Tải bản đầy đủ (.pdf) (241 trang)

Chuyển biến kinh tế - xã hội ở xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (1954-2005)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7 MB, 241 trang )

Header Page 1 of 123.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN DŨNG

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở XÃ ĐỒNG QUANG, HUYỆN TỪ SƠN,
TỈNH BẮC NINH (1954 - 2005)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2013

Footer Page 1 of 123.

1


Header Page 2 of 123.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN DŨNG

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở XÃ ĐỒNG QUANG, HUYỆN TỪ SƠN,
TỈNH BẮC NINH (1954 - 2005)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại


Mã số: 62.22.54.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH LÊ

HÀ NỘI – 2013

Footer Page 2 of 123.

2


Header Page 3 of 123.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự giúp
đỡ khoa học của PGS.TS Nguyễn Đình Lê. Những tư liệu trong luận án này
đều chính xác và có xuất xứ rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa
được công bố trong bất cứ công trình nào.
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2013
Tác giả luận án

NCS Nguyễn Văn Dũng

Footer Page 3 of 123.

3



Header Page 4 of 123.

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa…………………………………………………………..
Lời cam đoan…………………………………………………………..

1

Mục lục…………………………………………………………………

2

Danh mục các bảng biểu……………………………………………….

4

MỞ ĐẦU

…………………………………………………………..

6

Chƣơng 1.

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH
TẾ - XÃ HỘI ĐỒNG QUANG TRƢỚC NĂM 1954 ...... 19

1.1.


ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ SỰ HÌNH THÀNH LÀNG
XÓM Ở ĐỒNG QUANG………………………………

19

1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................ 19
1.1.2. Sự hình thành làng xóm ở Đồng Quang .............................. 25
1.2.

KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỒNG QUANG TRƯỚC NĂM
1954 ...................................................................................... 29

1.2.1. Tình hình kinh tế .................................................................. 29
1.2.2. Tình hình xã hội ................................................................... 36
Chƣơng 2. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỒNG
QUANG (1954 – 1986) ....................................................... 57
2.1.

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỒNG QUANG
TRONG NHỮNG NĂM 1954 - 1975.................................. 57

2.1.1. Chuyển biến kinh tế - xã hội Đồng Quang trong những

57

năm 1954 - 1964 ...................................................................
2.1.2. Chuyển biến kinh tế - xã hội Đồng Quang trong những
năm 1965 - 1975 ................................................................... 72
2.2.


CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỒNG
QUANG TRONG NHỮNG NĂM 1976 - 1986…….…

83

2.2.1. Chuyển biến về kinh tế ở Đồng Quang trong những năm
1976 - 1986........................................................................... 83

Footer Page 4 of 123.

4


Header Page 5 of 123.

2.2.2. Chuyển biến về xã hội ở Đồng Quang trong những năm
1976 - 1986........................................................................... 93
Chƣơng 3. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỒNG
QUANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005…………..
3.1.

104

ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG - YẾU TỐ
QUYẾT ĐỊNH SỰ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ
HỘI Ở ĐỒNG QUANG……………………………..

3.2.


104

SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ Ở ĐỒNG QUANG
TRONG NHỮNG NĂM 1986 - 2005.................................. 109

3.2.1. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Đồng Quang …………

109

3.2.2. Chuyển biến về ruộng đất………………………………..

111

3.2.3. Chuyển biến về kinh tế nông nghiệp…………………….

120

3.2.4. Chuyển biến về kinh tế thủ công nghiệp…………………

125

3.2.5. Chuyển biến về thương mại, dịch vụ và tín dụng………..

129

3.3.

SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI Ở ĐỒNG QUANG
TRONG NHỮNG NĂM 1986 – 2005 ................................. 132


3.3.1. Dân số, lao động và việc làm ............................................... 132
3.3.2. Đời sống vật chất của người dân Đồng Quang ................... 141
3.3.3. Hệ thống chính trị………………………………………..

147

3.3.4. Giáo dục ............................................................................... 149
3.3.5. Y tế ....................................................................................... 154
3.3.6. Văn hóa - xã hội ................................................................... 155
3.3.7. An ninh trật tự ...................................................................... 159
KẾT LUẬN............................................................................................... 163
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................ 169
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 170
PHỤ LỤC .................................................................................................. 187

Footer Page 5 of 123.

5


Header Page 6 of 123.

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Tỉ lệ phân loại đất ruộng ở xã Đồng Quang theo địa bạ Gia
Long 4

24


Bảng 1.2: Tình hình ruộng đất ở xã Đồng Quang đầu thế kỷ XIX

29

Bảng 1.3: Quy mô sở hữu ruộng đất tư ở xã Đồng Quang đầu thế kỷ
XIX

30

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa mùa, lúa chiêm của Đông
Quang

60

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa mùa, lúa chiêm của xã
Đông Quang từ năm 1958 đến năm 1964

65

Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại hoa mầu ở xã
Đồng Quang từ năm 1958 đến năm 1964

66

Bảng 2.4: Nhân khẩu lao động trong nông nghiệp của các xã thuộc
huyện Tiên Sơn

80

Bảng 2.5: Diện tích lúa vụ đông xuân ở xã Đồng Quang qua các năm


85

Bảng 2.6: Bình quân lương thực chia theo đầu người của các hợp tác


94

Biểu 2.7: Thống kê các phương tiện đi lại và nghe nhìn của xã Đồng
Quang năm 1985

96

Bảng 2.8: Tình hình giáo dục xã Đồng Quang từ năm học 1980-1981
đến năm học 1984-1985

98

Bảng 3.1: Bình quân đất đai/khẩu của xã Đồng Quang và huyện Từ
Sơn năm 1986

111

Bảng 3.2: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng từ năm 1995
đến 2005

113

Bảng 3.3: Thống kê số hộ bị thu hồi đất ruộng ở làng Trang Liệt


Footer Page 6 of 123.

6

114


Header Page 7 of 123.

