BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************
NGUYỄN PHI
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG
THÔNG BA LÁ (Pinus keysia) TRỒNG TẠI TIỂU KHU
332 THUỘC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH LÂM NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************
NGUYỄN PHI
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG
THÔNG BA LÁ (Pinus keysia) TRỒNG TẠI TIỂU KHU
332 THUỘC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
Ngành: Lâm Nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn : ThS. NGUYỄN VĂN DONG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
i
LỜI CẢM ƠN
Để đạt được những kết quả như ngày hôm nay, tôi vô cùng biết ơn:
Công sinh thành, dạy dỗ của cha mẹ tôi, luôn quan tâm, lo lắng và động
viên tôi, tạo điều kiện để tiếp thêm nghị lực giúp tôi vươn lên trong học tập và đạt
được thành quả như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm, khoa
Lâm Nghiệp đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Văn Dong đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm Nghiệp Đơn Dương đã giúp tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý tiểu khu 332 đã chỉ dẫn tôi trong
suốt thời gian thực hiện.
Cảm ơn các bạn cùng lớp DH08LN đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu tại trường.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phi
ii
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục...................................................................................................................... iii
Tóm tắt ........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................................... ix
Danh sách các bảng .....................................................................................................x
Danh sách các hình.................................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ
XÃ HỘI ......................................................................................................................3
2.1 Khái niệm cấu trúc rừng ....................................................................................3
2.2 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng trên thế giới ..............................................3
2.3 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng ở Việt Nam ...............................................4
2.4 Điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu ........................................................6
2.4.1 Vị trí địa lý ..................................................................................................6
2.4.2 Địa hình .......................................................................................................7
2.4.3 Khí hậu thủy văn .........................................................................................7
2.4.4 Đất đai thổ nhưỡng ......................................................................................7
2.4.5 Hệ động thực vật rừng .................................................................................8
2.5 Tình hình kinh tế xã hội .....................................................................................9
2.5.1 Dân số, lao động ..........................................................................................9
2.5.2 Tình hình sản xuất lâm nghiệp và nông nghiệp ........................................10
2.5.3 Tình hình cơ sở hạ tầng .............................................................................11
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................13
iii
3.1 Nội dung nghiên cứu........................................................................................13
3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................13
3.2.1 Thu thập dữ liệu liên quan.........................................................................13
3.2.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ...........................................................13
3.2.3 Phương pháp nội nghiệp ............................................................................14
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................19
4.1 Phân bố phần trăm (%) số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) .........................19
4.1.1 Phân bố phần trăm (%) số cây theo cấp đường kính (N/D1.3) của rừng
trồng năm 1991 ...................................................................................................20
4.1.2 Phân bố phần trăm (%) số cây theo cấp đường kính (N/D1.3) của rừng
trồng năm 1993 ...................................................................................................21
4.1.3 Phân bố phần trăm (%) số cây theo cấp đường kính (N/D1.3) của rừng
trồng năm 1994 ...................................................................................................23
4.2 Phân bố phần trăm (%) số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) .............................24
4.3 Phân bố trữ lượng theo cấp kính (M/D1,3) .......................................................28
4.4 Phân bố phần trăm (%) số cây theo tiết diện ngang (N/G) ..............................32
4.5 Xác định mối tương quan giữa Hvn và D1,3 (Hvn/D1,3) .....................................36
4.5.1 Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3) rừng trồng năm 1991
............................................................................................................................36
4.5.2 Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3) rừng trồng năm
1993 ....................................................................................................................38
4.5.2 Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3) rừng trồng năm
1994 ....................................................................................................................39
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................41
5.1 Kết luận ............................................................................................................41
5.1.1 Phân bố phần trăm (%) số cây theo cấp kính (N/D1,3) ..............................41
5.1.2. Phân bố phần trăm (%) số cây theo chiều cao vút ngọn (N/Hvn) .............42
5.1.3. Phân bố trữ lượng theo cấp kính D1,3 .......................................................42
5.1.4. Phân bố phần trăm (%) số cây theo tiết diện ngang .................................42
5.1.5. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3): ............................43
5.2 Kiến nghị..........................................................................................................43
iv
TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng thông ba lá (Pinus
keysia) trồng tại tiểu khu 322 thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Lâm Nghiệp Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng” được tiến hành tại tiểu khu 332 thuộc
Công ty TNHH một thành viên Lâm Nghiệp Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng, từ tháng 2
đến tháng 6 năm 2012.
Mục tiêu của khóa luận là xác định một số đặc điểm cấu trúc rừng thông ba
lá trồng năm 1991, 1993, 1994 tại tiểu khu 332, thuộc Công ty TNHH một thành
viên Lâm nghiệp Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, khóa luận đã tiến hành nghiên cứu các nội
dung sau:
- Phân bố phần trăm (%) số cây theo đường kính (N/D1,3).
- Phân bố phần trăm (%) số cây theo chiều cao vút ngọn (N/Hvn).
- Phân bố phần trăm (%) số cây theo tiết diện ngang (N/G).
- Phân bố trữ lượng theo cấp kính D1,3.
- Xác định mối tương quan giữa D1,3 và Hvn.
Để đạt được những nội dung nghiên cứu, khóa luận đã sử dụng các phương
pháp sau:
- Thiết lập các ô lâm học diện tích 500 m2 (20 m x 25 m)
- Trong ô lâm học tiến hành đo đếm các chỉ tiêu: chu vi tại vị trí 1,3 m (C1,3),
chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tán.
