Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1965

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 164 trang )

Header Page 1 of 123.

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong mọi thời đại, giáo dục luôn có vị trí quan trọng và là nhân tố
thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam cũng vậy, trong lịch sử
dựng nước, giữ nước, ông cha ta sớm có ý thức về vai trò của giáo dục và quan
niệm rằng muốn xây dựng đất nước phải mở mang giáo dục, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài. Ngay từ thời Lê, Đông các Đại học sỹ Thân Nhân Trung đã
khẳng định: ‘‘Hiền tài là nguyên khí của đất nước. Nguyên khí thịnh thì thế nước
mạnh mà vươn cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp. Bởi vậy các
đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc gây dựng người tài, kén chọn
kẻ sĩ bồi đắp nguyên khí làm việc đầu tiên» [66; tr. 86, 87].
Kế thừa và phát huy truyền thống trọng giáo dục, trọng nhân tài của ông
cha, từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập cho đến nay,
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và chăm lo công tác giáo dục. Năm 1945, nước
Việt Nam vừa mới ra đời đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách. Trong
hoàn cảnh khó khăn, để giữ vững chính quyền cách mạng, Đảng, Nhà nước, đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra ba nhiệm vụ cấp bách của đất nước là
«chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm». Song, để thực hiện được những
nhiệm vụ trên, Người khẳng định: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho
dân giàu nước mạnh, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn
phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây
dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” [61; tr. 40].
Ngày nay, khi đất nước đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập với
khu vực, quốc tế, Đảng, Nhà nước càng quan tâm, chăm lo phát triển sự nghiệp
giáo dục, luôn coi phát triển giáo dục, đầu tư cho giáo dục là quốc sách trong sự
nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Năm 1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Khoa học và giáo dục


Footer Page 1 of 123.


Header Page 2 of 123.

2

đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn
lên trình độ tiên tiến của thế giới» [42; tr.106]. Trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển giáo
dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa và hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu
tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [43;
tr.108, 109] ; “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước,
xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo
cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho
giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển” [43; tr.77].
1.2. Là một khu vực rộng lớn, nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc thiểu số
của đất nước với trình độ phát triển khác nhau, các tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Nam có vị trí quan trọng trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc. Thời kỳ
tiền khởi nghĩa, nơi đây là trung tâm lãnh đạo cách mạng của cả nước, lãnh đạo
nhân dân giành chính quyền trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Trong
thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nơi đây vừa là căn cứ địa
cách mạng vừa là nơi diễn ra nhiều chiến dịch lớn góp phần quyết định đến thắng
lợi của cuộc kháng chiến, như Chiến dịch Việt Bắc năm 1947, Chiến dịch Biên
giới năm 1950, Chiến dịch Tây Bắc năm 1952, đặc biệt là Chiến cuộc Đông
Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, v.v... Trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các tỉnh miền núi phía Bắc được xác định là

hậu phương sâu của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam.
Cùng với nhân dân miền Bắc, nhân dân các dân tộc miền núi phía Bắc đã đóng
góp sức mình vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất
nước nhà. Thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc bắt
Footer Page 2 of 123.


Header Page 3 of 123.

3

nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của nền giáo
dục xã hội chủ nghĩa miền Bắc nói chung và giáo dục ở các tỉnh miền núi phía
Bắc nói riêng.
1.3. Các tỉnh miền núi phía Bắc còn là nơi tiếp giáp với các nước láng
giềng, có vị trí quan trọng trong vấn đề an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, do trình
độ dân trí của đồng bào còn hạn chế nên các thế lực thù địch luôn lợi dụng tình
trạng này để tuyên truyền, kích động, gây mất đoàn kết giữa các dân tộc, thậm
chí họ còn lôi kéo, dụ dỗ đồng bào chống lại Đảng, Nhà nước ta. Chính vì vậy,
việc xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao trình độ học vấn cho đồng bào miền
núi là rất cần thiết, có vị trí quan trọng. Chỉ bằng việc mở mang giáo dục mới
giúp đồng bào nâng cao nhận thức, hiểu biết để chống lại những âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch, từ đó cùng nhau đoàn kết, xây dựng cuộc sống,
bảo vệ vững chắc biên cương, lãnh thổ của Tổ quốc.
1.4. So với các vùng, miền khác trong cả nước, cho đến nay, các tỉnh miền
núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, nền kinh tế và đời sống
của nhân dân còn rất nhiều khó khăn, là vùng chậm phát triển nhất của cả nước.
Đến năm 2012, tỷ lệ nghèo đói của vùng cao miền núi phía Bắc vẫn cao nhất cả
nước, nhiều huyện có tới 2/3 số xã thuộc diện “đặc biệt khó khăn” như huyện
Phong Thổ (Lai Châu) có 21 xã; huyện Sông Mã (Sơn La) có 14 xã, v.v… [81;

tr.36]. Chính vì vậy, nghiên cứu về các lĩnh vực nói chung, giáo dục nói riêng
trong từng giai đoạn lịch sử, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây
dựng và phát triển miền núi hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
1.5. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn thể hiện tấm lòng tri ân
của thế hệ trẻ Việt Nam đối với nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi mà
trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dù
cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng đồng bào đã hết lòng ủng hộ
cách mạng, một lòng đi theo Đảng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Footer Page 3 of 123.


Header Page 4 of 123.

4

1.6. Từ trước đến nay, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
giáo dục trong giai đoạn 1954-1965 nhưng vẫn chưa có một công trình sử học
nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về quá trình xây dựng, phát
triển, cũng như những khó khăn, thăng trầm của giáo dục các tỉnh miền núi phía
Bắc Việt Nam trong giai đoạn này.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài «Giáo dục các tỉnh miền núi
phía Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1965» làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện luận án này, chúng tôi mong muốn phục dựng bức tranh tương
đối hoàn chỉnh và toàn diện về quá trình xây dựng, phát triển, những giai đoạn
thăng trầm, khó khăn của giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam qua hai
giai đoạn: 1954-1960 và 1961-1965; Đưa ra những nhận xét, đánh giá và rút ra
một số bài học kinh nghiệm qua quá trình xây dựng và phát triển giáo dục ở các
tỉnh miền núi phía Bắc từ năm 1954 đến năm 1965.