Bảng 3.4: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở xã Đồng Quang từ năm
1995 đến năm 2005

115

Bảng 3.5: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp ở xã Đồng Quang từ
năm 1995 đến năm 2005

116

Bảng 3.6: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chiêm xuân ở xã Đồng
Quang

121

Bảng 3.7: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ chiêm xuân ở xã
Đồng Quang từ năm 2000 đến 2005

121

Bảng 3.8: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ mùa của xã Đồng

Quang từ năm 1991 đến 2005

122

Bảng 3.9: Diện tích lúa cả năm của xã Đồng Quang từ năm 2000 đến
2005

122

Bảng 3.10: Năng suất lúa bình quân cả năm của xã Đồng Quang từ
năm 2000 đến 2005

123

Bảng 3.11: Tổng đàn trâu, bò, lợn qua các năm ở xã Đồng Quang

124

Bảng 3.12: Số hộ có số nhân khẩu từ 4 người trở xuống ở xã Đồng
Quang năm 2009

134

Bảng 3.13: Cơ cấu ngành nghề của các hộ ở xã Đồng Quang năm
2001 và 2006

136

Bảng 3.14: Cơ cấu nghề nghiệp của các hộ ở xã Đồng Quang năm
2011


137

Bảng 3.15: Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình ở xã Đồng
Quang năm 2011

142

Bảng 3.16: Loại nhà ở xã Đồng Quang năm 2011

145

Bảng 3.17: Quy mô số học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở xã Đồng
Quang từ năm 1999 đến 2004

Footer Page 7 of 123.

7

152


Header Page 8 of 123.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông thôn Việt Nam trong quá khứ và hiện tại luôn được xác định là
địa bàn có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa –
xã hội. Nghiên cứu vấn đề nông nghiệp - nông thôn - nông dân sẽ góp phần
làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng của lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính vì lẽ

đó, từ lâu, nhiều học giả trong và ngoài nước đã chọn vấn đề này làm đối
tượng nghiên cứu. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta cũng đã xác định: “Nông
nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm
bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ
môi trường sinh thái của đất nước”[55, tr.489].
Từ sau ngày miền Bắc được giải phóng (1954) và đất nước được thống
nhất (1975) cho đến nay, nông nghiệp, nông thôn, nông dân cả nước nói
chung đã trải qua những giai đoạn khác nhau và đã có những biến đổi sâu sắc
về mọi mặt. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản
trở thành một nước công nghiệp như Đảng đã đề ra thì việc thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn là vấn đề mang tính quyết định,
bởi hiện nay có khoảng 80% dân số và trên 70% lao động đang sống ở nông
thôn với hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Vì vậy, Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh phải: “Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các
nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
và nông thôn”[47, tr.92].
Đồng bằng châu thổ sông Hồng là một trong tám vùng sinh thái kinh tế
của cả nước. Đây là địa bàn đã hình thành nền Văn minh sông Hồng. Với nền

Footer Page 8 of 123.

8


Header Page 9 of 123.

kinh tế lấy nông nghiệp - lúa nước làm chủ đạo, cư dân ở đây đã sớm quần tụ
và cố kết trong những cộng đồng làng xã bền chặt. Cộng đồng làng xã ở đây

đã thực sự là một thực thể kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội mang bản sắc
riêng. Trải qua các giai đoạn lịch sử, làng xã vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng đã có nhiều biến chuyển tích cực do tác động từ nhiều yếu tố, trong đó
quan trọng nhất là từ những chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà
nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn có nhiều mặt hạn chế.
Vì vậy, việc nghiên cứu về kinh tế - xã hội của làng xã ở đồng bằng sông
Hồng trong thời kỳ lịch sử hiện đại sẽ góp phần thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là vấn đề có tính khoa học
và thực tiễn cao.
Theo con số thống kê của Tổng cục thống kê, năm 2000, ở đồng bằng
sông Hồng có 1.662 xã [152, tr.631]. Trong quá trình điều tra khảo sát, chúng
tôi đã chọn xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để làm đối tượng
nghiên cứu. Sở dĩ chúng tôi chọn xã Đồng Quang là vì những lý do sau: một
là, Đồng Quang là một xã nằm ở khu vực gần trung tâm đồng bằng sông
Hồng, cận đô thị lớn (cách Hà Nội 18 km), trong thời kỳ đổi mới đã có những
chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị
hóa diễn ra nhanh; hai là, qua quá trình phát triển, sự biến đổi về kinh tế, văn
hóa, xã hội của các làng trong xã Đồng Quang cũng có những sự khác biệt,
mặc dù ở sát gần nhau. Sau bao nhiêu thập kỷ biến đổi, làng Bính Hạ vẫn còn
mang đậm chất thuần nông và chỉ phát triển nghề thủ công nghiệp trong
khoảng 5 năm trở lại đây, còn Trang Liệt phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ
và là một làng khoa bảng từ xưa, cho đến nay vẫn giữ được truyền thống văn
hóa đó. Trang liệt là một trong 2 thôn đầu tiên của cả nước ban hành qui chế
nếp sống hương thôn mới. Trang Liệt từng được chọn làm làng mẫu điển hình
về làng quê Việt Nam trong triển lãm The Country Life in The Red River do

Footer Page 9 of 123.

9



Header Page 10 of 123.

