình điều tra, theo dõi và đánh giá tài nguyên rừng
toàn quốc
VQG
Vƣờn Quốc Gia
PCCCR
Phòng cháy chữa cháy rừng
QLBV
Quản lý bảo vệ
ĐHLN
Đại Học Lâm Nghiệp
ĐDSH
Đa dạng sinh học
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
GD&DVMTR
Giáo dục và dịch vụ môi trƣờng rừng
v
STT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Tên bảng
Trang
3.1
Thống kê đàn gia súc, gia cầm trong VQG Phƣớc Bình
17
3.2
Số liệu giao khoán bảo vệ rừng
18
3.3
Hiện Trạng Rừng – Đất Rừng Phân Theo Cấp Trữ Lƣợng
20
3.4
Phân Bố Các Loài Cây Qúy Hiếm theo tiểu khu.
22
4.1
Tổng hợp công tác tuần tra, kiểm tra rừng
24
4.2
Tổng hợp tuyên truyền giáo dục theo năm
27
4.3
Số vụ cháy rừng theo các tháng trong năm
29
4.4
Tình hình cháy rừng theo năm ở VQG Phƣớc Bình
30
4.5
Số lần và khối lƣợng khai thác củi của các hộ điều tra
33
4.6
Số lần và khối lƣợng khai thác lâm sản làm thực phẩm
34
4.7
Mức độ chăn thả gia súc trong rừng
35
4.8
Sử dụng đất rừng để canh tác nƣơng rẫy
36
vi
4.1
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Tên biểu đồ, đồ thị
Các vụ vi phạm từ năm 2010 – 2015
4.2
Phân bố tỷ lệ số vụ cháy theo tháng
30
4.3
Phân bố số vụ cháy qua các năm (2010 - 2016)
31
STT
Trang
25
Thành phần dân tộc, số hộ tham gia và khối lƣợng gỗ củi
4.4
33
khai thác TB (kg/lần/hộ)
vii
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng vốn đƣợc mệnh danh là "lá phổi" của trái đất, rừng có vai trò rất
quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành
tinh chúng ta. Bởi vậy, quản lý bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở
thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia
trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ môi trƣờng
sống đang bị huỷ hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt
động của con ngƣời gây ra.
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có
rừng 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc. Diện tích đất lâm
nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nƣớc, đây cũng là nới
sinh sống của 25 triệu cƣ dân thuộc nhiều dân tộc ít ngƣời, có trình độ dân trí
thấp, phƣơng pháp canh tác lạc hậu, kinh tế chậm pháp triển và đời sống còn
nhiều khó khăn.
Theo tổ chức Tổ chức nông - lƣơng thế giới (FAO) năm 2012, diện tích
rừng trên thế giới có khoảng 4 tỷ ha, chiếm 30% diện tích đất trên hành tinh.
Năm 1943 diện tích rừng nƣớc ta có khoảng 14,3 triệu ha với độ che phủ là
43,8%; trong sáu thập kỷ qua diện tích rừng và đất rừng đã có sự thay đổi theo
chiều hƣớng xấu đi một cách nghiêm trọng (Maurand, 1943).Theo thống kê của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), hiện nƣớc ta có tổng diện tích
rừng là khoảng 13,8 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là khoảng 10,1 triệu ha và
rừng trồng là khoảng 3,7 triệu ha. Trong số đó, hơn một nửa diện tích rừng tự
nhiên của nƣớc ta thuộc loại rừng nghèo hoặc tái sinh. Thống kê mới nhất của
Cục Lâm nghiệp (2010) có khoảng 1.600 ha rừng bị chặt phá và khoảng 5.400 ha
rừng bị cháy. Diện tích rừng tự nhiên của nƣớc ta đang suy giảm với tốc độ đáng
báo động và độ che phủ của rừng ở khu vực miền Trung đã bị suy giảm mạnh.
Hiện nay, độ che phủ của rừng chỉ đạt 40,43% phân theo loại cây.
1
VQG Phƣớc Bình đóng trên địa bàn xã Phƣớc Bình, huyện Bác Ái, tỉnh
Ninh Thuận.Với địa bàn quản lý tƣơng đối phức tạp và rộng lớn, nằm phân tán,
đội ngũ quản lý bảo vệ rừng chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu đặt ra thì việc tổ
chức bộ máy, trang thiết bị phù hợp để quản lý sao cho đạt hiệu quả, kịp thời
phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về rừng, nạn cháy rừng,
phòng trừ sâu bệnh hại là thực sự cần thiết… Tình trạng phá rừng, vi phạm pháp
luật về rừng và đất Lâm nghiệp trên địa bàn vẫn còn diễn ra rất phổ biến mà chƣa
thể có các biện pháp để ngăn chặn hiệu quả. Nhận thấy đƣợc điều đó nên bản
thân chọn địa điểm này để thực tập và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng ở VQG Phƣớc Bình, huyện Bác Ái,
tỉnh Ninh Thuận”, nhằm cung cấp một số thông tin để làm cơ sở cho công tác
quản lý bảo vệ rừng bền vững trên địa bàn.
