Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu đặc điểm rừng tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo tại tiểu khu 76 thuộc công ty TNHH MTV lâm nghiệp di linh làm cơ sở đề xuất biện pháp lâm sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP CƠ SỞ 2
BAN NÔNG LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỪNG TỰ NHIÊN NÚI ĐẤT LÁ RỘNG
THƢỜNG XANH NGHÈO TẠI TIỂU KHU 76 THUỘC CÔNG TY
TNHH MTV LÂM NGHIỆP DI LINH LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP LÂM SINH
NGÀNH: LÂM SINH
MÃ SỐ: C620205

Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Khóa học:
MSSV:

ĐỒNG NAI - 2016

ThS. Nguyễn Văn Việt
K’MÔI
2013 - 2016
131620205008


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG .............................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ....................................... 2


1.1. Những nghiên cứu trên thế giới.....................................................................................................2
1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................................................................5

CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ........................... 8
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................................8
2.2. Phạm vi và địa điểm vùng nghiên cứu ...........................................................................................8
2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................................................8
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................................9
2.4.1. Cơ sở phương pháp luận.............................................................................................................9
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................................................9
2.4.2.1 Thu thập thông tin, tài liệu liên quan ........................................................................................9
2.4.2.2. Nội dung thu thập số liệu ...................................................................................................... 10
2.4.2.3. Điều tra lập ô tiêu chuẩn ....................................................................................................... 10

CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................... 17
3.1 Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên: ................................................................................. 17
3.1.1. Vị trí, ranh giới, diện tích. ......................................................................................................... 17
3.1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng ............................................................................................... 18
3.1.3. Khí hậu, thủy văn...................................................................................................................... 19
3.2. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp ............................................................................................. 19
3.2.1. Hiện trạng về sử dụng đất đai .................................................................................................. 19
3.2.2. Trữ lượng rừng ......................................................................................................................... 21
3.2.3.Hệ động vật rừng ...................................................................................................................... 27
3.2.4. Đánh giá về tình hình sử dụng đất đai, tài nguyên rừng.......................................................... 27
3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................................................. 28
3.3.1. Dân số, dân tộc, lao động........................................................................................................ 28

i



3.3.2. Tình hình xã hội ....................................................................................................................... 29
3.3.3. Đặc điểm kinh tế ..................................................................................................................... 29
3.3.4. Kết cấu hạ tầng......................................................................................................................... 30
3.3.5. Đánh giá chung về tình hình kinh tế, xã hội ............................................................................. 31

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 32
4.1. Một số chỉ tiêu định lượng của trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu .................................... 32
4.3. Độ hỗn giao của rừng .................................................................................................................. 37
4.4. Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1.3) .............................................................. 38
4.5. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H) ................................................................................... 40
4.6. Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1.3) ...................................................................... 42
4.7. Tình hình tái sinh dưới tán rừng ................................................................................................. 44
4.7.1. Tổ thành loài cây tái sinh ......................................................................................................... 44
4.7.2. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao.............................................................................. 46

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ...................................... 50
5.1. Kết luận ....................................................................................................................................... 50
5.1.1. Tổ thành loài thực vật .............................................................................................................. 50
5.1.2. Độ hỗn giao .............................................................................................................................. 51
5.1.3. Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính D1.3 .................................................................. 51
5.1.4. Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao H ........................................................................ 51
5.1.5. Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính M/D1.3 ...................................................................... 52
5.1.6. Tình hình tái sinh dưới tán rừng .............................................................................................. 52
5.2. Tồn tại và kiến nghị ..................................................................................................................... 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 54
PHỤ LỤC ............................................................................................................... i

ii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra sự thuần nhất về đường kính các OTC .................... 33
Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra sự thuần nhất về chiều cao các OTC....................... 34
Bảng 4.1. Tổ thành loài thực vật ở rừng tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh
nghèo tại tiểu khu 76 thuộc Công Ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh ............. 35
Bảng 4.2. hân

cây theo cấp đường k nh N D1.3 rừng tự nhiên núi đất lá

rộng thường xanh nghèo tại khu vực nghiên cứu. ............................................... 39
Bảng 4.3. hân

cây theo cấp chiều cao N H rừng tự nhiên núi đất lá rộng

thường xanh nghèo tại khu vực nghiên cứu. ........................................................ 41
Bảng 4.4. hân