Kết quả tính toán thu được từ các phần mềm Excel, Stargraphics Plus 5.1 là:
1. Phân bố phần trăm (%) số cây theo đường kính:
Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính phù hợp với hàm toán học theo
các năm lần lượt là:
- 1991: N% = exp(-164,239 + 100,352*ln(D) - 15,026*ln(D)2). Đường kính
bình quân
1,3 =
29,45 cm, hệ số biến động Cv = 17,75%, biên độ biến động R = 27
cm.
v
- 1993: N% = 1251,63 - 1616,7*ln(D) + 773,169*ln(D)2 - 161,719*ln(D)3 +
12,4665*ln(D)4). Đường kính bình quân
1,3
= 23,1 cm, hệ số biến động Cv =
21,39%, biên độ biến động R = 27 cm.
- 1994: N% = exp(-94,6409 + 64,6129*ln(D) - 10,6395*ln(D)2). Đường kính
bình quân
1,3
= 22,22 cm, hệ số biến động Cv = 20,02%, biên độ biến động R =
23,25 cm.
2. Phân bố phần trăm (%) số cây theo chiều cao vút ngọn:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy luật phân bố phần trăm số cây theo chiều
cao rừng trồng qua năm1991 có dạng giống phân bố chuẩn có một đỉnh lệch trái và
năm (1993, 1994) có dạng phân bố chuẩn có một đỉnh lệch phải. Chiều cao bình
quân lần lượt là 15,44 m; 15,27 m và 14,97 m. Với biên độ biến động lần lượt là R
= 5,5 m; 6 m và 7 m. Hệ số biến động lần lượt là Cv = 6,82%; 7,71% và 7,72%.
3. Phân bố trữ lượng theo cấp kính D1,3:
Rừng trồng ở ba độ tuổi đều phân bố có dạng tựa phân bố chuẩn, trữ lượng
lớn tập trung ở những cấp kính gần với giá trị đường kính bình quân và nhỏ dần ở
những cấp kính nhỏ và lớn hơn.
4. Phân bố phần trăm (%) số cây theo tiết diện ngang:
Rừng trồng ở ba độ tuổi đều có dạng phân bố gần phân bố chuẩn, một đỉnh
lệch trái. Số cây tập trung phần lớn ở những cấp kính gần với giá trị đường kính
trung bình của lâm phần.
5. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3):
- Rừng trồng năm 1991: Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3)
mô phỏng theo phương trình: Hvn = -1,69147 + 5,39893*ln(D1,3).
- Rừng trồng năm 1993: Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3)
mô phỏng theo phương trình: Hvn = 1/(0,0428416 + 0,499302/D1,3).
- Rừng trồng năm 1994: Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3)
mô phỏng theo phương trình: Hvn = 5,61893*D1,3^0,31734.
vi
ABSTRACT
Subject: "Study on some structural features of three leaf pine (Pinus keysia)
grown in 322 subregional of the limited liability company member Forestry Don
Duong, Lam Dong province" was conducted in 332 subregional company of Forest
Limited Don Duong, Lam Dong province, from February to June 2012.
The objective of the thesis is to identify some structural features of three leaf
pines planted in 1991, 1993, 1994 in subregional 332, the Company Forestry
Limited Don Duong, Lam Dong province.
To achieve the objective of research, thesis research has the following
contents:
- Percentage distribution (%) of tree diameter (N/D1,3).
- Percentage distribution (%) of tree height (N/Hvn)
- Percentage distribution (%) of trees by basal area (N/G).
- Distribution of reserves based on the diameter D1,3.
- Determine the relationship between D1,3 and D foliage.
To achieve the research content, thesis have used these methods:
- Set the cell foresters area of 500 m2 (20 m x 25 m)
- In the conducted measuring criteria: location circumference at 1,3 m
(C1,3), soaring flame height (Hvn), canopy diameter.
Using the software Excel 2003 and Stargraphic Plus 5.1 to computer and data
processing. The results were:
1. Percentage distribution (%) number of tree by diameter:
Law of distribution of trees by diameter class in accordance with
mathematical functions or in the year was:
- 1991: N% = exp(-164,239 + 100,352*ln(D) - 15,026*ln(D)2). Average
diameter
1,3
= 29,45 cm, coefficient of variation Cv = 17,75%, amplitude
fluctuations R = 27 cm.
vii
- 1993: N% = 1251,63 - 1616,7*ln(D) + 773,169*ln(D)2 - 161,719*ln(D)3 +
12,4665*ln(D)4). Average diameter
1,3
= 23,1 cm, coefficient of variation Cv =
21,39%, amplitude fluctuations R = 27 cm.
- 1994: N% = exp(-94,6409 + 64,6129*ln(D) - 10,6395*ln(D)2). Average
diameter
1,3
= 22,22 cm, coefficient of variation Cv = 20,02%, amplitude
fluctuations R = 23,25 cm.
2. Percentage distribution (%) number of trees by height (Hvn):
Research results showed that rules percentage distribution number of trees by
the height planted by 1991 shaped like the normal distribution with a peak deviation
must and years (1993, 1994) form a normal distribution with a peak deviation must.
Average height of 15,44 m, 15,27 m and 14,97 m. Fluctuations with amplitude
respectively R = 5,5 m and 6 m and 7 m. Coefficient of variation Cv = 6,82%,
7,71% and 7,72%.
3. Distribution of reserves based on the diameter D1,3:
Forests are grown in three age distribution of the form normal distribution,
large reserves are concentrated in the diameter value to approach the average
diameter and smaller in diameter smaller and larger.
