Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

BUỔI THẢO LUẬN THỨ 3: VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ (tiếp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.58 KB, 26 trang )

MỤC LỤC


BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA:
VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ (tiếp).

I. Vấn đề 1: Hiệu lực ràng buộc của hợp đồng.
Câu 1: Hợp đồng có hiệu lực từ khi nào?
Tại Khoản 1, Điều 401, BLDS 2015 về Hiệu lực của hợp đồng:
“1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”.
Căn cứ vào quy định trên, có 3 thời điểm có hiệu lực của hợp đồng:
- Trong trường hợp các bên không có thoả thuận hoặc pháp luật không quy định, hợp đồng
có hiệu lực từ kể thời điểm giao kết hợp đồng. Đây là trường hợp pháp luật xác định thời
điểm có hiệu lực của hợp đồng dựa trên bản chất của hợp đồng và sự suy đoán ý chí của các
bên1.
- Trong trường hợp các bên có thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bằng một
điều khoản cụ thể trong hợp đồng, thì hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm do các bên thoả
thuận. Thời điểm này có thể là một sự kiện pháp lí xác định hoặc một điều kiện xác định2.
- Trong trường hợp pháp luật có quy định thời điểm có hiệu lực của một số hợp đồng cụ
thể, thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm theo pháp luật quy định3.
Câu 2: Hợp đồng có hiệu lực đối với những ai?
- Hợp đồng có hiệu lực đối với các bên tham gia. Khi hợp đồng được thiết lập, thì các bên
phải tôn trọng và thực hiện đúng hợp đồng, không bên nào được từ chối thực hiện hoặc rút
lui khỏi hợp đồng hoặc đình chỉ thực hiện khi hợp đồng chưa hết thời hạn thực hiện.
- Hợp đồng còn có hiệu lực đối với người thứ ba có liên quan đến nội dung của hợp đồng.
Hiệu lực này thể hiện ở một số hợp đồng: Hợp đồng chuyển nhượng tài sản cho thuê, cho
mượn, thế chấp tài sản; Hợp đồng chuyển nhượng các bất động sản được hưởng dịch quyền
bởi một bất động sản khác; Hợp đồng có hiệu lực đối với người thứ ba kế vị pháp lí (người
kế quyền), nếu đối tượng của nghĩa vụ không bị cấm chuyển dịch,… Ngược lại, một hợp
1



Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức, năm 2013, tr.247.
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức, năm 2013, tr.247.
3
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức, năm 2013, tr.246.
2

1


đồng kí kết vì lợi ích của người thứ ba mà người thứ ba đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp
đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết cũng không được sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng,
trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý (Điều 416, BLDS 2015).
- Hợp đồng có hiệu lực đối với toà án thụ lý giải quyết tranh chấp của các bên phát sinh từ
hợp đồng. Nếu hợp đồng đã có những điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của các
bên mà các bên vẫn vi phạm, thì thẩm phán căn cứ vào hợp đồng để xác định trách nhiệm
của các bên vi phạm hợp đồng đó. Thẩm phán còn có thể phải tuân theo các điều khoản đặc
biệt về chọn toà án hoặc chọn luật (nội dung và tố tụng) trong giải quyết tranh chấp hợp
đồng, nhất là các hợp đồng quốc tế4.
Câu 3: Hợp đồng có hiệu lực như thế nào? Vì sao?
Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hoặc
pháp luật có quy định khác. Khi hợp đồng đã có hiệu lực thì hợp đồng sẽ có hiệu lực ràng
buộc đối với các bên tham gia giao kết hợp đồng và các bên tham gia giao kết phải thực hiện
đúng các quyền và nghĩa vụ đối với nhau như đã nêu trong hợp đồng.
Bởi vì căn cứ Khoản 2, Điều 401, BLDS 2015 quy định:
“2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với
nhau theo đã cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các
bên theo quy định của pháp luật.”
Câu 4: Quan niệm về hiệu lực của hợp đồng của Việt Nam có khác với quan niệm về hiệu
lực ràng buộc của hợp đồng so với pháp luật của các nước Anh – Mỹ?

- BLDS Đức không qui định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, nhưng có qui định
chung về thời điểm có hiệu lực của sự tuyên bố ý chí, và qui định này cũng được áp dụng cả
với việc giao kết hợp đồng: “Tuyên bố ý chí đối với một người vắng mặt có hiệu lực vào thời
điểm người đó nhận được tuyên bố”5. (Khoản 1, Điều 130, BLDS Đức).
4

Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức, năm 2013, tr.252.
Section 130 Effectiveness of a declaration of intent to absent parties
(1)A declaration of intent that is to be made to another becomes effective, if made in his absence, at the point of time when this
declaration reaches him. It does not become effective if a revocation reaches the other previously or at the same time.
5

2


- BLDS Nga cũng có qui định tương tự: “Hợp đồng được giao kết tại thời điểm bên đề nghị
nhận được thư trả lời chấp nhận”6 (Khoản 1, Điều 433, BLDS Nga). Qui định này của BLDS
Nga có điểm giống với qui định tại Khoản 1, Điều 400, BLDS 2015 của Việt Nam.
- BLDS của Pháp không có qui định về thời điểm giao kết hợp đồng nói chung, mà chỉ có
qui định về thời điểm có hiệu lực của hai hợp đồng cụ thể là hợp đồng tặng cho7 (Điều 932)
và hợp đồng ủy quyền8 (Khoản 2, Điều 1985). Thời điểm có hiệu lực khi các bên thể hiện sự
chấp nhận thông qua việc gửi thư thông báo.
- Nguyên tắc thư được gửi đi – “postal rules” (hay “mail – box rules”) của các nước theo hệ
thống pháp luật Anh - Mỹ, điều thứ nhất trong postal rules cho rằng: hợp đồng được giao kết
tại thời điểm thư trả lời chấp nhận được gửi đi9.
Câu 5: Thế nào là điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi?
Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi là trường hợp xuất hiện những sự kiện không
lường trước được, không làm cho hợp đồng không thể thực hiện được nhưng khi thực hiện
thì bên phải thực hiện sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với dự tính hay bên nhận thực hiện có
được giá trị thấp hơn rất nhiều so với dự tính.

