Header Page 1 of 123.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
------
NGUYỄN QUỐC HUY
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG – KINH
NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: KTTG&QHKTQT
Mã số:
LUẬN VĂN THẠC SỸ KTTG&QHKTQT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUY
Hà Nội - 2011
Footer Page 1 of 123.
Header Page 2 of 123.
-i-
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH VÀNG..........................................................................................6
1.1. Những vấn đề lý luận về vàng...........................................................6
1.1.1. Vàng...........................................................................................6
1.1.1.1. Khái niệm........................................................................6
1.1.1.2. Vai trò của vàng...............................................................6
1.1.2. Thị trường vàng..........................................................................7
1.1.2.1. Khái niệm……………………………………………........7
1.1.2.2. Lịch sử thị trường vàng thế giới…………………………..8
1.1.2.3. Cấu trúc thị trường vàng thế giới………………………..14
1.1.3. Các nhân tố tác động đến giá vàng……………………………..15
1.1.3.1. Cung – Cầu………………………………………………..15
1.1.3.2. Giá dầu…………………………………………………….18
1.1.3.3. Giá trị của đồng USD……………….…………….……….19
1.1.3.4. Tình hình kinh tế của các cường quốc …………………….20
1.1.3.5. Chính sách tài chính, tiền tệ của các quốc gia…………..22
1.1.3.6. Lạm phát………………………………………………….23
1.1.3.7. Các nhân tố khác…………………………………………24
1.2. Những vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh vàng…………….25
1.2.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh vàng………………………25
Footer Page 2 of 123.
Header Page 3 of 123.
- ii -
1.2.2. Các hoạt động kinh doanh vàng trên thế giới………………….27
1.2.2.1. Nhóm sản phẩm Banking………………………………..27
1.2.2.2. Nhóm sản phẩm Trading…………………………………27
1.2.2.3. Nhóm sản phẩm thanh tốn/lưu ký……………………..32
1.2.2.4. Nhóm sản phẩm phái sinh lãi suất về vàng…………….32
1.2.2.5. Nhóm sản phẩm ủy thác vàng……………………………33
CHƢƠNG 2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH VÀNG TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC
CHO VIỆT NAM…….…………………………………………………….35
2.1. Hoạt động kinh doanh vàng tại Anh………………………………35
2.1.1. Tổng quan về thị trường…………………………………………35
2.1.2. Hoạt động kinh doanh……………………………………………36
2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động………………………………………36
2.1.2.2. Thành viên………………………………………………..36
2.1.2.3. Tiêu chuẩn giao hàng……………………………………..36
2.1.2.4. Ấn định giá……………………………………………….37
2.1.2.5. Hệ thống thanh toán vàng Loco London………………..38
2.1.2.6. Một số vấn đề cơ bản khác trong giao dịch tại thị trường
London…………………………………………………..39
2.2. Hoạt động kinh doanh vàng tại Mỹ………………………………….40
2.2.1. Tổng quan về thị trường…………………………………………40
2.2.2. Hoạt động kinh doanh…………………………………………..41
Footer Page 3 of 123.
Header Page 4 of 123.
- iii -
2.2.2.1. Thành viên……………………………………………….41
2.2.2.2. Thanh tốn bù trừ………………………………………..46
2.2.2.3. Phí giao dịch và hạn mức trạng thái..……………………47
2.2.2.4. Chứng nhận trọng lượng và chứng nhận phân tích vàng….48
2.2.2.5. Lưu kho……………………………………………………48
2.2.2.6. Giao nhận vàng…………………………………………….49
2.3.
Hoạt động kinh doanh vàng tại Trung Quốc………………………49
2.3.1. Tổng quan về thị trường………………………………………….49
2.3.2. Hoạt động kinh doanh…………………………………………….50
2.3.2.1. Mơ hình tổ chức của SGE…………………………………50
2.3.2.2. Phạm vi hoạt động, vai trò, chức năng của SGE..………..50
2.3.2.3. Thành viên………………………………………………..51
2.3.2.4. Loại hình giao dịch……………………………………….52
2.3.2.5. Cách thức giao dịch, loại hình giao dịch và giá………….53
2.3.2.6. Thanh toán……………………………………………….53
2.3.2.7. Lưu trữ và vận chuyển vàng………………………………55
2.3.2.8. Kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng…..….……….56
2.3.2.9. Thuế và hệ thống tài chính kế tốn………………………..57
2.3.2.10. Chia sẻ thông tin, tranh chấp và xử phạt…………………57
2.4. Hoạt động kinh doanh vàng tại Nhật Bản…………………………58
2.4.1. Tổng quan về thị trường…………………………………………58
2.4.2. Hoạt động kinh doanh…………………………………………..58
Footer Page 4 of 123.
Header Page 5 of 123.
