Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO KINH NGHIỆM CỦA CÁC nước XÃ hội CHỦ NGHĨA TRONG VIỆC THU HÚT TÀI NĂNG TÀI NĂNG QUÂN sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.08 KB, 27 trang )

1

KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG THU HÚT TÀI NĂNG, TÀI NĂNG QUÂN SỰ
Tài năng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của mỗi dân tộc
cũng như toàn nhân loại. Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ, thì tài năng càng trở thành một tài sản vô cùng quý báu. Do đó, chiến
lược thu hút, sử dụng tài năng đã, đang và tiếp tục sẽ là chiến lược gốc của mọi
chiến lược của các quốc gia. Quân sự là lĩnh vực đặc thù, nơi thử thách toàn
diện, gian khổ, khó khăn; tiên phong trong ứng dụng các thành tựu khoa học
công nghệ; … càng đòi hỏi cao về tài năng quân sự.
Do hạn chế về thời lượng nghiên cứu và tài liệu, nhất là tài liệu quân sự
thuộc bí mật quốc gia, nên chuyên đề này chủ yếu tập trung nghiên cứu kinh
nghiệm của Trung Quốc - một nước xã hội chủ nghĩa có nhiều điểm tương đồng
với Việt Nam và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tài năng, trọng dụng tài
năng, - sự thâu tóm tinh hoa tư tưởng nhân loại, trong đó có các nước xã hội chủ
nghĩa và vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam đem lại
hiệu quả to lớn - để rút ra những bài học quý báu, thiết thực, bổ ích.
I. Các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều khẳng định vai trò quan trọng
của tài năng, tài năng quân sự đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
xã hội chủ nghĩa.
Trước tiên, các nước xã hội chủ nghĩa đều xác lập khái niệm tài năng,
tài năng quân sự để từ đó có chính sách thu hút, trọng dụng họ.
Nhìn chung, các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều quan niệm: Tài năng là
những người có khả năng, có phẩm chất năng lực vượt trội, có thành tích xuất
sắc, đóng góp cho sự tiến bộ và phát triển của cộng đồng, đất nước cũng như
nhân loại. Tài năng vừa chỉ những người có học vấn, bằng cấp chuyên môn cao
và vừa chỉ những người có tài thuộc mọi tầng lớp.


2



Tài năng là những người trước hết phải có nhân cách đẹp, có lòng nhân ái
và bao dung cao cả, là những người thông minh, hiểu sâu, biết rộng về nhiều lĩnh
vực, trí tuệ phát triển, có năng lực tư duy hệ thống, tiếp thu nhanh, có trí nhớ tốt,
có sức cảm hóa mọi người.
Tài năng là những người hoạt động có mục đích, có tinh thần trách nhiệm,
khiêm tốn và giàu tính nhân văn; có lòng say mê, hứng thú, có đức tính kiên
nhẫn, giản dị, luôn chủ động, độc lập sáng tạo, khả năng ứng biến nhanh, dám
chịu đựng gian khổ và có ý chí vươn lên mãnh liệt. Tài năng cũng là người có
sức tưởng tượng cao, khả năng phân tích tổng hợp nhanh và chính xác, có suy
nghĩ chắc chắn, có khả năng tập trung toàn bộ năng lực để giải quyết công việc,
bình tĩnh, có tình cảm ổn định, khả năng tự kiềm chế mạnh, cởi mở, thận trọng, tỉ
mỉ khi xử lý những tình huống phức tạp, không uốn mình trước uy vũ, quyết
đoán và dũng cảm, biết vươn lên khi bị vấp ngã.
Đặc biệt nếu người lãnh đạo thì phải cương trực, quang minh, có trí vượt
lên đời thường, không cam chịu thất bại, có dũng khí và mưu lược, trước khó
khăn, nguy hiểm mà vẫn bình tĩnh; ghét cái ác, xa lánh cái xấu, không thích xu
nịnh, quý trọng hiền tài như một phần cơ thể của mình, giữ vững kỷ cương, phép
nước, quảng đại, vị tha, lắng nghe có chọn lọc, không đố kỵ, luôn tự rèn luyện
mình; đối đãi với cấp dưới đôn hậu, khoan dung, tình cảm.
Tài năng có nhiều cấp độ: thiên tài, nhân tài, người có tài. Thiên tài là mức
độ cao nhất của tài năng, đó là những nhân tài nhưng phải đứng cao hơn, nhìn xa
hơn, trông rộng hơn, nhanh hơn người khác, đạt được những thành tựu sáng tạo
độc nhất vô nhị trong lịch sử.
Hội nghị Trung ương Trung Quốc về công tác nhân tài, 2003 xác định
khái niệm nhân tài “là những người có tri thức và năng lực nhất định, có thể tiến
hành lao động sáng tạo, đem lại những cống hiến và sáng tạo nhất định cho sự


3


phát triển kinh tế và xã hội”1. Trung Quốc quan niệm nhân tài rộng rãi, chú trọng
sự đóng góp cho xã hội: “Chỉ cần có tri thức và kỹ năng nhất định, có thể tiến
hành lao động sáng tạo, có những đóng góp tích cực nhằm đẩy mạnh xây dựng
văn minh vật chất, văn minh chính trị, văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa trong
sự nghiệp vĩ đại xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thì đều là nhân
tài mà Đảng, Nhà nước cần”2. Theo Tiền Học Sâm: “Nhân tài của chúng ta
không phải là thiên tài gì mà là tài của nhân dân. Là người có tài năng trong các
ngành nghề của nhân dân. Vấn đề nhân tài như vậy, không tồn tại trong xã hội
trước đây. Chỉ trong chế độ xã hội chủ nghĩa mới nêu lên, cho nên là một vấn đề
mới mẻ”.
Tài năng có thể xuất hiện ở nhiều lưá tuổi, nhiều vùng, ở các tầng lớp
trong xã hội, ở người có sức khỏe, cũng như những người có khuyết tật…Tài
năng xuất hiện trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, quản lý, kinh
doanh, khoa học, giáo dục, nghệ thuật, v.v…
Tài năng quân sự là tài năng xuất hiện, hoạt động trong lĩnh vực quân sự lĩnh vực đặc thù, nơi thử thách toàn diện, gian khổ, khó khăn… ngoài những tố
chất chung còn đòi hỏi những tố chất quân sự riêng. Đó là sự am hiểu sâu sắc
chuyên môn nghiệp vụ quân sự mà mình phụ trách; lãnh đạo chỉ huy đơn vị đạt
được kết quả cao trong công tác, trong huấn luyện và chiến đấu...
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người tướng – những tài năng quân sự phải
có những phẩm chất cơ bản sau:
“Phải: trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung.
Trí là phải có óc sáng suốt để nhìn mọi việc, để suy xét địch cho đúng.

