Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Thái độ của sinh viên với vấn đề tệ nạn xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.3 KB, 33 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Vũ Thị Tuyết, tôi thực hiện công trình nghiên cứu khoa học với tên đề
tài: “Thái độ của sinh viên khoa Quản trị văn phòng về vấn đề tệ nạn xã hội hiện
nay”.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các tài liệu sử dụng trong
bài nghiên cứu là kết quả của quá trình khảo sát của tôi trong thời gian qua. Nếu
không đúng tôi xin chịu trách nhiệm về tài liệu, thông tin sử dụng trong công trình
nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng 08 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Tiến Thành là người hướng dẫn tôi
thực hiện tốt đề tài này.
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu tôi gặp khá nhiều khó khăn, mặt khác
do trình độ nghiên cứu còn hạn hẹp và nhiều nguyên nhân khác nên dù cố gắng
song đề tài nghiên cứu của tôi cũng không tránh khỏi những sai sót. Vì thế tôi
rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy(cô) trong trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QTVP

Quản trị văn phòng

HN

Hà Nội



LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Tuổi trẻ là sức mạnh, có niềm nhiệt huyết mạnh mẽ. Ở lứa tuổi đó mỗi chúng ta
đều muốn cống hiến, muốn chơi, muốn thử hết sức mình. Và các bạn sinh viên là
những con người ở lứa tuổi như thế. Khi Việt Nam chính thức khẳng định quyết
tâm phát triển kinh tế bằng việc gia nhập các tổ chức quốc tế như ASEAN, ký cam
kết AFTA, tham gia APEC và trên hết chúng ta chính thức trở thành thành viên
của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Thì việc đào tạo một lớp trẻ, một đội ngũ cử
nhân, giáo sư, tiến sĩ ở tất cả các lĩnh vực là điều nên làm. Vị trí của giới trẻ và đặc
biệt là các bạn sinh viên là vô cùng quan trọng.
Thế nhưng xã hội càng phát triển, càng văn minh hiện đại thì những mặt trái của nó
vẫn còn xẩy ra, đó là những tệ nạn xã hội, những hành vi trái đạo đức của con
người và trái với pháp luật.
Trong những năm vừa qua, các nhà khoa học pháp lý, các nhà tội phạm học đã có
không ít các công trình nghiên cứu về tội phạm và tệ nạn xã hội. Nhà nước cũng có
nhiều văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh phòng chống tội
phạm, tệ nạn xã hội như Bộ luật hình sự, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính,
Pháp lệnh chống tham nhũng, Luật phòng chống ma túy, Pháp lệnh phòng chống
mại dâm,...
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã
hội thì với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tệ nạn xã hội diễn ra phức tạp
và tinh vi hơn đòi hỏi mọi người cần phải quan tâm hơn nữa.
Tệ nạn xã hội nói chung ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành vấn đề nóng
bỏng, nó là nguyên nhân làm băng hoại đạo đức, nhân cách của con người, làm tổn
hại sức khỏe, dẫn đến bần cùng hóa gia đình đồng thời tác động xấu tới an ninh,
trật tự an toàn xã hội. Tệ nạn xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống gia đình,
sức khỏe, đạo đức con người, và là hiểm họa của xã hội loài người gây ra những hệ

lụy đáng tiếc cho bản thân mà còn các thế hệ tương lai.


Tệ nạn xã hội như là một căn bệnh nguy hiểm có sức cuốn hút, cám dỗ và lây lan
mạnh mẽ đến tầng lớp thanh thiếu niên nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng là
những chủ nhân tương lai của đất nước, họ là những đối tượng dễ sa vào tệ nạn xã
hội. Nếu không được định hướng và giáo dục đầy đủ thì sẽ dẫn đến những hậu quả
khó lường.
Chúng ta đều biết thái độ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả
hoạt động của con người mà còn trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Chính
vì vậy đối với mọi người nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng muốn đạt được
thành công thì phải có thái độ đúng đắn đối với vấn đề tệ nạn xã hội. Đặc biệt trong
công tác phòng chống tệ nạn xã hội học sinh, sinh viên là một lực lượng đóng vai
trò quan trọng trong công tác này thì việc nâng cao thái độ, ý thức của học sinh,
sinh viên về vấn đề tệ nạn xã hội là vô cùng quan trọng. Mỗi người học sinh, sinh
viên nếu có thái độ tích cực thì sẽ nâng cao được hoạt động phòng chống tệ nạn xã
hội.
Tệ nạn xã hội đã và đang len lỏi vào mỗi con đường, ngóc ngách trên mọi miền tổ
quốc. Đặc biệt là ở trường học mà chủ yếu là ở các trường đại học. Trong những
năm gần đây tệ nạn xã hội ở các trường đại học như: cờ bạc, lô đề, game online, cá
độ bóng đá, ma túy mại dâm, sống thử,.... Những hành vi vi phạm pháp luật này
đều có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
vật chất, tinh thần của một bộ phận sinh viên.
Nếu mỗi sinh viên không có thái độ tích cực đẩy lùi tệ nạn xã hội trong trường học
và cả xã hội thì chắc rằng trong tương lai chúng ta sẽ phải gánh những hậu quả do
tệ nạn xã hội gây ra. Bên cạnh đó không ít các bạn trẻ trong đó có sinh viên chưa ý
thức được tầm quan trọng của việc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. Nhiều
người còn thờ ơ coi nó không phải việc của mình, có những suy nghĩ ích kỷ chỉ
biết lợi cho bản thân. Nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề này. Vậy
những thế hệ trẻ tương lai mà cụ thể là các bạn sinh viên còn ngồi trên giảng

đường có thái độ như thế nào đối với vấn đề tệ nạn xã hội.
Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội thì trước hết phải
nâng cao ý thức, thái độ của mọi người về vấn đề này mà đặc biệt là tầng lớp sinh
viên. Sinh viên là tầng lớp trí thức trong tương lai của đất nước, không ai hết mà


chính họ là những người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước.
Chính vì những lý do trên mà tôi đã lựa chọn đề tài “Thái độ của sinh viên khoa
quản trị văn phòng về vấn đề tệ nạn xã hội hiện nay”.
2.