trữ lượng theo cấp đường k nh ............................................. 43

Bảng 4.5. Tổ thành loài cây tái inh rừng tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh
nghèo tại khu vực nghiên cứu. ............................................................................. 45
Bảng 4.6. hân

cây tái inh theo cấp chiều cao tại khu vực nghiên cứu. ...... 46

iii


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Biểu đồ iểu diễn tỷ lệ tổ thành loài thực vật rừng tự nhiên núi đất lá
rộng thường xanh nghèo tại tiểu khu 76 thuộc Công Ty TNHH MTV Lâm nghiệp
Di Linh.................................................................................................................. 36
Hình 4.2. Đồ thị iểu diễn phân
N D1.3 của rừng tự nhiên núi đất lá rộng
thường xanh nghèo tại khu vực nghiên cứu. ........................................................ 39
Hình 4.3. Đồ thị iểu diễn phân
cây theo cấp chiều cao N H , rừng tự
nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo tại khu vực nghiên cứu. ..................... 42
Hình 4.4. hân

trữ lượng theo cấp đường kính .............................................. 43

Hình 4.5. Tổ thành loài cây tái inh, rừng tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh
nghèo tại khu vực nghiên cứu. ............................................................................. 46
Hình 4.6. Biểu đồ phân

cây tái inh theo cấp chiều cao. ................................ 47

iv


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là
cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan
trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và
các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của
đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá
khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không
khí. Rừng phát triển theo những quy luật tự nhiên vốn có và được phản ánh

thông qua đặc điểm cấu trúc bên trong quần thể. Con người cần tìm hiểu quy luật
đó để có những tác động thích hợp, làm cho rừng phát triển theo hướng bền
vững.
Xuất phát từ vấn đề mang tính thực tiễn trên, được sự phân công của Ban
Nông Lâm – Cơ sở 2 trường Đại Học Lâm Nghiệp, dưới sự hướng dẫn của thầy
Nguyễn Văn Việt, đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm rừng tự nhiên núi đất lá rộng
thƣờng xanh nghèo tại tiểu khu 76 thuộc Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp
Di Linh làm cơ sở đề xuất biện pháp lâm sinh” được thực hiện từ tháng 4 đến
tháng 6 năm 2016.

1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, ở Việt Nam và các nước trên thế
giới đã có những công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng và tái sinh rừng làm cơ
sở khoa học phục vụ kinh doanh rừng một cánh hợp lý có hiệu quả, đạt được
những yêu cầu về kinh tế và môi trường sinh thái. Phương pháp nghiên cứu từ
mô tả định tính chuyển dần sang định lượng, các quy luật kết cấu tồn tại trong
các hệ sinh thái và các mối quan hệ qua lại giữa các thành phần bên t rong và bên
ngoài hệ sinh thái đã được nhiều tác giả khái quát dưới dạng các mô hình. Cùng
với sự phát triển của tin học, nhiều mô hình toán học từ đơn giản đến phức tạp đã
được đưa vào định lượng hoá các quy luật của tự nhiên. Nhưng với hệ sinh thái
rừng nhiệt đới vẫn còn là sự bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu. Có thể điểm qua
một số công trình trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu như
sau:
1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được P.
W. Richards (1952), G. N. Baur (1964), E. P. Odum (1971) ... tiến hành. Những
nghiên cứu này đã nêu lên quan điểm, các khái niệm và mô tả định tính về tổ

thành, dạng sống và tầng phiến của rừng.
Theo tác giả G. N. Baur (1964) đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh
thái nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng nói riêng, trong
đó đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng, các kiểu sử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho
rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả đưa ra các nguyên lý tác động sử lý lâm sinh
cải thiện rừng.

