Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

QUI ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.66 KB, 8 trang )

QUI ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

1. So sánh giữa hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương;
2. So sánh hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng với hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng;
3. So sánh giữa hành vi pháp lý đơn phương với với hợp đồng đơn vụ;
4. So sánh giữa hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ. Cho 03 ví dụ về mỗi loại
hợp đồng này;
5. So sánh giữa hợp đồng có đền bù và không có đền bù. Cho 03 ví dụ cho mỗi
loại hợp đồng này;
6. Lấy 3 ví dụ về hợp đồng mẫu và hãy cho biết sự khác biệt giữa hợp đồng mẫu
với hợp đồng không thuộc loại này;
7. So sánh giữa hợp đồng phụ và phụ lục hợp đồng;
8. Nêu các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự do ý chí của một bên chủ thể
hợp đồng. Cho ví dụ cụ thể cho mỗi trường hợp;
9. Phân tích hậu quả pháp lý đối với các trường hợp: bên đề nghị giao kết hợp
đồng chết, bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết, một trong hai bên trong hợp
đồng đã giao kết chết;
10. Phân tích và cho ví dụ cụ thể về các nguyên tắc giao kết hợp đồng;
11. So sánh nguyên tắc thực hiện hợp đồng song vụ và đơn vụ;
12. Tìm 3 mẫu hợp đồng khác nhau (căn cứ vào tiêu chí phân loại hợp đồng), được
đăng tại địa chỉ sau: (hoặc địa chỉ khác mà bạn biết)
và hãy nhận diện các điều khoản cơ bản, thông thường và tùy nghi ở mỗi hợp đồng
đó;
13. Phân tích và cho ví dụ về các nguyên tắc giải thích hợp đồng dân sự;
14. Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng? Vận dụng cụ thể phân tích
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mẫu (hoặc các loại hợp đồng khác);
15. Phân tích các trường hợp nghĩa vụ không thể thực hiện trong hợp đồng song
vụ;
16. Phân biệt sự khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp
đồng và nguyên tắc giải quyết khi các bên trong hopự đồng có thỏa thuận về phạt


vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại;
17. Hãy nêu 10 ví dụ có phân tích về hợp đồng dân sự vô hiệu có liên quan đến đối
tượng của hợp đồng;
18. Phân tích các qui định pháp luật liên quan đến hình thức của hợp đồng;
19. Nêu ý nghĩa của các điều khoản cơ bản trong hợp đồng.
20. Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp bên đề nghị giao kết chuyển đề
nghị giao kết tới nhiều chủ thể khác nhau;
21. So sánh nguyên tắc giao kết hợp đồng với nguyên tắc thực hiện hợp đồng
22. So sánh hợp đồng liên quan đến quyền và lợi ích của người thứ ba và hợp đồng
vì lợi ích của người thứ ba;
23. Qui định của pháp luật về đại diện trong giao kết hợp đồng;
24. Cho biết hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng thông qua người đại diện;
25. Cho biết và nêu ví dụ về các trường hợp chấm dứt hợp đồng không phụ thuộc
vào ý chí của hai bên chủ thể hoặc một trong hai bên chủ thể;
26. Cho biết qui định pháp luật và nêu ví dụ về hợp đồng vô hiệu tương đối;
27. Cho biết qui định pháp luật và nêu ví dụ về hợp đồng vô hiệu tuyệt đối;
28. Cho biết qui định pháp luật và nêu ví dụ về hợp đồng vô hiệu một phần.
29. Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp tên gọi của hợp đồng và nội dung
của hợp đồng mâu thuẫn với nhau. Ví dụ: Tên gọi là hợp đồng mượn nhưng lại
mang nội dung của hợp đồng vay tài sản;
30. Hãy cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp các bên trong hợp đồng không
thỏa thuận về thời hạn của hợp đồng;
31. Xác định bên đề nghị và bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp
đối tượng của được nêu trong đề nghị là tài sản thuộc sở hữu chung;
32. Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp một bên trong hợp đồng chuyển
nhượng các quyền của mình trong hợp đồng cho người khác;
33. Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp một bên hợp đồng là pháp nhân bị
tổ chức lại, giải thể hoặc phá sản;
34. Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp các bên hợp đồng thỏa thuận thay
thế đối tượng của hợp đồng;

