Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO LỊCH sử LÝ THUYẾT nền KINH tế hỗn hợp VÀ sự vận DỤNG CỦA ĐẢNG TA về PHÁT TRIỂN KINH tế TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.38 KB, 23 trang )

2
LỊCH SỬ VỀ LÝ THUYẾT NỀN KINH TẾ HỖN HỢP
VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp là tư tưởng trung tâm của kinh tế học
trường phái chính hiện đại. Mầm mống về nền kinh tế hỗn hợp có từ những
năm cuối thế kỷ XIX. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nó được các nhà
kinh tế học Mỹ là Hassen tiếp tục nghiên cứu và được Samuelson phát triển
trong “Kinh tế học”. Đặc điểm nổi bật trong “Kinh tế học” là đã vận dụng một
cách tổng hợp các tư tưởng và phương pháp của những trường phái kinh tế
trong lịch sử để phân tích những vấn đề của nền kinh tế hàng hóa phát triển,
xây dựng các lý thuyết kinh tế làm cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp
và chính sách kinh tế của nhà nước tư sản.
Nếu các nhà kinh tế học cổ điển say sưa với “bàn tay vô hình”, “thăng
bằng tổng quát”, hạn chế tối đa sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế;
trường phái Keynes say sưa với “bàn tay hữu hình”, đề cao vai trò vai trò điều
tiết vĩ mô của nhà nước, phê phán những khuyết tật của cơ chế thị trường;
trường phái tự do mới, một mặt khuyến khích phát triển cơ chế thị trường,
nhưng mặt khác lại quan tâm đến giải quyết những vấn đề xã hội, khắc phục
hậu quả tiêu cực của cơ chế thị trường thông qua vai trò của nhà nước với các
mục tiêu, phương pháp và công cụ can thiệp khác nhau; thì Samuelson quan
tâm đến cả hai yếu tố này với chủ trương phát triển kinh tế với cả hai bàn tay
là cơ chế thị trường và nhà nước điều tiết, thiếu một trong những bàn tay ấy
“thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay”. Theo đó, cùng với việc quan
tâm đến vai trò của nhà nước, thì Samuelson cũng đã đi vào lý giải một cách
khá chi tiết và đầy đủ vấn đề cơ chế thị trường – một phạm trù mà trước đó
còn là một bí ẩn đối với nhiều nhà kinh tế học tư sản và tiểu tư sản.
1. Lịch sử lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp



3
Do sản xuất của nền kinh tế bị hạn chế bởi các nguồn lực và kiến thức
công nghệ, mỗi xã hội – dù giàu hay nghèo đều phải lựa chọn. Điều đó có
nghĩa là, mỗi xã hội đều phải xác định cần sản xuất loại hàng hóa nào, sản
xuất ra sao và sản xuất cho ai? Đó là ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế.
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của kinh tế học là nghiên cứu và giải thích
những cách thức khác nhau mà xã hội trả lời các câu hỏi: cái gì, thế nào và
cho ai. Các xã hội khác nhau, được tổ chức theo những hệ thống kinh tế khác
nhau và kinh tế học nghiên cứu những cơ chế khác nhau mà xã hội có thể vận
dụng để phân bổ các nguồn lực khan hiếm của mình.
Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó cá nhân
người tiêu dùng và những nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để
xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là cái gì? như thế nào? và
cho ai? Cơ chế thị trường “không phải là sự hỗn độn mà là một trật tự kinh
tế”. Với cách hiểu này cho thấy, mặc dù chưa thật đầy đủ, nhưng ít nhiều, ở
đây Samuelson đã bước đầu hiểu được cốt lõi của vấn đề cơ chế thị trường.
Nền kinh tế thị trường là một cơ chế tinh vi để phối hợp mọi người, mọi
hoạt động và mọi doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả và thị trường. Nó là
một phương tiện gián tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá
nhân khác nhau. Không có một bộ não hay hệ thống tính toán trung tâm,
nhưng nó vẫn giải quyết được những vấn đề sản xuất và phân phối bao gồm
hàng triệu các ẩn số và mối tương quan mà không ai biết, những vấn đề ấy dù
cho những siêu máy tính nhanh nhất ngày nay cũng không thể làm nổi. Chẳng
ai thiết kế ra thị trường, nhưng nó vẫn vận hành rất tốt. Trong nền kinh tế thị
trường, không có một cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào có trách nhiệm sản xuất,
tiêu dùng, phân phối hay định giá.
Thị trường là một cơ chế, trong đó người mua và người bán tương tác
với nhau để xác định giá cả và sản lượng của hàng hóa hay dịch vụ. Như vậy,
nói đến thị trường và cơ chế thị trường là phải nói tới hàng hóa, người bán,
người mua và giá cả hàng hóa. Trong hệ thống thị trường, mọi thứ đều có giá