Tổng quan đề tài nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu trong nước: Các công trình nhiên cứu thái độ ở Việt
Nam thường gắn với các hoạt động cụ thể như thái độ học tập, thái độ trong nghề
nghiệp,... Khi nghiên cứu các thành tựu của Tâm lý học thế giới và thực tiễn Tâm
lý học nước nhà các nhà Tâm lý học Việt Nam đã xác định một số quan điểm cơ
bản về vị trí, vai trò của thái độ trong quá trình hoạt động giảng dạy và hoạt động
học tập. Các nhà nghiên cứu bước đầu mới chỉ khái quát các vấn đề, các biện pháp
giúp nâng cao thái độ cho sinh viên mà ít đề cập đến thái độ của sinh viên trong
từng tệ nạn xã hội cụ thể.
Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Trong lĩnh vực Tâm lý học xã hội phương
Tây, vấn đề thái độ luôn là vấn đề được nhiều các nhà khoa học chú ý và nghiên
cứu. Nổi bật là các nhà nghiên cứu ở Nga và Đức.
3.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Nâng cao thái độ của sinh viên đối với vấn đề tệ nạn xã hội,

giúp cho sinh viên tích cực, chủ động hơn trong công tác phòng chống tệ nạn xã
hội.
Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu thái độ của sinh viên ngành quản trị văn
phòng(QTVP) trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa QTVP trường Đại học
Nội vụ Hà Nội(HN).
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu vào nghiên cứu thái độ học tập, ý thức của
sinh viên về tệ nạn xã hội của khoa QTVP trường Đại học Nội vụ HN.
5.

Giả thuyết nghiên cứu


Nếu sinh viên trường Đại học Nội vụ HN nói chung và sinh viên khoa QTVP nói
riêng không có thái độ đúng đắn và tích cực về vấn đề tệ nạn xã hội thì tương lai
của các bạn sinh viên sẽ như thế nào?
6.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài như: thái độ, tệ nạn
xã hội, sinh viên, thái độ của sinh viên khoa QTVP đối với vấn đề tệ nạn xã hội.
7.

Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng các phương pháp như:
-

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn bằng cách trò chuyện với các bạn sinh
viên khoa QTVP.
8.

Đóng góp mới của đề tài

Khái quát được những vấn đề lý luận của đề tài
Đánh giá được thực trạng thái độ của sinh viên ngành QTVP trường Đại học Nội vụ
HN đối với vấn đề tệ nạn xã hội và đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao thái độ
của sinh viên QTVP trường Đại học Nội vụ HN nói riêng và sinh viên nói chung về
vấn đề tệ nạn xã hội.
9.

Cấu trúc dự kiến của đề tài

Chương 1: Một số lý luận chung của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Chương 3: Giải pháp nâng cao thái độ cho sinh viên khoa QTVP trường Đại học
Nội vụ HN về vấn đề tệ nạn xã hội.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.


Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới
Vấn đề tệ nạn xã hội mà quan trọng là thái độ của mọi người về vấn đề đó
được nhiều nhà khoa học chú ý và nghiên cứu. Đặc biệt là các công trình
nghiên cứu của các nhà Tâm lý học ở Đức và Nga(Liên Xô). Nhiều công
trình nghiên cứu có đóng góp to lớn cho ngành Tâm lý học nói riêng và khoa
học nói chung trên thế giới. Trọng tâm của các công trình nghiên cứu là tác
giả đi sâu vào nghiên cứu định nghĩa thái độ, cấu trúc thái độ và mối quan hệ
giữa thái độ và hành vi của con người. Trong một nghiên cứu tổng quan khi
nghiên cứu lịch sử về thái độ trong Tâm lý học gồm có: nhà Tâm lý học
người Nga Shikhirev P.M đã chia quá trình này thành ba thời kỳ.
Thời kỳ thứ nhất: từ khi khái niệm thái độ được sử dụng đầu tiên vào năm
1918 cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là thời kỳ phát triển
mạnh mẽ, với nhiều công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào định nghĩa,
cấu trúc, chức năng của thái độ và mối quan hệ giữa thái độ và hành vi.
Thời kỳ thứ hai: từ chiến tranh thế giới lần thứ hai cho đến cuối những năm
1950. Nội dung của thời kỳ này là sự hoài nghi vai trò của thái độ trong việc
chi phối hành vi của con người. Cũng vì lý do chiến tranh mà ở thời kỳ này
các công trình nghiên cứu về thái độ giảm sút cả về số lượng lẫn chất lượng.
Thời kỳ thứ ba: đầu năm 1960 cho đến nay. Các nước phương tây phục hồi
và phát triển trở lại sau chiến tranh, cùng với sự phát triển đi lên của đất
nước các công trình nghiên cứu thái độ cũng tiếp tục với nhiều ý tưởng,
quan điểm mới.
Như vậy qua nghiên cứu của tác giả Shikhirev P.M, chúng ta có thể nhận
thấy: Lịch sử nghiên cứu thái độ nói riêng và khoa học tâm lý nói chung,
cũng trải qua những thăng trầm của lịch sử phát triển con người.


Ngoài Shikhirev P.M còn có các tác giả khác Daryl Bem và Leon Festinger

với thuyết “Tự nhận thức”, D.N Uzante với “Thuyết tâm thế”, V.A Iadov
với nghiên cứu về “Thuyết định vị”.
Ở Đức những công trình nghiên cứu về thái độ tiêu biểu là công trình nghiên
cứu của các nhà Tâm lý học xã hội như: Vnayzo, V.Đorxto... với nội dung
chủ yếu là đề cập tới kiểu định hình thái độ, cơ chế của thái độ, coi thái độ
như là một thành tố của năng suất lao động tập thể.
Có thể thấy rằng trong suốt thời kỳ từ đầu thế kỷ XX cho đến nay ở phương
tây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thái độ và cùng với nó cũng
xuất hiện nhiều phương pháp nghiên cứu mới về hiện tượng tâm lý đặc biệt
này.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam những công trình nghiên cứu không còn mang tính chung
chung, trừu tượng mà đã được cụ thể hóa các khía cạnh khác nhau của thái
độ như xúc cảm, tình cảm, hứng thú và vai trò của nó đối với hoạt động thực
tiễn. Các nhà Tâm lý học Việt Nam đã xác định một số quan điểm cơ bản về
vai trò, vị trí của thái độ trong quá trình học tập và giảng dạy. Mục tiêu của
giáo dục là rèn luyện những con người có đầy đủ tri thức, kỹ năng và kỹ sảo
và là một trong những hoạt động của động cơ học tập.
Nhận thức, thái độ, hoạt động để lĩnh hội tri thức đóng vai trò cơ sở, có ý
nghĩa định hướng điều chỉnh cho thái độ và hành vi.
Sự hình thành động cơ hoạt động của sinh viên có nhiều yếu tố tác động vào
trong đó có quan niệm, thái độ của cha mẹ đối với việc học tập của con, sự
đánh giá của xã hội,...
Từ những quan niệm thực tiễn về nghiên cứu thái độ của sinh viên có thể kể
một số công trình nghiên cứu có liên quan như: “Tìm hiểu nhận thức và thái
độ của sinh viên về định hướng tương lai” của TS Nguyễn Kim Dung, “Thái
độ của học sinh, sinh viên đối với ngành giáo dục hiện nay” của sinh viên Lê
Minh Tiến, “Thái độ của sinh viên trường Đại học Sư phạm Đại học Đà
Nẵng đối với vấn đề sống thử” của sinh viên Vũ Thị Thu Hiền,...



