TÓM TẤT ĐÈ TÀI
Đe tài nghiên cứu khoa học “Trang phục của người Java ở Indonesia” trình bày
một số nét đặc về ưang phục của người Java qua các thời kỳ lịch sử và các yếu tố ảnh
hưởng đến trang phục. Do điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa và do đặc điểm làm nông
nghiệp lúa nước, người Java ở Indonesia đã sáng tạo cho mình những bộ trang phục phù
hợp với thời tiết. Người Java có thói quen sử dụng trang phục rộng, gọn, chất liệu vải mát,
loại trang phục phù hợp với công việc đồng áng. Bên cạnh đó, do người Java sớm tiếp xúc
và giao lưu với các nền văn hoá khác nên yếu tố tôn giáo cũng có ảnh hưởng đáng kể đến
cách ăn mặc của người Java. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các yếu tố như điều kiện tự
nhiên, xã hội và tôn giáo đã tác động mạnh mẽ đến việc hình thành phong cách ăn mặc của
người Java.
Khi nói đến trang phục của người Java, chúng ta không thể không nói tới một loại
vải truyền thống, đó là Batik - được dệt từ sợi bông rồi đem nhuộm và sau đó vẽ hoa văn
trên mặt vải - đã trở thành mặt hàng vô cùng đặc sắc và nổi tiếng trên thế giới. Họa tiết
trên vải Batik cũng rất đa dạng và phong phú: họa tiết hình học, cỏ cây hoa lá, động vật,
hình người và ...
Nội dung chính của nghiên cứu này được chú trọng đến trang phục lễ hội, lễ cưới
và hàng ngày. Trang phục lễ hội, lễ cưới của người Java rất phức tạp. Họ thường mặc trang
phục truyền thống vào ngày lễ như trang phục Jawi Jangkep (nam giới), áo Kebaya cùng
với Sarung (nữ giới). Những bộ trang phục của cô dâu và chú rể có mô tip, hoa văn và màu
sắc vải Batik giống nhau, họ đeo dây chuyền, vòng tay, mang đôi hài giống nhau và ít
nhiều thể hiện được màu sắc tôn giáo trong trang phục của họ. Nếu như trang phục lễ hội,
lễ cưới cầu kỳ thì trang phục hàng ngày lại đơn giản hơn nhiều để phù hợp với thời tiết và
công việc hàng ngày.
Đe làm nổi bật đặc trưng trang phục của người Java, chúng tôi đã tiến hành so sánh
hoa văn vải Batik với hoa văn thổ cẩm của người Chăm ở Việt Nam cũng như so sánh giữa
trang phục cưới của dân tộc Java ở Indonesia và dân tộc Kinh ở Việt Nam.
PHẦN DẪN LUẬN
1. Lý do và mục đích chọn đề tài
1.1 Lý do chọn đề tài
Indonesia là một quốc gia đa tộc người và đa văn hóa ở khu vực Đông Nam Á.
Trong đó, tộc người Java chiếm thành phần khá lớn và là dân tộc có số dân đông nhất ở
Indonesia hiện nay. Người Java là tộc người xuất hiện khá sớm và có nền văn hóa phát
triển lâu đời ưên quần đảo Indonesia.
Người Java sống tập trung ở đảo Java, đặc biệt ở các tỉnh miền Tây và Trung Java.
Ngoài ra, cũng còn có nhiều bộ phận người Java khác cư trú rải rác khắp quần đảo
Indonesia cũng như ở nước ngoài. Mặc dù đảo Java chỉ chiếm 7% diện tích Indonesia
nhưng đây lại là nơi cư trú của hơn 60% dân số Indonesia. Đảo Java là trung tâm văn hóa,
văn minh và chính trị của Indonesia trong suốt hơn 1000 năm. Từ thời kì tiếp nhận và ảnh
hưởng Ãn Độ cho đến ngày nay, đảo Java vẫn là trung tâm quyền lực với thủ phủ là Jakarta.
Chính đảo Java là nơi nuôi dưỡng, phát triển văn hóa truyền thống và tiếp nhận văn hóa
bên ngoài góp phần tạo nên bức tranh văn hóa “Nói đến văn hóa của tộc người Java thì phải nói đến ưang phục bởi vì đó không
chỉ là một thành tố văn hóa của văn hoá tộc người mà còn là một toong những dấu hiệu
quan trọng để xác định quá trình tộc người và quá trình giao lưu tiếp biến các giá trị văn
hóa truyền thống của người Java xưa và nay.
Trong một thời kì dài, trang phục người Java được xem là “quốc phục”. Mọi người
đều mặc trang phục Java trong các cơ quan nhà nước, trường học,... cũng như trong hoạt
động sinh hoạt hàng ngày. Đối với sinh viên của ngành Indonesia học, chúng tôi nhận thấy
việc tìm hiểu về trang phục của người Java
là hết sức cần thiết trong quá ưình học tập và nghiên cứu đất nước đa văn hóa, đa dân tộc
này. Do đó chúng tôi đã chọn đề tài “Trang phục của người Java ở Indonesia”để làm
nghiên cứu khoa học.
1.2 Mục đích chọn đề tài
Chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm mục đích giới thiệu cách ăn mặc của
người Java ở Indonesia trong quá khứ cũng nhu hiện tại. Thông qua đó, chúng tôi nhận
diện sự biến đổi của các trang phục Java qua các thời kì trong lịch sử. Mặt khác chúng tôi
cũng nghiên cứu quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa thể hiện qua trang phục của tộc
người Java. Từ đó, chúng tôi có nhận xét khái quát về nét đặc sắc của trang phục ưong mối
tương quan với bức ưanh trang phục của các tộc người ở Indonesia nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tộc người Java là tộc người chiếm đa số ở Indonesia và văn hóa truyền thống của
nó vô cùng đặc sắc thể hiện qua các công trình kiến trúc, lễ hội và đặc biệt là qua cách ăn
mặc. Các công trình nghiên cứu về trang phục của tộc người Java ở Việt Nam hiện nay
chưa được quan tâm nhiều, chỉ có một số bài viết có liên quan đến ưang phục.
Công ưình “Sơ lược về lịch sử và kỹ thuật Batik” (2005) của tác giả Dương Thị
Ngọc Thắm và Nguyễn Thương Huyền đã giới thiệu về vải Batik ở Indonesia. Công trình
này khái quát quá trình lịch sử của Batik và những cách làm vải Batik.