2.2. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu giáo dục từ góc độ sử học, cụ thể là giáo dục
bình dân (xóa mù chữ), giáo dục bổ túc (bổ túc văn hóa) và giáo dục phổ thông ở
mười tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích yếu tố tự nhiên, xã hội, con người vùng núi phía Bắc, yêu cầu
xây dựng và phát triển giáo dục ở khu vực này trong giai đoạn khôi phục, cải tạo,
phát triển kinh tế-xã hội.
- Làm rõ chủ trương của Đảng về xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa
ở miền Bắc nói chung và giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng.

Footer Page 4 of 123.


Header Page 5 of 123.

5

- Quá trình xây dựng và phát triển của các ngành học: giáo dục bình dân,
giáo dục bổ túc và giáo dục phổ thông qua hai giai đoạn 1954-1960 và 19611965.
- Công tác đào tạo giáo viên, biên soạn sách giáo khoa cho miền núi.
- Đánh giá và chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu, khó khăn, hạn chế
của giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ năm 1954 đến năm 1965.
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm về công tác giáo dục ở khu vực này
trong giai đoạn 1954-1965 và xem đây là những gợi mở nhằm góp phần xây
dựng, phát triển giáo dục ở các tỉnh miền núi, vùng cao trong giai đoạn hiện nay.
2.4. Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Luận án bắt đầu từ năm 1954 là năm hoà bình được lập lại ở
miền Bắc và kết thúc năm 1965 là năm cuối của kế hoạch năm năm đầu tiên về
phát triển kinh tế, văn hóa, trong đó có giáo dục (1961-1965). Về mặt giáo dục,

năm 1965 là năm các tỉnh miền núi phía Bắc đạt được thành tích quan trọng,
đánh dấu sự phát triển vượt bậc. Đó là về cơ bản nhân dân các tỉnh miền núi phía
Bắc đã xóa xong nạn mù chữ do thực dân, phong kiến để lại. Nhân dân ai cũng
được đi học, nhất là các em học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh nữ.
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu giáo dục ở các tỉnh miền núi
phía Bắc, bao gồm: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái (từ năm 1955 thuộc Khu
tự trị Thái-Mèo, đến tháng 10 năm 1962 đổi thành Khu tự trị Tây Bắc), Cao
Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang (thuộc Khu
tự trị Việt Bắc). Đề tài chọn mười tỉnh miền núi nêu trên là vì các tỉnh có nét
tương đồng về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội, đặc điểm kinh tế, dân cư và
tính ổn định về mặt hành chính.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận

Footer Page 5 of 123.


Header Page 6 of 123.

6

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dựa trên phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm của Đảng về văn hóa nói chung, giáo dục nói riêng.
Giáo dục là một vấn đề có phạm vi rộng, là đối tượng nghiên cứu của
nhiều khoa học khác nhau, song, luận án chỉ tập trung nghiên cứu dưới góc độ
khoa học lịch sử.
Đề tài chọn vấn đề giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong mười năm
đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954-1965) làm đối tượng nghiên cứu nhằm mục
đích phục vụ hiện tại. Do vậy, quá trình thực hiện đề tài theo diễn trình lịch sử, từ

đó rút ra những bài học kinh nghiệm về quá trình xây dựng, phát triển giáo dục
và xem đây là những gợi mở cho việc xây dựng và phát triển giáo dục ở khu vực
này trong giai đoạn hiện nay.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận án luôn đặt vấn đề nghiên cứu
trong bối cảnh của quá trình xây dựng, phát triển miền Bắc nói chung và nền giáo
dục xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, đề tài luận án
sẽ chịu sự tác động của các yếu tố như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc lúc đó. Bên cạnh đó, tác giả luận án
cũng luôn nhìn nhận vấn đề một cách biện chứng, theo quan điểm lịch sử và có
sự phân tích, tổng hợp sự kiện lịch sử để có sự nhận thức đúng, chân thực về
những gì đã diễn ra trong quá trình xây dựng, phát triển giáo dục ở các tỉnh miền
núi phía Bắc trong giai đoạn 1954-1965. Trên cơ sở đó, tác giả luận án tìm ra
những nguyên nhân thúc đẩy cũng như những yếu tố kìm hãm sự phát triển của
giáo dục miền núi phía Bắc trong này.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử
và phương pháp logíc là chủ yếu, đồng thời kết hợp phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh, v.v…
Footer Page 6 of 123.


Header Page 7 of 123.

7

4. Nguồn tài liệu
Bên cạnh việc tham khảo, kế thừa những công trình nghiên cứu của các tác
giả đi trước, để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu dựa vào các nguồn tài liệu
chính sau:
- Văn kiện Đảng toàn tập và Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

về xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa từ năm 1954 đến năm 1965.
- Nguồn tài liệu khai thác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.
- Nguồn tài liệu từ sách, báo, tạp chí, luận văn thạc sỹ lịch sử, luận án tiến
sĩ lịch sử và các nguồn tài liệu khác có liên quan đến đề tài luận án.
5. Đóng góp của luận án
Nghiên cứu thành công luận án với đề tài ‘‘Giáo dục các tỉnh miền núi
phía Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1965”, chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ ở
những nội dung sau:
- Phục dựng tương đối chân thực và toàn diện về giáo dục ở các tỉnh miền
núi phía Bắc từ năm 1954 đến năm 1965.
- Góp phần hoàn chỉnh bức tranh về nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc Việt Nam trong mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954-1965).
- Làm rõ hơn đường lối, chính sách phát triển giáo dục của Đảng, Nhà
nước đối với các tỉnh miền núi nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc nói
riêng. Từ đó thấy được, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo,
xây dựng công tác giáo dục ở các tỉnh miền núi, vùng đồng bào thiểu số.
- Trên cơ sở đó, luận án đưa ra nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh
nghiệm về công tác giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn này và
xem đây là những gợi mở nhằm góp phần xây dựng, phát triển công tác giáo dục
ở các tỉnh miền núi, vùng cao trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án cũng cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng
dạy, học tập về lịch sử giáo dục, lịch sử địa phương.
Footer Page 7 of 123.


Header Page 8 of 123.

8

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án gồm
bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề
tài luận án
Chương 2: Xây dựng giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn
1954-1960
Chương 3: Tiếp tục xây dựng và phát triển giáo dục ở các tỉnh miền núi
phía Bắc giai đoạn 1961-1965.
Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm từ thực tiễn giáo dục ở các tỉnh miền
núi phía Bắc giai đoạn 1954-1965.

Footer Page 8 of 123.


Header Page 9 of 123.