Bảo tàng Hoàng gia Hà Lan tổ chức tại Amsterdam năm 1997. Trong khi đó,
dân làng Đồng Kỵ thì năng động trong làm ăn kinh tế và trở thành một làng
giàu có vào loại bậc nhất ở đồng bằng sông Hồng; ba là, trong quan hệ xã hội
giữa các làng, ngoài những yếu tố tích cực vẫn còn có những yếu tố bảo thủ cổ
truyền.
Có thể nói, xã Đồng Quang như một bức tranh thu nhỏ của quá trình
biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng đồng bằng sông Hồng. Nơi đây hội tụ nhiều
yếu tố đặc trưng về kinh tế, văn hóa, xã hội của làng xã ở vùng châu thổ này.
Vì vậy, việc nghiên cứu một xã điển hình như Đồng Quang trong thời gian từ
1954 đến 2005, qua đó sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm về sự biến đổi kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Hồng trong hơn 5 thập kỷ đã qua.
Từ những lý do trên, tôi đã quyết định chọn: “Chuyển biến kinh tế - xã
hội ở xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (1954 – 2005)” làm đề tài
luận án tiến sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nông nghiệp là nền tảng kinh tế chủ đạo của nước ta từ thủa khai sinh.
Cư dân sớm quần cư thành xóm làng, bản, ấp... Vì vậy, nghiên cứu làng xã
của người Việt sẽ góp phần tìm hiểu về cội nguồn văn hóa của của dân tộc
Việt Nam. Chính vì lẽ đó, đã từ lâu, đề tài về nông nghiệp - nông dân - nông
thôn Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong
và ngoài nước.
2.1. Cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm Bắc Kỳ,
để phục vụ cho việc thống trị và bóc lột, vấn đề làng xã đã được người Pháp
quan tâm. Những tác phẩm chuyên khảo đã xuất hiện như: La Commune
Annamite au Tonkin (Làng An Nam ở Bắc Kỳ) của P.Ory (1894).
Từ đầu thế kỷ XX đến trước Cách mạng tháng Tám (1945), việc nghiên
cứu nông nghiệp, nông dân và làng xã Việt được mở rộng và có sự tham gia


Footer Page 10 of 123.

10


Header Page 11 of 123.

của cả người Pháp và người Việt Nam. Tiêu biểu là Phan Kế Bính với tác
phẩm: Việt Nam phong tục (1914). Đặc biệt nhà nghiên cứu địa lý nhân văn
Pierre Gourou đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu về khu vực châu thổ sông
Hồng thể hiện trong tác phẩm: Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ (1936). Đây
là một công trình nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Công trình
đã đề cập đến nhiều góc độ khác nhau như: yếu tố địa hình, khí hậu, cảnh
quan môi trường, kiến trúc nhà cửa, các hoạt động kinh tế, đời sống dân cư,...
Tác giả luôn đặt các vấn đề nghiên cứu trong sự vận động, biến đổi và phát
triển của các làng quê nơi đây.
Nghiên cứu về nông dân đứng trên quan điểm Mácxit phải kể đến tác
phẩm đầu tiên là: Vấn đề dân cày của Qua Ninh và Vân Đình, tức Trường
Chinh và Võ Nguyên Giáp (1937). Tác phẩm này chủ yếu đề cập về vị trí của
dân cày/người nông dân trong chế độ thực dân phong kiến, vai trò của họ đối
với sự nghiệp cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), việc nghiên cứu về đề tài nông dân,
nông nghiệp, nông thôn làng xã Việt Nam tiếp tục được quan tâm. Tiêu biểu
có tác phẩm: Nền kinh tế xã thôn Việt Nam của Vũ Quốc Thúc (1950).
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954), miền Bắc Việt Nam
được giải phóng. Xuất phát từ thực tế phải xây dựng miền Bắc thành hậu
phương vững mạnh cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, nhiệm vụ cải
tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội trở thành trung tâm. Việc nghiên cứu một
cách toàn diện về vấn đề làng xã được đặt ra một cách cấp bách. Lần lượt các
công trình về đề tài này được công bố như: tác phẩm Xã thôn Việt Nam của

Nguyễn Hồng Phong (1959); Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê
Sơ (thế kỷ XV) của Phan Huy Lê (1959).
Sau khi đất nước được hòa bình, thống nhất (1975), việc nghiên cứu đề
tài này được tiến hành liên tục và thu được nhiều kết quả to lớn. Những công

Footer Page 11 of 123.

11


Header Page 12 of 123.

trình tiêu biểu như: Nông thôn Việt Nam trong lịch sử của Viện Sử học (2 tập,
1977-1978); Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX của Vũ
Huy Phúc (1979); Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI – XVIII (2 tập) của
Trương Hữu Quýnh (1982-1983); Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền của
Trần Từ (1984); Lệ làng phép nước của Bùi Xuân Đính (1985),...
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nông thôn Việt Nam nói
chung và nông thôn khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng nói riêng đã có
sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đề tài nông thôn Việt
Nam lại càng có sức hấp dẫn, thu hút nhiều học giả trong và ngoài nước.
Nhiều công trình nghiên cứu được công bố như: Văn hóa và cư dân đồng
bằng sông Hồng do Vũ Tự Lập chủ biên (1991); Về một số làng buôn ở đồng
bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII – XIX của Nguyễn Quang Ngọc (1993); Một làng
Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ (tìm hiểu cấu trúc kinh tế - xã hội) của
Nguyễn Hải Kế (1996); Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt
Nam của Trương Thị Tiến (1999); Sự biến đổi của làng – xã Việt Nam ngày
nay (ở đồng bằng sông Hồng) do Tô Duy Hợp chủ biên (2000); Quan hệ dòng
họ ở châu thổ sông Hồng (Qua hai làng Đào Xá và Tứ Kỳ) của Mai Văn Hai
– Phan Đại Doãn (2000); Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn hóa xã hội của Phan Đại Doãn (2001); Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông

nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (qua khảo sát một số
làng xã) của Nguyễn Văn Khánh (2001); Làng ở vùng châu thổ sông Hồng:
vấn đề còn bỏ ngỏ do Philippe Papin và Olivier Tessier chủ biên (2002), trong
đó tập hợp nhiều bài nghiên cứu chuyên sâu chia thành 5 phần: không gian
làng, con người và xã hội, những hoạt động kinh tế, di dân và tóm tắt các bài
viết; Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông
Hồng trong thời kỳ đổi mới của Nguyễn Đức Truyến (2003); Mấy vấn đề về
Văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử của Phan Đại Doãn (2004); Phát

Footer Page 12 of 123.

