TỔNG QUAN VỀ
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
An Overview of Financial
Accounting
Lớp kế toán doanh nghiệp
MỤC TIÊU
Mục tiêu của chương này là giúp cho
người đọc có một cái nhìn khái quát về:
Vai trò, đối tượng cung cấp thông tin của
kế toán nói chung và của kế toán tài
chính nói riêng.
MỤC TIÊU
Môi trường pháp lý của kế toán bao gồm
luật kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán
và chế độ kế toán- đó là những nhân tố
ảnh hưởng rất nhiều đến công tác kế
toán, đảm bảo cho hoạt động của kế toán
thực hiện đúng pháp luật.
MỤC TIÊU
Nắm được các nguyên tắc kế toán cơ
bản, các yếu tố của báo cáo tài chính
(BCTC) và việc ghi nhân các yếu tố của
BCTC.
Những quy định chung về sổ kế toán và
trình tự ghi sổ kế toán
Tài liệu sử dụng
• Luật kế toán Việt Nam số 03/2003
• Thông tư 161/2007/TT-BTC ban hành ngày
31/12/2007 hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn
mực kế toán.
• Thông
tư
22/12/2014.
200/2014/TT-BTC
ngày
• Giáo trình Kế toán tài chính dành cho các
lớp chuyên ngành.
NỘI DUNG
1.1 Vai trò của kế toán.
1.2 Môi trường pháp lý của kế toán.
1.3 Các nguyên tắc kế toán cơ bản, các yếu
tố của BCTC và ghi nhận các yếu tố của
BCTC.
1.4 Sổ và hình thức ghi sổ kế toán.
1.1 Vai trò của kế toán
• “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra,
phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài
chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và
thời gian lao động”
(Luật kế toán Việt Nam-2003)
Giới thiệu về kế toán
Lịch sử phát triển của kế toán
Thời cổ đại
(3000 năm
TCN)
1494
Thời kỳ CM
công nghiệp
(TK 18) đến
nay
Đối tượng phục vụ của Kế Toán
• Là những người phải thực hiện các đánh giá và đưa
ra quyết định kinh tế liên quan đến tổ chức:
• Bên trong:
• Nhà quản trị
• Bên ngoài:
• Nhà đầu tư
• Chủ nợ
• Nhân viên
• Cơ quan nhà nước
Tính pháp lệnh của KT tài chính
• việc ghi nhận và trình bày thông tin trên
báo cáo của kế toán tài chính đều bắt
buộc phải tuân thủ theo các chuẩn mực,
nguyên tắc và thông lệ kế toán đã được
thừa nhận, bên cạnh đó nó còn bị chi phối
bởi định chế pháp luật của nước sở tại.
Tính pháp lệnh của KT tài chính
Ở Việt Nam, tính pháp lệnh của kế toán ngày càng được
hoàn thiện và tăng cường tính pháp chế.
•Năm 1957 chế độ kế toán cho các ngành công nghiệp và
xây dựng cơ bản ra đời
•Ngày 1/1//1971 hệ thống tài khoản thống nhất lần đầu tiên
áp dụng trong toàn bộ nền kinh tế tại Việt Nam
•Đến năm 1988, Pháp lệnh Kế toán - Thống kê ra đời
•Ngày 17/6/2003, Luật kế toán được ban hành, đánh dấu
một bước tiến dài trên con đường phát triển của kế toán, là
đỉnh cao của tính pháp lệnh kế toán.
1.2 Môi trường pháp lý của kế toán
Luật kế toán
Nghị định kế toán
Chuẩn mực kế
toán Việt Nam
(VAS)
Chế độ kế toán
Thông tư
200/2014/TT-BTC
Môi trường pháp lý của kế toán
• Luật kế toán: Là văn bản pháp lý cao nhất về
kế toán, quy định những vấn đề mang tính
nguyên tắc và làm cơ sở nến tảng xây dựng
Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán
• Nghị định : hướng dẫn thi hành luật
Môi trường pháp lý của kế toán
• Chuẩn mực kế toán Việt Nam: quy định và
hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương
pháp và thủ tục chung nhất làm cơ sở ghi chép
kế toán và lập BCTC; nhằm đạt được sự đánh
giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực
trạng tài chính và kết quả kinh doanh của DN
• Chế độ kế toán :hướng dẫn cụ thể phương
pháp ghi chép chứng từ, tài khoản, sổ kế toán
và báo cáo tài chính
1.3 Các nguyên tắc kế toán cơ bản, các yếu tố của
BCTC và ghi nhận các yếu tố của BCTC.
1.3.1 Các nguyên tắc kế toán cơ bản:
• Cơ sở dồn tích (Accruals)
• Hoạt động liên tục (Going concern)
• Giá gốc (Cost)
• Phù hợp (Matching)
• Nhất quán (Consistent)
• Thận trọng (Prudence)
• Trọng yếu (Materiality)
Cơ sở dồn tích
• Mọi nghiệp vụ kinh tế được ghi nhận khi phát
sinh, được trình bày trên BCTC của kỳ phát
sinh, không căn cứ vào thời điểm thu hoặc chi
tiền
• Các yếu tố của BCTC (tài sản, nợ phải trả,
doanh thu, chi phí) được ghi nhận khi thỏa
mãn định nghĩa và điều kiện ghi trong
chuẩn mực kế toán .
• Các BCTC (ngoại trừ Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ) đều được lập trên cơ sở dồn tích.
Cơ sở dồn tích
VD
• Cty An Bình ký hợp đồng mua NVL vào
19/12/X.
• NVL được giao và nhập kho vào 23/12/X.
• Hóa đơn được gửi DN đến vào 9/1/X+1.
• Tiền được chuyển khoản vào 23/2/X+1, ngân
hàng đã gửi giấy báo Nợ.
Khi nào ghi tăng NVL?
Cơ sở dồn tích
VD:
Năm N: chi 100đ mua hàng, sau đó bán lô
hàng này với giá 120 nhưng chưa thu tiền
Năm N+1: không bán được hàng nhưng
thu được 120 đ khách hàng mua năm trước
trả.
Lợi nhuận năm N, N+1 là bao nhiêu?
Hoạt động liên tục
Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở
giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên
tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình
thường trong tương lai gần.
Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở
hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ,
cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý
do khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang
hoạt động liên tục.
Giá gốc
Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc.
Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc
khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính
theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài
sản được ghi nhận.
Giá gốc của tài sản không được thay đổi
trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế
toán cụ thể.
Phù hợp
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải
phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản
doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi
phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra
doanh thu đó
Nhất quán
Các chính sách và phương pháp kế toán
doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng
thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm.
Trường hợp có thay đổi chính sách và
phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải
trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó
trong phần Thuyết minh báo cáo tài chính
Nhất quán
Những trường hợp có thể thay đổi chính
sách kế toán:
• Theo quy định của luật lệ, chuẩn mực hiện
hành
• Việc thay đổi sẽ dẫn đến thông tin trình bày
chính xác hoặc hợp lý hơn.
Thận trọng
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán
đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán
trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên
tắc thận trọng đòi hỏi
• Phải lập dự phòng nhưng không lập quá
lớn
• Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài
sản và các khoản thu nhập
Thận trọng
• Không đánh giá thấp hơn giá trị của các
khoản nợ phải trả và chi phí
• Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận
khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng
thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải
được ghi nhận khi có bằng chứng về khả
năng phát sinh chi phí