9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài
luận án
Từ năm 1954 đến năm 1965 là giai đoạn đầu Việt Nam thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh
chống đế quốc Mỹ xâm lược ở miền Nam, thực hiện mục tiêu thống nhất nước
nhà. Viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc đấu tranh
chống Mỹ xâm lược ở miền Nam trong giai đoạn này có rất nhiều công trình đề
cập đến. Riêng lĩnh vực giáo dục có rất nhiều tác phẩm đã xuất bản, có thể phân
loại thành các nhóm công trình sau:

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục nói chung:
Trong nhóm công trình này, chúng tôi chia thành hai nhóm nhỏ là nhóm
công trình lý luận về giáo dục và nhóm công trình chuyên khảo về giáo dục.
- Nhóm công trình có tính lý luận về giáo dục gồm các tác phẩm Hồ Chủ
tịch bàn về giáo dục và Bàn về công tác giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các
tác phẩm Công tác giáo dục và người thầy giáo xã hội chủ nghĩa, Sự nghiệp giáo
dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa và Mấy vấn đề về văn hóa giáo dục của tác giả
Phạm Văn Đồng.
Những tác phẩm Hồ Chủ tịch bàn về giáo dục xuất bản năm 1962 và Bàn
về công tác giáo dục xuất bản năm 1972 của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tập hợp
những bài viết và bài nói chuyện của Người từ năm 1919 đến năm 1969 về giáo
dục. Qua hai tác phẩm này, Người nêu rõ quan điểm của Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa về công tác giáo dục, về xây dựng nền giáo dục nhân dân, nền giáo
dục xã hội chủ nghĩa; đề cập đến một số nội dung về xây dựng nền giáo dục xã
Footer Page 9 of 123.


Header Page 10 of 123.

10

hội chủ nghĩa mà sau này, Đảng ta kế thừa, phát triển, như nội dung giáo dục
phải toàn diện, mục đích giáo dục là phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng,
v.v… Qua những tác phẩm trên, Người khẳng định, mục đích giáo dục phải phục
vụ đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân
dân, đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng. Phương pháp giáo dục
phải gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân, học phải đi đôi với hành, lý
luận phải liên hệ với thực tế. Nội dung giáo dục phải chú trọng đủ các mặt: đạo
đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản
xuất. Trong nội dung giáo dục, Người nhấn mạnh phải đặc biệt chú trọng về mặt

đức dục, vì theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “có đức mà không có tài thì thành người
vô dụng nhưng có tài mà không có đức thì làm việc gì cũng khó”.
Các tác phẩm Công tác giáo dục và người thầy giáo xã hội chủ nghĩa xuất
bản năm 1970, Sự nghiệp giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa xuất bản năm
1979 và Mấy vấn đề về văn hóa giáo dục xuất bản năm 1986 của tác giả Phạm
Văn Đồng là tập hợp những bài phát biểu quan trọng, tâm huyết của cố Thủ
tướng về công tác giáo dục từ năm 1956 đến những năm 1975. Trong tác phẩm
Sự nghiệp giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa, tác giả đã phân tích sâu sắc
vai trò, vị trí trọng yếu của công tác giáo dục trong sự nghiệp xây dựng chế độ
mới, nền kinh tế mới và con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng như
mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng tư tưởng, văn hóa trong đó có công tác
giáo dục là một bộ phận quan trọng cùng với cách mạng quan hệ sản xuất, cách
mạng khoa học - kỹ thuật. Tác phẩm còn nêu rõ đường lối, quan điểm, phương
châm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng, phát triển nền giáo dục xã
hội chủ nghĩa, về vị trí, nội dung của công tác giáo dục trong giai đoạn Việt Nam
đang xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Tác phẩm cũng nêu vai trò,
vị trí của đội ngũ giáo viên với công tác giáo dục cũng như khẳng định những
thành tựu to lớn của ngành giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục
Footer Page 10 of 123.


Header Page 11 of 123.

11

đại học của Việt Nam trong những năm 1956-1975 là rất cơ bản, chỉ ra những
thiếu sót mà ngành giáo dục, các ngành, các cấp ủy Đảng và Nhà nước phải khắc
phục.
Trong tác phẩm Công tác giáo dục và người thầy giáo xã hội chủ nghĩa,
một lần nữa tác giả Phạm Văn Đồng khẳng định vai trò của đội ngũ giáo viên với

hoạt động giáo dục. Tác giả cho rằng: “Phải kiên trì và quyết tâm xây dựng cho
được một đội ngũ giáo viên trưởng thành. Bởi lẽ, sự nghiệp giáo dục phổ thông
của ta (Việt Nam) tùy thuộc phần rất lớn ở chất lượng, ở trình độ, kinh nghiệm,
khả năng của đội ngũ giáo viên” [44; tr.72, 76]. Về vị trí, nội dung của công tác
giáo dục, tác giả nêu rõ: “công tác giáo dục phải xuất phát từ sự nghiệp cách
mạng của dân tộc, từ những kinh nghiệm của ngành giáo dục nước nhà và mặt
khác xuất phát từ một số sự kiện rất quan trọng về khoa học, kỹ thuật và giáo dục
trên thế giới, để thấy rằng ngành giáo dục của nước nhà đứng trước những yêu
cầu, những trách nhiệm to lớn [44; tr.85].
Nhóm công trình có tính lý luận về giáo dục đã cung cấp cho người đọc
những kiến thức mang tính lý luận chung về nền giáo dục ở Việt Nam, hiểu đuợc
đường lối, quan điểm, của Đảng, Nhà nước về xây dựng, phát triển nền giáo dục
xã hội chủ nghĩa. Từ đó, người đọc nhận thấy quá trình xây dựng nền giáo dục xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một quá trình lâu dài và luôn được Đảng, Nhà nước
đặc biệt quan tâm, chăm lo, xây dựng.
- Nhóm công trình chuyên khảo về lĩnh vực giáo dục, gồm có các công
trình tiêu biểu sau: Hai mươi năm xây dựng giáo dục của Nguyễn Khánh Toàn
xuất bản năm 1965, Ba mươi lăm năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông
của Võ Thuần Nho xuất bản năm 1980, Sơ thảo giáo dục Việt Nam (1945-1992)
của Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất băn năm 1992, Năm mươi năm phát triển sự
nghiệp giáo dục và đào tạo (1945-1995) của Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản
năm 1995, Khoa cử và giáo dục Việt Nam của tác giả Nguyễn Quang Thắng xuất
Footer Page 11 of 123.


Header Page 12 of 123.