2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới:
Diện tích rừng trên thế giới ngày càng suy giảm qua các thời kỳ. Theo tài
liệu của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF, 1998), trong thời gian 30 năm
(1960 – 1990), độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần 13%, tức diện
tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống còn 32 triệu km2, với tốc độ giảm
trung bình 160 nghìn km2/năm.
Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo tồn
ĐDSH trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức,
tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ƣớc về quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng trong đó có:
+ Công ƣớc quốc tế về buôn bán các loài động thực vật quý hiếm (CITES)
có hiệu lực từ năm 1975 là một thỏa thuận môi trƣờng đa phƣơng với 180 nƣớc
thành viên. Mục đích của Công ƣớc này là để đảm bảo rằng việc buôn bán quốc
tế các loài động vật và thực vật hoang dã không đe dọa sự sống còn của chúng…
+ Năm 1980: Chiến lƣợc bảo tồn thế giới: Tiếp theo Hội nghị Stockholm,
các tổ chức bảo tồn nhƣ Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Chƣơng
trình Môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) và Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới
(WWF) đã đƣa ra “Chiến lƣợc bảo tồn thế giới”. Chiến lƣợc này thúc giục các
nƣớc soạn thảo các chiến lƣợc bảo tồn quốc gia của mình. Ba mục tiêu chính về
bảo tồn tài nguyên sinh vật đƣợc nhấn mạnh trong Chiến lƣợc nhƣ sau: Duy trì
những hệ sinh thái cơ bản và những hệ hỗ trợ sự sống (nhƣ cải tạo đất, tái sinh
các nguồn dinh dƣỡng, bảo vệ an toàn nguồn nƣớc); bảo tồn tính đa dạng di
truyền; bảo đảm sử dụng một cách bền vững các loài và các hệ sinh thái.
+ Năm 1992: Hội nghị về Môi trƣờng và Phát triển của Liên Hợp Quốc:
Rio de Janeiro, Brazil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị thƣợng đỉnh về Trái đất,
tên chính thức là Hội nghị về Môi trƣờng và Phát triển của Liên Hợp Quốc
3
(UNCED). Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ
bản và phát động một chƣơng trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên
Chƣơng trình Nghị sự 21. Với sự tham gia của đại diện hơn 200 nƣớc trên thế
giới cùng một số lƣợng lớn các tổ chức phi chính phủ, hội nghị đã thông qua các
văn bản quan trọng: Tuyên bố Rio về Môi trƣờng và Phát triển với 27 nguyên tắc
chung, xác định những quyền và trách nhiệm của các quốc gia nhằm làm cho thế
giới PTBV; chƣơng trình Nghị sự 21 về PTBV; tuyên bố các nguyên tắc quản lý,
bảo vệ và PTBV rừng; công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu
nhằm ổn định các khí gây hiệu ứng nhà kính ở mức độ không gây đảo lộn nguy
hiểm cho hệ thống khí hậu toàn cầu; công ƣớc về Đa dạng sinh học.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2000 - 2005, FAO ƣớc tính rằng có khoảng 10,4
triệu ha rừng nhiệt đới bị huỷ vĩnh viễn mỗi năm. Đối với rừng nguyên sinh, tốc độ
phá rừng hàng năm tăng lên 6,26 triệu ha so với 5,41 triệu ha trong cùng thời kỳ.
Từ năm 2000 đến 2012, toàn thế giới đã mất đi 2,3 triệu km2 rừng; diện
tích đó lớn hơn cả diện tích nƣớc Mông Cổ. Cũng trong thời gian đó đã hình
thành 800.000 km2 rừng mới trồng. Brazil là nƣớc đã thành công trong việc bảo
vệ rừng. Trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2004, nƣớc này đã phá khoảng
40.000 km2 rừng, đến năm 2011, mức độ tàn phá rừng đã giảm một nửa. Tại
Indonesia tỷ lệ rừng bị tàn phá ngày càng tăng, từ năm 2011 đến năm 2012 đã
biến mất gần 20.000 km2 rừng mƣa nhiệt đới – tăng lên gấp đôi so với thời kỳ
bắt đầu tiến hành quan sát. Bất chấp một lệnh cấm của chính phủ ban hành năm
2011, những tháng sau đó việc tàn phá rừng đã diễn ra mạnh mẽ hơn. Sự mất mát
rừng ngày càng tăng còn diễn ra ở các nƣớc Malaysia, Paraguay, Bolivia,
Sambia và Angola… Tính đến nay, hơn 32% diện tích rằng bị giảm trên toàn thế
giới là rừng nhiệt đới. Cũng trong giai đoạn từ 2000 – 2012, vùng Đông Nam
Mỹ đã khai thác 31% diện tích rừng đồng thời song song là việc trồng lại rừng.