Câu 6: Ai được quyền điều chỉnh hợp đồng? Điều kiện để điều chỉnh hợp đồng là gì?
- Căn cứ vào Khoản 2, Điều 420, BLDS 2015 về Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản:
“2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền
yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý”.
Trong trường hợp hoàn cảnh cơ bản thay đổi lớn và không lường trước được về hoàn cảnh
thực tế so với thời điểm xác lập hợp đồng, thì các bên đã giao kết hợp đồng là người có

6

Article 433. Moment of Conclusion of Contract.
1. A contract shall be deemed to be concluded at the moment of receipt by the person who has made an offer of its acceptance.
7
Nguyên văn: La donation entre vifs n'engagera le donateur, et ne produira aucun effet, que du jour qu'elle aura été acceptée en
termes exprès.
L'acceptation pourra être faite du vivant du donateur par un acte postérieur et authentique, dont il restera minute ; mais alors la
donation n'aura d'effet, à l'égard du donateur, que du jour où l'acte qui constatera cette acceptation lui aura été notifié.
8
Nguyên văn: L'acceptation du mandat peut n'être que tacite et résulter de l'exécution qui lui a été donnée par le mandataire.
9
An offer made by post/letter is not effective until received by the offeree.

3


quyền đàm phán lại để điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp với ý chí và bảo đảm được các
quyền, nghĩa vụ của các bên để tiếp tục thực hiện hợp đồng.
- Căn cứ vào Khoản 1, Điều 420, BLDS 2015 về Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
cơ bản, có các điều kiện để điều chỉnh hợp đồng:
“1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi
hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không
được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây
thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho
phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh
hưởng đến lợi ích”.
Câu 7: Phân biệt việc điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi so với hợp đồng không
thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng?
Điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi và hợp đồng không thể thực hiện được do sự
kiện bất khả kháng đều phát sinh từ những nguyên nhân khách quan, và những nguyên nhân
này đều không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng. Nhưng ở điều chỉnh
hợp đồng do có hoàn cảnh thay đổi thì hậu quả của việc hoàn cảnh thay đổi không ảnh
hưởng nặng nề như sự kiện bất khả kháng (không khiến cho hợp đồng không thể thực hiện
được), song nó lại ảnh hưởng đến sự bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng.
Nếu ở hợp đồng không thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng, khi sự kiện bất khả
kháng xảy ra thì dẫn đến việc chấm dứt thực hiện hợp đồng còn ở điều chỉnh hợp đồng do
hoàn cảnh thay đổi thì hoàn cảnh thay đổi sẽ không là nguyên nhân làm chấm dứt hợp đồng,
mà nó là nguyên nhân gây thiệt hại cho một bên nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không
có sự thay đổi.
4


Nếu ở hợp đồng không thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng, việc không thực hiện
nghĩa vụ của một bên do sự kiện bất khả kháng sẽ được miễn trừ trách nhiệm thì điều chỉnh
hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi thì khi chưa thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng và
đang đợi Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình

theo hợp đồng.
Câu 8: Trong án lệ 04/2016, Toà án cho rằng hợp đồng có hiệu lực đối với những ai? Vì
sao?
- Trong án lệ 04/2016, Toà án cho rằng hợp đồng có hiệu lực đối với vợ chồng ông Ngự, bà
Phấn và vợ chồng ông Tiến, bà Tý.
- Vì vợ chồng ông Ngự, bà Phấn là bên bán và vợ chồng ông Tiến, bà Tý là bên mua, cả hai
bên cùng tham gia thoả thuận trong hợp đồng mua bán nhà, đất ngày 26/4/1996.
Câu 9: Trong Quyết định giám đốc thẩm số 690/2010/DS-GĐT, Toà án cho rằng hợp đồng
giữa các bên có hiệu lực hay không? Đoạn nào trong bản án cho phép khẳng định điều đó?
- Trong Quyết định giám đốc thẩm số 690/2010/DS-GĐT, Toà án cho rằng hợp đồng giữa
các bên có hiệu lực.
- Đoạn của bản án cho phép khẳng định điều đó:
“Trong trường hợp này phải xác định đây là tình tiết mới, ông Hiền đã được Tòa án chia
nhà đất, ông Hiền có toàn quyền quyết định việc chuyển dịch quyền sở hữu nhà, quyền sử
dụng đất cho vợ chồng ông Thảo mà không phụ thuộc vào hợp đồng ngày 08/02/2003 nữa.
Nên nếu ông Hiền vẫn thiện chí thực hiện hợp đồng mua bán nhà thì các bên có thể tiếp tục
thực hiện hợp đồng (có thể thoả thuận lại về giá cả và các điều kiện, cam kết khác)”.
Câu 10: Trong Bản án số 255/2016/DS-PT của TAND TP. Hồ Chí Minh, vì sao toà án cho
rằng hợp đồng được kết không đúng diện tích thực tế như vậy, nhưng lại có hiệu lực đối với
các bên?
Trong Bản án số 255/2016/DS-PT của TAND TP. Hồ Chí Minh, Toà án cho rằng hợp đồng
được kết không đúng diện tích thực tế như vậy, nhưng lại có hiệu lực đối với các bên bởi vì
5


theo Khoản 2, Điều 402, của BLDS 2015 thì mặc dù hợp đồng được kí kết không đúng diện
tích thực nhưng hợp đồng đó đã được thực hiện trên thực tế là ngày 29/10/2008 vợ chồng
ông Hà đã đăng ký và trở thành chủ sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở của hồ sơ gốc.
Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án nhân dân tối cao và Toà
án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong Quyết định số 690/2010/DS-GĐT,
- Đối với vụ việc tranh chấp mua bán nhà trên, Tòa án nhân dân tối cao cho rằngTòa án cấp
sơ thẩm và cấp phúc thẩm cho hợp đồng bị vô hiệu ngay từ khi giao kết để giải quyết hợp
đồng vô hiệu mà không xem xét đến thỏa thuận ngày 08/02/2003 về việc hủy bỏ hợp đồng
để giải quyết hợp đồng là không đánh giá đúng tình tiết của vụ án.
Mặt khác, sau khi hợp đồng mua bán nhà được xác lập, tài sản chung của bà Sinh và ông
Hiền là căn nhà có tranh chấp đã được chia theo quyết định của Tòa án nhân dân thành phố
Nha Trang nên ông Hiền có quyền định đoạt phần nhà đất của mình mà không phụ thuộc vào
thỏa thuận ngày 08/2/3003 nữa.
Nếu ông Hiền có thiện chí, hợp đồng mua bán nhà với ông Thảo bà Thanh có thể tiếp tục
thực hiện và thỏa thuận lại. Nếu không mới xem xét đến việc giải quyết tranh chấp hợp đồng
mua bán nhà kí ngày 23/02/2002.
- Hướng giải quyết trên của Tòa án là phù hợp, đảm bảo được lợi ích hợp pháp của các bên.
Nhà đất được thỏa thuận mua bán trên là tài sản chung chưa chia của ông Hiền và vợ cũ(bà
Sinh). Do đó, ông Hiền không có quyền tự mình định đoạt toàn bộ nhà đất. Tuy nhiên, hợp
đồng không thể bị coi là vô hiệu toàn bộ ngay từ đầu bởi lẽ:
+ Sau khi hợp đồng được kí kết ngày 23/2/2002 và có tranh chấp, các bên đã thỏa thuận lại
vào ngày 08/02/2003 với nội dung gặp bà Sinh để bà ký giấy ủy quyền cho ông Hiền đứng
tên một mình trong việc làm sổ đỏ và bán nhà. Trường hợp không thỏa thuận được mới là
điều kiện để hai bên hủy hợp đồng. Do đó, để đảm bảo tính khách quan, phải dựa vào khoản
1 Điều 425 của Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết:
“1.Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi
phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
6


