Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO BÀI GIẢNG CHUYÊN đề vấn đề TÍN NGƯỠNG, tôn GIÁO ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.69 KB, 36 trang )

2
Chuyên đề
vấn đề tín ngỡng, tôn giáo ở Việt Nam
I Nguồn gốc bản chất của tôn giáo và đặc điểm tín ngỡng, tôn giáo ở
Việt Nam

1. Ngun gc, bn cht ca tụn giỏo
a) Khái niệm
L mt hin tng xut hin rt sm trong lch s, tụn giỏo ó thu hỳt c s
quan tõm ca nhiu nh nghiờn cu. n nay, cú nhiu nh ngha tụn giỏo khỏc nhau.
T gúc nhõn loi hc, Tylor xem "Tụn giỏo l lũng tin vo nhng vt linh" (1),
Maxmuller t gúc ngụn ng hc xem "tụn giỏo l nim tin vo cỏc v thn" (2); trờn
bỡnh din vn hoỏ hc, AJ.Troibi "Tụn giỏo l mt yu t ca vn hoỏ, l mt hin
tng vn hoỏ"(3). Do cỏch tip cn phin din, cỏc nh ngha trờn cha phn ỏnh c
mt cỏch ton din hin tng tụn giỏo.
Da trờn t tng ca cỏc nh kinh in ca ch ngha Mỏc-Lờnin, cú th quan nim:
tụn giỏo l mt hin tng xó hi mang tớnh lch s, bao gm ý thc tụn giỏo, hot ng tụn
giỏo v t chc tụn giỏo, m s tn ti phỏt trin ca nú l do s phn ỏnh h o hin thc
khỏch quan vo trong u úc con ngi.
Nh vy, tụn giỏo l sn phm ca xó hi, ca nhng mi quan h gia con
ngi vi t nhiờn v mi quan h gia ngi vi ngi. Chớnh con ngi sinh ra
tụn giỏo ch khụng phi tụn giỏo sinh ra con ngi; hn na, tụn giỏo khụng phi l
hin tng t nhiờn tn ti trc con ngi, ngoi xó hi loi ngi.
Tụn giỏo khụng ch l hin tng xó hi m cũn l hin tng xó hi, mang tớnh
lch s. S ra i, tn ti, phỏt trin ca tụn giỏo gn vi nhng iu kin nhn thc,
tõm lý, xó hi nht nh v nú s mt i khi nhng iu kin ú khụng cũn.
Mt tụn giỏo c th thng bao gm ba yu t: ý thc tụn giỏo, hot ng tụn
giỏo v t chc tụn giỏo.
í thc tụn giỏo l s thng nht gia tõm lý tụn giỏo v h t tng tụn giỏo.
Tõm lý tụn giỏo l ton b cm giỏc, tri giỏc, tỡnh cm, biu tng tụn giỏo, phn ỏnh
trc tip s bt lc ca con ngi trong cỏc hot ng thc tin, trong ú cỏc biu


tng tụn giỏo v nim tin tụn giỏo gi vai trũ c bit quan trng. Khỏc vi nim tin
khoa hc c xõy dng trờn c s nhn thc ỳng n hin thc khỏch quan, nim tin
tụn giỏo l nim tin mự quỏng. Cỏc tớn tụn giỏo khụng ch tin tng vo s tn ti
ca ng siờu nhiờn, cú nhu cu giao lu, tỏc ng n ng siờu nhiờn, m cũn coi
ng siờu nhiờn l ngi quyt nh s phn ca mỡnh. S vn ng, phỏt trin ca tụn
(1)(2)(3)

Những khía cạnh triết học trong tín ngỡng thờ cúng tổ tiên của ngời Việt ở Đồng Bằng Bắc bộ hiện nay, Trần
Đăng Sinh. Nxb CTQG, H, 2002, tr 16,17


3
giáo tỷ lệ thuận với sự hình thành, phát triển niềm tin tôn giáo. Không có niềm tin vào
đấng siêu nhiên, bất cứ tôn giáo nào cũng không thể tồn tại được. Cho nên, đây chính là
một đặc trưng cơ bản của tôn giáo.
Hệ tư tưởng tôn giáo là hệ thống quan niệm, tín điều nhằm luận chứng cho sự tồn
tại, tính toàn thiện, toàn mỹ, sức mạnh vô biên của đấng siêu nhiên và những con
đường, biện pháp để xây dựng niềm tin tôn giáo.
Như mọi hình thái ý thức xã hội khác, hệ tư tưởng tôn giáo mặc dù chiếm tỷ
trọng ít, song giữ vai trò quyết định đối với ý thức tôn giáo. Hệ tư tưởng tôn giáo không
chỉ định hướng sự phát triển của tâm lý tôn giáo, mà còn tạo nên sự thống nhất trong
các hoạt động, lễ nghi tôn giáo. Đồng thời, không giống với các hình thái ý thức xã hội
khác, tâm lý tôn giáo giữ vai trò rất quan trọng trong ý thức tôn giáo, nó không chỉ là
môi trường nuôi dưỡng hệ tư tưởng tôn giáo, mà còn là tiền đề, điều kiện trực tiếp làm
nảy sinh và duy trì sự phát triển của các hoạt động tôn giáo nói riêng và toàn bộ tôn
giáo nói chung.
Tổ chức tôn giáo là phương thức tồn tại của tôn giáo, mà nội dung cơ bản là toàn
bộ các mối quan hệ và trình tự sắp xếp, thứ bậc các tín đồ, chức sắc cùng qui trình giải
quyết các mối quan hệ đó. Tổ chức tôn giáo rất đa dạng phức tạp, trong đó giáo hội là
cơ bản nhất Tổ chức tôn giáo có nhiều chức năng, song chức năng quan trọng nhất là

soạn thảo, truyền bá giáo lý và đấu tranh cho sự tồn tại của tôn giáo.
Hoạt động tôn giáo là hoạt động của các tín đồ nhằm hướng tới đấng siêu nhiên,
phục vụ đấng siêu nhiên. Hoạt động tôn giáo gồm nhiều loại hình phong phú, quan trọng
nhất là các hoạt động lễ nghi, thờ phụng, biên soạn, tuyên truyền giáo lý, giáo luật.
Trong quá trình vận động, phát triển của tôn giáo, ý thức tôn giáo, tổ chức tôn giáo
và các hoạt động tôn giáo luôn luôn tác động biện chứng lẫn nhau. Nhưng vai trò, vị trí
của chúng không ngang bằng nhau. Song ở đâu, trong bất cứ tôn giáo nào ý thức tôn giáo
luôn luôn là yếu tố giữ vai trò cơ bản, quyết định nhất. Ý thức tôn giáo vừa là yếu tố
không thể thiếu của mọi tôn giáo, vừa quy định phương hướng, nội dung, hình thức, sự
vận động, phát triển của các tổ chức tôn giáo và hoạt động tôn giáo. Các hoạt động tôn
giáo và tổ chức tôn giáo có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của tôn
giáo. Chúng vừa góp phần củng cố, duy trì ý thức tôn giáo, vừa làm cho ý thức tôn giáo
phát triển sống động trong đời sống tinh thần mỗi giáo dân và cộng đồng tôn giáo.
b) Nguồn gốc của tôn giáo
Ngày nay, bằng những công cụ, phương tiện hiện đại các nhà khoa học đã khẳng
định, con người đã xuất hiện cách đây ít nhất từ 2 đến 3 triệu năm, thậm chí 5 triệu năm.
Nhưng, hình thức tín ngưỡng đầu tiên cũng mới xuất hiện nhiều nhất chỉ cách đây 2,5
đến 4 vạn năm, và những tôn giáo đầu tiên chỉ xuất hiện cách đây khoảng 2,5 đến 3 nghìn
năm. Khi đó, lực lượng sản xuất đã có bước phát triển đáng kể, xã hội đã xuất hiện chế


4
độ tư hữu, phân công lao động lần thứ hai giữa lao động trí óc và lao động chân tay đã
diễn ra, trong xã hội đã xuất hiện những người chuyên làm nghề tôn giáo.Rõ ràng, loài
người đã tồn tại rất lâu không cần đến tôn giáo, không cần đến ý niệm "ma", "quỷ",
"thần", "thánh" mà vẫn phát triển bình thường trong hạnh phúc yên vui. Và nhất định
đến một lúc nào đó "đám mây mù tôn giáo" cũng sẽ mất đi khi những điều kiện nuôi
dưỡng nó không còn.
Tuy nhiên, lịch sử nguồn gốc của tôn giáo đã được các nhà tư tưởng luận giải rất
khác nhau.

Các nhà duy tâm khách quan đều xuất phát từ "tinh thần thế giới", "ý niệm tuyệt
đối" để giải thích sự vận động của xã hội. Vì thế, họ đều cho rằng, ý thức tôn giáo có
trước xã hội loài người, tồn tại vĩnh hằng quyết định sự ra đời và phát triển của giới tự
nhiên, xã hội và con người
Một số nhà duy tâm chủ quan cho tôn giáo là thuộc tính vốn có của ý thức con
người không phụ thuộc vào hiện thực khách quan.
Các nhà duy vật trước C.Mác mà đỉnh cao là Lútvích Phoiơbắc đã phân tích sâu
sắc nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. Lútvích Phoiơbắc viết: "Cảm
giác về sự phụ thuộc là cơ sở của tôn giáo" (1), và "Một nguyên nhân khác của lòng tin
vào thượng đế: con người áp dụng quan niệm về sự sáng tạo có tính mục đích của mình
vào giới tự nhiên. Giới tự nhiên có tính mục đích - ergo, nó đã được sáng tạo bởi thực
thể có lý tính"(2). C.Mác, Ph.Ăngghen đánh giá rất cao cống hiến của Lútvích Phoiơbắc.
Nhưng do lập trường duy tâm và phương pháp nhận thức siêu hình các vấn đề xã hội,
Lútvích Phoiơbắc đã không thấy được ý thức của con người nói chung, tình cảm tôn giáo
nói riêng cũng là sản phẩm xã hội lịch sử. Vì thế, ông đã không thấy được nguồn gốc xã
hội của tôn giáo.
Như vậy, trước C.Mác đã có rất nhiều nhà tư tưởng nghiên cứu nguồn gốc của tôn
giáo, song do hạn chế về lập trường quan điểm và phương pháp xem xét, nên họ đã
không chỉ ra được một cách khoa học nguồn gốc của tôn giáo.
Trên cơ sở thành tựu của các ngành khoa học, xuất phát từ lập trường của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác-Lênin đã giải quyết khoa học, cách mạng vấn đề nguồn gốc tôn giáo.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự ra đời cuả tôn giáo gắn liền với ba
nguồn gốc: nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc tâm lý và nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc nhận thức
Sự ra đời của tôn giáo bắt nguồn từ sự bất lực của con người trong quá trình
nhận thức thế giới khách quan và từ chính tính phức tạp trong quá trình nhận thức
của con người.
Sự bất lực trong nhận thức của con người được biểu hiện trước hết ở sự thiếu hiểu
biết về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình. Ph.Ăng ghen viết: " Bất cứ tôn giáo