4
Báo cáo của FAO cũng cho biết khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng đang
dẫn đầu thế giới về tốc độ trồng cây gây rừng. Những thành quả trồng rừng trong
những năm qua của khu vực này đã làm tăng diện tích che phủ rừng và đang dần bù
lại một phần diện tích rừng tự nhiên bị tàn phá cuối thế kỷ 20. Từ năm 2000 đến
2005, châu Á - Thái Bình Dƣơng đã trồng lại đƣợc 0,56 triệu ha rừng mỗi năm, góp
phần bù lại 0,92 triệu ha rừng tự nhiên bị mất mỗi năm hồi cuối thế kỷ trƣớc
Theo Ngân hàng dữ liệu rừng trồng Indufor (2012), tổng diện tích cây
công nghiệp toàn cầu đã đạt 54,3 triệu ha. Các nƣớc chiếm diện tích lớn nhất
(trên 5 triệu ha/nƣớc) là Mỹ, Trung Quốc và Brazil; xếp sau (trên 2,5 triệu
ha/nƣớc) là Ấn Độ và Indonesia. Xét theo khu vực thì châu Á là khu vực dẫn đầu
về tổng diện tích cây công nghiệp, kế đến là Bắc Mỹ và Mỹ Latinh và con số này
ở châu Phi, châu Đại Dƣơng và châu Âu không hơn nhau là mấy. Cứ theo đà
tăng trƣởng hiện tại, Indufor dự đoán, diện tích trồng cây công nghiệp toàn cầu
sẽ tăng lên 91 triệu ha vào năm 2050. Châu Á và Mỹ Latinh là hai khu vực đƣợc
kỳ vọng đạt mức tăng trƣởng cao nhất với diện tích lần lƣợt là 17 triệu ha và 15
triệu ha tính đến năm 2050.
1.2. Tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam:
Hiện nay, ở Việt Nam lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng đã và đang đƣợc chú
trọng, quan trọng hơn là vấn đề bảo vệ môi trƣờng sinh thái, tức là sử dụng lâu
bền đất đai và môi trƣờng, nhất là đối với các vùng núi ở Việt Nam. Tuy nhiên,
rừng nƣớc ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lƣợng, tỉ lệ che phủ thực
vật dƣới mức cho phép về mặt sinh thái, 3/4 diện tích đất đai của nƣớc ta (so với
diện tích đất tự nhiên) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng rất quan
trọng trong việc cân bằng sinh thái.
Việt Nam là một nƣớc nhiệt đới nằm ở vùng Đông Nam Á, có tổng diện
tích lãnh thổ khoảng 331.700 km2, kéo dài từ 9 – 23 độ vĩ bắc, trong đó diện tích
rừng và đất rừng là 20 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích toàn quốc. Việt
5
Nam đƣợc coi là một trong những nƣớc thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa
dạng sinh học. Tài nguyên thực vật bao gồm 12.000 loài thực vật bậc cao có
mạch thuộc hơn 2.256 chi; 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 57%
tổng số họ thực vật trên thế giới); 69 loài thực vật hạt trần; 12.000 loài thực vật
hạt kín; 2.200 loài nấm; 2.176 loài tảo; 481 loài rêu; 368 loài vi khuẩn lam; 691
loài dƣơng sỉ và 100 loài khác. Trong đó có 50% số loài thực vật bậc cao là các
loài có tính chất bản địa, các loài di cƣ từ Hymalia - Vân Nam - Quý Châu xuống
chiếm 10%, các loài di cƣ từ Ấn Độ - Myanma sang chiếm 14%, các loài từ
Indonesia - Malaysia di cƣ lên chiếm 15%, còn lại là các loài có nguồn gốc hàn
đới và nhiệt đới khác.
Vào khoảng thế kỷ XX, ở nƣớc ta, độ che phủ của rừng chiếm hơn 43%
diện tích đất tự nhiên. Sau 30 năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn rừng Việt
Nam bị thu hẹp lại khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom
đạn với 25 triệu hố bom đạn, bom cháy rừng cùng với đội xe ủi đất khổng lồ đã
tiêu hủy hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại và diện tích rừng chỉ còn khoảng
9,5 triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nƣớc.
