Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TỪ QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ – CỤ THỂ Ở NUỚC TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.61 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã khẳng
định mục tiêu tổng quát trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011
– 2020 là: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong
giai đoạn sau”1.
Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm của đất nước ta trong thời gian tới là “Tiếp
tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh
toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”2.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ đã và đang đặt
ra một cách trực tiếp và cấp bách đối với Đảng ta, đất nước và nhân dân ta. Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, là nền tảng, động lực để phát triển kinh tế xã hội
đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp, văn minh và hiện đại.
Tuy nhiên, đối với nước ta hiện nay, con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá
cần phải được nhận thức đúng đắn, thật sự khoa học và sáng tạo, phải có bước đi
thích hợp, phải kết hợp những kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá của
các nước tiên tiến trên thế giới với thực tiễn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang
diễn ra ở Việt Nam. Đặc biệt, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay
cần phải được xem xét và nhận thức trên quan điểm triết học Mác - Lênin, mà

1

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG Hà Nội, 2011, tr. 103.

2


Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG Hà Nội, 2011, tr.14

1


hạt nhân của nó là phương pháp biện chứng duy vật: đó là quan điểm khách
quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển.
Trong những năm gần đây, khi Đảng ta khẳng định con đường công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã có rất
nhiều nhiều đề tài khoa học trong các nghành lý luận quan tâm và nghiên cứu,
rất nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả đã được công bố, trong đó có các
công trình khoa học thuộc lĩnh vực triết học. Từ các góc độ khác nhau, các công
trình khoa học đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về lý luận công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên đến nay, chưa có một bài viết nào
nghiên cứu từ góc độ vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể trong triết học để xem
xét và nhận thức đúng đắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
hiện nay.
Do vậy, trong khôn khổ của một bài thu hoạch triết học, bằng những kiến
thức đã được học tập, tác giả mạnh dạn đi sâu nghiên cứu, làm rõ “Một số vấn
đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ quan điểm lịch sử - cụ thể ở nước ta hiện
nay”.
NỘI DUNG
1. Quan điểm lịch sử - cụ thể: nội dung và cơ sở lý luận
1.1. Cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử cụ thể
Quan điểm lịch sử - cụ thể là một trong những quan điểm, nguyên tắc quan
trọng nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và chủ nghĩa duy vật biện chứng
nói riêng nhằm chỉ đạo con người trong quá trình hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn cải tạo thế giới vật chất. Quan điểm lịch sử - cụ thể được rút ra từ
cơ sở lý luận của triết học Mác - Lênin được hình thành trong quá trình con
người đi khám phá nhằm mục đích giải thích và cải tạo thế giới vật chất. Quan

điểm đó được rút ra từ những cơ sở lý luận triết học sau đây:

2


Thứ nhất, Triết học Mác - Lênin đã khẳng định: thế giới vật chất luôn tồn
tại khách quan, vốn có, không do ai sinh ra và không tự mất đi, mà chỉ có thể
chuyển hoá từ sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác. Mọi sự vật,
hiện tượng trong thế giới vật chất luôn luôn vận động, chuyển hoá và phát triển
không ngừng, chúng luôn tồn tại trong một không gian và một thời gian cụ thể,
xác định. Điều đó có nghĩa là các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất
không phải là bất di bất dịch, có sẵn, mà chúng có một quá trình ra đời, phát triển
và tự tiêu vong để chuyển hoá sang sự vật, hiện tượng khác. Không có sự vật,
hiện tượng nào lại tồn tại một cách hư vô, chung chung và trừu tượng. Như vậy,
các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất dù là các sự vật, hiện tượng vô cơ,
đến các sự vật, hiện tượng hữu cơ, từ thế giới vi mô cho đến thế giới vĩ mô, từ
thế giới thực vật, động vật cho đến con người và xã hội đều tồn tại trong không
gian và thời gian cụ thể, xác định, đều có một lịch sử tồn tại vận động, biến đổi
và phát triển không ngừng. Do vậy, khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế
giới vật chất luôn quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể.
Thứ hai, các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất luôn tồn tại trong
các mối quan hệ, tác động ràng buộc lẫn nhau, sự liên hệ, tác động, ràng buộc lẫn
nhau giữa các sự vật, hiện tượng là cơ sở để các sự vật, hiện tượng trong thế giới
vật chất tồn tại, vận động và phát triển không ngừng. Các mối liên hệ của các sự
vật, hiện tượng trong thế giới vật chất biểu hiện dưới nhiều hình thức rất phong
phú, đa dạng. Trong hoàn cảnh lịch sử khác nhau, trong những không gian và
thời gian khác nhau thì vị trí, vai trò của các mối liên hệ trong các sự vật, hiện
tượng cũng khác nhau, có những mối liên hệ ở trong giai đoạn này là những mối
liên hệ chủ yếu, giữ vai trò quyết định sự vận động phát triển của sự vật, hiện
tượng nhưng khi chuyển sang giai đoạn khác lại là thứ yếu, không có vai trò

quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Do vậy, trong
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải luôn quán triệt quan điểm lịch

3


sử - cụ thể, phải nhận thức sự vật, hiện tượng trong sự tồn tại khách quan vốn có
của nó, phải xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối liên hệ và phải đánh giá
đầy đủ, đúng đắn vị trí, vai trò của từng mối liên hệ trong mỗi sự vật, hiện tượng
của thế giới vật chất.
Hơn nữa, các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất có nhiều mối liên
hệ khác nhau, rất phong phú và nhiều vẻ: có mối liên hệ bên trong và mối liên hệ
bên ngoài, mối liên hệ cơ bản và không cơ bản, mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu…
sự phân biệt các mối liên hệ đó lại mạng tính tương đối, tuỳ thuộc vào những
hoàn cảnh lịch sử - cụ thể nhất định để xem xét. Có nhiều trường hợp, trong hoàn
cảnh lịch sử này, có thể là mối liên hệ bên trong, chủ yếu và quyết định, nhưng
khi chuyển sang các hoàn cảnh lịch sử khác, vào thời điểm khác, trong một
không gian và thời gian khác thì chính những mối liên hệ đó lại trở thành thứ
yếu, bên ngoài không cơ bản không quyết định nữa…
Thứ ba, các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất luôn luôn có một quá
trình vận động, biến đổi không ngừng, sự vận động, biến đổi và phát triển đó
xuất hiện những nguyên nhân khác nhau, nảy sinh những mâu thuẫn khác nhau,
có sự tích luỹ về lượng và sự biến đổi, sự nhảy vọt về chất cũng khác nhau, do
đó, trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau, sự phủ định của phủ định trong mỗi
sự vật, hiện tượng cũng diễn ra không giống nhau. Trong những điều kiện và
hoàn cảnh lịch sử cụ thể sẽ xuất hiện những nguyên nhân xác định, cụ thể, nảy
sinh những mâu thuẫn cụ thể. Do vậy, muốn nhận thức đúng bản chất của sự vật,
hiện tượng, tìm ra phương hướng và giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn phải
nhận thức đúng nguyên nhân và các mâu thuẫn cụ thể của sự vật, phải đặt sự
vật, hiện tượng trong một hoàn cảnh lịch sử xác định để tìm ra những mặt những

mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng trong không gian, thời gian cụ
thể. Thấy rõ quá trình phát triển của từng mâu thuẫn, xem xét vai trò và mối
quan hệ của từng mâu thuẫn, điều kiện chuyển hoá giữa chúng, tạo ra những điều