(1) (2)
(

Lênin Toàn tập, Tập 29 Nxb Tiến bộ, M, 1979, tr.51. 60


5
nào đều có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận và ngu dốt của thời kỳ mông muội" "từ
những khái niệm hết sức sai lầm, nguyên thuỷ của con người về bản chất của chính họ
và về giới tự nhiên bên ngoài xung quanh họ" 12. Nhưng sự thiếu hiểu biết tự nó chưa
phải là nguồn gốc sinh ra tôn giáo, mà chỉ khi nào, trên cơ sở sự thiếu hiểu biết "sự ngu
dốt" ấy con người không nhận thức đúng, không tìm ra được phương hướng, biện pháp
khắc phục đúng sự thiếu hiểu biết đó, dẫn đến đồng nhất "cái chưa biết" thành cái
"không thể biết," thì những ảo ảnh và biểu tượng tôn giáo mới có điều kiện xuất hiện.
Nói khác đi, chỉ khi nào con người không thể giải quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu
nhận thức thế giới, với khả năng hiện có của mình, dẫn tới bất lực, tuyệt vọng thì tôn
giáo mới nảy sinh.
Mặt khác, nhận thức của con người là sự thống nhất không thể tách rời giữa nhận
thức cảm tính và nhận thức lý tính, giữa phương pháp nhận thức gián tiếp và phương
pháp nhận thức trực tiếp.
Quá trình nhận thức gắn liền với sự hình thành các biểu tượng, phát triển trí
tưởng tượng của con người. Đây vừa là sự hơn hẳn, sự khác nhau về chất giữa tâm lý
ý thức của con người so với tâm lý động vật, thể hiện rõ nhất sức mạnh của tư duy trí
tuệ con người, vừa chứa đựng nhiều nhất những khả năng phản ánh sai lầm, ảo tưởng.
V.I Lênin chỉ rõ: "..ngay trong sự khái quát đơn giản nhất, trong ý niệm chung sơ
đẳng nhất ... cũng có một phần ảo tưởng " 1. Vì thế, khi con người biến những hình
ảnh ảo tưởng, sai lầm, chỉ tồn tại trong tư duy thành một cái gì tồn tại ngoài tư duy
của mình, thì lúc đó sẽ xuất hiện các biểu tượng tôn giáo.
Hơn nữa, quá trình nhận thức của con người là tổng thể một chuỗi dài các thao tác tư
duy. Ở đây, theo Lênin : " Bất cứ đoạn nào, khúc nào, mảnh nào của đường cong ấy

cũng có thể chuyển hoá thành một đường thẳng độc lập,đầy đủ ...dẫn đến vũng bùn, đến
chủ nghĩa thày tu "3.
Nguồn gốc xã hội
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định, nguồn gốc nhận thức chỉ là tiền đề làm nảy sinh
hiện tượng tôn giáo, chính nguồn gốc xã hội, sự bất lực của con người trong các hoạt
động thực tiễn cải tạo xã hội mới là nguồn gốc cơ bản, chủ yếu nhất tạo nên tôn giáo.
Bởi vì, về mặt lý luận: chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ, thực tiễn là nguồn gốc của
nhận thức. Sự bất lực của con người trong thực tiễn cải tạo các hiện tượng tự nhiên, cải
tạo các hiện tượng xã hội, là nguồn gốc dẫn con người đến bế tắc trong nhận thức, sợ
hãi tuyệt vọng trong cuộc sống.
Hơn nữa, về mặt thực tiễn, sự bất lực, việc không tìm ra con đường, giải pháp để
giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu cải tạo giới tự nhiên và cải tạo xã hội với khả năng
hiện có của con người luôn luôn gắn liền với nhau trong một thể thống nhất. Nhưng vai
1

12C. M¸c vµ Ph. ¡ng ghen Toµn tËp, tËp 21 Nxb CTQG. H. 1995 .tr 445

2

3

V.I Lênin Toàn tập, tập 29 Nxb TB . M. 1981 .tr 385


6
trò của những bất lực này trong việc hình thành tín ngưỡng, tôn giáo, là không ngang
bằng nhau ở mỗi thời kỳ lịch sử.
Trong thời kỳ nguyên thuỷ, khi lực lượng sản xuất kém phát triển, xã hội chưa
phân chia thành giai cấp, chưa có hiện tượng người bóc lột người, thì sự bất lực của con
người trong quá trình cải tạo các hiện tượng tự nhiên là nguồn gốc chủ yếu tạo nên tín

ngưỡng, tôn giáo.
Khi xã hội xuất hiện chế độ người bóc lột người thì sự bất lực của con người trong
quá trình cải tạo các mối quan hệ xã hội trở thành nguồn gốc cơ bản, chủ yếu tạo nên
tôn giáo. Điều này được giải thích bởi những lý do sau.
Thứ nhất, khi xã hội có giai cấp, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển tạo
điều kiện để con người giảm đi những bất lực trong quá trình cải tạo các hiện tượng
tự nhiên. Đồng thời, do chế độ tư hữu làm cho con người khai thác cạn kiệt tài
nguyên, làm môi trường sinh thái ngày càng ô nhiễm. Vì thế, thiên nhiên ngày càng
"trả thù" con người với quy mô lớn hơn, cường độ mạnh hơn. Do vậy, con người
ngày càng bất lực nhiều hơn trong việc cải tạo thiên nhiên.
Thứ hai, chế độ bóc lột là thủ phạm gây ra những tai hoạ ngày càng to lớn, khủng
khiếp hơn đối với nhân dân lao động.
Chế độ bóc lột về thực chất là chế độ cướp bóc của kẻ mạnh đối với người yếu.
Với pháp luật, nhà tù, toà án, quân đội cùng biết bao thủ đoạn xảo quyệt khác, nhà nước
của giai cấp bóc lột không chỉ thống trị nhân dân lao động về kinh tế, mà còn áp bức về
tinh thần tư tưởng, không chỉ bóc lột cá nhân từng người lao động mà còn áp bức bóc
lột cả một giai cấp, một dân tộc. Người lao động không chỉ bị một tên tư bản bóc lột mà
còn bị cả giai cấp tư sản cướp bóc. Chế độ bóc lột không chỉ đe doạ miếng cơm, manh
áo hàng ngày, mà còn đe doạ cả sự sống còn của mỗi con người, cả cộng đồng người và
toàn thể nhân loại Đúng như Lênin nhận xét, giai cấp bóc lột "đang hàng ngày, hàng giờ
gây ra cho những người lao động bình thường những nỗi thống khổ cực kỳ ghê gớm,
những sự đau thương thật là khủng khiếp, nhiều gấp nghìn lần so với những biến cố
phi thường như chiến tranh, động đất4".
Thứ ba, Sự tồn tại và phát triển của chế độ bóc lột làm con người ngày càng bị tha
hoá, bần cùng hoá về mọi mặt.
Dưới chế độ nô lệ, người nô lệ trở thành công cụ biết nói, trở thành một thứ hàng
hoá có giá trong tay giai cấp chủ nô. Nhưng dưới chế độ tư bản người công nhân không
những bị coi như một công cụ vật chất khác, mà còn bị “biến thành nô lệ của những công
cụ đó"(1) thành "công cụ loại hai, loại ba"(2), thành "những đồ vật tầm thường"(3) thành
"hàng hoá loại hai, loại ba thậm chí là loại bốn"(4). Cái thân phận "nô lệ của nô lệ" ấy đã

làm cho toàn thể nhân dân lao động cảm thấy "mình bị xúc phạm, bị bỏ rơi, bị đánh lừa,
4

Lênin toàn tâp tập, tập 17 Nxb TB. M. 19 tr
ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG, H,1997,
tr.126,137,124.
Lênin Toàn tập, Tập 17 Nxb TB, M, 19 tr.
(1),2,3,4,5


7
bị đánh cắp mất cái con người đích thực nơi họ"(5). Điều đó, đã làm cho con người trong
xã hội tư bản, mặc dù sống trong điều kiện dự thừa các phương tiện cơ sở vật chất hiện
đại, nhưng vẫn thường xuyên khủng hoảng về tinh thần, mất hết niềm tin và sức mạnh
trong quá trình đấu tranh cải tạo tự nhiên, xã hội.
Như vậy, chế độ áp bức bóc lột một mặt ngày càng gây ra những tai hoạ khủng
khiếp, đòi hỏi con người phải có sự nhảy vọt về chất cả về sức mạnh vật chất và tinh
thần để cải tạo nó; mặt khác chế độ đó lại làm suy giảm không ngừng niềm tin, sức
mạnh của họ. Vì thế, chế độ bóc lột ngày càng chứng tỏ là thủ phạm tạo nên tình trạng
bất lực ngày càng gia tăng của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội.
Chính trên ý nghĩa đó, Lênin khẳng định nguồn gốc xã hội luôn là nguồn gốc "chủ
yếu"6), nguồn gốc "sâu xa", nguồn gốc "thật sự"5 của tôn giáo.
Nguồn gốc tâm lý
Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh tâm trạng cô đơn, sợ hãi, tuyệt vọng
đã từng có ở các động vật bậc cao. Với con người; do có khả năng sinh sống, hoạt
động trong nhiều môi trường, phức tạp và do trí tưởng tượng phong phú, nên trước
những tai hoạ khủng khiếp như dịch bệnh, bão tố, động đất, núi lửa, chiến tranh; trước
cảnh bao la, hùng vĩ của trời, biển, cảnh u tịch, lạnh lẽo của hang sâu, rừng thẳm họ
càng dễ rơi vào trạng thái sợ hãi, cô đơn, tuyệt vọng. "Đặc biệt là cái chết làm nảy
sinh ra sự sợ hãi lòng tin vào thượng đế" (1).

Bên cạnh những lực lượng xã hội, và những hiện tượng thiên nhiên gieo tai hoạ,
luôn tồn tại những hiện tượng tự nhiên tạo ra điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu
nguyện vọng con người và những lực lượng xã hội, những cá nhân anh hùng, dũng cảm
xả thân cứu giúp đồng loại. Những sự kiện đó là lý do nảy sinh lòng biết ơn, kính trọng.
Tâm trạng cô đơn, sợ hãi, tuyệt vọng và lòng biết ơn, kính trọng là những trạng
thái tâm lý khác nhau, nhưng liên hệ mật thiết với nhau. Tất cả đều trở thành nguồn gốc
trực tiếp để hình thành ý thức tín ngưỡng, tôn giáo.
Trong thực tế, ba nguồn gốc dẫn đến sự ra đời, tồn tại của tôn giáo luôn quan hệ
chặt chẽ, thành một thể thống nhất không tách rời nhau. Song vai trò của chúng không
ngang bằng nhau. Vai trò phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể. Tuy nhiên, ở bất cứ
đâu, trong bất cứ thời điểm nào, nguồn gốc xã hội, vẫn là cơ bản, chủ yếu nhất. Nó
quyết định xu hướng, nội dung, hình thức, tồn tại phát triển của nguồn gốc nhận thức và
nguồn gốc tâm lý; quyết định sự ra đời của tôn giáo. Ngược lại, nguồn gốc nhận thức,
nguồn gốc tâm lý cũng tác động trở lại rất to lớn đến sự hình thành, phát triển của tôn
giáo và góp phần làm sâu sắc, phong phú hơn nguồn gốc xã hội.
Do đó, khi xem xét, đánh giá nguồn gốc tôn giáo phải toàn diện, trên cơ sở nguồn
gốc xã hội, phải chú ý đến các nguồn gốc khác, tránh tuyệt đối hoá, tách rời các nguồn
gốc với nhau. Đồng thời, kiên quyết phê phán quan điểm phủ nhận nguồn gốc xã hội
của tôn giáo trong các trào lưu tư tưởng phản diện hiện nay.
5

6 Lê nin toàn tập tập 12 Nxb TB M 19 .tr
Lênin Toàn tập, Tập 29, Nxb Tiến bộ, M, 1979, tr.51.

(1)


8
Nghiên cứu nguồn gốc tôn giáo cho thấy, tôn giáo sẽ còn tồn tại, khi những nguồn
gốc sinh ra nó vẫn còn. Muốn xoá bỏ tôn giáo phải xoá bỏ cả ba nguồn gốc, mà trước

hết phải xoá bỏ những quan hệ bóc lột, xoá bỏ ách thống trị giữa người và người, xoá
bỏ chế độ tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản "thiên đường thật sự trên trái
đất, làm cơ sở để xoá bỏ thiên đường ảo tưởng trên "thế giới bên kia", xoá bỏ mọi "ảo
ảnh", "bóng ma tôn giáo"trong đầu óc nhân loại.
Để đạt được mục đích, đòi hỏi các Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân thế giới
phải vừa có đường lối chiến lược đúng đắn, gắn cuộc đấu tranh chống tôn giáo với cuộc
đấu tranh giai cấp , phục tùng lợi ích cuộc đấu tranh giai cấp, vừa phải có sách lược
mềm dẻo, phù hợp với phương châm "bình tĩnh, kiên trì và nhẫn nại", không nóng vội,
chủ quan; đồng thời, không né tránh, hoặc thoả hiệp, nương nhẹ.
c) Bản chất của tôn giáo
Trước C.Mác, các nhà tư tưởng đã nghiên cứu bản chất tôn giáo dưới nhiều góc độ
khác nhau.Các nhà duy tâm và các nhà thần học, đều thần bí hoá tôn giáo coi tôn giáo
như một hiện tượng kỳ bí, vĩnh hằng, có trước con người. Các nhà duy vật mà đỉnh cao
là Lútvích Phoiơbắc đã có những nhận định đúng khi cho rằng: "Bí mật của tôn giáo,
xét đến cùng, chỉ là bí mật của sự kết hợp trong cùng một thực thể, ý thức và cái vô
thức, ý chí và cái không ý chí" (1), là: "Sự đồng nhất cái chủ quan và cái khách quan" (2).
Song, do cách nhìn duy tâm, siêu hình về xã hội Lútvích Phoiơbắc đã không giải quyết
được vấn đề bản chất tôn giáo một cách triệt để.
Kế thừa quan điểm của các nhà duy vật, các nhà kinh điển của chủ nghĩa MácLênin, trong các tác phẩm của mình đã đưa ra những tư tưởng cơ bản, đặt nền tảng cho
việc nghiên cứu đúng đắn bản chất tôn giáo.Trong lời nói đầu, “Gãp phÇn phê phán triết
học pháp quyền của Hêghen”, C.Mác viết: "Con người sinh ra tôn giáo, chứ không phải
tôn giáo sinh ra con người. Tôn giáo là tự ý thức, tự tri giác của những người chưa tìm
thấy mình hoặc tự đánh mất mình một lần nữa"(2). Phát triển tư tưởng của C.Mác,
Ph.Ăngghen trong tác phẩm "Chống Đuy Rinh" viết: "...mọi tôn giáo chẳng qua là sự
phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối
cuộc sống hàng ngày của họ. "(3).
Từ tư tưởng của các nhà kinh điển có thể khẳng định: bản chất tôn giáo là sự
phản ánh hư ảo thế giới khách quan vào trong đầu óc những con người chưa tìm
thấy mình, hoặc tự đánh mất mình một lần nữa.