12

bản năm 1998, Giáo dục Việt Nam 1945-2005, tập 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

xuất bản năm 2005, Phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế của tác giả Trần Quốc Toản xuất bản năm 2012, v.v…
Cuốn sách Hai mươi năm xây dựng giáo dục của tác giả Nguyễn Khánh
Toàn đề cập đến những khó khăn, thuận lợi của ngành giáo dục Việt Nam khi
nước nhà mới thành lập và sự phát triển của giáo dục trong những năm kháng
chiến. Cuốn sách trình bày hoạt động của giáo dục theo các kế hoạch, nhiệm vụ
xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa của Nhà nước Việt Nam, cụ thể là: kế hoạch
ba năm khôi phục kinh tế và bắt đầu xây dựng văn hóa (1954-1957); Kế hoạch ba
năm cải tạo xã hội chủ nghĩa và những bước tiến mới của giáo dục (1958-1960);
Sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III và
Những thành tựu của giáo dục và khó khăn, tồn tại của giáo dục trong hai mươi
năm 1945-1965. Cuốn sách giúp người đọc có những nhận thức chung về giáo
dục của nước nhà từ năm 1945 đến năm 1965, vấn đề giáo dục miền núi chỉ được
đề cập ở mức độ hạn chế.
Cuốn sách Ba mươi lăm năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông của
tác giả Võ Thuần Nho trình bày chi tiết, hệ thống về quá trình xây dựng, sự phát
triển của ngành học giáo dục phổ thông của cả nước từ khi thành lập Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945 đến những năm nước nhà được hòa bình,
thống nhất năm 1975. Tác phẩm nêu rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc
xây dựng, phát triển giáo dục nước nhà, trình bày đặc điểm, sự phát triển, đóng
góp cũng như những khó khăn, thăng trầm của công tác giáo dục ở các vùng,
miền trên cả nước.
Về công tác giáo dục ở miền núi, tác phẩm dành một chương riêng trình
bày quá trình xây dựng, phát triển của giáo dục miền núi từ năm 1945 đến năm
1975, trình bày đóng góp của giáo dục miền núi đối với nền giáo dục của nước
nhà và đặc biệt tác phẩm có đề cập đến các hội nghị giáo dục miền núi do Chính
Footer Page 12 of 123.


Header Page 13 of 123.


13

phủ tổ chức vào các năm 1958, 1960 và 1963. Có thể nói, tác phẩm là nguồn tư
liệu quí để nghiên cứu về lịch sử giáo dục nói chung và giáo dục miền núi nói
riêng. Tuy nhiên, vấn đề giáo dục ở các tỉnh miền núi mà tác phẩm đề cập đến
mới được trình bày dưới dạng thống kê số liệu về giáo dục miền núi của cả nước,
vấn đề giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc còn mờ nhạt. Hơn thế, nhiều nội
dung của công tác giáo dục, như đào tạo giáo viên, chương trình học, công tác
biên soạn sách giáo khoa cho miền núi vẫn chưa được đề cập đến.
Cuốn sách Sơ thảo giáo dục Việt Nam (1945-1992) của Bộ Giáo dục và
Đào tạo đề cập khá hệ thống, chi tiết các ngành học của Việt Nam từ năm 1945
đến năm 1995, gồm: ngành học giáo dục trước tuổi đi học, giáo dục bổ túc, giáo
dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp, giáo dục đại học. Công trình
còn đề cập đến vấn đề giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, vấn đề
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Trong từng ngành học, cuốn
sách đề cập về lịch sử xây dựng, hình thành, cách thức tổ chức quản lý, chương
trình học, các loại hình đào tạo cũng như những đóng góp của từng ngành học
đối với xã hội, v.v… Tuy nhiên, do đây là công trình viết về giáo dục của cả
nước nên giáo dục miền núi của cả nước nói chung và giáo dục ở miền núi phía
Bắc nói riêng chưa được đề cập nhiều.
Cuốn sách Năm mươi năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945
- 1995) của Bộ Giáo dục và Đào tạo trình bày chi tiết, hệ thống về giáo dục của
cả nước, từ các ngành học mầm non, phổ thông, chuyên nghiệp đến giáo dục đại
học. Cuốn sách cũng đề cập đến việc xây dựng, phát triển giáo dục ở các vùng
trong cả nước, như vùng đồng bằng, miền núi, vùng tự do, vùng bị giặc tạm
chiếm. Đây là công trình nghiên cứu công phu, có tính hệ thống cao. Công trình
đã cung cấp cho người đọc bức tranh tương đối toàn diện về sự phát triển của
ngành giáo dục Việt Nam từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm


Footer Page 13 of 123.


Header Page 14 of 123.

14

1945 đến những năm đất nước bắt đầu bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa năm 1995.
Tại công trình này, vấn đề giáo dục miền núi được đề cập thành mục riêng
nhưng là giáo dục miền núi của cả nước, chưa đề cập đến giáo dục miền núi của
từng vùng, miền cụ thể. Hơn thế, việc trình bày công tác giáo dục ở các tỉnh miền
núi của cả nước vẫn còn hạn chế về số trang, chỉ mang tính liệt kê, chưa thấy
được những khó khăn, hạn chế, đặc thù của giáo dục miền núi so với giáo dục
của cả nước.
Cuốn sách Giáo dục Việt Nam 1945-2005, tập 1 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo là công trình được biên soạn đồ sộ, công phu với sự tham gia của nhiều nhà
khoa học và các chuyên viên công tác trong ngành giáo dục. Công trình đã mô tả
bức tranh về hoạt động giáo dục, đào tạo từ bậc mầm non, vỡ lòng, giáo dục phổ
thông đến trung học chuyên nghiệp và đại học của cả nước trong từng giai đoạn
lịch sử. Công trình cũng trình bày quá trình xây dựng, phát triển của giáo dục ở
từng vùng tự do, tạm chiếm, vùng đồng bào dân tộc thiểu số qua từng giai đoạn
lịch sử, những đóng góp của công tác giáo dục đối với cuộc kháng chiến của dân
tộc, các cuộc cải cách giáo dục trong lịch sử. Ngoài ra, công trình còn đề cập đến
sự hình thành, phát triển ngành giáo dục của các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tuy nhiên, do đây là công trình viết về giáo dục, đào tạo của cả nước nên
vấn đề giáo dục được trình bày mang tính khái lược, mô tả bằng số liệu của cả
nước hoặc các vùng miền trong nước chứ không riêng biệt của một vùng miền cụ
thể nào, và nội dung này, công trình thể hiện cũng rất hạn chế, biểu hiện là số
lượng trang khá khiêm tốn. Chính vì vậy, lượng thông tin về giáo dục của các

tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 1954-1965 rất hạn chế, thậm chí nhiều nội dung
như công tác đào tạo giáo viên, biên soạn sách, chương trình học của từng vùng,
miền trong thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm, trong giai đoạn hòa bình, xây
dựng chủ nghĩa xã hội vẫn chưa được đề cập.
Footer Page 14 of 123.