1

Đặng Thái Mô, Trần Chí, Giang Đức Phương, Ngụy Hàn, Ơ/Ớ7 ẻ định tiêu chuân thống kè nhân tài, Tạp chí 1 Thống kê Trung Quốc tháng 1-2/2Ơ05,
tr. 24.
2


Ban Tổ chức Trung ương, Kỷ yếu hội thảo khoa học: công tác nhân tài ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Hà Nội, tháng 8/2011, tr.216


4

Tín là phải làm cho người ta tin mình.Thí dụ đã hứa thưởng thì phải
thưởng. Tín cũng còn nghĩa là tự tin vào sức mình nữa, nhưng không phải là tự
mãn, tự cao.
Dũng là không được nhút nhát, phải can đảm, dám làm những việc đáng
làm, dám đánh những trận đáng đánh.
Nhân là phải thương yêu cấp dưới, phải đồng cam cộng khổ với họ. Đối
với địch hàng ta phải khoan dung.
Liêm là tham của, chớ tham sắc, tham sắc thì hay bị mỹ nhân kế, chớ tham
danh vọng, tham sống.
Trung là trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với nhân dân, với cách mạng,
với Đảng.”1.
Thứ hai, các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều xác định tính chất, phẩm
chất của tài năng, tài năng quân sự để có cơ sở thu hút, đào tạo, sử dụng họ.
Theo Trung Quốc tài năng, tài năng quân sự có những tính chất sau:
Tính xã hội, tính rộng rãi, tính tầng lớp, tính chuyên nghiệp, tính tiến bộ
và tính biến động.
Tính xã hội của tài năng, tài năng quân sự là con đẻ đáp ứng nhu cầu xã
hội và được xã hội đánh giá; sự phát triển của tài năng không thể tách rời xã hội;
trong xã hội có giai cấp, tính xã hội của tài năng thể hiện ở tính giai cấp.
Tính rộng rãi của tài năng, tài năng quân sự: xã hội càng phát triển, khoa
học phát triển, xuất hiện nhiều ngành nghề thì càng xuất hiện nhiều, hàng loạt
nhân tài - “nhân tài nhân dân”.
Tính tầng lớp của tài năng, tài năng quân sự là có thiên tài, “xuất chúng”,
“có đóng góp khá lớn, đặc biệt” “ưu tú” loại này rất hiếm; còn lại tài năng ở các

tầng lớp khác nhiều hơn có đến hàng trăm triệu người.

1

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb, CTQG, Hà Nội,1996, tr.479-480


5

Tính chuyên nghiệp của tài năng, tài năng quân sự: xã hội càng phát triển,
khoa học càng phân xuất, chia nhỏ thành nhiều ngành chuyên biệt thì nhân tài
càng đòi hỏi phải chuyên nghiệp, chuyên sâu. Đồng thời, cũng cần có nhân tài có
diện tri thức rộng, tổng hợp.
Tính tiến bộ của tài năng, tài năng quân sự thể hiện ở sự đóng góp tài năng
cho sự phát triển xã hội và tiến bộ của loài người. Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh:
tiêu chuẩn chính trị của tính tiến bộ của nhân tài là “Tích cực đóng góp cho sự
nghiệp mang lại hạnh phúc cho nhân dân, cho sự phát triển sức sản xuất, cho sự
nghiệp chủ nghĩa xã hội”
Tính biến động tài năng là theo thời gian, địa điểm và điều kiện, tài năng,
tài năng quân sự có thể chuyển hóa cho nhau, có thể chuyển hóa từ chính diện
thành phản diện và ngược lại; đồng thời mỗi cá nhân tài năng đều có quá trình từ
tiềm ẩn đến bộc lộ, phát triển.
Trung Quốc xác định tài năng, tài năng quân sự cần có các phẩm chất cơ
bản sau: Kiên trì đường lối chính sách “một trung tâm, hai điểm cơ bản”; nhìn
xa hiểu rộng; chân tài, thực học; tác phong tốt đẹp; thể xác và tâm hồn lành
mạnh.
Kiên trì đường lối chính sách “một trung tâm, hai điểm cơ bản” là xây
dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, phát triển sức sản xuất xã hội là nhiệm vụ
trung tâm; kiên quyết thực hiện phương châm cải cách, mở cửa, làm sống động
kinh tế, chống tư tưởng tự do hóa tư sản.

Nhìn xa hiểu rộng là phải nắm vững quy luật, xác định đúng mục tiêu để
giành thế chủ động về chiến lược đạt hiệu quả chức năng lớn nhất. Đây là phẩm
chất của nhân tài kiệt xuất.
Chân tài, thực học là phải lấy tri thức có hệ thống và chuyên sâu làm cơ
sở, lấy thế giới quan phương pháp luận của chủ nghĩa Mác chỉ đạo để nhận thức
và hoạt động.


6

Tác phong tốt đẹp là phải có tác phong lý luận liên hệ với thực tế, liên hệ
mật thiết với quần chúng, phê bình, tự phê bình, tự lực cánh sinh, phấn đấu gian
khổ; quan điểm tập thể vững chắc, thái độ thật thận trọng.
Thể xác và tâm hồn lành mạnh là phải có sức khỏe, tâm hồn lành mạnh để
đủ tỉnh táo cống hiến tài năng.
Tài năng quân sự cần hội đủ các phẩm chất đó ở mức độ cao để hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
Thứ ba, các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều khẳng định, tài năng có vai
trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và chấn hưng đất nước
Trong bất cứ thời đại nào, sự phát triển của các quốc gia đều phải dựa vào
nhiều nguồn lực, như: con người, tài chính, đất đai, tài nguyên… trong đó nguồn
lực con người là quan trọng nhất, có vai trò quyết định. Bởi các nguồn lực khác
tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa khi
được kết hợp với nguồn lực con người, thông qua hoạt động có ý thức của con
người. Bởi lẽ, con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và ý chí,
biết ‘‘lợi dụng’’ các nguồn lực khác, gắn kết chúng lại với nhau, tạo thành sức
mạnh tổng lực. Các nguồn lực khác là những khách thể, chịu sự cải tạo, khai thác
của con người và hết thảy chúng đều phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người,
nếu con người biết cách tác động và chi phối chúng. Trong nguồn lực con người
nói chung đó, nguồn lực chất lượng cao, nhất là tài năng có vị trí đặc biệt quan

trọng.
Thực tế lịch sử phát triển của các quốc gia trên thế giới đã chứng minh,
không ít quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo… dù nghèo về tài nguyên,
khó khăn về vị trí địa lý, khí hậu khắc nghiệt… nhưng nhờ biết phát huy nguồn
lực con người, nhất là nguồn lực chất lượng cao đã tạo nên những kì tích trong
xây dựng phát triển đất nước.


7

Tài năng quân sự có vai trò quan trọng, “đầu tàu” để tạo động lực giúp cho
tập thể đơn vị, đồng chí, đồng đội vượt qua khó khăn thử thách, hoàn thành mọi
nhiệm vụ được giao. Thực tiễn cho thấy, không ít quân đội tuy tiềm lực kinh tế,
trang bị vũ khí, cơ sở vật chất bảo đảm thua kém đối phương nhiều lần, nhưng
nhờ phát huy nhân tố con người, trực tiếp là yếu tố chính trị - tinh thần, tư tưởng,
trong đó có vai trò quan trọng của các tướng lĩnh, tài năng quân sự nên đã chiến
thắng đối phương.
Ở Liên Xô, V.I.Lênin đánh giá vai trò quan trọng của nhân tài, chuyên gia
và yêu cầu phải ưu đãi đặc biệt đối với hạng người đặc biệt này. Ông quan niệm:
cần coi toàn bộ xã hội như một cơ thể mà nhân tài, các chuyên gia là “con
ngươi” của mắt trong cơ thể đó. Vì vậy, nhà lãnh đạo Xôviết phải biết trân
trọng, giữ gìn và phát huy “một hạng người đặc biệt ấy”. V.I.Lênin viết: “Chính
quyền Xô viết, và các công đoàn không làm thế nào mà giữ gìn được, như con
ngươi của mắt mình, tất cả những chuyên gia nào có khả năng, có lòng yêu nghề
của họ và làm việc một cách chân thành – dù về mặt tư tưởng, họ còn hoàn toàn
xa lạ với chủ nghĩa cộng sản chăng nữa, - thì không có thể nói đến một thành
công quan trọng nào cho sự nghiệp kiến thiết xã hội chủ nghĩa được. Chúng ta
chưa có thể làm chóng vánh ngay được, nhưng dù sao chúng ta cũng phải làm
cho những chuyên gia, - một hạng người đặc biệt ấy của xã hội, và hạng người
này vẫn còn như thế mãi cho đến khi đạt tới giai đoạn phát triển cao nhất của xã

hội cộng sản, - sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa được sung sướng hơn dưới chế
độ tư bản chủ nghĩa về phương diện vật chất, pháp lý, về mặt hợp tác anh em với
công nông, và về mặt tinh thần, nghĩa là làm cho họ thỏa mãn với công tác của
họ và có ý thức rằng bản thân công tác đó có ích cho xã hội…”1
Hiện nay, Trung Quốc là một trong những quốc gia có chính sách thu hút,
đào tạo, trọng dụng tài năng đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm.
1

V.I.Lênin, Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, M. 1980, tr.429,430.