(1) (2)

Lênin Toàn tập, Tập 29, Nxb Tiến bộ, M, 1979, tr.70

(
(2)
(3)

Mác Ăng ghen, Toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, H, 1995, tr.569
Mác Ăng ghen, Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H, 1995, tr. 437


9
Trước hết, cần khẳng định “tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh thế giới khách
quan". Nguồn gốc, nội dung sự tồn tại, phát triển của do thế giới khách quan quy định.
Tôn giáo không có nguồn gốc lịch sử riêng tách rời thế giới khách quan. Muốn tìm
nguồn gốc, nội dung, hình thức và động lực của sự vận động, phát triển của tôn giáo
phải tìm ngay trong hiện thức khách quan, trong tồn tại xã hội và ngay trong lịch sử
phát triển của xã hội loài người. §óng nh C. M¸c nãi: “Thế giới tôn giáo chỉ là phản ánh của thế
giới thực tại”6 Đây là nội dung quan trọng thể hiện quan điểm duy vật biện chứng về lịch
sử trong việc nghiên cứu, xem xét bản chất tôn giáo. Xa rời nội dung sẽ đẫn tới quan
điểm duy tâm, không thể nhận thức đúng đắn bản chất tôn giáo
Nghiên cứu giáo lý, giáo luật của các tôn giáo lớn, ra đời rất sớm như Đạo
Phật (VI TCN) Đạo Kitô (I TCN) đều có nội dung khuyên con người không được
trộm cắp. Đạo Phật còn coi "chính mệnh", sống bằng nghề nghiệp chân chính là
một trong bát chính đạo để giải thoát nỗi khổ. Nội dung đó vừa phản ánh sự tồn
tại cuả chế độ tư hữu vừa khẳng định trong xã hội đã xuất hiện nhiều nghề
nghiệp chuyên môn phong phú. Đặc biệt, cõi "Niết bàn" của đạo Phật, vườn "Địa
đàng" của đạo Do thái, hay "Thiên đàng" của đạo Ki tô chẳng qua chỉ là một bức
tranh sinh động, miêu tả cuộc sống no, đủ của những cư dân sản xuất nông

nghiệp trong những năm tháng mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, tươi tốt.
Thượng đế, Thiên chúa, Ngọc hoàng chỉ là hình ảnh hoàn thiện, hoàn mỹ, tập
trung tất cả mọi sự tinh tuý, tốt đẹp nhất cả về thể chất và tinh thần của những con
người hiện thực. Và thực chất, đó là sự thần thánh hoá một ông vua chuyên chế với
quyền lực vô hạn, cai quản, điều khiển đất nước và thần dân của mình.
Tuy nhiên, sự phản ánh của tôn giáo đối với hiện thực khách quan không phải là
sự phản ánh bình thường, phản ánh đúng đắn, trung thực, mà là sự phản ánh "hư ảo",
bịa đặt. Đây là nội dung cơ bản nhất cấu thành nên bản chất của tôn giáo, quyết định sự
ra đời, tồn tại và những chức năng đặc thù của tôn giáo. Thiếu nội dung cơ bản này mọi
tín ngưỡng, tôn giáo, mọi yếu tố cấu thành tôn giáo sẽ không tồn tại.
Tôn giáo không chỉ đảo lộn, xem : "Bản chất khách quan coi như là chủ quan, bản
chất của giới tự nhiên là khác với giới tự nhiên, coi như bản chất của con người, bản
chất của con người như khác với người, coi như là bản chất không phải người" (1), mà
còn phủ nhận mọi quy luật khách quan, mọi suy nghĩ và hành động sáng tạo của con
người. Mặt khác, tôn giáo còn quy mọi sự tồn tại, vận động, biến đổi của thế giới, từ
hoạt động nhận thức của con người tới sự vận động của các thiên hà bao la đều phụ
thuộc vào ý chí của đấng siêu nhiên, phục vụ đấng siêu nhiên. Cho nên, tôn giáo không
chỉ phản ánh xuyên tạc tình hình, khả năng khách quan mà còn phủ nhận quy luật khách
6

(1)

C. Mác tư bản Q1 T1 tr 114-115

Lênin Toàn tập, Tập 29, Nxb Tiến bộ M, 1979, tr. 71.


10
quan, không chỉ xuyên tạc quy luật của tự nhiên, xã hội, mà còn xuyên tạc quy luật vận
động của tư duy; tôn giáo không chỉ sai lầm trong cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề mà

còn sai lầm trong kết thúc vấn đề. Đó là chuỗi dài của những phản ánh sai lầm liên tiếp
cả về nội dung và phương pháp. Vì thế, những nội dung phản ánh của tôn giáo về cơ bản
không có giá trị về lý luận và thực tiễn, thậm chí nó còn là nguồn gốc gây nên những tai
hoạ to lớn cho sự phát triển của tự nhiên, xã hội và con người.
Hơn nữa, ý thức tôn giáo, về cơ bản là kết quả của một trình độ phản ánh cảm
tính, là "hình thức cảm xúc"7 của những con người chưa tìm thấy mình, hoặc tự đánh
mất mình một mình lẫn nữa.
Sự ra đời của tôn giáo gắn liền với những con người chưa nhận thức được vị trí,
vai trò của mình, chưa làm chủ được tự nhiên, xã hội, hoặc tự đánh mất vai trò, vị trí và
lý trí của mình trong quá trình nhận thức, cải tạo thế giới khách quan. Những con người
này không chỉ tạo ra các biểu tượng sai lầm, coi biểu tượng sai lầm là có thực trong thế
giới khách quan, mà còn gửi gắm cả sinh mệnh và cuộc sống vô cùng quí giá của mình cho
những biểu tượng sai lầm đó. Cho nên, mọi giáo lý, giáo luật của tôn giáo nhằm hướng con
người tin tưởng vào đấng siêu nhiên đều không thể tồn tại trước sự phán xét của "toà án" lý
trí. Và phải chăng do nhận thức được vấn đề này, đạo Ki tô đã cho rằng, tội lỗi lớn nhất (tội
tổ tông) của con người đối với chúa, đối với tôn giáo là đã cố tình ăn phải " cây lý trí" (1).Cho
nên, tôn giáo thật sự là sự ấu trĩ, thời thơ ấu của nhân loại"(2)việc phê phán tôn giáo đang làm
cho con người thoát khỏi ảo tưởng, để con người suy nghĩ trở nên có lý tính"(3).
Như vậy, nội dung phản ánh của tôn giáo luôn luôn là sự thống nhất giữa cái hư và
cái thực, trong đó cái hư ảo, cái bịa đặt chiếm tỉ trọng tuyệt đối, giữ vai trò chủ đạo, lấn
át, che lấp hầu như toàn bộ cái thực. Cái thực, được hiện ra như một nhu cầu được bù
đắp tình cảm, lý trí và sức mạnh để vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc; một khát
vọng thoát ra và phản kháng lại cái xã hội buộc con người sinh ra tôn giáo, cần đến tôn
giáo. Tuy bị suy biến, bị phủ định và chiếm một tỉ lệ vô cùng nhỏ, song không bao giờ
cái thực mất đi hoàn toàn, nó vẫn là điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại của cái ảo, của tôn
giáo. Đúng như Phoiơbắc đã viết: "Trong tôn giáo, ngoài ảo tưởng ra, mặt thực tế tìm
tòi cái tốt hơn tìm sự che chở, sự giúp đỡ là cực kỳ quan trọng" (4) . Hơn nữa, toàn bộ
quá trình ra đời, tồn tại, vận động, phát triển của tôn giáo cũng như các hoạt động tôn giáo
vừa là sự biểu hiện, vừa là quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa cái hư và cái thực. Vì thế,
xem xét bản chất tôn giáo phải toàn diện, phải thấy không chỉ nội dung phản ánh mà cả

trình độ phản ánh; phải nhận thức sâu sắc không chỉ tính chất duy tâm thần bí của cái
hư, cái ảo mà còn phải thấy cái thực, trong nọi dung phản ánh của tôn giáo.
d) Tín ngưỡng, mê tín dị đoan
- Tín ngưỡng:
7

Chống Đuy rinh
Một số tôn giáo ở Việt Nam, Phòng thông tin tư liệu, Ban tôn giáo Chính phủ, Hà Nội 1993, tr.68
(2)
Lênin Toàn tập, Tập 29, Nxb Tiến bộ, M, 1979, tr.64
(3)
Mác-Ăng ghen, Toàn tập, Tập 1, Nxb CTQG, H, 1995, tr.570.
(4)
Lênin Toàn tập, Tập 29, Nxb Tiến bộ, M, 1979, tr.63.
(1)


11
"Tín ngưỡng là lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một lực lượng siêu
nhiên, thần bí"8 . Tín ngưỡng là nền tảng để hình thành tôn giáo. Khi tín ngưỡng được
một cộng đồng người thể chế, quy phạm hoá cao độ thì trở thành tôn giáo.
Khái niệm tôn giáo và khái niệm tín ngưỡng có quan hệ với nhau nhưng ở hai
cấp độ khác nhau, trong đó tín ngưỡng cấp độ thấp hơn so với tôn giáo.
- Mê tín dị đoan
"Mê tín là tin nhảm, tin xằng bậy, không thấy, không hiểu mà nhắm mắt
tin theo mù quáng" 9 . Gốc từ Hán mê tín có nghĩa là không nhận ra thị phi mà
mắt nhắm tin mù (mê tín và tín ngưỡng là khó phân biệt). "Dị đoan là suy
luân, suy đoán một cách nhảm nhí, bậy bạ khác thường, rồi hành động bừa bãi
không lường trước được những hậu quả xấu về sức khoẻ, tài sản... cho mình
cho người thân và cho mọi người chung quanh mình " 10

Mê tín dị đoan: (nghĩa hẹp hơn mê tín) Niềm tin mê muội, gắn với những hành
động gây hậu quả xấu cho con người và xã hội. Niềm tin mơ hồ gắn với hành vi phản
văn hoá, gây tác hại cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Mê tín dị đoan là hiện tượng xã hội mang tính toàn cầu, tồn tại dưới các hình thức
khác nhau, “ sống ký sinh” vào các hoạt động tôn giáo , các sinh hoạt văn hóa … ranh
giới có khi khó xác định và rất dễ chuyển hoá …
2. Đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
a) Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo
Việt Nam tuy đất không rộng, người không đông, nhưng tồn tại nhiều loại hình tôn
giáo khác nhau. Tính đa dạng của tôn giáo ở Việt Nam khiến cho việc nghiên cứu cũng
hết sức khó khăn, phức tạp.
Các tôn giáo lớn đang tồn tại ở Việt Nam không có tôn giáo nào thuần thuý của
Việt Nam mà hầu hết được du nhập từ nước ngoài vào. Đạo Phật từ Ấn Độ, Trung
Quốc sang, đạo Thiên Chúa từ phương Tây đến, Lão giáo, Khổng giáo cũng từ Trung
Quốc vào, đạo Hồi dù Chăm Bà ni hay Chăm IxLam cũng không phải gốc Chăm, mà
đến Việt Nam theo tuyến Bắc Phi qua Trung Cận Đông, Trung Á đến Ấn Độ và sang
Đông Nam Á. Những đạo nội sinh như Cao Đài, Hoà Hảo được coi là tôn giáo “chuẩn”
nhưng thực chất cũng chỉ là một sự tích hợp, vay mượn các yếu tố của tôn giáo khác.
Phạm vi ảnh hưởng và qui mô phát triển của các tôn giáo không giống nhau. Có những
tôn giáo vào Việt Nam từ đầu công nguyên (Phật- Lão), có tôn giáo vào sau hàng ngàn
năm, cũng có tôn giáo mới hình thành ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX. Có
những tôn giáo với hàng triệu tín đồ, lại có tôn giáo tồn tại hàng thế kỷ mà số lượng tín
đồ không đáng kể. Vai trò xã hội cũng như tác động đến chính trị của các tôn giáo
không giống nhau. Dù có sự tồn tại đa dạng của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, song
8
9