Header Page 15 of 123.

15

Cuốn sách Phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế của tác giả Trần Quốc Toản tập trung nghiên cứu và làm rõ bản
chất của giáo dục, hoạt động giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế; luận giải cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn sự tác động của cơ chế
thị trường đối với sự phát triển giáo dục-đào tạo; … Cuốn sách cũng trình bày
khái lược thực tiễn phát triển giáo dục Việt Nam từ năm 1955 đến nay, qua các
giai đoạn: 1955-1975, 1975-1986, 1986 đến nay. Trong từng giai đoạn, cuốn
sách phân tích rõ điều kiện kinh tế - xã hội trong đó có giáo dục vận hành, bao
gồm cả cơ chế chính sách phát triển kinh tế; quan điểm phát triển giáo dục từ góc
độ kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; cơ chế chính sách phát triển giáo dục;
thực tiễn phát triển giáo dục. Trong giai đoạn 1955-1975, cuốn sách nêu rõ đặc
điểm của giáo dục là người học được bao cấp hoàn toàn, thậm chí ở một số bậc
học, như trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học còn được Nhà nước trợ cấp.
Mục tiêu giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực gắn với giáo dục lý tưởng
đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, phục vụ cho việc xây
dựng đất nước sau chiến tranh. Người học theo nhu cầu của xã hội.
Cuốn sách Khoa cử và giáo dục Việt Nam của tác giả Nguyễn Quang
Thắng đề cập đến nguồn gốc, hệ thống giáo dục và các hoạt động giáo dục, giảng
dạy, thi cử, chương trình học của giáo dục Việt Nam thời phong kiến. Cuốn sách

cũng đề cập đến giáo dục Việt Nam thời hiện đại như chương trình học, thi cử,
sách giáo khoa, hoạt động giáo dục ở vùng kháng chiến, vùng tự do, đề cập đến
hoạt động của các trường đại học ở Việt Nam. Cuốn sách cung cấp cho người
đọc những hiểu biết chung về hoạt động thi cử, chương trình học của nước Việt
Nam từ thời phong kiến đến năm 1975.
Nhìn chung lại, nhóm công trình chuyên khảo về giáo dục đã trình bày
tương đối toàn diện về quá trình xây dựng, phát triển của giáo dục nước nhà với
đầy đủ các ngành học: giáo dục trước tuổi đi học, giáo dục bổ túc, giáo dục phổ
Footer Page 15 of 123.


Header Page 16 of 123.

16

thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp, giáo dục đại học qua từng giai đoạn
lịch sử; nêu chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng, phát triển giáo dục;
nêu những đặc điểm, quá trình xây dựng, phát triển cũng như những kết quả, khó
khăn, thăng trầm của giáo dục ở các vùng, miền của cả nước như vùng đồng
bằng, miền núi, vùng tự do, vùng bị giặc tạm chiếm. Trong phần giáo dục miền
núi, nhóm công trình mới chỉ đề cập đến giáo dục miền núi của cả nước nói
chung, chưa đề cập đến giáo dục ở miền núi phía Bắc.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về các tỉnh miền núi phía Bắc có đề
cập đến giáo dục:
Đề tài nghiên cứu về giáo dục ở mười tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
nên nhóm công trình này khá phong phú và thường được thể hiện dưới dạng các
công trình là Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân khu, Lịch sử
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của địa phương, Lịch sử đảng bộ tỉnh, Địa chí
của tỉnh, Lịch sử tỉnh.
Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các tỉnh miền núi phía

Bắc có đề cập đến giáo dục được xuất bản như cuốn sách Một số vấn đề kinh tếxã hội các tỉnh miền núi phía Bắc của Viện Dân tộc học xuất bản năm 1987, Năm
mươi năm các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945-1995) của Bế Viết Đẳng xuất bản
năm 1995, Việt Bắc-Ba mươi năm chiến tranh cách mạng (1945-1975), tập 2 do
Bộ Tư lệnh Quân khu 1 xuất bản năm 1992, Tây Bắc lịch sử kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước (1954-1975) do Bộ Tư lệnh Quân khu 2 xuất bản năm 1994, Lịch
sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Khu Tây Bắc (1945-1954)
do Cao Văn Lượng chủ biên xuất bản năm 2003, Lịch sử Việt Nam 1954-1965
của Viện Sử học xuất bản năm 1996, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1955 1985) do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn xuất bản năm 1996, Địa chí
Lạng Sơn do Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn xuất bản năm 1999, Lịch sử Đảng
bộ tỉnh Lai Châu, tập 1 (1945-1975) do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu
Footer Page 16 of 123.


Header Page 17 of 123.

17

xuất bản năm 1999, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, tập 1 do Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn xuất bản năm 2000, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang
(1940-1975) do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang xuất bản năm 2000,
Địa chí Cao Bằng do Nông Hải Pín làm chủ biên xuất bản năm 2000, Lịch sử
tỉnh Cao Bằng do Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng
- Viện Sử học xuất bản năm 2009, Địa chí Thái Nguyên do Tỉnh ủy - Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên xuất bản năm 2009, Lịch sử Đảng
bộ tỉnh Lào Cai (1947-1975) do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai xuất bản
năm 2010, v.v…
Dưới đây chúng tôi xin trình bày tổng quan một số công trình tiêu biểu:
Cuốn sách Một số vấn đề kinh tế-xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc của
Viện Dân tộc học là tập hợp các bài viết của các nhà khoa học đề cập đến nhiều
nội dung. Đó là: Dân cư và lao động, Việc phát huy các thế mạnh để phát triển

kinh tế, Phát triển văn hóa và giáo dục, Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố
quốc phòng ở các tỉnh miền núi. Qua đó, cuốn sách nêu lên thực trạng, khó khăn,
tiềm năng của các tỉnh miền núi phía Bắc; đề ra các biện pháp nhằm xây dựng,
phát triển miền núi trên các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Cuốn sách nêu rõ thế
yếu của các tỉnh miền núi phía Bắc là: Thiếu lương thực, không đủ bảo đảm cho
dân số tăng tự nhiên của địa phương và số dân từ xã di chuyển đến do nhu cầu
phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng; thiếu sức lao động cả về số lượng và
chất lượng; Trình độ văn hóa-kỹ thuật, trình độ phân công lao động, năng suất
lao động thấp; Cơ sở vật chất kỹ thuật yếu, mạng lưới giao thông vận chuyển
kém phát triển. Trình độ kinh tế - xã hội thấp. Miền núi phía Bắc đi lên chủ nghĩa
xã hội từ những hình thái xã hội tiền tư bản chủ nghĩa. Những tiền đề vật chất và
tinh thần cho công cuộc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa chưa có sẵn. Đó
là một trở ngại lớn. Vì vậy, việc xây dựng lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp.
Footer Page 17 of 123.