8

Trung Quốc đã có những quan niệm rất mới về vai trò của tài năng, phát
triển tài năng. Trung Quốc coi tài năng là hạt nhân của kinh tế tri thức. Trong
tương lai, tài năng là đỉnh cao của kinh tế tri thức, là tiêu điểm của các cuộc cạnh
tranh quốc tế, là tiềm lực và thế mạnh của mỗi quốc gia. Vấn đề phát triển tài
năng đã trở thành phương châm chỉ đạo, trở thành khẩu hiện và hành động cho
toàn xã hội. Đặng Tiểu Bình đã nói: “200 trí thức hàng đầu làm cho nước Pháp
nổi lên ở châu Âu. Kinh tế Hàn Quốc cất cánh được là do dựa vào 100 trí thức
cao cấp”. Đặng Tiểu Bình cho rằng phải thu hút, đào tạo chuyên gia hàng đầu,
qua số chuyên gia hàng đầu lôi kéo cả đội ngũ trí thức tham gia vào sự nghiệp
phát triển đất nước.
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc khóa XV (tháng 10 - 2000) có nêu: “Nhân tài là nguồn quý giá nhất; cạnh
tranh quốc tế hôm nay và mai sau, nói cho cùng là cạnh tranh nhân tài; phải nắm
thật chắc nhiệm vụ chiến lược trọng đại là bồi dưỡng, đào tạo, thu hút và sử dụng
nhân tài”.
Từ năm 1998, trong Điều 5, Luật Giáo dục cao đẳng của Trung Quốc đã
ghi rõ: Nhiệm vụ của giáo dục cao đẳng là bồi dưỡng những nhân tài chuyên

môn cao cấp, có tinh thần sáng tạo và năng lực thực tiễn, phát triển khoa học, kỹ
thuật, văn hóa, đẩy mạnh xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.
Ở Việt Nam, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, ông cha ta
đã coi trọng nhân tài: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì
thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Bởi
vậy, các đấng thánh đế minh vương, chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài,
kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ có mối quan hệ
thật là quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Vì thế, cái ý tôn trọng họ,
thật là vô cùng....


9

Nhìn chung, “trong lịch sử ông cha ta đã nhận thức được sự cần thiết tất
yếu phải sử dụng nhân tài, nhân tài thời đại nào cũng có, không bao giờ thiếu,
phát hiện và sử dụng có hiệu quả nhân tài là trách nhiệm của người đứng đầu
quốc gia. Muốn quy tụ được nhân tài, thì đức, độ, chữ tâm của người đứng đầu
đất nước là rất quan trọng”1. Tài năng là tài sản của quốc gia, dân tộc, nhà nước
phải biết trọng dụng tài năng, sử dụng họ. Bất kỳ đối với quốc gia dân tộc nào để
lãng phí tài năng là lãng phí lớn nhất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến con người, phát huy vai trò to
lớn của con người, coi đó là một động lực để phát triển đất nước. Với nhân tài
càng phải được phát hiện, ươm trồng, phát huy, trọng dụng vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc, vì nước, vì dân. Người đã sớm chỉ ra: N ước nhà cần phải kiến
thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài.
II. Thu hút tài năng, tài năng quân sự phải được thực hiện trong một
chiến lược nhân tài thống nhất, thông qua nhiều khâu, nhiều bước: tuyển
chọn, đào tạo, sử dụng, đãi ngộ…
1. Để thu hút tài năng, tài năng quân sự, các nước đều coi trọng xây
dựng quy hoạch, chiến lược phát triển tổng thể nhân tài quốc gia.

Trung Quốc đã coi trọng xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển tổng
thể nhân tài quốc gia gắn với quy hoạch quốc gia, quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực và quy hoạch giáo dục.
Ngay từ năm 1978, khi tiến hành cải cách mở cửa, Đặng Tiểu Bình đã đưa
ra phương châm “tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài.” (hai tôn trọng). Theo đó,
công tác phát triển nhân tài Trung Quốc gắn liền với quy hoạch phát triển quốc
gia trên ba phương diện chính: “Thứ nhất, bồi dưỡng hàng loạt nhân tài đủ tiêu
chuẩn hiện đại hóa đất nước. Thứ hai, bồi dưỡng nhân tài phải đảm bảo sự ổn

1

Phương thức dùng người của cha ông ta trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.134


10

định và phát triển lâu dài của đất nước. Thứ ba, giáo dục nhân tài phải đạt được
ba mục tiêu hướng tới hiện đại hóa, hướng ra thế giới và hướng tới tương lai”2.
Trung Quốc đã liên tục ban hành các chính sách mang tính thử nghiệm:
năm 19821 triển khai thống kê và dự đoán nhân tài trên toàn quốc; năm 2000,
thực thi chính sách “nhân tài đặc biệt, đãi ngộ đặc biệt”; năm 2002, Trung Quốc
công bố “Đề cương quy hoạch xây dựng đội ngũ nhân tài toàn quốc 2002 2005”; chiến lược “Nhân tài cường quốc” cuối năm 2003.
“Nhân tài cường quốc” với tư cách là chiến lược quốc gia đầu tiên mang
tính chỉ đạo hệ thống và cụ thể về phát triên nhân tài đã chứng tỏ khả năng theo
sát quy hoạch phát triển tổng thể của Trung Quốc khi phân loại một cách có hệ
thống, phân bố một cách tương đối có trọng tâm tổng lượng nhân tài khổng lồ
theo kết cấu ngành nghề, phạm vi vùng miền nhằm đáp ứng yêu cầu thiết thực
của công cuộc cải cách mở cửa.
Chiến lược nhân tài của Trung quốc đã gắn đào tạo nhân tài với giáo dục
quốc dân. Dựa trên quan điểm “ba hướng” (hướng về hiện đại hóa, hướng ra thế

giới hướng tới tương lai) của Đặng Tiểu Bình, phương châm đào tạo nhân tài gắn
với thực tế phát triển giáo dục Trung Quốc trong 30 năm qua, cũng tuân theo “ba
hướng”. Trong đó, hướng về hiện đại hóa giúp nhân tài được đào tạo theo mục
tiêu chung phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước; hướng ra
thế giới nhằm đào tạo nâng cao chất lượng giáo dục của nhân tài, giúp đội ngũ
này tiến cùng xu thế phát triển khoa học - kỹ thuật thế giới; hướng tới tương lai
là hướng đào tạo nhân tài nhằm đáp ứng được tương lai phát triến bền vững của
Trung Quốc. Theo đó, các chính sách hiện hành của Trung Quốc đã tập trung
vào việc phát triển toàn diện “số lượng, chất lượng của nhân tài”. Trong đó,
trọng tâm chính sách đào tạo được đặt vào 2 chiến lược “Khoa giáo hưng quốc”
(Giáo dục và khoa học kỹ thuật xây dựng đất nước giàu mạnh - 1995) “Nhân tài
2

Nguyễn Thị Thu Phương (chủ biên), Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ nãm 1978 đến nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội , 2009, tr. 226.