2


P. Odum (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật
ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley (1935). Khái niệm sinh thái được làm
sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học.
Raunkiaer (1934) đã phân chia các loài cây hình thành thảm thực vật thành
các dạng sống và các phổ sinh học (phổ sinh học là tỉ lệ phần trăm các loài cây
trong quần xã có các dạng sống khác nhau). Tuy nhiên, nhiều nhà sinh thái học
cho rằng phân loại hình thái, các phổ dạng sống của Raunkiaer kém ý nghĩa hơn
các dạng sinh trưởng của Humboldt và Grinsebach. Trong các loại rừng dựa theo
cấu trúc và dạng sống của thảm thực vật, phương pháp dựa vào hình thái bên
ngoài của thảm thực vật được sử dụng nhiều nhất.
Các tác giả F. X. Schumarcher và T. X. Coil (1960) đã sử dụng hàm
Weibull để mô hình hoá cấu trúc đường kính loài. Bên cạnh đó các hàm Meyer,
Hyperbol, hàm mũ, Peason, Poisson... cũng đã được nhiều tác giả sử dụng để mô
hình hoá cấu trúc rừng.
Việc định lượng các đặc điểm cấu trúc rừng đã được tác giả trên thế giới
sử dụng trong quá trình nghiên cứu các hệ sinh thái rừng tự nhiên, kể cả các hệ
sinh thái rừng tự nhiên vùng nhiệt đới (Weidelt 1968, Brun 1969, H. Lamprecht
1969).
Như chúng ta đã biết tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc
thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con

của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng như: Dưới tán rừng, lỗ
trống trong rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử
của lớp cây tái sinh là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng được hiểu
theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng chủ yếu là tầng
cây gỗ.
3


Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng tự nhiên vô cùng phức tạp và còn ít
được quan tâm nghiên cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của
rừng mưa chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng
ít nhiều đã bị biến đổi J. Van Steenis (1965) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh
phổ biến của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây
chịu bóng và tái sinh vệt của các loài cây ưu sáng.
Về phương pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách
lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927) với diện tích ô đo đếm
thông thường từ 1 đến 4 m2. Diện tích ô đo đếm nhỏ nên thuận lợi trong điều tra
nhưng số lượng ô phải đủ lớn mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng.
Để giảm sai số trong khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1950) đã đề nghị
một phương pháp “Điều tra chẩn đoán” mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể
thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh ở các trạng thái rừng khác
nhau.
Tác giả H. Lamprecht (1969) căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của các loài cây
trong suốt quá trình sinh sống để phân chia cây rừng nhiệt đới thành các nhóm
cây ưa sáng, nhóm cây bán chịu bóng và nhóm cây chịu bóng.
Tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy được một số tác giả
nghiên cứu. Saldarriaga (1991) nghiên cứu tại rừng nhiệt đới ở Colombia và
Venezuela nhận xét: Sau khi bỏ hoá, số lượng loài thực vật tăng dần từ ban đầu
đến rừng thành thục. Thành phần của các loài cây trưởng thành phụ thuộc vào tỷ
lệ các loài nguyên thuỷ mà nó được sống sót từ thời gian đầu của quá trình tái

sinh, thời gian phục hồi khác nhau phụ thuộc vào mức độ, tần số canh tác của
khu vực đó (dẫn theo Phạm Hồng Ban, 2000).

4


Tóm lại, kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trên
thế giới cho chúng ta những hiểu biết các phương pháp nghiên cứu, quy luật tái
sinh tự nhiên ở một số nơi. Đặc biệt, sự vận dụng các hiểu biết về quy luật tái
sinh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm quản lý tài
nguyên rừng một cách bền vững.
1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Đã có nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả tập trung vào các đặc
điểm cấu trúc của các kiểu rừng tự nhiên, rừng trồng nhằm phục vụ cho việc
kinh doanh rừng lâu dài và ổn định, nhiều tác giả đã đi sâu vào mô phỏng các
cấu trúc rừng từ đơn giản đến phức tạp bằng các mô hình. Theo Trần Ngũ
Phương (1970) đã đề cập tới một hệ thống phân loại, trong đó rất chú ý tới việc
nghiên cứu quy luật diễn thế rừng. Thái Văn Trừng (1978) khi nghiên cứu kiểu
rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới nước ta đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng
vượt tán, tầng ưu thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết.
Vũ Đình Phương (1987) đã đưa ra phương pháp phân chia rừng phục vụ
cho công tác điều chế với phân chia theo lô và dựa vào 5 nhân tố: Nhóm sinh
thái tự nhiên, các giai đoạn phát triển và suy thoái của rừng, khả năng tái tạo
rừng bằng con đường tái sinh tự nhiên, đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng với
một bảng mã hiệu dùng để tra trong quá trình phân chia.
Khi nghiên cứu cấu trúc, việc mô hình hoá quy luật phân bố số cây theo
đường kính và theo chiều cao được chú ý nhiều hơn. Đây là quy luật cơ bản nhất
trong các quy luật kết cấu lâm phần. Biết được quy luật phân bố, có thể xác định
được số cây tương ứng từng cỡ kính hay từng cỡ chiều cao, làm cơ sở xác định
trữ lượng lâm phần.