4


kin thỳc y mõu thun chớn mui tỡm phng thc phự hp gii quyt,
khụng iu ho mõu thun. Phi tỡm cỏc hỡnh thc gii quyt mõu thun linh hot
phự hp vi tng loi mõu thun v iu kin c th. Trong nhn thc v hot
ng thc tin phi tỡm hiu nguyờn nhõn, iu kin c th ú sinh ra s vt;
mun xoỏ b mt hin tng tiờu cc, khụng cú li cn xoỏ b nguyờn nhõn c
th sinh ra nú. Nhn thc cỏc s vt hin tng cn phõn tớch cỏc nguyờn nhõn,
phõn loi nguyờn nhõn ch ra mi quan h gia cỏc nguyờn nhõn, chiu hng
tỏc ng ca cỏc nguyờn nhõn cú bin phỏp thớch hp thỳc y cỏc nguyờn
nhõn dn n kt qu cú li, hn ch, hoc trit tiờu cỏc nguyờn nhõn bt li.
Bờn cnh ú, trong quỏ trỡnh nhn thc v hot ng thc tin ci to s
vt phi xem xột ni dung c th v hỡnh thc c th, ci to s vt phi i t
ni dung, tỏc ng vo c ni dung v hỡnh thc ca s vt, hin tng. Cn to
ra hỡnh thc c th phự hp vi ni dung ang bin i thỳc y s vt theo
nhu cu nhim v thc tin. Mun hiu bit ỳng n v s vt, nhn thc khụng
dng hin tung m phi i t hin tng tỡm ra bn cht. Phi xỏc nh cỏc
hin tng in hỡnh trong hon cnh c th cú kt lun chớnh xỏc bn cht s
vt thi im xỏc nh v khụng gian v thi gian c th. Chng ch ngha
hỡnh thc coi nh, khụng thy ht vai trũ quan trng ca ni dung. Trong nhn
thc v trong hot ng thc tin, cn da vo hin thc, khụng da vo kh
nng, cn tớnh n cỏc kh nng cú th ra ch trng, k hoch hnh ng
c th sỏt ỳng. Sau khi xỏc nh c cỏc kh nng phỏt trin ca s vt, cn kiờn
quyt thc hin kh nng ú la chn, to ra cỏc iu kin c th hin thc hoỏ
nú.

Khi quỏn trit phng phỏp xem xột lch s - c th ca ch ngha Mỏc,
V.I.Lờnin ó khng nh: Bn cht linh hn sng ca ch ngha Mỏc l phõn tớch
c th mt tỡnh hỡnh c th3.
3

V.I.Lênin toàn tập, tập 11, Nxb Tiến bộ, Mát xcơ va 1977, tr. 161.

5


Thứ tư, quan điểm lịch sử - cụ thể cũng đòi hỏi phải tránh khuynh hướng
xem xét sự vật, hiện tượng một cách giáo điều, chung chung và trừu tượng, xem xét
một cách đại khái, qua loa, không cụ thể, không đặt sự vật, hiện tượng trong một
không gian và thời gian cụ thể, không thấy được quá trình vận động biến đổi và
phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất. Mặt khác, cũng cần đề
phòng khuynh hướng tuyệt đối hoá trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải vừa
thấy tính lịch sử - cụ thể vừa thấy cả quá trình phát triển của sự vật. Mọi biểu hiện
xem xét các sự vật, hiện tượng mà không quán triệt đúng đắn quan điểm lịch sử cụ
thể là trái với phương pháp xem xét của chủ nghĩa Mác - Lênin.
1.2. Nội dung của quan điểm lịch sử - cụ thể
Quan điểm lịch sử cụ thể là một phương pháp xem xét khoa học được rút ra từ cơ
sở lý luận của triết học Mác - Lênin. Nội dung của quan điểm lịch sử - cụ thể chỉ
ra rằng: khi xem xét sự vật, hiện tượng cần phải đặt sự vật, hiện tượng đó trong
một không gian và thời gian xác định, phải xuất phát từ hiện thực khách quan, từ
sự tồn tại cụ thể, trong hoàn cảnh lịch sử nhất định để nhận thức đúng đắn về sự
vật, hiện tượng. Phải luôn luôn lấy sự vật, hiện tượng cụ thể làm đối tượng
nghiên cứu và cải tạo, không được xuất phát từ những công thức có sẵn, từ ý
muốn chủ quan hoặc từ bên ngoài để áp đặt vào sự vật, hiện tượng. Mỗi sự vật,
hiện tượng đều có một quá trình nhất định, một hoàn cảnh lịch sử cụ thể xác
định, do vậy, phải đặt sự vật, hiện tượng trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định

với một quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của mỗi sự vật, hiện tượng.
Trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn cải tạo sự vật, hiện tượng
phải luôn nghiên cứu những phương thức tồn tại cụ thể của sự vật, hiện tượng,
phải đặt sự vật, hiện tượng đó vào một hoàn cảnh, một môi trường sống của
chính nó để từ đó nhận thức cho đầy đủ những mối liên hệ bên trong, mối liên hệ
bên ngoài, những nguyên nhân chủ yếu cơ bản quyết định sự vận động phát triển

