NGHIÊN CỨU SO SÁNH SỰ ỔN ĐỊNH VỀ TÁC DỤNG CHỐNG ĐÔNG MÁU CỦA ACENOCOUMAROL VÀ WARFARIN
Ở NGƯỜI MANG VAN TIM CƠ HỌC
Cập nhật: 31/8/2012 - Số lượt đọc: 13721
TS. Tạ Mạnh Cường - MCC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong một số năm gần đây, thuốc chống đông máu đường uống đã được sử dụng rất hiệu quả
trong một số bệnh lý như rung nhĩ, huyết khối tĩnh mạch sâu, nhồi máu phổi và nhất là những nguời
mang van tim cơ học thì thuốc chống đơng kháng vitamin K đã trở thành một loại thuốc uống suốt đời.
Mặc dù thuốc chống đông kháng vitamin K dùng dài ngày đòi hỏi phải được theo dõi chặt chẽ
về tỷ lệ Prothrombin và/hoặc chỉ số INR để điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho INR phải trong phạm
vi từ 2 - 3 để đảm bảo an tồn cho người bệnh vì nếu INR < 2 thì có nhiều nguy cơ hình thành huyết
khối, gây kẹt van tim hoặc tắc động mạch, còn nếu INR > 3 thì có nguy cơ gây tai biến chảy máu
nhiều hơn khiến cho người bệnh có thể tử vong hay tàn phế [1;2].
Chính vì vậy, nghiên cứu về độ ổn định trong tác dụng chống đông của các loại thuốc kháng
vitamin K trên người mang van cơ học là rất quan trọng và cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp
người thày thuốc lựa chọn được thuốc kháng vitamin K tối ưu trên người bệnh.
Ở Việt Nam, thuốc chống đông kháng vitamin K được sử dụng trong nhiều bệnh Tim Mạch từ
gần 25 năm nay. Thuốc được dùng chủ yếu là acenocoumarol với biệt dược Sintrom và gần đây
warfarin với biệt dược Coumadin đã bắt đầu được một số thày thuốc sử dụng. Điều này khác với nhiều
nước trên thế giới khi mà cho đến nay người ta rất hạn chế sử dụng acenocoumarol do nửa đời sống
(half-live) của thuốc ngắn, tác động chống đông máu của thuốc kém ổn định và các biến chứng do
acenocoumarol dường như xảy ra nhiều hơn [3;4;5].
Vì vậy mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là so sánh độ ổn định về tác động chống đông máu
của thuốc acenocoumarol và thuốc warfarin trên người mang van tim cơ học, thông qua xét nghiệm chỉ
số INR và các biến chứng, biến cố của thuốc trong quá trình theo dõi, từ đó có thể đưa ra khuyến cáo
về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý hơn trên người bệnh.
II. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những người mang van tim cơ học, đang dùng thuốc
chống đông kháng vitamin K loại acenocoumarol (Sintrom), có INR nằm trong phạm vi điều trị từ 2-3,
khơng có dấu hiệu suy tim trên lâm sàng, chức năng gan thận bình thường và khơng dùng những thuốc
có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông kháng vitamin K như corticoides, thuốc chống
viêm giảm đau không steroides, thuốc ức chế bơm proton H +… và có chế độ ăn ít bị thay đổi trong
khẩu phần ăn hàng ngày.
Chúng tôi không đưa vào nghiên cứu những người mang van tim cơ học kèm theo bệnh tiểu
đường, béo phì hay có hội chứng chuyển hóa vì những người này cần phải có tiết chế dinh dưỡng đặc
biệt. Chúng tôi cũng loại ra khỏi nghiên cứu những ngươì mà trong quá trình theo dõi bị suy tim mất
bù phải nhập viện điều trị, có triệu chứng suy gan, thận hay mắc thêm các bệnh lý khác, cần phải điều
trị phối hợp bằng những thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông kháng vitamin K.
2. Phương pháp nghiên cứu
Những người đáp ứng những điều kiện nói trên, được giải thích và đồng ý hợp tác, tham gia vào
chương trình nghiên cứu. Nghiên cứu chia thành 2 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn dùng thuốc acenocoumarol (sau đây gọi tắt là giai đoạn acenocoumarol) kéo dài 4 - 5
tuần. Trong giai đoạn này bệnh nhân tiếp tục dùng acenocoumarol với liều đang điều trị trước đó.