+ Mặt khác, sau đó bà Sinh yêu cầu chia nhà đất và được giải quyết và bà Sinh đồng ý cho
ông Hiền sở hữu căn nhà, nhưng phải thanh toán cho bà Sinh ½ giá trị nhà và đất. Đây là
tình tiết mới, ông Hiền đã được chia nhà đất và có toàn quyền quyết định đối với quyền sở
hữu nhà và quyền sử dụng đất, mà không phải xem xét đến tài sản chung nữa. Do đó, phải

dựa vào hợp đồng giữa hai bên ngày 23/2/2002 để giải quyết là đảm bảo được lợi ích của
bên có quyền là ông Thảo bà Thanh và ý chí của bên có nghĩa vụ.
Theo Tòa án, hợp đồng mua bán nhà giữa ông Hiền bà Nguyệt và ông Thảo bà Thanh
không bị vô hiệu. Hai bên có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng theo ý chí của mình, bảo đảm
được quyền tự do ý chí của các bên sau đó mới xét đến tranh chấp khi có vi phạm hợp đồng
là hoàn toàn phù hợp.
Vụ việc trong Bản án số 255/2016/DS-PT, về hợp đồng mua bán nhà đất (là tài sản do thừa
kế) thì ông Hoan đã đại diện cho các đồng thừa kế là bà Thuỷ và bà Phụng kí kết hợp đồng
mua bán trên. Tuy nhiên, trong những người đồng thừa kế còn thiếu đi 2 người thừa kế nữa
là ông Khánh và bà Châu, như vậy ông Hoan đã thực hiện việc mua bán nhà đất mà không
có sự chấp thuận của hai người này là không đúng, không đảm bảo quyền lợi của ông
Khánh, bà Châu. Từ đó, hợp đồng này không có hiệu lực đối với phần diện tích của ông
Khánh và bà Châu nhưng Toà án cấp sơ thẩm xác định hợp đồng này có hiệu lực là không
đúng. Mặt khác, ông Hoan khai có một người anh là ông Khánh nhưng không cung cấp địa
chỉ và bà Châu cũng đã gửi đơn được tham gia tố tụng và cung cấp bản sao giấy khai sinh
chứng minh bà và ông Khánh là con ruột của bà Nhuận, ông Quốc. Do đó, việc Toà phúc
thẩm yêu cầu xác minh các hàng thừa kế của ông Quốc, bà Nhuận để tham gia tố tụng để xét
đến hiệu lực của hợp đồng là có căn cứ, nếu ông Khánh và bà Châu chấp thuận với hợp đồng
mua bán nhà đất nêu trên thì hợp đồng này có hiệu lựa, nếu ông Khánh và bà Châu không
chấp thuận hợp đồng này thì giải quyết hợp đồng này vô hiệu đối với phần diện tích của ông
Khánh và bà Châu theo quy định tại Điều 135, BLDS 2005 về Giao dịch dân sự vô hiệu từng
phần.

7


Câu 12: Trong tình huống: có đủ căn cứ để cho phép A được đề nghị toà án cho điều chỉnh
hợp đồng không? Vì sao?
- Trong tình huống trên có đủ căn cứ để cho phép A được đề nghị toà án cho điều chỉnh hợp
đồng.

- Vì căn cứ theo Khoản 1, Điều 420, BLDS 2015 về Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản có quy định về điều kiện yêu cầu điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ
bản thì A đã đáp ứng đủ các điều kiện về hoàn cảnh thay đổi nên A có quyền được đề nghị.
Theo đó, có yếu tố khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng (Điểm a) – là việc thành
phố tiến hành rào lô–cốt để làm đường tàu điện ngầm, sự việc này thì tại thời điểm giao kết
hợp đồng thì cả A và B đều không thể biết trước được (Điểm b), việc thay đổi này nếu A biết
trước thì A đã không thuê nhà hoặc thuê nhà của B với giá trị thấp hơn giá trị mà hai bên đã
từng thoả thuận (Điểm c). Việc làm đường làm cho đường đi bị thu hẹp, kẹt xe, bụi bẩn nên
lượng khách đến quá rất ít, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của A (Điểm d) và A
đã thu hẹp kinh hoanh để duy trì hoạt động ở mức tối thiểu (Điểm đ). Tuy nhiên, A và B
không thoả thuận được về sự điều chỉnh hợp đồng, do đó dựa vào Điểm b, Khoản 3, Điều
420, BLDS 2015 thì A có quyền đề nghị Toà án cho điều chỉnh hợp đồng.
Câu 13: Nếu B không đồng ý điều chỉnh hợp đồng, thì hậu quả có thể phát sinh ở đây là gì?
Giải thích vì sao và nêu căn cứ pháp lí?
- Nếu B không đồng ý điều chỉnh hợp đồng, thì hậu quả có thể phát sinh ở đây là: A có thể
yêu cầu toà án chấm dứt hợp đồng hoặc sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích của
các bên khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
- Căn cứ theo Khoản 3, Điều 420, BLDS 2015 về Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản:
“3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một
thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh
thay đổi cơ bản.
8


Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp
đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi”.
Câu 14: Cho biết những thay đổi và suy nghĩ của anh chị về những thay đổi giữa BLDS