6


của sự vật, hiện tượng đó. Từ đó xác định được những mâu thuẫn cơ bản chủ yếu
chi phối quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.
Quan điểm lịch sử cụ thể cũng chỉ ra trong xem xét và cải tạo sự vật, hiện
tượng phải đảm bảo tính khách quan trong quá trình xem xét, quá trình nghiên
cứu và quá trình cải tạo sự vật, hiện tượng. Phải kết hợp phân tích cho được
những nhân tố bên trong, những mối liên hệ cơ bản và những mâu thuẫn chủ yếu
tồn tại trong mỗi sự vật, hiện tượng với những điều kiện và hoàn cảnh khách
quan, với một quá trình lịch sử đó và đang diễn ra của bản thân mỗi sự vật, hiện
tượng. Không được xuất phát từ những ảo tưởng xa xôi, viển vông hão huyền và
xa rời hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi sự vật, hiện tượng. Mọi cương lĩnh, mọi
nghị quyết và cả đường lối lãnh đạo, quan điểm chỉ đạo phải luôn bám sát thực
tiễn vận động biến đổi và phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng. Phải căn cứ vào
hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi sự vật, hiện tượng để đề ra nghị quyết, phương
hướng chỉ đạo và cải tạo sự vật, hiện tượng một cách đúng đắn. Mọi lý luận phải
được khái quát từ thực tiễn đó và đang diễn ra trong cuộc sống hiện thực, từ
những hoàn cảnh lịch sử sinh động của đất nước, của xã hội. Lý luận mà không
xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự vật, hiện tượng rồi sẽ trở thành lý
luận suông, hoàn toàn giáo điều, kinh viện, không có tác dụng cải tạo thực tiễn.
1.3. Tác dụng của việc vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể trong hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người

Hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là hai lĩnh vực hoạt động cơ
bản của con người trong quá trình đi khám phá và chinh phục thế giới vật chất,
quá trình cải tạo làm biến đổi giới tự nhiên xã hội loài người và làm biến đổi
chính bản thân con người. Để cải tạo và biến đổi thế giới vật chất theo quy luật
khách quan, con người trước hết phải có những hiểu biết đúng đắn bản chất đích
thực của thế giới vật chất, nhận thức được những quy luật đó, đang chi phối
quyết định sự vận động phát triển của bản thân thế giới vật chất. Chỉ chừng nào
7


con người nhận thức được đúng đắn những quy luật khách quan, nhận thức đúng
đắn bản chất của mỗi sự vật, hiện tượng, thì chừng đó con người mới có thể cải
tạo được thế giới vật chất. Thông qua quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo giới tự
nhiên, cải tạo xã hội, con người đó nhận thức được những quy luật khách quan
chi phối sự vận động phát triển của giới tự nhiên, và xã hội loài người, từ đó rút
ra được những quan điểm, những nguyên tắc quan trọng nhất để chỉ đạo hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn của chính bản thân con người.
Trong hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc mà con người đã khái
quát thông qua quá trình tổng kết những kinh nghiệm của lịch sử xã hội loài
người, từ những quan điểm và những nguyên tắc thuộc lĩnh vực nghiên cứu của
triết học là những quan điểm chung nhất, tạo thành thế giới quan, phương pháp
luận chung nhất và phổ biến nhất để chỉ đạo con người trong quá trình nhận thức
và hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới vật chất. Do vậy, cùng với quan điểm toàn
diện và quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử - cụ thể có vai trò và tác dụng rất
lớn trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
Trong hoạt động nhận thức, quan điểm lịch sử - cụ thể giúp con người
nhận thức được đúng đắn tình hình, hoàn cảnh lịch sử của sự vận động và phát
triển của mỗi sự vật, hiện tượng, nhận thức được cái bản chất, cái quy luật và các
quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất. Từ đó con
người có thể đánh giá được tình hình và hoàn cảnh hiện tại, phân tích cụ thể một

tình hình cụ thể, dự kiến được sự vận động phát triển trong tương lai và có một
cái nhìn đúng đắn về những sự kiện lịch sử đó diễn ra, luôn coi trọng lịch sử của
tự nhiên, xã hội loài người đã trải qua.
Trong hoạt động thực tiễn, khi thấm nhuần quan điểm lịch sử - cụ thể
trong triết học, con người có thể đề ra được những chủ trương, biện pháp và các
giải pháp đúng đắn, hợp lý và thật sự khoa học để góp phần cải tạo thế giới vật
chất vận động và phát triển không ngừng. Mọi đường lối, và nghị quyết đề ra
8