- iv -
2.4.2.1. Thành viên………………………………………………..58
2.4.2.2. Mô hình tổ chức…………………………………………..59
2.4.2.3. Giám sát giao dịch……………………………………….60
2.4.2.4. Bảo vệ khách hàng……………………………………….61
2.4.2.5. Định giá theo giá thị trường………………………………61
2.4.2.6. Quá trình thanh toán bù trừ……………………..…………62
2.4.2.7. Hệ thống quỹ thanh toán bù trừ………………...………….63
2.4.2.8. Trường hợp mất khả năng thanh toán…………....………..63
2.4.2.9. Hệ thống ký quỹ…………………………………………...64
2.4.2.10. Yêu cầu hoàn lại tiền……………………………..………65
2.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam……………………………….…65
2.5.1. Chỉ duy trì một Sở giao dịch vàng duy nhất…..………………….65
2.5.2. Sở giao dịch vàng không thực hiện các hoạt động tự doanh để đảm
bảo tính khách quan, minh bạch…………………………………..66
2.5.3. Các loại hình giao dịch được cung cấp phù hợp với trình độ phát
triển của từng thị trường…………………………………………66
2.5.4. Ký quỹ là cần thiết và tỷ lệ ký quỹ có thể thay đổi tùy theo loại hình
giao dịch…………………………………………………………67
2.5.5. Việc thanh tốn được thực hiện thơng quan một trung tâm thanh
toán bù trừ………………………………………………………67
2.5.6. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng vàng....68
2.5.7. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, toàn diện…………..68
Footer Page 5 of 123.
Header Page 6 of 123.
-v-
2.5.8. Đối tượng tham gia giao dịch được giới hạn tùy theo khả năng và
chính sách quản lý của Nhà nước/Chính phủ……….……………68
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG NHỮNG BÀI HỌC
KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH VÀNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀO VIỆT
NAM………………………………………………………………………..69
3.1. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam từ
năm 1998 đến nay……………………………………………..………69
3.1.1. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động kinh doanh vàng………..……..69
3.1.2. Đặc điểm thị trường……………………………………….………72
3.1.2.1. Cầu trên thị trường………………………………….……..72
3.1.2.2. Cung trên thị trường………………………………..….…..76
3.1.2.3. Vấn đề chất lượng vàng………………………………..…..77
3.1.2.4. Giá cả trên thị trường………………………………….…..78
3.1.2.5. Các thành viên tham gia trên thị trường……………….…..79
3.1.3. Đánh giá chung……………………………………………………86
3.1.3.1. Kết quả…………………………………………………..86
3.1.3.2. Hạn chế và nguyên nhân………………………………...87
3.2. Dự báo………………………………………………………………….87
3.3. Định hƣớng phát triển thị trƣờng vàng của Việt Nam từ nay đến
2015……………………………………………………………………89
3.4. Giải pháp vận dụng kinh nghiệm từ Anh, Mỹ, Trung Quốc và Nhật
Bản…………………………………………………………………….91
Footer Page 6 of 123.
Header Page 7 of 123.
- vi -
3.4.1. Xây dựng mô hình sàn vàng tập trung……………………..……..91
3.4.2. Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ……………………..……..91
3.4.3. Xây dựng tiêu chuẩn về chất lượng vàng…………………..…….92
3.4.4. Xây dựng hệ thống chương trình, cơng nghệ hiện đại…….….….93
3.4.5. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của
thị trường……………………………………….………………..93
3.4.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực……………………..……..94
3.5. Các giải pháp hỗ trợ…………………………………………….……..94
3.5.1. Nâng cao hiểu biết của người dân về các hoạt động kinh doanh
vàng…………………………………………………….………..94
3.5.2. Kiên quyết xóa bỏ các hình thức kinh doanh vàng tài khoản trái
phép…………..…………………………………………….……..94
3.5.3. Kiên quyết xóa bỏ hoạt động xuất, nhập lậu vàng……………….95
3.6. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc………………………95
3.6.1. Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại……………...…95
3.6.2. Quản lý xuất nhập khẩu vàng linh hoạt theo diễn biến thị trường và
lợi ích chung của nền kinh tế……………..…………………….…96
3.6.3. Từng bước nâng cao tỷ lệ dự trữ vàng……………………………97
KẾT LUẬN…………………………………………………………………98
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………99
Footer Page 7 of 123.
Header Page 8 of 123.
- vii -
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Hệ thống thanh tốn vàng Loco London…………………….……38
Hình 2.2: Mơ hình tổ chức của SGE……………….………………..............50
Hình 2.3: Mơ hình thành viên sàn TOCOM…………………………………59
Hình 2.4: Mơ hình tổ chức sàn TOCOM…………………….........................60
Hình 3.1: So sánh giá vàng trong nước và quốc tế………………..................78
Hình 3.2: Chênh lệch giữa giá vàng trong nước với quốc tế quy đổi VND…79
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Cung cầu về vàng thế giới…………………………………..……16
Bảng 1.2: Các đợt cắt giảm lãi suất của FED………………………..………22
Bảng 3.1: So sánh lượng tích trữ vàng miếng ròng của Việt Nam với các nước
trong khu vực và trên thế giới……………………………………….………75
Bảng 3.2: Lượng tiêu dùng vàng trang sức của Việt Nam………..…………76
Bảng 3.3: Nguồn cung vàng từ thị trường trong nước………………………76
Bảng 3.4: Nhu cầu tiêu thụ và doanh số xuất nhập khẩu vàng………………77
Footer Page 8 of 123.
Header Page 9 of 123.