Từ điển tôn giáo Nxb Từ điển bách khoa. H. 2002 .tr 634
Từ điển tôn giáo, Nxb Từ điển bách khoa. H. 2002 .tr 410


10


12
tính chung số lượng tín đồ chỉ chiếm 25% dân số cả nước. Nếu tính những người có
nhu cầu tâm linh thì số lượng lớn hơn nhiều. Ở Việt Nam vùng nào cũng có đền thờ
các vị anh hùng dân tộc, những người có công với dân với nước. Trong phạm vi dân tộc
thì có đền Hùng, trong từng làng, xã có thờ thành hoàng làng, trong dòng họ có nhà thờ
tổ, trong gia đình có bàn thờ tổ tiên và những người đã khuất. Sự phát triển các không
gian linh thiêng trong đời sống cộng đồng làm cho bức tranh tín ngưỡng, tôn giáo Việt
Nam ngày càng đa sắc. Khi nghiên cứu tình hình tôn giáo Việt Nam, linh mục
L.Cadiêve viết: Các dân tộc Viễn Đông, đặc biệt người Việt Nam, là người mang đậm
tâm thức tôn giáo. Thuật ngữ tôn giáo bao hàm nhiều mức độ, nhiều sắc thái. Nếu ta coi
tôn giáo là niềm tin vào một đấng tuyệt đối, đầy lớn lao và hoàn hảo; là sự hợp nhất
bằng cả tấm lòng của bản thân với “đấng tối cao” hiện diện ở khắp mọi nơi; là sự tích
hợp bằng cả trái tim với “đức chúa” đầy lòng bác ái, ngự trị và nắm tất cả.
Bàn về tính đa dạng của tôn giáo ở Việt Nam theo Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn
người nghiên cứu có thể tìm thấy ở đây hầu như có tất cả các hình thức tôn giáo từ Tô
tem giáo, Ma thuật giáo, Bái vật giáo, Vật linh giáo, Sa man giáo đến các tôn giáo có tổ
chức. Việt Nam gần như là một bảo tàng tôn giáo.
b) Tôn giáo ở Việt Nam mang tính đan xen, hoà đồng
Khác với phương Tây, ở Việt Nam không có tôn giáo nào thống trị suốt chiều
dài lịch sử và vị trí, vai trò của từng tôn giáo không như nhau qua các thời đại, với
những biến động của lịch sử. Điều đó bắt nguồn từ tính bao dung, tư tưởng phóng
khoáng của người Việt, được hình thành trong quá trình kề vai, sát cánh vượt mọi khó
khăn gian khổ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ở Việt Nam, không
có sự kỳ thị tôn giáo, càng không có xung đột vì lý do dị biệt tôn giáo. Dù là tư tưởng
gì, tôn giáo nào, cộng đồng người Việt cũng sẵn sàng chấp nhận miễn là nó không vi
phạm đến lợi ích quốc gia và đi ngược lại nền văn hoá dân tộc. Tính chất đan xen,
hoà đồng của tôn giáo ở Việt Nam biểu hiện trên mấy điểm sau: Sự tồn tại hoà bình

của hệ thống tôn giáo, với tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên”, “Ngũ chi hợp nhất”.
Đó là những biểu trưng của truyền thống hoà đồng tôn giáo. Các đạo từ bên ngoài vào
như Phật gi¸o, C«ng gi¸o mặc dù có hệ thống giáo lý và thiết chế tổ chức khá chặt
chẽ tồn tại độc lập với các loại hình tôn giáo khác, nhưng để tồn tại, phát triển và thu
phục được nhiều tín đồ, rốt cuộc nó phải chung sống hoà mình vào các loại hình tín
ngưỡng bản địa Việt Nam và chung sống hoà đồng với nhau.
Trong lịch sử, có những cuộc tranh luận trên báo chí hoặc dưới hình thức này hay
hình thức khác xung quanh giáo lý của đạo Phật với đạo C«ng gi¸o vào những năm 30
của thế kỷ XX, nhưng không vì thế mà sự dị biệt tôn giáo trở thành lý do để kỳ thị hay
khinh miệt nhau. Lễ Phật đản, lễ Chúa giáng sinh là ngày vui chung của Lương và
Giáo. Chính sự tồn tại hoà bình của nhiều hình thức tôn giáo là cơ sở của sự đoàn kết
tôn giáo trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Tính dung hợp, hoà đồng, đan xen
của tôn giáo ở Việt Nam thể hiện khá độc đáo ở sự hội nhập trong không gian thờ tự
và trên từng bàn thờ. Trong quần thể kiến trúc đình chùa ở Việt Nam thường có sự


13
đan xen Đình, Chùa, Am, Miếu Phủ. Ở đó thấy sự hiện diện hoà đồng của các thánh
thần, tiên Phật của cả ba tôn giáo chính (Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo). Sự xuất
hiện đạo Cao Đài với hệ thống luật lệ, lễ nghi và đối tượng thờ cúng là nét đặc sắc,
một điển hình của sự dung hợp, hoà đồng. Tính dung hợp hoà đồng, đan xen của tôn
giáo Việt Nam còn thể hiện rõ nét trong mỗi chức sắc tôn giáo và trong từng tín đồ.
Nhà sư không chỉ tụng kinh, gõ mõ mà còn trở thành người có bí quyết trừ tà, nhà sư
kiêm cả pháp sư, kiêm nhà ma thuật là chuyện thường tình. Trong cuốn “Thờ phụng
và tôn giáo của xứ Đông Dương An Nam” G.Coulét viết: Ở chùa Việt Nam, họ rất vui
sướng mà mời Ngọc Hoàng, Thượng đế vào ngồi cùng với Phật Thích Ca, thầy chùa
bán bùa chú, yểm tà ma cũng như thầy Pháp. Trạng nguyên khoá đầu tiên nhà nho Lê
Văn Thịnh, làm đến chức thái sư mà vẫn dùng đạo giáo “hoá hổ”toan giết Lý Thần
Tông. Thời Trần, nho học đã phát triển khá mạnh, vậy mà nhà vua còn sai nhiều pháp
sư đi xem xét sông núi trong cả nước nơi nào có yếm khí thì yểm đi để tránh hậu họa.

Tóm lại: Ở Việt Nam không có tôn giáo nào có giáo lý cứng nhắc và cũng không
có tôn giáo nào giữ vị trí thống trị suốt chiều dài lịch sử. Trên thực tế, thế giới quan và
nhân sinh quan của các tôn giáo không những không thống nhất mà còn mâu thuẫn
nhau, nhưng chung sống hoà bình bên nhau, đan xen, hoà đồng, bổ sung, nương tựa,
xâm nhập vào nhau, tạo lên diện mạo khá độc đáo của bức tranh tôn giáo Việt Nam
suốt chiều dài lịch sử.
c) Tôn giáo ở Việt Nam mang tính ưu trội yếu tố nữ
Ở nước ta hình tượng người phụ nữ xâm nhập và nổi bật trong tất cả các hình thức tôn
giáo. Điều đó phản ánh tình cảm và sự đánh giá công bằng của nhân dân về vai trò của
người phụ nữ trong xã hội. Dọc chiều dài đất nước đền thờ mẫu hầu như nơi nào cũng có.
Tín ngưỡng thờ mẫu đa dạng phong phú như nhu cầu nhiều mặt của con người ở thế gian.
Có mẫu là thần thiên nhiên như (Tam đảo sơn trụ quốc mẫu thái phu nhân chi thần, Linh
sơn thánh mẫu, thánh mẫu thoải phủ, mẫu thượng ngàn, địa mẫu). Có mẫu là nhân thần, có
mẫu vốn là những nhân vật có thật, có mẫu là những nhân vật huyền thoại. Tục thờ mẫu
của người Việt khá phức tạp và đa dạng. Nét đặc sắc trong tín ngưỡng thờ mẫu của người
Việt là quan niệm về Tam phủ và Tứ phủ. Tín ngưỡng thờ mẫu ở Việt Nam có nội dung và
mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đến nay còn nguyên giá trị.
Tính trội của yếu tố nữ còn được biểu hiện khá rõ nét trong quan niệm về phương
thức thờ cúng của các tôn giáo. Các tôn giáo khi du nhập vào Việt Nam, muốn tồn tại đều
phải điều chỉnh cho thích hợp trong đó có yếu tố nữ. Trong chùa của đạo Phật có nhiều
tượng như: Bồ Tát, La Hán, và các vị khác, trong lớp tượng đó nổi lên có Quan Âm Bồ
Tát. Ở các nước khác, Bồ Tát có thể là Nam hoặc Nữ, còn riêng ở Việt Nam đó là Phật
Bà. Sự tồn tại và phát triển đạo Phật ở Việt Nam gắn liền với sự xuất hiện kỳ diệu của tứ
pháp dưới dạng“Bà” (pháp Vân, pháp Vũ, pháp Lôi, pháp Điện). Đạo C«ng gi¸o vốn chỉ
thờ “Chúa trên hết mọi sự” nhưng khi vào Việt Nam , vai trò “Cầu bầu”của mẹ Maria trở
nên cực kỳ quan trọng. Trong nhà thờ Thiên Chúa, hình tượng bà Maria chiếm ưu thế. Bà


14
xuất hiện dưới các dạng khác nhau. Con chiên đến với Chúa chủ yếu thông qua Mẹ. Mọi

sự trông cậy đều thuộc về Mẹ.
Đó là những đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Ngoài ra còn
có những đặc điểm như tín đồ tôn giáo ở Việt Nam chủ yếu là quần chúng nhân dân lao
động; tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam thường bị kẻ thù lợi dụng. Tuy nhiên, đây
không phải là đặc điểm riêng có ở Việt Nam. Vấn đề này, C.Mác và Ph. Ăngghen đã
bàn khá kỹ khi vạch ra bản chất xã hội của tôn giáo. Đi sâu phân tích, chúng ta có thể
thấy sự khác nhau giữa tôn giáo ở phương Tây với tôn giáo ở phương Đông, đặc biệt là
ở Việt Nam. Ở đây, không có tình trạng Nhà nước là nhà thờ, nhà thờ là Nhà nước như
ở phương Tây. Kitô giáo đã từng gây thanh thế rất lớn ở phương Tây, vào Việt Nam
cũng đã có nhiều cố gắng, bằng nhiều thủ đoạn can thiệp vào chính trị, gây thanh thế để
“giáo dân bản xứ coi họ như kẻ cứu tinh”, tìm mọi cách để dần dần thoát khỏi sự quản
lý của Nhà nước. Nhưng rốt cuộc, mặc dù C«ng giáo ở Việt Nam đã từng đứng vững
suốt bốn thế kỷ, thu hút một số đông giáo dân, song không bao giờ vượt quá ngưỡng
10% dân số và không thể trở thành quốc giáo. Mọi mưu đồ về chính trị đều thất bại.
II. Một số tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
A) một số tín ngưỡng bản địa Việt Nam
1).Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Thực chất đây là tín ngưỡng tôn thờ các lực lượng tự nhiên như trời, đất, mây,
mưa, sấm, chớp, nước, lửa, núi, rừng, sông, thực vật, động vât...Bởi lẽ, ở buổi đầu của
lịch sử, với hoạt động săn bắt hái lượm, người Việt cổ cảm thấy mình vô cùng nhỏ bé,
bị choáng ngợp trước thiên nhiên hùng vĩ. Thiên nhiên là cái nôi nuôi dưỡng con người
bằng nguồn của cải vô tận. Nhưng cũng là lực lượng đe dọa sinh mạng và cuộc sống
con người. Với tư duy thô sơ, người Việt cổ luôn quan niệm rằng: Vạn vật xung quanh
đều biết suy nghĩ và có cuộc sống như người trần tục. Cái thế giới “thiêng” đó có thể
mang tới, ban phát niềm hạnh phúc, nhưng cũng có thể gieo rắc nỗi bất hạnh cho con
người. Vì vậy, con người vừa tôn kính, biết ơn vừa sợ hãi các lực lượng siêu nhiên. Đây
là cội nguồn của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Hơn nữa, phương thức sinh sống của
người Việt cổ chủ yếu là canh tác nông nghiệp, phương thức này là một loại hình lao
động cực kỳ vất vả, công sức con người bỏ ra thì lớn nhưng thu hoạch lại phụ thuộc vào
thiên nhiên. Sự khắc nghiệt của hoàn cảnh ấy đẩy con người vào thế bị động, trông chờ

vào sự may rủi, sự phù hộ của các thần. Đây là lý do cho sự ra đời, tồn tại và phát triển
của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên được biểu hiện rất đa dạng và phong phú. Hầu hết
các đối tượng tự nhiên đều được thần thánh hoá và được thờ cúng ở khắp mọi nơi
như thần trời, thần đất, thần núi, thần sông, thần mây, thần mưa, thần gió... Con
người sống bằng trồng trọt, chăn nuôi phải nhờ tới các vị thần đó. Trong tín ngưỡng
sùng bái tự nhiên, người ta tin rằng, hòn đá, gốc cây đều có thần trú ngụ, nhất là
những hòn đá kỳ quái ở các hang động hay trước cửa đền chùa. Những hòn đá giữa