Bệnh nhân được xét nghiệm INR bằng máy CoaguCheck XS cầm tay cứ 7 – 10 ngày/lần. Trong
quá trình theo dõi, nếu INR < 1,8 thì sẽ điều chỉnh tăng liều acenocoumarol, nếu INR > 3,5 thì sẽ
giảm liều thuốc và hẹn xét nghiệm lại sau 7 ngày. Nếu INR từ 1,8 - 1,9 hoặc INR từ 3,0 - 3,5 thì
giữ nguyên liều lượng thuốc và tiếp tục theo dõi. Nếu INR của bệnh nhân trở lại phạm vi điều trị
thì bệnh nhân sẽ làm lại INR kiểm tra sau 7 ngày. Ghi lại những thay đổi của INR ở mỗi lần xét
nghiệm cũng như liều lượng acenocoumarol cần phải điều chỉnh, các tai biến (chảy máu, tắc
mạch…) của bệnh nhân trong quá trình theo dõi vào một phiếu nghiên cứu theo mẫu thống nhất.
- Giai đoạn dùng thuốc chống đông warfarin (sau đây gọi tắt là giai đoạn warfarin) cũng kéo dài 4 5 tuần, là thời gian bệnh nhân được dùng thuốc chống đông warfarin. Xét nghiệm kiểm tra INR
sau mỗi 7 - 10 ngày điều trị. Giai đoạn này được tiến hành giống như giai đoạn acenocoumarol
nhằm mục đích so sánh thuốc.
- Giữa 2 giai đoạn nói trên là một thời gian chuyển tiếp kéo dài 3 - 4 tuần. Trong thời gian này
thuốc chống đông acenocoumarol được thay thế bằng thuốc chống đông warfarin với liều khởi đầu
là 2,5 mg, kiểm tra INR sau mỗi 5 - 7 ngày để điều chỉnh liều lượng thuốc. Thường sau 3 tuần, khi
INR ổn định từ 2 - 3 dưới tác dụng của warfarin thì bệnh nhân sẽ được đưa vào nghiên cứu ở giai
đoạn warfarin nói trên.
3. Xử lý số liệu thống kê
So sánh trung bình chỉ số INR trong giai đoạn acenocoumarol và trong giai đoạn warfarin, so
sánh tần suất và tỷ lệ phần trăm INR nằm trong và ngoài phạm vi điều trị khi dùng mỗi thuốc cũng
như tần suất phải điều chỉnh liều lượng thuốc, tần suất các biến cố. biến chứng (chảy máu, tắc mạch)
trong quá trình theo dõi đối với từng thuốc chống đơng bằng các thuật tốn thống kê y học.
III. KẾT QUẢ
Chúng tôi đã đưa vào nghiên cứu 30 người mang van tim cơ học, trong đó có 11 nam, (tuổi
trung bình 53,1 ± 5,9) và 19 nữ (tuổi trung bình 48,2 ± 9,5). 14 người mang van hai lá cơ học, 4 người
mang van động mạch chủ cơ học và 12 người mang cả van hai lá và van động mạch chủ cơ học. Tất cả
van cơ học đều là loại van Saint Judes 2 cánh. Nghiên cứu hoàn thành năm 2011.
Khoảng thời gian mỗi lần làm xét nghiệm INR trong giai đoạn acenocoumarol là 7,5 ± 0,1
ngày, khoảng thời gian mỗi lần làm INR trong giai đoạn warfarin là 7,5 ± 0,6 ngày (p > 0,05). Giai
đoạn acenocoumarol kéo dài 30,0 ± 3,4 ngày, giai đoạn warfarin kéo dài 30,8 ± 3,4 ngày (p>0,05).
Tổng số lần làm xét nghiệm INR đối với bệnh nhân trong giai đoạn acenocoumarol là 152 lần, trung
bình mỗi bệnh nhân làm 5,1±0,1 xét nghiệm INR, bệnh nhân làm tối thiểu 4 xét nghiệm INR và tối đa
6 xét nghiệm INR, những thông số này cũng giống giai đoạn warfarin.
INR của các bệnh nhân trong giai đoạn acenocoumarol là 2,52 ± 0,82, trong giai đoạn warfarin
là 2,55 ± 0,38, sự khác biệt nói trên là khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Trong tổng số lần xét nghiệm INR trong giai đoạn acenocoumarol, có 76 lần INR nằm ngồi
phạm vi điều trị, chiếm 50% trong đó có 44 lần INR thấp hơn phạm vi điều trị (INR < 2) với INR thấp
nhất là 1,2 (mức độ giảm trung bình của INR 0,33 ± 0,21 và 33 lần INR > 3 với INR cao nhất là 5,8,
mức tăng trung bình là 0,75 ± 0,59.