12


Header Page 13 of 123.

triển nông thôn Việt Nam từ làng xã truyền thống đến văn minh hiện đại do
Vũ Trọng Khải, Đỗ Thái Đồng, Phạm Bích Hợp chủ biên (2004); Làng Việt
Nam đa nguyên và chặt của Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (2006)…
Vấn đề làng xã Việt Nam trong những thập niên gần đây cũng được
nhiều nghiên cứu sinh trong và ngoài nước chọn làm làm đề tài nghiên cứu.
Tiêu biểu có các luận án đã được bảo vệ như: Làng Yên Sở từ truyền thống
đến hiện đại và so sánh với những biến đổi nông thôn Hàn Quốc của Joeng
Nam Song (1996), Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của một xã châu thổ sông
Hồng: xã Phụng Thượng (Hà Tây) từ năm 1945 đến 1995 của Bùi Hồng Vạn,
Một số biến đổi ở làng xã châu thổ sông Hồng từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế
kỷ XX (Qua trường hợp làng Mễ Trì) của Kim Jong Ouk.
2.2. Xã Đồng Quang (Từ Sơn - Bắc Ninh) là một vùng đất cổ, có truyền
thống văn hóa và cách mạng. Chính vì vậy, vùng quê này, từ lâu đã được ghi

chép ít nhiều trong các sử sách. Trong Đại Việt sử ký toàn thư cũng có nói
đến xuất xứ tên gọi thôn Trang Liệt. Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử
quán triều Nguyễn cũng nhắc đến địa danh 3 xã Đồng Kỵ, Trang Liệt, Bính
Hạ thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Lịch triều hiến
chương loại chí của Phan Huy Chú cũng nói đến truyền thống đỗ đạt của
huyện Đông Ngàn, trong đó có thôn Trang Liệt. Tác giả Bùi Thiết trong Địa
danh văn hóa Việt Nam (địa danh khảo cổ học) có nói đến những di chỉ khảo
cổ học tại xóm Thượng (Bính Hạ), rừng Sặt (Trang Liệt) thuộc giai đoạn
Phùng Nguyên, Đồng Đậu.
Trong những năm gần đây, nhiều cuốn lịch sử địa phương đã được biên
soạn như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (Tập 1) do Tỉnh ủy Bắc Ninh chỉ
đạo biên soạn (2000), Bắc Ninh lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp
1945 - 1954 do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh biên soạn (2000), Lịch sử

Footer Page 13 of 123.

13


Header Page 14 of 123.

thị trấn Từ Sơn do Ngô Hữu Thảo chủ biên (2004). Những cuốn lịch sử này
chủ yếu đề cập ở góc độ lịch sử Đảng bộ và thông sử của địa phương, trong
đó có nói đến một số nét về Đồng Quang. Trong các cuốn sách lịch sử địa
phương, đáng chú ý nhất là cuốn Lịch sử xã Đồng Quang do Đảng ủy, Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Đồng Quang chỉ đạo biên soạn (2006) là
có nhiều tư liệu hơn cả về xã Đồng Quang. Tuy nhiên cuốn sách này mới chỉ
được trình bày dưới dạng thông sử, còn nhiều nội dung lịch sử chưa được đề
cập. Tác giả luận án cũng đã sử dụng một số nguồn tư liệu trong những cuốn
sách này để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Làng Đồng Kỵ trong những năm đổi mới vừa qua đã có nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Các công trình nghiên cứu được thực hiện trên nhiều
lĩnh vực như: kinh tế làng nghề thủ công nghiệp, chuyển biến văn hóa, cơ cấu
xã hội,... Một số công trình tiêu biểu như: Văn hóa truyền thống làng Đồng
Kỵ (Lê Hồng Lý chủ biên,1999) đã miêu tả khá rõ về truyền thống lịch sử,
lao động sản xuất, phong tục tập quán, hội làng, văn hóa, lễ hội làng,... của
làng Đồng Kỵ; Một số yếu tố văn hóa và giáo dục ảnh hưởng đến sự phát
triển làng - xã (Nguyễn Lâm Tuấn Anh, Nguyễn Thị Minh Phương, 2006) đề
cập đến sự chuyển biến của làng Đồng Kỵ về sự lựa chọn học tập, văn hóa và
sự chuyển đổi cơ cấu lao động; Tác giả Nguyễn Thị Phương Châm trong cuốn
Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay (2009) đã có những miêu tả và đánh
giá về sự chuyển biến văn hóa của làng Đồng Kỵ trong quá trình đô thị hóa.
Đã có một số bài nghiên cứu, bái báo về làng Trang Liệt như: “Trang
Liệt từ cái gốc làng Mỹ tục khả phong” của Bùi Xuân Đính (1993) nói lên nét
độc đáo của một làng cổ truyền; “Đình chùa Trang Liệt và hai danh tướng họ
Trần” của Nguyễn Hồng Kỳ (Báo Bắc Ninh, số 122). Nghiên cứu về làng
Trang Liệt cặn kẽ nhất tính tới thời điểm này phải kể đến nhà nghiên cứu
Nhật Bản là Iwai Misaki đã thực hiện đề tài luận án tiến sĩ với tựa đề Sự biến

Footer Page 14 of 123.

14


Header Page 15 of 123.

đổi của làng xã ở vùng châu thổ sông Hồng Việt Nam trước và sau Đổi mới,
lấy trung tâm là hợp tác xã nông nghiệp làng Trang Liệt, tỉnh Bắc Ninh năm
1994 và còn trở lại đây nhiều lần trong 3 năm sau đó. Điểm nổi bật trong
nghiên cứu của Misaki là tìm hiểu thực trạng phân chia ruộng đất trước và sau

khi sự nghiệp đổi mới bắt đầu, những chuyển biến trong đời sống kinh tế của
người dân trong quá trình phát triển nghề phụ sau phân chia ruộng đất, những
chức năng xã hội của hợp tác xã,... những kết luận mới của luận án như:
Trang Liệt là một làng mang tính chất nông thôn cận đô thị điển hình, trong
thời kỳ đổi mới, mặc dù người dân đã tiếp xúc với cơ chế thị trường nhưng
hình thức hợp tác xã vẫn có vai trò nền tảng tập thể nhưng càng ngày vai trò
của nó càng tỏ ra không bao quát được các vấn đề như gia tăng phân hóa giàu
nghèo, chuyển đổi mục đích sử dụng đất,...
Làng Bính Hạ cho đến nay vẫn chưa nhận được sự chú ý của các nhà
nghiên cứu. Đây cũng là điều dễ hiểu, vì Bính Hạ so với hai làng còn lại của
Đồng Quang thì còn kém hơn về mọi mặt. Sự chuyển biến kinh tế mạnh mẽ
chỉ mới bắt đầu khoảng chục năm trở lại đây.
Nhìn chung, đề tài về nông dân, nông nghiệp, nông thôn làng xã Việt
Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm và kết quả
được công bố trong các công trình tiêu biểu kể trên. Những công trình nghiên
cứu này được tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau. Mặc dù chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách có hệ thống về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của xã
Đồng Quang từ năm 1954 đến năm 2005, nhưng kết quả nghiên cứu của các cá
nhân và tập thể đi trước đã góp phần quan trọng giúp chúng tôi có được cái
nhìn tổng quát về làng xã Việt Nam nói chung và làng xã vùng đồng bằng sông
Hồng nói riêng. Đặc biệt, những công trình lịch sử về Đồng Quang giúp chúng
tôi có được nguồn tư liệu ban đầu, định hướng cho công tác sưu tầm và điều tra
khảo cứu tư liệu tiếp theo trong quá trình thực hiện đề tài luận án.