15
gềnh có nguy hại cho tàu thuyền; những cây đa, cây đề, cây si, cây đại... là những
cây hay có thần mộc tinh trú ngụ. Nhiều thần tự nhiên được người Việt cổ đưa lên
hàng mẫu. Ví dụ: Thần núi Tam Đảo “Tam Đảo sơn trụ quốc Mẫu thái phu nhân chi
thần”, thần núi Bà Đen “Linh sơn thánh Mẫu”, thần nước “Thánh Mẫu thoải phủ”,
thần đất “Địa Mẫu”, thần rừng “Thượng ngàn Thánh Mẫu”. Thần được người dân
vùng châu thổ Sông Hồng thờ phổ biến hơn cả chính là những vị làm ra mưa, và
những vị cai quản những nơi có nước như: sông, biển, ao, hồ, đầm... Đó là các chị
em bà pháp Vũ, pháp Vân, pháp Lôi, pháp Điện mà nhân dân gọi là “Tứ pháp”, và
các vị thuỷ thần, núp dưới các danh xưng mĩ miều như Giao Long, Hà Bá, Quan lớn
tuần tranh, Trương Hồng, Trương Hát, Hồng Hà đoan khiết phu nhân, Nam Hải đại
vương. Trong tâm thức cư dân Việt Nam, cấy lúa, trồng màu, chăn nuôi thì trời đất,
trăng sao, mây mưa, sấm chớp, sự giao hoà âm dương đều trở thành những vị thần
hộ mệnh. Sự tôn kính những vị thần vô hình ấy được biểu hiện qua những nghi thức
dẫn lễ, những trò vui trong lễ hội.
2. Tín ngưỡng sùng bái con người
Xuất phát từ quan niệm con người có hai phần: phần xác và phần hồn. Khi chết là
“thác về thể phách còn hồn là tinh anh”hay “sự tử như sự sinh sự vong như sự tồn”phần
hồn là phần bất tử đi sống ở thế giới khác. Phần hồn cũng có nhu cầu cuộc sống như
người trần tục nên“trần sao âm vậy”. Từ xa xưa, người Việt Nam đã hình thành ba

cộng đồng gắn bó chặt chẽ với nhau nhà- làng- nước. Vì vậy, trong tín ngưỡng sùng bái
con người của người Việt, hệ thống thờ cúng cũng bao hàm một cái trục xuyên suốt là
thờ tổ tiên, thờ những người có công với làng xã, thờ các anh hùng dân tộc. Dân ta có
câu “sống về mồ về mả, ai sống về cả bát cơm”. Trong cuộc sống của mỗi con người có
một mảng linh thiêng đó là mồ mả, bát hương thờ cúng ông bà tổ tiên, những người đã
khuất. Mồ mả, bát hương là những biểu tượng thiêng liêng có sức mạnh vô hình trong
mỗi gia đình, gia tộc xưa và nay. Mỗi gia đình người Việt Nam đều có bàn thờ tổ tiên.
Bàn thờ được đặt ở nơi trang trọng nhất. Có thể nói bàn thờ tổ tiên là biểu tượng thiêng
liêng nhất, lôi cuốn con cháu quây quần đoàn tụ nhớ về cội nguồn, duy trì những giá trị
thiêng liêng chuyển giao cho con cháu. Việc sắp đặt linh vị của bàn thờ theo triết lý 5
đời thờ cúng; tự mình xưng con, cha xưng hiền khảo, mẹ xưng hiền tỷ, ông xưng tổ
khảo, bà xưng tổ tỷ, cụ ông xưng tằng tổ khảo, cụ bà xưng tằng tổ tỷ, kỵ ông xưng cao
tổ khảo, kỵ bà xưng cao tổ tỷ. Nhà thờ tổ gọi là Từ đường, linh vị có “Bách thế chi tổ”.
Trên bàn thờ thường treo bức hành phi “Kính như tại” hoặc “Phúc mãn đường”.
Trong cuộc sống đời thường, mỗi người Việt Nam , ngoài mối liên kết trần tục với
những người khác trong quan hệ dòng họ, mối liên hệ bình thường với ông bà tổ tiên
trong gia đình gia tộc, họ còn có mối liên kết thiêng liêng, nhưng mang tính vô hình với
những người khác dòng họ trực tiếp, qua hình tượng Âu cơ - Lạc Long Quân. Trải qua
hàng ngàn năm nay, hình tượng Mẹ dân tộc đã là mối liên kết tâm linh bền chặt giữa
những người cùng chung sống trong một cộng đồng lãnh thổ và những người cùng
trong cộng đồng huyết thống. Trong tâm thức dân gian Việt Nam, từ lâu vẫn ghi nhớ


16
câu “ Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ” để di dưỡng tinh thần nhớ về cội nguồn, tổ
tiên dân tộc. Âu Cơ - Lạc Long Quân được tôn là thuỷ tổ của người Việt, là Cha-Mẹ
của vua Hùng-Người có công xây dựng nước Văn Lang, là Ông tổ của người Việt. Vì
vậy, “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng Mười tháng Ba”. Như vậy, không
gian thờ tổ của người Việt mở rộng ra tới tầm quốc gia “Tổ của nước” ngày giỗ Tổ là
ngày thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam . Đền Hùng trở thành trung tâm văn hoá tín

ngưỡng thể hiện ý niệm thiêng liêng của người Việt Nam với tổ tiên trên phương diện
quốc gia dân tộc. Mọi làng, xã có thể thờ nhiều vị thần nhưng cũng có thể thờ một vị
thần là thành Hoàng làng. Thành Hoàng làng là thần bản mệnh của làng, thần giữ gìn,
bảo vệ sinh mệnh cho cả làng. Thành Hoàng làng hầu hết là Nam nhưng cũng có nơi là
Nữ, có thành Hoàng làng là con người thật nhưng cũng có thành Hoàng làng là con
người huyền thoại, có thiên thần, nhân thần, có chính thần nhưng cũng có khi là dị thần,
yêu thần, tà thần như thần ăn xin, thần ăn trộm, thần tà dâm. Dù lai lịch thế nào nhưng
một khi được nhân dân thừa nhận và tôn vinh thì cộng đồng ấy nhất mực kính trọng.
Xét chung trong hệ thống thần thành Hoàng làng ở nước ta thường là người có công
trong đánh giặc giữ làng, giữ nước, có công mở mang bờ cõi hoặc mang lại nghề nghiệp
cho làng. Nơi thiêng liêng nhất để thần trú ngụ là điện thờ, điện thờ được đặt nơi trang
trọng nhất trong Đình.
Từ ý thức về hồn thiêng sông núi, người Việt còn huyền thoại hoá các thần và sắc
phong cho thần. Sự huyền thoại hoá các thần được thể hiện khá sinh động: Thánh
Gióng ra đời là sự kết hợp giữa bà mẹ Việt nghèo với dấu chân ông Đổng khổng lồ.
Thần Tản Viên được sinh ra từ một cây cổ thụ thành một chú bé, được dê rừng cho bú,
chim chóc ấp ủ. Thần Mộc Trung (giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp nạn mười hai sứ
quân) được sinh ra từ bà mẹ ngủ mơ thấy Sao sa vào miệng. Vua Lê Đại Hành cũng do
bà mẹ nghèo đi cấy ăn ngó sen thụ thai. Thần linh Long, thần lâm Hổ... đều có gốc
huyền thoại sau khi dẹp xong giặc lại quay trở về cõi thần tiên. Việc huyền thoại hoá
các thần đã đẩy tính “thiêng” lên một tầm cao mới, khiến tín ngưỡng thờ thần có hầu
hết trong các gia đình, làng bản từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi, lên miền núi, xuống
vùng biển và ùa vào tâm thức của mỗi người dân đất Việt.
Trong vũ trụ bao la và huyền bí, người Việt có xu hướng đề cao, tôn vinh con
người. Sự sùng bái con người (con người thực và con người huyền thoại) đã làm nên
một tín ngưỡng có nhiều điểm đặc sắc của người Việt Nam. Đó là tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên, giống nòi dân tộc. Thờ cúng tổ tiên là thực hiện nếp sống văn hoá, đạo đức và
tâm linh. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình, gia tộc, những người có công với
làng xã, với Tổ quốc, các anh hùng dân tộc, tạo điều kiện duy trì những không gian linh
thiêng, những môi trường văn hoá truyền thống, dấy lên lòng hiếu thảo, nhân nghĩa của

con người, nuôi dưỡng ý thức nhớ về cội nguồn “chim có tổ, người có tông” “ăn quả
nhớ kẻ trồng cây”... Nó là gạch nối quá khứ – hiện tại – tương lai trong cuộc sống của
mỗi cá nhân và cộng đồng. Trên tất cả ý nghĩa đó, có thể khẳng định thờ cúng tổ tiên là


17
tín ngưỡng, đạo lý, là điểm tựa tinh thần đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt Nam
3. Tín ngưỡng Phồn thực
Tín ngưỡng Phồn thực là tín ngưỡng sùng bái sự sinh sôi nảy nở. Tín ngưỡng
này được hình thành từ thuở xa xưa của loài người, thông qua “cơ chế”, liên tưởng
giữa chính sự sinh sản của con người và sự sinh trưởng của cây cối và động vật.
Tín ngưỡng phồn thực tồn tại dưới hai dạng: Thờ sinh thực khí và thờ hành vi giao
phối, với mục đích cầu mong cho mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, nhà nhà con
đàn cháu đống... đây là ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp Việt Nam. Vì
vậy, tín ngưỡng phồn thực đã hoá thân trong cuộc sống của người nông dân ở khắp
các vùng quê, trở thành sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của họ. Tín ngưỡng
phồn thực được biểu hiện rất đa dạng. Thờ sinh thực khí (Linga và Yoni). Ở miền
Trung, Linga và Yoni được thờ khá phổ biến trong hệ thống đền tháp người Chăm
(Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận). Vùng đồng bằng Bắc bộ, việc thờ sinh thực
khí phổ biến nhất ở vùng Phú Thọ,Vĩnh Phúc. Sinh thực khí được thờ dưới các
dạng khác nhau (dân dã và tế nhị) như: Nõ-Nường, Chày-Cối, chày Kình-mo Đài.
Ngoài ra còn có những tên gọi khác như con Vông, con Nường, trái Còn, trái Phết,
cây Bông, cây Lao... Tuy được thể hiện dưới rất nhiều dạng thức khác nhau nhưng
có một điểm chung là những vật tượng trưng cho sinh thực khí Nam luôn có khối
hình trụ, tròn, dài và mang tính động. Những vật tượng trưng cho sinh thực khí Nữ
thì có dạng bẹt, hình vuông, tròn, elíp có lỗ, rãnh, khe, hốc, và mang tính tĩnh.
Hành vi giao phối được mô phỏng qua các trò chơi trong lễ hội và được biểu hiện
khá đa dạng và ở các mức độ khác nhau. Từ những biểu hiện đơn lẻ như cướp dò
cầu đinh (xã Gia Thanh,Vĩnh Phúc) đến đủ đôi cặp chày Kình- mo Đài (Xã Đức
Bắc, Vĩnh Phúc). Tục rước ông Đùng, bà Đoàng trong hội làng (Đông An, Hải

Dương) cung cấp một hình ảnh khác về quan hệ giao phối. Nó vừa phản ánh tính
bao dung độ lượng vừa phản ánh sự nghiêm khắc của phong tục truyền thống dân
tộc. Thờ sinh thực khí và tôn thờ hành vi giao phối còn được biểu hiện khá phổ
biến trong các hiện vật văn hoá như trên nắp thạp đồng (Đào Thịnh, Yên Bái) tại
viện bảo tàng lịch sử Hà Nội. Thờ sinh thực khí còn được thể hiện ở lễ hội làng
(La, Hà Nội), hội Chen (Nga Hoàng-Bắc Ninh), hội Gióng (Phù Đổng, Hà Nội).
Tóm lại: Tín ngưỡng ở Việt Nam vô cùng phong phú về hình thức và cách thể
hiện. Điều đó thể hiện ước vọng cháy bỏng ngàn đời của người Việt, mong muốn thánh
thần phù hộ cho sự sinh sôi nảy nở, đủ đầy muôn người, muôn vật. Hệ thống tín ngưỡng
đó đã hoá thân vào các lễ thức sinh hoạt truyền thống và trở thành giá trị văn hoá đặc
sắc của người Việt Nam trong lịch sử. Trong tiến trình lịch sử của mình, người Việt
Nam đã sáng tạo và thực hành rất nhiều loại hình tín ngưỡng, thể hiện đạo lý và khát
vọng cháy bỏng của mình trong giải quyết các quan hệ với thiên nhiên, xã hội, và tổ
tiên giống nòi. Tín ngưỡng b¶n địa Việt Nam góp phần ngăn chặn cái ác, khơi lại đạo lý
uống nước nhớ nguồn, tình nghĩa con người. Nhiều lễ hội đã trở thành sinh hoạt văn
hoá, món ăn tinh thần không thể thiếu của người Việt.