Khi dùng warfarin, trong quá trình theo dõi, qua 152 lần xét nghiệm, chúng tơi nhận thấy có 20
lần INR nằm ngoài phạm vi điều trị, chiếm tỷ lệ 13,2 %, thấp hơn hẳn so với khi dùng acenocoumarol
(p<0,001), trong đó chỉ có 14 lần xét nghiệm INR vượt quá ngưỡng điều trị, mức vượt ngưỡng lớn
nhất là 1,5 (INR = 4,5; n = 1), thấp nhất là 0,1 (INR = 3,1; n = 1), trung bình mức giá trị INR vượt
ngưỡng là 0,39 ± 0,37. So sánh với trị số INR tương ứng trong giai đoạn acenocouamrol, chúng tôi
nhận thấy tần suất INR của bệnh nhân trong giai đoạn warfarin nằm ngồi phạm vi điều trị ít hơn
(p<0,01), mức độ thấp dưới ngưỡng điều trị cũng ít hơn (1,82 ± 0,07 so với 1,69 ± 0,20; p<0,05) và
mức độ tăng trên ngưỡng điều trị cũng nhỏ hơn so với khi dùng acenocoumarol (3,38 ± 0,37 so với
3,71 ± 0,57 ; p<0,05).
Trong quá trình nghiên cứu, ở giai đoạn acenocoumarol, liều lượng trung bình của thuốc là
1,72 ± 0,78 mg. Liều trung bình của warfarin trong quá trình theo dõi là 2,40 ± 0,72 mg. Căn cứ trên
152 lần xét nghiệm INR trong mỗi giai đoạn, số lần điều chỉnh acenocoumarol để INR trong phạm vi
điều trị là 33 lần (21,7% số lần thăm khám), số lần điều chỉnh warfarin để INR nằm trong pham vi
điều trị là 9 lần (5,9% tổng số lần thăm khám), sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Trong thời gian dùng thuốc của cả 2 giai đoạn, chúng tôi không gặp các biến chứng do thuốc chống
đông (chảy máu hoặc huyết khối). Các kết quả nghiên cứu được trình bày tóm tắt theo bảng sau:
Bảng tổng hợp tóm tắt đặc điểm INR của bệnh nhân khi dùng acenocoumarol và warfarin trong
quá trình nghiên cứu
INR
Thời gian theo dõi (ngày)
Liều lượng thuốc (mg)
Thời gian giữa các lần xét nghiệm
(ngày)
Tổng số xét nghiệm INR
INR trung bình
INR trong phạm vi điều trị (2-3)
INR ngoài khoảng điều trị
n
Trung bình
INR<2
Max
Min
N
Trung bình
INR>3
Max
Min
Số lần điều chỉnh liều lượng thuốc
Acenocoumarol
(n=30)
30,0 ± 3,4
1,72 ± 0,78
7,5 ± 0,1
Warfarin
(n=30)
30,8 ± 3,4
2,40 ± 0,72
7,5 ± 0,6
152
2,52 ± 0,82
n=76 (50%)
n= 76 (50,0%)
44 (28,9%)
1,69 ± 0,20
1,90 (n=1)
1,20 (n=1)
32 (21,1%)
3,38 ± 0,37
5,80 (n=1)
3,10 (n=1)
33 (21,7%)
152
2,55 ± 0,38
n=132 (86,7%)
n=20 (13,3 %)
6 (4%)
1,82 ± 0,07
1,90 (n=2)
1,70 (n=1)
14 (9,2%)
3,71 ± 0,57
3,70 (n=1)
3,10 (n=1)
9 (5,9%)
p
p > 0,05
p > 0,05
p > 0,05
p < 0,001
p < 0,001
p < 0,05
p < 0,05
p < 0,001
IV. BÀN LUẬN
Kháng vitamin K là một thuốc chống đông đường uống hiện nay được dùng rộng rãi trên thoàn
thế giới. Cơ chế tác động chính của thuốc là ức chế hệ thống enzym điều hành chuỗi phảu ứng hình
thành một số yếu tố đông máu (II, VII, IX và X) tại gan. Kiểm sốt mức độ chống đơng máu dựa vào
thời gian prothrombin (prothrombin time – PT) hay chỉ số INR (Internatinal Normalized Ratio).