Theo số liệu thu đƣợc nhờ phân tích ảnh Landsat chụp năm 1979 – 1981,
cho thấy trong giai đoạn này rừng chỉ còn lại 7,8 triệu ha, chiếm khoảng 24%
diện tích cả nƣớc, trong đó 10% là rừng nguyên sinh (Viện Điều tra và Quy
hoạch rừng, 1995). Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức
tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới
việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi.
Theo số liệu Báo cáo Chƣơng trình điều tra, theo dõi và đánh giá tài
nguyên rừng toàn quốc (NFIMAP) chu kỳ III, hơn 2/3 diện tích rừng tự nhiên
của Việt Nam đƣợc coi là rừng nghèo, rừng giàu và rừng trung bình chỉ chiếm
4,6% tổng diện tích rừng và phần lớn phân bố tại các vùng núi cao, vùng sâu,
vùng xa. Nhiều khu rừng ngập mặn và rừng Tràm tại vùng đồng bằng ven biển
6
có vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học dƣờng nhƣ đã biến mất.
Cơ hội tái sinh tự nhiên có trữ lƣợng lớn thƣờng độc lập và manh mún. Báo cáo
cũng cho thấy chất lƣợng và đa dạng sinh học rừng tiếp tục bị suy giảm. Trong
giai đoạn 1999 – 2005, diện tích rừng tự nhiên giàu giảm 10,2% và rừng trung
bình giảm 13,4%.
Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực trong việc thực hiện các chủ trƣơng chính
sách của Nhà nƣớc về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, "phủ xanh đất trống
đồi núi trọc" nên nhiều năm gần đây diện tích rừng ở nƣớc ta đã tăng 1,6 triệu ha
so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu ha; rừng trồng tăng
400.000 ha.
Về chất lƣợng, trƣớc năm 1945, rừng nƣớc ta có trữ lƣợng gỗ vào khoảng
200 – 300m3/ha, trong đó các loài gỗ quí nhƣ Lim (Erythrophleum fordii), Sến
(Madhuca pasquieri), Táu (Vatica odorata), Nghiến (Burretiodendron hsienmu),
Trai (Fagraea fragrans), Gụ (Sindora tonkinensis),… là rất phổ biến. Những cây
gỗ có đƣờng kính 40 – 50cm chiếm tới 40 – 50% trữ lƣợng của rừng. Rừng tre
nứa với những cây tre có đƣờng kính 18 – 20cm, nứa 4 – 6cm và vầu 8 – 12cm
rất phổ biến (Hoàng Hòe, 1998). Hiện nay chất lƣợng rừng đã giảm sút đáng kể,
chỉ còn chủ yếu là rừng nghèo có giá trị kinh tế không cao. Trữ lƣợng gỗ rừng
năm 1993 ƣớc tính khoảng 525 triệu m3 (trung bình 76 m3/ha). Tốc độ tăng
trƣởng trung bình của rừng Việt Nam hiện nay là 1 – 3 m3/ha/năm, đối với rừng
trồng có thể đạt 5 – 10 m3/ha/năm (Castrén, 1999).
Nhƣ vậy, trong thời kỳ 1945 – 1975 cả nƣớc mất khoảng 3 triệu ha rừng,
bình quân 100 nghìn ha/ năm. Quá trình mất rừng diễn ra nhanh hơn ở giai đoạn
1975 – 1990: Mất 2,8 triệu ha; bình quân 140.000 ha/ năm. Nguyên nhân chính
làm mất rừng trong giai đoạn này là do dân số tăng nhanh, nạn đốt nƣơng làm
rẫy tràn lan, quá trình khai hoang lấy đất trồng các cây công nghiệp nhƣ cà phê,
chè, cao su và khai thác gỗ xuất khẩu.
7
Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã
tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều
vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi. Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc
đã xuống cấp, trữ lƣợng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân
tán.
Hoạt động sản xuất của ngành lâm nghiệp đang chuyển đổi mạnh mẽ từ
nền lâm nghiệp quốc doanh, theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền lâm
nghiệp xã hội hoá với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và hoạt động theo cơ chế
của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Do đó, ngành lâm nghiệp đã tham gia tích cực
tạo việc làm, cải thiện đời sống cho gần 25% dân số của Việt Nam sống trên địa
bàn rừng núi, góp phần bảo đảm an ninh chính trị xã hội, tạo đà phát triển chung
cho đất nƣớc trong các năm qua.