18
Hin nay, mt s giỏ tr khi thu ca tớn ngng b che lp, thay vo ú nhng
yu t mi mang tớnh cht mờ tớn d oan, phn vn hoỏ. Nhiu sinh hot tớn ngng
b thng mi hoỏ, nhiu c s th t bin thnh t im hot ng ca nhng k
buụn thn, bỏn thỏnh lm giu bt chớnh. mt s a phng, phc hi trn lan cỏc
l hi vi cỏc mc ớch khỏc nhau, chi phớ cho cỏc hot ng tớn ngng gia tng
ghờ gm. Nhiu n th, nhiu sinh hot tớn ngng b li dng vi mc ớch xu,
gõy bt n cho i sng chớnh tr, xó hi, phỏ v khụng gian linh thiờng v mụi
trng vn hoỏ truyn thng vn cú.Vỡ vy, vic nhn dng cỏc loi hỡnh tớn ngng,
tỡm ra ht nhõn hp lý, ch ra cỏc yu t mờ tớn d oan cn loi b, l thỏi ng x
ỳng mc nht.
B) Mt s tụn giỏo Vit Nam

1. Cụng giỏo (Thiờn chỳa giỏo)
Cụng giỏo vo Vit Nam cỏch õy khong 470 nm. Theo dó s, thỏng Ba nm
Nguyờn Ho th Nht (1533) ngi Chõu u u tiờn l Inikhu vo ging o Ninh
Cng thuc huyn Giao Thu v lng Tr L thuc Nam Chn (Nam nh) ngy nay.
Bui u, dng nh Cụng giỏo ớt gp tr ngi do lũng khoan dung, ho nhp, khụng
k th tụn giỏo ca ngi Vit. Do s dớnh lớu ca cỏc giỏo s tha sai nhit thnh Phỏp
(MEP), khin cho vic truyn giỏo gn lin vi quỏ trỡnh xõm lc nc ta. ú l
nguyờn nhõn dn n cỏc cuc xung t, cỏc cuc bt o ca triu ỡnh phong kin.
Trong quỏ trỡnh xõm lc Vit Nam t 1858 n cui th k XIX, Thc dõn Phỏp vn
thng xuyờn nhn c s cng tỏc nhit thnh ca cỏc giỏo s tha sai Phỏp. Bc
sang th k XX, trong s nghip u tranh gii phúng dõn tc, mt s linh mc v giỏo
dõn yờu nc ó tham gia tớch cc vo s nghip cỏch mng ca dõn tc. Song, nhỡn
chung cho n trc 1975, Cụng giỏo Vit Nam vn cha thc s ci b c mi
quan h vi ch ngha thc dõn v cỏc th lc phn ng tay sai. Trong chc sc v tớn
tụn giỏo cú s phõn ró khỏ rừ. i b phn mun dung ho quyn li dõn tc vi tụn
giỏo, mt b phn khỏc c tin vo li tuyờn truyn v cuc xung t khụng i tri
chung, v ý thc h gia Cng sn vi tụn giỏo. iu ú lm cho nhng ngi Cụng
giỏo chõn chớnh phi bn khon gia lũng yờu nc v nim tin tụn giỏo.
Hiện nay Công giáo Việt Nam có 5. 324. 492 tín đồ (Năm 2005 là 5,7 triệu); 25
giáo phận; 2027 giáo xứ; 73 dòng tu; 3 giáo tỉnh v 6.003 nh thờ, nhà nguyện , 6
Đại chủng viện11 với 1085 chủng sinh, 1712 chủng sinh dự bị12 ; các hot ng
cụng giỏo ó cú nhng thớch nghi mi, phự hp vi quỏ trỡnh hi nhp v phỏt trin ca
t nớc, xu thế hớng về dân tộc ngày càng thể hiện rõ, giáo hội đang cố gắng làm cho
các hoạt động tôn giáo hấp dẫn, tổ chức, chặt chẽ hơn ; linh mục tích cực làm từ
thiện.Nhng một số chức sắc không thể hiên rõ ý thức công dân, muốn hoạt động tôn
11

Tài liệu học tập các Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCHTW khoá IX" dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên Nxb
CTQG . H. 2003 tr 12
Phạm Huy Thông Sự phát triển quan điểm và chính sách của Đảng ta về vấn đề tôn giáo trong giai đoạn mới của

cách mạng-Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 11/2005


19
giáo ngoài pháp luật ; thậm chí kích động tín đồ làm những điều trái pháp luật gây mất
ổn đ.ịnh
2. o Tin Lnh
Đạo Tin Lành là một trong ba dòng chính của Kitô giáo (đạo cơ đốc), một biến
thể t sản của đạo cơ đốc 13. Nó là kết quả của của cuộc cải cách trong lĩnh vực tôn giáo
do giai cấp t sản lãnh đạo mà đại diện là Lu The và Can Vanh. Nên, mặc dù vẫn tôn
thờ Giê su, vẫn thừa nhận những nội dung cơ bản của giáo lý, giáo luật đạo Cơ đốc, nh ng Tin Lành đã có những thay đổi rất lơn trong giáo lý, giáo luật, tổ chức và các hoạt
động tôn giáo, theo hớng t sản hoá. Đạo Tin Lành đề cao lý trí, coi trọng khuyến khich
tự do cá nhân, nỗ lực cá nhân của các tín đồ trong các hoạt động tôn giáo nhất là hoạt
động tìm hiểu nghiên cứu kinh thánh. Đạo Tin Lành coi mọi tín đồ đều có quyền bình
đẳng trong việc tiếp xúc với kinh thánh để lĩnh hội ý chúa, mà không cần đến nhà thờ,
không cần đến Linh mục. Sự đơn giản trong trang trí nhà thờ, lễ nghi thờ cúng; tân
dụng, khai thác triệt để nguồn tài chính dồi dào cùng các phơng tiện hiện đại, đồng thời
lợc bỏ những hình thức trang trí ảnh tợng cầu kỳ, những nội dung giáo lý, giáo luật rờm
rà, những tổ chức giáo hội cồng kềnh của Công giáo, vừa tạo ra u thế và khả năng thu
hút tín đồ cuả Tin Lành so với Công giáo và các tôn giáo khác vừa thể hiện tính chât
thực dụng của giai cấp t sản đói với vấn đề tôn giáo. Tính chất thực dụng, xảo quyệt của
giai cấp t sản đối với đạo Tin Lành còn thể hiện ở chõ: Họ không chỉ biến đạo Tin Lành
thành chỗ dựa tinh thần , chiếc vỏ thần thánh hợp thức hoá các quan hệ kinh tế, chính
trị, đạo đức t sản, thành công cụ phơng tiện lợi hại truyền bá, bảo vệ chế độ t bản mà
còn biến đạo Tin Lành thành th hàng hoá đặc biệt để tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy, mặc dù
về hình thức một số giáo phái Tin Lành vẫn giữ khoảng cách giữa thế quyền và thần
quyền, nhng chính lợi ích trần tục đã làm cho mối quan hệ giữa đạo Tin Lành và giai
cấp t sản trở nên rất bền chặt khăng khít, chúng trở thành tiền đề điều kiện cho nhau tồn
tại phát triển
o Tin Lành cú mt Vit Nam khong gia th k XIX, cựng vi binh lớnh v

nhõn viờn ca quõn i vin chinh Phỏp. Nm 1884, Hi truyn giỏo Tin lnh thuc a
ca Phỏp chớnh thc gi cỏc mc s n Hi Phũng v cho lp hi thỏnh 3 trung tõm
ln: H Ni, Hi Phũng, v Si Gũn. Cỏc mc s ngi Phỏp cng c gng ging o
Tin Lnh cho ngi Vit nhng hu nh khụng cú kt qu. Cui cựng hi Tin lnh
Phỏp phi nhng ch cho t chc hi liờn hip C c v truyn giỏo CMA. Sau
1954, t nc b chia ct thnh hai min, o Tin lnh hai min cú s khỏc nhau v
qui mụ v phm vi hot ng. min Bc, c s giỳp ca Nh nc, nm 1955
hi thỏnh Tin lnh min Bc c thnh lp vi vi ngn tớn v khong 20 mc s.
Theo thống kê cha đầy đủ của Viện nghiên cứu tôn giáo, đến năm 2005, cả nớc ta
có khoảng 800.000 tín đồ Tin Lành, trong đó ở miền Nam khoảng 500.000; ngời
Hmông khoảng 100.000, Đắc Lăc khoảng 100.000; Lâm Đồng 64.000; Gia Lai khoảng
68.000, Kon Tum 9.000. Hiện nay 80% tín đồ Tin Lành tập trung vào hai tổ chức là
Hội thánh Tin Lành Việt Nam (mièn Băc) và Hội thánh Tin Lành Việt Nam (mièn
13

C. Mác- Ph. Ăng ghen Toàn tập, tập 23 Nxb CTQG . H. 1995 tr 125


20
Nam)- sản phẩm truyền giáo của Hội truyền giáo CMA (Mỹ) 14.Vì thế, cho dù ngày
nay các tổ chức giáo hội Tin Lành Việt Nam đã cam két tuân theo Hiến pháp pháp luật
của nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giáo dục tín hữu về lòng yeu n ớc ,
nghĩa vụ công dân , song Tin Lành Việt Nam ảnh hởng nặng nề của thần học bảo thủ
của Can Vanh, luôn giữ khoảng cách giữa thần quyền và thế quyền, muốn đứng ngoài
chính trị.Do vậy, xem xét giải quyết vấn đề Tin Lành ở Việt Nam cần chú ý mối quan
hệ của nó với giai cấp t sản quốc tế, với các tập đoàn t bản và giai cấp t sản Mỹ
o Tin Lnh Vit Nam mang nhng c im riờng, biu hin trờn mt s ni
dung sau:
Th nht : o Tin lnh Vit Nam phỏt trin ch yu trong hai i tng
th dõn v dõn tc thiu s. õy l c im phn ỏnh kt qu quỏ trỡnh i

mi , theo hng tng cng lý trớ trong giỏo lý v dõn ch hoỏ, n gin hoỏ
nghi l hnh o ca o Tin lnh. c im ny th hin rt rừ trong c cu tớn
c thi k trc 1975 v c trong giai on hin nay. Vỡ th, my nm gn
õy, o Tin lnh c xem l tụn giỏo cú tc tng trng nhanh, c bit
vựng dõn tc thiu s, v cỏc ụ th ln.
Th hai: o Tin lnh Vit Nam cú nhiu t chc, h phỏi. c im ny ch
yu phn ỏnh tớnh a dng ca Tin lnh Vit Nam. Thi M xõm lc, ngoi t chc
Tin lnh cú ngun gc CMA, C c phỳc lõm (cú t trc) cú ti gn hai chc h phỏi
quc t, ch yu l Tin lnh cỏc nc Bc M. Cú th phõn loi cỏc t chc h phỏi
Tin lnh Vit Nam nh sau:
Loi cỏc h phỏi ó lp t chc giỏo hi gm: Hi Tin lnh min Bc (cú ngun
gc t CMA). Hi Tin lnh min Nam (cú ngun gc t CMA). Hi thỏnh C c phỳc
lõm (1929). Hi thỏnh C c truyn giỏo(1972). Hi thỏnh Bp tớt(1959).
Loi cỏc t chc h phỏi mi gõy dng vi c s. Hi thỏnh Trng lóo (1972).
Hi thỏnh Ng tun (1972). Hi thỏnh ng Christ (1963). Chỳng nhõn Giehụva(1935).
Hi thỏnh Hoa kiu c c(1956). Hi thỏnh chỳa Giờsu (1974). Hi thỏnh phỳc
õm(1974).
Loi cỏc t chc quc t cú vn phũng i din. Thỏnh kinh hi (SB). Ngụn ng
mựa hố (SLI). Hon cu khi tng(WV). Tin lnh chõu (CCA). Hi ng cỏc giỏo
hi th gii(WCC).
T c im v tớnh a dng trong t chc h phỏi cú th nhn thy, o Tin
lnh Vit Nam s lng khụng nhiu nhng cú mi quan h quc t rng rói. Mi
quan h ny cng ht sc phong phỳ, phc tp v thng c thit lp song song
vi cỏc quan h khỏc, nht l mi quan h phi chớnh ph.
Th ba : Ch ngha quc v cỏc lc phn ng luụn tỡm mi cỏch li dng o
Tin lnh Vit Nam. Gn õy s phc hi v m rng a bn ca Tin lnh khp ni
trờn c nc, nht l vựng ng bo dõn tc ớt ngi trong thi gian qua ó gõy nhng
hu qu tiờu cc v cỏc mt chớnh tr, kinh t, vn hoỏ, xó hi v t tng. iu ú do
14