- viii -
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
1. BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2. BOE: Ngân hàng Trung ương Anh
3. GFMS: Tổ chức dịch vụ vàng
4. GOFRA: Thỏa thuận giá kỳ hạn vàng
5. IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
6. IRS: Hoán đổi lãi suất vàng
7. LBM: Hiệp hội thị trường vàng London
8. NFA: Hiệp hội giao dịch tương lai quốc gia
9. OTC: Thị trường giao dịch phi tập trung
10. PBOC: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc
11. SGE: Sàn vàng Thượng Hải
12. SPDR: Hóa đơn ký nhận của Standard&Poors
13. TCCH: Sàn thanh tốn bù trừ hàng hóa Nhật Bản
14. TOCOM: Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo
15. USD: Đồng Đơ la Mỹ
Tiếng Việt:
1. KH: Khách hàng
2. NDT: Đồng nhân dân tệ Trung Quốc
3. NH: Ngân hàng
4. NHNN: Ngân hàng Nhà nước
5. NHTM: Ngân hàng Thương mại
6. NHTW: Ngân hàng Trung ương
7. TCN: Trước Công nguyên
8. TCTD: Tổ chức tín dụng
9. TK: Tài khoản
10. TMCP: Thương mại cổ phần
11. VN: Việt Nam
12. VND: Đồng Việt Nam đồng
Footer Page 9 of 123.
Header Page 10 of 123.
-1-
MỞ ĐẦU
1.
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong lịch sử tiền tệ, vàng luôn là tài sản tài chính cơ bản của gần như
tất cả các Ngân hàng Trung ương, bên cạnh ngoại tệ và trái phiếu Chính phủ.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động về kinh tế, chính trị và xã hội,
khơng chỉ người dân Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên thế giới đều coi
vàng là một công cụ bảo đảm giá trị tài sản của họ. Hơn thế nữa, tại Việt Nam
và các nước phương Đông khác, xuất phát từ truyền thống văn hóa, nhu cầu
kinh doanh vàng cịn trở thành tâm lý và thói quen của người dân.
Tuy nhiên, thị trường vàng ở Việt Nam hiện nay chưa đảm bảo tạo ra
một sân chơi bình đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, tích trữ, bảo hiểm giá
vàng chính đáng của người dân. Việt niêm yết giá vàng của các doanh nghiệp
đang được thả nổi hồn tồn, khơng có cơ chế và công cụ giám sát cung cầu
thị trường và kiểm soát biến động giá hàng ngày. Đây là nguyên nhân khiến
giá vàng trong nước thường xuyên có chênh lệch đáng kể với giá vàng thế
giới, là động cơ khiến cho hoạt động nhập lậu vàng, chủ yếu qua Trung Quốc
và Thái Lan, diễn ra phổ biến. Tình trạng mua, bán USD ồ ạt để xuất, nhập
lậu vàng cũng là một trong các yếu tố thường xuyên khiến tỷ giá USD/VND
trên thị trường tự do biến động mạnh, gián tiếp tác động đáng kể tới tỷ giá
chính thức, gây tâm lý bất ổn trong dân về các vấn đề liên quan đến thị trường
vàng và ngoại tệ.
Xuất phát từ nhu cầu đầu tư lớn của người dân, thời gian trước đây,
một số “sàn” vàng đã được thành lập bởi các ngân hàng và công ty kinh
doanh vàng, nhưng tồn tại nhỏ lẻ và độc lập với nhau, không tạo được một
mặt bằng thị trường thống nhất, do vậy, giá vàng trên “sàn” cũng dễ bị thao
túng và hoàn toàn cô lập với giá vàng trong nước và thế giới, không đảm bảo
Footer Page 10 of 123.
Header Page 11 of 123.
-2-
khách quan và minh bạch. Trước tình trạng trên, Chính phủ đã ra Thơng báo
số 36/TB-VPCP ngày 30/12/2009, yêu cầu chấm dứt hoạt động của các sàn
giao dịch vàng trong nước. Tuy nhiên, với tâm lý và thói quen đặc thù của
người dân Việt Nam, các nhà đầu tư cá nhân vẫn đang thực hiện kinh doanh
thơng qua các hình thức biến tướng như: ra mắt sản phẩm đầu tư vàng vật
chất; thành lập các công ty liên doanh mở sàn giao dịch vàng ở Campuchia;
song phổ biến nhất là hình thức kinh doanh vàng tài khoản tại nước ngoài trái
phép mà hạn chế lớn nhất chính là tình trạng chuyển vốn trái phép ra nước
ngồi, vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý ngoại hối.
Để đối phó với thực trạng nói trên, Việt Nam cần xây dựng một hệ
thống các giải pháp, mà quan trọng nhất là chuẩn hóa mơ hình kinh doanh
vàng. Tìm hiểu lịch sử phát triển các hoạt động kinh doanh trên thế giới, từ đó
đúc rút các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam sẽ là một bước đi khôn ngoan
đối với một nước đi sau như Việt Nam.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển hoạt động kinh doanh
vàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam” là cấp thiết và người
viết đã chọn đề tài này làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2.
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về thị trường vàng như: Weak-
form Efficiency In The Gold Market (Adrian Tschoegl - August 1978), Gold An Illustrated History (Vincent Buranelli - 1979), Gold Fever (Kenneth J.
Kutz - 1987), World of Gold (Timothy Green - 1991), The Gold Companion
(Timothy Green - 1993), The Impact Of Derivatives On The Gold Market
(Jessica Cross - Chief Executive, Virtual Metals Research & Consulting March 2002), The Price of Gold (Peter L. Bernstein - 2004), Gold Market
Lending (Neal R. Ryan - Vice President & Director of Economic Research
Footer Page 11 of 123.
Header Page 12 of 123.
