Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Báo cáo tham gia hội thảo đổi mới PP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.69 KB, 5 trang )

Mục lục
1. Mở đầu
2. Nội dung
3.

Kết luận

1


Báo cáo tham gia hội thảo

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
Th.s.CNTT: Nguyễn Anh Hiểu
Khoa Tự Nhiên

T

rước hết ta điểm qua phương pháp giáo dục của một số nước tiên tiến trong khu
vực châu Á, từ Nhật Bản, Hàn Quốc đến nhiều nước mới phát triển ở Đông

Nam Á, trong GD người ta chú trọng đến cách học (phương pháp) nhiều hơn là học
cái gì (nội dung).
Đúng nghĩa mà nói theo phương pháp giáo dục của họ: Với giáo viên thì chức
năng chính yếu của họ là dạy cách học thay vì truyền đạt kiến thức một cách chủ
quan. Đối với học sinh thì nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu là học cách học thay vì
chuyện hàng ngày miệt mài với nội dung đã được học (hay được chép) ở trường.
Phương pháp giáo dục của họ đề cao hai vấn đề then chốt:
1. Phát huy tính tự học và tư duy độc lập,
2. Phát huy tính tư duy sáng tạo của người học.
Hai mặt đó quan hệ mật thiết với nhau: sẽ không có sáng tạo nếu không có tự


học tích cực không phải chỉ đơn giản là học thuộc những gì được học ở trường lớp; sẽ
không thể tự học hiệu quả nếu không mài sắc trí sáng tạo. Tự học để khám phá nhận
thức và khai phá sáng tạo. Sáng tạo để khẳng định sự tìm tòi siêu thoát trong tự học,
tăng tính tư duy độc lập. Các nhà GD Nhật Bản và Singapore đều cho rằng đó là
những kỹ năng “kép” cần cho một người HS hiện đại, để rút ngắn khoảng cách thua
kém và để trở thành người chủ thật sự của tương lai.
Mục đích chính của bài viết này là: làm thế nào để học sinh,
sinh viên bớt đi kiểu “học vẹt” và tăng tính tư duy độc lập, sáng
tạo?

2


Việc dạy và học ở hầu hết các bậc học ở nước ta hiện nay còn phải chịu tác
động nặng nề bởi mục tiêu thi cử. Học để thi lấy thành tích cao, để lấy bằng cấp, còn
dạy để thi đua đạt được tỉ lệ thi cử đỗ đạt cao nhất. Do đó việc giảng dạy ở đây chủ
yếu là truyền thụ các kiến thức, luyện các kỹ năng làm bài kiểm tra và bài thi mà ít để
ý đến việc thông qua dạy kiến thức để dạy học sinh cách suy luận khoa học; rèn luyện
tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh; ít khuyến khích các tìm tòi, khám phá. Nói
chung việc giảng dạy hiện nay chủ yếu là dạy kiến thức mà ít (hoặc không để ý đến)
dạy cho học sinh cách học, cách suy nghĩ, cách giải quyết các vấn đề một cách thông
minh, độc lập và sáng tạo. Còn học sinh học theo cách thụ động tiếp nhận kiến thức,
thậm chí vẫn còn một số các phân môn giáo viên còn đọc cho học sinh chép những
kiến thức được mình chắt lọc từ các giáo trình, sách giáo khoa. Học sinh có thể học
thuộc rồi chép lại những kiến thức đã được học thuộc đó vào bài thi của mình.
Việc kiểm tra, thi cử là tất nhiên phải có để có được một hình thức đánh giá
quá trình học tập. Thế nhưng do cách kiểm tra, thi cử hiện nay ở nước ta quá lạc hậu
(từ cách thức đến nội dung) nên dẫn tới việc dạy và học mang tính đối phó như đã nói
ở trên. Bên cạnh vấn đề thi cử thì nội dung chương trình, phương pháp giáo dục mặc
dù sau nhiều lần cải tiến, được đem ra bàn luận mổ sẻ, nhưng xem ra vẫn quá nặng nề