5


Đào Công Khanh (1996) đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc
rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất một số biện
pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng.
Nguyễn Anh Dũng (2000) đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc
tầng cây gỗ cho hai trạng thái rừng là IIA và IIIA1 ở lâm trường Sông Đà – Hòa
Bình.
Bùi Thế Đồi (2001) đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcquần
xã thực vật rừng trên núi đá vôi tại ba địa phương ở miền Bắc Việt Nam.
Về nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng thì việc mô hình hoá cấu trúc đường
kính (D1.3) được nhiều người quan tâm nghiên cứu và biểu diễn chúng theo các
dạng hàm phân bố xác suất khác nhau, nổi bật là các công trình của các tác giả
như:
Đồng Sĩ Hiền (1974) dùng hàm Meyer và hệ đường cong Poisson để nắm
phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng tự nhiên làm cơ sở cho
việc lập biểu độ thon cây đứng ở Việt Nam. Nguyễn Hải Tuất (1982, 1986) đã sử
dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách để biểu diễn cấu trúc rừng thứ
sinh và áp dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng.
Trần Văn Con (1991) đã áp dụng hàm Weibull để mô phỏng cấu trúc đường kính
cho rừng khộp ở Đăklăk. Lê Sáu (1995) đã sử dụng hàm Weibull để mô phỏng
các quy luật phân bố đường kính, chiều cao tại khu vực Kon Hà Nừng, Tây
Nguyên.
Bùi Văn Chúc (1996) đã nghiên cứu cấu trúc rừng phòng hộ đầu nguồn
Lâm trường sông Đà ở các trạng thái rừng IIA, IIIA1 và rừng trồng làm cơ sở
cho việc lựa chọn loài cây.
Theo GS. Nguyễn Văn Trương (1983) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lớp
cây tái sinh với tầng cây gỗ và quy luật đào thải tự nhiên dưới tàn rừng.

6


Phùng Ngọc Lan (1984) khi bàn về vấn đề đảm bảo tái sinh trong khai
thác rừng đã nêu kết quả tra dặm hạt Lim xanh dưới tán rừng ở lâm trường Hữu
Lũng, Lạng Sơn. Ngay từ giai đoạn nảy mầm, bọ xít là nhân tố gây ảnh hưởng
đáng kể đến tỷ lệ nảy mầm.
Tác giả Đỗ Hữu Thư (1995, 1997) và cộng sự khi nghiên cứu về lớp cây
tái sinh tự nhiên ở Phansipăng - Sa Pa - Lào Cai đã xác định được quy luật phân
bố cây tái sinh ở vùng này.
Phạm Ngọc Thường (2001, 2003) nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên
phục hồi sau nương rẫy tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn đã cho thấy khả
năng tái sinh của thảm thực vật trên đất rừng còn nguyên trạng có số lượng loài
cây gỗ tái sinh nhiều nhất, chỉ số đa dạng loài của thảm cây gỗ là khá cao.

7


CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
 Điều tra và tìm hiểu một số đặc điểm cấu trúc của rừng tự nhiên núi đất lá
rộng thường xanh nghèo tại tiểu khu 76 thuộc Công ty TNHH MTV Lâm
Nghiệp Di Linh.
 Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm bảo vệ, khôi phục và
phát triển nguồn tài nguyên rừng.
2.2. Phạm vi và địa điểm vùng nghiên cứu
Do trình độ có giới hạn và trong thời gian ngắn nên đề tài chỉ nghiên cứu
một số đặc điểm cơ bản của cấu trúc rừng nghèo tại tiểu khu 76 thuộc Công ty
TNHH MTVLâm Nghiệp Di Linh - huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng.

2.3. Nội dung nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu trong chuyên đề này bao gồm:
 Xác định cấu trúc tổ thành loài.
 Độ hỗn giao của rừng.
 Xác định phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1.3).
 Xác định phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H).
 Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1.3)
 Đánh giá tình hình tái sinh dưới tán rừng.
 Đề xuất biện pháp kĩ thuật lâm sinh.