cả, đó là giá trị của hàng hóa và dịch vụ được tính bằng tiền. Giá cả thể hiện


4
mức mà mọi người và các hãng tự nguyện trao đổi nhiều loại hàng hóa khác
nhau. Giá cả hoạt động như một tín hiệu đối với người sản xuất và tiêu dùng.
Nếu người tiêu dùng muốn mua nhiều hàng hóa nào đó hơn nữa thì giá sẽ
tăng và nó phát tín hiệu cho người bán hàng rằng cần cung nhiều hơn. Mặt
khác, nếu một hàng hóa nào đó tồn kho quá nhiều thì những người bán và sản
xuất sẽ giảm giá để giảm bớt lượng tồn kho. Với mức giá thấp hơn, nhiều
người tiêu dùng muốn mua hàng hóa hơn, nhưng người sản xuất lại muốn sản
xuất ít hơn. Kết quả là sự cân bằng giữa người mua và người bán được duy
trì. Giá cả sẽ kết hợp các quyết định của người sản xuất và người tiêu dùng
trên thị trường. Giá tăng sẽ làm giảm lượng mua sắm của người tiêu dùng và
khuyến khích sản xuất. Ngược lại, giá giảm sẽ khuyến khích người tiêu dùng
và không khuyến khích sản xuất. Giá cả là quả cân trong cơ chế thị trường.
Tóm lại, giá cả chỉ cho người sản xuất biết sản xuất cái gì, sản xuất như thế
nào và phân phối cho ai?
Nói đến cơ chế thị trường là phải nói đến quan hệ cung – cầu hàng hóa,
đó là hai lực lượng cơ bản – người bán và người mua trên thị trường. Sự biến
động của giá cả đã làm cho trạng thái cân bằng cung – cầu thường xuyên biến
đổi. Đó chính là nội dung của quy luật cung – cầu hàng hóa và dịch vụ trên thị
trường. Nền kinh tế thị trường chịu sự điều khiển của “hai ông vua”, đó là
người tiêu dùng và kỹ thuật. Người tiêu dùng điều khiển thị trường vì họ là
người bỏ tiền ra mua hàng hóa mà các hãng sản xuất ra, nghĩa là họ bỏ phiếu
bằng đô la. Họ chọn điểm nằm trên ranh giới khả năng sản xuất. Song kỹ
thuật lại hạn chế người tiêu dùng một cách căn bản. Theo đó, vì nền kinh tế
không vượt qua được ranh giới khả năng sản xuất nên lá phiếu của người tiêu
dùng không thể quyết định được vấn đề phải sản xuất hàng hóa gì. Nhu cầu
phải tuân theo sự cung ứng của người kinh doanh. Người kinh doanh định giá

hàng hóa của mình theo chi phí sản xuất. Họ sẵn sàng bỏ những lĩnh vực kinh
doanh ít lợi nhuận để chuyển sang kinh doanh ở lĩnh vực khác mang lại nhiều
lợi nhuận hơn. Như vậy, chi phí sản xuất, các quyết định kinh doanh và lá
phiếu bằng đô la của người tiêu dùng mới thực sự xác định nên sản xuất cái


5
gì. Ở đây thị trường đóng vai trò trung gian hòa giải giữa sở thích của người
tiêu dùng và những hạn chế về kỹ thuật.
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động
của người kinh doanh. Các hãng luôn hướng tới mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa,
vì vậy họ sẽ rời bỏ các hoạt động không đem lại lợi nhuận và đầu tư vào sản
xuất những hàng hóa có nhu cầu cao, thu nhiều lợi nhuận. Đây là một nhận
thức hoàn toàn chính xác và cũng là một bước tiến so với những nhà kinh tế
học trước đó trong lịch sử. Thực tiễn cho thấy rằng, trong nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa, vì lợi nhuận tối đa cho mình, mà các nhà tư bản đã không ngừng
tăng cường bóc lột lao động làm thuê, ít chú ý tới các vấn đề xã hội, môi
trường…Một học giả phương Tây đã viết: chủ nghĩa tư bản là một cỗ máy
sáng tạo / hủy hoại. Cỗ máy ấy càng sáng tạo nhiều thì hủy hoại càng lớn; Nó
tàn phá cả môi trường sinh thái, các cân bằng lâu dài của tự nhiên lẫn bản thân
con người và các hình thái xã hội; Nó đẻ ra tình trạng bất bình đẳng ngày
càng lớn (1969, 20% dân số nghèo nhất thế giới nắm 2,3% các nguồn lực, đến
1994, chỉ còn nắm 1,1%. Trong khi đó, 20% dân số giàu nhất thế giới năm
1969 nắm 69% và 1995 chiếm 89% các nguồn lực; Một người Thụy Sỹ một
ngày làm ra số của cải bằng một người Ôtiôpia lao động suốt một năm.
Những điều này không thể được coi là chính đáng.
2. Vai trò các yếu tố trong nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường hoạt động trong môi trường cạnh tranh, do các quy
luật kinh tế chi phối. Việc cạnh tranh giữa những nhà sản xuất sẽ xác định các
hàng hóa được sản xuất như thế nào. Cách tốt nhất để các nhà sản xuất giữ