-3-
Blanchard and Company, Inc. - January 2006), The “Bird Of Gold“: The Rise
Of India’s Consumer Market (McKinsey Global Institute – May 2007),
Liquidity In The Global Gold Market (World Gold Council – April 2011).
Nhìn chung, các nhà kinh tế học nước ngồi thường đi sâu phân tích các số
liệu liên quan đến thị trường vàng và vai trò của vàng trong đời sống kinh tế
xã hội. Những nghiên cứu như vậy là nguồn tham khảo rất hữu ích cho người
viết trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tại Việt Nam, tuy không nhiều nhưng các nhà kinh tế trong nước
cũng có một số nghiên cứu về thị trường vàng và vai trò của thị trường vàng
trong nền kinh tế: Tài Chính Quốc Tế (GS.TS. Trần Ngọc Thơ, TS Nguyễn
Ngọc Định - NXB Thống Kê, Tp.HCM - 2005), Kinh doanh vàng tại các
ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp.HCM (luận văn thạc sỹ / Huỳnh
Phước Nguyên, Trường Đại học kinh tế Tp.HCM - 2007), Các giải pháp phát
triển kinh doanh vàng tại Việt Nam (luận văn thạc sỹ / Đặng Thị Tường Vân,
Trường Đại học kinh tế Tp.HCM - 2008). Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn chưa
có đề tài nào đề cập một cách hệ thống về việc học tập kinh nghiệm phát triển
kinh doanh vàng của các nước trên thế giới để từ đó đưa ra các giải pháp phát
triển hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam.
3.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích đặc điểm thị trường vàng và kinh
nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh vàng trên thế giới, đề tài đề xuất các
giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam nhằm tạo ra môi
trường đầu tư công bằng, minh bạch, đáp ứng nhu cầu của người dân.
4.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, nhiệm vụ nghiên cứu của
đề tài là:
Footer Page 12 of 123.
Header Page 13 of 123.
-4-
Tìm hiểu thị trường vàng và các nhân tố tác động đến thị trường
vàng;
Phân tích hoạt động kinh doanh vàng tại một số nước trên thế giới
và bài học kinh nghiệm của các nước này;
Đánh giá thực trạng các hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam;
Trên cơ sở bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phát triển hoạt
động kinh doanh vàng của một số nước trên thế giới và thực trạng kinh doanh
vàng của Việt Nam, đề xuất một số giải pháp vận dụng kinh nghiệm của các
nước trên nhằm nhằm phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam.
5.
ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến
hoạt động kinh doanh vàng. Đối tượng nghiên cứu của luận văn cũng bao
gồm các phân tích những kinh nghiệm của các nước trong việc phát triển hoạt
động kinh doanh vàng và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
6.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về mặt nội dung:
Phát triển hoạt động kinh doanh vàng là một vấn đề rộng và phức tạp
nên trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, nội dung của luận văn chỉ giới
hạn trong việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh vàng
của bốn nước có thị trường vàng phát triển là Anh, Mỹ, Trung Quốc và Nhật
Bản.
Về mặt thời gian:
Những phân tích của luận văn dựa trên số liệu trong khoảng 10 năm
gần đây. Khi đề xuất giải pháp, luận văn đưa ra các dự báo, tầm nhìn từ nay
tới năm 2015.
Footer Page 13 of 123.
Header Page 14 of 123.
-5-
7.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, của phép
biện chứng duy vật, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà
nước.
Luận văn sử dụng các phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích, diễn
giải, qui nạp, so sánh trên cơ sở các số liệu thống kê để nghiên cứu.
8.
KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vàng và các hoạt động kinh doanh vàng
Chương 2: Kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại một số
nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nhằm vận dụng những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn
phát triển hoạt động kinh doanh vàng của một số nước trên thế giới vào Việt
Nam
Footer Page 14 of 123.
Header Page 15 of 123.
-6-
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH VÀNG
1.1. Những vấn đề lý luận về vàng
1.1.1. Vàng
1.1.1.1. Khái niệm
Vàng
(1)
là tên nguyên tố hóa học có ký hiệu là Au và số nguyên tử
79 trong bảng tuần hồn. Vàng là kim loại chuyển tiếp (hóa trị 3 và 1) mềm,
dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng. Kim loại này có ở dạng quặng
hoặc hạt trong đá, trong các mỏ bồi tích và là một trong số các kim loại đúc
tiền. Vàng được dùng làm một tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước và cũng được
sử dụng trong ngày trạng sức, nha khoa và điện tử. Mã tiền tệ ISO của vàng là
XAU.
1.1.1.2. Vai trị của vàng
Nhìn vào nhu cầu của con người đối với vàng, ta có thể thấy được
giá trị của vàng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống kinh tế - xă hội. Từ giá trị
đơn thuần là một loại kim loại quý dùng trong sản xuất công nghiệp và chế
tạo nữ trang cho đến giá trị tiền tệ dùng làm vật ngang giá chung và trở thành
một loại tiền được lưu hành đầu tiên trong lịch sử phát triển của loài người.
Trong lịch sử tiền tệ thế giới, vàng được coi là một loại tiền tệ đặc
biệt nhờ hội đủ 5 chức năng của đồng tiền: Thước đo giá trị, phương tiện lưu
thơng, phương tiện thanh tốn, phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới. Theo
chế độ bản vị Bretton Woods ra đời ngày 1/7/1944, chế độ bản vị vàng hối
1
Khái niệm lấy từ Bách khoa từ điển mở Wikipedia
Footer Page 15 of 123.