8


2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Cơ sở phƣơng pháp luận
Trên cơ sở nội dung nghiên cứu đã được xác định, phương pháp nghiên
cứu được sử dụng chủ yếu trong đề tài là khảo sát khu vực nghiên cứu, điều tra,
quan sát và thu thập số liệu ngoài thực địa, thu thập các tài liệu có liên quan đến
đề tài, thu thập số liệu tại các ô mẫu và phân tích trạng thái rừng tự nhiên núi đất
lá rộng thường xanh nghèotheo thông tư 34-BNNPTNT để xác định trạng thái,
tiến hành đo đếm và thu thập tài liệu. Tổng hợp và rút ra những nhận xét chung
về đặc điểm cấu trúc của rừng tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo tại
khu vực nghiên cứu.
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.4.2.1 Thu thập thông tin, tài liệu liên quan
Kế thừa và tham khảo những tài liệu có sẵn, các số liệu đã được điều tra về
điều kiện tự nhiên tình hình dân sinh kinh tế xã hội, các hồ sơ về tình hình phát
triển và bảo vệ rừng, tình hình giao khoán, nhập khoán. Thu thập các tài liệu
tham khảo, các đề tài nghiên cứu có liên quan đến cấu trúc rừng của các tác giả
trong nước và thế giới.

Tiếp xúc làm việc với cán bộ phòng kỹ thuật Công ty TNHH MTV Lâm
nghiệp Di linh để tìm hiểu và thu thập thông tin liên quan đến đối tượng cần
nghiên cứu. Thu thập và tham khảo các tài liệu có liên quan như: bản đồ, biểu
đồ,…Sơ thám thực địa bản đồ thảm thực vật.
Từ những tài liệu thu thập được về diện tích đất đai, hiện trạng tài nguyên
rừng để tiến hành lựa chọn khu vực phù hợp với yêu cầu của đề tài và tiến hành
lập ô điều tra. Những ô này phải tương đối đại diện cho toàn bộ diện tích rừng
trong khu vực nghiên cứu.
9


2.4.2.2. Nội dung thu thập số liệu
Tất cả số liệu điều tra, thu thập được ghi vào biểu mẫu theo quy định trong
quy trình điều tra quy hoạch rừng:
 Mô tả tình hình chung của lâm phần.
 Xác định tên loài, đo đếm các chỉ tiêu D1,3, Hvn, phẩm chất cây.
 Điều tra tình hình tái sinh dưới tán rừng.
 Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nuôi dưỡng và phục hồi rừng.
2.4.2.3. Điều tra lập ô tiêu chuẩn
* Lập ô tiêu chuẩn:
Tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn với diện tích ô là 1000 m2.
Phương pháp lập ô tiêu chuẩn: Sử dụng bản đồ, thước dây, địa bàn cầm tay để
xác định vị trí ô tiêu chuẩn. Ô tiêu chuẩn (OTC) hình chữ nhật được lập theo
định lý pitago. Chiều dài OTC có chiều dài 40 m song song với đường đồng
mức, chiều rộng 25 m vuông góc với đường đồng mức.
* Điều tra cây gỗ lớn:
Trên mỗi ÔTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu:
 Đo đường kính ngang ngực (D1.3) bằng thước kẹp kính cho tất cả các cây
có đường kính ≥ 8cm.
 Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước đo cao Blumeiss của tất cả các

cây trong OTC, độ chính xác đến 0,1m.
Xác định phẩm chất của cây rừng: trong chuyên đề này việc đánh giá phẩm chất
cây dung để làm cơ sở cho việc nhận xét kết quả nghiên cứu. Phẩm chất cây
phân theo 3 loại A,B,C như sau:
10


 Phẩm chất A: Cây có thân thẳng, phân cành cao, ít cành nhánh, không bị
sâu bệnh, không bị mối mọt, không bọng ruột, bạnh vè.
 Phẩm chất B: Cây có tán lệch, phân cành trung bình, có bạnh vè nhỏ,
không bọng ruột, sâu bệnh, mối mọt.
 Phẩm chất C: Cây có tán lệch thân nghiêng, bạnh vè lớn, bọng ruột, thân
cong, cụt ngọn, phân cành thấp, bị sâu bệnh.
Số liệu điều tra được ghi vào mẫu biểu:
Biểu 2.1. Phiếu điều tra tầng cây cao
Vị trí:……….

Ngày điều tra:...

Số hiệu ÔTC:……….

