Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong môn bóng ném cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chát trường đại học tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.89 KB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC BỀN CHUYÊN MÔN TRONG MÔN BÓNG NÉM
CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC
THỂ CHẤT TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục Thể chất

Sơn La, tháng 5 năm 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC BỀN CHUYÊN MÔN TRONG MÔN BÓNG NÉM
CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC
THỂ CHẤT TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục Thể chất

Sinh viên thực hiện: Lò Văn Thương

Giới tính: Nam


Dân tộc: Thái

Lớp: K53 ĐHGD Thể chất A
Khoa: Thể dục Thể thao
Năm thứ 4/ Số năm đào tạo: 4
Ngành học: ĐHGD Thể chất
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Lò Văn Thƣơng
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Bá Điệp

Sơn La, tháng 5 năm 2016


DANH MỤC VIẾT TẮT

Cm

Centimet

ĐH - CĐ

Đại học – Cao đẳng

ĐH GDTC

Đại học Giáo dục Thể Chất

ĐHTB

Đại học Tây Bắc


GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDTC

Giáo dục Thể Chất

M

Mét

S

Giây

VĐV

Vận động viên

NTN

Nhóm thực nghiệm

NĐC

Nhóm đối chứng

SBCM


Sức bền chuyên môn

SV

Sinh viên


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Phòng quản lý khoa học và quan hệ Quốc tế, Khoa TDTT Trường Đại học
Tây Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ em về mọi mặt trong thời gian thực hiện đề tài
này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô trong Khoa TDTT và đặc
biệt là Thầy Nguyễn Bá Điệp đã trực tiếp hướng dẫn tận tình giúp đỡ, chỉ bảo
em hoàn thành đề tài này trong suốt thời gian qua.Cảm ơn tập thể lớp K53 ĐH
Giáo dục Thể Chất A đã nhiệt tình, ủng hộ và giúp đỡ tôi hoàn thiện đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn nam sinh viên
K54 ĐH GDTC đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Đây là đề tài đầu tiên mà em đã thực hiện nghiên cứu khoa học nên còn gặp
nhiều khó khăn và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
quý thầy, cô và các bạn sinh viên để đề tài em được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sơn La, tháng 5 năm 2016
Thực hiện đề tài

Lò Văn Thƣơng


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................ 4
5. Giả thuyết khoa học........................................................................................ 4
6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
8. Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu ..................................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 9
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 9
1.1. Các quan điểmvề sức bền và sức bền chuyên môn trong Bóng ném ............ 9
1.1.1. Các khái niệm liên quan ........................................................................... 9
1.1.2. Các quan điểm về sức bền ........................................................................ 9
1.1.3. Đặc điểm của sức bền chuyên môn trong Bóng ném............................... 10
1.2. Đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi từ 18 – 25 ................................................ 11
1.2.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi từ 18 – 25........................................................ 11
1.2.2. Đặc điểm sinh lí lứa tuổi từ 18 đến 25 .................................................... 13
1.3. Xu hướng huấn luyện thể lực cho sinh viên trong Bóng ném ..................... 14
1.4. Cơ sở lý luận về huấn luyện sức bền chuyên môn của Bóng ném .............. 15
1.5. Sơ lược về khoa Thể dục Thể thao và công tác dạy, học, tập luyện và thi đấu
Bóng ném ở Trường Đại học Tây Bắc .............................................................. 16
CHƢƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỨC BỀN CHUYÊN MÔN
TRONG MÔN BÓNG NÉM CỦA NAM SINH VIÊN K54 ĐẠI HỌC GIÁO
DỤC THỂ CHẤT TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ..................................... 17
2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập môn học Giáo dục
Thể chất............................................................................................................. 17


2.2. Thực trạng về đội ngũ cán bộ giảng viên giảng dạy môn Giáo dục Thể chất

ở Trường Đại học Tây Bắc ............................................................................... 18
2.3. Thực trạng về chương trình giảng dạy môn Bóng ném cho sinh viên chuyên
ngành Giáo dục Thể chất .................................................................................. 20
2.4. Thực trạng sức bền chuyên môn của sinh viên khi học tập môn Bóng ném ..... 20
2.4.1. Lựa chọn các test đánh giá sức bền chuyên môn trong bóng ném cho nam
sinh viên chuyên ngành Giáo dục Thể chất Trường Đại học Tây Bắc ............... 20
2.2.2. Thực trạng sức bền chuyên môn trong bóng ném của nam sinh viên
chuyên ngành Giáo dục Thể chất Trường Đại học Tây Bắc .............................. 22
2.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến sức bền chuyên môn trong Bóng ném của sinh
viên chuyên ngành Giáo dục Thể chất Trường Đại học Tây Bắc ...................... 23
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN
CHUYÊN MÔN TRONG BÓNG NÉM CHO NAM SINH VIÊN K54 ĐẠI
HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ................ 27
3.1. Căn cứ để xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn ........ 27
3.2. Xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong
Bóng ném cho nam sinh viên K54 Đại học Giáo dục Thể chất Trường Đại học
Tây Bắc ............................................................................................................ 28
3.3. Tổ chức thực nghiệm ................................................................................. 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 40
1. Kết luận ........................................................................................................ 40
2. Kiến nghị...................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 41