11

cường quốc” (nhân tài làm quốc gia hưng thịnh - 2003). Thông qua các chính
sách cụ thế, hai chiến lược tập trung vào việc mở rộng không gian, điều kiện cho
nhân tài phát triên toàn diện và có trọng điểm, ưu tiên đào tạo 3 loại nhân tài
trọng điểm: Nhân tài lãnh đạo, nhân tài quản lí kinh doanh, nhân tài kĩ thuật
chuyên môn.
Tuy nhiên, “Nhân tài cường quốc” cũng bộc lộ rõ sự bất cập khi xem nhẹ
việc phát triển toàn diện đội ngũ nhân tài (đặc biệt là nhân tài giáo dục, khoa học
xã hội...) cho mục tiêu phát triển hài hòa và bền vững của Trung Quốc. Để khắc
phục tồn tại trên nhằm xây dựng đội ngũ nhân tài có sức cạnh tranh quốc tế
mạnh và có khả năng tạo sức bật hiệu quả hơn cho công cuộc chấn hưng đất
nước, tháng 6 năm 2010, Trung ương Đảng Cộng sản và Quốc vụ viện Trung
Quốc ban hành Đề cương Quy hoạch phát triển nhân tài trung và dài hạn Quốc

gia (2010-2020).
Về cơ bản "Đề cương nhân tài" là một bản quy hoạch lớn và “dài hơi” của
Trung Quốc trong công tác phát triển nhân tài. Quy hoạch nêu ra mục tiêu tổng
thể phát triển nhân tài đến năm 2020 phải tăng tổng lượng nhân tài từ 114 triệu
người (hiện nay) lên đến 180 triệu người; trong đó, tỷ lệ số người có trình độ đại
học ở độ tuổi lao động từ gần 10% hiện nay tăng lên đến 20%, đồng thời xây
dựng một số trọng điếm nhân tài trong các lĩnh vực trọng điêm phát triển kinh tế
và xã hội như: chế tạo trang thiết bị, thông tin, công nghệ sinh học, hàng không
vũ trụ, v.v .
Trung Quốc cũng có chương trình phát triển tổng thể tài năng quân sự
nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng, nhất là sức mạnh hải quân để thực hiện
chiến lược biển đảo đầy tham vọng của Trung Quốc.
Như vậy, từ một xuất phát điểm thấp hơn Việt Nam, Trung Quốc đã có sự
đột phá và hướng đi đúng khi gắn việc xây dựng, triển khai các quy hoạch trung


12

dài hạn, chiến lược tổng thể phát triển nhân tài với quy hoạch, chiến lược phát
triến chung của đất nước.
2. Các nước xã hội chủ nghĩa đều coi trọng và có nhiều phương cách
hiệu quả tuyển chọn tài năng, tài năng quân sự.
Trung Quốc coi việc chọn, sử dụng người tài là một trong những chức
trách chủ yếu của người lãnh đạo. Nhà nước Trung Quốc yêu cầu, người lãnh
đạo và người làm công tác tổ chức cán bộ đều phải yêu mến, trân trọng nhân tài,
nhiệt tình, khát khao tìm kiếm nhân tài, lấy nhân tài làm điểm then chốt trong sự
nghiệp phát triển thịnh vượng; biết “kiểm kê nhân tài”. Đặng Tiểu Bình nhấn
mạnh: “Giỏi phát hiện nhân tài, đoàn kết nhân tài, sử dụng nhân tài, là một trong
những tiêu chí chủ yếu của người lãnh đạo già giặn”. Trung Quốc quan niệm
điểm cốt lõi trong đường lối tổ chức là việc chọn, trọng dụng nhân tài. Đặng

Tiểu Bình nhận xét: “Không có hàng loạt nhân tài, sự nghiệp của chúng ta không
thể thành công”, do đó người lãnh đạo phải biết chọn, trọng dụng người tài.
Cần có thái độ đúng đắn tuyển chọn nhân tài: Tin tưởng sự tồn tại khách
quan của nhân tài. Đặng Tiểu Bình chỉ rõ “Có nhân tài, không nên vì họ không
phải là toàn tài, không phải là đảng viên, không có văn bằng, không có quá trình,
nên làm cho người ta bị mai một”. “Chỉ có sự quản lí tồi, chứ không có nhân tài
vô dụng”. Không thiên kiến sẽ nhận ra được tài năng:. Đối xử khoan dung với
cán bộ “Người có công lao lớn không cố chấp việc nhỏ nhặt”; “Rác rưởi là nhân
tài đặt nhầm chỗ”.
Nguyên tắc cơ bản tuyển chọn nhân tài là thực sự cần thị, dùng quan điểm
khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, phát triển để xem xét cán bộ; không chủ
quan, phiến diện, nhất thời, hời hợt mới có thể nhận rõ tốt, xấu, phân biệt “chân
tài”. Trần Vân nêu rõ yêu cầu: cần phân biệt tốt xấu, ưu điểm, khuyết điểm; cần
phải thực sự cầu thị, khách quan, chặt chẽ, tránh chủ quan; không nên xem lời
nói và thái độ, chủ yếu xem xét bản chất và thực tế; gia đình không có ý nghĩa


13

quyết định mà là cá nhân; xem xét toàn bộ lịch sử công tác; cần có trách nhiệm
cao với cán bộ, không sơ suất, đại khái, không làm oan uổng người tốt; cần có
phương pháp đúng đắn, hết sức tránh giở trò thủ đoạn; cần có kết luận bằng văn
bản phù hợp với thực tế.
Tiêu chuẩn khoa học tuyển chọn nhân tài: Nhân tài phải có đức, tài, thể.
Đức là sự giác ngộ chính trị và phẩm chất đạo đức, chú trọng kiên trì đường lối
xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng. Tài là có đủ tri thức chuyên nghiệp và
năng lực chuyên nghiệp, phải “chân tài, thực học”. Thể là sức khỏe thể chất, tinh
thần để đáp ứng công việc. Tiêu chuẩn “vừa có đức vừa có tài” thể hiện rõ sự
thống nhất và phân rõ chủ yếu và thứ yếu. Có đức nhưng không có tài, khó làm
được nhiệm vụ quan trọng; có tài nhưng không có đức, thì tài đó chỉ để cứu gian

tà, trọng dụng họ rất nguy hiểm. Mao Trạch Đông chỉ rõ: “Chính trị và nghiệp vụ
là thống nhất của đối lập, chính trị là chủ yếu, hàng đầu”. Chu Ân Lai: “Tiêu
chuẩn lựa chọn cán bộ, tiêu chuẩn chính trị và năng lực công tác, hai cái không
thể thiếu một và tín nhiệm về chính trị là vấn đề tiên quyết”. Tuy nhiên, cần căn
cứ vào đặc điểm của công tác để cụ thế hóa, không được tuyệt đối hóa, lý tưởng
hóa đức, tài một cách chung chung. Nhân tài phải có tri thức chân chính, phải
được đào tạo rất cẩn thận theo các chuẩn mực quốc tế, kết hợp với việc giáo dục
theo các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Việc lựa chọn tài năng ở Trung Quốc không chỉ dựa vào bằng cấp mà còn
được thông qua quần chúng tín nhiệm đề cử và một hội đồng tuyển chọn. Hội
đồng này gồm nhiều đối tượng, ở những lứa tuổi khác nhau và hoạt động ở nhiều
lĩnh vực khác nhau, những người trong hội đồng là những người thực sự tiêu
biểu về trí tuệ, kinh nghiệm và có uy tín đối với quần chúng và lãnh đạo thì mới
được tham gia. Hội đồng này gọi là hội đồng bình chọn, có nhiệm vụ chất vấn
các ứng cử viên, sau đó tham khảo ý kiến đoàn cố vấn trước khi hội đồng bình
chọn quyết định.