mức giá cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận là giảm chi phí sản xuất nhờ áp
dụng các phương pháp sản xuất hiệu quả nhất. Khi đã áp dụng lý thuyết bàn
tay vô hình của A. Smith, nguyên lý “cân bằng tổng quát” của Leon Walras
để phân tích môi trường hoạt động của kinh tế thị trường. Và theo lô gích,
muốn có lợi nhuận cao, các chủ thể kinh tế phải tìm cách để cải tiến, đổi mới
trình độ sản xuất, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới; còn nhà
nước phải có trách nhiệm trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh pháp lý


6
thuận lợi để cho nền kinh tế phát triển. Đây là một đánh giá khá chính xác, có
ý nghĩa rất lớn trong lịch sử cũng như trong tình hình hiện nay.
Từ những phân tích và lý giải trên, chúng ta có sơ đồ tổng quát về cơ
chế thị trường (xem hình vẽ).
Cạnh tranh
Giày dép
Nhà cửa
Chè

Giá cả
trên
TT
hàng
hoá

Giày dép
Nhà cửa
Chè

Cái gì ?

Hộ gia đình

Doanh nghiệp

Thế nào ?
Cho ai ?

Lao động
Đất đai
Vốn

Lao động
giá cả
trên
TT
yếu tốsx
SX

Cầu

Đất đai
Vốn
Cung

Cạnh tranh

Trong sơ đồ này cho thấy, bức tranh tổng quát về việc người tiêu dùng
và người sản xuất quan hệ với nhau như thế nào để xác định giá cả và số
lượng hàng hóa đầu ra, đầu vào. Trong vòng tuần hoàn này có hai loại thị
trường. Phía trên là thị trường hàng hóa đầu ra như chè hay giày dép, phía

dưới là thị trường hàng hóa đầu vào yếu tố sản xuất như đất đai, lao động,


7
vốn. Trên thị trường có hai lực lượng chính, đó là hộ gia đình và các doanh
nghiệp tác động qua lại với nhau.
Hộ gia đình là những người tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ. vì thế
trên thị trường đầu ra, hộ gia đình là sức cầu. Cầu về hàng hóa tiêu dùng và
dịch vụ của hộ gia đình cũng tuân theo nguyên tắc ích lợi giới hạn. Để có tiền
mua hàng hóa tiêu dùng, hộ tiêu dùng phải xuất hiện trên thị trường đầu vào
để bán yếu tố sản xuất nào đó. Vì vậy trên thị trường đầu vào hộ gia đình là
sức cung, sức cung của hộ gia đình được xác định theo nguyên tắc thích nghỉ
ngơi hay thích làm việc, thích tiêu dùng hiện tại hay thích tiêu dùng tương lai
hoặc là sở hữu đất đai.
Doanh nghiệp là người sản xuất hàng hóa để bán trên thị trường hàng
hóa và dịch vụ, vì vậy trên thị trường này doanh nghiệp là sức cung, cung
hàng hóa của doanh nghiệp hoạt động tuân theo nguyên lý chi phí sản xuất,
điều này có nghĩa, khi giá cả hàng hóa trên thị trường càng cao, thì doanh
nghiệp bán ra một khối lượng hàng hóa lớn hơn. Để có thể tiến hành sản xuất,
doanh nghiệp phải mua các yếu tố sản xuất trên thị trường. Do vậy trên thị
trường này, doanh nghiệp là sức cầu. Cầu của doanh nghiệp về các yếu tố sản
xuất được tuân theo nguyên tắc lợi ích giới hạn. Tức là, doanh nghiệp sẽ mua
khối lượng yếu tố sản xuất lớn hơn khi giá cả của các yếu tố sản xuất giảm
xuống.
Như vậy, hộ gia đình mua hàng hóa và bán các yếu tố sản xuất. Hãng
kinh doanh bán hàng hóa và mua các yếu tố sản xuất. Hộ gia đình sử dụng thu
nhập do bán sức lao động và các đầu vào khác để mua hàng hóa của các hãng
kinh doanh. Hãng kinh doanh xác định mức giá các hàng hóa của họ trên cơ
sở chi phí sản xuất và các tài khoản khác. Giá cả hàng hóa trên thị trường
được xác định trên cơ sở cân đối nhu cầu của người tiêu dùng với mức cung

của các hãng sản xuất. Giá trên thị trường yếu tố sản xuất được xác định trên
cơ sở cân đối giữa cung của hộ gia đình với cầu của các hãng kinh doanh.
Theo sơ đồ này, đồng tiền được vận động theo quy trình vòng tròn,
khép kín. Nó đi từ hộ tiêu dùng ra thị trường hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ để


