Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tài liệu ôn tập về công nghệ hàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.25 KB, 41 trang )

TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

BẬC 2
Câu hỏi 1: Định nghĩa hàn? Cách phân loại mối hàn và các dạng liên kết hàn
theo mặt cắt ngang mối hàn?
Trả lời:
Hàn là phương pháp làm nóng chảy cục bộ kim loại để gắn kết các chi tiết
lại với nhau. Phần kim loại nóng chảy sau khi nguội sẽ tạo thành mối hàn.
Căn cứ theo mặt cắt ngang của mối hàn, người ta chia mối hàn làm 2 loại:
- Mối hàn giáp mối (giáp mép hoặc đối đầu)
- Mối hàn góc
Trên cơ sở mối hàn giáp mồi và hàn góc ta có thể phân loại các dạng liên
kết hàn thành 5 loại liên kết như sau:
- Liên kết hàn giáp mối.
- Liên kết hàn góc.
- Liên kết hàn chữ T.
- Liên kết hàn chống.
- Liên kết hàn chốt.
Câu hỏi 2: Có mấy loại máy hàn điện dùng hồ quang bằng tay? Nêu cấu tạo và
ưu nhược điểm của từng loại?
Trả lời:
Các loại máy hàn điện thông dụng:
- Hàn điện một chiều
- Hàn điện xoay chiều
Cấu tạo của máy hàn:
- Máy hàn điện một chiều: Cấu tạo gồm có một động cơ xoay chiều kéo
quay một mát phát điện 1 chiều để phát ra dòng điện hàn. Ngoài ra còn có các bộ
phận phụ để điều chỉnh dòng điện hàn.
+ Ưu điểm: dòng điện hàn cung cấp ổn định, máy nhỏ gọn di chuyển dể
dàng.
+ Nhược điểm: lượng điện năng tiêu hao cho một kg que hàn lớn hơn máy


hàn xoay chiều từ 1,5-2 lần.
1


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

- Máy hàn điện xoay chiều: Thực chất máy hàn điện xoay chiều là một biến
thế điện gồm 3 lõi sắt: 1 lõi di động ở giữa, 2 lõi cố định 2 bên. Các lõi này gồm
nhiều tấm sắt non có chiều dày 0.5mm được ghép xít lại với nhau, 2 lõi cố định
được quấn vào 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp.
+ Ưu điểm: Giá thành hạ, sử dụng đơn giản, nhiệt lượng tiêu hao thấp.
+ Nhược điểm: dòng điện hàn không ổn định.
Câu hỏi 3: Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3223:2000 áp dụng cho que hàn
thép cacbon kí hiệu quy ước như thế nào, giải thích que hàn có ký hiệu E 431 RR;
Trả lời:
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3223 : 2000 (tương đương với tiêu chuẩn
quốc tế ISO 2560:1973) ký hiệu que hàn thép cacbon quy ước kích thước và yêu
cầu kỹ thuật của que hàn điện hồ quang tay dựa theo phương pháp thử que hàn
theo tiêu chuẩn TCVN 3909:2000.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3223:2000 áp dụng cho que hàn thép
cacbon kí hiệu quy ước của que hàn gồm 4 nhóm chữ và số:
Sơ đồ ký hiệu qui ước của que hàn điện có vỏ bọc như sau: E-XX-X-XX
- Vị trí thứ nhất: Chữ cái E – là que hàn điện hồ quang tay có vỏ bọc
- Vị trí thứ 2: Sau chữ E là nhóm 2 con số biểu diễn giá trị giới hạn bền kéo
tối thiểu của kim loại đắp (N/mm2).
- Vị trí thứ 3: Đặc trưng bằng các chữ số: 0, 1, 2, 3, 4 hoặc 5 chỉ các điều
kiện thử nghiệm độ bền kéo tối thiểu theo TCVN 3909:2000.
- Vị trí thứ 4: Loại vỏ bọc của que hàn được ký hiệu bằng các chữ cái theo
canh sách sau: A: Axit; O: Oxy hóa; AR: Axit Rutil; B: Bazơ; R: Rutil (vỏ bọc
trung bình); RR: Rutil (vỏ bọc dày); C: Cellulosic; S: Các loại khác.

Ký hiệu: E 43 1 RR- loại que hàn điện hồ quang tay có vỏ bọc, giới hạn độ
bền kéo tối thiểu 43N/mm2 (tương đương 430Mpa), nhiệt độ thử độ dai va đập tại
nhiệt độ phòng và que hàn có thuốc vỏ bọc rutil dày.

Câu hỏi 4: Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3223:2000 áp dụng cho que hàn
thép bền nhiệt và không rỉ kí hiệu quy ước như thế nào? giải thích que hàn có ký
hiệu Hb.Cr18.Ni8.Mn - 600B?
Trả lời:

2


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3223 : 2000 (tương đương với tiêu chuẩn
quốc tế ISO 2560:1973) Ký hiệu que hàn thép bền nhiệt và không rỉ quy ước kích
thước và yêu cầu kỹ thuật của que hàn điện hồ quang tay dựa theo phương pháp
thử que hàn theo tiêu chuẩn TCVN 3909:2000.
Sơ đồ ký hiệu qui ước của que hàn điện có vỏ bọc như
sau: Hb.CrXX.NiXX.MoXX-XXX X
- Vị trí thứ nhất: Hb – là que hàn thép hợp kim chịu nhiệt và không rỉ.
- Vị trí thứ 2: Cr và hàm lượng, theo phần nghìn.
- Vị trí thứ 3: Ni và hàm lượng theo phần nghìn.
- Vị trí thứ 4: Nguyên tố hợp kim khác và hàm lượng.
- Vị trí thứ 5: Nhiệt độ làm việc lớn nhất.
- Vị trí thứ 6: Loại vỏ bọc.
Ký hiệu: Hb.Cr18.Ni8.Mn - 600B : Que hàn thép hợp kim bền nhiệt và
không gỉ có thành phần kim loại đắp: 18%Cr; 8% Ni; 1%Mn. Nhiệt độ làm việc
ổn định của mối hàn là 600 oC, vỏ thuốc bọc thuộc hệ bazơ.
Câu hỏi 5: Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3223:2000 áp dụng cho que hàn

thép thép chịu nhiệt kí hiệu quy ước như thế nào? giải thích que hàn có ký hiệu E
430 1 RR?
Trả lời:
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3223 : 2000 (tương đương với tiêu chuẩn
quốc tế ISO 2560:1973) Ký hiệu que hàn thép chịu nhiệt quy ước kích thước và
yêu cầu kỹ thuật của que hàn điện hồ quang tay dựa theo phương pháp thử que
hàn theo tiêu chuẩn TCVN 3909:2000.
Sơ đồ ký hiệu qui ước của que hàn điện có vỏ bọc như sau:
Hn.CrXX.NiXX.MoXX-XXX X
- Vị trí thứ nhất: Hn– là que hàn thép hợp kim chịu nhiệt.
- Vị trí thứ 2: Cr và hàm lượng, theo phần nghìn.
- Vị trí thứ 3: Ni và hàm lượng theo phần nghìn.
- Vị trí thứ 4: Nguyên tố hợp kim khác và hàm lượng.
- Vị trí thứ 5: Nhiệt độ làm việc lớn nhất.
- Vị trí thứ 6: Loại vỏ bọc.
3


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

Ký hiệu: E 430 1 RR- loại que hàn điện hồ quang tay có vỏ bọc, giới hạn
độ bền kéo tối thiểu 43N/mm2 (tương đương 430Mpa), nhiệt độ thử độ dai va đập
tại nhiệt độ phòng và que hàn có thuốc vỏ bọc rutil dày.
Câu hỏi 6: Các phương pháp các dạng dao động que hàn và ứng dụng khi hàn
điện hồ quang bằng tay?
Trả lời:
Dạng dao động

Ứng dụng


Dao động thẳng

Que hàn không dao động. Bề rộng mối hàn bằng 0.5
đến 1.5 lần đường kính que hàn. Dùng để hàn kim loại
mỏng, hàn lớp lót trong mối hàn nhiều lớp, hàn đắp.