4. Percentage distribution (%) of trees by basal area:
Forest plantations in three age have distribution as close to normal
distribution, a peak shift left. Number of trees focused most in the diameter close to
the average diameter value of the forest stand.
5. Correlation between height and diameter (Hvn/D1,3):
- Plantations 1991: The correlation between height and diameter (Hvn/D1,3)
simulated by the equation: Hvn = -1,69147 + 5,39893*ln(D1,3).
- Plantations 1993: The correlation between height and diameter (Hvn/D1,3)
simulated by the equation: Hvn = 1/(0,0428416 + 0,499302/D1,3).
- Plantations 1994: The correlation between height and diameter (Hvn/D1,3)
simulated by the equation: Hvn = 5,61893*D1,3 ^ 0,31734.
viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
C1,3
Chu vi thân cây tại vị trí 1,3 m
Cv
Hệ số biến động
D1,3
Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m
Hvn
Chiều cao vút ngọn
M
Trữ lượng thân cây
G1,3
Tiết diện ngang tại vị trí 1,3 m
r
Hệ số tương quan
R
Biên độ biến động
S
Độ lệch chuẩn
S2
Phương sai
Sk
Hệ số độ lệch
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
V
Thể tích thân cây
ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
TRANG
Bảng 2.1: Diện tích, dân số theo đơn vị hành chính................................................... 9
Bảng 2.2: Dân số phân theo giới tính và thành thị, nông thôn ................................. 10
Bảng 4.1: Phân bố % số cây theo đường kính rừng trồng năm 1991 ....................... 20
Bảng 4.2: Phân bố % số cây theo đường kính rừng trồng năm 1993 ....................... 22
Bảng 4.3: Phân bố % số cây theo đường kính rừng trồng năm 1994 ....................... 23
Bảng 4.4: Phân bố % số cây theo cấp chiều cao rừng trồng năm 1991 .................. 25
Bảng 4.5: Phân bố % số cây theo cấp chiều cao rừng trồng năm 1993 .................. 26
Bảng 4.6: Phân bố % số cây theo cấp chiều cao rừng trồng năm 1994 .................. 27
Bảng 4.7: Phân bố trữ lượng theo cấp kính rừng trồng năm 1991 ........................... 28
Bảng 4.8: Phân bố trữ lượng theo cấp kính rừng trồng năm 1993 ........................... 30
Bảng 4.9: Phân bố trữ lượng theo cấp kính rừng trồng năm 1994 ........................... 31
Bảng 4.10: Phân bố % số cây theo tiết diện ngang rừng trồng năm 1991 ............... 32
Bảng 4.11: Phân bố % số cây theo tiết diện ngang rừng trồng năm 1993 ............... 34
Bảng 4.12: Phân bố % số cây theo tiết diện ngang rừng trồng năm 1994 ............... 35
Bảng 4.13: Tương quan giữa Hvn/D1,3 rừng trồng năm 1991 ................................... 37
Bảng 4.14: Tương quan giữa Hvn/D1,3 rừng trồng năm 1993 ................................... 38
Bảng 4.15: Tương quan giữa Hvn/D1,3 rừng trồng năm 1994 ................................... 39
x
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH
TRANG
Hình 4.1: Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp kính rừng năm 1991 ....................... 20
Hình 4.2: Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp kính rừng năm 1993 ........................ 22
Hình 4.3: Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp kính rừng năm 1994 ........................ 24
Hình 4.4: Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp chiều cao rừng năm 1991 ................ 25
Hình 4.5: Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp chiều cao rừng năm 1993 ................ 26
Hình 4.6: Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp chiều cao rừng năm 1994 ................ 27
Hình 4.7: Biểu đồ biểu diễn phân bố trữ lượng theo cấp kính rừng năm 1991 ....... 29
Hình 4.8: Biểu đồ biểu diễn phân bố trữ lượng theo cấp kính rừng năm 1993 ....... 30
Hình 4.9: Biểu đồ biểu diễn phân bố trữ lượng theo cấp kính rừng năm 1994 ....... 31
Hình 4.10: Biểu đồ phân bố %số cây theo tiết diện ngang rừng năm 1991 ............ 33
Hình 4.11: Biểu đồ phân bố % số cây theo tiết diện ngang rừng năm 1993 ............ 34
Hình 4.12: Biểu đồ phân bố % số cây theo tiết diện ngang rừng năm 1994 ............ 35
Hình 4.13: Biểu đồ mô tả tương quan giữa Hvn/D1,3 rừng năm 1991....................... 37
Hình 4.14: Biểu đồ mô tả tương quan giữa Hvn/D1,3 rừng năm 1993....................... 38
Hình 4.15: Biểu đồ mô tả tương quan giữa Hvn/D1,3 rừng năm 1994....................... 40
xi
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà cả các nước trên thế giới, tài nguyên
rừng đang bị thu hẹp về diện tích và tàn phá nặng nề. Điều này đã tác động đến môi
trường đến mức báo động, rừng hiện nay đang bị tàn phá nặng nề dẫn đến suy thoái
nghiêm trọng,… Nguyên nhân chủ yếu là nạn phá rừng làm nương rẫy, thai thác
rừng bừa bãi, khai thác gỗ vượt chỉ tiêu cho phép do sự vô ý thức của một số người
làm cháy rừng và một phần do lũ lụt tàn phá nặng nề.