Công trình “Vài nét về văn hóa thổ cẩm Indonesia” (2002) của tác giả Trần Ngọc
Khánh đã giới thiệu về nghề dệt thổ cẩm ở Indonesia. Tác giả nghiên cứu về cách thức
trang ưí, việc thiết kế hoa văn và màu sắc trên tấm vải thổ cẩm của một số tộc người ở
Indonesia.
Công ưình “Vải thuyền ở Indonesia và vấn đề cội nguồn bản sắc văn hóa Đông
Sơn của cư dân Đông Nam Á” (2001) của tác giả Trần Ngọc Khánh
đã giới thiệu về vải thuyền Indonesia và văn minh Đông Sơn. Công trình nghiên cứu mô
tip hình thuyền trên vải dệt cổ truyền của các tộc người cổ đại ở Indonesia. Qua đó đã khắc
họa sinh động chân dung đời sống hiện thực của cư dân Đồng Nam Á trong thời kì văn
minh Đông Sơn.
Còn ở Indonesia có nhiều tài liệu nghiên cứu về trang phục truyền thống các tộc
người ở Indonesia như trang phục lễ hội, lễ cưới, trang phục thường ngày tiêu biểu như
công trình “Upacara Perkawinan Adat Jawa”, công trình “Pengantin Indonesia”, công trình
“Batik”...
Công trình “Upacara Perkawinan Adat Jawa” (1988) của tác giả Thomas Wiyasa
Bratawidjaya, giới thiệu về những nghi thức trong lễ cưới cũng như trang phục cưới truyền
thống của người Java, cách trang điểm tóc, khuôn mặt cho cô dâu. Nói chung tài liệu này
đã khái quát lên được ưang phục kết hôn của tộc người Java.
Công trình “Pengantin Indonesia” (2001) của tác giả HJ. Bra. Mooryati Soedibyo,
giới thiệu về trang phục cưới truyền thống của các tộc người ở Indonesia, trong đó có
người Java.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Ngoài đảo Java, người Java còn cư trú rải rác ở hầu hét các đảo có người ở trên
quần đảo Indonesia. Thậm chí còn có nhiều cộng đồng người Java sinh sống nước ngoài
do điều kiện lịch sử tạo ra. Do vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ được giới hạn ở cộng
đồng người Java cư trú ở khu vực miền ưung của đảo Java. Đối tượng nghiên cứu chính
của chúng tôi là trang phục của người Java. Chúng tôi sẽ khảo sát trang phục lễ hội hay
trang phục truyền thống và trang phục thường ngày của người Java.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trang phục là đặc trưng văn hóa riêng của từng tộc người và trang phục của từng
tộc người luôn biển đổi theo lịch sử. Trang phục không phải là vật đứng yên mà nó luôn
biến đổi không ngừng trong đời sống con người. Do đó khi nghiên cứu ưang phục của
người Java, chúng tôi sẽ xem xét nó trong sự
vận động và biến đổi không ngừng đó. Đe nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng một số
phương pháp sau:
•
Phương pháp tra cứu thư viện:
Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin qua sách, tạp chí, báo, các
công trình nghiên cứu, các trang web có liên quan đến trang phục trong và ngoài nước để
có cái nhìn tổng quan về trang phục cũng như trang phục của tộc người Java. Tuy nhiên do
các nghiên cứu về trang phục của tộc người Java ở Việt Nam còn ít nên chúng tôi tập trung
chủ yếu tìm các tài liệu liên quan bằng tiếng Indonesia.
•
Phương pháp phỏng vấn:
Bên cạnh những thông tin thu thập được từ những công trình nghiên cứu trước đó,
chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn một số người Indonesia đang sống và làm việc tại thành
phố Hồ Chí Minh về trang phục của người Java để có thêm một số thông tin mới.
•
Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Từ những hình ảnh, tài liệu sẵn có, nhóm chúng tôi đã tiến hành phân tích và tổng
hợp lại để giới thiệu đến người đọc những nét đặc trưng trong trang phục của người Java
và sự tiếp biến văn hóa thông qua trang phục.
•
Phương pháp so sánh loại hình:
Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng sử dụng phương pháp so sánh loại hình để
so sánh hoa văn vải Batik với hoa văn thổ cẩm Chăm. Đe từ đó đưa ra sự khác biệt giữa
họa tiết hình học, họa tiết hoa lá cỏ cây và họa tiết hình người, động vật.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
•
Ý nghĩa khoa học:
Đe tài nghiên cứu này có ý nghĩa xác định vai ưò của ưang phục truyền thống và
hiện đại trong đời sống hàng ngày của nguời Java; buớc đầu phân loại hoa văn trên trang
phục của nguời Java. Qua nghiên cứu này, một phần nào đó cũng đánh giá đuợc trình độ
nghệ thuật, tu duy thẫm mĩ của tộc nguời Java cũng nhu quá trình tiếp biến văn hóa của
họ.
• Ý nghĩa thực tiễn:
Yới đề tài nghiên cứu về “Trang phục của người Java ở Indonesia ”, chúng tôi
đã hệ thống các loại trang phục mà nguời Java sử dụng. Ngoài ra, đối với những sinh viên
ngành Indonesia học, thông qua việc nghiên cứu về trang phục sẽ giúp chúng tôi có cái
nhìn rõ nét hơn về đời sống văn hóa của tộc nguời Java. Hơn thế nữa, với đề tài này chúng
tôi mong muốn sẽ làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên ngành Indonesia học nói
riêng cũng nhu những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, đất nuớc, con nguời Indonesia nói
chung. Đề tài cũng góp phần đề cao những giá trị của nền văn hóa bản địa cũng nhu bảo
tồn và phát ưiển bản sắc văn hóa truyền thống.
6. Kết cấu của đề tài
Yới đề tài này, ngoài phần mở đầu, dẫn luận, kết luận, nội dung chúng tôi phân ra
thành bốn chuơng:
Chuơng một: Tiền đề điều kiện địa lý và xã hội của nguời Java. Chuơng này giới
thiệu sơ luợc về những yếu tố địa lý, xã hội và tôn giáo ảnh huởng đến trang phục của
nguời Java.