Dao động hình răng cưa Khống chế được tính lưu động của kim loại nóng chảy
và khống chế độ rộng cần thiết cho mối hàn, do đó tạo
hình mối hàn tốt. dao động này thường dùng trong hàn
bằng, hàn đứng, hàn đứng, hàn trần các mối hàn giáp
mối và hàn góc.
Dao động tam giác

Giao động này thích hợp khi hàn vát cạnh ở vị trí hàn
ngang và hàn góc ở vị trí hàn bằng và hàn trần, hàn
hình tam giác cân thích hợp khi hàn đứng có vát cạnh
và hàn đứng mối hàn góc.

Dao động rãnh vuông

Dao động rãnh vuông tăng cường gia nhiệt cho cả hai
bên mép hàn. Để hàn một mặt mối hàn hình chứ T có
vát cạnh.

Dao động hình số 8

Đưa que hàn hình số 8, được sử dụng để hàn mối hàn
góc một lớp, bảo đảm gia nhiệt đều cả hai mép cạnh.

Dao động nửa tròn


Có tác dụng chỉ đốt nóng ở một cạnh mép hàn, được sử
dụng khi hàn các chi tiết kết cấu có chiều dày khác
nhau.

Dao động tròn

Dao động này giúp kim loại nóng chảy có nhiệt độ cao,
đảm bảo các khí tan trong vùng hàn có dịp thoát ra và
xỉ hàn nổi lên. được sử dụng trong mối hàn tương đối
dày ở vị trí bằng.

Dao động trôn ốc

Đưa que hàn hình trôn ốc giúp tâm mối hàn được nung
4


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

nóng, thường sử dụng nó khi kết thúc mối hàn.

Câu hỏi 7: Nêu bản chất và đặc điểm cảu quá trình cắt kim loại bằng hỗn hợp
khí.
Trả lời:
Cắt kim loại bằng hỗn hợp khí là quá trình dùng nhiệt lượng của ngọn lửa
khi cháy với ôxi để nung nóng vị trí muốn cắt đên nhiệt độ cháy của kim loại, tiếp
đó dùng luồng ôxi có lưu lượng lớn thổi bạt lớp ô xít kim loại đã nóng chảy chảy
để lộ ra phần kim loại chưa bị ôxy hóa, lớp kim loại này lập tức bị ôxy hóa (tức bị
cháy) tạo thành lớp ô xít mới rồi đến lược lớp ô xít mới này bị nóng chảy và bị

luồng ôxi cắt thổi đi, cứ thế đến khi mỏ cắt đi hết đường cắt.
Cắt kim loại bằng hỗn hợp khí có những đặc điểm sau đây :
- Thiết bị đơn giản, dễ vận hành.
- Có thể cắt được kim loại có độ dày lớn.
- Năng suất khá cao
- Chỉ có thể cắt được kim loại nào thỏa mãn điểu kiện cắt.
- Vùng ảnh hưởng nhiệt lớn nên sau khi cắt chi tiết dễ bị cong vênh, nhất là
đối với thép tấm dài hoặc chi tiết mỏng.

Câu hỏi 8: Điều kiện cắt kim loại bằng hỗn hợp khí. Nêu ví dụ và giải thích tại
sao kim loại cắt được và không cắt được?
Trả lời:
Điều kiện cắt kim loại bằng hàn hơi:
- Nhiệt độ cháy của kim loại phải thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của nó.
Ví dụ: Đối với thép cácbon thấp C<0,7% nhiệt độ cháy vào khoảng 1350 oC
còn nhiệt độ chảy gần 1.500oC nên thoả mãn điều kiện này nên có thể cắt bằng
hỗn hợp khí được.
- Nhiệt độ nóng chảy của ôxýt kim loại phải thấp hơn nhiệt độ nóng chảy
của kim loại đó. Nếu điều kiện này không thõa mãn thi ô xít vùng nóng chảy trên
bề mặt (luôn luôn tồn tại) sẽ không nóng chảy và không bị thổi đi làm cản trở sự
ôxi hóa lớp kim loại tiếp theo.

5


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

Ví dụ: Đối với nhôm nhiệt độ nóng chảy vào khoảng 600 oC còn nhiệt độ
nóng chảy của ôxít nhôm (Al2O3) gần 2050oC nên không thoả mãn điều kiện cắt
nên không thể nhôm cắt bằng hỗn hợp khí được.

- Nhiệt toả ra khi kim loại cháy phải đủ lớn để đảm bảo sự cắt được liên
tục, quá trình cắt không bị gián đoạn
- Ôxýt kim loại nóng chảy phải có độ chảy loãng tốt, để dễ tách ra khỏi
mép cắt.
Ví dụ: Gang không thể cắt bằng khí vì nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt
cháy và khi cháy tạo ra ôxýt silic SiO2 có độ sệt cao .
- Độ dẫn nhiệt của kim loại không quá cao để hạn chế sự tản nhiệt nhanh
làm cho mép cắt bị nung nóng kém làm gián đoạn quá trình cắt.

6


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

BẬC 3
Câu hỏi 1: Trình bày các kỹ thuật thực hiện mối hàn ở vị trí không gian khác
nhau? ưu nhược điểm và ứng dụng của mỗi loại?
Trả lời:
a) Hàn bằng:
Là phương pháp hàn được sử dụng nhiều rộng dãi trong quá trình sản xuất
và có các ưu điểm sau:
- Dể thao tác, tiêu tốn kim loại hàn thấp, hiệu suất hàn cao.
- Kim loại tập trung vào mối hàn không bị chảy ra ngoài hiệu suất hàn
cao.
- Cách hàn: Người ta đưa que hàn chếch góc 45°-50° so mặt phẳng hàn.
b) Hàn đứng (leo)
Là phương pháp hàn được sử dụng quá trình sản xuất ở các vị trí kết cấu
lắp ráp không thể hàn bằng được.
- Hàn được ở các vị trí khó.
- Mối hàn thường không đẹp bằng mối hàn bằng, tiêu tốn que hàn nhiều

hơn mối hàn bằng.
- Cách hàn: Người ta đưa que hàn chếch một góc khoảng 10°-15° so mặt
phẳng hàn.
c) Hàn mối hàn ngang.
Là sản xuất ở các vị trí kết cấu lắp ráp không thể hàn bằng được, que hàn
được di động theo phương vuông góc với chi tiết và song song với mặt phẳng
ngang
- Hàn được ở các vị trí khó.
- Mối hàn thường không đẹp bằng mối hàn bằng, tiêu tốn que hàn nhiều
hơn mối hàn bằng.
- Cách hàn: Người ta đưa que hàn chếch một góc khoảng 80°-85° so mặt
phẳng hàn.
d) Hàn trần (ngửa)