Như vậy, ở Việt Nam và trên thế giới các công trình nghiên cứu về thái độ
của mọi người có nhiều nhưng đi sâu vào nghiên cứu thái độ của sinh viên
đối với vấn đề tệ nạn xã hội vẫn chưa được cụ thể, sâu rộng, mới chỉ nghiên
cứu ở mức độ riêng lẻ, tách bạch các tệ nạn xã hội.
1.2.

Một số khái niệm

1.2.1. Các lý luận về thái độ
1.2.1.1.

Định nghĩa về thái độ

Từ khi khái niệm thái độ được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1918, cùng với
rất nhiều nghiên cứu khác về thái độ. Mỗi định nghĩa lại bàn về một khía cạnh của
các nhà Tâm lý học về thái độ, góp phần làm phong phú thêm cách hiểu về phạm
trù này.
Thái độ được định nghĩa là: “Cách nhìn nhận và hoạt động của cá nhân về một
hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Đó là tổng thể
những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩa, tình cảm của cá nhân đối với con người
hay một sự việc nào đó”.
Theo Allport “Thái độ là trạng thái của hệ thần kinh, là sự sẵn sàng phản ứng, là
một trạng thái có tổ chức, được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm quá khứ và nó
điều khiển cũng như ảnh hưởng đến hành vi của các nhân.”
Còn gần đây, James, W.Kalat đưa ra định nghĩa: “Thái độ là sự thích hay không
thích một sự vật hay một người nào đó của cá nhân, từ đó có ảnh hưởng tới hành vi
của anh ta khi ứng xử với sự vật hay con người đó”. Nhà tâm lý học John Traven
cũng định nghĩa: “Thái độ là cách cảm xúc, tư duy và hành động tương đối lâu dài
đối với sự vật hay con người đó”.

Nói tóm lại, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thái độ. Nhưng có thể rút ra định
nghĩa về thái độ thông dụng hiện nay, đó là: “Thái độ là một bộ phận hợp thành,
một thuộc tính trọn vẹn của ý thức, quy định tính sẵn sàng hành động của con
người đối với đối tượng theo một hướng nhất định, được bộc lộ ra bên ngoài thông
qua hành vi, cử chỉ, nét mặt và lời nói của người đó trong những tình huống, điều
kiện cụ thể.
1.2.1.2.

Cấu trúc của thái độ


Chủ biên Nguyễn Khắc Viện có nhấn mạnh: “Tâm thế xã hội đã được củng cố, có
cấu trúc phức tạp bao gồm các thành phần: nhận thức, xúc cảm, hành vi”. Năm
1975, A.Kossakowky và J. Compcher cho rằng cấu trúc thái độ bao gồm: niềm tin,
lý tưởng, hứng thú, thái độ xã hội. Tuy nhiên các nhà tâm lý học đồng tình với cấu
trúc ba thành phần của thái độ của Smith đưa ra gồm: tình cảm, nhận thức, hành vi
của cá nhân đối tượng.
Tình cảm là những rung động biểu thị thái độ riêng của con người đối với hiện
thực khách quan, là xúc cảm của con người có liên quan đến việc thỏa mãn hay
không thỏa mãn nhu cầu về vật chất, tinh thần của bản thân.
Nhận thức là quan điểm, là ý kiến cụ thể của riêng cá nhân nào đó đối với đối
tượng nghiên cứu.
Hành vi là những biểu hiện ra bên ngoài, là những hành động của cá nhân với đối
tượng của thái độ.
Quan niệm của các nhà tâm lý học Việt Nam như Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn
Xuân Thức khi nghiên cứu cũng cho rằng thái độ có ba yếu tố là: nhận thức, hứng
thú và hành vi của cá nhân.
1.2.1.3.

Đặc trưng của thái độ


Thái độ là một thuộc tính của nhân cánh bao gồm các đặc trưng: ổn định, tính
không ổn định và tính chân thực.
Tính ổn định: thái độ của con người là một chỉnh thể thống nhất bao gồm ba yếu
tố: nhận thức, hứng thú và hành vi. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Vì vậy khi nghiên cứu thái độ của con
người với một vấn đề nào đó thì chúng ta cần xem xét chúng trong mối liên hệ với
các yếu tố khác của thái độ.
Tính không ổn định: có nhiều nguyên nhân dẫn đến tính không ổn định như tác
động của môi trường xung quanh và sự giáo dục thì thái độ của con người trong
từng hoàn cảnh cụ thể cũng có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực và tiêu cực
tùy vào khả năng hiểu biết, nhận thức của mỗi cá nhân. Tuy nhiên thái độ thay đổi
từ từ theo thời gian chứ không có sự thay đổi ngay tức khắc khi có tác động.


Tính chân thực: thái độ luôn biểu hiện rõ ra bên ngoài thông qua các hoạt động,
hành vi. Hành vi, hành động như thế nào thì biểu hiện của con người như thế đó.
Chính vì thái độ luôn biểu hiện ra bên ngoài mà ta có thể biết được một phần nào
đó tính cánh của con người.
1.2.1.4.
-

Quan hệ của thái độ với các thuộc tính của nhân cách

Thái độ với ý thức cá nhân
Trong tâm lý học, ý thức là: “Hình thức phản ánh tâm lý bậc cao, đặc trưng
của loài người, là năng lực nhận thức được cái phổ biến và cái bản chất trong
hiện thực khách quan, do đó đồng thời là năng lực định hướng, điều khiển
một cách tự giác thái độ,hành vi, quan hệ giữa con người với hoàn cảnh tự
nhiên và xã hội”... cấu trúc ý thức gồm ba thành phần cơ bản: nhận thức, thái