14

Trung Quốc cũng chỉ rõ phương pháp và chế độ tuyển dụng nhân tài: Kết
hợp giữa xem xét hồ sơ lưu trữ với kiểm tra công tác hàng ngày; Kết hợp giữa
lãnh đạo tự khảo sát với quần chúng bình nghị; Kết hợp giữa chế độ ủy nhiệm
với chế độ sát hạch tuyển dụng; chế độ mời nhận công tác và chế độ lựa chọn, bổ
nhiệm.
Trong tuyển chọn tài năng, Trung Quốc chuyển dịch từ “thu hút nguồn tài
chính” sang “thu hút nguồn chất xám” hải ngoại.
Trong thập niên cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, Trung
Quốc chú trọng thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, nên giờ đây đã trở thành một
nước dự trữ đô la mạnh nhất thế giới với con số kỉ lục 2,4543 ngàn tỉ USD vào

tháng 6/2010. Tuy nhiên, Trung Quốc lại đang phải đối mặt với tình trạng chảy
máu chất xám trầm trọng: “Từ năm 1978 đến nay Trung Quốc đã gửi đi đào tạo
1,62 triệu sinh viên và học giả, nhưng chỉ có 497.000 người trở về, chiếm 30%.
Đáng chú ý nguồn chất xám tinh anh là các tiến sĩ tài năng tu nghiệp tại Mỹ chỉ
trở về 8%”1. Thực trạng đó đã buộc chính phủ Trung Quốc phải biện pháp mạnh
“thu hút nguồn chất xám tinh hoa” đặc biệt là những nhân tài hàng đầu đang
công tác tại các nước phát triển. Trung Quốc áp dụng một loạt các chính sách ưu
đãi để thu hút nhân tài từ nước ngoài trở về lập nghiệp như nhập cảnh, định cư,
bảo hiểm, nhà ở, đảm nhận các chức vụ quan trọng và tham gia vào các công
việc của quốc gia...
Đầu năm 2007, Viện Khoa học Trung Quốc đã cử một đoàn tuyển dụng
nhân tài với quy mô lớn đến các nước châu Âu và Mỹ tuyển dụng các lưu học
sinh ưu tú. Đây là một trong những hoạt động tuyển dụng ở nước ngoài quan
trọng nhất của Viện Khoa học Trung Quốc trong thời gian qua.
Trong gần 15 năm, Trung Quốc đã nỗ lực thu hút chất xám là những nhân
tài khoa học - kỹ thuật người Trung Quốc từ Mỹ trở về nước làm việc. “Tháng
1

Tú Uyên, Trung Quốc tham vọng thu hút nhàn tài toàn cầu, Ọuoc-tham-vongthu-hut-nhan-tai-toan-cau-935897/


15

12-2008, chính quyền cũng phát động chương trình “Hàng nghìn nhân tài” với
mục tiêu là đưa 2.000 nhân tài về nước trong vòng 5 - 1 0 năm tới”1. Chính quyền
các tỉnh, thông qua các buổi giao lưu, giới thiệu tình hình đất nước và tổ chức
tuyển dụng việc làm cũng đã thu hút tài năng “nhí” từ người Trung Quốc hồi
hương.. Thống kê cho thấy, 90% các nhà khoa học ở Trường đại học Giao thông
là những Hoa kiều hồi hương và họ đã dẫn đầu trong lĩnh vực sáng kiến nghiên
cứu.

Đồng thời, Trung Quốc tích cực sử dụng linh hoạt “ngoại lực” tinh hoa.
Chính phủ Trung Quốc đã tận dụng được lợi thế của nhân tài hải ngoại ở khía
cạnh ngôn ngữ, kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài, sự am tường về Trung
Quốc và nguyện vọng hướng về cội nguồn, mong muốn cống hiến cho tổ quốc
để mở rộng sự trao đổi đa phương về công nghệ và thông thông tin, xây dựng các
mối quan hệ hợp tác, chia sẻ phương pháp làm việc nhằm giải quyết nhiều vấn
đề kỹ thuật quan trọng, thúc đẩy trình độ nghiên cứu, hoàn thiện kỹ năng quản lí,
từ đó nâng cao sức mạnh tống hợp và từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh tri
thức của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Hiện nay, có tới 2/3 lưu học sinh Trung Quốc đang ở lại nước ngoài
(khoảng 400.000 người có trình độ chuyên môn) đang được Chính phủ khai thác
và phát huy, trong số đó, phần lớn những nhân tài có tài năng đặc biệt được phân
bố ở ba lĩnh vực then chốt có khả năng thúc đẩy sự phát triển. Đó là những người
hoạt động trong các trường đại học và các viện nghiên cứu khoa học, có khả
năng nhận thức cao về những xu hướng mới về các lĩnh vực khoa học và công
nghệ trên thế giới, bản thân họ đêu có thành tựu nôi bật trong lĩnh vực chuyên
môn. Các chuyên gia kỹ thuật cao làm việc tại các nhà máy, thông thạo vê công
nghệ then chốt trong một lĩnh vực chuyên sâu, có khả năng giải quyết các tình
huống hay vấn đề quan trọng trong sản xuất. Những người đã có vị trí quản lí
1

Chính sách đào tạo, thu hút nhân tài của Trung Quốc, nhan-tái-cua-TrungQuoc/45/4721143.epi


16

trong các doanh nghiệp, có kinh nghiệm xuất sắc về điều hành bằng các phương
pháp quản lí tiến bộ của các doanh nghiệp hiện đại phương Tây, có khả năng
đánh giá, sử dụng nhân sự.
Trong nhiều năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã từng bước tận dụng

nguồn lực quý giá này thông qua sự hợp tác đa phương giữa các cơ sở đào tạo,
trung tâm nghiên cứu và các tập đoàn thương mại trong nước với các chuyên gia,
học giả, người quản lí là Hoa kiều.
Trung Quốc đề ra nguyên tắc chung: “Đảng quản lý nhân tài” và coi trọng
nhân tài trên tất cả lĩnh vực nhưng tập trung vào ba loại nhân tài: nhân tài lãnh
đạo, quản lý Đảng và chính quyền, nhân tài quản lý kinh doanh và nhân tài kỹ
thuật chuyên môn. Đối với nhân tài “nguồn” thuộc 3 loại trên, “Trung Quốc cho
phép hai trường đại học hàng đầu là đại học Thanh Hoa và đại học Bắc Kinh
được tổ chức tuyển chọn những ứng viên xuất sẳc nhất trong cả nước trước khi
tố chức thi tuyển sinh đại trà vào các trường đại học và cao đẳng. Hằng năm, vào
tháng giêng đại học Thanh Hoa phỏng vấn 600 thí sinh trong số 2.000 hồ sơ
đăng ký (đã được lựa chọn từ hơn 6.000 ứng viên xuất sắc nhất trong cả nước).
Sau đó thông báo công khai danh sách và các thông tin liên quan trên Internet rồi
kết hợp với kỳ thi viết các môn toán, vật lý và tiếng Anh để quyết định ứng viên
nào được lựa chọn vào học. Cuối cùng sẽ có khoảng 300 ứng viên trúng tuyển”1.
Một phương thức phát hiện và tuyển chọn khác: ứng viên nhân tài câp
quốc gia (yêu cầu tuổi dưới 45) được bình xét hai năm một lần thông qua tiến cử
của các cơ sở rồi do chuyên gia tố chức của Bộ Nhân sự tiến hành đánh giá. Mỗi
lần phê chuẩn 500 người. Đến nay trải qua bốn lần xét chọn đã có 2.216 người
được chọn theo con đường này.
Trung Quốc có chính sách thông báo rộng rãi các cơ hội vào vị trí lãnh
đạo để những người tài được tham gia thi tuyển. Từ năm 1984, Trung Quốc đã
1