Nguyễn Xuân Hùng Về lịch sử mối quan hệ giữa nhà nớc và giáo hội


21
nhiều nguyên nhân, nếu không sớm được chấn chỉnh các hội thánh Tin lành sẽ càng nẩy
sinh nhiều tiêu cực gây ra những hậu quả nghiêm trọng và tuột khỏi sự quản lý của
Hiến pháp, pháp luật .
Hiện nay, Tin lành ở Việt Nam có khoảng 421.000 tín đồ ; trong đó Ở miền Bắc
6.333 tín đồ, miền Nam 414.915 tín đồ.
3. Đạo Phật
Đạo Phật truyền vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ II . Là một tôn giáo du
nhập từ bên ngoài nhưng đạo Phật đã gắn bó khá sâu sắc với dân tộc Việt Nam. Có
thể coi đây như một tôn giáo truyền thống. Người có công đầu tiên đưa Phật giáo
vào Việt Nam là Tăng Hội người Khương. ông đã tới Luy Lâu (Thuận Thành-Bắc
Ninh) ngày nay vào năm 189 và tại đây ông đã dịch kinh Bát nhã, Bát thiên tụng,
đồng thời truyền dậy thiền An Ban (đến hơi thở cuối cùng). Sau Tăng Hội là các
nhân vật như: Mâu Bác, Mahakỳvực, Khâuđàla, Tỳniđalưuchi. Mahakỳvực và
Khâuđàla tại Luy Lâu đã lập 4 chùa (pháp Vân, Pháp Vũ, pháp Lôi, pháp Điện). Đặc
biệt sự xuất hiện của Tỳniđalưuchi năm 580 đã biến Luy Lâu thành tổ đình của thiền
phái Việt cổ. “Thiền phái Tỳniđalưuchi”được thành lập từ đó. Cho đến cuối thời Bắc
thuộc, Phật giáo ở Việt Nam đã phổ biến trong xã hội. Lúc này, ở các tăng ni, Phật
tử, ý thức dân tộc và ý thức đạo Phật đã gắn bó với nhau và trở thành tiền đề cho sự
trỗi dậy mạnh mẽ của dân tộc ở cuối thế kỷ thứ X, đồng thời tạo cơ sở cho Phật giáo
trở thành quốc giáo của nước đại Việt thời nhà Lý và đầu nhà Trần.
Từ thời Ngô cho đến đầu thời Lý Phật giáo ở Việt Nam có những bước phát
triển mới. Thời kỳ này, tuy ba tôn giáo đều lưu hành và được thừa nhận chính thức,
nhưng Phật giáo chiếm ưu thế và là tôn giáo của nhà Vua, của số đông vương giả,
văn quan, võ tướng và đông đảo quần chúng nhân dân. Nhà sư Ngô Chân Lưu được
Đinh Tiên Hoàng phong làm “Tăng thống”(vua sãi) rồi lại được Lê Đại Hành công
nhận chức ấy. Cả hai triều đại đều tôn ông làm “khuông việt”đại sư. Đến thời các

con của Lê Đại Hành, đặc biệt là Lê Long Đĩnh, khinh miệt nhà sư, do đó Tiền Lê
không đứng vững được. Tuy nhiên, đạo Phật vẫn mạnh, tư tưởng Phật giáo vẫn đóng
vai trò quan trọng so với các ý thức tư tưởng khác. Sang thời Lý, Phật giáo trở thành
quốc giáo. Sư Đa Bửu được Lý Công Uẩn mời đến triều tham gia “quyết định chính
sự”. Sư Viên Thông giữ chức quốc sư dưới triều Lý Thánh Tông. Nhà Vua cấp nhiều
đất cho các chùa. Hệ thống chùa chiền mọc lên khá nhiều trong thời kỳ này. Vua Lý
Thái Tông lập phái Phật giáo “Thảo đường”. Lý Thái Tổ lên ngôi hai năm đã lo dựng
8 ngôi chùa phủ Thiên Đức, số lượng tăng ni, Phật tử ở kinh thành lên tới hàng ngàn
người.
Dưới thời Trần, Phật giáo không còn giữ vai trò chính trị quan trọng. Mặc dù Vua
vẫn tiếp tục ban đất cho chùa, vương hầu, công chúa tiếp tục dựng nhiều chùa, miếu để
làm phúc, nhưng trong triều vẫn dần vắng bóng nhà sư, thay vào đó là các nho gia và
vương hầu, uy thế chính trị của đạo Phật giảm sút.


22
Sang thời Lê Thánh Tông, Phật giáo suy yếu đáng kể. Triều đình cấm các địa
phương, các quan không được xây dựng thêm chùa mới, không được tự tiện đúc
chuông, tô tượng. Pháp luật hạn chế sự đi lại của các nhà sư. Có thể nói ở triều Lê sơ
đạo Phật bị bài xích. Tuy nhiên, với đa số nhân dân, đạo Phật vẫn gây ảnh hưởng đáng
kể. Đến triều Lê - Trịnh, đạo Phật có phần khôi phục uy thế.
Đến thời Nguyễn, Phật giáo vẫn tiếp tục bị hạn chế. Tuy nhiên, trên thực tế các đời
Vua của vương triều nhà Nguyễn đều có thái độ thoả hiệp với Phật giáo, bởi Phật giáo
tồn tại phổ biến trong đại đa số nhân dân. Từ lâu với người dân Việt, triết lý Phật giáo
đã trở thành một thứ đạo đức học, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn là hạt nhân.
Các cuộc vận động thống nhất Phật giáo và việc thành lập giáo hội Phật giáo Việt
Nam (1981).
Cuộc vận động chấn hưng Phật giáo những năm 50
Cuối thời hậu Lê, đầu thời Nguyễn, Phật giáo dần đi đến chỗ suy vi. Vào những
năm 30, do tác động của phong trào chấn hưng Phật giáo ở Trung Quốc và Nhật Bản,

Phật giáo Việt Nam đã khơi lên phong trào “vận động chấn hưng Phật giáo” vào những
năm 1930- 1950.
Mục đích cuộc vận động nhằm xây dựng một tổ chức Phật giáo chung trong
cả nước để có sức mạnh xây dựng lại nền Phật giáo Việt Nam truyền thống.
Cuộc vận động đã đưa đến việc thành lập “ Tổng hội Phật giáo Việt Nam” vào
tháng 5/1951.
Hoạt động của Tổng hội chủ yếu mang tích chất hình thức cho đến ngày nổ ra cuộc
đấu tranh của Phật giáo các tỉnh miền Nam chống chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp
Phật giáo.
Cuộc vận động thành lập Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam ở các tỉnh thành
phố phía Bắc.
Cuộc vận động bắt đầu từ tháng 9/1957, đến tháng 3/1958. Phật giáo các tỉnh phía
Bắc tổ chức Đại hội đại biểu, với trên 200 người tham dự. Đại hội đã thống nhất thành
lập tổ chức lấy tên là “Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam”.
Mục đích thống nhất của hội: “Hoà hợp tăng ni, cư sĩ, các nhà nghiên cứu Phật học
để: Hoàng dương Phật pháp; lợi lạc quần sinh, phụng sự Tổ quốc, bảo vệ hoà bình”.
Hội trở thành thành viên của tổ chức châu Á vì hoà bình (ABCP).
Phật giáo ở các tỉnh phía Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất
Ở miền Nam vào đầu năm 1963, các cuộc đấu tranh của tăng ni, Phật tử chống
chính quyền Ngô Đình Diệm, bảo vệ Phật giáo phát triển rộng rãi. Đại diện của 11 tổ
chức, môn phái Phật giáo có mặt ở Sài Gòn lúc bấy giờ, thành lập ra “Uỷ ban liên phái
bảo vệ Phật giáo”. Ngày 31/12/1963, Uỷ ban liên phái bảo vệ Phật giáo đã tổ chức Đại
hội và thành lập ra “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”. Cuối năm 1966, tổ chức
này có sự phân hoá làm hai phái: Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất chùa Ấn
Quang và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất chùa Việt Nam Quốc Tự. Phái Việt


23
Nam Quốc Tự chỉ tồn tại một thời gian rồi tan rã. Còn phái Ấn Quang trong nội bộ
cũng luôn bị phân hoá và đấu đá quyết liệt.

Cuộc vận động thống nhất Phật giáo cả nước, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt
Nam.
Đầu năm 1980, các vị Giáo phẩm đại diện cho các tổ chức hệ phái lớn của Phật
giáo họp tại thành phố Hồ Chí Minh đã xem xét tình hình Phật giáo trong cả nước và
quyết định thành lập Ban vận động thống nhất Phật giáo.
Sau gần 2 năm vận động, ngày 4-7/11/ 1981, Đại hội thống nhất Phật giáo được tổ
chức tại chùa Quán Sứ Hà Nội, đã lập ra tổ chức chung của Phật giáo cả nước lấy tên là
“Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. Tới nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã hoạt động
được 20 năm. Ở các tỉnh thành, thành phố có tăng ni Phật tử đều thành lập ban trị sự
Phật giáo, có hệ thống, trường lớp đào tạo từ cấp cơ sở đến đại học Phật giáo, có viện
nghiên cứu Phật học.
Như vậy, kể từ ngày 29/12/1981 trên đất nước Việt Nam đã có một tổ chức Phật
giáo có tư cách pháp nhân, được phép hoạt động trên phạm vi cả nước và được phép
hoạt động trong quan hệ quốc tế.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam với phương châm "Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã
hội" đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế đây là
tổ chức giáo hội duy nhất hiện nay được Nhà Nước ta tặng thưởng huân chương Hồ Chí
Minh
Hiện nay Phật giáo Việt Nam cã kho¶ng gÇn 10 triÖu tÝn ®å, 15.051 chùa., 3 học
viện víi 1000 t¨ng ni, 1 Viện nghiên cứu, 30 trường trung cấp, 4 lớp cao đẳng với 4.000
t¨ng ni
4. Đạo Hồi
Ở Việt Nam, chỉ có người Chăm theo đạo Hồi . Hồi giáo có mặt ở Vương quốc
Chăm pa từ rất sớm (khoảng thế kỷ thứ X- XI) nhưng phải đến thế kỷ (XV-XVI) mới
có một bộ phận người Chăm theo Đạo Hồi.
Ở Nam Trung Bộ (Khu vực các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận) là Hồi giáo không
chính thống, được gọi là Chăm Ba ni, với khoảng 25.000 tín đồ. Các sinh hoạt tôn giáo
của Chăm Ba ni mang đậm màu sắc tín ngưỡng bản địa; các giáo lý, giáo luật được cải
biến phù hợp với chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng dân gian. Cho nên, tính chất Hồi giáo ở
đây bị suy biến khá nhiều . Mô Ha Mét được đặt ngang hàng với các tiên nữ, luật Hồi

giáo không được thực thi đầy đủ, “năm cốt đạo” của Hồi giáo chỉ tiến hành mang tính
tượng trưng.
Bộ phận Hồi giáo ở An Giang, Tây Ninh thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Sông Bé có nguồn gốc khác. Đời nhà Nguyễn, Trương Minh Giảng quan bảo hộ
Chân Lạp bị người Cămpuchia đánh bại phải lui về Châu Đốc (binh lính người
Chăm, người Mãlai theo Hồi giáo đánh thuê cho nhà Nguyễn cùng về theo). Cũng
thời kỳ này, cuộc dấy binh của người Mã lai và người Chăm ở Cămpuchia do Tuôn