Tính đến năm 2014 nƣớc ta có tổng diện tích rừng là khoảng 13,8 triệu ha;
trong đó rừng tự nhiên là khoảng 10,1 triệu ha và rừng trồng là 3,7 triệu ha, độ
che phủ rừng toàn quốc là 40.43% (QĐ, 2014). Tuy nhiên, điều đáng buồn là
trong tổng diện tích rừng tự nhiên có đến hơn một nửa là rừng nghèo, rừng đƣợc
tái sinh, những cánh rừng đƣợc coi là quý giá nhƣ rừng nguyên sinh, rừng già lại
chỉ chiếm chƣa đầy 10%. Thực tế ở Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung, diện
tích rừng bị giảm mạnh là do xây dựng quá nhiều công trình thủy điện, chuyển
rừng nghèo sang trồng cao su... Thống kê từ các tỉnh Tây Nguyên cho thấy, trong
5 năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã cấp phép đầu tƣ cho 700 dự án trên đất lâm
nghiệp với diện tích gần 216.000 ha, trong đó có khoảng 100 nghìn ha chuyển
sang trồng cao su.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái rừng là do: Sự tàn phá của chiến
tranh, việc chuyển đổi rừng sang canh tác đất nông nghiệp, chƣa có biện pháp
khai thác rừng hợp lý, sự gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế,… Sự suy
giảm rừng không chỉ về trữ lƣợng gỗ mà kéo theo cả sự suy giảm về đa dạng
8
sinh học, làm giảm khả năng bảo vệ đất chống xói mòn và nguồn nƣớc và đời
sống của con ngƣời.
Đứng trƣớc tình hình đó, những năm qua, công tác quản lý bảo vệ và phát
triển rừng từng bƣớc đƣợc nâng cao, quan điểm đổi mới xã hội hóa về Lâm
nghiệp đã đƣợc triển khai thực hiện có hiệu quả; hệ thống pháp luật về quản lý
bảo vệ và phát triển rừng ngày càng hoàn thiện; chế độ chính sách Lâm nghiệp,
nhất là chính sách về đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong Lâm nghiệp, giao
đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng và hƣởng lợi từ rừng đƣợc ban hành và bƣớc
đầu đi vào cuộc sống của ngƣời dân. Nhà nƣớc đã chú trọng đầu tƣ cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng thông
qua nhiều chƣơng trình, dự án đã tác động tích cực vào bảo vệ rừng. Vai trò
trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc về rừng của các cấp chính quyền từ trung ƣơng
đến địa phƣơng đƣợc nâng cao, các tổ chức xã hội đã có những nỗ lực tham gia
vào công tác bảo vệ và phát triển rừng…
9
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ ổn định lâm phận các loại
rừng; phát huy vai trò, lợi thế của từng loại rừng, trên cơ sở bảo tồn, sử dụng,
cung cấp các dịch vụ và phát triển rừng bền vững, góp phần phát triển kinh tế và
xã hội, duy trì các giá trị đa dạng sinh học của rừng, góp phần tích cực bảo vệ
môi trƣờng và thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng
ở VQG Phƣớc Bình làm cơ sở đề xuất một số biện pháp quản lý bảo vệ rừng, hạn
chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng trái phép và thiệt hại do cháy rừng
gây ra; Sử dung, bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học một cách bền vững
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Bao gồm các hoạt động trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở VQG Phƣớc
Bình.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng ở VQG Phƣớc Bình.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Mô tả tình trạng quản lý bảo vệ rừng ở VQG Phƣớc Bình.
- Phân tích và đánh giá tác động bất lợi của ngƣời dân đến TNR: hình
thức và mức độ tác động.
- Các nguyên nhân và yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng
ở VQG Phƣớc Bình.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ
rừng ở VQG Phƣớc Bình.
10
- Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở VQG
Phƣớc Bình.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa số liệu
- Tài liệu cơ bản vể điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế - xã hội và văn
hóa của địa phƣơng.
- Tài liệu cơ bản về thực trạng quản lý bảo vệ rừng của VQG Phƣớc
Bình.
- Số liệu kế thừa đƣợc thu thập từ VQG Phƣớc Bình.
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp
- Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ của VQG và các Hạt kiểm lâm trên địa
bàn thông qua các câu hỏi mở (chọn 5 - 10 cán bộ có chuyên môn về quản lý,
bảo vệ rừng).
- Tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình đƣợc VQG giao đất, giao rừng
hoặc các hộ gia đình sống gần rừng thông qua hệ thống các câu hỏi đƣợc lập
trong bản phỏng vấn hộ (chọn ngẫu nhiên 25 - 30 hộ dân đƣợc giao rừng hoặc
sống gần rừng trên địa bàn các xã, phƣờng có rừng).
2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu:
- Sử dụng phần mềm Microsoft Exel để xử lý số liệu thu thập đƣợc.