Header Page 18 of 123.

18

Cuốn sách Năm mươi năm các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945-1995) của
tác giả Bế Viết Đẳng đề cập đến sự đóng góp của các dân tộc thiểu số trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc, đó là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ và trong giai đoạn bảo vệ Tổ quốc sau năm
1975. Công trình còn đề cập đến các chuyên đề, như: các dân tộc thiểu số trong
xây dựng và phát triển kinh tế, trong thực hiện định canh định cư; trong xây dựng
các quan hệ xã hội mới; trong phát triển giáo dục đào tạo, y tế - sức khỏe và kế
hoạch hóa gia đình. Qua việc trình bày các chuyên đề, công trình đã cho người
đọc thấy được cuộc sống của nhân dân các dân tộc thiểu số mặc dù còn rất khó

khăn nhưng trong kháng chiến, nhân dân đã thể hiện tinh thần yêu nước, truyền
thống cách mạng, hết lòng ủng hộ kháng chiến, một lòng đi theo Đảng, theo Bác
Hồ; thấy được sự đổi thay trong đời sống kinh tế, văn hóa và giáo dục của đồng
bào từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập đến nay; thấy được
sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân các dân tộc thiểu số
trên tất cả các lĩnh vực. Công trình giúp người đọc cảm nhận được bức tranh
tương đối toàn diện về đời sống vật chất, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân
dân các dân tộc thiểu số từ năm 1945 đến năm 1995.
Về phần giáo dục, đào tạo, công trình cũng đề cập khá đầy đủ về các hoạt
động của giáo dục ở các dân tộc thiểu số, như công tác xóa mù chữ, số lượng
trường, lớp, học sinh tăng lên theo từng năm, công tác đào tạo giáo viên, công tác
xây dựng chữ dân tộc thiểu số và việc sử dụng chữ dân tộc thiểu số trong giáo
dục, v.v… Tuy nhiên, do đây là công trình viết về các dân tộc thiểu số của cả
nước nên công tác giáo dục và đào tạo là của nhân dân các dân tộc thiểu số cả
nước, chứ không phải của từng vùng, miền nào cụ thể. Hơn thế, hoạt động giáo
dục của nhân dân các dân tộc thiểu số của cả nước chỉ đề cập ở dạng số liệu để
thấy được sự phát triển của giáo dục trong từng giai đoạn lịch sử, chưa nêu lên
những hạn chế, khó khăn của công tác giáo dục cũng như còn thiếu một số nội
Footer Page 18 of 123.


Header Page 19 of 123.

19

dung của công tác giáo dục như: biên soạn sách giáo khoa, dạy chữ dân tộc thiểu
số trong các trường, lớp phổ thông, v.v…
Cuốn sách Việt Bắc-Ba mươi năm chiến tranh cách mạng (1945-1975), tập
2 của Bộ Tư lệnh Quân khu 1 đã dựng lại bức tranh tương đối hoàn chỉnh và hệ
thống về công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội của nhân dân

các dân tộc Việt Bắc trong giai đoạn 1954-1960; quá trình xây dựng lực lượng vũ
trang, xây dựng Việt Bắc thành hậu phương vững mạnh cũng như đóng góp của
quân dân Việt Bắc trong hai cuộc chiến tranh phá hoại nói riêng, sự nghiệp cách
mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1961-1975). Cuốn sách giúp
người đọc nhận thức được lịch sử cách mạng của quân và dân khu Việt Bắc trong
những năm 1954-1975. Song, do công trình viết về lịch sử chiến tranh cách mạng
nên các lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, y tế, ít đề cập đến. Nếu có thì trình bày
rất chung chung, không rõ mốc thời gian, như ở trang 53, cuốn sách viết một
đoạn như sau: “Công tác giáo dục, văn hóa, y tế … cũng chuyển biến đáng kể, 85
phần trăm số dân đã biết đọc, biết viết. Một số dân tộc có chữ viết riêng. Các xã
đều có trường cấp I, huyện có trường cấp II, tỉnh có trường cấp III, Khu có
trường đại học”.
Cuốn sách Tây Bắc lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
của Bộ Tư lệnh Quân khu 2 trình bày khá chi tiết, đầy đủ những thuận lợi, khó
khăn trong quá trình khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa, nhất là công cuộc tiễu
phỉ cũng như những đóng góp của quân và dân Tây Bắc trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của dân tộc qua từng giai đoạn lịch sử 1954-1960, 19601965, 1965-1968 và 1968-1975.
Cuốn sách đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng thể, hoàn chỉnh, tương đối
toàn diện về lịch sử kháng chiến, quá trình khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa
và những đóng góp của quân và dân Tây Bắc trong những năm 1954-1975. Tuy
nhiên, cũng giống như công trình Việt Bắc-Ba mươi năm chiến tranh cách mạng
Footer Page 19 of 123.


Header Page 20 of 123.

20

(1945-1975), tập 2 nêu trên, công trình Tây Bắc lịch sử kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954-1975) mới chỉ đề cập sơ lược về việc xây dựng và hoạt động

giáo dục của quân, dân Tây Bắc trong giai đoạn 1954-1965. Trang 25, cuốn sách
viết: “Về văn hóa, giáo dục, từ chỗ trên 90 phần trăm đồng bào mù chữ và một số
ít trường lớp phục vụ con em các giai cấp thống trị, đến cuối năm 1960, các xã có
trường phổ thông cấp 1, thị trấn (huyện) có trường phổ thông cấp 2, thị xã có
trường phổ thông cấp 3. Phong trào bình dân học vụ được tiếp tục duy trì và đẩy
mạnh. Toàn khu đã có trên 40 vạn người thuộc các dân tộc thoát mù chữ, trên 6
vạn người theo học các lớp bổ túc văn hóa. Hệ thống giáo dục phổ thông phát
triển khá nhanh, số học sinh cấp 1 tăng gấp 4 lần so với năm 1957. Đến năm
1960, bộ chữ Thái đã được xây dựng hoàn chỉnh”.
Cuốn sách Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân
Khu Tây Bắc (1945-1954) do tác giả Cao Văn Lượng làm chủ biên trình bày về
vị trí địa lý, điều kiện, tự nhiên, mảnh đất, con người và truyền thống đấu tranh
cách mạng của quân và dân Tây Bắc trong lịch sử. Cuốn sách cũng trình bày một
cách tương đối toàn diện, có hệ thống về lịch sử kháng chiến chống thực dân
Pháp của quân và dân Tây Bắc từ năm 1945 đến năm 1954 trên tất cả các mặt:
đấu tranh quân sự, chính trị, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng
hậu phương, xây dựng chế độ mới. Qua việc trình bày lịch sử kháng chiến chống
thực dân Pháp của quân và dân Tây Bắc, công trình khẳng định, làm rõ, nêu bật
sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của các Đảng bộ địa phương, sự đóng
góp, hy sinh to lớn của lực lượng vũ trang địa phương và của đồng bào các dân
tộc Tây Bắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, góp phần quan trọng vào thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.
Công trình cung cấp nguồn tư liệu cụ thể, có giá trị về cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp cũng như quá trình xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa,