độ và sự năng động của ý thức. Thái độ là một phần của ý thức, nó được thể
hiển ra bên ngoài khi có sự tác động. Ý thức gắn liền với hiện thực. Chức
năng của nhận thức là định hướng nhằm điều chỉnh hoạt động, Như vậy thái
độ và ý thức có mối quan hệ hữu cơ. Thái độ phản ánh hiện thực khách quan
có chọn lọc, đồng thời có sự tác động trở lại của con người đối với hiện
thực.
- Thái độ với nhu cầu
Nhu cầu là sự đòi hỏi của con người nhằm thỏa mãn để tồn tại và phát
triển trong điều kiện xã hội, là động lực thúc đẩy con người tham gia vào
các hoạt động tăng gia sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân.
Nhu cầu có hai cách hiểu khác nhau: Một là, đó là điều kiện bên trong,
một yếu tố bắt buộc phải có của hoạt động. Hai là, đó là sự hướng dẫn, là
hoạt động chủ quan của con người. Nhu cầu thúc đẩy hoạt động, kích
thích cá nhân hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu mà con người củng cố
được thái độ như: cảm xúc, nhận thức cũng như hành vi nhằm thỏa mãn
nhu cầu. Như vậy, thái độ và nhu cầu có mối quan hệ khăng khít với
nhau.
- Thái độ với hứng thú


Hứng thú là một trạng thái đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó.
Thái độ và hứng thú có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau.
Thông qua hứng thú ta có thể hiểu được thái độ của đối tượng trong
trường hợp cụ thể nào đó. Như vậy hứng thú có vai trò quan trọng nhằm
thúc đẩy hoạt động một cách có hiệu quả, tạo ra sự sáng tạo cho con
người. Hứng càng ổn định thì thái độ càng được củng cố, con người càng
tác động hơn nữa để chiếm lĩnh đối tượng.
- Thái độ với động cơ
Động cơ là sự kích thích hoạt động có liên quan đến việc thỏa mãn nhu
cầu của chủ thể và định hướng con người đối với đối tượng cần chiếm

lĩnh. Động cơ là vật chất hay tinh thần nhằm quy định lựa chọn hướng
hoạt động và vì nó hoạt động được tiến hành. Là nguyên nhân dẫn đến
những hành động, hành vi của cá nhân.
Leonchiev cho rằng: “Động cơ là đối tượng của nhu cầu”. Chức năng của
động cơ là thúc đẩy hướng hoạt động, kích thích sự sáng tạo của con
người.
Nhờ có động cơ mà con người tiếp cận một cách rõ hơn tới đối tượng
mình quan tâm nhằm thỏa mãn nhu cầu. Chính vì thế cùng với nhu cầu,
động cơ là tiền đề cho sự hình thành thái độ đối với hiện thực. Vì động cơ
được sinh ra bởi nhu cầu, nhu cầu đã có sự nhận thức. Qua đó ta có thể
hiểu rõ được mối quan hệ giữa thái độ với các thuộc tính khác: nhu cầu động cơ - thái độ - đối tượng.
Như vậy thái độ là biểu hiện trực tiếp của động cơ. Để phân biệt thái độ
với động cơ các nhà tâm lý học cho rằng thái độ có liên quan nhiều hơn
tới đối tượng, hiện tượng, sự vật, sự kiện trong môi trường sống; còn
động cơ liên quan đến hoạt động là yếu tố thúc đẩy hoạt động thực hiện.
Ngoài những thuộc tính kể trên thì thái độ còn có mối quan hệ với nhiều
thuộc tính tâm lý khác, tùy vào từng mục đích nghiên cứu mà ta xác định
các mối quan hệ giữa thái độ với các yếu tố có liên quan thông qua biểu
hiện của thái độ trong hoạt động thực tiễn của mỗi con người cụ thể.
1.2.2. Khái niệm tệ nạn xã hội


Tệ nạn xã hội là những biểu hiện của sự sai lệch xã hội. Nó đi ngược lại với những
chuẩn mực xã hội.
Vậy “chuẩn mực xã hội là gì?” Chuẩn mực xã hội là tập hợp các yêu cầu hoặc sự
mong đợi mà cộng đồng xã hội muốn hướng tới nhằm tạo lập các khuôn mẫu hành
vi và hoạt động của các thành viên trong một nhóm tổ chức, giai cấp, xã hội nào
đó.
Chuẩn mực xã hội được thể hiện qua các văn bản pháp luật, nội quy, quy định,
hương ước hay ở dạng bất thành văn.

Khoa học xã hội chia chuẩn mực xã hội thành:
- Chuẩn mực mang tính bắt buộc: được phổ biến rộng rãi cho toàn thể xã
hội để mọi người dựa vào đó mà hoạt động và gắn liền với nó là sự công
khai trừng phạt khi phát hiện vi phạm.
- Chuẩn mực mong đợi: phổ biến cho toàn xã hội nhưng mang tính đặc thù
áp dụng cho từng nhóm đối tượng.
Vậy “sai lệch xã hội là như thế nào?” Sai lệc xã hội là những hành vi của cá
nhân hay một nhóm đối tượng nào đó, nó không có sự phù hợp, không hòa
nhập vào cộng đồng xung quanh. Có nghĩa là hành vi đó đi ngược lại với các
chuẩn mực xã hội, đi ngược lại với số đông người khác trong những hoàn
cảnh nhất định.
Sai lệch xã hội là sự vi phạm vào các chuẩn mực xã hội đã đề ra, vi phạm
vào các quy định, quy luật đã được một nhóm xã hội hay xã hội thông qua.
Hành vi sai lệch xã hội làm phá vỡ kỷ cương, đi ngược lại với thực tại, trái
với sự mong đợi của cộng đồng, gây ra sự đối lập với mọi người xung
quanh.
Qua thực tiễn đời sống ta có thể chia sai lệch xã hội thành hai loại:
- Sai lệch tích cực: là những hành vi thiếu bình thường so với chuẩn mực
xã hội, chuẩn mực đạo đức trong thực tiễn đời sống nhưng nó diễn ra
theo chiều hướng tích cực, là thực hiện theo khuôn mẫu, lý tưởng, ước
mơ mà con người trong xã hội muốn hướng tới.