- Thống kê, tổng hợp, phân tích thông tin theo các chủ đề nghiên cứu
khác nhau.
- Sử dụng các bảng biểu, hình ảnh để biểu thị kết quả nghiên cứu.
11
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên:
Vƣờn quốc gia Phƣớc Bình nằm trong phạm vi xã Phƣớc Bình, huyện Bác
Ái, tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm Thành phố Phan Rang – Tháp chàm 70 km
về hƣớng Tây Bắc.
3.1.1. Vị trí địa lý:
Từ 11058’32” đến 12010’00” vĩ độ Bắc.
Từ 1080 41’00” đến 108049’05” kinh độ Đông.
Ranh giới:
+ Phía Bắc: Giáp huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng và huyện Khánh
Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa;
+ Phía Nam: Giáp Công ty một thành viên lâm nghiệp Tân Tiến tỉnh Ninh
Thuận.
+ Phía Đông: Giáp huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà.
+ Phía Tây giáp: Huyện Lạc Dƣơng tỉnh Lâm Đồng.
3.1.2. Địa hình
Vƣờn quốc gia Phƣớc Bình nằm trong khu vực thuộc dạng địa hình núi
trung bình và núi cao, đỉnh cao nhất 2008m (núi Gia rích).
Địa hình cao, chia cắt mạnh, đặc biệt trên các tiểu khu: 2, 3, 4, 5, 6, 9. Độ
dốc trung bình khoảng 200, nhiều nơi dốc đứng > 400.
3.1.3. Thổ nhƣỡng
Tổng diện tích tự nhiên: 19.814,00 ha. Trong đó
+ Đất có rừng:
15.740,38 ha
+ Đất chƣa có rừng:
3.878,07 ha
+ Đất khác:
195,55 ha
12
3.1.4. Khí hậu thời tiết
Vƣờn Quốc gia Phƣớc Bình nằm trong vùng ảnh hƣởng khí hậu chuyển
tiếp giữa 3 vùng: Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Trong năm có 2 mùa, mùa khô và mùa mƣa phân biệt rõ rệt.
Mùa mƣa thƣờng tƣ tháng 6 đến tháng 11. Mùa khô thƣờng từ tháng 12
đến tháng 5 năm sau.
- Lƣợng mƣa tăng nhanh theo độ cao, mùa mƣa kết thúc muộn, lƣợng
mƣa trung bình hàng năm từ 1000 mm ở vùng thấp lên khoảng 1500 mm hoặc có
khi tới 2000 mm. Mùa mƣa kéo dài tháng 6 – 7 tháng bắt đầu từ tháng 5, kết thúc
vào cuối tháng 11, tháng 9 là tháng có lƣợng mƣa nhiều nhất.
- Nhiệt độ khí hậu, biên độ nhiệt khoảng từ 8,5 – 90C. Nhiệt độ trung bình
tháng từ 15 – 220C. Hƣớng gió hàng ngày cũng thƣờng thay đổi, ban đêm gió
thổi từ phía núi xuống đồng bằng, ban ngày thì nguợc lại.
Các chỉ số khí hậu và thời tiết:
- Lƣợng mƣa bình quân năm:
2000mm.
+ Cao nhất:
2200mm.
+ Thấp nhất:
1600mm.
- Lƣợng bốc hơi bình quân năm:
1670mm.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm:
26,20C.
+ Cao nhất:
38,800C.
+ Thấp nhất:
14,200C.
- Độ ẩm trung bình:
77,8%.
3.1.5. Thuỷ văn
Sông Cái là sông lớn có ảnh hƣởng đến chế độ thuỷ văn trong khu vực
Vƣờn quốc gia Phƣớc Bình. Trong khu vực có 3 suối chính và rất nhiều các
nhánh suối nhỏ đổ về 3 nhánh chính này. Ba suối chính này là Gia Nhông (suối
13
Ông), Đa Mây (sông Trƣơng) và sông Hàm Leo. Nhìn chung các con suối này
đều ngắn, có độ dốc lớn, dòng chảy mạnh dễ gây lũ quét trong mùa mƣa.
Ba con suối này là đầu nguồn chính của Sông Cái. Đây là sông lớn nhất
tỉnh Ninh Thuận, chảy qua và cung cấp nƣớc cho các huyện Bác Ái, Ninh Sơn,
Ninh Phƣớc và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm rồi đổ ra biển. Nếu nhƣ rừng
đầu nguồn ở 3 con suối chính nêu trên bị mất thì sẽ tác động trực tiếp tới chế độ
thủy văn của sông Cái.
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trung tâm hành chính xã Phƣớc Bình tại Thôn Gia É, toàn xã gồm có 06
thôn (Bậc Rây 1, Bậc Rây 2, Gia É, Bố Lang, Hạnh Rạc 1, Hạnh Rạc 2).