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát thực trạng sân bãi dụng cụ phục vụ giảng dạy và học
tập môn học Giáo dục Thể chất của trường Đại học Tây Bắc ........................... 17
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng về đội ngũ cán bộ giảng viên khoa TDTT
Trường Đại học Tây Bắc .................................................................................. 19

Bảng 2.3. Kết quả lựa chọn các test đánh giá sức bền chuyên môn trong bóng ném
cho nam sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Đại học Tây Bắc (n = 30) ............ 21
Bảng 2.4. Mối tương quan giữa các test và nội dung kiểm tra ................................... 22
Bảng 2.5. Thực trạng sức bền chuyên môn của nam sinh viên chuyên ngành
GDTC Trường Đại học Tây Bắc ....................................................................... 23
Bảng 2.6. Kết quả phỏng vấn giáo viên về nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển
sức bền chuyên môn trong bóng ném của nam sinh viên chuyên ngành GDTC
Trường Đại học Tây Bắc ................................................................................... 24
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn xác định nguyên tắc lựa chọn bài tập (n=30) ...... 28
Bảng 3.2. Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong Bóng
ném cho nam sinh viên K54 ĐH GDTC Trường Đại học Tây Bắc ................... 29
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước
thực nghiệm ..................................................................................................... 34
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra của hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau
khi thực nghiệm ............................................................................................... 36
Bảng 3.5. Nhịp tăng trưởng sức bền chuyên môn của nhóm thực nghiệm ........ 37
Bảng 3.6. Nhịp tăng trưởng sức bền chuyên môn của nhóm đối chứng ............ 38


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả kiểm tra các test của 2 nhóm trước thực nghiệm..35
Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả kiểm tra các test của 2 nhóm sau thực nghiệm .... 36
Biểu đồ 3.3. So sánh nhịp tăng trưởng sức bền chuyên môn của nhóm thực
nghiệm trước và sau thực nghiệm ..................................................................... 38
Biểu đồ 3.4. So sánh nhịp tăng trưởng sức bền chuyên môn của nhóm đối chứng
trước và sau thực nghiệm ................................................................................. 39


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
ĐƠN VỊ: KHOA TDTT


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN XÁC NHẬN KẾT QUẢ CHỈNH SỬA SAU KHI NGHIỆM THU

1. Tên đề tài:
Xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong môn Bóng ném cho
sinh viên chuyên ngành Giáo dục Thể chát Trường Đại học Tây Bắc
2. Sinh viên chịu trách nhiệm chính:
Lò Văn Thương
3. Các thành viên tham gia:
4. Đơn vị:
K53 ĐHGD Thể chất A
5. Hội đồng nghiệm thu:
1) Chủ tịch: Ths. TRần Văn Hạnh
2) Phản biện: Ths. Nguyễn Anh Khoa
3) Thư ký: Ths. Phạm Đức Viễn
4) Ủy viên: Ths. Nguyễn Bá Điệp
6. Địa điểm nghiệm thu:
Văn phòng Khoa Thể dục Thể thao – Trường Đại học Tây Bắc
7. Khách mời:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
8. Tiến trình nghiệm thu:
Theo quy định
9. Ý kiến xác nhận của phản biện:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
10. Đề nghị:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Chủ tịch Hội đồng
(ký, ghi rõ họ tên)

Phản biện
(ký, ghi rõ họ tên)


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa: Thể dục Thể thao
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong
môn Bóng ném cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Thể chát Trƣờng Đại học
Tây Bắc”
- Sinh viên thực hiện:
1. Lò Văn Thương
- Lớp: K53 ĐHGD Thể chất A:
Năm thứ: 4

Khoa: Thể dục Thể thao
Số năm đào tạo:4

- Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Bá Điệp
2. Mục tiêu đề tài:
Xây dựng được hệ thống bài tập, biện pháp phát triển sức bền chuyên môn
trong môn Bóng ném cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Thể chất Trường Đại học

Tây Bắc.
3. Tính mới và sáng tạo:
Xác định dược nguyên nhân ảnh hưởng toiwd sự phát triển sức bền chuyên môn
trong môn Bóng ném từ đó xây dựng hệ thống bài tập phù hợp.
4. Kết quả nghiên cứu:
Xây dựng được hệ thống 12 bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong môn Bóng
ném cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Thể chất Trường Đại học Tây Bắc.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho giảng viên và sinh viên Khoa
TDTT Trường ĐHTB trong quá trình đào tạo và huấn luyện sức bền chuyên môn trong
môn Bóng ném cho sinh viên chuyên ngành và sinh viên ngoài chuyên ngành
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có):
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................