Chuơng hai: Chất liệu vải và hoa văn chủ yếu trong trang phục nguời Java. Chuơng
này khái quát về nguồn gốc, cách làm và motif của vải Batik đồng thời giới thiệu một vài
hoa văn tiêu biểu.
Chuơng ba: Trang phục lễ hội và trang phục cuới xin.
Chuơng bốn: Trang phục thuờng ngày. Chuơng này tiếp cận những trang phục
hàng ngày mà tộc nguời Java sử dụng, những ưang phục giản đơn và phù hợp.
Chương Một
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI JAVA
1.1 Điều kiện địa lý của đáo Java
Indonesia là một nước quần đảo lớn nhất thế giới với trên 17.500 hòn đảo lớn nhỏ.
Do nằm ở một vị trí địa lý tự nhiên trời phú, Indonesia là một nước rất giàu về tài nguyên
và khoáng sản vào loại nhất ở khu vực Đông Nam Á. Indonesia có năm hòn đảo lớn, đó là
Kalimantan, Java, Sumatra, Sulavesi và Man Jaya (Papua). Mặc dù đảo Java là đảo nhỏ
nhất trong số năm đảo nói trên nhưng đây là nơi có dân số đông nhất.
Đảo Java phía Bắc giáp đảo Kalimantan, phía Tây giáp đảo Sumatra, phía Đông
giáp đảo Ball, phía Đông Bắc giáp đảo Sulavesi. Đây là đảo lớn thứ 13 trên thế giới. Đảo
Java được hình thành từ những đợt phun trào núi lửa, trên đảo có hơn 38 ngọn núi lửa; có
nhiều sông, trong đó con sông dài nhất đảo là Bengawan Solo với chiều dài 540 km. Dòng
sông này bắt nguồn từ miền trung của đảo nơi có ngọn núi lửa Tawu, bên biển Java.
Đảo Java được chia làm bốn tỉnh (Banten, Java Barat, Java Tengah, Java Timur),
một đặc khu (daerah istimewa) là thành phố Yogyakarta, và một thành phố thủ đô (daerah
khusus ibukota) là Jakarta. Với diện tích 126.700 km2, đảo Java là nơi sinh sống của 124
triệu người với mật độ dân số là 981 người/km2. Dân cư trên đảo phần lớn là tín đồ của
đạo Islam (93%), một số ít theo đạo Hindu (1-2%), số còn lại là theo những những tôn
giáo khác.(l)
Do nằm dọc theo hai bên đường xích đạo nên khí hậu của toàn Indonesia nhìn
chung mang tính nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng: nhiệt độ thường xuyên cao, mưa
nhiều, độ ẩm cao. Vì những điều kiện khí hậu như vậy, người Indonesia đã tạo ra cho họ
những bộ trang phục phù hợp với thời tiết, họ thường mặc những bộ trang phục rộng rãi,
thoải mái, chất liệu vải mát, quấn Sarung. Âu phục ngày càng được người Indonesia sử
dụng nhiều, đặc biệt là
(l)
_____ t.C3.B4n_gi.C3.A lo
những người sống ở thành phố, làm việc văn phòng. Tuy nhiên cách mặc Âu phục của họ
không giống người phương Tây, hiếm khi họ bỏ áo trong quần bởi vì sẽ rất khó chịu với
thời tiết nóng bức. Thông thường họ mặc quần Tây với áo Batik rộng bỏ ngoài quần, điều
này vừa tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ và phù hợp với cuộc sống hiện đại.
1.2 Điều kiện xã hội
Người Java hay còn gọi là người Wong Jo wo hoặc người Tiang Jawi, là tộc người
đông nhất không chỉ ở trên đảo Java mà còn trên toàn đất nước Indonesia. Vì sự mất cân
bằng dân số giữa những hòn đảo cho nên ngay từ thế kỷ 18, chương trình di dân từ đảo
Java đến những hòn đảo khác ít người hơn đã được chính quyền thuộc địa Hà Lan thực
hiện. Một phần người Java di cư tới những vùng đất lớn lân cận như ở xung quanh vùng
Deli Serdang thuộc phía Bắc Sumatra, hay tới khu vực tỉnh Lampung. Vào thời kỳ đó cũng
có nhiều người Java di cư đến một số vùng đất Suriname (Nam Mỹ), đến Nam Phi và Haiti
ở Lautan Teduh (Pasiíĩk). Theo điều ưa dân số năm 1930, tổng dân số ở Java Tengah (miền
Trung Java), Java Timur (miền Đông Java) và khu vực Madura là 30.321.000 người, trong
đó tộc người Java chiếm khoảng 80% dân số.
Khu vực từ Java Tengah (miền Trung Jawa) đến Java Timur (miền Đông Java) là
nơi sinh sống chủ yếu của tộc người Java, trong khi đó khu vực Java Barat (miền Tây Java)
người Sunda lại chiếm đa số. Dựa vào lối sống, phong tục tập quán, giá trị văn hóa cũng
như sự ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài; các chuyên gia đã cho rằng khu vực mà tiêu biểu
cho nền văn hóa của người Java là Banyumas, Redu, Yogyakarta, Surakarta, Madiun,
Malang và Kediri. Trong số đó, Yogyakarta và Surakarta được coi là trung tâm văn hóa
chính của người Java.
Những Desa (làng quê) là nơi gắn kết cuộc sống của dân cư Java. Đứng đầu mỗi
Desa là Luruh hay Kepala Desa (người đứng đầu). Trong mỗi Desa lại chia ra làm những
Dukuh (Kampung), và đứng đầu mỗi Dukuh là một Kepala Dukuh (người đứng đầu một
Dukuh). Những ngôi nhà của cư dân trong mỗi Dukuh thường có kho thóc, chuồng chăn
nuôi gia súc. Ở mỗi Desa đều có một Balai Desa (tương đương với nhà văn hóa xã) là nơi
gặp gỡ, họp hành của
những nhà lãnh đạo; một masjid (thánh đường lớn); một vài Langgar (thánh đường nhỏ);
trường học và chợ (thường chỉ nhộn nhịp vào cuối tuần).
Kiểu nhà truyền thống của người Java có mái hình chóp. Dựa vào sự khác nhau
của những kiểu mái mà có thể chia ra thành những kiểu nhà như sau: Limasan, Serotong,
Joglo, Panggangepe, Daragepak... Trong đó, kiểu nhà Limasan là kiểu nhà phổ biến nhất
trong những kiểu nhà của cộng đồng người Java. Riêng đối với những gia đình quý tộc, họ
thường làm nhà kiểu Joglo.