7


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

Là phương pháp hàn được sử dụng quá trình sản xuất ở các vị trí kết cấu
lắp ráp không thể hàn bằng, hàn leo được và có một số ưu nhược điểm sau:
- Hàn trần khó nhất trong các phương pháp hàn vì kim loại nóng chảy
luôn có khuynh hướng rơi xuống.
- Mối hàn thường không đẹp bằng mối hàn leo, tiêu tốn que hàn nhiều
hơn mối hàn leo.
- Cách hàn: Người ta đưa que hàn chếch một góc khoảng 80°-85° so mặt
phẳng hàn.
Câu hỏi 2: Đồng chí hãy nêu các khuyết tật của mối hàn và phương pháp kiểm
tra ?
Trả lời:

1. Các khuyết tật của mối hàn thường xảy ra khi:
- Chuẩn bị mối hàn: do làm sạch, do độ vát mép….
- Khi lắp ghép mối hàn: Không thẳng, khe hở để quá lớn, hoặc quá bé.
- Khi hàn: Mối hàn bám không chắc rỗ, thường hàn không kín, thoát hơi
kém gây ứng suất dư làm nứt mối hàn
2. Các phương pháp kiểm tra:
- Kiểm tra hình dạng kích thước chi tiết bằng các dụng cụ đo.
- Kiểm tra độ kín của môi hàn: Bằng áp lực nước, áp suất kiểm tra phải
lớn hơn từ 1,5 đến 2 lần so với áp suất làm việc binh thường. Nếu dùng áp suất
nước kiểm tra mặt ngoài mối hàn bôi nước xà phòng. Chỗ nào có bong bóng nổi
lên là chỗ đó bị rò rỉ.
- Kiểm tra bằng dầu madut + chất hiển thị màu: Dùng dầu madut bôi lên
mối hàn do tính linh động của dầu nơi nào mối hàn hở dầu sẽ thấm qua và sẽ tạo
vết trên chất hiển thị màu.
Ngày nay người ta dùng các biện pháp kiểm tra khuyết tật bằng tia X , bằng
từ tính, bằng siêu âm đối với những chi tiết quan trọng đòi hỏi chất lượng môi hàn
cao.
Câu hỏi 3: Điều kiện cắt kim loại bằng hỗn hợp khí. Nêu ví dụ và giải thích tại
sao kim loại cắt được và không cắt được?
Trả lời:
Điều kiện cắt kim loại bằng hàn hơi:
- Nhiệt độ cháy của kim loại phải thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của nó.

8


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

Ví dụ: Đối với thép cácbon thấp C < 0,7% nhiệt độ cháy vào khoảng 1350
C còn nhiệt độ chảy gần 1.500oC nên thoả mãn điều kiện này nên có thể cắt bằng

hỗn hợp khí được.
o

- Nhiệt độ nóng chảy của ôxýt kim loại phải thấp hơn nhiệt độ nóng chảy
của kim loại đó. Nếu điều kiện này không thõa mãn thi ô xít vùng nóng chảy trên
bề mặt (luôn luôn tồn tại) sẽ không nóng chảy và không bị thổi đi làm cản trở sự
ôxi hóa lớp kim loại tiếp theo.
Ví dụ: Đối với nhôm nhiệt độ nóng chảy vào khoảng 600 oC còn nhiệt độ
nóng chảy của ôxít nhôm (Al2O3) gần 2050oC nên không thoả mãn điều kiện cắt
nên không thể nhôm cắt bằng hỗn hợp khí được.
- Nhiệt toả ra khi kim loại cháy phải đủ lớn để đảm bảo sự cắt được liên
tục, quá trình cắt không bị gián đoạn
- Ôxýt kim loại nóng chảy phải có độ chảy loãng tốt, để dễ tách ra khỏi
mép cắt.
Ví dụ: Gang không thể cắt bằng khí vì nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt
cháy và khi cháy tạo ra ôxýt silic SiO2 có độ sệt cao.
- Độ dẫn nhiệt của kim loại không quá cao để hạn chế sự tản nhiệt nhanh
làm cho mép cắt bị nung nóng kém làm gián đoạn quá trình cắt
Câu hỏi 4: Mô tả thiết bị, dụng cụ vật liệu dùng trong cắt, hàn bằng hỗn hợp khí,
đặc tính và công dụng của mỗi loại?
Trả lời:
a/ Thiết bị dùng trong cắt, hàn bằng hỗn hợp khí gồm:
- Bình chưa chất cháy (axetilen, ga …)
- Bình ôxi: chứa ôxi
- Van giảm áp dùng để điều chỉnh, khống chế áp lực bình ôxi
b/ Dụng cụ:
- Mỏ hàn
- Mỏ cắt
- Ống dẫn khí (ống cao su) axetylen và ôxi đến mỏ cắt
c/ Vật liệu:

- Chất cháy (Axetylen, gas..)
- Chất trợ cháy (Ôxi)
- Que hàn

9


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

- Thuốc hàn
Ôxi là khí không màu, không mùi vị, ở nhiệt độ 0°C, áp suất 1 átmốtphe;
01m ôxi nặng ≈ 1,43kg.
3

Bản thân ô xi không cháy được nhưng khi trộn với hỗn hợp với chất khí
cháy thì sẽ được ngọn lửa ở nhiệt độ cao tỏa ra một nhiệt lượng lớn làm nóng
chảy kim loại tạo mối hàn
- Khí axetylen cháy ngoài không khí, ngọn lửa nhiệt độ 2350°C, nhưng khi
cháy với ôxi đạt ngọn lửa 3150°C. Khí axetylen dể nổ, do vậy khi sử dụng cần
phải lưu ý yếu tố an toàn.
Câu hỏi 5: Đồng chí hãy cho biết kỹ thuật an toàn phòng nổ đối với bình ôxy
trong hàn và cắt khí?
Trả lời:
Trong quá trình sử dụng hàn, cắt bằng hỗn hợp khí. Người sử dụng phải
chú ý các qui tắc an toàn sau:
- Bình chứa khí (oxy, axetylen, gas..) phải đặt cách ngọn lửa tối thiểu 5m.
- Nơi để bình khí phải được có mái che, chung quanh có chắn bảo vệ.
- Không để bình khí nơi gần dầu mỡ, hóa chất dễ bắt lửa, tránh dính dầu
mỡ vào đầu van xả khí.
- Khi vận chuyển phải để trên giá vận chuyển, tránh va đập mạnh.

- Khi lắp van giảm áp phải thổi bụi lỗ dẫn khí sau đó lắp đồng hồ, mở van
nhẹ tránh mở đột ngột quá nhanh làm áp suất thay đổi đột ngột dễ gây cháy nổ.
- Vỏ bình khí được các nhà cung cấp bảo quản theo quy định nghiêm ngặt
không để oxi hóa.
- Vỏ bình được kiểm tra, kiểm định an toàn theo định kỳ đạt yêu cầu theo
tiêu chuẩn an toàn mới được phép sử dụng. /.
Câu hỏi 6: Thế nào là hàn thiếc? Các loại mỏ hàn và cách pha chế thuốc hàn?
Trả lời:
a/ Khái niệm:
Hàn thiếc là phương pháp nối liền các kim loại giống nhau hay khác nhau
như: đồng chì, thép bằng một thứ vẩy chặt mềm gọi là hàn thiếc.
Hàn thiếc chỉ sử dụng trong các trường hợp mối hàn không cần chắc, không
chịu sức kéo và ma sát.
10