Footer Page 20 of 123.


Header Page 21 of 123.


21

trong đó có công tác giáo dục của quân và dân thuộc Khu Tây Bắc từ năm 1945
đến năm 1954.
Cuốn sách Lịch sử Việt Nam 1954-1965 của Viện Sử học trình bày một
cách có hệ thống và tương đối toàn diện lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm
1965. Cụ thể là lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trên cả hai
miền đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm thực hiện đồng thời hai nhiệm
vụ chiến lược cách mạng; trình bày cô đọng, súc tích quá trình khôi phục, cải tạo,
phát triển kinh tế, văn hóa của miền Bắc trong giai đoạn 1954-1965; trình bày
khách quan những thắng lợi, những thành tựu to lớn, toàn diện đã giành được và
những thiếu sót, sai lầm đã phạm phải trong quá trình cách mạng; phân tích rõ
nguyên nhân và rút ra một số bài học, kinh nghiệm.
Về giáo dục, công trình có đề cập đến công tác giáo dục ở miền Bắc nói
chung và giáo dục miền núi nói riêng. Tuy nhiên do đây là công trình viết về lịch
sử Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực nên vấn đề giáo dục mới chỉ đề cập ở mức
rất hạn chế. Trong những năm 1954-1957, công trình có viết về giáo dục miền
núi như sau: “Trong phát triển văn hóa, giáo dục miền núi phải coi trọng việc
giáo dục tiếng phổ thông đi song song với tiếng dân tộc. Những dân tộc đã có
chữ, có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình song song với tiếng
phổ thông. Để tạo điều kiện thuận lợi cho con em các dân tộc miền núi học tập,
chính phủ quyết định gia thêm hạn học cấp 1 phổ thông miền núi từ 4 đến 5 năm
với một chương trình thích hợp. Đồng thời lập các trường sư phạm miền núi ở
Hà Nội (Trung ương); ở Việt Bắc; trường sư phạm sơ cấp, trường sư phạm đào
tạo giáo viên cấp I, cấp II ở Tây Bắc và các lớp sư phạm cấp tốc cho miền núi.
Nhờ vậy giáo dục miền núi phát triển khá nhanh” [110; tr.53]
Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu, tập 1 (1945-1975) của Đảng bộ
tỉnh Lai Châu trình bày tương đối toàn diện, chi tiết quá trình ra đời, xây dựng,
đấu tranh, trưởng thành và sự lãnh đạo của Đảng bộ Lai Châu đối với phong trào
Footer Page 21 of 123.



Header Page 22 of 123.

22

cách mạng của quần chúng nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp,
đặc biệt là trong các chiến dịch lớn như Chiến dịch Tây Bắc, Chiến dịch Điện
Biên Phủ; lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1954 đến
năm 1975.
Do đây là công trình viết về sự hình thành và lãnh đạo của Đảng bộ Lai
Châu đối với phong trào cách mạng của quần chúng, nhân dân từ năm 1945 đến
năm 1975 nên vấn đề xây dựng văn hóa, trong đó có giáo dục trong giai đoạn
1954-1965 đề cập còn hạn chế, chung chung. Ở trang 246, cuốn sách ghi: “Sự
nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa- xã hội được các cấp ủy chăm lo xây dựng. Để đẩy
lùi giặc dốt, phong trào xóa nạn mù chữ được phát động trong toàn dân, mạng
lưới giáo dục được hình thành ở tất cả các châu, xã”. Trang 261, cuốn sách viết:
“Sự nghiệp văn hóa, giáo dục và y tế được chăm lo phát triển. Năm 1959, Bộ
Giáo dục đã cử hàng trăm giáo viên miền xuôi lên dạy học ở Lai Châu, nhiều
thầy cô giáo đã nêu gương sáng về tinh thần tận tụy với công tác đào tạo học sinh
người dân tộc. Năm 1962, cứ 10.000 dân có 1.000 học sinh phổ thông và học
viên bổ túc văn hóa. Phong trào bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ được Đảng bộ
Khu quan tâm, lãnh đạo nên đã đạt được một số kết quả bước đầu”.
Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai (1947-1975) của Đảng bộ tỉnh
Lào Cai trình bày quá trình hình thành, phát triển và những đóng góp to lớn của
Đảng bộ Lào Cai trong thời kỳ cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp; trong công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển, xây dựng quan hệ sản
xuất mới góp phần đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ (1955-1975);
trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội bảo vệ chủ quyền

biên giới quốc gia (1979-1980); khắc phục hậu quả chiến tranh biên giới, cùng cả
nước thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo (1980-1991);

Footer Page 22 of 123.


Header Page 23 of 123.