Footer Page 15 of 123.

15


Header Page 16 of 123.


3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự chuyển biến kinh tế - xã hội
xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1954 đến năm 2005.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: luận án nghiên cứu xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn mở rộng
không gian nghiên cứu ra các khu vực xung quanh và đặt trong bối cảnh
chung ở khu vực đồng bằng sông Hồng.
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
năm 1954 đến năm 2005. Tuy nhiên, để làm rõ sự chuyển biến kinh tế - xã hội
ở Đồng Quang trong thời gian này, đề tài cũng mở rộng nghiên cứu khái quát
ở thời kỳ trước năm 1954. Đồng thời, do cần phải có những minh chứng bằng
nguồn tư liệu điều tra điền dã, thống kê, nên chúng tôi cũng mở rộng thêm
thời gian nghiên cứu sau năm 2005 để từ đó có những nhận xét xác đáng hơn
về sự chuyển biến kinh tế - xã hội ở Đồng Quang trong thời gian nghiên cứu.
Về nội dung: Khái niệm biến đổi kinh tế - xã hội có 2 vấn đề căn bản
sau:
Một là biến đổi là nhiều thay đổi kinh tế - xã hội trong lịch sử hiện đại
của Đổng Quang. Sự biến đổi này có nội hàm như sự biến chuyển theo từng
thời kỳ lịch sử. Có thể biển đổi theo hướng phát triển hoặc ngược lại.
Hai là khái niệm biến đổi kinh tế - xã hội không có nghĩa 2 vấn đề này
(kinh tế và xã hội) cùng biến đổi tương đồng. Luận án chú trọng nhấn mạnh
biến đổi kinh tế như tiền tố đóng vai trò chủ động biến chuyển và từ sự biến
chuyển đó dẫn đến biến đổi các nhân tố xã hội. Nói cách khác nội dung của
biến đổi kinh tế - xã hội là sự biến đổi tương tác của 2 nhân tố, một biến độc
lập (kinh tế) và một biến phụ thuộc (xã hội).

Footer Page 16 of 123.


16


Header Page 17 of 123.

Vì biến đổi kinh tế - xã hội là một khái niệm rộng, mang nhiều nội dung
nên trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi giới hạn nội dung biến đổi kinh tế
ở mấy khía cạnh căn bản là biến đổi mô hình quản lý kinh tế, biến đổi các
nhóm ngành kinh tế ở địa phương. Trong nội dung biến đổi xã hội chúng tôi
chú trọng biến đổi dân số, biến đổi hệ thống chính trị, biến đổi lực lượng lao
động xã hội, biến đổi nếp sống, văn hóa, thu nhập của cư dân địa phương.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Dựng lại bức tranh lịch sử về sự chuyển biến kinh tế - xã hội ở xã Đồng
Quang trong hơn 5 thập kỉ (1954 - 2005). Nội dung chủ yếu là làm rõ diện
mạo chuyển biến kinh tế - xã hội của 3 làng: Đồng Kỵ, Trang Liệt, Bính Hạ
thuộc xã Đồng Quang trong thời gian từ 1954 - 2005.
Từ nghiên cứu điểm như trên, luận án cố gắng làm rõ tiến trình biến
chuyển kinh tế - xã hội vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ lịch sử hiện
đại, đặc biệt trong mấy thập kỉ đầu của tiến trình đổi mới. Trên cơ sở đó, góp
phần đánh giá tiến trình biến chuyển kinh tế - xã hội nông thôn trên phạm vi
khu vực và cả nước.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đặt ra, luận án có những nhiệm vụ sau:
- Khái quát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt quá
trình áp dụng các chủ trương chính sánh trên của cấp ủy địa phương dẫn đến
sự chuyển biến kinh tế - xã hội ở xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh từ 1954 đến 2005.
- Sưu tầm các số liệu kinh tế - xã hội của Đồng Quang và một số địa

phương có liên quan đến lịch sử xã Đồng Quang trong thời gian trên; điều tra
khảo sát và xử lý các nguồn tư liệu để phục vụ nghiên cứu và trình bày luận án.

Footer Page 17 of 123.

17


Header Page 18 of 123.

- Nghiên cứu và trình bày một cách khách quan, toàn diện về sự chuyển
biến kinh tế - xã hội của xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh từ
1954 đến 2005. Trong đó, luận án cũng đi sâu nghiên cứu sự biến đổi kinh tế xã hội của từng làng, qua đó so sánh đối chiếu để thấy được sự tương đồng và
nét khác biệt trong diện mạo của mỗi làng trong xã Đồng Quang. Bên cạnh
đó, luận án cũng chú ý nghiên cứu mối quan hệ về mọi mặt kinh tế, chính trị,
văn hóa xã hội giữa 3 làng trong xã. Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung
trên, luận án có nhiệm vụ rút ra những ưu điểm cần phát huy và những hạn
chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn theo chủ trương của Đảng.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Một là, tư liệu thành văn: Đề tài luận án thuộc giai đoạn lịch sử cận đại
và hiện đại nên nhìn chung về nguồn tư liệu thành văn có nhiều hơn các thời
kỳ lịch sử trước. Để phục vụ việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng các
nguồn tư liệu thành văn sau:
- Các thư tịch, thần tích, bia ký, các cuốn sử thời kỳ phong kiến,… giúp
cho việc nghiên cứu về quá trình hình thành làng xã, những nét khái quát về
tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội thời kỳ trước 1954.
- Các nghị quyết, báo cáo, văn bản chỉ đạo, sổ sách ghi chép, thống kê,
nhật ký, hồi ký của các cá nhân,… cung cấp nhiều tư liệu quan trọng cho việc

nghiên cứu.
- Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án đã công bố
như: các cuốn sách, bài báo, tạp chí, luận án,… giúp cho việc tham khảo và kế
thừa một số kết quả nghiên cứu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Hai là, tư liệu điều tra khảo sát thực tế: Đây là nguồn tư liệu hết sức
quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Loại tư liệu này có thể phân
loại như sau:

Footer Page 18 of 123.