Sản xuất nông nghiệp là nghề nghiệp chính của phần lớn cư dân Java tại các vùng
quê, số còn lại là công nhân viên chức nhà nước, thợ, người buôn bán... Trong sản xuất
nông nghiệp ngoài trồng lúa, nông dân còn trồng nhiều loại rau màu khác như: khoai lang,
bắp, đậu nành, đậu phông... Tuy nhiên không phải tất cả nông dân đều có đất nông nghiệp
để canh tác, có một số người phải đi làm công cho người khác.(2)
Với đặc điểm ngành nghề chính là nông nghiệp lúa nước nên Sarung được người
Java mặc không chỉ vì nó thoáng mát, tạo cảm giác dễ chịu và rất tiện lợi (dễ mặc,dễ cởi)
phù hợp với công việc đồng áng. Đảo Java là trung tâm thủ công mỹ nghệ phát triển cao,
người dân nơi đây đã biết tận dụng những công dụng từ tre, mây, lá, dứa, rơm...để tạo ra
những sản phẩm thủ công đa dạng: mũ, chiếu, quạt, rổ, rá... “Một trong những nghề thủ
công độc đáo của người Java là nghề mỹ thuật da. Từ da trâu, họ làm quạt, làm bìa sách,
làm những con rối da cho sân khấu rối bóng”(3). Ngoài ra vải Batik của người Java nổi
tiếng khắp thế giới với những họa tiết hoa văn tinh xảo được sáng tạo bởi đôi tay khéo léo
của những nghệ nhân.
1.3 Tôn giáo
Indonesia không chỉ được mệnh danh là quốc đảo lớn nhất hành tinh mà còn được
mọi người biết đến với số lượng tín đồ theo đạo Islam đông nhất thế giới. Mặc dù Islam
giáo thâm nhập vào Indonesia sau Phật giáo và Ãn Độ giáo nhưng sức lan tỏa của nó lại
nhanh và ảnh hưởng sâu hơn nhiều. Chỉ sau một
(2)
(3)
Zulyani Hidayah 2004, “Ensikilopedi suku bangsadiIndonesia”,tr 105-109
Nguyễn Duy Thiệu 1997, “Các dân tộc ờ Đông Nam Á”, tr 63
thời gian rất ngắn từ khi đạo Islam được truyền bá vào Indonesia, hầu nhu cả vùng quần
đảo này đã cải giáo theo đạo Islam. Riêng ở đảo Java hiện nay có tới 93% cư dân theo đạo
Islam.(4)
Tuy nhiên Islam giáo ở Indonesia nhìn chung đã được bản địa hóa đi rất nhiều để
phù hợp với cuộc sống, với những phong tục tập quán có từ xa xưa của cộng đồng dân cư
ở đây. “Theo thời gian, với những nghi thức giản đơn, với tính dễ dung hòa với các tín
ngưỡng bản địa, Hồi giáo đã nhanh chóng trở thành một sức mạnh liên kết các dân tộc
khác nhau ở quần đảo Indonesia vào một cộng đồng chung. Sau này đạo Islam còn trở
thành một lực lượng chính trị mạnh ưong cuộc đấu ưanh chống ngoại xâm giành độc lập
và công cuộc xây dựng đất nước”(5). Như vậy tư tưởng của đạo Islam ảnh hưởng rất mạnh
đén tất cả các lĩnh vực trong đời sống người dân Indonesia nói chung và cộng đồng người
Java nói riêng, từ xã hội, giáo dục đến văn hóa nghệ thuật. Trong cuộc sống hàng ngày,
yếu tố giúp chúng ta dễ dàng nhận ra người theo đạo Islam chính là ưang phục họ mặc.
Phụ nữ theo đạo Islam ra đường phải mặc đồ kín với áo dài tay, Sarung (váy) dài tới mắt
cá chân. Đặc biệt đối với phụ nữ ở Trung Đông - nơi mà đạo Islam còn quá khắt khe thì
họ phải che mạng khi ra ngoài đường. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, Islam giáo khi vào
Indonesia đã bị bản địa hóa cho nên việc gặp người phụ nữ Indonesia dùng khăn che mạng
là rất ít. Trong khi đó nam giới theo đạo Islam thường đội mũ vải nhỏ trên đầu, chít khăn
như người Ả Rập, đặc biệt trong lúc cầu nguyện ở thánh đường là chuyện thường ngày.
Trước đây khi đạo Islam chưa được truyền bá vào Indonesia, màu sắc và hoa văn
trên vải rất đa dạng bao gồm cỏ cây, hoa lá, đầu người, hình thú... Nhưng sau này do tiếp
thu tư tưởng của đạo Islam nên hoa văn có dạng sinh vật sống dần bị mất đi, cũng như màu
sắc của vải chủ yếu là những gam màu tối. Tuy nhiên không vì thế những tấm vải được
làm ra thiếu đi sự sinh động và vẻ duyên dáng của nó. Do đó không phải ngẫu nhiên mà
vải Batik ngày càng được ưa chuộng trên thế giới.
(4)
_______ t.C3.B4n_gi.C3.A lo
Ngô Văn Doanh 1995, “Indonesia những chặng đường lịch sử”, tr 106
(5) )
Chương Hai
CHẤT LIỆU VÀ HOA VĂN TRONG TRANG PHỤC
CỦA NGƯỜI JAVA
2.1 Chất liệu
2.1.1 Chất liệu truyền thong
Con người sinh ra và lớn lên trong tự nhiên, luôn luôn gắn bó với tự nhiên, tự nhiên
nuôi dưỡng chở che con người. Mối quan hệ giữa người và tự nhiên cũng là một mặt cơ
bản trong đời sống, có thể nói rằng điều kiện tự nhiên, môi trường tự nhiên của một khu
vực chắc chắn có ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa nhu ăn, mặc, ở và đi lại... Như
vậy, con người đã biết tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên để làm nên những
bộ trang phục đầu tiên trong lịch sử.
Nền văn hóa Indonesia xuất phát từ cơ tầng văn hóa lúa nước, nơi đây khí hậu nóng
ẩm quanh năm nên người dân chỉ ưa thích mặc những trang phục nhẹ, thoáng và tiện dụng.