Hiện nay, nhiều người đã cảm nhận được rằng thiên nhiên hiện nay có nhiều
điều hơn trước: nóng hơn trước, bão lũ, hạn hán, cháy rừng,… xảy ra nhiều hơn
trước. Vấn đề khắc phục và bảo vệ rừng đang được đặt ra là nhằm giảm đến mức tối
thiểu các ảnh hưởng của các vấn đề về môi trường cũng như hiện tượng Trái Đất
nóng lên toàn cầu.
Nhà nước ta cũng đã có các biện pháp khắc phục, xử lý nghiêm các hành vi
vi phạm, xâm hại và tàn phá rừng. Đồng thời cũng tiến hành bảo tồn phục hồi rừng
tự nhiên cũng như trồng lại rừng trên phạm vi toàn quốc: chương trình trồng rừng
phòng hộ 327, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661),…
Trong các loài cây đang được đưa vào trồng tại các địa phương cũng như tại
các lâm trường của các Công ty Lâm nghiệp, chúng tôi quan tâm đến loài thông ba
lá (Pinus keysia) mọc khá nhiều tại các tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đắc Lắc,
Gia Lai, Kon Tum và được các Công ty Lâm nghiệp đưa vào trồng tại các lâm
trường hiện nay.
Thông ba lá (Pinus keysia) là loài cây mọc tự nhiên ở Lâm Đồng. Thông ba
lá cho gỗ có chất lượng tốt và giá trị thương phẩm cao, nhu cầu thị trường lớn,
1
đồng thời nó là loài cây dễ trồng và thích nghi với nhiều lập địa khác nhau, nên hiện
nay Thông ba lá đã được trồng rộng rãi các tỉnh Tây Nguyên.
Tại Lâm Đồng, Thông ba lá đã được trồng thành rừng thuần loài đồng tuổi ở
các huyện Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng, Đơn Dương và thành phố Đà Lạt. Mục
tiêu chính của kinh doanh rừng trồng Thông ba lá là sản xuất gỗ với năng suất cao
và chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu về gỗ, dùng trong xây dựng, trụ mỏ, đóng đồ
gia dụng, nguyên liệu sản xuất bột giấy, tham quan thắng cảnh,…
Bên cạnh việc chọn lựa lập địa thích hợp, rừng Thông ba lá cần phải được
nuôi dưỡng theo một kĩ thuật lâm sinh hợp lý. Nhưng muốn xây dựng được một kĩ
thuật lâm sinh hợp lý để kinh doanh rừng Thông ba lá, thì không chỉ các Công ty
Lâm nghiệp mà các cơ quan chức năng trong ngành phải bắt tay vào việc nghiên
cứu đến lĩnh vực này.
Xuất phát từ vấn đề này, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc rừng
thông ba lá (Pinus keysia) trồng tại tiểu khu 332 thuộc Công ty TNHH một thành
viên Lâm nghiệp Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng” nhằm góp phần nhỏ thông tin về hiện
trạng đồng thời có thể đưa ra được những biện pháp lâm sinh phù hợp tác động đến
rừng trồng thông ba lá (Pinus keysia) tại địa điểm nghiên cứu cũng như áp dụng cho
các lâm trường khác.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu một vài đặc điểm cấu trúc rừng thông ba lá trồng tại tiểu khu 332
thuộc Công ty TNHH một thành viên Lâm Nghiệp Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ nghiên cứu một vài đặc điểm về cấu trúc rừng như: Phân bố phần
trăm số cây theo đường kính (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn), tiết diện ngang thân
cây, phân bố trữ lượng theo cấp kính, tương quan giữa D1,3 và Hvn.
Đề tài chỉ thu thập số liệu rừng thông ba lá trồng tại tiểu khu 332 thuộc Công
ty TNHH một thành viên Lâm Nghiệp Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Đề tài chỉ thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nên chưa đi sâu vào nghiên
cứu, nên nội dung còn hạn chế.
2
Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, ĐIỀU KIỆN
TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
2.1 Khái niệm cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là sự tổ chức sắp xếp các thành phần quần xã thực vật theo
không gian và thời gian. Sự phân bố của quần xã thực vật trong không gian thể hiện
theo hai khía cạnh: theo chiều thẳng đứng và theo chiều nằm ngang của rừng
(PGS.TS Nguyễn Văn Thêm).
Cấu trúc là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng về hình thái
quần thể thực vật rừng. Nghiên cứu cấu trúc rừng mang lại thông tin cơ bản để so
sánh và phân loại các quần xã thực vật với nhau. Phản ánh mối quan hệ qua lại phức
tạp giữa các loài cây với nhau, giữa thực vật và các dạng sống khác, cũng như thực
vật và môi trường. Cho phép nhận được nhiều chỉ dẫn tốt về sinh thái cảnh và sinh
vật cảnh của quần xã thực vật.
2.2 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng trên thế giới
Theo P.W.Richards (1939) cấu trúc rừng là phân bố cây theo chiều thẳng
đứng.
Meyer (1952), Tirnbull (1963) và Rollet (1969), cấu trúc dùng để chỉ rõ sự
phân bố cây gỗ theo các cấp kính hoặc phân bố tiết diện ngang thân cây theo cấp
kính.