18


Header Page 19 of 123.

Tư liệu điều tra hồi cố: đó là những lời kể lại theo trí nhớ của các nhân
chứng lịch sử ở địa phương. Trong quá trình sử dụng cũng có sự so sánh thẩm
định kỹ qua nhiều nguồn khác nhau để có độ xác thực cao nhất.
Tư liệu điều tra xã hội học: tiến hành điều tra bằng phiếu điều tra xã
hội học. Kết quả điều tra sẽ giúp cho việc nghiên cứu sâu quá trình và xu
hướng biến đổi kinh tế - xã hội của xã Đồng Quang.
Tư liệu điều tra khảo sát điền dã: những ghi chép số liệu qua việc đo,
vẽ, quan sát,… thực tế từng nhóm vấn đề có liên quan đến đề tài luận án.
Trong các nguồn tư liệu trên, mỗi nguồn đều có những đóng góp nhất
định. Tuy nhiên chúng đặc biệt coi trọng nguồn tư liệu điều tra khảo sát thực
tế. Đây là nguồn tư liệu giúp cho việc nghiên cứu về biến đổi kinh tế - xã hội
ở Đồng Quang một cách khách quan, toàn diện nhất.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận án sử dụng phương pháp lịch sử và

ngoài ra còn vận dụng phương pháp logic, so sánh, thống kê...
- Tiếp cận theo hướng nghiên cứu liên ngành (kinh tế học, xã hội học,
văn hóa học,…).
- Thực hiện điều tra điền dã ở xã Đồng Quang và nhiều nơi xung quanh
xã Đồng Quang ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
6. Đóng góp của luận án
- Luận án làm rõ sự chuyển biến kinh tế - xã hội ở xã Đồng Quang, huyện
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1954 đến 2005.

- Làm rõ những nét tương đồng và khác biệt trong quá trình chuyển biến
kinh tế - xã hội ở 3 làng trong xã Đồng Quang.
- Luận án chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong quá trình chuyển biến
kinh tế - xã hội ở xã Đồng Quang trong những năm từ 1954 đến 2005.

Footer Page 19 of 123.

19


Header Page 20 of 123.

- Kết quả mà luận án công bố có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà
nghiên cứu khác thực hiện những mục đích nghiên cứu của mình.
- Luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo để bổ sung những sử liệu cho
việc biên soạn lịch sử địa phương trong những năm từ 1954 đến 2005.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả có liên
quan, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án có 3 chương:
Chƣơng 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội Đồng
Quang trước năm 1954

Chƣơng 2: Chuyển biến kinh tế - xã hội ở Đồng Quang (1954-1986)
Chƣơng 3: Chuyển biến kinh tế - xã hội ở Đồng Quang từ năm 1986
đến năm 2005

Footer Page 20 of 123.

20


Header Page 21 of 123.

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ
HỘI ĐỒNG QUANG TRƢỚC NĂM 1954
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ SỰ HÌNH THÀNH LÀNG XÓM Ở
ĐỒNG QUANG
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Xã Đồng Quang thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp xã
Đình Bảng; phía Đông giáp xã Tân Hồng và thị trấn Từ Sơn; phía Tây Nam
giáp xã Phù Khê; phía Tây Bắc giáp xã Hương Mạc; phía Đông Bắc giáp xã
Đồng Nguyên, Tam Sơn.
Đồng Quang gồm có 3 làng, đó là: Đồng Kỵ (tên nôm là làng Cời),
Trang Liệt (Sặt Đồng), Bính Hạ. Từ khi hình thành làng xã đến nay, địa giới
hành chính xã Đồng Quang nói riêng và tỉnh Bắc Ninh có nhiều thay đổi. Qua
sự đối chiếu so sánh giữa các thư tịch cổ, vùng đất Đồng Quang thời Hùng
Vương thuộc bộ Vũ Ninh. Từ thời thuộc Hán đến thời thuộc Đường, Đồng
Quang nằm trong quận Giao Chỉ (sau đổi là Giao Châu); thời Tiền Lê, thuộc
châu Cổ Pháp; thời Lý thuộc phủ Thiên Đức; thời Trần, thuộc châu Vũ Ninh,
lộ Bắc Giang; thời thuộc Minh, thuộc phủ Bắc Giang [129, tr54]; thời Hậu Lê,
thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Bắc Đạo. Năm Quang Thuận thứ 7

(1466), thuộc thừa tuyên Bắc Giang. Năm 1469, Lê Thánh Tông cho sửa định
bản đồ, thừa tuyên Bắc Giang đổi là trấn Kinh Bắc. Đồng Quang nằm trong
huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc [60, tr.108]. Đầu thời nhà
Nguyễn, Đồng Quang thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc
[128, tr55]. Trên vùng đất này bao gồm 3 xã là: Đồng Kỵ thuộc tổng Nghĩa
Lập; Trang Liệt và Bính Hạ thuộc tổng Phù Lưu, huyện Đông Ngàn, phủ Từ
Sơn [60, tr.105]. Năm 1822, Minh Mệnh đổi trấn Kinh Bắc thành trấn Bắc
Ninh. Năm 1831, trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh.

Footer Page 21 of 123.

21


Header Page 22 of 123.