- Sai lệch tiêu cực: là những hành vi không được tán thành, bị mọi người
phản đối, ảnh hưởng xấu tới chuẩn mực văn hóa mang tính suy thoái.
Những hành vi này luôn bị xã hội lên án.
Về mặt pháp lý tệ nạn xã hội là những hiện tượng mang tính tiêu cực, là
những hành vi vi phạm pháp luật làm sai lệch các chuẩn mực trong xã hội,
có tính phổ biến gây nguy hại cho xã hội và được quy định trong các văn
bản quy phạm pháp luật.

Với quan niệm này tệ nạn xã hội có bốn đặc trưng:
- Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm pháp luật có tính phổ biến, lây
lan.
- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch đi ngược lại với các chuẩn mực
xã hội.
- Tệ nạn xã hội gây nguy hiểm cho xã hội.
- Tệ nạn xã hôi phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội. Đặc
trưng này chỉ ra rằng pháp luật cần phù hợp với thực tiễn, cần bám sát
thực tiễn để có nội dung điều chỉnh cho phù hợp.
Qua các nội dung trên ta có thể hiểu: “ Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã
hội bao gồm những hành vi làm sai lệch chuẩn mực đạo đức của con người
khiến người ta lao vào con đường phạm pháp gây vi phạm đạo đức và pháp
luật, để lại hậu quả xấu cho con người và đời sống xã hội. Những tệ nạn xã
hội xẩy ra khi có mâu thuẫn, cạnh tranh giữa người với người trong một
cộng đồng vì cuộc sống sinh nhai của mình. Vì vậy tệ nạn xã hội cũng đang
là một vấn đề làm nhức nhối các nhà chức tránh và cần sớm được loại bỏ”.
1.2.3. Sinh viên
Sinh viên là thế hệ trẻ tương lai, gợi lên những gì trong sáng, vui tươi nhất của đời
người. Thế hệ sinh viên chưa có nhiều trải nghiệm với cuộc sống nhưng cũng
không quá non nớt, yếu đuối khi bước chân ra ngoài xã hội. Thế hệ sinh viên với
bao ước mơ, hoài bão, họ học hỏi, rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Ở họ có những
khát vọng của tuổi trẻ, là thế hệ đẹp của một thời đại.


Sinh viên là thế hệ cần học hỏi và không bao giờ ngại bỏ công sức để theo đuổi tri
thức. Thời sinh viên là thời đẹp đẽ nhất trong cuộc đời, họ học hỏi để biết, học hỏi
để sống và để sinh tồn.
Sinh viên Việt Nam đang cố gắng hết mình để xây dựng lại đất nước sau nhiều
năm do chiến tranh tàn phá cả về vật chất và tinh thần. Đó vừa là vận mệnh vừa là
thách thức đặt ra cho thế hệ trẻ, thế hệ sinh viên: học và học mãi để sửa chữa

những sai lầm và là những con người xây dựng lên một thế giới mới, ở đó mọi
người được sống hạnh phúc, ấm no và hòa bình.
Tóm lại, sinh viên là thế hệ trẻ còn ngồi trên giảng đường của trường đại học, còn
phải học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng, họ là thế hệ các sinh viên ghi danh vào
các trường đại học, cao đẳng.
Tiểu kết chương 1:
Vấn đề tệ nạn xã hội là vấn đề nổi cộm, nhức nhối nhất trong xã hội hiện nay. Đấu
tranh phòng chống tệ nạn xã hội là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, nhất
là trong giai đoạn hiện nay. Tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào từng ngóc ngách, ngõ
hẻm và cả vào các môi trường học đường, vào giới học sinh, sinh viên là thế hệ
tương lao của đất nước. Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác tuyền truyền, giáo dục
từng bước nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi cho sinh viên trước vấn đề tệ nạn
xã hội nhằm góp phần thiết thực vào công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
Song việc thực hiện điều đó không hề đơn giản và dễ thực hiện. Nó đòi hỏi sự phối
hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan quản lý nước, nhà trường,
cũng như tính tích cực, ý thức của chính học sinh, sinh viên mới mong đạt được
hiệu quả như dự định.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Từ trường Trung học Văn thư Lưu trữ thành lập năm 1971, sau nhiều lần đổi tên,
năm 2005, trường được nâng cấp lên cao đẳng vớ tên gọi Trường Cao đẳng Văn
thư Lưu trữ Trung ương I và đến năm 2008 tiếp tục được đổi tên thành Trường Cao
đẳng Nội vụ Hà Nội(HN).
Trước yêu cầu đào
tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ bám sát nhiệm vụ
quản lý của Bộ Nội vụ, nhất là trong những lĩnh vực chưa có trường đại học nào
đàotạo. Tháng 11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thành lập Trường Đại
học Nội vụ HN trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Nội vụ HN.

40 năm qua, trường đã đào tạo trên 45.700 học sinh, sinh viên, trong đó có trên 70
lưu học sinh, thực tập sinh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Giai đoạn 2011 – 2020, quy mô, ngành đào tạo của nhà trường được xác định theo
nhu cầu nguồn nhân lực của Bộ Nội vụ, theo nhu cầu xã hội và góp phần đáp ứng
nhân lực phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Hiện nay nhà trường có ba cơ sở
đào tạo.
Cơ sở 1: 36 Xuân La, phường Xuân La,Tây Hồ, Hà Nội.
Cơ sở 2: Khu Đô thị mới Điện Nam, Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam.
Cơ sở 3: Trường Đại học Nội vụ HN tại thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Các tệ nạn xã hội
2.2.1. Tệ nạn ma túy
Theo Liên Hợp Quốc: “Ma túy là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân
tạo khi xâm nhập cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và
trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên những tổn thương cho
từng cá nhân và cộng đồng, do vậy, việc vận chuyển, mua bán, sử dụng chúng phải