Header Page 16 of 123.
-7-
đoái được thiết lập, ounce = 35 USD (1 ounce = 28,349 gram) tạo điều kiện
cho đồng USD lên ngôi trở thành đồng tiền được chấp nhận trên toàn thế giới.
Đối với nền kinh tế: Mặc dù bị tước đi khả năng làm đơn vị tiền tệ,
vàng vẫn hấp dẫn được mọi quốc gia khi mức dự trữ vàng của toàn thế giới
gần đây lên đến 160 nghìn tấn. Các quốc gia, ngân hàng và quỹ đầu tư trên
toàn thế giới tăng cường giữ vàng trong danh mục đầu tư của mnh để bảo toàn
vốn hoặc đầu cơ tích trữ và mua đi bán lại.
Đối với đời sống xã hội: Vàng là một kim loại không thể thiếu trong
sản xuất máy tính, thiết bị liên lạc, đầu máy bay phản lực, tàu không gian và
nhiều sản phẩm khác. Đồng thời, vàng cũng được dùng trong nha khoa phục
hồi cũng như nhiều tác dụng khác trong công nghiệp và y khoa trị liệu.
Đối với chính phủ: Hiện nay, các NHTW trên khắp thế giới dự trữ
khoảng 130.000 tấn vàng và không ngừng dự định tăng lên về khối lượng.
Hoa Kỳ có số vàng dự trữ cao nhất thế giới khoảng hơn 8.000 tấn, tổ chức
IMF dự trữ hơn 3000 tấn. Trung Quốc hiện vươn lên vị trí thứ hai với dự định
nâng mức dự trữ lên 4000 tấn vàng. Để đối phó với tình trạng mất ổn định
trong giá trị các đồng tiền và suy thoái kinh tế, các NHTW trên khắp thế giới
đều muốn dự trữ vàng trong danh mục dự trữ của mình để tránh nguy cơ giảm
giá trị do lạm phát và phá giá tiền tệ.
1.1.2. Thị trƣờng vàng
1.1.2.1. Khái niệm
Thị trường vàng (2) là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán
vàng và các phương tiện thanh tốn có giá trị vàng khác. Đây cũng là nơi hình
thành giá vàng theo quan hệ cung cầu, là một bộ phận của thị trường tài chính
có trình độ phát triển cao.
(2)
Khái niệm lấy từ Cộng đồng kinh tế Việt Nam VnEcon Forum
Footer Page 16 of 123.
Header Page 17 of 123.
-8-
1.1.2.2. Lịch sử thị trƣờng vàng thế giới
Năm 3600 TCN – Khối vàng đầu tiên được nung chảy
Những người thợ vàng ở Hy Lạp là những người đầu tiên nung
quặng vàng để lấy được vàng từ bên trong. Họ dùng những ống thổi lửa làm
bằng đất sét chống lửa để duy trì nhiệt độ cho lò nung.
Năm 2600 TCN – Những trang sức vàng đầu tiên ra đời
Những người thợ vàng tại Mesopotamia cổ đại ( nước Iraq ngày nay)
đã tạo ra một trong những đồ trang sức bằng vàng đầu tiên của con người. Đó
là một chiếc vịng cổ làm từ đá carnelian màu xanh da trời có gắn những
miếng vàng hình chiếc lá.
Năm 1200 – 1500 TCN – Sự cải tiến trong việc làm đồ trang sức
Các thợ thủ công đã phát triển kĩ thuật nung đồ trang sức mới, giúp
cải thiện độ cứng và sự đa dạng màu của vàng. Nhờ đó, thị trường cho sản
phẩm làm từ vàng càng ngày càng được mở rộng.
Năm 950 TCN – Solomon xây dựng lâu đài vàng
Khi nữ hoàng Sheba của Yemen đem tặng vua Solomon của Israel
2.500 kilogram vàng, thì tổng số vàng mà vị vua này sở hữu đã lên tới 5.700
kg. Vì vậy, ơng đã cho sử dụng một phần tài sản của mình để xây nên lâu đài
dát vàng nổi tiếng này.
Năm 600 TCN – Vàng được dùng trong nha khoa
Lần đầu tiên vàng được dùng trong nha khoa là khi những người
Etruscan khi họ đảm bảo an toàn cho việc thay răng bằng các sợi dây bằng
vàng. Độ tương hợp sinh học cao, khả năng dát mỏng dễ dàng và tính chống
ăn mịn tốt làm cho vàng trở nên hết sức hữu dụng trong nha khoa.
Năm 564 TCN – Đồng tiền vàng đầu tiên xuất hiện
Footer Page 17 of 123.
Header Page 18 of 123.
-9-
Vua Croesus đã cho phát triển công nghệ tinh luyện vàng để đúc ra
đồng tiền vàng tiêu chuẩn đầu tiên trên thế giới. Với trọng lượng như nhau
cho tất cả các đồng tiền, Croesids đã trở thành đơn vị tiền tệ được chấp nhận
và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Năm 300 TCN – Lần đầu tiên dùng hạt nano vàng
Người La Mã đã sử dụng vàng để tạo ra màu sắc đặc biệt cho chiếc
cốc Lycurgus nổi tiếng. Họ đã đun chảy bột vàng trong thủy tinh và làm nó
khuếch tán ra xung quanh. Sự khúc xạ ánh sáng đã làm cho chiếc cốc này có
màu đỏ rực rỡ.