Theo sổ liệu: Đào tạo nhân tài ở Trung Quốc, />
Quốc/40065107/202/


17


quyết định xét duyệt một loạt nhà khoa học trung niên (dưới 55 tuổi), có cống
hiến nôi bật trong các lĩnh vực nghiên cứu lý luận, công nghệ, quản lý. Từ năm
1984 đến nay, Trung Quốc đã tuyển chọn được 8 đợt với tổng số 5.260 người.
Những người được tuyển chọn được gọi chung là “chuyên gia trung thanh niên
có cống hiến nổi bật” do Bộ Nhân sự phê chuẩn - một hình thức phong tặng được
dư luận xã hội đánh giá cao.
Với tài năng quân sự, theo ý kiến của các đoàn cán bộ quân đội ta sang
thăm, học tập, công tác ở Trung Quốc cho biết, Đảng, Nhà nước, Quân đội
Trung Quốc cũng rất quan tâm thu hút, xây dựng đội ngũ tài năng quân sự. Bằng
nhiều chính sách, biện pháp như tôn vinh, đãi ngộ đặc biệt về lương, về nhà ở và
các chính sách xã hội khác, tạo cơ hội học tập, thăng tiến, tạo điều kiện, môi
trường làm việc thuận lợi… để thu hút các sinh viên xuất sắc, các tài năng trẻ gia
nhập quân đội, tham gia nghiên cứu các vấn đề về quốc phòng, an ninh. Sự phát
triển mạnh của quân đội Trung Quốc có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đóng
góp quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là tài năng quân sự các
thế hệ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm cao độ đến việc phát hiện, thu hút và sử
dụng nhân tài, Bác Hồ viết: “E vì Chính phủ không nghe đến, thấy không khắp,
đến nỗi những bực tài đều không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa
nhận. Nay muốn sửa đi điều đó và trọng dụng những kẻ hiền tài, các địa phương
phải lập tức điều tra nơi nào có người tài, đức, có thể làm được những việc lợi
dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết.
Báo cáo phải nói rõ: tên người, nghề nghiệp, tài năng, nguyện vọng và chỗ
ở của ngừi đó. Hạn trong một tháng, các cơ quan địa phương phải báo cáo đủ”1.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã thu
phục được nhiều nhân tài, bất kể các nhân tài xuất thân từ các thành phần xã hội,
1

Báo Cứu quốc, số 411, ngày 20/11/1946. Xem: Những gương mặt trí thức, Nxb Văn hóa thông tin, H,
1998,tr.11



18

ở các quốc gia khác nhau về nước tham gia cách mạng. Một thế hệ tài năng do
Hồ Chí Minh thu phục, cảm hóa, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng đã góp phần
không nhỏ đưa cách mạng Việt Nam đến thành công.
3. Các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều rất quan tâm đào tạo, bồi dưỡng
tài năng, tài năng quân sự với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả.
Tài năng, tài năng quân sự chịu sự tác động của nhiều yếu tố, đòi hỏi việc
đào tạo, bồi dưỡng tài năng, tài năng quân sự phải quan tâm đến các yếu tố này.
Có ba yếu tố quan trọng tác động đến sự hình thành, phát triển tài năng là:
yếu tố di truyền tự nhiên, yếu tố xã hội và nỗ lực cá nhân. Yếu tố di truyền là
tiền đề quan trọng để hình thành phẩm chất và năng lực (trí lực, thể lực, cảm xúc,
năng khiếu…) cá nhân vượt trội và tiếp tục hoàn thiện nhân cách, phát triển năng
lực để trở thành tài năng. Yếu tố xã hội của tài năng là môi trường, điều kiện xã
hội mà cá nhân sống, hoạt động, trực tiếp là chế độ giáo dục, đào tạo, đãi ngộ…
tạo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi cho cá nhân phát triển, bộc lộ tài
năng. Nỗ lực cá nhân chính là quá trình cá nhân hóa các yếu tố tự nhiên và xã
hội, biến những yếu tố thuận lợi đó trở thành những điều kiện để phát triển tối đa
năng lực, phẩm chất riêng của mình để trở thành nhân tài. Điều này giải thích vì
sao những điều kiện giống nhau mà chỉ có một số ít trong số các cá nhân xuất
sắc thực sự trở thành tài năng. Như vậy, tài năng là sản phẩm có tính lịch sử của
nhân loại, được quy định bởi ba yếu tố trên, đòi hỏi việc đào tạo, bồi dưỡng tài
năng phải quan tâm đến các yếu tố đó.
Trung Quốc đã rất chú trọng đến công tác giáo dục, đào tạo tài năng.
Trung Quốc xác định rõ công tác đào tạo tài năng được chú trọng đồng bộ
ở tât cả các khâu với các nguyên tắc: Một là, phải chọn đúng người có tài. Hai
là, thực hiện yêu cầu bốn “hóa” gồm cách mạng hóa, trẻ hóa, trí thức hóa và
chuyên môn hóa. Ba là, có chương trình đào tạo, bồi dưỡng thích hợp, có đội



19

ngũ giảng viên giỏi, có đủ cơ sở vật chất và cuối cùng người tài phải được trọng
dụng.
Năm 2001, Trung Quốc đã đầu tư cho ngành giáo dục 3,19% GDP (cao
nhất kể từ khi thành lập nước đến nay). Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa
học kỹ thuật cũng được chú trọng, hàng năm Trung Quốc dành 1/3 ngân sách
cho khoa học kỹ thuật của cả nước để bồi dưỡng cán bộ khoa học trung niên và
trẻ. Viện Khoa học xã hội Trung Quốc dự kiến trong vòng năm năm tới sẽ dành
một khoản tiền lớn để thu hút nhân tài. Năm 1994, Trung Quốc đã ưu tiên thành
lập quỹ khoa học kỹ thuật, dành riêng cho những nhà khoa học trẻ, xuất sắc để
giúp đỡ các nhà khoa học trẻ có điều kiện phát triển.
Đồng thời, Trung Quốc cũng tích cực đưa người ra nước ngoài đào tạo
thành những tài năng phục vụ đất nước.
Trong những năm 1972 – 1978, số người Trung Quốc du học nước ngoài
khoảng 130 nghìn người, trong những năm 1978 – 2002, tăng lên khoảng 580
nghìn người. Những năm gần đây, mỗi năm Trung Quốc có khoảng 25 nghìn
người đi du học ở nước ngoài và là nước có số người đi du học cao nhất thế giới.
Trong số các viện sĩ khoa học xã hội đang công tác tại Trung Quốc, thì có
khoảng 81% viện sĩ được tu nghiệp nước ngoài. Trong số các nhà khoa học, nhà
giáo đang công tác trong nước, thì có khoảng 58% có độ tuổi trên 45 đang hướng
dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ đã được đào tạo ở nước ngoài; 51% cán bộ chủ chốt
của các trường đại học và cao đẳng được đào tạo ở nước ngoài.
“Trung Quốc đã thành công trong chính sách gửi đi đào tạo nước ngoài
hơn 1,62 triệu sinh viên và học giả và hàng loạt chính sách linh hoạt khác nhằm
thu hút và sử dụng nguồn nhân tài tinh hoa tại hải ngoại”1.
Các cơ sở nghiên cứu khoa học có trên 60 trung tâm sáng tạo khoa học kỹ
thuật cao do lưu học sinh thành lập; trên 5.000 lưu học sinh về nước thành lập

1

Nguyễn Thanh Thúỵ, Nguyễn Thị Thu Phương, Kinh nghiệm phát huy trí tuệ Trung Quốc tại hải ngoại, Tạp ■
chí Thông tin Khoa học xã hộí, số 1/2011, tr 36