được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của các
cơ quan bảo vệ pháp luật”.
Theo nghĩa rộng: “Nghiện ma túy là tình trạng một bộ phận trong xã hội là những
người có thói quen dùng các chất ma túy, thường tìm mọi thủ đoạn, hành vi để có
được các chất ma túy và sử dụng chúng bất chấp sự nghiêm cấm của pháp luật và
dư luận xã hội”.
Theo nghĩa hẹp: “Nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con người cụ thể đối với các
chất ma túy. Sự lệ thuộc đó đã tác động lên hệ thần kinh trung ương tạo nên những
phản xạ có điều kiện không thể quên và từ bỏ được”.
Những người nghiện ma túy họ phải lệ thuộc vào thuốc gây nghiện gồm: heroin,
cocain, moocfine, thuốc phiện, cần sa,... khiến người nghiện có sự thèm muốn
mãnh liệt khó cưỡng lại được. Khi sử dụng các chất gây nghiện thì người dùng có

khuynh hướng tăng liều dùng, càng ngày liều dùng càng cao mới có tác dụng đối
với người sử dụng. Khi người dùng không sử dụng ma túy sẽ xuất hiện hội chứng
cai thuốc làm cho cơ thể vật vã, bị những phản ứng sinh lý bất lợi, có thể nguy
hiểm đến tính mạng.
2.2.2. Tệ nạn mại dâm
Các nhà xã hội học khi nghiên cứu về mại dâm đã cho rằng: “Mại dâm là một dịch
vụ kinh doanh nhằm cung cấp sự thỏa mãn tình dục cho cá nhân trong những
trường hợp nhất định, nó cung cấp tình dục mang tính chất đồi trụy và tạo ra không
khí vô đạo đức đáng ngờ và nguy hiểm, tác dụng như thuốc kích thích đối với một
số người nhất định, nó cung cấp và đáp ứng nhu cầu tình dục cho những người
không cần sự gắn bó, ràng buộc về tình cảm”.
Vì vậy dấu hiệu đặc trưng cơ bản của hành vi mại dâm là có sự quan hệ trao đổi
tình dục ngoài hôn nhân và quan hệ đó có bên mua và bên bán.
Mua dâm là dùng vật chất để đổi lấy sự thỏa mãn tình dục của bản thân.
Bán dâm là mang thân thể của mình làm thỏa mãn tình dục cho người khác để
kiếm tiền.
Mại dâm là nỗi đau nhức nhối của lương tâm nhân loại, đó là sự sỉ nhục đối với
lương tri.


2.2.3. Cờ bạc
Cờ và bạc là hai trò chơi khác nhau. Cờ là một trò chơi mang tính trí tuệ như cờ
vua, cờ tướng, cờ cá ngựa, cờ cá rô,.... Nhưng dần dần nó gắn với những trận ăn
thua đi liền với tiền bạc nên dân gian gọi là cờ bạc. Cùng với sự phát triển của xã
hội, cờ bạc cũng biến hóa muôn hình vạn dạng và ngày càng tinh vi hơn.
2.2.4. Sống thử
Hiện nay “sống thử” ngày càng phổ biến và gây nhiều tranh luận trong xã hội Việt
Nam. Để hiểu rõ hơn về tệ nạn này ta cần hiểu “Sống thử là gì?”
“Sống thử” là sống như vợ chồng trước khi kết hôn chính thức. “Sống thử” là sự
đồng tình, thỏa thuận của cả nam và nữ. “Sống thử” diễn ra ở nhiều đối tượng khác

nhau nhưng chủ yếu là những người sống xa nhà như: công nhân, nhân viên và
sinh viên.
Nhiều người muốn “sống thử” trước khi bước đến “sống thật”, nhưng trong quá
trình sống thử thì có rất ít cặp đôi dẫn đến hôn nhân chính thức. Bởi khi về sống
với nhau có nhiều vấn đề xẩy ra nó không giống như lúc yêu nhau, xẩy ra nhiều
mâu thuẫn mà khi yêu họ không biết về đối phương, dẫn đến xung đột và rồi chia
tay. Đây là vấn đề đang được xã hội quan tâm. Có người ủng hộ quan điểm sống
thử nhưng lại có người cho rằng sống thử là không nên. Vì xã hội ngày càng phát
triển, vấn đề hôn nhân cũng thoáng hơn vì thế mà tình trạng chia tay, li hôn ngày
càng nhiều.
2.2.5. Cá độ bóng đá
Cá độ bóng đá là dùng vật chất để cược vào sự thắng thua của các đội bóng trong
mỗi trận đấu. Tệ nạn này đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cá
nhân, gia đình và xã hội. Nó khiến con người bị tha hóa, gia đình phải gánh những
khoản nợ mà khó có thể trả được, khiến nhiều gia đình tan vỡ.
2.2.6. Bạo hành
Bạo hành là tất cả hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ,... làm người khác bị tổn thương
về thể xác cũng như tinh thần, trong cuộc sống riêng tư cũng như nơi công cộng.
Nhiều người dùng bạo hành để giải quyết công việc bấp chấp sự nghiêm cấm của
pháp luật, họ bạo hành người khác nhiều lúc không cần đến lý do.


2.2.7. Mê tín dị đoan
Mê tín dị đoan là niềm tin một hiện tượng xẩy ra vì là hậu quả của một hiện tượng
khác. Họ tin vào có ma quỷ, tin vào những điều tưởng như không tưởng. Mê tín dị
đoan khiến con người bị mê muội, tiêu cực. Trong thực tế, khi người ta làm một
hành động nào đó để một sự việc khác xẩy ra trong khi không có mối liên hệ nhân
quả nào giữa nhưng hiện tượng này.
2.3.


Các yếu tố làm ảnh hưởng đến tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đạo đức và tinh thần của con
người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất trật tự an ninh - xã hội, làm suy
thoái giống nòi. Đặc biệt nguy hiểm là tệ nạn xã hội phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu
niên, học sinh, sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước. Có rất nhiều nguyên nhân
khiến nhiều người sa vào tệ nạn xã hội.
2.3.1. Yếu tố cá nhân
Do bản thân chưa thực sự trưởng thành. Nhiều bạn trẻ chưa có nhận thức đầy đủ về
các tệ nạn xã hội, dễ bị lôi kéo, bị ảnh hưởng của lối sống gấp, sống hưởng thụ một
cách cực đoan.
Bản thân cá nhân lười lao động nên sinh ra trộm cắp, cướp giật,... thậm chí tham
gia vào vận chuyển ma túy để kiếm lời.
Do cá nhân tò mào thích khám phá cái lạ như thử hút ma túy, thử vận may với lô
đề, cờ bạc,...
Do lối sống ăn chơi, đua đòi theo bạn bè, sống buông thả, lối sống sa đọa cũng
khiến cá nhân dễ sa vào tệ nạn xã hội.
Do bản thân thiếu kiến thức phòng chống các tệ nạn xã hội nên không ý thức được
việc mình làm nên là đối tượng dễ bị dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội.
Do bị áp lực trong học tập, không được sự quan tâm chăm sóc của gia đình và
người thân, tâm lý căng thẳng, buồn chán cũng dẫn đến sa vào tệ nạn xã hội.
2.3.2. Yếu tố gia đình


Do bản thân sống trong một gia đình không được trọn vẹn, không nhận được tình
yêu thương của cha mẹ, cha mẹ li hôn, mồ côi, lại sống xa nhà, ở trong môi trường
xã hội có nhiều cám dỗ và phức tạp dễ bị tiêm nhiễm những ảnh hưởng xấu từ phía
môi trường xung quanh.
Gia đình có nhiều bất hòa khiến tâm lý con người chán trường, căng thẳng dẫn đến
lối sống buông thả, muốn tìm sự giải tỏa,... từ đó dễ sa vào tệ nạn xã hội.