2015 so với BLDS 2005 về chủ thể đang được nghiên cứu.
- Tại Điều 405, BLDS 2005 về Hiệu lực của hợp đồng dân sự:
“Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Và Điều 401, BLDS 2015 về Hiệu lực của hợp đồng:
“1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với
nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên
hoặc theo quy định của pháp luật”.
BLDS 2005 và BLDS 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng với nội dung có sự khác
nhau. Khoản 1, Điều 401, BLDS 2015 đã thay từ “pháp luật” trong điều luật cũ bằng từ
“luật” nên hiệu lực của hợp đồng phải do văn bản (văn bản dưới luật không được quy định),
như vậy đã giới hạn lại phạm vi có hiệu lực của hợp đồng.
Tại Khoản 2, Điều 401, BLDS 2015 đã bổ sung quy định mới so với BLDS 2005. Tuy
nhiên quy định tại Khoản 2 này có thể gây nhầm lẫn giữa hiệu lực của hợp đồng (kéo theo hệ
quả là không được giao kết với ai nữa, không được thay đổi những gì đã thống nhất) và thực
hiện hiện hợp đồng vì có thể xảy ra hoàn cảnh, hợp đồng có hiệu lực rồi nhưng các bên chưa
phải thực hiện ngay.
- BLDS 2015 đã bổ sung thêm một quy định mà BLDS 2005 không có, đó là quy định về
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Điều 420, BLDS 2015. Quy định trên
là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn bởi hợp đồng sinh ra không để bị huỷ bỏ hay chấm dứt,
đồng thời việc cho Toà án quyền chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng mà không cho sửa đổi hợp
đồng là tự mâu thuẫn vì chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng cũng xâm phạm tới cam kết đã các bên
xác lập hợp pháp. Vì vậy, với quy định tại Khoản 3, Điều 420, Toà án có lựa chọn nhưng
9


phải ưu tiên sửa đổi hợp đồng so với chấm dứt hợp đồng. Tại Khoản 4, Điều 420 đã có quy
định về hoàn cảnh của các bên trong quá trình thương lượng, sửa đổi hợp đồng, quy định này

phù hợp với thực tiễn xét xử.
II. Vấn đề 2: Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng.
Câu 1: Đối với vụ việc trong Quyết định số 36, đoạn nào cho thấy Toà án địa phương đã
buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng?
Đối với vụ việc trong Quyết định số 36, đoạn cho thấy Toà án địa phương đã buộc các bên
tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng:
“Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 06/2010/KDTM-ST ngày 27/8/2010. Toà
án nhân dân huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã quyết định:

2. Buộc Công ty TNHH Damool VINA tiếp tục thực hiện hợp đồng số 007/09/DMVNHHDT ngày 10/10/2009 giữa Công ty TNHH Damool VINA với Công ty cổ phần Hồng Hà
Bình Dương”.
“Tại Bản kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 21/2010/KDTM-PT ngày 23/11/2010, Toà
án nhân dân tỉnh Bình Dương quyết định:

Giữ nguyên Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 06/2010/KDTM-ST ngày
27/8/2010. Toà án nhân dân huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”.
Câu 2: Hướng giải quyết của Toà án địa phương có được Toà án nhân dân tối cao chấp
nhận không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Hướng giải quyết của Toà án địa phương không được Toà án nhân dân tối cao chấp nhận.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
“Vì vậy, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm buộc Công ty Hồng Hà và Công ty
VINA tiếp tục thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 là không đúng”.

10


Câu 3: Vì sao Toà án nhân dân tối cao theo hướng nêu trên? Đoạn nào của Quyết định cho
câu trả lời.
- Toà án nhân dân tối cao theo hướng nêu trên vì khi Công ty Hồng Hà khởi kiện yêu cầu
Công ty VINA đền bù do vi phạm hợp đồng theo Hợp đồng nguyên tắc số 007 và Công ty

VINA đã chấp nhận đền bù 5% giá trị hợp đồng cho Công ty Hồng Hà.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
“Trước và trong quá trình giải quyết vụ án, Công ty VINA đề từ chối việc thực hiện Hợp
đồng nguyên tắc số 007 và đồng ý chịu phạt 5% giá trị hợp đồng. Vì vậy, Toà án cấp sơ
thẩm và Toà án cấp phúc thẩm buộc Công ty Hồng Hà Bình Dương và Công ty VINA tiếp
tục thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 là không đúng”.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án nhân dân tối cao.
Ngay từ đầu ta thấy, công ty VINA luôn từ chối thực hiện hợp đồng và sẵn sàng chịu phạt
5% theo cam kết tại hợp đồng số 007. Bên cạnh đó, hai doanh nghiệp tranh chấp với nhau về
tài sản phục vụ kinh doanh nên việc Tòa án địa phương buộc công ty VINA tiếp tục thực
hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 là không đúng. Trên cơ sở đó, Tòa án nhân dân tối cao đã
xử lí theo hướng khác, công ty VINA hủy bỏ chấm dứt hợp đồng thì phải chịu phạt 5% giá
trị hợp đồng theo thỏa thuận trước đó của hai bên.
Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao đã đảm bảo được lợi ích hợp pháp của các
bên và phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi:
- Công ty Vina trước và trong khi giải quyết vụ án,công ty VINA đều thể hiện ý chí không
muốn thực hiện hợp đồng nguyên tắc số 007. Trên thực tế, công ty này đã kí kết hợp đồng số
007 vào ngày 10/10/2009, tức là bên công ty Vina đã xác lập quyền và nghĩa vụ của mình
với công ty Hồng Hà như nội dung trong hợp đồng và cuối cùng không thực hiện. Công ty
VINA đã vi phạm nghĩa vụ thực hiện công việc của mình.
- Theo quy định của Khoản 1, Điều 302, BLDS 2005 thì trong trường hợp này, công ty
VINA phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên công ty Hồng Hà. Theo thỏa thuận của hợp
đồng, bên vi phạm nghĩa vụ (công ty VINA) sẽ phải bồi thường 5% giá trị hợp đồng và công
ty VINA đã chấp nhận bồi thường 5% của giá trị hợp đồng.
11