24
Sec it (1854 – 1858) lãnh đạo cũng thất bại chạy về lánh nạn ở Châu Đốc. Nơi đây
trở thành cái nôi cho sự hình thành vùng thứ hai của Hồi giáo ở Việt Nam. Nhóm
đạo Hồi này , giáo lý, giáo luật Hồi giáo được thực hiện đầy đủ nên còn gọi là
Chăm Ixalam.
Dưới thời kỳ Mỹ - Nguỵ (khoảng 1959 – 1960) Ngô Đình Diệm cho thành lập
“Hiệp hội Chăm Hồi giáo Việt Nam”.
Việc thành lập “Hiệp hội”, cùng với việc du nhập “Đạo mới” từ Mãlai , đã làm nảy
sinh những mâu thuẫn nội bộ giữa hai phái Ixalam cũ và Ixalam mới. Năm 1966 hai
phái thống nhất thành tổ chức “Hội đồng giáo cả Hồi giáo Việt Nam”.
Sau năm 1975, ngày 7/1/1992 Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho phép
Hồi giáo thành lập Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo, có văn phòng đại diện tại quận
Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Việc cho lập ban đại diện cộng đồng Hồi giáo đã
đáp ứng nguyện vọng của quần chúng tín đồ Hồi giáo, tạo điều kiện cho bà con hoà
nhập vào các sinh hoạt chung của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời cũng là cơ sở để
Nhà nước quản lý hoạt động của Hồi giáo theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà
nước.
Nhìn chung, Hồi giáo là tôn giáo chính của đồng bào Chăm. Sinh hoạt tín ngưỡng
của đồng bào Chăm đã góp phần tạo ra nét đặc sắc về văn hoá, lối sống riêng, có màu
sắc, tính cách Hồi giáo; góp phần tạo dựng nền văn hoá thống nhất trong đa dạng các
dân tộc Việt Nam.

Hiện nay Hồi giáo ở nước ta có khoảng 64. 991 tín đồ, tuy chưa có tổ chức giáo
hội, nhưng mối liên hệ với Hồi giáo ASEAN ngày càng phát triển
5. Phật giáo Hoà Hảo
Phật giáo Hoà Hảo ra đời năm 1939, tại làng Hoà Hảo, Châu Đốc (nay là thị trấn
Phù Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) do ông Huỳnh Phú Sổ khởi xướng. Sự ra đời
của Phật giáo Hòa Hảo là một sự nối tiếp và hoàn thiện tư tưởng “Bửu Sơn Kỳ Hương”,
một nhánh của Thiền Tông Lâm Tế ở Miền Tây Nam bộ, do ông Đoàn Minh Huyên
(Phật thầy Tây an) khởi xướng từ cuối thế kỷ XIX, trong bối cảnh cuộc sống của ngời
nông dân Nam bộ quá nhiều bế tắc do thiên tai và ách áp bức, bóc lột khắc nhiệt của
thực dân Pháp, địa chủ cường hào, nó cũng là hậu quả của phong trào đấu tranh chống
Đế quốc bị thất bại của nông dân Nam bộ.
Lịch sử tồn tại và phát triển của Phật giáo Hoà Hảo với tư cách là một tôn giáo,
chia thành 3 giai đoạn với những sự kiện nổi bật sau.
- Giai đoạn thứ nhất: Từ khi ra đời 1939 đến 1947, giai đoạn hình thành và hoàn
thiện giáo lý, lễ nghi và phương pháp hành đạo.
- Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1947 đến năm 1975, giai đoạn này Phật giáo Hoà Hảo xúc
tiến việc thành lập tổ chức giáo hội và xây dựng bộ máy hành chính đạo, nhưng đồng thời
cũng là một thời kỳ mà tính chất tôn giáo bị suy giảm.


25
- Giai đoạn thứ ba: Từ năm 1975 đến nay, là giai đoạn đấu tranh loại bỏ yếu tố
chính trị ra khỏi Phật giáo Hoà Hảo, xoá bỏ bộ máy hành chính đạo, đưa quần chúng tín
đồ về tu tại gia đình. Đồng thời là giai đoạn đạo được công nhận sự tồn tại hợp pháp,
hoạt động theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Giáo lý Phật giáo Hoà Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ, do ông Huỳnh
Phú Sổ soạn gồm 6 tập. ( sấm khuyên người đời tu niệm, kệ dân của người khùng, sấm
giảng, giác mê tâm kệ, khuyến thiện, những điều sơ học cần biết của kẻ tu hiền). Có thể
nói, giáo lý đạo Hoà Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bưủ Sơn Kỳ Hương của
Phật thầy Tây an. Nội dung giáo lý gồm hai phần: phần Học Phật và phần Tu Nhân.

Phần Học Phật chủ yếu dựa vào giáo lý Phật giáo, nhưng được giản lược đi nhiều và có
sửa đổi đôi chút. Đạo Hoà Hảo cho rằng, phần Học Phật có 3 môn pháp chính là ác
pháp, chân pháp và thiện pháp.
Ác pháp là các pháp làm trở ngại cho thiện pháp, làm ô nhiễm thân tâm, gây nên tội
lỗi khiến cho con người vướng mãi trong vòng luân hồi sinh tử. Thuộc về ác pháp có:
“Tam nghiệp” là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp tạo ra Mười điều ác: sát sinh, trộm
cắp, tà dâm thuộc về ác của thân; nói dối, nói hai mặt, nói điều ác, nói khoác lác thuộc về
ác khẩu; tham lam, giận dữ, mê si thuộc về ác của ý. “Thất tình” là bẩy trạng thái tình cảm:
Mừng, giận, buồn, yêu, ghét, muốn, sợ. “Lục dục” là sáu điều ham muốn: Danh vị, tài lợi,
sắc đẹp, hư vọng, tật đế. “Ngũ uẩn” là: (tham, sân, si, nhân,ngã) trở nên đần độn ngu si, tối
tăm cản trở con người đến chỗ siêu thoát1. “Tứ đồ tường” là bốn bức tường làm cho con
người sa ngã, nhốt chặt trong tăm tối, tội lỗi: tửu, sắc, tài, khí.
Chân pháp là các pháp phá tan những mê hoặc tối tăm để bừng sáng về trí tuệ để giác
ngộ chân lý.Thuộc về chân pháp có : “Tứ diệu đế” là bốn chân lý cao siêu của Phật nói về:
sự khổ(khổ đế), nguồn gốc của sự khổ(tập đế), cách diệt khổ (diệt đế) và con đường tu tập
để giải thoát (đạo đế)2. “Thập nhị nhân duyên” là 12 nhân duyên chằng chịt, tạo ra chuỗi
dây nhân quả của vòng luân hồi sinh tử mà con người vướng mắc không thoát ra được.
“Ngũ trược” là 5 thứ nhơ bẩn làm ô nhiễm nhân tâm, mải say đắm trong cõi trần ai tục luỵ:
kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược. Nếu con người hiểu
được nguồn gốc sự khổ, nguyên nhân của luân hồi sinh tử, và nhất là cõi trần cũng như
cuộc đời con người ô trược (nhơ bẩn) thì không còn say đắm, chấp ngã sẽ nhanh chóng tìm
phương cách tu hành, để thoát khỏi cõi đời ô trược .
Thiện pháp là các pháp lành con người cần tu tập để gây thiện duyên, sửa trị thân
tâm cho thanh sạch nhằm giải thoát chứng quả vị Phật. Thuộc về thiện gồm có: Bát
chính đạo và bát nhẫn. “Bát chính đạo” là tám con đường tu hành chân chính, nếu ai
theo sẽ diệt trừ được các ác pháp do thân, khẩu, ý, tạo ra. Chính kiến, chính nghiệp,
chính mệnh sẽ diệt trừ các ác pháp về thân. Chính ngữ diệt trừ ác pháp về khẩu. Chính
tư duy, chính tinh tiến, chính định, chính niệm sẽ diệt trừ các ác pháp về ý. “Bát nhẫn”
là tám điều nhẫn nhịn để vượt qua những thử thách trong sử thế và trong tu tập:
1

2


26
Nhẫn năng xử thế là giữ cách xử thế với đời.
Nhẫn giới là giữ nghiêm giới luật.
Nhẫn hương lân là giữ hoà khí đối với cộng đồng làng xóm.
Nhẫn phụ mẫu là giữ đức kính trọng hiếu thảo với mẹ.
Nhẫn tâm là giữ lòng an định.
Nhẫn tính là giữ cho tính tình điềm đạm.
Nhẫn đức là giữ cho đức độ hoà nhã.
Nhẫn thành là giữ cho thành tâm thành tín.
Tóm lại, phần Phật học của đạo Hoà hảo cho rằng, con người ta do “tam nghiệp”
“Lục dục” “Ngũ uẩn”... tạo nên. Nếu phạm phải các điều ác, phải chịu trong vòng luân
hồi sinh tử. Chỉ khi nào có Chân pháp, hiểu được “lý tứ diệu đế”, “Thập nhị nhân
duyên”, thì mới diệt trừ được ác pháp, và đồng thời phải tu theo “Bát chính đạo”, chịu
“Bát nhẫn” thì mới có thiện pháp để thoát khỏi vòng luân hồi trở thành bậc hiền nhân.
Phần Tu Nhân, theo giáo lý đạo Hoà Hảo, Tu Nhân là tu “Tứ ân Hiếu nghĩa”. Tứ ân
Hiếu nghĩa là bốn điều ân nghĩa mà Phật thầy Tây an đã chỉ ra.
Ân tổ tiên cha mẹ, mỗi con người được sinh ra nuôi dưỡng trưởng thành là nhờ công
lao cha mẹ, nhưng công sinh ra cha mẹ là ông bà tổ tiên, do đó, phải sống hiếu nghĩa với
cha mẹ, ông bà tổ tiên. Con người phải có trách nhiệm đền ơn đáp nghĩa cha mẹ, ông bà tổ
tiên. Muốn đền ơn đáp nghĩa cha mẹ phải nghe lời răn dạy, không làm điều xấu để phiền
lòng cha mẹ, phải chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nhất là những lúc cha mẹ ốm đau, già
yếu. Muốn đền ơn ông bà tổ tiên, không được làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của gia
đình, dòng họ. Nếu tổ tiên có làm gì sai lầm gieo đau thương cho con cháu thì phải quyết
chí tu cầu để rửa nhục. Đây là điều ân nghĩa đầu tiên quan trọng nhất trong đạo Tứ ân.
Ân đất nước. Gắn liền với ân nghĩa cha mẹ, ông bà tổ tiên, mỗi người phải ân
nghĩa đất nước quê hương. Vì đó là nơi nuôi ta sống và ông bà tổ tiên ta thường sống.
Đó là nơi cho ta thuần phong mỹ tục, nâng tâm hồn ta lên và nâng bước ta đi. Vì vậy,

mỗi con người phải yêu quê hương đất nước. Mỗi con người phải có trách nhiệm với
quê hương đất nước, khi bị ngoại xâm và nhất là không phản bội Tổ quốc làm tay sai
cho ngoại bang.
Ân đồng bào nhân loại. Mỗi con người phải sống ân nghĩa với đồng bào của mình,
những người sống trong cùng đất nước, cùng mầu da, tiếng nói cùng tổ tiên con Rồng cháu
Lạc phải sống ân nghĩa với những người xung quanh đã từng chia xẻ với nhau niềm vui,
nỗi buồn, từng giúp đỡ nhờ cậy trong lúc khó khăn hoạn nạn. Theo tinh thần “từ bi hỉ xả”
“vô ngã vị tha”không gây hằn thù, không vì bản thân mình, dân tộc mình mà gây tai hại
cho người khác.
Ân tam bảo. Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng. Ân tam bảo là ghi nhớ công ơn Phật,
Pháp, Tăng đã khai mở trí tuệ, cứu vớt chúng sinhkhỏi vòng trầm luân khổ ải. Bổn phận
của mỗi con người phải noi theo tiền nhân tôn kính tam bảo, tu rèn thân tâm, tiến tới
con đường giải thoát.


×