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

b/ Các loại mỏ hàn: dụng cụ chủ yếu để hàn thiếc là mỏ hàn.
Vật liệu làm mỏ hàn là đồng đỏ vì đồng đỏ hấp thụ nhiệt nhanh.
Kích thước và hình dáng của mỏ hàn phụ thuộc vào vật hàn. Mỏ hàn lớn thì
giữ được nhiệt lớn. Nhưng trọng lượng mỏ hàn không quá 1,5kg.
Có thể dùng mỏ hàn điện (dùng điện nung nóng mỏ hàn) hoặc nung bằng
xăng dầu.
Mỏ hàn điện: nhiệt độ mỏ hàn luôn giữ ổn định năng suất cao.
Mỏ hàn nung bằng xăng dầu thường dùng trong các mối hàn chi tiết bằng
chì, loại này năng suất thấp.
c/ Cách pha chế thiếc hàn:
Tùy theo công việc mà pha chế thiếc hàn khác nhau.
- Thiếc nguyên chất: sử dụng trong các mối hàn, các vật dụng gia đình, các

chi tiết chống gỉ.
- Khi hàn các chi tiết ống mỏng: thiếc hàn dùng pha 1 phần chì, 1 phần
thiếc.
- Khi hàn chi tiết dày: pha thiếc hàn 2 phần chì, 1 phần thiếc.
Câu hỏi 7: Giải thích các ký hiệu que hàn sau: E 430 1 RR; Hn.Cr05.Mo10.V04 450R; Hb.Cr18.Ni8.Mn - 600B;
Trả lời:
Ký hiệu: E 430 1 RR- loại que hàn điện hồ quang tay có vỏ bọc, giới hạn
độ bền kéo tối thiểu 430Mpa, nhiệt độ thử độ dai va đập tại nhiệt độ phòng và que
hàn có thuốc vỏ bọc rutil dày.
Ký hiệu: Hn.Cr05.Mo10.V04 - 450R có nghĩa là que hàn thép chịu nhiệt
làm việc ở nhiệt độ tối đa là 450 oC có vỏ bọc thuốc hệ rutil, kim loại mối hàn có
thành phần hóa học là 0,5% Cr; 1%Mo; 0,4%V.
Ký hiệu: Hb.Cr18.Ni8.Mn - 600B : Que hàn thép hợp kim bền nhiệt và
không gỉ có thành phần kim loại đắp: 18%Cr; 8% Ni; 1%Mn. Nhiệt độ làm việc
ổn định của mối hàn là 600oC, vỏ thuốc bọc thuộc hệ bazơ.
Câu hỏi 8: Trình bày các kỹ thuật gây và kết thúc hồ quang khi hàn que.
Trả lời:

11


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

Việc gây hồ quang được tiến hành thông qua tiếp xúc đầu que hàn với vật
hàn trong thời gian ngắn. Do tác dụng của dòng ngắn mạch và điện trở tiếp xúc,
đầu que hàn được nung nhanh tới nhiệt độ cao. Khi nhấc đầu que hàn ra khoảng
không gian giữa đầu que hàn và vật hàn sẽ bị ion hóa, tạo thành hồ quang.
Có hai phương pháp gây hồ quang:
Phương pháp quẹt.
Phương pháp quẹt là phương pháp dễ thực hiện với nhưng người mới bắt

đầu và khi sử dụng với máy hàn xoay chiều. Quẹt que hàn giống như khi bạn đánh
một que diêm; Nhấc điện cực lên một khoảng cách để kéo dài hồ quang lên một
đoạn rồi quay trở lại chiều cao bình thường hồ quang hàn.
Phương pháp gõ
Phương pháp này mồi hồ quang bằng gõ vuông góc que hàn với vật hàn sau
khi có hồ quang, kéo dài hồ quang trước khi về chiều dài hồ quang bình thường.
Một khi đã hình thành.
Bắt đầu hồ quang
Khi mới bắt đầu hàn nhiệt độ ở vật hàn còn thấp, nên độ sâu nóng chảy ở
phần này tương đối nông, vì vậy lúc bắt đầu hàn, sau khi bật hồ quang nên kéo dài
hồ quang hàn để gia nhiệt vật hàn nóng lên, sau đó mới dần dần hạ thấp về chiều
dài hồ quang thích hợp
Duy trì hồ quang
Hồ quang thường được duy trì ở chiều dài 0.5 đến 1.2 lần đường kính que
hàn, tùy theo điều kiện hàn và loại que hàn (que hàn có vỏ bọc bazơ cần có chiều
dài hồ quang nhỏ).
Kết thúc hồ quang hàn
Khi kết thúc hồ quang điều quan trọng là phải điền đúng quy cách miệng
hàn. Đây là khu vực chứa nhiều tạp chất có hại nhất do tốc độ kết tinh nhanh của
kim loại ở đó, vì vậy khả năng hình thành vết nứt tại đó là rất cao. Cách kết thúc
hồ quang đúng quy cách là tăng dần chiều dài chiều dài hồ quang sau khi dừng
mọi chuyển dộng khác của que hàn ngắt hồ quang từ từ.

12


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

BẬC 4


Câu hỏi 1: Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3223:2000 áp dụng cho que hàn
thép cacbon kí hiệu quy ước như thế nào, giải thích que hàn có ký hiệu E 43 1
RR; Hn.Cr05.Mo10.V04 - 450?
Trả lời:
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3223 : 2000 (tương đương với tiêu chuẩn
quốc tế ISO 2560:1973) ký hiệu que hàn thép cacbon quy ước kích thước và yêu
cầu kỹ thuật của que hàn điện hồ quang tay dựa theo phương pháp thử que hàn
theo tiêu chuẩn TCVN 3909:2000.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3223:2000 áp dụng cho que hàn thép
cacbon kí hiệu quy ước của que hàn gồm 4 nhóm chữ và số:
Sơ đồ ký hiệu qui ước của que hàn điện có vỏ bọc như sau: E-XX-X-XX
- Vị trí thứ nhất: Chữ cái E – là que hàn điện hồ quang tay có vỏ bọc
- Vị trí thứ 2: Sau chữ E là nhóm 2 con số biểu diễn giá trị giới hạn bền kéo
tối thiểu của kim loại đắp (N/mm2, MPa).
- Vị trí thứ 3: cho các tính chất cơ lý, đối với mỗi loại độ bền kéo tối thiểu
lại chia thành 6 nhóm: với độ dai va đập [J] và độ dãn dài thử nghiệm dưới các
điều kiện đưa ra ở TCVN 3909:2000, được đặc trưng bằng các chữ số: 0, 1, 2, 3, 4
hoặc 5.
- Vị trí thứ 4: Loại vỏ bọc của que hàn được ký hiệu bằng các chữ cái theo
canh sách sau: A: Axit; O: Oxy hóa; AR: Axit Rutil: R: Rutil (vỏ bọc trung bình):
B: Bazơ; RR: Rutil (vỏ bọc dày); C: Cellulosic; S: Các loại khác.
Ký hiệu: E 430 1 RR- loại que hàn điện hồ quang tay có vỏ bọc, giới hạn
độ bền kéo tối thiểu 43 kg/mm2 (tương đương 430Mpa), nhiệt độ thử độ dai va
đập tại nhiệt độ phòng và que hàn có thuốc vỏ bọc rutil dày.
Ký hiệu: Hn.Cr05.Mo10.V04 - 450R có nghĩa là que hàn thép chịu nhiệt
mối hàn làm việc ở nhiệt độ tối đa là 450 oC có vỏ bọc thuốc hệ rutil, kim loại mối
hàn có thành phần hóa học là 0,5% Cr; 1%Mo; 0,4%V.
Câu hỏi 2: Giải thích các ký hiệu que hàn sau: E 430 1 RR; Hn.Cr05.Mo10.V04 450R; Hb.Cr18.Ni8.Mn - 600B; Hc.60.Cr18.V.W.Mo-B
Trả lời:


13


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

Ký hiệu: E 430 1 RR- loại que hàn điện hồ quang tay có vỏ bọc, giới hạn
độ bền kéo tối thiểu 430Mpa, nhiệt độ thử độ dai va đập tại nhiệt độ phòng và que
hàn có thuốc vỏ bọc rutil dày.
Ký hiệu: Hn.Cr05.Mo10.V04 - 450R có nghĩa là que hàn thép chịu nhiệt
mối hàn làm việc ở nhiệt độ tối đa là 450 oC có vỏ bọc thuốc hệ rutil, kim loại mối
hàn có thành phần hóa học là 0,5% Cr; 1%Mo; 0,4%V.
Ký hiệu: Hb.Cr18.Ni8.Mn - 600B : Que hàn thép hợp kim bền nhiệt và
không gỉ có thành phần kim loại đắp: 18%Cr; 8% Ni; 1%Mn. Nhiệt độ làm việc
ổn định của mối hàn là 600 oC.Vỏ thuốc bọc thuộc hệ bazơ.
Ký hiệu: Hc.60.Cr18.V.W.Mo-B có nghĩa là que hàn hợp kim độ bền cao,
kim loại đắp có giới hạn bền kéo tối thiểu 60Kg/mm2 (tương đương 600Mpa) và
thành phần hóa học gồm 18%Cr; 1%V;1%W và 1%Mo và có vỏ thuốc bọc que
hàn thuộc hệ bazơ.
Câu hỏi 3: Đồng chí hãy trình bày nguyên liệu và thuốc dùng trong hàn vẩy.
Trả lời:
1.

Nguyên liệu trong hàn vẩy:

Những nguyên liệu được sử dụng trong hàn vẩy phải đảm bảo các nguyên
tắc sau :
- Nhiệt độ nóng chảy của vẩy hàn phải thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của
kim loại chân.
- Vẩy hàn khi nóng chảy phải có khả năng khuếch tán tốt vào kim loại vật
hàn bám chắc vào bề mặt mối hàn.

- Vẩy hàn phải có tính chảy loãng cao đảm bảo lấp đầy các khe hở nhỏ nhất
của môi ghép.
- Hệ số dẫn nhiệt của vật hàn vẩy hàn phải gần như nhau để đảm bảo nhiệt
độ của vẩy hàn và kim loại hàn đồng đều tại vị trí hàn.
- Vẩy hàn phải có cơ tính thích hợp ít bị oxy hóa.
Vì vậy người ta thường dùng nguyên liệu trong hàn vẩy như sau: Có 2 loại:
+ Vẩy hàn mềm: Hợp kim của thiếc, chì và một số nguyên tố khác.
+ Vẩy hàn cứng: Hợp kim đồng và kẽm, hợp kim bạc.
2.

Thuốc hàn:

- Thuốc axit: Thuốc axit có thành phần trong axit tự do có tác dụng hòa tan
các mảng axits kim loại.
- Thuốc hoạt tính: Thuốc hàn trong đó thành phần chủ yếu là nhựa thông và
một số chất khác nâng cao hoạt tính của nhựa thông.
14


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

- Thuốc không axit: Gồm các chất hữu cơ như : nhựa thông, parapin, mỡ
dầu…
Câu hỏi 4: Đồng chí hãy nêu các khuyết tật của mối hàn và phương pháp kiểm
tra ?
Trả lời:
1. Các khuyết tật của mối hàn thường xảy ra khi:
- Chuẩn bị mối hàn: do làm sạch, do độ vát mép….
- Khi lắp ghép mối hàn: Không thẳng, khe hở để quá lớn, hoặc quá bé.
- Khi hàn: Mối hàn bám không chắc rỗ, thường hàn không kín, thoát hơi

kém gây ứng suất dư làm nứt mối hàn
3. Các phương pháp kiểm tra:
- Kiểm tra hình dạng kích thước chi tiết bằng các dụng cụ đo.
- Kiểm tra độ kín của môi hàn: Bằng áp lực nước, áp suất kiểm tra phải
lớn hơn từ 1,5 đến 2 lần so với áp suất làm việc binh thường. Nếu dùng áp suất
nước kiểm tra mặt ngoài mối hàn bôi nước xà phòng. Chỗ nào có bong bóng nổi
lên là chỗ đó bị rò rỉ.
- Kiểm tra bằng dầu madut + chất hiển thị màu: Dùng dầu madut bôi lên
mối hàn do tính linh động của dầu nơi nào mối hàn hở dầu sẽ thấm qua và sẽ tạo
vết trên chất hiển thị màu.
Ngày nay người ta dùng các biện pháp kiểm tra khuyết tật bằng tia X , bằng
từ tính, bằng siêu âm đối với những chi tiết quan trọng đòi hỏi chất lượng môi hàn
cao.
Câu hỏi 5: Khái niệm, phân loại về phương pháp hàn hồ quang kim loại trong
môi trường khí bảo vệ.
Trả lời:
Phương pháp hàn hồ quang kim loại trong môi trường khí bảo vệ sử dụng
hồ quang (GMAW)được thiết lập giữa dây điện cực nóng chảy và được cấp tự
động vào chi tiết hàn. Hồ quang này sẽ được bảo vệ bằng dòng khí trơ hoặc khí có
tính khử. Sự cháy của hồ quang được duy trì nhờ các hiệu chỉnh đặc tính điện của
hồ quang. Chiều dài hồ quang và cường độ dòng điện hàn được duy trì tự động
trong khi tốc độ hàn và góc điện cực được duy trì bởi thợ hàn.Tên thông dụng là
hàn dây, hàn CO2 , tên gọi quốc tế là GMAW
Các thuật ngữ:
MIG (Metal inert gas): khí "trơ" sử dụng khi hàn thép hợp kim và kim loại
màu.
MAG (Metal active gas): khí "hoạt hóa" khi hàn thép thường, thép hợp kim
thấp.

15



TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

Khí trơ : Chủ yếu là Argon hoặc Hélium (khí dùng pha trộn thêm).
Khí hoạt hóa : Thường là (CO2) ,hoặc Argon có trộn thêm Oxy (O2) , đôi
khi Hydro(H2).
Khí hoạt hóa là khí CO2 hoặc khí trộn có chỉ số oxy hóa lớn hơn 2 .
Ba bộ phận kiểm soát quá trình hàn
Súng hàn và cáp hàn
Thiết bị cấp dây
Nguồn điện hàn
Súng hàn và cáp hàn đảm nhiệm vai trò cung cấp khí bảo vệ cho vùng hàn,
dẫn hướng dây điện cực từ bộ phận cấp dây đến ống tiếp điện (contact tip) trên
súng hàn, dẫn điện từ nguồn điện hàn đến súng hàn. Khi nhấn công tắc trên súng
hàn, khí, dòng điện hàn và dây hàn đồng thời được khởi động, hồ quang được mồi
và duy trì tự động. Bộ phận cấp dây cùng với bộ nguồn sẽ phối hợp các đặc tính
với nhau để hiệu chỉnh tự động chiều dài hồ quang và dòng điện hàn. Sự hiệu
chỉnh này thực hiện được là nhờ sử sụng bộ nguồn áp không đổi (CV) phối hợp
với bộ cấp dây tốc độ không đổi.
GMAW có thể được thực hiện bán tự động hoặc tự động. Ngày nay chúng
được sử dụng rộng rãi cho các công việc hàn nhờ vào ưu điểm:
Năng suất cao
Giá thành thấp
Năng lượng hàn thấp, ít biến dạng nhiệt
Hàn được hầu hết các kim loại
Dễ tự động hóa.
Câu hỏi 6: Trình bày các yếu tố kỹ thuật cần chú ý khi vận hành thiết bị hàn
bằng phương pháp hàn hồ quang kim loại trong môi trường khí bảo vệ.
Trả lời:

Thông số hàn gồm các thông số sau:
Tốc độ đắp - tốc độ hàn
Tốc độ cấp dây ( cường độ hàn)
Điện áp hồ quang
Độ nhú điện cực
Tốc độ đắp là lượng kim loại thực sự đắp vào mối hàn trong một đơn vị
thời gian. Đơn vị là kg/h. Cần cân bằng tốc độ đắp và vận tốc hàn bởi vì sự cân
bằng tốt sẽ giúp tốc độ đắp đạt giá trị tối ưu. Các yếu tố sau đây sẽ ảnh hưởng đến
sự cân bằng giữa tốc độ hàn và tốc độ cấp dây:
Kích thước mối hàn Kiểu mối nối Số lượng các lớp hàn
16


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

Tốc độ hàn tối đa khoảng 600 mm/phút (25 in/phút). Nhìn chung tốc độ hàn
càng cao thì mối hàn có kích thước càng nhỏ.
Dòng điện hàn - Tốc độ cấp dây , sau khi xác định tốc độ đắp tối ưu, bước
kế tiếp là xác định tốc độ cấp dây và độ nhú điện cực. Cường độ dòng điện được
xác lập thông qua các thông số này. Khi hàn thì chúng ta xác định tốc độ đắp
thông qua tốc độ cấp dây và dòng điện hàn là giá trị danh nghĩa.
Điện áp hàn liên quan chặc chẻ đến chiều dài hồ quang xác lập khi cháy ổn
định. Chúng ta cần chọn điện áp hàn phù hợp với tốc độ cấp dây để hạn chế văng
tóe.
Độ nhú điện cực.
Các thông số cơ bản khi hàn với dây hàn có điện trở lớn phụ thuộc rõ ràng
vào độ nhú điện cực. Sự thay đổi độ nhú sẽ thay đổi sự cân bằng điện trên hồ
quang hàn. Khi tăng độ nhú dây hàn bị đốt nóng do điện trở sẽ làm thay đổi tốc độ
chảy của dây ở trị số dòng điện xác lập. Sự cân bằng giữa tốc độ chảy và tốc độ
cấp dây thay đổi sẽ thay đổi điều kiện hàn. Giữ độ nhú không đổi cũng như góc

điện cực không đổi là một kỹ năng của thợ hàn.
Câu hỏi 7:
Những chú ý khi hàn các loại thép cacbon cao, thép hợp kim và gang?
Trả lời:
a/ Khi hàn thép cacbon cao như thép 45, hàm lượng cacbon cao, vì vậy tốc
độ dẫn nhiệt lớn khi hàn phải dùng:
- Que hàn lõi thép phù hợp với vật hàn để đảm bảo chất lượng
- Tăng cường độ dòng điện hàn.
- Trường hợp hàn nhiều lớp phải nung nóng sơ bộ để cho nhiệt độ mối hàn
và vật hàn không chênh nhau quá lớn gây nứt.
b/ Thép hợp kim: Thép hợp kim có nhiều loại, vì vậy mỗi loại thép phải chú
ý những điểm chung cần phải lưu ý:
- Chọn que hàn phù hợp với vật liệu mối hàn.
- Điều chỉnh dòng điện hàn cho phù hợp
- Phải nung nóng sơ bộ vật hàn, đảm bảo vết hàn không bị nứt, khử được
ứng suất dư.
- Sau khi hàn phải nhiệt luyện đảm bảo cơ tính mối hàn.
c/ Hàn gang:
- Dùng que hàn gang
17


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

- Nung nóng vật hàn giữ nhiệt trong lò
- Hàn xong ủ chi tiết trong vôi hoặc làm nguội trong lò.
Câu hỏi 8: Trình bày nguyên lý hoạt động và cấu tạo mỏ cắt kim loại bằng khí?
Trả lời:
Nguyên lý hoạt động của mỏ cắt
Bản chất của quá trình cắt kim loại bằng khí là đốt cháy kim .loại cắt bằng

dòng ôxy, tạo thành các ôxýt (FeO, Fe2O3, Fe3O4), làm nóng chảy các ôxyt đó
và thổi chúng ra khỏi mép cắt tạo thành rãnh cắt.

Khi bắt đầu cắt, kim loại ở mép cắt được nung nóng đến nhiệt độ cháy nhờ
nhiệt của ngọn lửa nung, sau đó cho dòng ôxy thổi qua, kim loại bị ôxy hóa mãnh
liệt (bị đốt cháy) tạo thành ôxýt. Sản phẩm cháy bị nung chảy và bị dòng ôxy thổi
khỏi mép cắt. Tiếp theo, do phản ứng cháy của kim loại toả nhiệt mạnh, lớp kim
loại tiếp theo bị nung nóng nhanh và tiếp tục bị đốt cháy tạo thành rãnh cắt.
Cấu tạo mỏ cắt

18


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

Khí axêtylen được dẫn vào ống (1) đi qua van (3), còn ôxy được dẫn vào
ống (2), sau đó phân làm hai nhánh, một dòng đi qua van (4) và tới miệng phun
hút khí axêtylen và hòa trộn tạo ra hỗn hợp cháy để nhận được ngọn lửa nung
nóng, một dòng đi qua van (5) tới đầu mỏ phun để tạo ra dòng ôxy cắt.

19


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

BẬC 5
Câu hỏi 1: Đồng chí hãy nêu tác dụng của thuốc bọc que hàn trong quá trình
hàn hồ quang ?
Trả lời:
Tác dụng của thuốc cọc que hàn trong quá trình hàn:

- Nâng cao tính ổn định hồ quang: nếu khi hàn bằng dòng điện một chiều ta
có thể dùng que hàn không vỏ bọc nhưng tính ổn định không cao. Không có thuốc
bọc hàn dòng điện xoay chiều không nối được hồ quang. Que hàn có thuốc bọc ổn
định được dòng điện cả khi hàn bằng dòng điện xoay chiều và 1 chiều.
- Thuốc bọc que hàn có tác dụng đề phòng kim loại nóng chảy chịu ảnh
hưởng xấu của không khí. Khi kim loại nóng chảy thuốc bọc que hàn sinh ra một
thể khí phủ lên hồ quang cách ly giữa kim loại chảy với không khí để bảo vệ kim
loại mối hàn tránh bị ô xy hóa và sự xâm nhập các tạp chất- làm cho kim loại mối
hàn nguội từ từ, thúc đẩy khí thoát ra giảm rỗ khí.
- Thuốc bọc đảm bảo ôxy thoát khỏi kim loại mối hàn tốt hơn.
- Thuốc bọc được thêm nguyên tố hợp kim để nâng cao cơ tính của kim loại
mối hàn.
- Trong quá trình hàn do ảnh hưởng của nhiệt độ cao của hồ quang một số
nguyên tố hợp kim của que hàn bị cháy hao làm giảm chất lượng mối hàn. Vì vậy
để khắc phục hiện tượng này người ta cho vào thuốc bọc một số nguyên tố hợp
kim kẽmđể khi chảy lỏng nguyên tố đó sẽ theo kim loại vào mối hàn.
- Thuốc bọc làm cho quá trình hàn được dễ dàng nâng cao hiệu xuất thuốc
bọc nóng chảy chậm hơn tốc độ nóng chảy của lõi thép . ở điểm đầu que hàn tạo
thành ống thuốc lòi ra nên khi hàn kim loại tập trung vào vùng nóng chảy thuận
tiện cho phương pháp hàn ngửa, hàn nghiên, hàn đứng. Lớp thuốc bọc làm giảm
kim loại bán ra ngoài.
Câu hỏi 2 : Trình bày các biện pháp công nghệ sau khi hàn?
Trả lời:
Vật hàn sau khi hàn vẫn tồn tại ứng xuất dư sinh ra do nhiệt gây nên tình
trạng co rút, cong vênh. Để nâng cao chất lượng mối hàn , khắc phục tình trạng
nêu trên ta thường dùng các biện pháp sau:
- Ủ hoặc thường hóa: Nhằm ổn định tổ chức tinh thể kim loại , khử ứng
suất dư sinh ra do hàn. Đối với thép cacbon và cacbon cao nhiệt độ ủ từ 5006000C thời gian giữ nhiệt khoảng 1 giờ sau đò làm nguội cùng lò hoặc làm nguội
cùng lò hoạch làm nguội ngoài không khí.
- Gõ nhẹ đều mối hàn khi nhiệt độ mối hàn trong khoảng 300 0C đến 5000C