luôn bám sát được yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất
nước và của xã hội. Nếu phủ nhận quan điểm lịch sử - cụ thể thì con người sẽ đi
đến chỗ bế tắc trong cải tạo thực tiễn, những giải pháp đưa ra sẽ trở lên giáo
điều, kinh viện, duy tâm và siêu hình, từ đó gây cản trở quá trình vận động phát
triển của thế giới vật chất, thậm chí nếu không biết vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể sẽ thủ tiêu và kéo lùi sự phát triển của xã hội loài người.
2. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay nhìn
từ quan điểm lịch sử - cụ thể
2.1. Bối cảnh của Việt Nam và trên thế giới
Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối
cảnh: “Tình hình thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường. Hoà
bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo,
chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn diễn ra gay gắt...toàn cầu
hoá và cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy hình
thành xã hội thông tin và kinh tế trị thức...”4
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở đất nước ta được tiến hành
trong điều kiện, hoàn cảnh vừa có những thuận lợi, vừa gặp phải những thách
thức lớn. Những thắng lợi quan trọng đó đạt được trong công cuộc đổi mới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa đã đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng
kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt, vị thế của
đất nước ta ngày càng được khẳng định đối với các nước trong khu vực và trên

toàn thế giới. Gần 30 năm tiến hành đổi mới toàn diện đã làm cho thế và lực của
đất nước ta lớn mạnh hơn nhiều. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được
tăng cường. Tình hình chính trị-xã hội cơ bản ổn định, nhân dân ngày càng tin
tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Từng bước mở rộng quan hệ hợp tác
với các nước trong khu vực và trên thế giới tạo nên một môi trường hoà bình,
4

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG Hà Nội, 2011, tr.27-29

9


hữu nghị, hợp tác, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau; đây là điều kiện hết sức thuận lợi
để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, nguồn vốn, công nghệ
mới… phục vụ ngày càng tốt hơn sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong khi chúng ta vẫn
phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh bốn nguy cơ đó là: Nguy cơ tụt hậu xa
hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình
trạng suy thoái về chính trị, tư tuởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham những, lãng phí còn nghiêm trọng.
Những biểu hiện xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội “tự chuyển hóa” có diễn biến
phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”,
gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ, “nhân quyền” hòng làm thay
đổi chế độ chính trị ở nuớc ta. Kinh tế phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng
trưởng, năng suất thấp, hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối
kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, cung ứng điện chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác
quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng nguồn lực còn hạn chế, dàn trải,
quản lý Nhà nước với danh nghiệp nói chung còn nhiều yếu kém. Tăng trưởng

kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm phát triển
theo chiều sâu....đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp...Nền
tảng để Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa
được hình thành đầy đủ...
Dựa trên cơ sở quan điểm lịch sử - cụ thể, nhận thức đúng đắn tình hình
thế giới và trong nước; dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng (tài liệu
sử dụng tại đại hội đại biểu các cấp cơ sở) chỉ rõ một số hạn chế, khuyết điểm,
đó là: “Đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện; một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội chưa
đạt kế hoạch, nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020

10


nuớc ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt
được...”5. Trên cơ sở quan điểm lịch sử - cụ thể, Đảng ta xác định mục tiêu tổng
quát phát triển đất nước trong 5 năm (2016-2020) là: “Tăng cường xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh...; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, xây dựng
nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bảo vệ cững
chắc độc; lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà
nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa...”6.
2.2. Nội dung, bước đi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
hiện nay
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một quá trình mang tính lịch sử – cụ thể,
nó gắn liền với những hoàn cảnh, những điều kiện lịch sử ở các thời kỳ khác
nhau, ở các nước khác nhau. Do vậy, nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
luôn biến đổi tuỳ thuộc vào sự tác động của hoàn cảnh lịch sử và môi trường xã
hội, vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của mỗi nước. Đối với Việt
Nam, tại Hội nghị lần thứ 7 của BCHTƯ ( khoá VII) đã khẳng định: “Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt

động kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một
cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp
tiên tiến, hiện đại, tạo ra năng xuất lao động cao”. “Đối với nước ta, đó là một
quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nhằm cải biến một xã hội
nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp, gắn với việc hình thành từng
bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt
của chế độ xã hội mới”7.
5

Dự thảo các văn kiện trình đại hội XII của Đảng, Hà Nội, 2015. Tr. 9.