Năm 1300 – Tiêu chuẩn về vàng được thiết lập
Hệ thống tiêu chuẩn đầu tiên trên thế giới nhằm nghiên cứu và đảm
bảo chất lượng các kim lại quý đã được thành lập tại Goldsmith's Hall ở
london. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của Phịng phân tích kim loại q London
ngày nay.
Năm 1370 – Cơn khát vàng đầu tiên trong lịch sử
Trong khoảng thời gian 1370 – 1420, rất nhiều mỏ vàng lớn quanh
khu vực châu Âu trở nên gần như cạn kiệt. Việc đào đãi và sản xuất vàng tại
vùng này giảm mạnh đến mức gây ra cả một thời kì mà người ta gọi là “Cơn
khát vàng lịch sử”.
Năm 1422 – Năm kỷ lục tại Venice
Sở đúc tiền Venice đã lập kỷ lục khi cho sản xuất 1,2 triệu đồng tiền
vàng từ 4,26 tấn vàng lấy tại châu Phi và Trung Á. Những đồng xu nhỏ này
nhanh chóng trở nên phổ biến vì dễ đúc và giá trị lớn.
Năm 1511 – Đội quân xâm lược của vua Ferdinand
Vua Ferdinand của Tây Ban Nha đã nói: “Phải lấy được vàng, nhân
đạo được thì càng tốt, nhưng bằng mọi giá, phải lấy cho được vàng”. Và sau
Footer Page 18 of 123.
Header Page 19 of 123.
- 10 -
đó, ơng đã phát động một cuộc xâm lược chưa từng có tại châu Mỹ. Hậu quả
là, trong nhiều năm, nền văn minh Inca và Aztec đã gần như bị hủy diệt vì
những kẻ xâm lược Tây Ban Nha.
Năm 1717 – Anh đề ra chế độ bản vị vàng
Anh bắt đầu đề ra chế độ này khi chính phủ định giá 1 ounce vàng là
77 shilling và 10,5 xu năm 1717.
Năm 1803 – Việc mạ vàng lần đầu tiên trên thế giới
Việc này được thực hiện bởi giáo sư Luigi Brugnatelli ở Đại học
Pavia. Mạ vàng làm cải thiện tính dẫn điện và do đó nó đóng vai trị rất quan
trọng đối với nhiều công nghệ hiện đại ngày nay.
Năm 1848 – Cơn sốt vàng tại California
John Marshall đã khám phá ra một ít vụn vàng khi xây một nhà máy
cưa gần Sacramento, California. Việc này đã châm ngòi cho một cơn sốt vàng
lớn nhất trong lịch sử khi có tới 40.000 người trên khắp thế giới đổ xô đến
California để đào vàng.
Năm 1885 – Cơn sốt vàng tại Nam Phi
Trong khi đang đào đá để xây nhà, một người thợ Australian tên là
George Harrison đã tìm thấy quặng vàng tại trang trại Langlaagte gần
Johannesburg, Nam Phi. Và thế là những người thợ mỏ từ khắp các nơi đã đổ
xô về đây. Ngày nay, Nam Phi chính là nơi có trữ lượng vàng lên tới 40% của
toàn thế giới.
Quả trứng phục sinh đầu tiên của FabeCarl Faberge đã làm ra những
quả trứng phục sinh bằng vàng đầu tiên cho Sa hồng Alexander III. Quả
trứng này có tên là “Trứng gà mái”, và nó đã được Sa hồng tặng lại cho vợ
mình là nữ hồng Maria Fedorovna. Việc này đã khởi đầu cho một truyền
thống kéo dài suốt cho đến tận những năm 1917.
Footer Page 19 of 123.
Header Page 20 of 123.
- 11 -
Giai đoạn 1870/1900 – Thông qua chế độ bản vị vàng
Tất cả các quốc gia lớn trên thế giới trừ Trung Quốc đã chuyển sang
chế độ bản vị vàng mới và định giá cho vàng theo các đơn vị tiền tệ. Chế độ
hai bản vị bị bãi bỏ.
Năm 1925 – Anh khôi phục chế độ bản vị vàng
Nước Anh quay về với chế độ bản vị vàng đặt ra từ trước chiến tranh
với 77 shilling và 10,5 xu cho mỗi ounce vàng, bãi bỏ chuẩn mực đặt ra từ 6
năm trước khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ.
Năm 1933 – Roosevelt ra lệnh cấm vàng
Tổng thống Roosevelt ra lệnh cấm đổi USD ra vàng (giá tại thời
điểm đó là 20.67 USD/ounce). Việc xuất khẩu và nắm giữ vàng tư nhân bị
cấm hoàn toàn. Tháng 1/1934, Roosevelt đã định lại giá vàng ở mức 35
USD/ounce.
Năm 1939 – Chiến tranh thế giới lần thứ 2 làm thị trường vàng
phải đóng cửa
Thị trường vàng ở London đã phải đóng cửa khi Chiến tranh thế giới
lần thứ 2 bùng nổ. Sau đó, cả thế giới đã quay về hệ thống tỉ giá hối đoái cố
định, lần này là cố định các đơn vị tiền tệ theo đồng USD và giá vàng cũng
được tính theo USD.