Từ xa xưa cư dân nơi đây đã biết tạo ra những chất liệu may mặc từ vỏ cây, tơ chuối, tơ
tằm, tơ đay gai và bông. Những chất liệu này được dệt thành vải mỏng, nhẹ, thoáng rất phù
hợp với khí hậu nóng ẩm. Nghề trồng dâu nuôi tằm lấy tơ và nghề trồng bông dệt vải của
cư dân đã trở thành một nghề quan ưọng. Vải Batik - dệt từ sợi bông rồi đem đi nhuộm sau
đó vẽ hoa văn trên mặt vải - đã trở thành mặt hàng vô cùng đặc sắc và nổi tiếng trên thế
giới.
Để làm nên một tấm vải Batik đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn và được làm
thủ công hoàn toàn. Màu sắc truyền thống thường được sử dụng để vẽ trên vải Batik là màu
nâu và màu chàm vì đó là những gam màu được chiết xuất dễ dàng từ thiên nhiên. Sở dĩ
người Java thích những gam màu tối là do yếu tố vãn hóa truyền thống và sự ảnh hưởng
của văn hóa Islam.
Trước đây, trang phục làm từ chất liệu vỏ cây đã được hầu hét người dân ở
Indonesia sử dụng, chất liệu này đóng vai trò thiết yếu trong sự tiến hóa của trang phục.
Lúc này trang phục chủ yếu là màu nâu - màu của vỏ cây, nhưng
nếu muốn có màu trắng thì luộc vỏ cây trong những chiếc nồi đất nung với tro, hoặc nhúng
nước và ủ cho lên men với lá cây. Trang phục bằng vỏ cây lúc này chủ yếu chỉ để che thân
hoặc khi cử hành lễ thức và các mục đích ma thuật nên được thiết kế cực kì đơn giản, chưa
có hoặc rất ít đề cập đến giá trị nghệ thuật của trang phục, đó là các loại áo chui đầu và
khố đơn giản không trang trí. Nhưng cũng có một số dân tộc có nghề thủ công làm trang
phục bằng vỏ cây đạt đến trình độ cao và tiêu biểu nhất phải nhắc đến người Toraja. Người
ta thực hiện bằng cách dùng thớ sợi tách ra từ lá cây họ cọ gebang hoặc cỏ núi, chỉ bông
hoặc thớ lá dừa, kể cả sau này là dây nylon màu. Vào thời điểm này, cũng có một số trang
phục đáng được chú ý đến như là trang phục của cô dâu trong lễ cưới và trang phục được
sử dụng trong những dịp quan trọng khác thì chất liệu vỏ cây được lựa chọn kĩ càng và
chế biến công phu hơn... cũng có cả loại được làm từ sợi của cây cọ.(6)
Nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa cũng là một trong các nghề truyền thống cơ bản
của người Java. Từ xa xưa người dân nơi đây đã biết ưồng dâu nuôi tằm để lấy sợi, sau đó
lấy sợi dệt vải. Vải sợi tơ tằm rất được ưa thích vì rất thoáng mát phù hợp với khí hậu nóng
ẩm nơi đây. Thường vải tơ tằm sử dụng những chất liệu tự nhiên để nhuộm bằng phương
pháp thủ công: nấu lá lên để lấy dung dịch màu ưong lá rồi nhúng vải vào nhuộm. Trong
dung dịch màu có bổ sung một số chất làm tăng khả năng lên màu, đều màu, bền màu và
tạo ra các ánh màu, gam màu khác nhau.
2.1.2 Chất liệu hiện đại
Ngày nay, người ta sử dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến và hiện đại để làm ra nhiều
loại vải khác nhau như vải sợi tổng hợp, vải sợi hóa học, sợi cotton... Vi các loại vải này
có một số ưu điểm như mặc thoáng mát, hút ẩm cao, ít bị nhàu trong nước, bền đẹp, dễ sản
xuất, giá thành rẻ hơn các loại vải làm thủ công truyền thống nên ngày càng được ưa
chuộng. Người ta hay mua loại vải này ở chợ, hoặc các trung tâm sau đó về in khuôn trực
tiếp lên, loại Batik làm theo cách in khuôn gọi là Batik cap. Loại Batik này có mẫu mã đa
Trần Ngọc Khánh 2001, “Vải thuyền ở Indonesia và vấn đề cội nguồn hàn sắc văn hóa Đông sơn của cư dân Đông
Nam Á” (Tl)
(6)
dạng, màu sắc phong phú nhưng xét về các giá trị nghệ thuật thì không thể sánh bằng Batik
truyền thống mà được vẽ thủ công nên người dân nơi đây đang cố gắng gìn giữ các làng
nghề dệt Batik truyền thống và xem đây như là niềm tự hào của dân tộc.
2.2 Hoa văn
Hoa văn trên trang phục là yếu tố cực kì quan trọng, đó là yếu tố để người ta nhận
diện ra nền văn hóa truyền thống của một tộc người, thậm chí có thể biết được những giai
đoạn phát triển văn hóa của một tộc người. Hoa văn là linh hồn của một trang phục, để đưa
họa tiết, hoa văn vào trang phục và muốn truyền tải thông tin nào đó đòi hỏi người nghệ
nhân phải có đầu óc am hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc. Khi quan sát, nếu cái
nhìn của người xem trượt ưên chất liệu, kiểu dáng mẫu mã trang phục thì họa tiết lại chính
là "những điểm mốc" giữ lại ánh mắt của họ. Do vậy, sáng tạo họa tiết cũng phải theo trình
tự cơ bản: đầu tiên người thiết kế phải ghi chép các họa tiết từ thiên nhiên dựa theo ý tưởng
định sáng tạo của mình, sau đó họ mới tiến hành cách điệu nhưng vẫn phải giữ lại tinh thần
của họa tiết thật. Trước đây các hoa văn được ưang trí ưên vải Batik rất đa dạng, từ các loại
cỏ cây, hoa lá, động vật, người thổi sáo, quang cảnh đi săn và các ngọn núi được cách điệu
hóa, thậm chí có cả hình đầu người... Khi đạo Islam du nhập vào vùng đất này thì bắt đầu
có sự thay đổi cơ bản ưong các họa tiết để phù hợp với các điều luật của đạo Islam. Từ đó,
một số họa tiết có liên quan đến con người và động vật dần dần bị loại bỏ, chỉ giữ lại các
họa tiết như hoa lá và các họa tiết hình học. Batik thể hiện đời sống tinh thần của người
Java một cách sinh động và đầy màu sắc.