Nếu ép buộc công ty VINA phải tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ ảnh hưởng đến quyền tự
do giao kết của công ty này vì ngay từ đầu, công ty VINA đã không có thiện chí thực hiện.
Bù lại, công ty VINA cũng đã chấp nhận bồi thường cho công ty Hồng Hà theo thỏa thuận

trong hợp đồng và phù hợp với quy định tại Khoản 1, Điều 302, BLDS 2005, đảm bảo đền
bù được thiệt hại của công ty Hồng Hà Bình Dương cũng như quyền, lợi ích của các bên.
Câu 5: Đối với vụ việc trong Bản án số 01, bên bán có vi phạm nghĩa vụ giao cà phê không?
Vì sao?
- Đối với vụ việc trong Bản án số 01, bên bán đã vi phạm nghĩa vụ giao cà phê.
- Vì căn cứ theo Khoản 1, Điều 434, BLDS 2015 về Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán:
“1. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận. Bên bán phải giao tài
sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau
thời hạn nếu được bên mua đồng ý”.
Trong bốn hợp đồng kí kết bằng miệng giữa bà Thanh, ông Hữu với bà Phượng thì ông
Hữu, bà Thanh phải giao cà phê sau 3 ngày nhận tiền. Tuy nhiên, đến thời điểm giao hàng
thì ông Hữu, bà Thanh lại không giao cà phê cho bà Phượng. Do vậy, căn cứ vào Khoản 1,
Đều 434, ông Hữu và bà Thanh đã vi phạm nghĩa vụ giao cà phê.
Câu 6: Toà án có buộc bên phải tiếp tục giao cà phê không?
- Toà án buộc bên phải tiếp tục giao cà phê.
- Trong Bản án 01, đã có đoạn:
“Buộc ông Trần Duy Hữu và bà Trần Thị Thanh có trách nhiệm giao trả cho bà Nguyễn
Thị Phượng 7.729,67 kg cà phê nhân xô đã quy chuẩn”.
Câu 7: Trên cơ sở văn bản, có quy định nào cho phép Toà án buộc bên bán phải tiếp tục
giao cà phê không? Nêu rõ cơ sở văn bản khi trả lời.
- Trên cơ sở văn bản, có quy định cho phép Toà án buộc bên bán phải tiếp tục giao cà phê.
- Căn cứ theo Điều 352, BLDS 2015 về Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ:

12


“Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu
cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ”.
Dựa vào quy định trên, thì bà Phượng có quyền yêu cầu ông Hữu và bà Thanh giao cà
phê, nếu ông Hữu và bà Thanh không chấp nhận thực hiện thì bà Phượng có quyền đề nghị

Toà án buộc bên bán (ông Hữu và bà Thanh) giao cà phê.
Câu 8: Cho biết những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015
và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu.
Vấn đề “Buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng” ở BLDS năm 2015 đã có sự thay đổi so với
BLDS 2005 khi quy định về chế định này .
Ở BLDS 2005 vấn đề này được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 303 về Trách nhiệm dân
sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật:
“Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được
quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng
thì phải thanh toán giá trị của vật”.
Và Khoản 1, Điều 304 quy định về Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải
thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc:
“Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc không thể thực hiện thì
bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc
giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí
và bồi thường thiệt hại”.
Qua những quy định nêu trên, có thể thấy BLDS 2005 theo hướng, khi bên có nghĩa vụ
không thực hiện nghĩa vụ giao vật hay không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện một công
việc hoặc không được thực hiện một công việc thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa
vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên việc quy định riêng rẽ từng nghĩa vụ cụ thể
như ở BLDS 2005 sẽ dẫn khó khăn khi giải quyết vấn đề nếu nghĩa vụ phải thực hiện phát
sinh từ căn cứ khác với các căn cứ trên.
Vì thế sang đến BLDS 2015 tại Điều 352 quy định:

13


“Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu
cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ”.
Theo quy đinh này thì với tất cả các loại nghĩa vụ (không phụ thuộc vào đối tượng của hợp

đồng) thì bên có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
nếu bên có nghĩa vụ vi phạm. Ngoài ra với nội dung được quy định ở trên cũng cho thấy
được sự tương đồng giữa BLDS Việt Nam với Bộ nguyên tắc Unidroit, Bộ nguyên tắc Châu
Âu về hợp đồng hay Công ước Viên về việc ghi nhận minh thị nguyên tắc: “Buộc bên không
thực hiện đúng tiếp tục thực hiện sẽ làm tăng mức độ an toàn cho các bên giao kết”.
Với sự sửa đổi trên của BLDS 2015 thì các quy định tại Điều 303, Điều 304, BLDS 2005
hay Điều 356, Điều 358, BLDS 2015 đã trở thành các quy định cụ thể để giải quyết một số
trường hợp cụ thể khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật hay không thực
hiện nghĩa vụ phải thực hiện một công việc. Ngoài ra khi quy định về Trách nhiệm do không
thực hiện nghĩa vụ giao vật cùng loại thì ở Khoản 2, Điều 356, BLDS 2015 đã có sự thay đổi
so với Khoản 2, Điều 303, BLDS 2005 là, trước khi buộc bên có nghĩa vụ thanh toán giá trị
của vật thì BLDS 2015 cho phép bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao vật
cùng loại khác. Từ đó có thể thấy ở BLDS 2015 có sự ưu tiên thực hiện nghĩa vụ khi có việc
vi phạm.
III. Vấn đề 3: Cầm giữ tài sản.
Câu 1: Đoạn nào trong bản án cho thấy bên bán đang giữ bản chính đăng kí xe máy?
Đoạn của bản án cho thấy bên bán đang giữ bản chính đăng kí xe máy:
“Do hiện nay phía Công ty Easy đang giữ bản chính giấy đăng kí xe máy biển số 52S4 –
7402 của bà Loan nên khi bà Loan đã trả hết ố tiền trên thì Công ty có trách nhiệm trả lại
cho bà Loan bản chính giấy tờ trên”.
Câu 2: Đoạn nào của bản án cho thấy bên mua chưa thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán
tiền mua xe?
Đoạn của bản án cho thấy bên mua chưa thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán tiền mua xe:

14


“Xét bà Loan chậm nghĩa vụ là vi phạm hợp đồng và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của
phái nguyên đơn, bà Loan không chứng minh được việc khó khăn, yêu cầu này không được
phía công tu Easy chấp nhận nên yêu cầu của Công ty Easy yêu cầu bà Loan phải trả ngay số

tiền 4.063.384 đồng ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật có cơ sở được chấp nhận”.
Câu 3: Theo BLDS 2005, trong điều kiện nào, bên có quyền được cầm giữ tài sản khi bên có
nghĩa vụ không thực hiện đúng hợp đồng?
- Theo BLDS 2005, điều kiện bên có quyền được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không
thực hiện đúng hợp đồng.
- Căn cứ vào Khoản 1, Điều 416, BLDS 2005 về Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ:
“1. Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang chiếm giữ hợp
pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ
không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận”.
Vậy điều kiện để bên có quyền được cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ là khi bên có
nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận.
Câu 4: Bản chính đăng kí xe có là một tài sản không? Vì sao?
- Bản chính đăng kí xe không là một tài sản.
- Căn cứ theo Khoản 1, Điều 105, BLDS 2015 (hoặc Điều 163, BLDS 2005) về Tài sản:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.
Và Khoản 9, Điều 3, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP:
“9. Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi,
séc, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép
giao dịch”.
Theo quy định tại 2 khoản trên thì giấy đăng kí xe không là tài sản.
Câu 5: Cho đến khi bên mua chưa trả tiền mua, Toà án có cho phép bên bán cầm giữ bản
chính đăng kí xe không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

15


- Cho đến khi bên mua chưa trả hết tiền mua, Tòa án cho phép bên bán cầm giữ bản chính
đăng kí xe và trách nhiệm trả lại sẽ được tiến hành khi bà Loan trả hết tiền mua.
- Đoạn của bản án đã cho câu trả lời:
“Do hiện nay phía công ty Easy đang giữ bản chính giấy đăng kí xe máy biển số 52S4-7402

của bà Loan nên khi bà Loan đã trả hết số tiền trên thì công ty phải có trách nhiệm trả lại cho
bà Loan bản chính giấy tờ trên”.
Và:
“1.2. Ngay sau khi bà Loan thanh toán hết khoản tiền trên, phía công ty Cổ phần Giấc Mơ
Dễ Dàng phải trả lại bản chính giấy đăng kí mô tô, xe máy biển số 52S4-7402 cho bà
Nguyễn Thị Thanh Loan”.
Câu 6: Thông qua thực tiễn xét xử và kiến thức mà anh/chị có, suy nghĩ của anh/chị về chế
nghĩa vụ. định cầm giữ tài sản được quy định tại Điều 416, BLDS 2005.
- BLDS 2005 chỉ cho phép cầm giữ “tài sản” chứ chưa cho phép cầm giữ “giấy tờ” liên
quan đến tài sản của bên có
Khi bên có quyền cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ không có khả năng
khai thác và hưởng lợi từ tài sản này một cách trọn vẹn. Chính vì vậy mà cầm giữ tài sản tạo
được sức ép cho bên có nghĩa vụ nếu bên có nghĩa vụ muốn khai thác, hưởng lợi một cách
đầy đủ tài sản của mình thì họ phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình để bên cầm giữ giao
tài sản.
Ví dụ: A là chủ tiệm sửa xe máy, A được phép giữ chiếc xe của khách mang đến sửa cho
đến khi chủ của chiếc xe thanh toán toàn bộ tiền sửa xe.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 416, quyền cầm giữ tài sản chỉ phát sinh trong quan hệ
hợp đồng, cụ thể là hợp đồng song vụ.
Về bản chất, cầm giữ tài sản là một biểu hiện cụ thể của quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ
dân sự trong hợp đồng song vụ của bên phải thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 415
BLDS.
- Từ định nghĩa về quyền cầm giữ tài sản Điều 416 có thể thấy quyền cầm giữ tài sản chỉ
được thực hiện khi thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện:
16


+ Tồn tại một quyền đòi nợ: nghĩa vụ làm phát sinh quyền cầm giữ là nghĩa vụ của chủ sở
hữu tài sản khi đến hạn không được thực hiện hay thực hiện không đúng theo thỏa thuận.
+ Khả năng chiếm giữ tài sản: tài sản cầm giữ thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ đang được

bên có quyền chiếm giữ một cách liên tục và hợp pháp.
+ Mối quan hệ pháp lý giữa quyền đòi nợ và khả năng chiếm giữ tài sản: nghĩa vụ là căn cứ
phát sinh quyền nắm giữ và việc chiếm giữ tài sản phải gắn trực tiếp với quan hệ hợp đồng
song vụ. Đây là điều kiện quan trọng nhất trong số ba điều kiện làm phát sinh quyền cầm giữ
tài sản.
- Hệ quả pháp lý:
+ Đối với bên có nghĩa vụ: cầm giữ tài sản đơn thuần là một cách thức gây áp lực buộc chủ
sở hữu tài sản (bên có nghĩa vụ) phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên cầm giữ (bên
có quyền).
+ Điểm e khoản 3: người có quyền đòi nợ được tiếp tục giữ tài sản cho đến khi bên có
nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ. Từ đó có thể suy luận rằng cho dù khoản nợ đã được thực
hiện thanh toán một phần thì người có quyền đòi nợ vẫn được tiếp tục cầm giữ tài sản.
- Chấm dứt quyền cầm giữ tài sản: căn cứ liên quan đến việc bảo quản, giữ gìn tài sản ẩn
chứa nhiều rủi ro đối với bên cầm giữ tài sản vì đây cần xác định việc bên cầm giữ tài sản vi
phạm nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản đến mức nào sẽ làm phát sinh yêu cầu chấm dứt
việc cầm giữ tài sản. Trong thực tiễn, việc chấm dứt cầm giữ tài sản có thể được các chủ nợ
khác và bên có quyền thỏa thuận.
IV. Vấn đề 4: Đơn phương chấm dứt, huỷ bỏ do không thực hiện đúng hợp đồng.
Câu 1: Điểm giống và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và huỷ bỏ hợp đồng do có vi phạm.
- Hợp đồng vô hiệu là những Hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp
luật quy định nên không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các
bên, được quy định tại Điều 407, BLDS 2015.
- Hủy bỏ hợp đồng dân sự là việc một bên đơn phương tuyên bố việc tiêu hủy hợp đồng, khi
có những điều kiện do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định, được quy định tại
Điều 423, BLDS 2015.
17


- Điểm giống giữa hợp đồng vô hiệu và huỷ bỏ hợp đồng do có vi phạm:
+ Về hậu quả pháp lí: ợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, không có giá trị

thi hành, tức coi như chưa có hợp đồng.
+ Về trách nhiệm hoàn trả: Các bên hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả
được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền.
- Điểm khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và huỷ bỏ hợp đồng do có vi phạm:
Tiêu chí

Hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng dân sự vi phạm một

Điều kiện chấm trong các điều kiện có hiệu lực
dứt hợp đồng

Trách nhiệm

Huỷ bỏ hợp đồng
Một trong các bên trong hợp
đồng vi phạm các điều khoản có

của hợp đồng.

trong hợp đồng hoặc một bên yêu

Hợp đồng không đủ điều kiện có

cầu hủy hợp đồng.
Bên hủy hợp đồng phải thông báo

hiệu lực thìđương nhiên vô hiệu.

cho bên kia về việc hủy bỏ, nều


thông báo

không thông báo mà gây thiệt hại
Bên có lỗi gây thiệt hại có trách

thì phải bồi thường
Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại

nhiệm bồi thường (có thể là một

(một trong số các bên trong hợp

trong số các bên trong hợp đồng, đồng)
Trách nhiệm

có thể là người thứ ba).

bồi thường

Bên yêu cầu hủy hợp đồng nều
không có lỗi thì không phải bồi
thường.
Bên vi phạm hợp đồng phải bồi
thường phần hợp đồng đã được
thực hiện (nếu có thỏa thuận).