Tháng 5 năm 2016
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Lò Văn Thƣơng

Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
Tháng 5 năm 2016
Xác nhận của Khoa

Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ, tên)


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa: Thể dục Thể thao
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: Lò Văn Thương
Sinh ngày: 05 tháng 02 năm 1993
Nơi sinh: Bản Há Sét – Nà Ớt – Mai Sơn – Sơn La
Lớp:K53 ĐHGD Thể chất A

Khóa: 2012 - 2016

Khoa: Thể dục Thể thao
Địa chỉ liên hệ: Bản Há Sét – Nà Ớt – Mai Sơn – Sơn La
Điện thoại: 0987875293
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:

Ngành học: Giáo dục Thể chất

Khoa: Thể dục Thể thao

Kết quả xếp loại học tập: Trung bình
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Giáo dục Thể chất

Khoa: Thể dục Thể thao

Kết quả xếp loại học tập: Trung bình
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Giáo dục Thể chất

Khoa: Thể dục Thể thao

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
Xác nhận của trƣờng đại học
(ký tên và đóng dấu)

Ngày tháng năm 201..
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục Thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư
phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức
hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo
dục thể chất chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo
dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung
đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ
dục và giáo dục lao động.
Trong chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, Đảng và nhà
nước ta luôn coi trọng vị trí của công tác Thể dục Thể thao (TDTT) đối với thế
hệ trẻ xem đó là động lực quan trọng và khẳng định cần có chính sách Giáo duc
– Đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển hài hòa về các mặt thể chất, tinh thần,
trí tuệ và đạo đức. Đó là những con người “ phát triển về trí tuệ, cường tráng về
thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Muốn vậy nhà trường
không chỉ thực hiện nhiệm vụ giáo dục về trí tuệ, tri thức nghề nghiệp, mà còn
phải giúp sinh viên trở thành một người có sức khỏe lành mạnh. Mục tiêu chiến
lược này được thể hiện ở những yêu cầu mới bức bách về sức khỏe về thể lực
của lớp người lao động mới trong công cuộc đổi mới nền kinh tế xã hội,đặc biệt
là nền kinh tế tri thức nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước ta hiện nay.
Bóng ném là môn thể thao có nguồn gốc ở Châu Âu. Nguồn gốc phát sinh
của môn thể thao naỳ còn có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng người ta đều công
nhận nó dược phát sinh đầu tiên ở vùng Skandinavien (Thụy Điển – Na Uy –
Đan Mạch). Có tài liệu cho rằng váo năm 1890, một giáo sư người Đức tên là
Konzad Koch sáng tạo ra một trò chơi mới tên là Raffballspiele (môn bóng nhà
nghèo) đó là tiền thân của môn Bóng ném chính thống ngày này. Liên đoàn
Bóng ném Quốc tế chính thức được thành lập vào năm 1928 lúc đó có tên là
IAHF (International Amater Handball Federation). Hiện nay Liên đoàn Bóng
ném Quốc tế có trên 140 nước thành viên. Ở Việt Nam Bóng ném xuất hiện rất
1