Theo Golley và cộng tác viên (1969), cấu trúc là phân bố sinh khối gỗ, thân,
lá, rễ,…
Catinot (1965) đã biểu diễn rừng bằng các phẩu đồ rừng khi nghiên cứu các
nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng
sống, tầng phiến,…
3
Asman (1968) định nghĩa: “Một lâm phần hay rừng cây là tổng thể các cây
cùng sinh trưởng và phát triển trên một diện tích, tạo thành một điều kiện hoàn cảnh
nhất định có cấu trúc bên ngoài cũng như bên trong khác biệt với diện tích rừng
khác…”. Một rừng cây hay một lâm phần trên một diện tích đất sẽ hình thành khi
nó có đủ số lượng cá thể cây, tạo nên một tầng tán cũng như một mật độ tàn che và
những điều kiện hoàn cảnh nhất định nào đó.
Theo T.A.Rabotnov (1978), cấu trúc quần xã thực vật là đặc điểm phân bố
của các cơ quan, các thành phần tạo nên quần xã trong không gian và thời gian.
Theo Wenk (1995), nghiên cứu nhận định cấu trúc của một loại hình rừng
nhằm mục đích không những đánh giá nhiều hiện trạng và động thái sinh trưởng
của rừng thông qua các quy luật phân bố số cây theo chiều cao Hvn (cấu trúc đúng),
theo D1,3, theo tổng diện ngang (cấu trúc ngang)… mà còn có thể xác định chính
xác kích thước bình quân lâm phần phục vụ công tác điều tra quy hoạch rừng.
Đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu của P.W.Richards (1952) với tác
phẩm “Rừng mưa nhiệt đới” đã xem đặc trưng nổi bật là đại bộ phận thực vật thân
gỗ đều có lá rộng thường xanh, ưa ẩm, thân có bạnh vè, hoa quả. Ngoài ra còn có
một số thực vật của miền ôn đới.
2.3 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu cấu trúc rừng được nhiều tác giả trong và
ngoài nước đề cập tới từ những năm đầu của thế kỷ XX nhằm đưa ra các giải pháp
lâm sinh phù hợp tác động đến rừng. Trên lĩnh vực này, đã có nhiều đóng góp của
nhiều nhà khoa học nghiên cứu về điều tra rừng như: Thái Văn Trừng, Lê Viết Lộc,
Trần Ngũ Phương, Đồng Sĩ Hiền, Nguyễn Ngọc Lung, Trần Văn Con,… và một số
tác giả khác.
Theo Thái Văn Trừng (1970 – 1978), trước năm 1954, phần lớn là do người
Pháp thực hiện các nghiên cứu về rừng ở Đông Dương. Trong đó đáng kể nhất là
những nghiên cứu của Daul Maurand (1923) – tác giả cuốn “Lâm Ngiệp Đông
Dương”; Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil (1952) – tác giả cuốn “Những quần
thể thực vật thưa Nam Đông Dương”. Sau 1954, rừng nước ta được nhiều nhà
4
nghiên cứu trong và ngoài nước hết sức quan tâm, nhưng những công trình về rừng
tự nhiên nhiệt đới còn ít.
Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978), khi nghiên cứu về kiểu rừng kín thường
xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta, đã đưa ra cấu trúc tầng như: tầng vượt tán, tầng
ưu thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết. Tác giả vận dụng và
có bổ sung cải tiến phương pháp biểu đồ mặt cắt của David Richards, trong đó tầng
cây bụi và thảm tươi được phóng với tỷ lệ lớn hơn. Ngoài ra tác giả còn dựa vào 4
tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam: dạng sống ưu thế sinh
thái, hình thái sinh thái của nó và trạng thái của tán lá. Dựa vào đó tác giả chia rừng
Việt Nam thành 14 kiểu.
Năm 1964, Lê Viết Lộc trong cuốn “Bước đầu điều tra thảm thực vật trong
khu rừng nguyên sinh Cúc Phương”, ông cùng các cộng tác viên nghiên cứu sơ bộ
trong khi điều tra các loại hình ưu thế. Trong loại hình này ông đã dùng một số chỉ
tiêu khác ngoài số lượng cá thể cây để tính sinh khối trên diện tích điều tra như
chiều cao, tiết diện ngang,… để tính độ ưu thế loài. Ông là người đề ra một số tiêu
chuẩn và chỉ tiêu để phân biệt “loại hình ưu thế” trong kiểu rừng kín thường xanh
mưa nhiệt đới rừng Quốc gia Cúc Phương.
Trần Ngũ Phương (1965, 1970) đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của các
thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở điều tra tổng quát về tình hình
rừng miền Bắc Việt Nam từ năm 1961 – 1965, nhân tố cấu trúc đầu tiên nghiên cứu
là tổ thành loài, thông qua đó một số quy luật phát triển của hệ sinh thái rừng đã
được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Đồng Sỹ Hiền (1968), trong công trình nghiên cứu “Lập biểu thể tích và biểu
đồ thon cây đứng rừng Việt Nam”, tác giả đã đi sâu vào các quy luật phân bố số cây
theo chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3) là cơ sở cho việc xây dựng biểu thể tích
(V) 1, 2, hoặc 3 nhân tố. Kết quả nghiên cứu của ông cũng rất phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Prodan (1952), đó là cấu trúc đứng của rừng tự nhiên Việt Nam đặc
trưng bởi phân bố nhiều đỉnh về chiều cao và phân bố giảm một đỉnh trái về đường
kính.