23

trong thời kỳ tái lập tỉnh Lào Cai và thời kỳ lãnh đạo tỉnh Lào Cai tiếp tục sự
nghiệp đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1991-2007).
Về công tác giáo dục, do đây là công trình viết về sự hình thành và lãnh
đạo của Đảng bộ địa phương đối với phong trào cách mạng của quần chúng nhân
dân từ năm 1947 đến năm 1975 nên vấn đề xây dựng văn hóa, trong đó có giáo
dục trong giai đoạn 1954-1965 đề cập còn hạn chế, như: “Tỉnh ủy chỉ đạo đẩy
mạnh phong trào bình dân học vụ, thanh toán nạn mù chữ. Năm 1955, ngành
giáo dục xóa mù chữ cho 2.480 người,… năm 1957 cho 8.068 người. Năm học
1954-1955, giáo dục phổ thông có 444 học sinh cấp I, 20 học sinh cấp II. Năm
học 1955-1956 có 767 học sinh cấp I, 74 học sinh cấp II. … Nhiều xã vùng cao
đã có trường cấp I, phong trào học tập ở các thị xã, thị trấn khá sôi nổi, điển hình
nhất là huyện Bảo Thắng đến năm 1957 số người mù chữ chỉ còn 20%” [7; tr.
227, 228].
Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930-2000) của Đảng bộ tỉnh
Cao Bằng đề cập đến sự ra đời của Đảng bộ tỉnh và việc lãnh đạo nhân dân trong
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc qua các giai đoạn: 1930-1935, 19361939, 1939-1945, 1945-1947, 1947-1950, 1950-1954, 1954-1960, 1961-1965,
1966-1972, 1973-1975, 1976-1980, 1981-1985, 1986-1990, 1991-1995 và 19962000.
Về công tác giáo dục, giai đoạn 1954-1965, cuốn sách trình bày vài nét
như sau: “Đảng bộ và chính quyền các cấp từ tỉnh xuống đến các huyện, thị xã
đều quan tâm đến công tác bình dân học vụ, do đó phong trào bình dân học vụ

phát triển mạnh. Đầu năm 1956, toàn tỉnh có tới 24.039 học sinh theo học các lớp
bình dân học vụ, trong đó có 11.611 học viên thi tốt nghiệp, tiến tới phổ cập cấp I
cho đội ngũ cán bộ cơ sở, chuẩn bị một bước cho công cuộc cải tạo xã hội chủ
nghĩa. Năm 1957, Trường văn hóa miền núi của tỉnh đã tổ chức thi tốt nghiệp cấp

Footer Page 23 of 123.


Header Page 24 of 123.

24

I cho 303 học viên (trong đó có 212 cán bộ xã, 91 học viên được đào tạo thành
giáo viên bổ túc văn hóa cấp I cho vùng cao)” [5; tr.257]
Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940-1975) của Đảng bộ
tỉnh Tuyên Quang trình bày tương đối toàn diện về sự ra đời và lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh đối với phong trào cách mạng địa phương qua từng giai đoạn. Đó là
lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong cách mạng giải phóng dân tộc và kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt là vai trò hậu phương, an toàn khu
trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1940-1954); lãnh đạo nhân dân thực
hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954-1975)
Về công tác giáo dục, công trình mới chỉ đề cập một vài nét sơ lược, như ở
trang 231 có đoạn: “Tỉnh chăm lo củng cố phong trào bình dân học vụ, bổ túc
văn hóa, từng bước mở rộng, phát triển các trường học phổ thông. Năm 1955, có
9.557 người theo học tại 1.245 lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hóa. Năm 1956,
tỉnh bồi dưỡng 570 giáo viên bình dân học vụ, tập huấn cho 506 giáo viên phổ
thông, xóa mù chữ 7.956 người (bằng 390% năm 1955), các lớp phổ thông cấp III có 7.123 học sinh. Nhân dân các dân tộc tích cực học tập, nâng cao trình độ
văn hóa. Cuối năm 1955, có 139 xã có phong trào bình dân học vụ (tăng 79 xã so
với đầu năm). Giáo dục phổ thông được cải tiến và có nền nếp hơn. Tới cuối năm

1957, toàn tỉnh có 120 trường cấp I với 5.828 học sinh, 11 trường cấp II với 731
học sinh, 60% số người trong độ tuổi được công nhận thoát nạn mù chữ”.
Cuốn sách Địa chí Lạng Sơn của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn là một
công trình nghiên cứu khoa học, công phu, trình bày có hệ thống và tương đối
toàn diện về mọi lĩnh vực của tỉnh, từ đặc điểm tự nhiên, con người, lịch sử đến
tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, từ đó phác thảo nên bức tranh, diện mạo về
vùng đất, con người Lạng Sơn trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay.

Footer Page 24 of 123.


Header Page 25 of 123.

25

Về công tác giáo dục, công trình đã đề cập khá chi tiết nội dung giáo dục
của tỉnh qua các giai đoạn: Giáo dục trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945;
Giáo dục thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay. Phần giáo dục trước cách
mạng Tháng Tám năm 1945, công trình đã giúp người đọc nhận biết đôi nét về
giáo dục ở tỉnh Lạng Sơn, qua đó thấy được “giáo dục ở tỉnh Lạng Sơn dưới thời
Pháp cai trị khá phát triển, không kém các trung tâm giáo dục ở các tỉnh Bắc Kỳ
thời đó, như tỉnh Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng” [92; tr.267].
Bên cạnh đó, công trình đề cập khá toàn diện các hoạt động của giáo dục
của địa phương như số trường lớp, tiểu học, học sinh cao đẳng tiểu học, việc biên
soạn sách giáo khoa cho miền núi, công tác đào tạo giáo viên và việc dạy chữ của
người dân tộc thiểu số trong giáo dục… Tuy nhiên, các nội dung đó mới được
trình bày dưới dạng thống kê số liệu, chưa phân tích, quá trình phát triển hay
nguyên nhân, hạn chế của công tác giáo dục trong từng giai đoạn lịch sử. Ví dụ,
trang 682, công trình viết như sau: “Năm học 1965-1966 so với năm học 19551956, tăng như sau: trường cấp I tăng 2,6 lần, số học sinh cấp I tăng 2,8 lần;
trường cấp II tăng 9 lần và số học sinh tăng 6,7 lần; số trường cấp III tăng 8 lần

và học sinh tăng 18,3 lần. Số giáo viên cấp I tăng 4,4, lần, cấp II 22 lần, cấp III
32,5 lần. Học sinh người dân tộc thiểu số đã chiếm tỷ lệ cao trong tổng số học
sinh: cấp I chiếm 85%, cấp II chiếm 81 % và cấp III chiếm 31%...”.
Cuốn sách Địa chí Thái Nguyên trình bày toàn diện các lĩnh vực của tỉnh
Thái Nguyên; Giới thiệu bức tranh toàn cảnh, vừa khái quát vừa cụ thể về Thái
Nguyên trên tất cả các lĩnh vực, trong suốt chiều dài lịch sử. Đây là công trình
khoa học đồ sộ với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, sử học.
Vấn đề giáo dục, đào tạo được công trình đề cập thành một chương riêng,
gồm các mục sau: Giáo dục dưới thời phong kiến; Giáo dục trước Cách mạng
Tháng Tám năm 1945; Giáo dục sau Cách mạng Tháng Tám đến năm 2006 và hệ
thống các trường đại học, cao đẳng của tỉnh và nhà giáo Nhân dân, nhà giáo Ưu
Footer Page 25 of 123.


×