Người điều tra:…………

Trạng thái rừng:……….
STT
1

Tên

Cvi


D1.3

Hvn

Phẩm

cây

(cm)

(cm)

(m)

chất











* Điều tra cây tái sinh:
- Cây tái sinh là cây gỗ còn non sống dưới tán rừng.
- Trong OTC 1000m2 tiến hành lập 4 ô dạng bản, diện tích 25m2 (5x5) ở 4 gốc

của OTC.
- Thống kê tất cả và điền vào phiếu điều tra theo các chỉ tiêu:
- Tên loài cây tái sinh loài nào chưa rõ có thể ghi sp1, sp2,…

11


- Đo chiều cao cây tái sinh bằng thước khắc vạch chính xác. Chiều cao cây tái
sinh phân thành 4 cấp: H <1m; H: 1 – 2 m; H: 2 – 3 m; H>3m và đo ở những cây
có đường kính nhỏ hơn 8cm: D1,3<8cm.
Chất lượng cây tái sinh được phân thành 2 cấp:
 Cây khỏe là cây luôn xanh tốt, sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu
hại, không có biểu hiện bị ức chế.
 Cây yếu là cây sinh trưởng kém và không ổn định, cây bị sâu hại nặng,
cây đang chết từng phần hoặc bị gẫy đổ.
Mẫu biểu 2.2 : ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH
Số hiệu ôtc: ………………………………..
Sô hiệu ô dạng bản : ……………………… Diện tích: ………………..
Trạng thái rừng: …………………..
Người điều tra: ………………………………Ngày điều tra: …………
Loài
STT

Cấp chiều cao (m )

cây

≤1

1–2


2–3

>3

Chất lượng

Chất lượng

Chất lượng

Chất lượng

Khỏe

Khỏe

Khỏe

Khỏe

Yếu

Yếu

1
2

12


Yếu

Yếu




Phƣơng pháp phân tích và tính toán số liệu

Số liệu đo đếm trước khi đưa vào phân tích được kiểm tra lại nhằm loại bỏ các số
nghi ngờ không hợp lí trong quá trình đo đếm. Sau đó, nhập số liệu vào máy tính
và xử lí, phân tích tính toán bằng phần mềm Excel.
Các nhân tố điều tra đo đếm trong các ô tiêu chuẩn được tính toán bao gồm:
 Tính tổ thành loài (IV%) cho trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu.
 Tính toán các đặc trưng mẫu.
 Lập phân bố thực nghiệm N/D1.3, N/Hvn.
 Đánh giá tình hình tái sinh của các loài cây dưới tán rừng.


Phƣơng pháp xác định tổ thành loài

Sử dụng công thức của Daniel Marmillod (Vũ Đình Huề - 1984) để xác định tổ
thành loài cây:
IVi =
Trong đó:

Ni%  Gi%
2

(2.1)


N% là tỉ lệ phần trăm của loài cây.
G% là tỉ lệ phần trăm của tiết diện ngang.
Ni % =




Ni
.100
n

Gi % =

(2.2)

Gi
.100
G

(2.3)

Phƣơng pháp xác định tính độ tàn che
Điều tra độ tàn che của tầng cây cao bằng phương pháp cho điểm và các

điểm (mẩu) điều tra được lập trên các tuyến điều tra. Các điểm xác định độ tàn
13


che được chọn theo phương pháp hệ thống. Dùng giấy A4 cuộn tròn đường kính

3 cm tạo thành 1 ống ngắm, tại điểm điều tra nhìn qua ống ngắm nếu.
- Nhìn thấy toàn bộ tán cây cho điểm 1
- Không nhìn thấy cho điểm 0
- Còn lại cho 0.5
Sau đó xác định độ tàn che (S) theo công thức:



(2.4)

Trong đó: ni: Điểm của một mẫu điều tra; N là số mẫu điều tra.
 Tính toán tiết diện ngang (G,m2/cây) và thể tích thân cây (V, m3/cây)
+ Tính tiết diện ngang của các cây trong ô tiêu chuẩn theo công thức:
G=


.D2
4

(2.5)

+ Tính thể tích thân cây đứng được xác định theo công thức:

4

V= .D2.H.f1.3 (Với f1.3 = 0,45)

(2.6)