6

Dự thảo các văn kiện trình đại hội XII của Đảng, Hà Nội, 2015. Tr. 9.

7

Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII), Hà nội, 1994, tr.4

11


Đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, Việt Nam tiến
hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện thế giới đã trải qua hai cuộc
cách mạng kỹ thuật, đây vừa là cơ hội, vừa là những thách thức đối với quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Do vậy, nội dung, con đường
và bước đi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải phù hợp với đặc điểm và điều
kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam hiện nay.
Nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay chính là đổi
mới và nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ của nền kinh tế theo hướng hiện

đại nhằm phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, từng bước tạo ra cơ sở vật chất
kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết là quá trình cách mạng về lực lượng sản xuất
để chuyển nền kinh tế dựa trên trình độ kỹ thuật thủ công, công nghệ lạc hậu,
năng xuất lao động thấp thành nền kinh tế dựa trên trình độ kỹ thuật và công
nghệ hiện đại, năng xuất lao động cao hơn. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng
là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành có hàm
lượng khoa học – công nghệ cao. Muốn đạt được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện
đại hoá phải phát triển công nghiệp, nhưng quan trọng hơn, là phải đổi mới và
phát triển công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại
hoá trước hết phải nhằm thay đổi tình trạng kỹ thuật, công nghệ lạc hậu trong sản
xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Tuỳ theo điều kiện
và khả năng của từng thời kỳ mà lựa chọn những ngành, nghề cần ưu tiên để đổi
mới công nghệ theo hướng hiện đại để từ đó tạo ra sự đột phá mới về năng xuất
lao động, chất lượng sản phẩm, hình thành những ngành nghề nòng cốt, mũi
nhọn cho tương lai. Việc áp dụng sẽ đem lại hiệu quả cao, tăng tích luỹ để đầu tư
mở rộng sản xuất, tạo nhiều việc làm mới. Mặc dù việc áp dụng những thành tựu
công nghệ hiện đại sẽ đi cùng với việc sử dụng ngày càng ít hơn lao động trực

12


tiếp, nhưng lại tạo ra nhiều việc làm ở các khâu khác, ở các ngành nghề có liên
quan. Quá trình đổi mới kỹ thuật và công nghệ theo hướng hiện đại cần chú ý lựa
chọn những công nghệ cụ thể phù hợp với toàn bộ nền kinh tế trong nước và phù
hợp với trình độ và con người Việt Nam hiện nay. Đồng thời trong quá trình đó,
cần cố gắng khắc phục những hạn chế và những sai sót trong khi lựa chọn công
nghệ và kỹ thuật trong quá trình chuyển giao. Không vì bất cứ lý do gì: vì cục bộ
địa phương, dốt nát, tham nhũng mà lựa chọn những công nghệ biến nước ta trở

thành “bãi rác” của thế giới. Do vậy, cần có một chiến lược công nghệ phù hợp
là vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở Việt Nam.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay phải tiến tới xây dựng
cho được một cơ cấu kinh tế hợp lý phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử ở
nước ta hiện nay. Cơ cấu kinh tế được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau:
thành phần kinh tế, trình độ kỹ thuật – công nghệ, ngành, lĩnh vực và vùng kinh
tế… Sự hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở nước ta hiện nay luôn luôn gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
do chính sự biến đổi về trình độ kỹ thuật và công nghệ của bản thân quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo ra. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
hiện nay không nên hiểu chỉ là tăng thêm một cách giản đơn tỉ trọng của sản xuất
công nghiệp, mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới công
nghệ. Chủ động thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá sẽ tạo ra nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững và có hiệu quả
cao của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Do vậy, vấn đề quan trọng của quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tạo ra được một cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp
với các điều kiện cụ thể ở trong nước và quốc tế. Một cơ cấu kinh tế được coi là
hợp lý khi nó phản ánh đúng sự vận động của các quy luật khách quan, trước hết
là các quy luật kinh tế của đất nước; phù hợp với xu hướng phát triển của tiến bộ