5
Năm 1983 - 1986, Nguyễn Ngọc Lung và Trương Hồ Tố đã nghiên cứu cấu
trúc rừng thông ba lá ở Lâm Đồng, tác giả đã tổng kết các quy luật khí hậu vùng
thông ba lá và đã xây dựng bảng phân hạng đất trồng rừng. Về mặt cấu trúc rừng
thông ba lá, tác giả đã sơ kết trên những cơ sở tài liệu lớn, đo đạc trên những ô tiêu
chuẩn có kích thước khác nhau đều thấy sự phân bố số cây theo cỡ kính, chiều cao,
theo tuổi và trong không gian, đồng thời xây dựng được các phân bố đỉnh cho số
cây theo cấp kính. Quy luật chỉ tồn tại một tầng phiến, tiêu chuẩn cho những lâm
phần đều tuổi. Quy luật phân bố theo đám trên mặt đất theo mọc cách. Đặc điểm
này có liên quan đến các quy luật khai thác, tái sinh và điều chỉnh lại mật độ trong
nuôi dưỡng rừng nhằm nâng cao năng suất trong tương lai.
Trần Văn Con (1990), đã sử dụng mô hình Weibull để mô phỏng số cây theo
cấp kính (N/D1,3) của rừng khộp và cho rằng khi rừng còn non thì phân bố có dạng
giảm và khi rừng càng lớn thì càng có xu thế chuyển sang xu thế đỉnh và lệch dần từ
trái sang phải. Đó là sự biến thiên có lợi hay không có lợi cho quá trình tái sinh.
Ngoài ra còn có các đề tài nghiên cứu về cấu trúc rừng, các đề tài tốt nghiệp,
luận văn Thạc sĩ,… nghiên cứu về lĩnh vực này của các cán bộ, sinh viên trường
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
2.4 Điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu
2.4.1 Vị trí địa lý
Công ty Lâm Nghiệp Đơn Dương nằm về phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng,
quản lý diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn 6 xã – thị trấn phía Nam sông Đa
Nhim - Huyện Đơn Dương.
* Giới cận:.
- Bắc giáp: Quốc lộ 27, Tỉnh lộ 412 – 413 và sông Đa Nhim
- Nam giáp: huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận và huyện Đức Trọng
- Đông giáp: Huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
- Tây giáp: Huyện Đức Trọng.
* Tọa độ địa lý:
- Từ 11038’15” đến 11050’40” vĩ độ Bắc
6
- Từ 108022’30” đến 108037’30” kinh độ Đông.
2.4.2 Địa hình
Công ty Lâm Nghiệp Đơn Dương nằm trong vùng ven Cao nguyên Lâm
viên, có địa hình rừng núi trung bình, địa hình bị chia cắt mạnh bởi nhiều khe tụ
thủy của lưu vực sông Đa Nhim, do đó có độ dốc lớn. Phía Bắc và Đông Bắc có
những ngọn núi cao hơn 1.000 m, đỉnh 1.650 m (Tiểu khu 316B), đỉnh 1.395 m
(Tiểu khu 333A)
- Độ dốc bình quân: 25 - 270
- Độ cao trung bình: 900 – 1.000 m
Hướng nghiêng chung địa hình: Đông Bắc – Tây Nam thoải dần về hướng Đông
Nam – Tây Bắc.
2.4.3 Khí hậu thủy văn
* Khí hậu:
- Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Lượng mưa bình quân: 1.625 mm/năm; cao nhất tháng 8 – 9 (3.010 mm);
thấp nhất tháng 11 – 12 (400 mm)
- Nhiệt độ bình quân: 240C.
* Sông suối:
Trong lâm phần không có sông chính, các hệ thống suối chảy đổ vào các
sông sau:
- Hệ thống suối chảy về hướng Tây - Tây Bắc đổ vào sông Đa Nhim
- Hệ thống suối chảy về hướng Đông - Đông Nam đổ vào sông Ma Nôi,
huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
2.4.4 Đất đai thổ nhưỡng
Theo bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000, trong vùng có 4 loại đất chính: Phần lớn diện
tích là đất Feralit vàng đỏ, nâu vàng, nâu đỏ giàu dinh dưỡng (nơi còn rừng), và đất
phù sa. Độ dày tầng đất A + B: 0,4 - 1,0 m, độ pH trung bình từ 4,5 đến 6,5.
7
- Đất Feralit vàng đỏ giàu mùn trên núi cao, diện tích 19.240 ha phân bố ở độ
cao 400 – 800 m so với mặt nước biển với khí hậu ẩm ướt, lượng mưa cao, độ ẩm
không khí thuộc loại ẩm ướt với kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
- Đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ: diện tích 3.210 ha là loại đất được hình
thành trên sản phẩm phù sa cổ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm với kiểu rừng
nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh, phân bố ở những nơi có độ dốc < 80 (chiếm
90%), với độ dày tầng đất > 100 cm (chiếm 70 – 80%).
- Đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá Granit, Bazan: diện tích 2.615 ha đây là
loại đất được hình thành trên các sản phẩm phong hoá của các loại đá mẹ mac-ma
trung tính và kiềm.
- Đất phù sa: diện tích 530 ha đây là những vùng sản xuất nông nghiệp, đất
phù sa có độ phì tự nhiên khá cao, giàu chất khoáng dinh dưỡng cho cây trồng đặc
biệt là P2O5.