chậm, có lẽ vào sau ngày lập hòa bình ở miền Bắc (1954), khi công cuộc xây
dựng xã hội chủ nghĩa mới được bắt đầu. Vào năm 1978, một giáo viên của
trường phổ thông trung học Lê Thị Hồng Gấm ở miền Nam đã thu thập tài liệu
về môn Bsóng ném và đã đưa môn thể thao này trở thành môn thể thao ngoại
khóa cho các nữ sinh của trường. Sau đó môn Bóng ném đã nhanh chóng thu hút
được sự chú ý của những người hâm mộ và lan tỏa sang các trường khác. Phong
trào tập luyên bóng ném đã phát triên nhanh ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Tuy
nhiên, trong thời gian đầu, phong trào thi đấu có phát triển mạnh nhưng trình độ
thi đấu còn hạn chế, chiến thuật còn đơn giản và luật thi đấu áp dụng còn chưa
tốt. Năm 1982 Trường Đại học TDTT TW II tại Thành phố Hồ Chí Minh đã
tuyển sinh và mở lớp chuyên sâu Bóng ném đầu tiên với 9 sinh viên. Cũng
trong năm 1982 nhà trường đã phối hợp với sở TDTT Thành phố Hồ Chí Minh
tổ chức các lớp hướng dẫn viên về Bóng ném. Nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phong
trào Bóng ném của thành phố đi lên và đúng hướng, sở TDTT Thành phố Hồ
Chí Minh đã ra quyết định thành lập bộ môn Bóng ném và cử ông Trần Văn
Nghĩa phụ trách bộ môn. Cuối năm 1982 Giải Bóng ném toàn thành phố lần thứ
nhất đã được tổ chức. Đến năm 1985 chính thức tổ chức giải Bóng ném cho các
em học sinh tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tại thành phố.
Năm 1992 môn Bóng ném được đưa vào thi đấu biểu diễn tại Hội khỏe Phù
đổng. Đầu năm 1993, Trường Đại học TDTT TW I đã đưa chương trình giảng
dạy cho sinh viên đại học lớp không chuyên khóa 25 và cuối năm 1993 cũng
tuyển sinh môn học Bóng ném cho lớp chuyên sâu đại học 29 với 10 sinh viên.
Cũng trong năm 1993 Tổng cục TDTT cũ đã kiện toàn lại tổ chức và ra quyết
định thành lập bộ môn Bóng ném của Tổng cục - trực thuộc vào bộ môn Bóng rổ
do ông Nguyễn Trọng Hỷ làm trưởng bộ môn. Cũng trong năm 1993 Tổng cục
TDTT cũ đã chính thức ra quyết định đưa môn Bóng ném vào trong chương
trình của hội khỏe Phù đổng sẽ được tổ chức vào năm 1995 và trong năm 1994
sẽ tổ chức giải trẻ và giải vô dịch quốc gia về Bóng ném.

Trường Đại học Tây Bắc (ĐHTB) là một trường lớn của khu vực Tây Bắc,
là nơi đào tạo nguồn nhân lực chính và chất lượng cao cho vùng Tây Bắc nói
2


riêng và tất cả các tỉnh thành trong cả nước nói chung. Sinh viên trong nhà
trường phần lớn là con em dân tộc đến từ các tỉnh trong khu vực.Trường ĐHTB
là một trường có bề dầy về công tác đào tạo và phong trào TDTT của khu vực và
trong Tỉnh Sơn La, Khoa TDTT Trường ĐHTB được thành lập vào tháng 08
năm 2010 với nhiệm vụ đào tạo giáo viên giảng dạy môn thể dục cho các trường
trung học cơ sở và trung học phổ thông cho các tỉnh phía Bắc và là nơi học tập
nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Thể chất (GDTC)
Trường ĐHTB. Trong chương trình đào tạo có môn Bóng ném cũng là môn học
chính thức bắt buộc đối với sinh viên chuyên ngành GDTC với lượng đào tạo là
45 tiết học chính khóa và số lượng giảng viên giảng dạy là 1 giảng viên. Qua
học tập và quan sát tôi nhận thấy đa phần sinh viên học môn Bóng ném khi mới
bắt đầu buổi học đều giữ được tốc độ của buổi học đề ra, tuy nhiên ở gần cuối và
cuối buổi học tốc độ học tập không còn được như đầu mà bị giảm sút. Qua đó
cho thấy chương trình đào tạo và số lượng tiết học còn chưa đáp ứng đủ khả
năng phát triển thể lưc cũng như sức bền chuyên môn của sinh viên chuyên
ngành GDTC. Tuy nhiên trong những năm gần đây thực trạng phát triển sức bền
chuyên môn của sinh viên chuyên ngành GDTC còn chưa được tốt, chất lượng
còn chưa cao. Nguyên nhân của sự thấp kém là: Do điều kiện cơ sở vật chất còn
thiếu thốn, nhận thức của sinh viên về môn học còn chưa tốt, hệ thống bài tập áp
dụng trong quá trình giảng dạy còn chưa phù hợp với đối tượng…
Để phát triển sức bền chuyên môn trong môn Bóng ném cho sinh viên
chuyên ngành GDTC Trường ĐHTB thì nhất thiết phải xây dựng hệ thông bài
tập phù hợp cho đối tượng này. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài : “Xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên
môn trong môn Bóng ném cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Thể chất

trƣờng Đại học Tây Bắc”.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài xây dựng hệ thống bài tập, biện
pháp phát triển sức bền chuyên môn trong môn Bóng ném cho sinh viên chuyên
ngành GDTC Trường ĐHTB. Qua đó góp phần cải thiện sức bền chuyên môn
3