Câu 2: Điểm giống và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng và huỷ bỏ hợp đồng
do có vi phạm.
- Hủy bỏ hợp đồng dân sự là việc một bên đơn phương tuyên bố việc tiêu hủy hợp đồng, khi

có những điều kiện do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định, được quy định tại
Điều 423, BLDS 2015.
18


- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự là việc một bên đơn phương tuyên bố
ngừng thực hiện hợp đồng, khi có những điều kiện do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy
định, được quy định tại Điều 428, BLDS 2015.
- Điểm giống của đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm:
+ Về chủ thể: Đều là một bên đơn phương tuyên bố chấm dứt/huỷ bỏ hợp đồng khi có
những điều kiện do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.
+ Về trách nhiệm bồi thường: Ai có lỗi dẫn đến hợp đồng bị đơn phương chấm dứt hoặc
hủy bỏ thì người đó chịu trách nhiệm bồi thường.
+ Về việc phải thông báo: Bên hủy bỏ/chấm dứt phải thông báo cho bên kia biết về việc hủy
bỏ/chấm dứt hợp đồng, nếu không báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Sự khác nhau căn bản giữa hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm và đơn phương chấm dứt hợp
đồng thể hiện các hai tiêu chí sau:
Tiêu chí

Căn cứ áp
dụng

Đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Đơn phương chấm dứt thực hiện

Huỷ bỏ hợp đồng
Hủy bỏ hợp đồng dân sự sẽ được

hợp đồng dân sự được áp dụng


áp dụng khi một bên vi phạm hợp

nếu các bên có thoả thuận hoặc

đồng là điều kiện hủy bỏ mà các

pháp luật có quy định, tức là

bên đã thoả thuận hoặc pháp luật

không cần phải có sự vi phạm hợp

có quy định.

đồng hoặc vi phạm pháp luật.
- Nếu các bên không có thoả thuận
hoặc pháp luật không quy định thì
các bên không được đơn phương

Hậu quả
pháp lí

tuyên bố chấm dứt hợp đồng.
- Đơn phương chấm dứt thực hiện

- Hủy bỏ hợp đồng dân sự làm

hợp đồng dân sự làm hợp đồng

hợp đồng không có hiệu lực từ


chấm dứt từ thời điểm bên kia

thời điểm giao kết. Các bên phải

nhận được thông báo chấm dứt.

hoàn trả cho nhau những gì đã

Những gì đã thực hiện vẫn có giá

nhận,hoàn nguyên như khi hợp

trị hiệu lực. Các bên thanh toán

đồng chưa được xác lập; nếu

cho nhau những gì đã thực hiện,

không hoàn trả được bằng hiện vật
19


và không tiếp tục thực hiện hợp
đồng nữa. Bên nào chưa thực hiện

thì phải trả bằng tiền.

nghĩa vụ thanh toán trước bên kia
thì phải thực hiện hoàn tất.

- Hợp đồng có giá trị từ thời điểm
đình chỉ trở về trước, không coi

- Hợp đồng không có giá trị thi

như không có giá trị thi hành như

hành, tức coi như chưa có hợp

hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm.

đồng.

Câu 3: Nhìn từ góc độ văn bản (BLDS 2005), ông Minh có được quyền huỷ bỏ hợp đồng
chuyển nhượng nêu trên không? Nếu có, nêu rõ văn bản cho phép huỷ bỏ.
Nhìn từ góc độ văn bản BLDS 2005 thì ông Minh có quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển
nhượng trên.
Căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 2, Điều 425, BLDS 2005 về Hủy bỏ hợp đồng dân sự:
“1. Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi
phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định
2. Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không
thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”.
Ông Minh và ông Cường đã kí với nhau hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và
hợp đồng này được giao kết hợp pháp, do vậy hợp đồng này có hiệu lực ràng buộc đối với
ông Minh và ông Cường, ông Minh có nghĩa vụ phải giao đất và ông Cường có nghĩa vụ
phải trả tiền. Tuy nhiên, trên thực tế ông Minh đã giao đất nhưng ông Cường không trả tiền
và ông Minh đã nhiều lần nhắc nhở ông Cường. Do vậy, căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 2,
Điều 425 thì ông Minh có quyền yêu cầu huỷ hợp đồng.
Câu 4: Theo thực tiễn xét xử, ông Minh có quyền huỷ bỏ hợp đồng không? Nêu ngắn gọn
thực tiễn (nếu có) về chủ đề này.