Do gia đình đông con, bố mẹ không quan tâm đầy đủ đến các con dẫn đến sự mặc
cảm bản thân. Từ đó không coi trọng giá trị bản thân. Đồng thời phương pháp giáo
dục của bố mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, lối sống của nhiều bạn trẻ.
Gia đình nghèo khổ, có hoàn cảnh éo le dẫn đến nhiều bạn trẻ có ý đồ xấu như
trộm cắp, chơi lô đề,... hoặc trong gia đình bố mẹ mải lao vào kiếm tiền mà quên đi
con cái. Con cái thiếu đi sự chăm lo, dạy dỗ của bố mẹ cũng dẫn đến sa vào tệ nạn
xã hội.
2.3.3. Yếu tố nhà trường
Nhà trường là môi trường có tác dụng to lớn trong việc hình thành và phát triển
nhân cách mỗi con người ngay từ nhỏ. Tuy nhiên nhiều nơi, nhà trường có những
yếu kém, sai lầm góp phầm làm gia tăng các tệ nạn xã hội ở học sinh, sinh viên.
Kỷ luật của nhà trường, đoàn hội, đội chưa nghiêm, còn thờ ơ, lỏng lẻo.
Thiếu giáo dục toàn diện, không có chiều sâu dẫn đến học sinh, sinh viên sa sút về
phẩm chất, lối sống và vi phạm pháp luật.
Thiếu phong trào hoạt động lành mạnh, ít tổ chức giao lưu văn hóa tinh thần cho
học sinh, sinh viên.
Học mà không thấy tương lai khiến sinh viên dễ chán nản, lơ là việc học, dễ sa
vào tệ nạn xã hội.
2.3.4. Yếu tố xã hội
Sự gia tăng dân số dẫn đến thiếu việc làm, dư thừa lao động xuất hiện các tệ nạn xã
hội như trộm cắp, cướp giật,.... Tình trạng thất nghiệp ngày càng nhiều kéo theo sự
gia tăng các tệ nạn xã hội.


Tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, tác động xấu tới tư tưởng con người.
Pháp luật của nhà nước chưa nghiêm dẫn đến các tệ nạn xã hội phát triển tràn lan
dưới nhiều hình thức, mức độ và tính chất khác nhau, khó phát hiện.
Các cơ quan chức năng không quản lý chặt chẽ, không kiểm soát hoặc không có
giải pháp ngăn chặn từ gốc rễ các tệ nạn xã hội. Chính sách mở cửa trong nền kinh
tế thị trường cũng kéo theo tệ nạn xã hội xuất hiện ngày càng nhiều. Sống trong

môi trường như thế mà mỗi người không đủ bản lĩnh thì việc sa vào các tệ nạn xã
hội là khó tránh khỏi.
2.4. Thực trạng thái độ của sinh viên khoa Quản trị văn phòng đối với vấn
đề tệ nạn xã hội
2.4.1. Nhận thức của sinh viên về vấn đề tệ nạn xã hội
2.4.1.1.
Nhận thức của sinh viên về tệ nạn xã hội đối với sự phát triển của
cá nhân, gia đình và xã hội
Tệ nạn xã hội là những hành vi làm sai lệch các chuẩn mực xã hội khiến con người
lao vào con đường phạm pháp, vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng cho
bản thân, gia đình và xã hội.
Chính vì vậy bản thân mỗi sinh viên phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề tệ nạn
xã hội hiện nay nói chung và việc tham gia phòng chống tệ nạn xã hội nói riêng.
Qua quá trình khảo sát về mặt nhận thức của các bạn sinh viên khoa QTVP, tôi
thấy rằng nhìn chung các bạn sinh viên có nhận thức tương đối đúng đắn về vấn đề
tệ nạn xã hội hiện nay có ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã
hội. Các anh(chị) sinh viên khoa QTVP khóa đi trước thì càng có kiến thức, có
kinh nghiệm nhiều hơn khi bản thân các anh(chị) có sự va chạm với xã hội nhiều
hơn về các tệ nạn xã hội so với các em sinh viên khóa sau. Còn bản thân các em
sinh viên khoa QTVP khi mới bước chân vào mái trường Đại học, sống xa gia đình
không có sự quan tâm trực tiếp của bố mẹ thì kinh nghiệm sống còn non nớt, ít ỏi.
Là đối tượng mới có sự va chạm với xã hội nên chưa có đủ kiến thức và hành trang
để phòng chống các tệ nạn xã hội. Nhiều khi hành động của bản thân vi phạm pháp
luật mà không biết.


2.4.1.2.
Nhận thức của sinh viên về vai trò của công tác phòng chống tệ
nạn xã hội
Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là một hoạt động có ý nghĩa và vô cùng quan