trong môn Bóng ném cho sinh viên chuyên ngành GDTC Trường ĐHTB nói
riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết mục đích của đề tài, đề tài cần giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản
sau:
3.1. Nhiệm vụ 1
Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn trong môn Bóng ném của sinh
viên chuyên ngành GDTC Trường ĐHTB.
3.2. Nhiệm vụ 2
Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập phát triển
sức bền chuyên trong môn Bóng ném cho sinh viên chuyên ngành GDTC
Trường ĐHTB.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thông bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong môn Bóng ném cho
sinh viên chuyên ngành GDTC Trường ĐHTB
4.2. Khách thể nghiên cứu
Nam sinh viên K54 chuyên ngành GDTC Trường ĐHTB.
5. Giả thuyết khoa học
Việc nghiên cứu hệ thống bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn
trong môn Bóng ném cho sinh viên chuyên ngành GDTC Trường ĐHTB, những
giáo viên tương lai là việc làm rất cần thiết. Nếu hệ thống bài tập được lựa chọn

và việc sử dụng các bài tập đảm bảo tính khoa học, phù hợp với sinh viên thì sẽ
góp phần phát triển sức bền chuyên môn trong môn Bóng ném cho sinh viên
GDTC Trường ĐHTB.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian có hạn, cộng với kinh nghiệm nghiên cứu khoa
học của bản thân chưa nhiều nên đề tài chỉ nghiên cứu một số vấn đề:
- Xây dựng một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong môn Bóng
ném cho sinh viên chuyên ngành GDTC Trường ĐHTB.
4


- Nghiên cứu được tiến hành trên 60 nam sinh viên K54 chuyên ngành
GDTC Trường ĐHTB.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã đọc và tham khảo các tài liệu liên
quan đến vấn đề sức bền và phát triển sức bền chuyên môn cho nam sinh viên
K54 ĐH GDTC lứa tuổi từ 18 – 21. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá, tổng hợp,
và tiếp thu 1 cách có chọn lọc các thông tin thu thập được để phục vụ cho việc
nghiên cứu của đề tài. Phương pháp này nhằm mục đích hoá các kiến thức xây
dựng cơ sở lý luận cho việc điều tra thực trạng phát triển thể chất của đối tượng
nghiên cứu, đưa ra các giả thiết khoa học, xác định mục đích nghiên cứu, thu
nhập số liệu so sánh với các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu. Các tài
liệu tham khảo được trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo.
7.2. Phương pháp phỏng vấn
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng phiếu đề phỏng vấn các thầy
cô đang trực tiếp giảng dạy, những người có chuyên môn và tất cả nam sinh viên
K54 ĐH GDTC nhằm thu nhập những thông tin cần thiết liên quan đến đề
tài như: Các yếu tố ảnh hưởng đến sức bền chuyên môn, hoàn cảnh sống,
chế độ dinh dưỡng, các yếu tố giáo dục, đặc biệt là sức bền chuyên môn của

nam sinh viên K54 ĐH GDTC của Trường ĐHTB. Thông qua phỏng vấn các
nhà chuyên môn, những cá nhân khác nhau trong lĩnh vực GDTC nhằm rút
ra kết luận này, có giá trị về phương diện khoa học, giúp cho quá trình
nghiên cứu đạt kết quả cao.
7.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Bằng phương này đề tài đã theo dõi đối tượng nghiên cứu trong khoảng
thời gian một năm một cách liên tục, khoa học và chặt chẽ. Đề tài còn sử dụng
phương pháp này để quan sát toàn bộ giờ giảng của giảng viên chuyên ngành
GDTC Trường Đại học Tây Bắc. Bên cạnh đó, quan sát sư phạm được dùng để
nhận thức đối tượng nghiên cứu trong quá trình giáo dục, giáo dưỡng nhằm thu
thập những số liệu, tài liệu cụ thể đặc trưng mà không làm ảnh hưởng tới quá
5


trình diễn biến của hiện tượng đó.
7.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Phương pháp này được đề tài sử dụng nhằm mục đích đánh giá khách quan
về trình độ thể lực và kỹ năng chiến thuật ở một số nội dung trong môn bóng
ném (theo chương trình đào tạo) trong quá trình giảng dạy chương trình GDTC
cũng như hệ thống bài tập thực nghiệm cho nam sinh viên K54 ĐH GDTC
Trường Đại học Tây Bắc.
7.6. Phương pháp toán học thống kê
Các kết quả nghiên cứu thu thập được qua phỏng vấn và quan sát kiểm tra
sư phạm đã được tính bằng phương pháp toán thống kê sau:
n

x

x


i

i 1

n

Giá trị Trung bình:

Trong đó: x : Là số trung bình

xi

: Là tần số quan sát

n: Là tổng số người tham gia



: Là kí hiệu tổng cộng
n

2


(xi
)
x

2
x


Phương sai chung:
Độ lệch chuẩn:

_

x  x2

i
1

n
1

(n >30)

(n>30)

x

c x.100% (n>30)
v

Hệ số biến sai:

Tính t - Student: So sánh hai giá trị trung bình quan sát
t

xA  xB


2
nA



2
nB

(n >30;n >30)
A
B

6


Đánh giá:
- t< t
: sự khác biệt không có ý nghĩa, hoặc không đủ độ tin cậy
0,05
mang tính chất ngẫu nhiên ở ngưỡng xác suất P > 0,05.
-t t
: Sự khác biệt có ý nghĩa hoặc đủ độ tin cậy ở ngưỡng xác suất
0,05
P < 0,05.

Nhịp độ tăng trưởng (W%)

2
1
W

 vv
.
1
0
0
0
.
5
(

)
vv
1
2

8. Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu
8.1. Thời gian nghiên cứu
Toàn bộ đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 10 năm 2015 đến
tháng 5 năm 2016. Gồm 3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 11 năm 2015
- Xác định vấn đề nghiên cứu
- Chọn tên đề tài và đăng kí thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu.
- Hoàn thiện đề cương nghiên cứu của đề tài và báo cáo đề cương trước hội
đồng khoa học.
* Giai đoạn 2 : Từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 2 năm 2016
- Tiếp tục tìm đọc các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Đánh giá thực trạng của các vấn đề nghiên cứu
- Xây dựng các loại phiếu phỏng vấn.
- Phỏng vấn quý thầy cô giáo Khoa TDTT, các Huấn luyện viên, các

chuyên gia thể lực của Trung tâm huấn luyện thể thao tỉnh Sơn La để lựa chọn
hệ thống bài tập phát triển thể lực và đưa vào thực nghiệm.
- Tiến hành tổ chức thực nghiệm.
- Thu nhập số liệu nghiên cứu.
* Giai đoạn 3 : Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2016
- Tiếp tục đọc các tài liệu liên quan.
- Viết và hoàn thiện đề tài, rút ra kết luận.
7


- Báo cáo kết quả nghiên cứu trước hội đồng nghiệm thu.
8.2. Địa điểm nghiên cứu
Trường Đại học Tây Bắc

8


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các quan điểmvề sức bền và sức bền chuyên môn trong Bóng ném
1.1.1. Các khái niệm liên quan
Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay
là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể chịu
đựng được.
Sức bền chung là khả năng con người thực hiện hoạt động có cường độ
vừa phải trong thời gian dài.
Sức bền chuyên môn là khả năng duy trì khả năng vận động cao trong
những loại hình bài tập nhất định.
Sức bền ưa khí: Là sức bền trong thời gian dài tức là sử dụng sức bền cần
thiết để vượt qua một thời gian mà VĐV cần trên 11 phút đến 1 giờ.

Sức bền yếm khí: Là sức bền trong thời gian ngắn, tức là sử dụng sức bền
cần thiết để vượt qua một thời gian mà VĐV cần 45 giây’ đến 2 phút.
Sức bền hỗn hợp: Là sức bền trong một thời gian trung bình, tức là sử dụng
sức bền cần thiết để vượt qua một thời gian mà VĐV cần 2 phút đến nhiều giờ.
1.1.2. Các quan điểm về sức bền
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về sức bền trong huấn luyên thể thao.
Việc huấn luyện sức bền được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, các
chuyên gia cũng như các huấn luyện viên thể thao.
Theo quan điểm của các nhà lý luận cho rằng: Sức bền là khả năng thực
hiện một hoạt động với cường độ cho trước hay là năng lực duy trì khả năng
hoạt động trong một thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đực được. Hay nói
cách khác: Sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong hoạt động
nào đó. Về khái niệm sức bền luôn liên quan đến khái niệm mệt mỏi; Mệt mỏi là
sự giảm sút khả năng vận động hoặc hoạt động do sự vận động gây nên.
Theo Anerextop Nhicop: Sức bền là khả năng hoạt động trong thời gian dài.
Theo quan điểm của Gunter schanabel: Sức bền là yếu tố chống lại mệt mỏi
9


trong lượng vận động thể thao.
Theo quan điểm của VX Pharophen cho rằng; Thời gian mà con người có
khả năng duy trì được cường độ hoạt động nhất định trước là một trong những
tiêu chuẩn đánh giá sức bền.
Theo tiến sĩ Diectrch Harre thì: Sức bền là khả năng chống lại mệt mỏi
trong vận động với tốc độ gần tối đa và tối đa.
- Theo ông thì sức bền được chia thành:
+ Sức bền trong thời gian ngắn ( 40s-2’)
+ Sức bền trong thời gian trung bình (2’- 11’)
+ Sức bền trong thời gian dài (11’- nhiều giời)
Theo Mat veep: Sức bền là cơ sở, là khả năng đối kháng lại của cơ thể