mang tính hình thức là chủ yếu, ôm đồm kiến thức tạo khó khăn cho việc dạy và học
một cách khoa học. Vậy chúng ta phải tìm ra một hướng đi nào đó hiệu quả nhất để có
thể thay đổi những vấn đề hạn chế trên?
1. Tất cả các chương trình học trong tất cả các bậc học đều cần phải được tinh giản
mạnh mẽ. Nên quan niệm sách giáo khoa hay bất cứ một nguồn cung cấp thông tin
nào khác chỉ là những tài liệu hỗ trợ cho giáo viên, học sinh, phải xóa bỏ đi tính đồng
phục trong cách dạy, cách học và tài liệu học tập; cần để cho giáo viên có khoảng
không gian sáng tạo trong nghề nghiệp. Do đó cần có nhiều bộ sách giáo khoa khác
nhau; nhờ thế giáo viên mới có điều kiện tham khảo, so sánh, chọn lọc để từ đó thiết
lập nên bài giảng của riêng mình.
Việc xây dựng chương trình một cách chặt chẽ là thật sự cần thiết rồi công bố
rộng rãi cho mọi người biết để thực hiện và quan trọng thứ nhất là cơ quan quản lý
giáo dục có được công cụ kiểm tra, đánh giá chuẩn xác phù hợp với chương trình đã
công bố, hai là người học không phải như vật thí nghiệm để thử hết loại chương trình

3


này đến chương trình khác, sách giáo khoa này đến sách giáo khoa khác mà vẫn nặng
nề ôm đồm về nội dung thậm chí càng sửa càng sai.
2. Mạnh mẽ cải tiến phương pháp thi cử, kiểm tra là một việc làm thực sự cần thiết:
như tích cực chuẩn bị dùng hình thức thi trắc nghiệm khách quan một cách phổ biến,
thực hiện thi vấn đáp kết hợp trắc nghiệm; đặc biệt quan trọng là thay đổi nội dung
các câu hỏi: hiện nay các đề kiểm tra, thi cử với loại câu hỏi tự luận theo kiểu có
thuộc hay không thuộc nội dung bài học; các mẫu câu hỏi ra đi ra lại không biết bao
nhiêu lần chiếm một tỷ lệ quá lớn nên nhiều giáo viên đã áp dụng biện pháp ra đề thi
nhiều khi chỉ là ra đề cho đủ và trùng lặp (bắt học sinh lặp đi, lặp lại một cách máy
móc cho tới khi thuộc thì thôi) và việc học sinh học thuộc và chép lại đúng tất cả
những kiến thức đã được chép ở lớp thì được cho rằng là một kết quả thi cử tốt và khả
quan và do vậy phương pháp giáo dục lạc hậu và phản khoa học như thế lại là phương

thức mang lại kết quả như mong muốn trong thi cử. Muốn thay đổi phương thức giảng
dạy theo hướng tích cực thì trước tiên và nhất thiết phải thay đổi nội dung và phương
thức kiểm tra và thi cử theo hướng tích cực. Thi thế nào thì giáo viên sẽ dạy và học
sinh sẽ học theo cách tương ứng. Đừng cứ kêu gọi phải thay đổi phương pháp giảng
dạy trong khi vẫn duy trì nội dung và cách thi cử lạc hậu.
3. Việc thay đổi cách đánh giá hoạt động dạy học và công tác của giáo viên cũng là
một việc làm cần thiết và cần có sự đầu tư về trí tuệ cũng như tính tích cực và công
bằng : hiện nay chúng ta dựa quá nhiều vào kết quả điểm số thi cử của học sinh để
đánh giá, xếp loại thi đua khen thưởng giáo viên. Đây là cách đánh giá phiến diện,
không chính xác và ít mang tính tích cực. Việc làm này rất dễ dẫn đến việc giáo viên
không làm theo tinh thần cống hiến cho sự nghiệp giáo dục mà còn tạo điều kiện để
họ tìm ra những phương pháp làm việc theo kiểu đối phó và làm chỉ để cho xong.
Điều này thật sự nguy hiểm và còn nguy hiểm hơn khi thầy dạy theo kiểu làm cho
xong và học sinh học theo kiểu chống đối.
Trên đây là một số các ý kiến đóng góp cho hội thảo đổi mới phương pháp
giáo dục, với hi vong nó có thể phần nào giúp ích cho công cuộc đổi mới, cải cách
giáo dục ở VN. Sự quan tâm sâu sắc, sự đầu tư về trí tuệ và sự làm việc theo tinh thần
công hiến cho sự nghiệp giáo dục của các nhà làm quản lý, cũng như các nhà giáo là
thực sự cần thiết, để có được một nền giáo dục tiên tiến nhưng vẫn mang đậm bản sắc
văn hóa truyền thống của VN là “tôn sư trọng đạo”./.

4


5



×