 Phƣơng pháp kiểm tra sự thuần nhất giữa các ô tiêu chuẩn

Để đánh giá sự thuần nhất giữa các ÔTC trong cùng một dạng địa hình ta
sử dụng tiêu chuẩn Kruskal & Wallis. Điều kiện áp dụng tiêu chuẩn Kruskal Wallis là số mẫu  3 và các đại lượng quan sát ở các mẫu là những đại lượng liên
tục. Tiêu chuẩn này chủ yếu là dựa vào phương pháp xếp hạng các số liệu quan
sát ở các mẫu, sử dụng công thức:

14


H

l Ri
12

nn  1 i ni

2

(2.7)
3(n+1)

Trong đó n = ni. Nếu các mẫu là thuần nhất thì H có phân bố 2 với bậc
tự do K= l -1, l là số mẫu quan sát.
2
Nếu H >  05 thì các mẫu không thuần nhất.
2
Nếu H   05 thì các mẫu là thuần nhất. Trường hợp này ta có thể gộp các ô

tiêu chuẩn trong cùng 1 trạng thái rừng để xử lý số liệu.
 Phƣơng pháp tính toán các đặc trƣng mẫu
Sử dụng công thức tham khảo của Brook, Caruther và tập hợp số liệu theo hình

thức chia tổ để nguyên cứu quy luật phân bố số cây theo các chỉ tiêu D 1.3, Hvn, …
như sau:
Số tổ

m = 5*log(n) hay m = 3.3*log(n) + 1

Cự ly tổ

k=

Trong đó:

m là số tổ quan sát.

X max X min
m

(2.9)

n là số cây đo đếm được (dung lượng mẫu).
k là cự ly tổ.
`

(2.8)

X max là trị số lớn nhất.
X min là trị số nhỏ nhất.
 Đánh giá tái sinh rừng

Tổ thành cây tái sinh:

Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức:
15


m

n
Trong đó:

 .ni
1

=

m

(2.10)

là số cây trung bình theo loài.
m là tổng số cá thể điều tra.
ni là số lượng cá thể loài i.

Mật độ cây tái sinh: là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện
tích, được xác định theo công thức sau:
N/ha =
Trong đó:

10.000
.n
S


(2.11)

N/ha là số cây/ha.
n là số cây/ô dạng bản.
S là diện tích của ô dạng bản (25m2 ).

Chất lượng cây tái sinh:
Tính tỷ lệ % cây tái sinh có triển vọng theo công thức :
N% =
Trong đó:

n
.100
N

(2.12)

N% là tỷ lệ phần trăm cây có triển vọng.
n là tổng số cây tái sinh có triển vọng.
N là tổng số cây tái sinh

16


CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên:
3.1.1. Vị trí, ranh giới, diện tích.
- Ranh giới hành chính : Công ty TNHH MTVLâm Nghiệp Di Linh được
giao quản lý bảo vệ và phát triển diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn các xã

Gung Ré, Sơn Điền, Gia Bắc và một phần xã Liên Đầm thuộc huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng.
- Tọa độ địa lý :
+ Vĩ tuyến bắc 110 13’30’’ đến 11029’30’’
+ Kinh tuyến đông 1070 58’00’’ đến 108010’15’’
- Tứ cận ranh giới hành chính:
+ Bắc giáp: Thị Trấn Di Linh - huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng;
+ Nam giáp: huyện Hàm Thuận Bắc - tỉnh Bình Thuận;
+ Đông giáp: xã Bảo Thuận - huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng;
+ Tây giáp: xã Hòa Bắc - huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng.
- Cách Tp Hồ Chí Minh 220 km về phía bắc, cách Tp Đà Lạt 86 km về
phía nam, cách Tp Phan Thiết 95 km về phía tây bắc.
- Tổng diện tích đơn vị quản lý : 27.036 trong đó:
* Đất rừng sản xuất: 24.867 ha.
* Đất rừng phòng hộ: 2.169 ha.