13


khoa học – kỹ thuật và công nghệ trên thế giới; cho phép khai thác tối đa mọi
tiềm năng của đất nước trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, là điều kiện
để từng bước hoà nhập vào phân công lao động và hợp tác quốc tế.
Như vậy, việc xây dựng cơ cấu kinh tế không thể tuỳ thuộc vào ý muốn
chủ quan, duy ý chí, mà phải xuất phát từ những điều kiện khách quan, từ những
điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước ta. Việc xây dựng cơ cấu kinh

tế hợp lý trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta là quá trình
chuyển dịch từ một cơ cấu kinh tế phiến diện, lạc hậu, ít hiệu quả sang một cơ
cấu kinh tế đa dạng, hiệu quả cao. Theo đó, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá phải hình thành cho được một nền kinh tế cơ cấu công – nông nghiệp, dịch
vụ gắn liền với phân công lao động và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng. Quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta phải là quá trình chuyển dịch cơ
cấu lao động để hình thành cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp và dịch vụ theo
hướng: tỉ trọng và số lao động tuyệt đối trong nông nghiệp giảm dần. Tỉ trọng và
số lao động tuyệt đối trong công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Cùng với đó
là tỉ trọng lao động trí tuệ ngày càng tăng, chiếm ưu thế so với lao động giản đơn
trong tổng số lao động của xã hội. Tốc độ lao động trong các ngành dịch vụ
nhanh hơn tốc độ lao động trong các ngành sản xuất vật chất.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở nước ta hiện nay không chỉ được diễn ra giữa các ngành cơ bản của nền kinh tế
quốc dân, mà sự chuyển dịch cơ cấu đó phải được thể hiện ngay trong nội bộ
từng ngành nghề, nội bộ từng vùng kinh tế, từng địa phương. Đặc biệt phải chú
trọng quan tâm đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông
thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến,
nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Mở
rộng thương nghiệp dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn. Nếu không tạo ra được
một sự chuyển dịch thật sự cơ cấu kinh tế ở nông thôn, nông nghiệp theo hướng

14


công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì không thể đưa kinh tế nông nghiệp, nông thôn
tiến lên, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, không thể thực hiện thành công
chủ trương xoá đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội.
Đảng ta đã khẳng định: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải
đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về

đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh: có mức tích luỹ
ngày càng cao từ nội bộ nền kinh tế; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh;
kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và có một số ngành công nghiệp nặng then
chốt; có năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ; giữ vững ổn định về kinh
tế – tài chính vĩ mô; đảm bảo an ninh lương thực, an toàn năng lượng, tài chính,
môi trường… Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát
triển đất nước”8.
Con đường và bước đi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước
ta hiện nay rất phong phú, da dạng. để hoàn thành mục tiêu xây dựng nền tảng để
sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo huớng hiện đại, thì con
đường và bước đi trong khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với hoàn
cảnh cụ thể của đất nước ta không thể hoàn toàn giống với các nước đi đầu trước
đây được. Thực tiễn cho thấy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các
nước phát triển đó diễn ra và kéo dài trong nhiều thế kỷ, thậm chí là vài trăm
năm mới thành công. Do vậy, không còn cách nào khác, “Con đường công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có
những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước,
tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ
thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở
8

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG Hà Nội 2001, tr. 91-92.

15


mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ,
từng bước phát triển kinh tế tri thức”9.
Bài học kinh nghiêm của các nước Đông Á và Đông Nam Á như: Nhật