VĐV khi thực hiện lượng vận động trong thời gian kéo dài. Sức bền là khả năng
chống lại mệt mỏi và duy trì hoạt động dài của VĐV.
Theo quan điểm của Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn: Sức bền là khả
năng thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước hay duy trì khả năng hoạt
động trong thời gian dài mà cơ thể có thể chịu đựng được.
Sức bền không những là nhân tố ảnh hưởng và xác định lớn tới thành tích
thi đấu mà còn là nhân tố xác định kích thích tập luyện và khả năng chịu đựng
lượng vận động của VĐV. Sức bền tốt cũng là điều kiện để hồi phục nhanh.
1.1.3. Đặc điểm của sức bền chuyên môn trong Bóng ném
Bóng ném là một trong những môn mang tính đối kháng trực tiếp, mang
tính đồng đội cao, trong một trận thi đấu kéo dài tới 60 phút đòi hỏi VĐV phải
huy động toàn bộ sức lực và trí lực, vì vậy mà yêu cầu đối với sức bền chuyên
môn càng cao hơn. Người không có sức bền chuyên môn tốt thì không thể duy
trì được năng lực làm việc đến những phút cuối cùng của trận đấu và những
ngày cuối cùng của giải đấu.
Do đó phát triển sức bền chuyên môn tương ứng với người tập cũng là
một việc quan trọng để góp phần nâng cao thành tích.
Sức bền chuyên môn trong Bóng ném là sức bền tốc độ và sức bền mạnh
khả năng chống lại mệt mỏi khi hoạt động với cường độ tối đa và gần tối đa.
10


1.2. Đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi từ 18 – 25
1.2.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi từ 18 – 25
Trong tâm lý học lứa tuổi, người ta định nghĩa tuổi thanh niên là giai đoạn
phát triển từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn.
Tâm lý học Mác-xít cho rằng, cần phải nghiên cứu tuổi thanh niên một
cách phù hợp, phải kết hợp quan điểm tâm lý học xã hội với việc tính đến những
quy luật bên trong của sự phát triển. Đó là một vấn đề phức tạp của sự phát triển
tâm – sinh lý cũng phù hợp với các bạn trưởng thành về mặt xã hội,

B.D.Annanhiev viết:“Sự bắt đầu trưởng thành của con người như là một ca thể
(sự trưởng thành về chất) một nhân cách, một chủ thể nhận thức (sự trưởng
thành trí tuệ) và một chủ thể lao động (năng lực lao động) là không phù hợp
nhau về thời gian”.
Tuổi đầu thanh niên là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực,
nhừn sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của người lớn.
Tuổi thanh niên bắt đầu thời kỳ phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý.
Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng đã bị chậm lại. Các em
gái đạt được sự tăng trưởng của mình trung bình vào khoảng 16 và 17 tuổi (hơn
kém 13 tháng) các em trai khoảng 17 và 18 tuổi (hơn kém 10 tháng). Trọng
lượng của các em trai đã đuổi kịp các em gái và tiếp tục vượt lên sức mạnh cơ
bắp tăng rất nhanh.
Những đặc điểm phát triển tâm lý của của thanh niên sinh viên bị chi phối
bởi những đặc điểm phát triển về chất, môi trường sống và những quá trình tâm
lý, vai trò xã hội của họ. Những đặc điểm phát triển tâm lý của các thanh niên
sinh viên rất đa dạng và không đồng đều với những nét cơ bản sau:
Về thể chất
- Ở lứa tuổi từ 18 đến 25 hình thể đã dần đạt được sự hoàn chỉnh về cấu
trúc, sự phát triển và sự phối hợp của các chức năng.
- Quan trọng hơn chính là ở lứa tuổi này hoạt động thần kinh cấp cao đã
đạt đến mức trưởng thành.
- Các hoạt động vận động về thể chất được tiếp thu một cách nhanh chóng
11


và có hiệu quả cao trong tập luyện.
Về nhận thức
- Sinh viên nhận thức chi thức khoa học một cách khái quát, hệ thống trở
thành những chuyên gia, nhà khoa học trong tương lai.
- Hoạt động của sinh viên diễn ra một cách có kế hoạch, có mục đích, nội