2.4.5 Hệ động thực vật rừng
- Hệ thực vật rừng: Đơn Dương có khí hậu đặc thù ẩm nhiệt đới, hệ thực vật
rất phong phú, tồn tại 4 kiểu rừng chính:
+ Kiểu rừng kín: thường xanh ẩm nhiệt đới là kiểu rừng chính đặc trưng
của khu vực, thành phần loài rất đa dạng, hầu hết là các loại gỗ lớn. Thường thấy
xuất hiện các loài trong các họ: Họ Ngọc Lan (Magnoliaceae), họ Cà phê
(Rubiaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae), họ Sồi Giẻ
(Fagaceae), họ Măng Cụt (Clusiaceae),… chiếm tới 45% trên tổng số.
+ Rừng lá kim: với loài thông ba lá (Pinus kesiya) thuộc họ Thông
(Pinaceae) là chủ yếu, phân bố tập trung tại các tiểu khu 316A, 316B, 322, 326.
+ Rừng cây rụng lá (rừng khộp): với các loài cây họ Dầu
(Dipterocarpaceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Đậu (Fabaceae) chiếm khoảng
25% diện tích.
+ Kiểu rừng lồ ô: quần thể là lồ ô thuần loài hoặc hỗn giao với rừng gỗ
trong đó lồ ô ưu thế, rừng thường một tầng chiều cao bình quân 10 - 12 m là thứ
rừng thứ sinh nhân tác.
8
- Hệ động vật rừng: theo kết quả điều tra, khảo sát của tổ chức Birdlife Việt
Nam năm 2009, tại vùng dự án có các loài thú như Bò tót, Bò rừng, Sơn Dương,…
phân bố tập trung tại các tiểu khu 327, 331 và chim như Mi Langbian, Khướu đầu
đen má xám, Khướu ngực đốm,… Đây là những loài có giá trị bảo tồn cao.
2.5 Tình hình kinh tế xã hội
2.5.1 Dân số, lao động
Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương nằm trên địa bàn hành chính 6 xã/thị trấn
thuộc huyện Đơn Dương (thị trấn D'Ran, xã Lạc Xuân, Ka Đô, Pró, Ka Đơn và xã
Tu Tra), số liệu về diện tích tự nhiên và dân số các xã trong vùng dự án được thể
hiện ở bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Diện tích, dân số theo đơn vị hành chính
STT
Đơn vị hành
chính
Diện
Dân số
Mật độ
tích
trung bình
dân số
(km2)
(người)
(người/km2)
Số khu
phố/thôn
Số hộ
1
Thị trấn D'Ran
135,4
13.855
101,4
13
3.666
2
Xã Lạc Xuân
102,4
12.440
120,6
15
2.894
3
Xã Ka Đô
88,2
11.476
128,3
9
2.876
4
Xã Pro
88,0
5.393
60,2
7
1.213
5
Xã Ka Đơn
37,1
7.445
200,7
10
1.641
6
Xã Tu Tra
74,0
11.957
158,3
14
2.712
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006 – 2010 huyện Đơn Dương)
Số liệu từ bảng trên cho thấy, mật độ dân số của các xã trong vùng dự án còn
tương đối thưa, riêng xã Ka Đơn có mật độ dân số cao hơn cả (19.505 người/km2).
Trong vùng dự án chỉ có thôn Yahoa và thôn Plagnol tại tiểu khu 328, xã Ka Đô.
Tuy nhiên, diện tích rừng và đất lâm nghiệp do Cty LN Đơn Dương quản lý gần với
các khu dân cư, do đó nguy cơ xâm canh vào đất lâm nghiệp có nguy cơ xảy ra rất
cao.
Dân cư sống dọc theo bìa rừng do Công ty quản lý có 32 thôn/6 xã, thị trấn,
trong đó có 27 thôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống chiếm 100%.
9
- Tổng số hộ: 9.104 hộ (kinh: 4.745 hộ chiếm 52,1%, dân tộc: 4.358 hộ
chiếm 47,9%).
- Tổng số khẩu: 54.622 khẩu (kinh: 28.475 khẩu chiếm 52,1% , dân tộc:
26.147 khẩu chiếm 47,9%).
- Tổng số lao động: 11.920 lao động (Nam: 12.446 lao động chiếm 47,2%,
Nữ: 13.949 lao động chiếm 52,8 %).
Tính đến 31/12 năm 2009, cơ cấu về lao động của các xã trong vùng dự án
được thể hiện ở bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2: Dân số phân theo giới tính và thành thị, nông thôn
Phân theo giới tính
Phân theo thành thị, nông thôn
ST
Đơn vị hành
T
chính
Nam
Nữ
Thành thị
1
Thị trấn D'Ran
6.949
6.906
13.855
2
Xã Lạc Xuân
6.427
6.013
12.440
3
Xã Ka Đô
5.615
5.861
11.476
4
Xã Pro
2.578
2.815
5.393
5
Xã Ka Đơn
3.642
3.803
7.445
6
Xã Tu Tra
5.896
6.061
11.957
Nông thôn
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006 – 2010 huyện Đơn Dương)
Về lao động, theo số liệu thống kê đến tháng 12/2009 trong vùng dự án tỷ lệ
số người trong độ tuổi lao động là 88,8%, số người ngoài độ tuổi lao động là 11,2%
tổng số dân số vùng dự án.
Địa bàn do Cty LN Đơn Dương quản lý là nơi có nhiều dân tộc anh em sinh
sống, toàn vùng có trên 24 dân tộc. Cộng đồng dân tộc chiếm đa số là Kinh, K’ho,
Chu ru, Hoa, Raglai, Tày, Nùng,... do đó nền văn hoá ở đây rất phong phú.
(Nguồn: niên giám thống kê 2006 – 2010 huyện Đơn Dương).