Thời Pháp thuộc, Đồng Kỵ1 vẫn thuộc tổng Nghĩa Lập, còn Trang Liệt2
và Bính Hạ thuộc tổng Phù Lưu của phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), hai làng Trang Liệt và Bính Hạ hợp
nhất thành xã Trang Hạ, làng Đồng Kỵ thành xã Đồng Kỵ, thuộc huyện Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hai xã Trang Hạ và Đồng Kỵ chính thức hợp nhất thành
xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo Quyết định số 422 PC/2,
ngày 9-7-1949.
Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Quốc hội khóa II thông qua nghị quyết
hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Ngày 14 tháng 3
năm 1963, Chính Phủ ra Quyết định số 25/QĐ sáp nhập 2 huyện Từ Sơn và
Tiên Du thành huyện Tiên Sơn. Xã Đồng Quang thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh
Hà Bắc [3, tr.10].
Ngày 6-11-1996, Quốc hội khóa IX thông qua việc tái lập tỉnh Hà Bắc
thành 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Đến ngày 9-8-1999, huyện Tiên Sơn

chính thức tách thành hai huyện Từ Sơn và Tiên Du theo Quyết định số 68/CP
của Chính Phủ. Từ đây, xã Đồng Quang thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
[3, tr.11].
Ngày 24-9-2008, Chính Phủ ra Nghị định Số 01/NĐ-CP thành lập thị
xã Từ Sơn. Xã Đồng Quang được tách ra để thành lập phường Trang Hạ (gồm
2 làng Trang Liệt và Bính Hạ) và phường Đồng Kỵ thuộc thị xã Từ Sơn3.
Xã Đồng Quang có vị trí địa lý và những điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa trong quá trình lịch sử.

1

Theo sách Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ của Ngô Vi Liễn thì Đồng Kỵ có tên là Đồng Kỳ (còn gọi là Cói) [99, tr.29]. Nhưng
theo chúng tôi thì Đồng Kỵ có tên nôm là làng Cời thì đúng hơn vì người dân làng này đều xác nhận như vậy và tên làng Cói là rất xa lạ.
2
Theo sách Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ của Ngô Vi Liễn thì Trang Liệt có tên là Tràng Liệt (còn gọi là Sặt Đồng) [99, tr.29]
3
Thời điểm thành lập thị xã Từ Sơn là sau khoảng thời gian chúng tôi nghiên cứu. Vì vậy, để nhất quán với tên đề tài đã lựa chọn, chúng
tôi sử dụng tên đơn vị hành chính cũ là xã Đồng Quang; Thị xã Từ Sơn bao gồm 12 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các phường:
Đồng Kỵ, Trang Hạ, Đồng Nguyên, Đình Bảng, Tân Hồng, Châu Khê, Đông Ngàn và các xã: Tam Sơn, Tương Giang, Hương Mạc, Phù
Khê, Phù Chẩn ) [Chính Phủ (2008), Nghị định về việc thành lập thị xã Từ Sơn, thành lập các phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh, ngày 24-9-2008].

Footer Page 22 of 123.

22


Header Page 23 of 123.

Đồng Quang nằm ở vị trí sát đỉnh thứ hai (Cổ Loa, Đông Anh) của tam

giác châu thổ sông Hồng4, là nơi giáp ranh chuyển tiếp từ vùng đồi gò trung
du xuống vùng đồng bằng. Thời kỳ nước Văn Lang - Âu Lạc, vùng đất Đồng
Quang chỉ cách kinh đô Cổ Loa chưa đầy 10 km về hướng Tây Nam5. Sang
thời kỳ Bắc thuộc, từ thời Tây Hán đến thời Đường, giặc phương bắc đã chọn
Luy Lâu6 làm trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo để đô hộ lâu dài
nhân dân ta. Đồng Quang chỉ cách thành Luy Lâu khoảng 10 km về phía
Đông Nam. Trong thời kỳ phong kiến độc lập và thời kỳ cận đại và hiện đại,
vùng đất Đồng Quang vẫn nằm ở vị trí tiếp giáp với những trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa lớn của cả nước như: cách kinh thành Thăng Long (Hà
Nội ngày nay) 18 km về phía Tây Nam, cách tỉnh lị Bắc Ninh 12 km về phía
đông bắc. Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, Đồng Quang nói riêng
và Bắc Ninh nói chung nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đó là Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Điều này càng thúc đẩy sự chuyển biến mạnh
mẽ của Đồng Quang về mọi mặt.
Đồng Quang có mạng lưới giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt
rất thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa.
Về đường thủy: Sông là huyết mạch giao thông quan trọng bậc nhất của
cư dân Việt cổ, khi mà phương tiện giao thông cơ giới chưa phát triển. Nằm
sát bờ phía đông của dòng sông Ngũ Huyện Khê7 nối sông Hoàng (thuộc địa
phận Đông Anh ngày nay) với sông Cầu nên Đồng Quang có nhiều thuận lợi
cho phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa. Từ Đồng Quang theo dòng sông
4

Theo GS Trần Quốc Vượng thì: “Cổ Loa – Đông Anh là miền giáp ranh trung du – đồng bằng – đỉnh thứ hai của tam giác châu thổ
sông Hồng” [183, tr101-102]
5
Ta lấy vị trí tại Đồng Quang làm điểm quy chiếu phương hướng
6

Thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay


7

Có nhiều ý kiến cho rằng dòng chảy của sông Ngũ Huyện Khê hiện tại không đồng nhất với dòng chảy tự nhiên xưa kia. Theo Giáo sư
Trần Quốc Vượng, “giữa sông Cà Lồ ở phía bắc và sông Đuống ở phía nam, ngày xưa có một dòng sông chảy ngay giữa huyện (Đông
Anh) đi qua dưới chân thành Cổ Loa, nối liền sông Hồng với sông Cầu, ngày nay đã trở thành một con sông chết, chỉ còn từng đoạn từng
đoạn và được tích hợp vào hệ thống thủy nông hiện đại….Nửa đầu sông phía đông bắc huyện được gọi là sông Thiếp, không có đê.
Khúc giữa chảy qua Cổ Loa, được gọi là Hoàng Giang, hẳn là từ Ngô Vương Quyền đóng đô ở đấy (939 – 944). Khúc cuối bắt đầu từ
phía đông Cổ Loa, được gọi là Ngũ Huyện Khê” [183, tr101-102]

Footer Page 23 of 123.