17


3.1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhƣỡng
a) Đặc điểm địa hình
Khu vực rừng và đất rừng do Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Di Linh
quản lý nằm trên cao nguyên Di Linh, chia thành 02 vùng địa hình rõ rệt.
- Vùng núi cao : từ phía đông vòng xuống phía nam do kiến tạo của dãy
Pantar hình thành, độ cao bình quân 1.500m. Độ dốc bình quân 30 o, có nơi > 30o
địa hình chia cắt mạnh thành nhiều khe, vực sâu.
- Vùng núi thấp : nằm ở phía bắc, tây – bắc và phía nam, tây – nam Công ty.
Khu vực này tương đối bằng phẳng, thuộc dạng đồi bát úp thoai thoải, độ cao
bình quân 900m. Độ dốc bình quân 100 – 200. Vùng này thích hợp cho sản xuất
nông – lâm nghiệp.
b) Thổ nhƣỡng

Có 03 nhóm đất chính:
- Nhóm đất Ferallít vàng và vàng đỏ phát triển trên đá mẹ Granít chiếm 40 %
diện tích, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, độ dày tầng đất A – B > 70
cm.
- Nhóm đất Bazan nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan, chiếm 50% diện tích.
Thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, độ dày tầng đất A – B > 1 m.
Đất có độ phì cao thích hợp cho sản xuất Nông – Lâm nghiệp.
- Nhóm đất phù sa cổ phát triển trên đá mẹ granít chiếm khoảng 6% tập
trung chủ yếu về phía nam giáp tỉnh Bình Thuận. Thành phần cơ giới cát pha nên
thường bị khô hạn vào mùa khô.

18


Ngoài ra có khoảng 4% diện tích đất dốc tụ và phù sa sông suối thích hợp cho
việc trồng lúa và hoa màu.
3.1.3. Khí hậu, thủy văn
a) Khí hậu
Khí hậu chung của khu vực theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn
Đức Trọng như sau:
+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.
+ Mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau.
+ Nhiệt độ bình quân trong năm là 22,2oc, tháng có nhiệt độ cao nhất là
(tháng 5) 22,90 c. Tháng có nhiệt độ thấp nhất (tháng 1) 19,3 0 c.
+ Lượng mưa bình quân năm 2.037mm, lượng mưa cao nhất (tháng 8) 4010
mm, lượng mưa thấp nhất (tháng 01) 9 mm.
+ Độ ẩm không khí bình quân 85%, số giờ nắng trong năm là 2156 giờ.
b) Thủy văn
Trong khu vực Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Di Linh có các
hệ thống suối lớn như : Da Klong Jum, Da Tou Glé, Da Trou Kaé, Sông Nhum,

Da Kron, Da Rasass… có nước quanh năm. Tuy nhiên các hệ thống sông suối
này chỉ có ý nghĩa trong việc cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt trong vùng dân
cư, ngoài ra không có ý nghĩa trong việc vận chuyển thủy do lưu lượng nước
thấp, nhiều ghềnh thác.
3.2. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
3.2.1. Hiện trạng về sử dụng đất đai
Căn cứ vào quyết định 3912/QĐ-UB ngày 7/12/1999 của UBND tỉnh Lâm
Đồng về việc điều chỉnh ranh giới, diện tích đất lâm nghiệp và phân loại rừng
theo chức năng đơn vị Lâm trường Di Linh.
19


Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-UBNN Ngày 19/02/2008 của UBND tỉnh
Lâm Đồng “Về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh
Lâm Đồng giai đoạn 2008 -2020”;
Diện tích, tài nguyên và đất rừng Công ty TNHH một thành viên Lâm
nghiệp Di Linh được giao và quản lý như sau:
+ Tổng diện tích (theo QĐ 3912/ QĐ-UB) : 29.971 ha
+ Tổng diện tích hiện đang quản lý : 27.036 ha (giảm o với QĐ3912 QĐ-UB là
2.935 ha do chuyển đổi MĐSX : 100ha; giao cho các dự án : 2.835 ha ).Trong
đó:
* Đất có rừng

: 25.654,88 ha

+ Rừng tự nhiên

: 23.532,46 ha

 Rừng trung bình


: 2.798,40 ha

 Rừng nghèo

:

 Rừng non

: 4.893,42 ha

 Rừng thông thành thục

: 1.470,18 ha

 Rừng thông trung niên

:

318,78 ha

 Rừng thông sào

:

63,75 ha

 Rừng thông 09

:


102,76 ha

 Rừng gỗ hỗn giao LK + LR

:

184,18 ha

 Rừng hỗn giao Gỗ + Tre, Nứa

: 1.609,76 ha

 Rừng hỗn giao Tre, Nứa+ Gỗ

: 11.818,03 ha

 Rừng tre nứa

99,23 ha

:

+ Rừng trồng

173,97 ha

: 2.122,42 ha

 Công ty quản lý


: 1.997,92 ha
20


×