Theo khảo sát của nhóm chúng tôi, các họa tiết hoa văn trang trí Batik có thể được
phân thành ba loại đó là họa tiết hình học, họa tiết hình hoa lá, cỏ cây và họa tiết hình
người, động vật.
2.2.1 Họa tiết hình học
Các họa tiết hình học thường được nhắc đến trong hoa văn trên vải Batik thường
là hình tròn, tam giác, đa giác và caro. Vĩ người phương Đông thích sử dụng các yếu tố
hình học để diễn tả các triết lí nhân sinh trong cuộc sống và tư
duy của con người về vũ trụ và vạn vật xung quanh. Mặt khác, khi đạo Islam du nhập vào
đất nước Indonesia đã có sự ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa nơi đây nên các hoa văn
hình người và động vật dần bị cấm và thay vào đó các họa tiết hình học. Một số mô tip
cho ta thấy được sự tài hoa của người nghệ nhân nhưng cũng có một số mô tip còn ưuyền
tải các thông điệp đạo đức.
Mẩu “Kopi pecah” được trang trí các họa tiết caro
hay hình thoi, màu tối, thường dùng cho người
đàn ông, mang ỷ nghĩa là một người sẽ sẵn sàng
hi sinh lợi ích riêng của cá nhân mình vì những
vấn đề chung của gia đình và xã hội.
Mô típ ‘tKawung” thường là những họa tiết hình
tròn mô phỏng theo hình lá cọ, tượng trưng cho
niềm hỉ vọng, người mặc mong muốn mình là
người hữu ích trong xã hội.
Hình 2(8)
Mẩu Sido asih - là những hình vuông, trong mỗi
hình vuông lại cố một số họa tiết khác - diễn tả
mong ưởc về tình yêu bất diệt. Các họa tiết trong
hình vuông thường là các họa tiết như ngôi nhà
(biểu tượng cho sự chở che, nương náu), con
bướm (mong muốn gia đình có nhiều con và có
người nối dõi), một chiếc cánh (ưàn trề sự khát
vọng đạt được điều mình muốn) hoặc bông hoa
(tạo cảm giác tươi tắn, ngọt ngào).
(7)
bp .blog spo t.cota/. ../s200/Batik+3.jpg ^
l.bp.blogspot.com/..is400/kawung.JPG (9)www.tjokro
s uharto .comỉ.J s olo_tulis /BDR062.jg
Họa tiết “Parang rusak”, họa tiết này là những
đường thẳng gấp khúc, được thiết kế từ thế kỉ
XVII. Họa tiết này được xem như biểu tượng
quyền lục của hoàng gia (Fiona Kerlogue, 2004),
nó tượng trưng cho sự cao sang và quyền quí. Bây
giờ họa tiết này vẫn được sử dụng rộng rãi và
thường mặc vào các dịp lễ lớn.
Họa tiết “Truntum”, hình bông hoa tám cánh được
xếp thành khối vuông, tượng trưng cho lời khuyên
của cha mẹ mong đôi vợ chồng mới cưới cố cuộc
sống thịnh vượng, đầy đủ và tình yêu nhanh “đơm
hoa kết trái”.
Hình 5 (II>
Họa tiết hình vuông trên vải Batỉk. Trong các hình
vuông chủ đạo người ta còn ưang trí các họa tiết
khác bên trong tạo thành các hình khối đa màu sắc
làm tăng giá trị nghệ thuật cho tấm vải Batik.
^ 0)www.rumahbatiks olo .com/g ambar/katalog g ambaiO 0
(11)
w w w.herit ag eofjav a.com/.../tran tum.JPG
{12)
Fiona Kerlogue (2004), “The book of Batik”, PT Archipelago Press
Họa tiết caro kết hợp với hình tròn bên trong là hình
bông hoa tám cánh , họa tiết này được cách điệu từ
họa tiết Truntum đã được nhắc ở trên.
Người ta còn sử dụng hình ngôi sao sáu cánh, biểu
tượng của đạo Islam, để làm họa tiết trang trí trên
Batik nhưng đã có sự cách điệu hốa cho phù hợp với
truyền thống của người dân nơi đây. Điều này chứng
minh rằng dù đạo Islam cố ảnh hưởng sâu sắc đến đời
sống văn hốa của người dân nhưng vẫn không làm
mất đi các giá trị văn hóa bản địa của dân tộc.
Các họa tiết in chữ trong kỉnh Q’ran trên vải Batik
chứng tỏ sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Islam vào
đời sống dân tộc.
Hình 9<12)
(12)
Fiona Kerlogue (2004), “The book of Batik”, PT Archipelago Press
2.2.2 Họa tiết hình cỏ cây, hoa ỉá
Người phương Đông luôn sống gắn liền với tự nhiên, hòa hợp và thân thiện với
thiên nhiên. Môi trường sống ưong tự nhiên đã có ảnh hưởng sâu sắc đến triết lí sống và
nhân sinh quan vũ trụ trong nhận thức của con người. Việc phác họa bức ưanh thiên nhiên
vào các vật dụng trong cuộc sống đã có từ xưa, tiêu biểu như việc chạm khắc hình mặt
trời, nhà sàn, chìm chốc ttên trống đồng của Việt Nam và việc vẽ các họa tiết thiên nhiên
(cỏ cây, hoa lá) trên Batik của người Java ở Indonesia.
Sido mukti với họa tiết là cánh hoa xòe rộng, trang
trí trên nền họa tiết hình học diễn đạt mong ước về
sự thịnh vượng và thành công trong cuộc sống. Cô
dâu, chú rể thường mặc Batik với họa tiết này để
nói lên ước mơ về sự may mắn cho cuộc sống sau
này.
Hình 10(13)
MÔ típ Semen mô phỏng theo hình những chiếc lá
non, những chiếc lá non tượng trưng cho sự khởi
đầu và mong muốn mọi điều tốt đẹp.
Hìnhll(14)
(13)
(14)
www.líb .u n imelb .edu .au/.../ images/ cas e2.jp g
www.rinisari.com/wp -content/rumahb atik/motif-...