Bản, Hàn Quốc và các con rồng Châu Á cho thấy cần phải công nghiệp hoá, hiện
đại hoá theo hướng “đi tắt”, “đón đầu”. Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể rút
ngắn được khoảng cách và tiến tới đuổi kịp các nước phát triển trong khu vực và
trên thế giới. Tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, then chốt, hiện
đại, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới. Kiên quyết không đi
theo con đường cũ hoặc lặp lại một cách máy móc quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá của các nước đó từng thực hiện trước đây.
Do hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước ta hiện nay với điểm xuất phát đi
lên chủ nghĩa xã hội về trình độ lực lượng sản xuất rất thấp, lao động dư thừa
nhiều, vốn đầu tư có hạn nên việc đổi mới trình độ kỹ thuật và công nghệ của
nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải được tiến hành
với những bước đi vừa tuần tự, vừa nhảy vọt. Trong khi ưu tiên loại công nghệ
tạo nhiều việc làm, cần ít vốn, sử dụng và cải tiến công nghệ truyền thống, phải
tranh thủ tối đa công nghệ tiên tiến. Chỉ với sự kết hợp những bước tiến tuần tự
về công nghệ với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu, hình thành những
mũi nhọn phát triển theo trình độ tiên tiến của khoa học công nghệ thế giới
chúng ta mới có thể vừa tạo thêm nhiều việc làm, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng
kinh tế, năng xuất lao động, vừa có thể cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, vừa tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, trên cơ sở đó
mà tăng cường sự ổn định chính trị, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc và giữ vững định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa.
KẾT LUẬN

9

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG Hà Nội 2001, tr. 91.

16



Như vậy, sự nghiệp đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
nước ta, là một quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp; đứng trước thời cơ và
vận hội mới, đòi hỏi Đảng ta phải vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn đất nước; bám sát quan điểm lịch sử cụ thể đề ra đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp, thực hiện thắng lợi sự
nghiệp đổi mới, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế.
Tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Chính điều đó, giúp cho bản thân xác định tốt hơn trách
nhiệm của mình trong việc nâng cao tinh thần học tập lý luận của chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu, nhận thức một cách đúng đắn, khoa
học. Đồng thời biết vận dụng một cách sáng tạo trong hoạt động thực tiễn. Tích
cực trong học tập và nghiên cứu khoa học, giáo dục cán bộ chiến sỹ làm tốt
nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân
dân, bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân
dân ta đã xây dựng hơn 70 năm qua. Góp một phần nhỏ bé của mình vào thành
công của sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đồng thời, đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa duy tâm, xét lại
đang xuyên tạc chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kể cả trong nhận
thức cũng như trong hành động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là
trong lực lượng vũ trang hiện nay, đồng thời bám sát cuộc sống, tổng kết kinh
nghiệm phát triển lý luận phù hợp với thực tiễn cuộc sống, đó là nhiệm vụ của
những người cộng sản hiện nay. Kẻ thù đang tìm cách tuyên truyền xuyên tạc
chống lại Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, bóp méo chủ nghĩa Mác chúng đang
rêu rao về giải phóng, phát triển toàn diện, dân chủ, nhân quyền “con người” phi
giai cấp, đó chỉ là con người tộc loại, con người toàn thể, một cách chung
chung...mục đích nhằm che đậy đấu tranh giai cấp mà thôi; điều chỉnh quan hệ
sản xuất, các hình thức sở hữu ... nhưng tự bản thân chủ nghĩa tư bản không thể

17



vượt qua chính nó. Đòi hỏi Đảng, các lực lượng vũ trang nhân dân, cũng như
toàn thể giai cấp công nhân và toàn dân tộc Việt Nam ta cần hết sức cảnh giác và
đấu tranh không khoan nhượng với mưu đồ đó. Đồng thời kiên quyết phê phán
các trào lưu tư tưởng lợi dụng chủ nghĩa duy tâm bóp méo vai trò con người
trong nền sản xuất vật chất. Đó là thái độ đúng đắn của những người Cộng sản.
Đó cũng là thể hiện công khai tính đảng của mình, biến thành vũ khí tinh thần
cho mình. Do gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản,
triết học Mác trở thành hạt nhân lý luận khoa học cho thế giới quan cộng sản của
giai cấp công nhân, là điều kiện tiên quyết để giai cấp công nhân thực hiện được
sứ mệnh lịch sử vĩ đại của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung uơng khoá VII, Hà nội, 1994.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb CTQG, Hà nội, 2001.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb CTQG, Hà nội, 2006
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb CTQG, Hà nội, 2011.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Dự thảo các văn kiện trình đại hội XII của Đảng
(tài liệu sử dụng tại đại hội đảng bộ cấp cơ sở), Hà nội, 2015.
6. Giáo trình triết học Mác-Lênin - lý luận và vận dụng, Nxb QĐND, Hà nội,
2006.
7. V. I.Lênin Toàn tập, tập 11, Nxb Tiến bộ Mátcơva, 1997.

18


19




×