3.2.1. Dân số
Dân số sinh sống trong vùng đêm của Vƣờn quốc gia Phƣớc Bình (xã Phƣớc
Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận): theo số liệu thống kê dân số cuối năm
2015 toàn xã có 925 hộ/4.261 nhân khẩu (chiếm 14,70 % dân số toàn huyện),
phân bố đều trên 6 thôn của xã, gồm có: Hành Rạc 1( 147/623 khẩu ); Hành Rạc 2
(86 hộ/392 khẩu); Gia É (165 hộ, 807 khẩu); Bố Lang (173 hộ/794 khẩu); Bậc
Rây 1 (141 hộ/704 khẩu) và Bậc Rây 2 (145hộ/ 709 khẩu). Phân bố chủ yếu dọc
theo hai bên đƣờng tỉnh lộ 707, tỷ lệ tăng dân số năm ở mức 1,7%/năm.
3.2.2. Thành phần dân tộc
Hai dân tộc thiểu số chính ở đây là ngƣời Raglai và ngƣời Chu ru. Ngƣời
Raglai chiếm 81,61%, ngƣời Chu ru chiếm 8,08%, ngƣời Chăm chiếm 0,45%,
ngƣời K.ho chiếm 0,63%. Ngƣời Kinh chiếm 9,24%
3.2.3. Dân trí
Trình độ học vấn: Khoảng 45% hộ nghèo mù chữ, trình độ trung bình
khoảng hết cấp 1. Tỷ lệ biết đọc và viết ở nhóm trung bình và giàu là 60% và
75%. Những ngƣời mù chữ thuộc hai nhóm này thƣờng là những ngƣời già.
14
3.2.4. Hiện trạng lao động, việc làm
Lao động và cơ cấu lao động: Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động trong
khu vực là 2.657 ngƣời, chiếm 65,94% tổng dân số. Dự báo đến năm 2020 số ngƣời
trong độ tuổi lao động trong khu vực sẽ là 2.996 lao động.
Nhìn chung, hầu hết là lao động nông nghiệp, lao động phổ thông chƣa qua
đào tạo; sản xuất chủ yếu theo phƣơng thức, tập quán canh tác truyền thống lạc hậu;
trình độ văn hoá thấp, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật ứng dụng vào thực tiễn
sản xuất thấp… đây là rào cản rất lớn để phát triển nền sản xuất hàng hoá trong
tƣơng lai. Lực lƣợng cán bộ xã, thôn bản, còn hạn chế về nhiều mặt; một số chƣa
theo kịp với xu thế đổi mới cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay.
3.2.5. Giới
Với chế độ mẫu hệ cộng với phong tục, tập quán của dân tộc thiểu số,
gánh nặng mọi hoạt động gia đình đều dồn lên vai ngƣời phụ nữ (Phụ nữ hầu
như làm tất cả mọi việc trong gia đình, trừ săn bắt). Công việc của phụ nữ là làm
thuê, làm rẫy, buôn bán, thu hái LSNG và lấy củi, nội trợ. Phụ nữ là ngƣời có
quyền quyết định trong gia đình, dòng tộc nhƣng ngƣợc lại họ không có vai trò
quan trọng trong chính quyền vì họ ít có điều kiện tham gia vào các hoạt động xã
hội, do nguyên nhân: kết hôn sớm, kể cả tảo hôn, sinh đẻ liên tục, hầu hết phụ nữ
mới 20 tuổi đã có 1 đến 2 con nên nhiều chị em phụ nữ không biết đến tuổi thanh
xuân là gì và không có cơ hội học tập để tiến thận.
3.2.6. Sinh kế
+ Đặc điểm về sinh kế:
Nguồn thu nhập chính vẫn từ các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp,
với những yếu tố có ảnh hƣởng đến mức thu nhập của hộ gia đình là vốn đầu tƣ,
quy mô sản xuất, loại cây trồng, kỹ thuật canh tác, vật tƣ, sản phẩm nông nghiệp
và tình hình thị trƣờng tiêu thụ. Năm 2010 bình quân lƣơng thực trong khu vực
là 953,18 kg/ngƣời/năm (riêng thóc 135,61 kg/ngƣời/năm), thu nhập bình quân
15
đầu ngƣời đạt 5,65 triệu đồng/ngƣời/năm, trong đó thu nhập từ sản xuất nông
lâm nghiệp, chăn nuôi chiếm 97,98%, tiểu thủ công nghiệp 0,83% và dịch vụ
thƣơng mại 1,18%. (nguồn số liệu năm 2015 tại ban nông nghiệp xã).