23


Header Page 24 of 123.

Ngũ Huyện Khê về phía tây nam, qua sông Hoàng chưa đầy 10 km là đến
thành Cổ Loa - kinh đô của nước Âu Lạc xưa (thuộc huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội ngày nay), nếu đi thêm khoảng 5 km nữa là đến sông Đuống8,
sông Hồng và kinh thành Thăng Long (thủ đô Hà Nội ngày nay); từ sông
Đuống xuôi theo hướng đông là đến được thành Luy Lâu - trung tâm đô hộ
đầu tiên thời Bắc thuộc (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Nếu
từ Đồng Quang theo sông Ngũ Huyện Khê lên hướng đông bắc sẽ đến sông
Cầu. Từ đây nếu xuôi theo hướng đông nam là đến Phả Lại (còn gọi là Lục
Đầu Giang, nơi hợp lưu của các con sông như: sông Cầu, sông Thương, sông
Đuống, sông Kinh Thầy, sông Lục Nam và sông Thái Bình), từ đó tỏa đi
nhiều hướng khác nhau như ngược sông Thương, sông Lục Nam lên mạn Bắc
Giang, Lạng Sơn hoặc theo nhánh chính của sông Thái Bình ra biển; nếu
ngược lên hướng tây bắc sẽ lên vùng Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn.

Về đường bộ: Đồng Quang nằm sát đường quốc lộ 1A và đường sắt Hà
Nội - Lạng Sơn, là những huyết mạch giao thông quan trọng nối với các tỉnh
vùng đông bắc và cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn); có đường 295 nối từ quốc
lộ 1A lên vùng Hiệp Hòa (Bắc Giang), nối với đường 18 rẽ theo hướng tây
nam ra ngã ba Phù Lỗ, nơi khởi đầu của đường quốc lộ 2 lên các tỉnh Hà
Giang, Tuyên Quang, Lào Cai. Từ Phù Lỗ ngược hướng bắc lên các tỉnh Thái
Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng. Đồng Quang nằm trên trục tỉnh lộ 232 nối các
xã trong huyện như Phù Khê, Hương Mạc, Đồng Quang, Đình Bảng, Phù
Chẩn, Tân Hồng.
Cư dân Việt cổ đã sớm chinh phục đồng bằng châu thổ sông Hồng khi
nó còn đang trong quá trình bồi tụ. Vì vậy, hệ thống ao, chuôm, đầm lầy còn
rất nhiều. Đồng Quang cũng trong điều kiện như vậy. Theo cụ Ngô Hữu Xuất9

8
9

Còn gọi là sông Thiên Đức
Cán bộ lão thành cách mạng, 86 tuổi, còn rất minh mẫn (sinh năm 1926)

Footer Page 24 of 123.

24


Header Page 25 of 123.

làng Trang Liệt có 7 cái ao con thiên tạo gọi là thất tinh10 nằm trọn trong
khuôn viên của làng.
Trong làng Đồng Kỵ trước đây cũng có hàng chục ao lớn nhỏ, có thể
nối thông với nhau có tác dụng trữ nước và thoát nước rất hiệu quả. Vì vậy,

Đồng Kỵ không mấy khi bị úng lụt. Sau này, do dân cư tập trung quá đông,
quá trình lấp ao làm đất ở diễn ra liên tục. Trong từng hộ gia đình, việc chia
sẻ đất ở cho các con cũng là một nguyên nhân chính làm biến mất những
chiếc ao trong khuôn viên các hộ gia đình. Đến hiện nay gần như không còn
tìm thấy một hộ gia đình nào có ao riêng. Chỉ còn có hai cái ao ở trước cửa
đình và đền. Không gian cảnh quan mặt nước ở Đồng Kỵ rất hạn chế.
Làng Bính Hạ nằm trên dải đất cao và dài. Phía trước, sau và trong làng
cũng có nhiều ao chuôm. Ngoài ra trên các đồng ruộng ở Đồng Quang cũng
có rất nhiều ao, chuôm. Hệ thống ao, chuôm dày đặc trong làng, ngoài đồng
có tác dụng trong việc trữ nước và tiêu úng rất tốt. Các ao trong làng còn đóng
vai trò nuôi thả cá cung cấp nguồn thực phẩm vào bữa ăn hàng ngày của
người dân. Nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp được cung cấp khá
nhiều từ các ao chuôm trên các cánh đồng. Trong quá trình phát triển, dân số
ngày càng đông đúc, diện tích đất thổ cư mở rộng, vì vậy nhiều ao chuôm
trong làng đã bị lấp.
Đồng Quang có địa hình tương đối bằng phẳng, được hình thành từ các
lớp trầm tích phù sa bồi của dòng sông Ngũ Huyện Khê và sông Tiêu Tương
cổ11. Hầu hết diện tích đất canh tác ở các làng trong xã Đồng Quang thuộc loại
đất cấy một vụ, chỉ những chân ruộng trũng và gần ao, chuôm sẵn nguồn nước
mới cấy được 2 vụ/ năm. Về cơ bản ruộng đất ở Đồng Quang được phân làm 3
loại. Theo địa bạ Gia Long 4 (1805), Đồng Kỵ trong tổng số 444 mẫu, 4 sào,
10

Đó là: 1.Ao con: cụ Cựu Ngũ xóm Phướn; 2. Ao ông Vũ Công My xóm Phướn; 3. Ao Chạ: bốt ao Chạ nay là nhà ông Ngô Hữu Đàm;
4. Ao con: cụ Ngô Hữu Bốn xóm nghè (nay nhà ông Ngô Hữu Khoản); 5. Ao nhà thờ họ Ngô; 6. Ao nhà ông Nguyễn Văn Hán nay là
nhà ông Nguyễn Văn Hải (Trọng); 7. Nhà đòn cũ nay là nhà khách Trang Liệt [186, tr.6]
11
Con sông này nay không còn nữa.

Footer Page 25 of 123.


25


×