Vì có quá nhiều họa tiết cỏ cây hoa lá nên nhiều người Java thời nay cũng không
biết hết ý nghĩa của các kiểu mẫu Batik, họ giải thích theo những cách khác nhau, thường
thì cố thể họ đặt tên theo suy nghĩ của họ hơn là ý nghĩa chính xác của nố. Những hình vẽ
trên vải Batik cố thể chỉ đơn thuần là những hình vẽ ngẫu nhiên được tạo ra từ cảm hứng
của người nghệ nhân nhưng cũng có nhiều mẫu chứa đựng trong đó những ý nghĩa nhất
định.
Batik được trang trí họa tiết hoa lá thường
dành cho nữ giới tạo cảm giác thanh thoát
cho người mặc. Batỉk truyền thống thường
sử dụng màu sắc chủ yếu là màu tối (hình
12). Nhung ngày nay, do bị ảnh hưởng của
văn hóa của nhiều nước nên các họa tiết có
màu sắc tươi, sáng cũng được giới trể ưa
chuộng và phổ biến rộng rãi (hình 13).
(15)
Fiona Kerlogue (2004), “The book of Batik”, PT Archipelago Press
2.2.3 Họa tiết hình người, động vật
Hình tượng các con vật là một biểu tượng mà người dân Java ưa thích. Một số biểu
tượng tương đối huyền bí nhưng nhìn chung ít khi chúng được sử dụng để trang trí lên
quần áo. Ở đảo Java, Batik là một phần của yếu tố truyền thống cổ xưa. Trước đây, họa
tiết hình người, động vật được sử dụng rất nhiều để trang trí lên vải Batik. Khi đạo Islam
thâm nhập, vùng đất này đã cố sự ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa cũng như tâm
linh của người Java. Do đó, các họa tiết hình người hay hình động vật dần bị loại bỏ và
được thay vào đó là các họa tiết khác mang ý nghĩa biểu trưng. Nhưng không phải vì vậy
mà các yếu tố truyền thống hoàn toàn bị mất hết, đạo Islam khi thâm nhập vào vùng đất
này thì các giáo điều cũng đỡ khắc khe hơn, người dân nơi đây đã tiếp thu nền văn hóa
mới nhung đồng thời cũng không làm mất đi hoàn toàn các yếu tố bản địa trong cách ưang
trí họa tiết trên vải Batik thậm chí họ còn lồng ghểp hai nền văn hóa vào với nhau để tạo
ra các họa tiết độc đáo trên tấm vải Batik.
Mô tip Sawat được mô phỏng theo đôi cánh của
Garuda, thần điểu của Vishnu - vị thần sáng tạo
và hủy diệt. Do các điều cấm kị của đạo Isalam
lại khiến cho sự sáng tạo của các nghệ nhân vẽ
Batik ngày càng phong phú. Để làm nên một
tấm vải Batik có họa tiết này đòi hỏi phải có sự
khéo léo và tinh vi trong cách vẽ.
(16)
discover-indo.tieiranet.com/images/Batik/Bati...
Ngoài ra, các họa tiết trên vải Batik đôi khi còn phản ánh những câu chuỵện trong
hai bộ sủ thỉ lớn là Ramayana và Mahabharata, thậm chí còn phản ánh được cả nỗi thống
khổ của dân tộc dưóỉ ách đô hộ cùa thực dân.
Các họa tiết diễn tả các nhân vật trong hai bộ sử
thi. Qua đó ta còn có thể thấy được loại hình nghệ
thuật truyền thống khác là way ang (rối bống).
Các họa tiết mang đậm bản sắc văn hóa Islam, thể
hiện được nét độc đáo của văn hóa của người
Java. Ngoài Batik, rối wayang chính là niềm tự
hào của người dân nơi đây.
Hình 15(17)
(17)
Fiona Kerlogue (2004), “The book of Batik”, PT Archipelago Press
Batik cồn là bức tranh lịch sử thể hiện cuộc chiến đấu
và nỗi thống khổ của dân tộc vô cùng đặc sắc. Các họa
tiết trên đang mô phỏng về sự đàn áp của thực dân Hà
: **!! --rị
! ■ 4
' ' Ib i . a *
Lan. Các nghệ nhân vô cùng tinh tế khi biến con người
thành các họa tiết mang gương mặt của con rối để thể
hiện trên tấm vải Batik. Như vậy, điều đó vừa không
phạm vào các điều cấm kị của đạo Islam vừa cố thể
truyền tải các thông điệp lịch sử của dân tộc.
Hình 16
Họa tiết con người được vẽ ẩn trong khu vườn
đầy hoa, cách sử dụng màu sắc để làm ẩn họa tiết người
cho thấy trình độ nghệ thuật của nghệ nhân vẽ Batik.
Các họa tiết sử dụng gam màu tối, nổi bật lên họa tiết
hoa lá phù hợp với văn hóa của đạo Islam. Nhưng họa
¡äg
s
tiết cô gái đang ngắt hoa trong vườn với khuôn mặt
không bị biến đổi thành khuôn mặt của way ang mang
Pa
đậm nét truyền thống của văn hóa bản địa. Tác giả đã
sử dụng gam màu trùng với màu sắc của những bông
m
hoa trong khu vườn nhằm làm ẩn đi họa tiết con người
khỉ nhìn vào bức ưanh toàn cảnh, nhưng khi nhìn vào
Hình 17(1,)
chi tiết thì họa tiết lại vô cùng nổi bật. Nghệ nhân đã rất
tinh tế khi dung hòa hai nền văn hóa lại với nhau để tạo
ra tấm vải Batik vô cùng độc đáo 18 *
(18)
{19)
Fiona Kerlogue (2004), “The book of Batik”, PT Archipelago Press
Fiona Kerlogue (2004), “The book of Batik”, PT Archipelago Press
Ngày nay, Batik không chỉ được giữ gìn như một loại hình nghệ thuật của hoàng
gia mà còn được sử dụng phổ biến trong nhân dân. Batik hiện đại có mối quan hệ chặt chẽ
với Batik truyền thống và được trang trí những họa tiết vô cùng độc đáo trên vải. Các loại
Batik hiện đại phụ thuộc vào ý tưởng của người nghệ nhân nhiều hơn là những nguyên tắc
cứng nhắc ưuyền thống, đặc biệt là trong việc sử dụng màu sắc. Nếu như trước đây các
màu tối là màu sắc chủ đạo trong Batik thì ngày nay Batik mang những màu sáng và được
trang trí hoa văn sặc sỡ vẫn rất được ưa chuộng bởi đại đa số người trẻ. Nguyên nhân là do
sự du nhập của các làn sóng văn hóa phương Tây và các quốc gia khác ưong khu vực đã
tạo nên sự giao thoa văn hóa trong phong cách sử dụng trang phục. Hiện nay, không chỉ
Batik được sử dụng như một chất liệu để làm trang phục phục vụ con người, mà còn làm
vải để trang trí đồ đạc, làm tranh sơn dầu.... Trong một thế giới mà người ta chủ yếu sử
dụng máy móc để tạo ra hàng loạt những kiểu mẫu mới thì chất lượng Batik được làm thủ
công rất đắt và rất hiếm.(20)
Nghệ thuật vẽ Batik truyền thống không còn được sử dụng nhiều như thời gian
trước và cũng đang dần bị mai một do sự phát triển của các công nghệ in nhuộm tiên tiến
và hiện đại, tuy nhiên, Batik vẫn là những thớ vải tuyệt mĩ, biểu hiện đời sống tinh thần
của người dân Java.