Mặc dù hiệu quả của thuốc mang lại, điều trị bằng thuốc chống đơng kháng vitamin K vẫn cịn
nhiều quan ngại. Nhiều thuốc thường dùng và nhiều thực phẩm trong khẩu phần ăn uống hàng ngày
tương tác với thuốc chống đông, làm ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc.
Warfarin từ trước tới nay được biết đến với các biệt dược như Coumadin, Jantoven, Marevan,
Lawarin, Waran là một thuốc thường được sử dụng với mục đích phịng ngừa huyết khối. Thuốc được
giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1948 và được sử dụng với mục đích chống đơng máu từ năm 1954 và
từ đó đến nay đã trở thành một thuốc chống đông đường uống được chỉ định rộng rãi, nhất là ở các
nước Bắc Mỹ.
Warfarin và phân tử liên kết 4-hydroxycoumarin làm giảm đông máu do ức chế men vitamin K
expoxide reductase là một men tái oxy hóa vitamin K. Vì lý do này, thuốc được xếp vào nhóm kháng
vitamin K. Warfarin được phát hiện thấy trong huyết tương khoảng một giờ sau khi uống và đạt nồng
độ đỉnh trong máu sau từ 2 đến 8 giờ. Thuốc liên kết mạnh với protein huyết tương (99%), chủ yếu là
albumin. Thời gian bán thải từ 25 đến 60 giờ, trung bình là 40 giờ, thời gian tác dụng của warfarin là
từ 2 đến 5 ngày.
Acenocoumarol cũng là một thuốc chống đơng loại kháng vitamin K, ức chế q trình γcarboxylation của một số phân tử a xít glutamic nằm cạnh điểm tận cùng trong cấu trúc phân tử của
các protein là những yếu tố đông máu II (prothrombin), VII, IX, and X và các protein C hay đồng yếu
tố của nó là protein S. Q trình carboxy hóa liên quan có ý nghĩa đối với sự tương tác với Can xi của
các yếu tố đơng máu nói trên. Cục máu đơng khơng hình thành được nếu khơng có phản ứng này. Tùy
thuộc vào liều lượng ban đầu, thuốc kéo dài thời gian thromboplastin khoảng 36-72 giờ, ngắn hơn
khoảng 2 ngày so với warfarin và nửa đời sống chỉ kéo dài 8 đến 11 giờ.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới không còn sử dụng acenocoumarol. Tại Braxin, 60% bệnh
nhân dùng thuốc chống đơng kháng vitamin K là phenprocoumon (60%), số cịn lại là warfarin. Tại Hà
Lan, 75% số người dùng thuốc chống đơng đường uống sử dụng phenprocoumon, số cịn lại cũng là
warfarin. Nửa đời sống của phenprocoumon là 216 giờ, dài hơn 5 lần so với warfarin và hơn hàng
chục lần so với acenocoumarol. Người ta thống nhất rằng, độ ổn định của nồng độ thuốc chống đông
kháng vitamin K trong huyết tương phụ thuộc chủ yếu vào thời gian nửa đời sống của thuốc: thuốc
chống đơng có nửa đời sống dài có độ ổn định cao hơn những thuốc có nửa đời sống ngắn. Một số yếu
tố ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc chống đông kháng vitamin K cần nói tới là gen, mơi trường
(nhiệt độ, độ ẩm, thành phần vitamin K trong thức ăn).