dung và chương trình nhất định.
- Những phương tiện phục vụ cho hoạt động nhận thức của sinh viên cũng
hết sức đa dạng, phong phú và hiện đại với những trang thiết bị như: thư viện,
phòng nghiên cứu, phòng học….
- Sinh viên phải tìm được phương pháp học tập mới phù hợp với chuyên
nghành của mình. Như vậy, hoạt động nhận thức của sinh viên là hoạt động nhận
thức trí tuệ đích thực, đòi hỏi sự căng thẳng, có cường độ cao và có tính lựa
chọn rõ rệt.
Về tình cảm
- Nó được đặc trưng bằng “Thời kì bão táp và căng thẳng”. Đây là thời kì
đầy cảm xúc đối với mỗi cá nhân. Có nhiều tình huống mới nảy sinh trong cuộc
sống sinh viên, đòi hỏi phải phán đoán và quyết định trong khi họ còn thiếu kinh
nghiệm về hiểu biết xã hội.
- Sinh viên thường bị lúng túng trong khi giải quyết các tình huống mới,
nhất là khi bị phê bình, nhận xét nặng lời, thiếu tôn trọng. Khi lâm vào hoàn
cảnh đó sinh viên dễ bị phản ứng: Thiếu tự tin, từ chối công việc hoặc làm một
cách miễn cưỡng…
Về ý thức
- Đặc điểm tâm lý quan trọng của thời kỳ chuyển tiếp ở lứa tuổi thanh
niên sinh viên là sự phát triển tự ý thức.
- Tự ý thức của sinh viên được hình thành trong qua trình xã hội hoá và
liên quan chặt chẽ với tính tích cực nhận thức của sinh viên.
- Sự phát triển nhân cách của sinh viên sẽ không đạt hiệu quả khi cá nhân
sinh viên không có quá trình tự ý thức của sinh viên.
- Sinh viên thuộc lớp sinh viên có độ tuổi từ 18 đến 25 là giai đoạn
12


chuyển từ sự chín muồi về thể lực sang sự trưởng thành về tâm lý xã hội.
- Lứa tuổi này được đánh giá là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình

cảm, đạo dức và thẩm mĩ là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách, đặc biệt
sinh viên đã có vai trò là người lớn thực sự.
- Họ có kế hoạch riêng cho hoạt động của mình, chịu trách nhiệm về hành
vi và độc lập trong phán đoán.
- Đây là thời kỳ có nhiều biến động mạnh mẽ về động cơ, tăng giá trị xã
hội. Sinh viên biết xác định con đường sống trong tương lai, tích cực nắm vững
nghề nghiệp và bắt đầu dẫn thân thể hiện mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
1.2.2. Đặc điểm sinh lí lứa tuổi từ 18 đến 25
Đa số sinh viên chuyên ngành GDTC Trường ĐHTB ở vào độ tuổi từ 18
đến 25, việc đào tạo nói chung và huấn luyện thể lực nói riêng cần phải xuất
phát từ những đặc điểm sinh lý cơ thể đang phát triển.
- Hệ thần kinh: Sự phát triển thể hình tương đối hoàn thiện, kích thích não
hành thuỷ đã đạt đến mức người trưởng thành, hoạt động phân tích kỹ thuật ở
mức độ cao, có khả năng suy nghĩ và độc lập, tư duy sáng tạo trong học tập.
- Hệ hô hấp: Các chỉ số hô hấp đã ổn định, khả năng hấp thụ thấp hơn
người lớn một chút, tần số hô hấp đạt 12 – 18 lần/phút trong yên tĩnh, độ sâu hô
hấp 400 – 500ml lần/phút. Tim mạch hoạt động tinh tế hơn và gần ổn định. Ở
lứa tuổi này hệ tuần hoàn thích nghi với sự tăng trưởng công suất hoạt động thể
lực ở mức độ cao, hồi phục sau vận động đặc biệt là lượng vận động cao ngang
người trưởng thành.
- Hệ tuần hoàn: Đang phát triển và đi đến hoàn thiện, buồng tim phát
triển tương đối hoàn chỉnh, mạch đập của nam vào khoảng 70 – 80 lần/phút, của
nữ 75 – 85 lần/phút. Hệ thống điều hoà vận động phát triển tương đối hoàn
chỉnh. Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ rệt, nhưng sau
vận động mạch đập và huyết áp hồi phục tương đối nhanh. Cho nên lứa tuổi này
cơ thể tập những bài tập chạy dai sức và những bài tập có khối lượng và cường
độ vận động tương đối lớn.
- Hệ vận động: Xương, cơ bắp đã phát triển ở mức độ cao phù hợp phát
13



×