20

các xí nghiệp khoa học kỹ thuật cao, số lưu học sinh về làm tại các xí nghiệp này
khoảng trên 10 nghìn người. Trong số 23 cán bộ khoa học kỹ thuật có thành tích
xuất sắc năm 1999 về lĩnh vực vũ trụ và hạt nhân được Đảng và Chính phủ
Trung Quốc tặng thưởng thì có 21 người đã từng học tập ở nước ngoài.
Về đội ngũ cán bộ khoa học đang làm việc ở nước ngoài, năm 2003, chỉ
tính riêng ở Mỹ đã có khoảng 9.000 giáo sư dạy ở các trường đại học là người
Trung Quốc(quốc tịch Mỹ). Có đến 50% nhân viên làm việc ở thung lũng Silicon
là người Trung Quốc và người Ấn Độ. Trong số khoảng 7.000 công ty công nghệ
cao tại thung lũng Silicon thì có tới 200 công ty là do người Trung Quốc thành
lập hoặc quản lý. Mỗi năm Trung Quốc có khoảng 30% sinh viên tốt nghiệp hai
trường đại học nổi tiếng nhất Trung Quốc là trường Đại học Thanh Hoa và Đại
học Bắc Kinh đã ra nước ngoài học chương trình cao học, phần lớn trong số này
học tập tại Mỹ.
Chương trình, nội dung đào tạo nhân tài của Trung Quốc được thiết kế
khá linh hoạt, phù hợp với từng loại tài năng. Trung Quốc đã xây dựng 1.500 các
môn học “tinh hoa” được tất cả cơ sở đào tạo, tiến hành chọn lựa, bình xét dựa
trên các tiêu chí. Nhân tài được đào tạo theo phương pháp dạy - học kết hợp lý
thuyết với thực hành. Hầu hết môn học được dạy theo phương pháp tình huống
(case study) và sử dụng công nghệ hiện đại đế giảng dạy và đánh giá.
Từ năm 1999, Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện Dự án 985. Dự
án hỗ trợ 9 trường đại học xuất sắc nhất của Trung Quốc đạt đẳng cấp quốc tế
trong vòng 20-30 năm tới, trong đó trọng tâm là Trường Đại học Bắc Kinh, Đại

học Thanh Hoa, Đại học Phúc Đán, và Đại học Giao thông Thượng Hải.
Trung Quốc đã tập trung đào tạo nhân tài tinh hoa ở các bậc đại học và
viện nghiên cứu
Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách ưu tiên cho mảng
giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học nhằm đào tạo nhân tài khoa học kỹ


21

thuật cao cấp và các chuyên gia thuộc các ngành mang tính đặc thù. Trọng tâm
của các chính sách này là tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ giảng dạy và nghiên
cứu khoa học. Trong đó, ưu tiên đầu tư ngân sách cho các ngành khoa học công
nghệ mũi nhọn, những công trình nghiên cứu cấp quốc tế, những công trình ứng
dụng có hiệu quả kinh tế cao. Các viện nghiên cứu và các trung tâm khoa học có
sự liên thông, liên kết chặt chẽ trên phạm vi cả nước, nhằm khai thác triệt để sức
mạnh tổng hợp của nguồn chất xám. Mỗi sinh viên trong suốt quá trình đào tạo
phải được biên chế vào một tố, nhóm nghiên cứu khoa học cụ thế, do các giáo sư
trực tiếp phụ trách. Kết quả nghiên cứu này sẽ được đánh giá xếp loại từng học
kỳ, từng năm và có giá trị ngang với việc học tập lý thuyết cơ bản.
Trong lĩnh vực khoa học xã hội Trung Quốc đã tập trung tái tạo lại sự cân
bằng cần thiêt giữa nghiên cứu và đào tạo thông qua kết hợp khôi phục đội ngũ
nghiên cứu lão thành từng bị thanh trừng với việc tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ
có tố chất nổi trội. Chính phủ đã tăng mạnh ngân sách cho việc đào tạo chuyên
gia đầu ngành trẻ ở ba lĩnh vực: phương pháp nghiên cứu, khả năng phối hợp
nghiên cứu, trình độ ngoại ngữ.
Công tác đào tạo tài năng quân sự Trung Quốc nằm trong tổng thể chương
trình đào tạo nhân tài quốc gia, được cụ thể hóa trong quá trình đào tạo tại các
học viện, nhà trường, viện nghiên cứu của quân đội. Những thành tựu phát triển
nhanh, mạnh của quân đội Trung Quốc chắc chắn có sự đóng góp quan trọng của
tài năng quân sự.

Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài luôn được Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt.
Ngay từ những năm 1925, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tuyển chọn những
thanh niên Việt Nam ưu tú để đào tạo thành những hạt giống cách mạng đầu tiên.
Người đồng thời là người sáng lập lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, đắp
móng, xây nền phát triển lực lượng vũ trang, các tổ chức tiền thân, sớm lựa chọn


22

các thanh niên ưu tú gửi sang Trung Quốc, Liên Xô đào tạo thành các tài năng,
tài năng quân sự của Đảng, nhà nước và Quân đội ta sau này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm giáo dục trí thức, tài năng. Bác nói:
“Đảng và Chính phủ rất coi trọng trí thức của nhân dân, vì nhân dân. Đảng và
Chính phủ phải giúp bằng cách giáo dục, để trí thức có lập trường vững vàng,
quan diểm đúng đắn, tư tưởng sáng suốt, tác phong dân chủ. Nói tóm lại: giúp để
các bạn trí thức chính tâm và thân dân”1.
Trong hai cuộc kháng chiến, Người vẫn chủ trương gửi nhiều thanh niên
sang các nước xã hội chủ nghĩa học tập để xây dựng đất nước sau này, trong đó
nhiều người đã trở thành nhân tài, tài năng đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp
xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
4. Các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều có chế độ sử dụng, đãi nggộ tài
năng, tài năng quân sự đúng đắn, đạt hiệu quả cao.
Trung Quốc đã đề ra nguyên tắc sử dụng người tài đúng đắn: Đặt người
theo việc, cất nhắc theo tài năng; Phát huy mặt mạnh tránh mặt yếu, mọi người
có thể làm tốt khả năng của mình theo triết lý “thước có mặt yếu, tấc có mặt
mạnh”, “nhìn thấy mặt mạnh trong mặt yếu”; Giao quyền với chức trách rõ ràng,
tin tưởng khi dùng người; Yêu mến nhân tài, vừa sử dụng, vừa bồi dưỡng; Lấy
sự nghiệp làm trọng, tiến cử và giới thiệu người có tài đức, yêu cầu người lãnh
đạo ưu tú phải giỏi phát hiện, sử dụng, bồi dưỡng, tiến cử, nhường quyền cho
nhân tài trẻ, tránh mắc sai lầm lịch sử.