Năm 1944 – Hội nghị Bretton Woods
Hội nghị Bretton Woods đã thiết lập nền tảng cho hệ thống tiền tệ
sau chiến tranh. Giá vàng được quy định ở mức 35 USD/ounce. Các đồng tiền
khác được niêm yết với tỉ giá cố định so với đồng USD, từ đó hình thành nên
chế độ bản vị trao đổi bằng vàng.
Năm 1961 – Con chip máy tính đầu tiên dùng vàng làm dây dẫn và
vàng lần đầu tiên được dùng trong công nghệ vũ trụ
Footer Page 20 of 123.
Header Page 21 of 123.
- 12 -
Dây dẫn bằng vàng đã được sử dùng để chế tạo ra các con chip máy
tính tại phịng thí nghiệm Bell ở Mỹ. Ngày nay, hàng tỉ con chip máy tính đã
sử dụng loại dây dẫn này để điều khiển toàn bộ hoạt động của các đồ dùng
điện thiết yếu.
Con tàu vũ trụ có người lái đầu tiên đã sử dụng vàng để bảo vệ các
thiết bị nhạy cảm khỏi bức xạ. Năm 1980, 41 kg vàng đã được dùng để chế
tạo tàu con thoi, cụ thể là để hàn các hợp kim, làm các khoang chứa nhiên liệu
và các chất dẫn điện.
Năm 1967 – Đồng tiền Krugerrand đầu tiên của Nam Phi
The Krugerrand được giới thiệu vào năm 1967, như một công cụ để
sở hữu vàng cho cá nhân. Nhưng thực ra, loại tiền xu này được đưa ra nhằm
mục đích lưu thông như một đơn vị tiền tệ.
Năm 1971 – Gold window (Cửa sổ vàng) đóng cửa
Hệ thống Bretton Woods đã chấm dứt khi tổng thống Mỹ Nixon
"đóng cửa gold window (cửa sổ vàng)", đình chỉ việc quy đổi USD ra vàng.
Và sau đó, cả thế giới đã theo chế độ tỉ giá thả nổi như hiện nay.
Năm 1985 – Chữa bệnh viêm khớp bằng vàng
Người khổng lồ trong lĩnh vực dược phẩm – SmithKline & French –
đã bào chế ra Auranofin, một loại thuốc có chứa vàng để điều trị bệnh viêm
khớp mãn tính. Loại thuốc này đã được cấp phép và đem bán ngay lần đầu
tiên.
Năm 1999 – Thỏa thuận về vàng của các ngân hàng trung ương
15 ngân hàng trung ương châu Âu đã tuyên bố rằng vàng sẽ là thành
phần quan trọng trong dự trữ quốc gia và cùng nhau hạn chế tổng lượng vàng
bán ra ở mức tối đa là 400 tấn mỗi năm trong vòng 5 năm tiếp theo.
Năm 2001 – Vàng được dùng trong phẫu thuật tim
Footer Page 21 of 123.
Header Page 22 of 123.
- 13 -
Boston Scientific đã làm ra loại ống stent bọc vàng dùng trong phẫu
thuật tim. Đây là loại ống được đặt bên trong động mạch, đóng vai trị như
một giá đỡ để giúp máu lưu thơng bình thường.
Năm 2003 – Vàng K (K-gold) xuất hiện tại Trung Quốc
Hội đồng Vàng thế giới đã tạo ra một phân khúc hoàn toàn mới với
việc đưa vàng K ra thị trường. Đây là loại vàng 18 carat ở Trung Quốc. Loại
trang sức này chủ yếu có hai màu vàng và trắng, nó được lấy cảm hứng từ các
thiết kế của người Italy.
Năm 2004 – Quỹ đầu tư vàng SPDR® ra đời
Từ đây, thị trường chuyển sang một hướng đầu tư vàng mới tiên tiến,
an toàn và dễ dàng hơn. 6 năm sau khi thành lập, số tài sản được SPDR® nắm
giữ đã lên tới hơn 55 tỷ USD.
Năm 2009 – Các ngân hàng trung ương lại mua vào
Trong quý 2 của năm, lần đầu tiên sau hai thập kỉ, các ngân hàng
trung ương lại trở thành người mua ròng vàng. Động thái này phản ánh đồng
thời sự chậm lại trong việc bán vàng của các ngân hàng trung ương châu Âu
cũng như sự tăng mua của các nền kinh tế mới nổi.
Năm 2010 – Giá vàng chạm đỉnh
Nỗi lo sợ lạm phát và khủng hoảng tài chính liên miên làm cho tiền
giấy và tiền xu suy yếu. Giá vàng tại London đã 35 lần liên tiếp chạm đỉnh kể
từ đầu năm 2010.
Năm 2011 – Giá vàng tạo đỉnh mới của mọi thời đại
Giá vàng đã lên tới 1.682 USD/ounce, trước những quan ngại về
khủng hoảng nợ lan rộng ở châu Âu và những khó khăn của nền kinh tế Mỹ.
Trung Quốc khuyến khích người dân dự trữ vàng.
Footer Page 22 of 123.
Header Page 23 of 123.