Các tác giả Braxin đã tiến hành so sánh độ ổn định của thuốc chống đông kháng vitamin K cho
biết, ở những bệnh nhân dùng phenprocoumon có 60,7% số lần xét nghiệm thấy INR nằm trong phạm
vi điều trị, trong đó 45,6% số lần xét nghiệm nằm trong phạm vi điều trị đối với warfarin (khác biệt có
ý nghĩa thống kê). Điều quan trọng hơn nữa là những bệnh nhân dùng warfarin bị biến chứng chảy
máu nhiều hơn và tỷ lệ đột quỵ, thiếu máu não thống qua (TIA) nhiều hơn ở nhóm người dùng
warfarin do INR dao động nhiều hơn ở những người dùng warfarin [5]. Nhiều cơng trình nghiên cứu
đã chỉ ra rằng, nguy cơ dùng thuốc chống đông kháng vitamin K nhiều hơn ở nhóm người dùng
warfarin so với những nguời dùng phenprocoumon. Bên cạnh đó, chất lượng kiểm sốt hiệu quả của
thuốc chống đông ở những người dùng warfarin thấp hơn những người dùng phenprocoumon. Những
người dùng phenprocoumon có nồng độ thuốc chống đông trong máu ổn định hơn trong thời gian theo
dõi và các biến cố, biến chứng tỏ ra thấp hơn và điều này liên quan trực tiếp đến thời gian nửa đời
sống của thuốc [3; 4; 5]. Các nghiên cứu chứng tỏ, nửa đời sống của thuốc kéo dài hơn sẽ mang lại
nhiều lợi ích hơn về hiệu quả chống đông máu của thuốc.
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành so sánh độ ổn định của thuốc chống đông acenocoumarol
và warfarin trên thực hành lâm sàng, thơng qua xét nghiệm INR của cùng một nhóm bệnh nhân, mặc
dù ở hai thời điểm khác nhau nhưng cũng cho thấy trong thời gian dùng acenocoumarol, tỷ lệ bệnh
nhân có INR nằm trong phạm vi điều trị thấp hơn, tỷ lệ bệnh nhân có INR nằm ngồi phạm vi điều trị
cao hơn, mức độ dao động của INR cũng lớn hơn, số lần phải điều chỉnh liều lượng thuốc
acenocoumarol cũng nhiều hơn so với giai đoạn bệnh nhân được dùng warfarin một cách có ý nghĩa.
Mặc dù đây là chưa phải là một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi và thời gian theo dõi chưa quá dài
nhưng kết hợp với các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngồi, kết quả nghiên cứu của
chúng tơi cho phép khuyến cáo là nên sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K loại warfarin để
thay thế cho thuốc chống đông kháng vitamin K loại acenocoumarol nhằm đạt được sự ổn định cao
hơn của thuốc, tránh những biến cố, biến chứng của thuốc chống đông kháng vitamin K do sự dao
động của tỷ lệ Prothrombin hay chỉ số INR mang lại cho người bệnh.
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, warfarin kiểm sốt tình trạng chống đơng máu ổn định
hơn, chỉ số INR của bệnh nhân dùng warfarin ít dao động hơn và sự dao động cũng ở phạm vi hẹp
hơn, tần suất thấp hơn so với acenocoumarol. Bệnh nhân dùng thuốc chống đơng loại warfarin ít phải
điều chỉnh liều lượng thuốc hơn so với khi dùng acenocoumarol.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quốc Kính, Tạ Mạnh Cường: Đánh giá hiệu quả điều trị bằng thuốc chống đông kháng
Vitamin K ở bệnh nhân sau thay van tim cơ học. Y học Việt Nam tháng 10-số 2/2011; tr. 44-46.
2. Tạ Mạnh Cường: Nghiên cứu so sánh chỉ số INR (International Normalized Ratio) của người
mang van tim cơ học xét nghiệm trên máy cầm tay Coagucheck XS và tại phòng xét nghiệm chuẩn
của bệnh viện. Y học Việt Nam tháng 1-số 2/2012; tr. 42-47.
3. Fekkes N, Jonge HD, Veltkamp JJ, Biege R, Loeliger EA. Comparative study of the clinical effect
of acenocoumarol (Sintrom) and phenprocoumon (Marcoumar) in myocardial infarction and
angina pectoris. Acta Med Scand. 1971; 190: 535-40.
4. Fihn SD, Gadisseur AA, Pasterkamp E, Van Der Meer FJM, Breukink-Engbers WG, Geven-Boere
LM, et al. Comparison of control and stability of oral anticoagulant therapy using acenocoumarol
versus phenprocoumon. Thromb Haemost. 2003; 90 (2): 260-6.
5. Tiago Luiz Luz Leiria, Lucia Pellanda, Marcelo Haertel Miglioranza et al. : Warfarin and
Phenprocoumon: Experience of an Outpatient Anticoagulation Clinic. Arq Bras Cardiol 2010;
94(1) : 40-43.