Chế độ dùng người tài đúng đắn: Chế độ kiểm tra, thưởng phạt toàn diện,
rõ ràng, nghiêm minh, kịp thời; Chế độ trao đổi, luân chuyển để khắc phục bè
phái, cục bộ không lợi cho công tác. Chế độ kiêng tránh có 4 dạng: kiêng tránh
thân tộc, kiêng tránh khu vực, kiêng tránh công vụ, kiêng tránh chức vụ để khỏi
1

. Bài nói tại lớp nghiên cứu chính trị khoá I, Trường Đại học nhân dân, ngày 20-7-1956, Hô Chí Minh toàn
tập, tập 8, Nxb CTQG, H, .1996


23

ảnh hưởng đến hiệu quả công tác cá nhân…; Chế độ nhiệm kỳ và chế độ nghỉ
hưu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một mẫu mực trong sử dụng nhân tài, Người
dạy: Phải vì việc mà chọn người, chứ không phải vì người mà đặt việc; nếu
người có tài mà không dùng đúng tài của họ cũng không được việc; ví như thợ
rèn bảo đi đóng tủ, thợ mộc bảo đi rèn dao; nếu họ không gánh được, chớ miễn
cưỡng trao việc đó cho họ, tốt nhất là đổi việc khác cho họ. Do đó, phải bố trí và
sử dụng nhân tài đúng. Có nhân tài mà sử dụng không đúng cũng là điều lãng
phí; mặt khác làm cho nhân tài không phát huy năng lực sáng tạo của họ.
Chính do nhân cách cao đẹp, sự cởi mở, ân cần cùng với tấm lòng chân
thành trân trọng người tài, mà Hồ Chí Minh đã thu hút, trọng dụng nhiều tài năng
từ nhiều nguồn khác nhau. Đó là những Nho sĩ yêu nước như các cụ: Huỳnh
Thúc Kháng, Bùi Kỷ…. Đó là 4 vị Thượng thư trong Vương triều Bảo Đại (Ưng
Uý, Bùi Bằng Đoàn, Đặng Văn Hượng, Thái Văn Toản, tứ trụ triều đình Huế giữ
trọng trách trong bộ máy nhà nước). Đó là các trí thức yêu nước Tây học, trong
đó có người rất trẻ tuổi, các thanh niên trí thức yêu nước, xụất thân từ các trường
cao đẳng, đại học Đông Dương, các trường kỹ nghệ thực hành1 và một số trí thức
được đào tạo ở nước ngoài. Tất cả đều được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin dùng, tín

nhiệm, giao việc. Một số khá đông trong họ đã vừa tích cực hoạt động, vừa say
sưa tự học, tự đào tạo và họ đã trở thành các nhà lãnh đạo, quản lý xuất sắc như:
Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên G i á p , c á c nhà khoa học công
nghệ tài năng như: Trần Đại Nghĩa, Lương Đình Của, Nguyễn Văn Huyên, Trần
Huy Liệu, Tạ Quang Bửu, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng... Họ đã gánh vác
các trọng trách trong cả hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Một số
không nhỏ trong họ đã được xã hội công nhận suy tôn là nhân tài.
1

Trường Đại học Đông Dương bao gồm 5 trường Cao đẳng: Luật và pháp chính, khoa học, y học, xây dựng, văn
chương. Ngoài ra còn có trường Cao đảng Sư phạm, Công chính, Thương mại và các trường kỹ nghệ thực hành.
Hệ trung học có 3 trường trung học lớn: Bưởi, Quốc học Huế, Petrus Ký ở 3 thành phố lớn


24

Các nước xã hội chủ nghĩa đều quan tâm đãi ngộ đặc biệt đối với tài
năng, tài năng quân sự.
Ở Liên xô, mặc dù trong điều kiện khó khăn, Lênin vẫn yêu cầu đáp ứng
tốt nhất trong khả năng có thể cho các nhu cầu của các chuyên gia: “Một cơ quan
quản lý không quan tâm một cách có kế hoạch và có hiệu quả đến việc cung cấp
mọi nhu cầu cho chuyên gia, đến việc khuyến khích những chuyên gia tốt nhất
trong số những người đó, đến việc bảo vệ và bênh vực lợi ích của họ, v.v, thì
chẳng ai thừa nhận đó là một cơ quan quản lý được tổ chức tương đối chu đáo” 1.
Lênin yêu cầu thêm: “hàng ngày phải tác động đến quảng đại quần chúng lao
động để tạo ra những quan hệ đúng đắn giữa họ với các chuyên gia”2
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư rất lớn cho nhân tài,
thậm chí với những trường hợp đặc biệt, chế độ đãi ngộ với nhân tài của Trung
Quốc có thể đủ sức cạnh tranh với các nước phát triển. Đơn cử, mức lương dành
cho một giáo sư Hoa kiều về giảng dạy ở các đại học Bắc Kinh, Thanh Hoa,

Phúc Đán được trả ngang bằng, thậm chí còn cao hơn lương của một giáo sư làm
việc ở các trường đại học Hoa Kì.
Trung Quốc đã đưa ra chính sách thu hút nhân tài về nước công tác được
hưởng các chế độ đãi ngộ như: hưởng lương cao kèm theo một số khoản phụ cấp
khác; được cấp nhà ở và được bảo hiểm y tế như cán bộ có cùng chuyên môn cao
ở cùng đơn vị. Gia đình và người thân được bố trí công việc ổn định, con cái
được đến trường, được công điểm khi tuyển sinh, được vay vốn không lãi suất để
thành lập công ty. Họ còn được giao đảm nhận những chức vụ lãnh đạo trong các
ngành quan trọng như: tài chính, ngân hàng, xí nghiệp quốc doanh, nhà trường,
học viên, các cơ quan nghiên cứu khoa học. Trong quyết định còn nêu rõ, những
trí thức sau khi về nước công tác vẫn được bảo lưu quyền định cư lâu dài và vĩnh
1
2

V.I.Lênin, Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, M. 1980, tr.429.
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, M. 1980, tr.430.


25

viễn ở nước ngoài. Quy định mới này được coi là một trong những bước đột phá
về chính sách của Trung Quốc nhằm thu hút nhân tài ở nước ngoài về nước.
Từ tháng 8- 2001, Trung Quốc công bố những quy định về khuyến khích
lưu học sinh ở nước ngoài về phục vụ đất nước với nhiều hình thức khác nhau
như: khuyến khích thành lập xí nghiệp khoa học công nghệ cao ở trong nước
hoặc thành lập một cơ cấu môi giới trung gian.
Những người có cống hiến nổi bật được nhận chế độ trợ cấp đặc biệt của
chính phủ. Từ năm 1990 đến 2002, tổng cộng đã có 12 đợt tuyển chọn với
147.000 chuyên gia được hưởng chế độ này. Từ năm 2004 đếm 2010, Chính phủ
dự kiến, cử hai năm xét duyệt một lần các chuyên gia được nhặn trợ cấp đặc biệt,

mỗi lần xét duyệt 4.000 người, mỗi người được trợ cấp 20.000 tệ/lần (tương
đương 40 triệu đồng).
Trung Quốc cũng rất chú trọng đến việc biểu dương, tôn vinh nhân tài.
Năm 1999, lần đầu tiên Trung Quốc triển khai việc biểu dương “nhân tài chuyên
môn kiệt xuất” với 50 người được biểu dương, trong đó 10 người được trao “huy
chương nhân tài chuyên môn nghiệp vụ kiệt xuất”, 40 người còn lại được ghi
công. “Việc biểu dương “nhân tài chuyên môn nghiệp vụ kiệt xuất” toàn quốc
được tổ chức định kỳ, thường khoảng hai năm/lần, do Ban Tổ chức Trung ương,
Ban Tuyên huấn Trung ương, Bộ Nhân sự và Bộ Khoa học kỹ thuật xét chọn các
cá nhân được biểu dương”1.
Sau những nỗ lực trên, “Trung Quốc được xem là nước có số lượng nhà
nghiên cứu khoa học lớn nhất trên thế giới, khoảng 38 triệu người. Nhưng, chỉ có
khoảng mười nghìn người trong số họ là chuyên gia hàng đầu” 2. Để giải quyết
những thách thức đặt ra “Quy hoạch phát triển trung, dài hạn nhân tài Trung
Quốc 2010 – 2020” nêu ra mười chính sách quan trọng nhằm phát huy nội lực
1

Theo sổ liệu: Đào tạo nhân tài ở Trung Quốc, />
2

Nhân tài cúc nước lìm đường đến Trung Quốc, Trung-

Quoc/45/4055214.ẻpi

Quoc/40065107/202/


×