trọng trong công tác phòng chống và đẩy lùi tệ nạn xã hội nói chung.
Nhìn chung sinh viên khoa QTVP có nhận thức tương đối rõ ràng, đúng đắn về vai
trò của công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Theo các bạn sinh viên cho rằng: bản
thân phải có kiến thức nhất định về các tệ nạn xã hội và tích cực tham gia vào các
phong trào để phòng chống tệ nạn xã hội. Có thể nói nhận thức của sinh viên về vai
trò của công tác phòng chống tệ nạn xã hội rất quan trọng. Bởi đây là một hoạt
động thiết thực và có ý nghĩa, nhưng bản thân mỗi bạn sinh viên phải hiểu rõ được
vai trò của công tác phòng chống tệ nạn xã hội thì mới có thái độ tích cực đối với
hoạt động này.
Không phải lúc nào bản thân có nhận thức đúng đắn thì có thái độ tích cực về các
vấn đề tệ nạn xã hội. Nhiều bạn sinh viên có thái độ dửng dưng trước những người
sa vào tệ nạn xã hội, và các vấn đề tệ nạn xã hội đang ngày càng lây lan và phổ
biến rộng khắp hiện nay.
2.4.2. Thái độ của sinh viên khoa QTVP trường Đại học Nội vụ Hà Nội đối với
vấn đề tệ nạn xã hội
Thông qua phương pháp trò chuyện với các bạn sinh viên mà tôi thấy rằng thái độ
của sinh viên đối với vấn đề tệ nạn xã hội chưa có sự nhất quán cũng như chưa thật
sự đúng đắn. Thái độ của các bạn sinh viên còn tùy thuộc vào đối tượng mắc tệ nạn
xã hội, cụ thể là:
Người thân và bạn thân của các bạn sinh viên mắc vào tệ nạn xã hội thì họ có thái
độ rất bực tức và có người cảm thấy bực tức còn thái độ dửng dưng trước hiện
tượng này chiếm tỷ lệ rất ít. Khi người thân và bạn thân của họ mắc tệ nạn xã hội
thì thái độ của các bạn sinh viên là rất nghiêm túc, đúng đắn về vấn đề này. Và đây
cũng là hai đối tượng khi hỏi các bạn sinh viên thì thái độ của các bạn rất nghiêm
khắc,kiên quyết.
Nhưng bên cạnh đó một số đối tượng như bạn bè và những người xung quanh thì
nhiều bạn sinh viên có thái độ dửng dưng, thờ ơ trước những đối tượng ấy khi mắc
vào tệ nạn xã hội. Vì bản thân họ cho rằng đó không phải việc của mình, không



liên quan đến mình hay có những tư tưởng thân ai nấy lo. Chỉ có số ít sinh viên
cảm thấy bực tức khi bắt gặp các hiện tượng tệ nạn xã hội khi bạn bè, người quen,
người xung quanh mắc phải. Điều này cho thấy nhiều bạn sinh viên có suy nghĩ ích
kỷ, chỉ biết đến mình mà không biết đến người xung quang và gây nguy hiểm cho
xã hội.
Thực trạng này đặt ra vấn đề khiến mọi người phải suy nghĩ. Bởi lẽ thanh niên nói
chung và học sinh, sinh viên nói riêng là một lực lượng hùng hậu và quan trọng
trong nhiều hoạt động nói chung và trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội nói
riêng. Chỉ nói tới lực lượng sinh viên đã có vai trò rất lớn trong công tác này. Để
họ có thể phát huy được vai trò của mình thì trước hết không chỉ đòi hỏi về mặt
nhận thức mà còn đòi hỏi cả lòng nhiệt huyết hay nói đúng hơn chính là thái độ của
họ ra sao về vấn đề này.
Qua tìm hiểu tôi thấy sinh viên có nhận thức tương đối tốt về vấn đề tệ nạn xã hội
nhưng thái đội của họ chưa thực sự đúng đắn. Phải chăng những ảnh hưởng tiêu
cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường đã và đang tác động tiêu cực tới tâm lý
thái độ của sinh viên.
Sinh viên ngày nay dường như sống thờ ơ trước những hiện tượng xấu xẩy ra xung
quanh mình, tiêu biểu là các tệ nạn xã hội. Nhiều người cho rằng việc không liên
quan đến mình thì không phải bận tâm. Chính những suy nghĩ và lối sống tiêu cực
này của một bộ phận giới trẻ là một điều hết sức nguy hại. Nó cho thấy bộ phận
này chỉ biết nghĩ cho riêng mình mà không nghĩ đến hậu quả mà nó gây ra trong
tương lai. Với thái độ thờ ơ trước những hiện tượng tệ nạn xã hội là một hiểm họa
không chỉ cho bản thân mà còn của gia đình và xã hội.
Bên cạnh nhận thức và thái độ của sinh viên trước vấn đề tệ nạn xã hội thì biểu
hiện hành vi cũng là một yếu tố rất quan trọng. Hay có muốn đánh giá thái độ của
một người thì ta có thể thông qua biểu hiện của hành vi mà có thể biết được.
2.4.3. Biểu hiện hành vi của sinh viên khoa QTVP trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
2.4.3.1.
Mức độ tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã

hội của sinh viên


Qua quá trình điều tra tôi thấy sinh viên đạt mức độ tích cực ở mức độ khá trong
việc tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.
Các phòng trào như “nói không với vấn đề tệ nạn xã hội” hay “các hoạt động
phòng chống tệ nạn xã hội do đoàn trường, hội sinh viên tổ chức” có số lượng sinh
viên tham gia và hưởng ứng rất đông. Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng “các
hoạt động tệ nạn xã hội do đoàn trường, hội sinh viên tổ chức” chưa thật sự phong
phú về nội dung và hình thức và nhiều sinh viên không có điều kiện tham gia đầy
đủ các phong trào vì các cuộc thi thường giới hạn thí sinh tham gia do điều kiện
của nhà trường không cho phép.
Nhìn chung các hoạt động phong trào tệ nạn xã hội thu hút sinh viên ở mức độ vừa
phải vì vậy cần có các biện pháp góp phần nâng cao tính tích cực cho sinh viên
trong việc tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.
2.4.3.2.
xã hội

Tính tích cực của sinh viên trong việc phát hiện các hành vi tệ nạn

Nhiều sinh viên chưa thật sự quan tâm và thờ ơ khi phát hiện các hành vi tệ nạn xã
hội. Họ quan niệm không phải việc của mình thì không quan tâm, dây dưa vào có
khi mất mạng. Đối với từng loại tệ nạn xã hội thì tính tích cực của sinh viên cũng
khác nhau. Như tệ nạn ma túy, mại dâm, lô đề, cờ bạc thì phần đông sinh viên coi
như không biết gì, không có những biện pháp để ngăn chặn sự lây lan và phát triển
của các tệ nạn xã hội.
Đối với tệ nạn bạo hành thì nhiều bạn có ý kiến là báo cáo với cơ quan công an
hoặc góp ý trực tiếp với đối tượng vi phạm.
Đặc biệt đối với xu hướng sống thử thì hầu như sinh viên cho rằng là không nên
quan tâm vì đấy là quyền riêng tư của mỗi người. Mình không phận sự, không

nghĩa vụ thì không nên can dự vào. Vì những suy nghĩ đó mà tệ nạn sống thử
không những không bị loại bỏ mà ngày càng trở thành xu hướng của giới trẻ hiện
nay.
Như vậy một bộ phận lớn sinh viên có thái độ, hành vi chưa thật sự đúng đắn khi
phát hiện ra các hành vi tệ nạn xã hội. Đây là điều đáng trách, đáng lên án khi thờ
ơ trước những điều xấu đang diễn ra.


×