- 14 -
1.1.2.3. Cấu trúc thị trƣờng vàng thế giới
Cấu trúc thị trường vàng quốc tế có thể được thể hiện bằng biểu đồ
sau:
Nhà khai thác
Nam Phi, Nga, Canada, Brazil, Mỹ, Úc, Ai Cập, Ghana, Ai-len, Sudan, xứ
Wales, Thụy Điển…
Nhà tinh chế
6 nhà cung cấp chính cho thị trường Châu Á: AGR Matthey (Úc), Heraeus
Ltd., (Hongkong), Metalor Technologies (Hongkong), Tanaka Kikinzoku
Kogyo KK (Nhật), Rand Refinery (Nam Phi), Pamp MKS (Thụy Sĩ)
Thị trường
Vàng vật chất
Vàng tài khoản
(OTC, off - the - floor)
(Exchanges)
London, Zunch, New York,
COMEX: lớn nhất về precious
Hong Kong, Singapore, Trung
metal (Mỹ)
CBOT (Mỹ)
Đông
Trong hoạt động của thị trường
TOCOM (Nhật Bản)
vàng vật chất cũng có hoạt
MCX (Ấn Độ)
động vàng tài khoản => giảm
DGCX (Dubai)
thiểu chi phí và rủi ro
SHFE (Thượng Hải)
Nhà môi giới chủ yếu là các
NHTM
Người mua
Ngân hàng trung ương (NHTW), Nhà đầu tư, Nhà chế tác và bán lẻ trang sức,
Các nền công nghiệp sử dụng vàng trong sản xuất, Người dân
Footer Page 23 of 123.
Header Page 24 of 123.
- 15 -
1.1.3. Các nhân tố tác động đến giá vàng
1.1.3.1. Cung – cầu
Trước tiên, ta có thể nói rằng, vàng là một loại hàng hố, một loại
hàng hố đặc biệt. Chính vì mang tính chất của một loại hàng hoá nên vàng
cũng chịu tác động của quy luật cung - cầu trên thị trường.
Xét về nguồn cung của vàng, vàng được cung cấp bởi chủ yếu từ
những nước có trữ lượng vàng lớn, sản lượng xuất khẩu lớn có tầm ảnh hưởng
đến thị trường vàng thế giới: Nam Phi,Mỹ,Nga,Canada, Úc,… Các nguồn
cung bao gồm: hoạt động khai thác vàng, hoạt động bán vàng của các NHTW
và IMF, vàng phế liệu, hoạt động bán vàng để phòng ngừa rủi ro giá vàng
(helging) của các nhà sản xuất, và cuối cùng là hành động rút vốn của các nhà
đầu tư. Trong đó, sản lượng khai thác vàng chiếm phần lớn trong tổng cung
về vàng (Bảng 1.1). Khối lượng sàn xuất vàng của các công ty khai thác vàng
hàng đầu thế giới tác động không nhỏ tới giá vàng. Hiện tại, Úc, Trung Quốc,
Châu Phi là những nơi sản xuất vàng chủ yếu của thế giới. Khi nguồn cung
vàng tăng thì giá vàng giảm và ngược lại.
Xét về nhu cầu vàng thì phải thấy rằng, tồn thế giới đều muốn có
thứ kim loại này và tùy vào mục đích sử dụng mà có những nhu cầu khác
nhau: phục vụ cho hoạt động chế tác trang sức, tích lũy, đầu tư, thanh toán…
Cầu về vàng bao gồm các nhu cầu tiêu thụ như: nhu cầu tích trữ, làm nữ
trang, dùng trong công nghiệp…ngày một tăng làm giá vàng tăng theo. Điều
này thể hiện rõ nét trong chu kỳ kinh doanh vàng đặc biệt của một số nước
như mùa cưới hỏi ở Ấn Độ, dịp tết ở Trung Quốc,…Thêm vào đó, chính vì
loại hàng hố đặc biệt nên vàng có tính hấp dẫn đối với tất cả mọi người. Ai
cũng muốn sở hữu và tích luỹ chúng vào các mục đích riêng của mình: trang
sức, tích luỹ, đầu tư, thanh toán,… Đối với nền kinh tế đang bất ổn như hiện
Footer Page 24 of 123.
Header Page 25 of 123.
- 16 -
nay, việc đi tìm một cơng cụ đầu tư và tích trữ an tồn như vàng là điều rất dễ
hiểu, do đó nhu cầu vàng ngày càng gia tăng cao. Hiện tại, nhu cầu vàng đang
được hỗ trợ vững chắc bởi các yếu tố như nhu cầu mua vàng của một số ngân
hàng trung ương nhằm tăng dự trữ vàng; nhu cầu về đầu tư vàng thỏi và đầu
cơ theo chỉ số giá vàng (ETF) và nhất là nhu cầu nắm giữ vàng của các nhà
đầu tư…Tùy vào từng thời điểm mà nhu cầu tăng cao trong những thời kỳ
khác nhau và đôi khi xảy ra cùng lúc, do đó tác động mạnh đến cầu vàng
trong cùng thời điểm. Lượng cầu tăng làm giá vàng tăng và ngược lại.
Yếu tố cung cầu thường không đóng vai trị lớn trong việc quyết định
giá vàng như đối với các loại hàng hóa cơ bản khác, vì lượng vàng trên thế
giới là rất lớn. Ước tính, lượng vàng được nắm giữ trên toàn cầu hiện lên tới
160.000 tấn, nhiều gấp trên 60 lần sản lượng vàng hàng năm của thế giới.
Trong khi đó, vàng khơng phải là một hàng hóa mất đi theo q trình tiêu thụ
như đồng hay dầu thô.
Footer Page 25 of 123.