Tóm tắt
Mục tiêu: so sánh độ ổn định về tác dụng chống đông máu của thuốc acenocoumarol và thuốc
warfarin trên người mang van tim cơ học, thông qua xét nghiệm chỉ số INR và các biến chứng của
thuốc chống đông trong quá trình theo dõi. Đối tượng- Phương pháp nghiên cứu: 30 người mang
van tim cơ học đang dùng thuốc chống đơng kháng vitamin K loại acenocoumarol , có INR nằm trong
phạm vi điều trị từ 2-3 được theo dõi INR và các biến cố, biến chứng của thuốc chống đông qua 2 giai
đoạn: giai đoạn dùng acenocoumarol kéo dài 30,0 ± 3,4 ngày, giai đoạn theo dõi dùng warfarin kéo dài
30,8 ± 3,4 ngày. Giữa hai giai đoạn này là một giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 3 tuần, mà trong thời gian
này, bệnh nhân chuyển từ dùng acenocoumarol sang dùng hoàn toàn warfarin. Bệnh nhân được xét
nghiệm INR bằng máy CoaguCheck XS cầm tay cứ 7,5 ngày/lần và điều chỉnh liều lượng thuốc sao
cho INR nằm trong phạm vi từ 2-3. Kết quả: INR của các bệnh nhân trong giai đoạn acenocoumarol
là 2,52 ± 0,82, trong giai đoạn warfarin là 2,55 ± 0,38 (p>0,05). Trong giai đoạn acenocoumarol, có 76
lần xét nghiệm INR nằm trong phạm vi điều trị (50%) và 76 lần INR ngoài phạm vi điều trị (50%),
trong đó 44 lần INR<2 (28,9%;), 32 lần INR>3 (21,1%) và 33 lần phải điều chỉnh liều lượng thuốc
chống đông (chiếm 21,7% số lần thăm khám). Các số liệu tương ứng trong giai đoạn warfarin là 132
lần (86,7%); 20 lần (13,3%); 6 lần (4%); 14 lần (9,2%); 9 lần (5,9%) và những khác biệt này đều có ý
nghĩa thống kê so với giai đoạn acenocoumarol. Kết luận: warfarin kiểm sốt tình trạng chống đơng
máu ổn định hơn, chỉ số INR của bệnh nhân dùng warfarin ít dao động hơn và sự dao động cũng ở
phạm vi hẹp hơn và tần suất thấp hơn và kết quả là ít phải điều chỉnh liều lượng thuốc hơn so với
acenocoumarol.
Từ khóa: warfarin, acenocoumarol, coumadin, sintrom, thuốc chống đông, van tim nhân tạo, van tim
nhân tạo cơ học.
Summary:
A comparative study on stability of the anticoagulant effect of acenocoumarol and warfarin
in patients with mechanical heart valve prostheses
Objectives: To compare the stability of the anticoagulant effects of warfarin and warfarinon patients
with mechanical heart valves, through the INR tests and the complications ofanticoagulants in the
monitoring
process. Subjects-Methods:
30 people
with mechanical
heart
valves are used anticoagulant resistant vitamin K type acenocoumarol, with INR in the range of 23 treatments are monitored INR and events, complications of anticoagulant medicaments during
2 phases: acenocoumarol phage was prolonged 30,0 ± 3,4 days, warfarin phage was prolonged 30,8 ±
3,4 days. Between two phases is a transition periodlasting 3 weeks, but during this time, patients move
from using acenocoumarol to warfarinuse completely. Test INR by portable CoaguCheck
XS every 7.5 days and adjust the dose of medicament so that the INR in the range of 2-3. Results: The
INR of the
patients
in
thewarfarin period was 2.52 ± 0.82, in
the
period
of warfarin was 2.55 ± 0.38 (p> 0.05). Duringwarfarin, 76 INR tests within the range of treatment
(50%) and 76 out of range of treatment(50%), of which, 44 INR tests <2 (28.9%;), 32 INR
tests>3 (21.1%) and 33 once to adjust the dose of anticoagulants (21.7% of visits). The corresponding
figures in the period ofwarfarin was 132 (86.7%); 20 (13.3%); 6 (4%); 14 (9.2%) and
9 (5.9 %) and these
differences are statistically
significant in
comparison
with
the acenocoumarol. Conclusions: control anticoagulation by warfarin shows that more steady, the
index INRof patients with warfarin is less variation and the fluctuations of the INR also in
narrow andlower frequency, so the result is fewer dose adjustments than acenocoumarol.
Keywords: warfarin, warfarin, coumadin, sintrom, anticoagulants, artificial
heart
valves,mechanical heart valve prostheses