Với mức thu nhập trên chỉ đảm bảo cho các hộ gia đình đƣợc từ 9 – 10
tháng, phần thiếu hụt phải dựa vào các nguồn thu từ chăn nuôi, thu hái lâm sản
và săn bắt chim thú... để đảm bảo đời sống cho gia đình. Mức thu nhập giữa các
hộ gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực không có sự chênh lệch
lớn. Các hộ có kinh tế khá chủ yếu tập chung vào các hộ dân tộc kinh, do biết lối
làm ăn và có thêm nguồn thu từ các ngành nghề dịch vụ khác nhƣ: dịch vụ sửa
chữa xe máy, bán xăng dầu, ăn uống, buôn bán tạp hóa và vật tƣ nông nghiệp....
Cây lƣơng thực: Do điều kiện canh tác còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện
tự nhiên, trình độ thâm canh thấp nên diện tích, năng suất các loại cây trồng
lƣơng thực chƣa ổn định, năng suất có xu hƣớng tăng nhƣng chƣa bền vững.
Năm 2015 diện tích gieo trồng cây ngô lai đạt 1.116,5 ha, năng suất bình quân
đạt 28,9 tạ/ha; Cây ngô địa phƣơng 658,7 ha, năng suất bình quân đạt 11,5 tạ/ha.
(nguồn số liệu năm 2015 tại ban nông nghiệp xã).
Cây lâu năm: Phát huy thế mạnh đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp theo mô hình kinh tế vƣờn - rừng. Hiện tại các
thôn đã trồng đƣợc 10 ha Mít ruột đỏ, 30 ha Chuối, 15 ha Cà phê, 203 ha Điều, 5
ha Sầu riêng, 2 ha Chôm chôm và các loài cây có múi khác. Khi đời sống nâng
lên, ý thức của bà con trong sản xuất càng có nhiều chuyển biến, biết chăm chỉ
làm ăn và ứng dụng hiệu quả tiến bộ kỹ thuật vào canh tác vùng đất gò đồi.
Các thôn trên địa bàn có tiềm năng rất lớn để phát triển chăn nuôi gia súc
theo mô hình trang trại tập trung theo hƣớng nông lâm kết hợp. Nhƣng do điều
kiện kinh tế khó khăn, dân cƣ phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, chăn nuôi
còn theo hình thức thả rông, không có thói quen làm chuồng trại, nhỏ lẻ chƣa
phát triển mạnh, chủ yếu nuôi theo hình thức hộ gia đình
16
Bảng 3.1: Thống kê đàn gia súc, gia cầm trong VQG Phƣớc Bình
Các loài gia súc, gia cầm (con)
Xã
Trâu
Bò
Dê Cừu
Lợn
Gia Cầm
4
1.493
37
600
6.518
Phƣớc Bình
Nguồn: Số liệu thống kê năm 2015 tại xã.
Trong giai đoạn 2010 2015 đàn Bò tăng chậm, đàn Trâu ít thay đổi, đàn
Lợn có xu hƣớng giảm dần, đàn gia cầm tăng dần. Điều đó chứng tỏ ngành chăn
nuôi của xã chƣa đƣợc đầu tƣ phát triển, công tác cải tạo giống gia súc, gia cầm
và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi còn chậm.
Tính đến tháng 9 năm 2015 trong vùng có khoảng 95 hộ gia đình và chủ
yếu là ngƣời dân tộc Kinh tự mở ra các cửa hàng bán tạp hoá, cung ứng vật tƣ nông
nghiệp, xăng dầu, sửa chữa xe máy, cơ sở xay sát gạo ở dạng nhỏ. Số lao động
tham gia vào các hoạt động này chiếm khoảng 1,19% số lao động trong vùng.
Ngành nghề: Chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nhận khoán bảo vệ, trồng
rừng, dịch vụ và một số nghề khác.
Nông nghiệp: Chiếm đa số trên 90% sản xuất nông nghiệp, thƣờng chỉ
làm 1 vụ/năm và phụ thuộc vào nƣớc mƣa. Đa số đất canh tác nằm trên đất dốc,
công cụ thô sơ nên năng suất thấp và hiệu quả kinh tề chƣa cao, ngoài ra với
phƣơng thức canh tác là phát đốt nên rất dễ cháy lan sang rừng tự nhiên nếu
không có biện pháp triệt để.
Lâm Nghiệp:
Thực hiện chủ trƣơng giao rừng theo quyết định 24 và Nghị quyết 30 a
của Chính phủ, trên địa bàn xã Phƣớc Bình đã giao khoán bảo vệ với tổng diện
tích là 4995.73 ha giao cho 166 hộ, thể hiện tại biểu:
17