Trong những kỳ hội nghị hoặc lễ hội lớn của các nước ưong khu vực, bóng dáng
những trang phục làm từ vải Batik đã trở thành nét đặc sắc của người dân nơi đây. Vào thế
kỷ 19 Batik đã phát triển đến trình độ cao và thâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của
người Java, ưở thành diện mạo ưang phục của người Indonesia nói chung và người Java
nói riêng. Batik được gìn giữ như một loại hình nghệ thuật dành cho hoàng tộc Java thời
bấy giờ. Ngày nay, Batik có mặt ở hầu hết trong các loại trang phục liên quan đến vải vóc
như tấm vải quấn ưẻ sơ sinh, trang phục cưới hỏi, cho biểu diễn nghệ thuật, cho người dân
thường đến những quan chức cao cấp, được sử dụng ưong những lễ nghi tôn giáo cũng như
tiếp đón ngoại giao.
Dương Thị Ngọc Thắm và Nguyễn Thương Huyền 2005, Sơ lược về lịch sử và kỹ thuật Batik, Tạp chí nghiên cứu
Đông Nam Á, số 6.
(20)
23 Vài nét so sánh giữa hoa văn trên Batik của người Java và hoa văn trên thổ cẩm của
người Chăm ở miền Trung Việt Nam
Nếu Batik là vải truyền thống đặc trưng của người Java ở Indonesia thỉ thổ cẩm là
niềm tự hào của dân tộc Chăm ở miền Trung Việt Nam. Nhĩn chung, hai loại vải kể trên
về cơ bản có một số nét tương đồng, tuy nhiên chúng vẫn có điểm độc đáo riêng về họa
tiết, hoa vãn và màu sắc.
Hoa văn trên nền vải Batik và trên vải thổ cẩm Chăm rất phong phú và đa dạng.
Ngoài các họa tiết hình học như hình thoi, hình vuông, Bungu tamun (bông mặt võng),
chăm birow (Chăm mới), tuk hop, biugu jal (hình b,c).„ của thổ cầm Chăm và Kopi pecah,
Kawung, Sido asih của vải Batik; người ta còn nhận ra các họa tiết hình động vật được
cách điệu rất lỉnh hoạt như rồng (garaỉ, makara), phụng (arut, garuda) (hình a), chim trão
(hơng), công (amrak)...của thổ cầm Chăm hay chim Garuda - thần điểu Vis nu...trên vải
Batik. Trong sinh hoạt xã hội trước đây, người ta có thể phân biệt giai cấp hoặc mức độ
sang hèn chỉ qua hoa văn trên y phục. Ví dụ như người đàn bà Chăm thuộc tầng lớp trên
thì mặc chăn Bi y won có hoa văn trang trí là hơng, arut hay het còn người phụ nữ tầng
lớp dưới thì mặc chăn bi y won haraỉk...; còn ở Java, họa tiết Perang được xem như biểu
tượng quyền lực của hoàng gia, nó tượng trưng cho sự cao sang và quyền quí.
Tuy nhiên, về màu sắc thổ cầm Chăm sủ dụng màu đen và đỏ là màu chủ đạo trong
khi đó Batik thường cố hoa văn màu sáng, sặc sỡ trên nền màu tối (chàm hoặc nâu), về họa
tiết, thổ cầm Chăm đa phần sử dụng họa tiết hình học còn vải Batik sử dụng những họa
tiết như họa tiết hình học, cỏ cây hoa lá, động vật vầ con người.
Chương Ba
TRANG PHỤC LỄ HỘI VÀ LẼ CƯỚI
3.1 Trang phục lễ hội
3.Lĩ Trang phục nam
Trang phục dành cho nam giới, đặc biệt là người của hoàng tộc cố tên gọi là Jawi
Jangkep. Một bộ trang phục Jawi Jangkep hoàn chỉnh đổi với nam bao gồm: Destar (mũ
đội đầu) và Kuluk (khăn đội đầu cố hình dáng như một chiếc mũ không vành), áo Beskap(21)
, Sabuk (một loại dây đai thắt lưng), Nyamping (một loại vải Sarung đặc biệt cố hình
22 23
sọc chéo), dao keris và selop/canela (đôi giày/sandal).(hình lvà 2)
Trang phục Jawi Jangkep là trang phục truyền thống của người Java phản ánh cái
nhìn đối với cuộc sống và mang ý nghĩa triết học. Cách ăn mặc cũng khẳng định vị trí và
vai trò trong xã hội. Đe giữ gìn trang phục cũng như văn hóa truyền thống, cộng đồng
người Java, đặc biệt là ở cung đình Surakarta, thường mặc những trang phục này trong lễ
hội và lễ cưới và xem đó là niềm tự hào của dân tộc.
(21)
(22)
một loại áo giống áo vest
http jjwwvf Jsaratonsurakaita.com/keris -htm
HJ. Bra.Mooryati Soedibyo (2001), “Pengantin Indonesia”, PT Tamboer Press danPT Pustaka
Adỉỉuhung
(23)