bằng búa đầu tròn khối lượng từ 0.5-1kg để giảm ứng suất sau khi hàn.

20


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

- Nắn nóng dùng nguồn nhiệt nung nóng những khu vực mà chiều dày lớn
hơn tại vị trí hàn với mục đích làm co vị trí đó, giảm ứng xuất lên vị trí hàn. tuy
nhiên phương pháp này cần xác định đúng vị trí, mặt phẳng và momen uốn mới
có tác dụng.
- Căn cứ vào tình hình cụ thể của vật hàn kết cấu hàn áp dụng hỗn hợp để
bổ sung lẫn nhau mới hiệu quả hơn.
Câu hỏi 3: Giải thích các ký hiệu que hàn sau: E 430 1 RR; Hn.Cr05.Mo10.V04 450R; Hb.Cr18.Ni8.Mn - 600B; Hc.60.Cr18.V.W.Mo-B
Trả lời:
Ký hiệu: E 430 1 RR- loại que hàn điện hồ quang tay có vỏ bọc, giới hạn
độ bền kéo tối thiểu 43Kg/mm2 (tương đương 430Mpa), nhiệt độ thử độ dai va
đập tại nhiệt độ phòng và que hàn có thuốc vỏ bọc rutil dày.
Ký hiệu: Hn.Cr05.Mo10.V04 - 450R có nghĩa là que hàn thép chịu nhiệt
mối hàn làm việc ở nhiệt độ tối đa là 450 oC có vỏ bọc thuốc hệ rutil, kim loại mối
hàn có thành phần hóa học là 0,5% Cr; 1%Mo; 0,4%V.
Ký hiệu: Hb.Cr18.Ni8.Mn - 600B : Que hàn thép hợp kim bền nhiệt và
không gỉ có thành phần kim loại đắp: 18%Cr; 8% Ni; 1%Mn. Nhiệt độ làm việc
ổn định của mối hàn là 600oC.Vỏ thuốc bọc thuộc hệ bazơ.
Ký hiệu: Hc.60.Cr18.V.W.Mo-B có nghĩa là que hàn hợp kim độ bền cao,
kim loại đắp có giới hạn bền kéo tối thiểu 60Kg/mm2 (hay 600Mpa) và thành
phần hóa học gồm 18%Cr; 1%V;1%W và 1%Mo và có vỏ thuốc bọc que hàn
thuộc hệ bazơ.
Câu hỏi 4: Trình bày các yếu tố kỹ thuật cần chú ý khi vận hành thiết bị hàn
bằng phương pháp hàn hồ quang kim loại trong môi trường khí bảo vệ.

Trả lời:
Thông số hàn gồm các thông số sau:
Tốc độ đắp - tốc độ hàn
Tốc độ cấp dây ( cường độ hàn)
Điện áp hồ quang
Độ nhú điện cực
Tốc độ đắp là lượng kim loại thực sự đắp vào mối hàn trong một đơn vị
thời gian. Đơn vị là kg/h. Cần cân bằng tốc độ đắp và vận tốc hàn bởi vì sự cân
bằng tốt sẽ giúp tốc độ đắp đạt giá trị tối ưu. Các yếu tố sau đây sẽ ảnh hưởng đến
sự cân bằng giữa tốc độ hàn và tốc độ cấp dây:
Kích thước mối hàn kiểu mối nối số lượng các lớp hàn
21


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

Tốc độ hàn tối đa khoảng 600 mm/phút. Nhìn chung tốc độ hàn càng cao
thì mối hàn có kích thước càng nhỏ.
Dòng điện hàn - Tốc độ cấp dây , sau khi xác định tốc độ đắp tối ưu, bước
kế tiếp là xác định tốc độ cấp dây và độ nhú điện cực. Cường độ dòng điện được
xác lập thông qua các thông số này. Khi hàn thì chúng ta xác định tốc độ đắp
thông qua tốc độ cấp dây và dòng điện hàn là giá trị danh nghĩa.
Điện áp hàn liên quan chặc chẻ đến chiều dài hồ quang xác lập khi cháy ổn
định. Chúng ta cần chọn điện áp hàn phù hợp với tốc độ cấp dây để hạn chế văng
tóe.
Độ nhú điện cực: Các thông số cơ bản khi hàn với dây hàn có điện trở lớn
phụ thuộc rõ ràng vào độ nhú điện cực. Sự thay đổi độ nhú sẽ thay đổi sự cân
bằng điện trên hồ quang hàn. Khi tăng độ nhú dây hàn bị đốt nóng do điện trở sẽ
làm thay đổi tốc độ chảy của dây ở trị số dòng điện xác lập. Sự cân bằng giữa tốc
độ chảy và tốc độ cấp dây thay đổi sẽ thay đổi điều kiện hàn. Giữ độ nhú không

đổi cũng như góc điện cực không đổi là một kỹ năng của thợ hàn.
Câu hỏi 5: Trình bày tác dụng, yêu cầu của các trang bị bảo hộ cần thiết để bảo
vệ người công nhân khi hàn?
Trả lời:
Các nguyên nhân gây ra tai nạn cho công nhân trong quá trình hàn cắt gồm:
Giật điện, nhiễm độc khói, gas, cháy nổ, bỏng do tiếp xúc với kim loại nóng, tiếp
xúc với tia cực tím, tiếng ồn và một số nguyên nhân khác. Các trang bị bảo hộ là
cần thiết để bảo vệ người công nhân khi hàn.
Bảo vệ phần đầu: Mũ hàn bảo vệ là trang bị không thể thiếu cho công
nhân Hàn. Mũ hàn sẽ bảo vệ khỏi ảnh hưởng của tia cực tím, tia hồng ngoại lên
mắt và da vùng mặt, bảo vệ khỏi xỉ hàn nóng chảy bắn tóe ( Tia cực tím gây ra
viêm giác mạc cho mắt khi tiếp xúc nhiều. đối với da khi tiếp xúc nhiều với hồ
quang sẽ gây ra hiện tượng bỏng da). Mũ hàn cần đảm bảo:
Mũ hàn cần nhẹ để tránh gây hiện tượng mỏi khi hàn lâu.
Mũ hàn cần được trang bị kính bảo vệ phù hợp đối với từng công việc hàn,
vừa bảo vệ được mắt khỏi các tia nguy hiểm, và trông rõ được vũng hàn và dòng
hồ quang.
Cần phải đảm bảo phần dưới mũ hàn tiếp xúc với ngực là kín để tránh hiện
tượng tia cực tím phản xạ từ quần áo gây tổn thương vùng dưới cằm.
Đối với hàn MIG, Hàn hồ quang vì sinh ra xỉ bắn tóe nhiều nên mũ hàn cần
bảo vệ phần sau gáy, tránh hiện tượng cháy tóc do xỉ nóng chảy bắn vào vùng sau
gáy, công nhân hàn có thể trang bị thêm khăn trùm đầu.
Quần áo bảo vệ: Quần áo và trang bị bảo vệ tay chân cần đảm bảo đáp ứng
các yêu cầu về bảo vệ nhưng cũng thỏa mãn dễ dàng hoạt động cho người công
nhân.