2.5.2 Tình hình sản xuất lâm nghiệp và nông nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp: Trong những năm vừa qua đồng bào dân tộc ít người
(dân tộc Chill, K’ho,…) đã tham gia sản xuất lâm nghiệp cùng Công ty trong các
khâu trồng rừng, chăm sóc rừng, quản lý bảo vệ rừng đã và đang tạo nguồn thu
10
nhập đáng kể góp phần cải thiện đời sống, qua đó đã hạn chế tình trạng phá rừng
làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép của một bộ phận đồng bào. Đặc biệt từ
khi Chính phủ ban hành Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 về việc thực hiện
chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng theo đó kinh phí khoán cho việc
quản lý bảo vệ rừng tăng lên (tại tỉnh Lâm Đồng theo Quyết định số 1363/QĐUBND ngày 25/6/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng mức chi trả dịch vụ môi trường
rừng là 350.000 đồng/ha/năm đối với diện tích thuộc lưu vực hồ thuỷ điện Đa Nhim
và 400.000 đồng/ha/năm đối với diện tích thuộc lưu vực hồ thuỷ điện Đại Ninh).
Đối với các hộ được nhận khoán bảo vệ rừng thuộc vùng được chi trả dịch vụ môi
trường đã thực sự cải thiện đời sống và ý thức của việc quản lý bảo vệ rừng đã được
các hộ dân thể hiện với tinh thần trách nhiệm cao.
Sản xuất nông nghiệp: Đại bộ phận nhân dân sống trong khu vực sản xuất
nông nghiệp, tập trung canh tác chủ yếu là lúa nước, cây nông nghiệp ngắn ngày
theo thời vụ (rau, đậu, bắp,…). Một số diện tích đất phân định cho lâm nghiệp đã bị
một số hộ dân xâm canh để canh tác nông nghiệp (năm 2009 Công ty phát hiện và
xử lý 50 vụ phạm lâm luật: khai thác gỗ, phá rừng làm nương rẫy, vận chuyển lâm
sản trái phép,…). Nhìn chung, đời sống của đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó
khăn, số hộ nghèo chiếm 18 - 20%, tỷ lệ hộ nghèo của toàn vùng là 7 %.
Đời sống đồng bào khu vực giãn dân BockoBang (xã Tu Tra) đến nay vẫn
chưa được cải thiện đáng kể so với trước kia nên việc ngăn chặn các hành vi xâm
hại tới rừng, phá rừng làm nương rẫy ở khu vực này vẫn còn xảy ra.
2.5.3 Tình hình cơ sở hạ tầng
Về giao thông: Ngoài Quốc lộ 27 và tỉnh lộ 412, 413 là các tuyến giao thông
chính đã được trải nhựa, hầu hết các tuyến đường liên xã, liên thôn cũng đã được
nâng cấp sửa chữa, do đó tương đối thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hoá.
Trên địa bàn quản lý của Công ty có mạng lưới đường mòn, đường giao thông, tại
một số tiểu khu do quá trình sản xuất tạo nên nay vẫn được đưa vào sử dụng.
Về thông tin liên lạc: Trung tâm các xã và hầu hết các thôn đã có điện thoại
hữu tuyến. Ngoài ra, hệ thống điện thoại đi động đã phủ sóng toàn huyện. Hầu hết
11
các thôn đều đã có điện lưới quốc gia. Theo số liệu thống kê năm 2009, toàn bộ các
xã trong vùng dự án đã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình.
Về giáo dục: toàn huyện đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Các xã đều có trường tiểu học và
trung học cơ sở. Trường học cấp I, II, tại thị trấn Dran và xã Pro có trường học cấp
III.
Về y tế: tất cả các xã đều có trạm y tế, đều đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100%
trạm y tế có bác sĩ.
Mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng
điện – đường – trường – trạm tương đối đầy đủ, tuy nhiên về chất lượng còn hạn
chế và thiếu đồng bộ.
12
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
- Phân bố phần trăm (%) số cây theo đường kính.
- Phân bố phần trăm (%) số cây theo chiều cao vút ngọn.
- Phân bố phần trăm (%) số cây theo tiết diện ngang.
- Phân bố trữ lượng theo cấp kính D1,3.
- Xác định các mối tương quan giữa D1,3 và Hvn.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thu thập dữ liệu liên quan
Tìm hiểu các phương pháp điều tra cấu trúc rừng từ các đề tài khóa trước, từ
những nguồn thông tin ở thư viện, sách, tạp chí nghiên cứu về cấu trúc rừng.
Thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu như: bản đồ địa hình,
bản đồ hiện trạng rừng, các nguồn thông tin khác về khu vực nghiên cứu.
3.2.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Dựa vào bản đồ địa hình, bản đồ phân chia ranh giới tiểu khu, xác định vị trí
khu vực nghiên cứu.
Tại khu vực nghiên cứu, tiến hành đo đếm tại 3 cấp tuổi, mỗi cấp tuổi lập 3 ô
tiêu chuẩn, mỗi ô có diện tích 500m2 (20 m x 25 m), mỗi ô cách nhau 100 m. Trong
mỗi ô tiêu chuẩn ta tiến hành thu thập các thông tin sau:
- Đo đường kính D1,3 bằng thước dây tại vị trí ngang ngực tất cả các cây
trong ô.
- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng sào kết hợp mục trắc.
- Đo đường kính tán theo 2 chiều Đông-Tây và Nam-Bắc, sau đó lấy giá trị
trung bình của mỗi cây.
13