35. Xác định hình thức và nội dung đề nghị giao kết đối với hợp đồng mẫu;
36. Phân biệt giữa đề nghị thương thuyết hợp đồng với đề nghị hợp đồng;
37. Phân tích ý nghĩa của hình thức hợp đồng;
38. Khi một bên hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ
nghĩa vụ theo hợp đồng, nếu bạn là bên kia thì bạn giải quyết nào?
39. Nếu các bên xác lập một hợp đồng với hình thức miệng, dựa trên những căn cứ
nào để xác định hiệu lực của hợp đồng này?
40. Trong trường hợp cùng một quan hệ hợp đồng, các bên lại lập nhiều hợp đồng
khác nhau về hình thức, có nội dung khác nhau, hãy xác định hiệu lực của hợp
đồng trong trường hợp này;
41. Cho ví dụ về giao kết hợp đồng thông qua người đại diện và hãy xác định trách
nhiệm dân sự của các bên trong trường hợp người đại diện giao kết hợp đồng vượt
quá thẩm quyền đại diện;
42. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp hợp đồng hãy cho biết phương thức
giải quyết tranh chấp hợp đồng mà các bên có thể lựa chọn áp dụng?
2. KHẲNG ĐINH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?
1. A và B xác lập một hợp đồng song vụ, theo thỏa thuận trong hợp đồng A phải
thực hiện nghĩa vụ vào ngày 1/5/2007 còn B phải thực hiện nghĩa vụ vào ngày
1/8/2007. Tuy nhiên, đến hết ngày 1/8/2007 A vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của
mình. Trong trường hợp này, B có quyền không thực hiện nghĩa vụ của mình đến
khi A thực hiện nghĩa vụ của A;
2. Hiệu lực của hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng;
3. Những hình thức sau là một trong những hình thức đề nghị giao kết hợp đồng:
+ Hoạt động quảng cáo hàng hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Phân phát các tờ cataloc giới thiệu sản phẩm;
+ Phân phát tập báo giá sản phẩm.
4. Các thỏa thuận làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể là hợp đồng;
5. Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề
nghị hợp đồng;

6. Trong giao kết hợp đồng cả hai bên vừa đồng thời là bên đề nghị hợp đồng vừa
là bên được đề nghị;
7. Tên gọi của hợp đồng phản ánh nội dung chủ yếu của hợp đồng;
8. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đồng thời là thời điểm các bên hợp đồng
phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đã được thỏa thuận trong hợp đồng;
9. Các thỏa thuận trong một hợp đồng có hiệu lực có hiệu lực bắt buộc đối với tất
cả các bên trong hợp đồng và không thể thực hiện khác với những thỏa thuận đó;
10. Hợp đồng vì lợi ích của nguời thứ ba là hợp đồng có ba nguời tham gia giao
kết trong đó nguời thứ ba được hưởng các lợi ích từ hợp đồng;
11. Trong trường hợp nguời thứ ba từ chối hưởng các lợi ích từ hợp đồng vì lợi ích
của người thứ ba, thì hợp đồng đó vẫn có hiệu lực đối với các bên giao kết hợp
đồng;
12. Khi một bên trong hợp đồng chết sẽ làm chấm dứt hợp đồng đó, trừ khi các
bên có thỏa thuận khác;
13. Khi đối tượng của hợp đồng không còn thì không làm chấm dứt hợp đồng, trừ
khi đối tượng của hợp đồng là vật đặc định;
14. Khi các bên trong hợp đồng chỉ thỏa thuận về phạt hợp đồng mà không có thỏa
thuận về bồi thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên vi phạm nghĩa
vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại;
15. Trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại khi một bên trong hợp đồng vi
phạm nghĩa vụ theo hợp đồng là loại điều khỏan thông thường. Do đó, không phụ
thuộc vào việc các bên có thỏa thuận hay không có thỏa thuận về bồi thường thiệt
hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại;
16. Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
17. Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là hợp đồng vô hiệu tòan bộ;
18. Thời hạn thực hiện hợp đồng là điều khỏan không thể thiếu trong mọi hợp
đồng;
19. Chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng hoàn thành được hiểu là các bên trong hợp
đồng đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ theo hợp đồng;
20. Hợp đồng chấm dứt do một bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng chỉ áp dụng khi có

sự thỏa thuận của các bên;
21. Nếu không có thỏa thuận gì khác, thời hạn thực hiện nghĩa vụ của các bên
trong hợp đồng được tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực;
22. Hợp đồng chấm dứt do một bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng được tính từ thời
điểm hợp đồng có hiệu lực;
23. Hợp đồng chấm dứt do đối tượng hợp đồng không còn được hiểu đối tượng
không còn và các bên không có hoặc không thỏa thuận được về thay thế đối tượng
khác;
24. Việc thay đổi đối tượng của hợp đồng không làm thay đổi nội dung của hợp
đồng, trừ điều khoản liên quan đến đối tượng;
25. Việc thay đổi đối tượng của hợp đồng không làm chấm dứt hợp đồng.

×