22


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN


Chất liệu làm quần áo, găng, giày, mũ hàn cần phải làm từ vật liệu khó
cháy, không nên dùng các vật liệu từ sợi tổng hợp vì nó dễ dàng nóng chảy khi bị
bắn bởi xỉ hàn nóng, phải sử dụng vật liệu khó cháy hoặc trang bị đồ da.
Tùy môi trường làm việc khác nhau mà trang bị quần áo bảo hộ thích hợp.
Nếu làm việc trong môi trường nóng nên mặc các trang bị từ sợi chống cháy thay
vì đồ da và ngược lại.
Chú ý khi bảo vệ tay vì vùng này là nơi tiếp xúc gần nhất với hồ quang
Hàn. Găng tay hàn vừa phải đảm bảo độ an toàn và đảm bảo thao tác que hàn nên
nó cần thiết kế vừa vặn. dùng găng tay hàn mỏng khi hàn TIG vì quá trình này
sinh ít nhiệt và xỉ bắn, găng tay dày cho hàn hồ quang và hàn MIG.
Quần và giày bảo vệ cũng cần phải đáp ứng kép về bảo vệ cũng như dễ
hoạt động. Quần bảo vệ không nên có đai, giày bảo vệ nên cao cổ hoặc được quần
phủ phần cổ chân. Trong một số trường hợp khi hàn TIG công nhân hàn có thể chỉ
cần trang bị tạp dề da để che phần chân.
Chất liệu bằng da luôn là các lựa chọn tốt nhất để bảo vệ công nhân khỏi
các tác nhân gây cháy trong quá trình hàn.
Hiện nay trong quá trình làm việc công nhân hàn thường không quan tâm
đến các trang bị bảo hộ nhưng các tai nạn khi xảy ra có thể gây các hậu quả
nghiêm trọng do đó hãy học thói quen mang đồ bảo vệ cho mình khi tham gia vào
quá trình hàn để tránh các tai nạn đáng tiếc.
Câu hỏi 6: Đồng chí hãy trình bày kỹ thuật cắt bằng hỗn hợp khí?
Trả lời:
Qúa trình cắt khí là quá trình đốt cháy kim loại bằng dòng oxy để tạo nên
oxit. Các oxit này thổi đi để tạo thành rãnh cắt.
Trước khi cắt ta phải kiểm tra tất các các điều kiện an toàn về thiết bị, khi
các yếu tố an toàn được đảm bảo thì mới được phép sử dụng
Khi bắt đầu cắt ngọn lửa hướng vào vòng cắt đã đốt nóng kim loại đến dẫn
nhiệt độ chảy. Nếu cắt vật dầy > 50 mm mỏ cắt phải nghiêng đi để nung nóng
toàn bộ bề dầy vật cắt, góc nghiêng từ 5÷10°

Nếu vật cắt < 50mm mỏ cắt thẳng góc với vật cắt. Nếu vật cắt có bề dầy <
20mm có thể dùng mỏ cắt để thổi thành lỗ không phải khoan mồi. Để tránh nổ khi
thổi lỗ mồi do ngọn lửa tạt lại cần thiết phải nung nóng đến nhiệt độ chảy mới
phun dòng oxy.
+ Khoảng cách từ mỏ cắt đến bề mặt kim loại được tính theo công thức:
h = l + 2 mm
h : khoảng cách giữa vật cắt và tâm ngọn lửa.
l : chiều dài ngọn lửa thường chọn khoảng 1,5 ÷ 2 mm.

23


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

Sự dịch chuyển mỏ cắt: Khi cắt kim loại tấm theo đường thẳng mỏ cắt
nghiêng một góc từ 20 ÷ 30° ngược hướng cần cắt.
+ Tốc độ cắt : Tốc độ dịch chuyển mỏ cắt phải tương ứng với tốc độ oxy
hóa chiều dày của kim loại theo chiều dày của phôi. Nếu tốc độ cắt lớn quá làm
sót lại không cắt hết và phá hủy quá trình cắt. Tốc độ cắt thông thường từ 75÷
556mm/phút.
Câu hỏi 7: Trình bày nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh “Khuyết tật
hàn không ngấu” khi hàn ?
Trả lời:
Hàn không ngấu là loại khuyết tật nghiêm trọng trong liên kết hàn. Nó sẽ
gây ra sự nứt và hỏng kết cấu hàn. Hàn không ngấu sinh ra ở góc mối hàn, mép
hàn hoặc giữa các lớp hàn.

Nguyên nhân
- Mép hàn chuẩn bị chưa hợp lý. góc vát quá nhỏ.
- Dong điện hàn quá nhỏ hoặc tốc độ hàn quá nhanh

- Góc độ điện cực hàn ( que hàn ) và cách đưa điện cực không hợp lý.
- Chiều dài cột hồ quang không quá lớn.
- Điện cực hàn chuyển động không đúng theo trục mối hàn.
Biện pháp phòng tránh:
- Làm sạch liên kết trước khi hàn, tăng góc vát và khe hở hàn.
- Tăng dòng điện hàn và giảm tốc độ hàn, v.v...
Câu hỏi 8: Trình bày nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh “các dạng
khuyết tật hình dáng liên kết hàn” khi hàn ?
Trả lời:
Loại khuyết tật này bao gồm những sai lệch về hình dáng mặt ngoài của
liên kết ngoài của liên kết hàn, làm nó không thỏa mãn với các yêu cầu kỹ thuật
và thiết kế.

24


TÀI LIỆU ÔN TẬP THI NÂNG BẬC THỢ LÝ THUYẾT NGHỀ HÀN

Nguyên nhân:
- Gắp lắp và chuẩn bị mép hàn chưa hợp lý
- Chế độ hàn không ổn định
- Vật liệu hàn không đảm bảo chất lượng
- Trình độ công nhân quá thấp, v.v...
Ngoài các loại khuyết tật trên còn có các loại khuyết tật khác như quá nhiệt
và bắn tóe.
Quá Nhiệt: Khuyết tật này xuất hiện do việc chọn chế độ hàn không hợp lý
làm cho kim loại đắp và cùng ảnh hưởng nhiệt có cấu tạo hạt rất thô, cơ tính của
liên kết hàn bị giảm.
Bắn tóe: Khuyết tật này là hiện tượng bắn tóe kim loại lên vật liệu hàn, do
vật liệu hàn không đảm bảo chất lượng, thiếu khí bảo vệ hoặc sử dụng không

đúng loại khí. Gây mất thẩm mỹ liên kết hàn, tốn công sức làm sạch v.v...
Nói chung các loại khuyết tật hàn sau khi phát hiện được nếu quá trình cho
phép thì phải:
- Đục bỏ phần kim loại có khuyết tật;
- Hàn sửa chữa và kiểm tra lại;

25


×