- Theo thực tiễn xét xử, ông Minh có quyền huỷ bỏ hợp đồng.
20


- Thực tiễn tại quyết định số 505/2010/DS-GDT ngày 18-8-2010 của Tòa Dân sự TAND tối
cao:
Ngày 24-8-2007 giữa bà Quý và bà Tươm có lập giấy “sang nhượng nhà đất” theo đó bà
Quý bán cho bà Tươm lô đất có diện tích 325 m2 thuộc thửa đất số 570 và 571 tờ bản đồ số
3, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số B.450368 cấp cho ông Đông (chồng bà Quý) ngày
25-7-1994. Thỏa thuận giá chuyển nhượng là 545.000.000đ, mọi chi phí làm thủ tục chuyển
quyền sử dụng đất do bà Tươm chịu trách nhiệm. Ngay sau khi ký hợp đồng bà Tươm phải
trả số tiền là 150.000.000đ, đến 24-9-2007 phải thanh toán tiếp số tiền là 200.000.000đ, số
còn lại 195.000.000đ bà Tươm sẽ thanh toán hết sau khi làm thủ tục sang tên trước bạ. Theo
thỏa thuận trong hợp đồng, ngày 24-9-2007 bà Tươm phải thanh toán cho bà Quý
350.000.000đ nhưng đến ngày 24-4-2008 là ngày UBND xã Hiệp Thanh lập biên bản giải
quyết tranh chấp giữa bà Quý và bà Tươm thì bà Tươm mới thanh toán cho bà Quý
264.800.000đ. Do vậy bà Tươm đã vi phạm điều khoản thanh toán hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất. Tuy sau ngày 24-9-2007 bà Quý vẫn nhận thêm tiền bà Tươm thanh toán
nhưng cũng không giao đủ 200.000.000đ (tiền phải thanh toán vào ngày 24-9-2007). Trong
trường hợp hợp đồng không bị vô hiệu thì theo quy định tại Điều 425 BLDS 2005, bà Quý
vẫn có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng do bà Tươm không thanh toán đủ tiền và đúng thời
hạn như đã thỏa thuận ban đầu.
Câu 5: Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về các thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS
2005 về chủ đề đang được nghiên cứu.
BLDS 2005 đã sử dụng thuật ngữ “hợp đồng dân sự”. Tuy nhiên, BLDS 2015 đã theo
hướng sử dụng thuật ngữ gọn hơn là “hợp đồng”. Việc bỏ từ “dân sự” để tránh làm phát sinh
tư tưởng là các quy định trong BLDS chỉ áp dụng cho quan hệ dân sự thuần tuý mà không áp
dụng cho các loại quan hệ hợp đồng khác như quan hệ hợp đồng trong kinh doanh, thuowng
mại, lao động10.
Tại Khoản 1, Điều 425, BLDS 2005 về Huỷ bỏ hợp đồng dân sự:


10

Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam 2016
(tái bản lần thứ hai), tr.348.

21


“1. Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi
phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Và Tại Khoản 1, Điều 426, BLDS 2005 về Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân
sự:
“1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thoả thuận
hoặc pháp luật có quy định”.
Như vậy, để huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải thoả mãn điều kiện: có
hành vi vi phạm (đối với huỷ bỏ hợp đồng) do thoả thuận của hai bên hoặc do pháp luật có
quy định. Thực tế, quy định như BLDS nêu trên là không đầy đủ, chưa bao quát hết những
tình huống cần cho huỷ bỏ hợp đồng, vì có trường hợp cần được huỷ bỏ do có vi phạm mà
các bên không thoả thuận hoặc pháp luật không có quy định.
Theo Khoản 1 và Khoản 2, Điều 423, BLDS 2015 về Huỷ bỏ hợp đồng:
“1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường
hợp sau đây:
a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
c) Trường hợp khác do luật quy định.
2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm
cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.”
Hướng tương tự cũng được triển khai với chế định Đơn phương chấm dứt hợp đồng tại
Điều 428, BLDS 2015. Hướng thay đổi này bao quát hơn các trường hợp huỷ bỏ/đơn

phương chấm dứt hợp đồng mà BLDS 2005 không có quy định.
Khác với BLDS 2005, BLDS 2015 đã tách việc giải quyết hậu quả của huỷ bỏ hợp đồng
thành moọt quy định riêng biệt và đồng thời bổ sung thêm quy định về hướng xử lí (rõ ràng,
cụ thể hơn so với quy định cũ). Về hệ quả của huỷ bỏ hợp đồng, Khoản 3, Điều 425, BLDS
2005 đã quy định:
“3. Khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các
bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì
phải trả bằng tiền”.
22


Ngày nay, Khoản 1, Điều 427, BLDS 2015 theo hướng:
“1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên
không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường
thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp”.
Quy định tại BLDS 2015 cho thấy có những thoả thuận vẫn được duy trì sau khi hợp đồng
bị huỷ bỏ cho dù theo nguyên tắc thì hợp đồng bị huỷ bỏ thì không có hiệu lực tại thời điểm
giao kết.
Tại Khoản 3, Điều 425, BLDS 2005 quy định “các bên hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận”,
BLDS 2015 đã thay đổi quy định trên thành “các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”
(tại Khoản 2, Điều 427, BLDS 2015), để bao quát mọi tình huống vì có những hợp đồng khi
chuyển giao cho nhau không chỉ tài sản mà còn những thứ khác như giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, nhà, xe,… hay giấy tờ không có giá khác.
BLDS 2015 cũng bổ sung thêm quy định về việc huỷ bỏ hợp đồng liên quan đến quyền
nhân thân tại Khoản 4, Điều 427.
Về hệ quả của đơn phương chấm dứt hợp đồng, Khoản 3, Điều 426, BLDS 2005 đã quy
định:
“3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm
bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.
Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán”.

Ngày nay, Khoản 1, Điều 428, BLDS 2015 theo hướng:
“3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm
bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ
thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên
đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện”.
Quy định tại BLDS 2015 cụ thể hơn so với BLDS 2005 về mối quan hệ giữa hợp đồng bị
chấm dứt và một số thoả thuận phục vụ cho việc chấm dứt và BLDS 2015 cho thấy có những
thoả thuận vẫn được duy trì sau khi hợp đồng bị huỷ bỏ cho dù theo nguyên tắc thì hợp đồng
bị huỷ bỏ thì không có hiệu lực tại thời điểm giao kết.

23


Câu 6: Nếu áp dụng BLDS 2015 vào hoàn cảnh nêu trên, ông Minh có quyền huỷ bỏ hợp
đồng không? Vì sao?
- Nếu áp dụng BLDS 2015 vào hoàn cảnh trên, ông Minh có quyền huỷ bỏ hợp đồng.
- Căn cứ vào Điểm a, Khoản 1 và Khoản 3, Điều 423, BLDS 2015 về Huỷ bỏ hợp đồng:
“1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường
hợp sau đây:
a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
….
3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không
thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Ông Minh và ông Cường đã kí với nhau hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và
hợp đồng này được giao kết hợp pháp, do vậy hợp đồng này có hiệu lực ràng buộc đối với
ông Minh và ông Cường, ông Minh có nghĩa vụ phải giao đất và ông Cường có nghĩa vụ
phải trả tiền. Tuy nhiên, trên thực tế ông Minh đã giao đất nhưng ông Cường không trả tiền
và ông Minh đã nhiều lần nhắc nhở ông Cường. Do vậy, căn cứ vào Điểm a, Khoản 1và
Khoản 3, Điều 423 thì ông Minh có quyền yêu cầu huỷ hợp đồng.


24


×