8
mua hàng hóa. Thông qua giá cả và quan hệ cung – cầu, tiền trở về tay các
doanh nghiệp. Doanh nghiệp lại dùng lượng tiền đó để mua các yếu tố sản
xuất. Thông qua quan hệ cung – cầu và giá cả, nó lại trở về hộ gia đình.
Với cơ chế vận động như vậy, thị trường sẽ hoạt động nhịp nhàng, trôi
chảy, nền kinh tế sẽ đạt được sự cân bằng chung.
Samuelson cũng chỉ ra rằng, thị trường không phải lúc nào cũng đưa tới
kết quả tối ưu, mà nó có cả những hạn chế nhất định. Thứ nhất, đó là độc
quyền và các hình thức cạnh tranh không hoàn hảo khác. Thứ hai, những ảnh
hưởng ngoại sinh tiêu cực như ô nhiễm môi trường, khủng hoẳng, thất
nghiệp,thu nhập bất bình đẳng...Chính vì vậy mà cần có vai trò của nhà nước
để khắc phục những hạn chế này.
A. Smith, người viết tác phẩm “sự giàu có của các quốc gia” (1776) là
người đầu tiên thừa nhận trật tự của hệ thống thị trường. Ông phát hiện ra
nguyên tắc về “bàn tay vô hình”. Nguyên tắc này là mỗi người, trong khi theo
đuổi lợi ích cá nhân của mình đều bị bàn tay vô hình dẫn tới kết quả làm lợi
cho tất cả. Ông nêu lên sự hòa hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng
như sau:
Mỗi cá nhân đều sử dụng vốn liếng của mình sao cho nó tạo ra giá trị
lớn nhất. Nói chung anh ta không chú ý đến việc khuyến khích lợi ích cộng
đồng và cũng không biết khuyến khích nó như thế nào. Anh ta chỉ chú ý tới
sự an toàn cá nhân, tới các thu hái cá nhân. Trong quá trình đó, anh ta đã bị
một bàn tay vô hình dẫn dắt tới một kết cục mà anh ta không định. Do việc
theo đuổi lợi ích cá nhân, anh ta thường xuyên khuyến khích nâng cao lợi ích

cộng đồng một cách có hiệu quả hơn là khi anh ta chủ định làm điều đó.
Quan niệm trên về cơ chế thị trường của Samuelson có nhiều mặt hợp
lý và phù hợp trong phát triển nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nó vẫn còn
những điểm bất hợp lý, xa rời thực tiễn. Những nội dung ông đưa ra còn
mang nặng yếu tố tâm lý chủ quan, thiên về mặt kỹ thuật của kinh tế thị
trường. Ông chưa chỉ ra được một cách đầy đủ và chính xác nguồn gốc, bản
chất cũng như chức năng, vai trò của vấn đề nghiên cứu. Samuelson đứng trên


9
lập trường giai cấp tư sản để xem xét, lý giải vấn đề kinh tế, bảo vệ cho quyền
lợi của các nhà tư bản và chủ nghĩa tư bản.
Thực tiễn lịch sử phát triển của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã
chứng minh những hạn chế của lý thuyết này. Bởi lẽ bên cạnh những ưu
điểm, nó còn tồn tại nhiều khuyết tật không thể tránh khỏi. Mác đã khái quát
về tính quá độ của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Mác đã lập luận rằng,
nếu không có sự kiểm soát, sức sản xuất của thị trường và sự cạnh tranh nhất
định sẽ diễn ra hỗn loạn và gây ra những cuộc suy thoái trầm trọng, và làm
tăng thêm sự bần cùng của công nhân. Mác khẳng định rằng, chủ nghĩa tư bản
đã đến ngày tận thế và những cuộc cách mạng, chủ nghĩa xã hội sẽ sớm xảy
ra. Trong các thập kỷ sau đó, lịch sử đã khẳng định những lời tiên đoán của
Mác. Những cuộc khủng hoẳng và suy thoái kinh tế liên tiếp sảy ra và đặc
biệt là sự ra đời của nước Nga vào năm 1917 càng chứng tỏ sự thất bại của cơ
chế thị trường tự do cạnh tranh.
Xuất phát từ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và từ thực tiễn sự tồn
tại và hoạt động của chính cơ chế thị trường trong lịch sử phát triển kinh tế
thế giới, trực tiếp là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chúng ta có thể hiểu cơ chế
thị trường một cách đầy đủ, đó là cơ chế tự điều chỉnh các cân đối của nền
kinh tế theo yêu cầu của các quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, giá cả , cạnh
tranh, lưu thông tiền tệ. Nó là guồng máy vận hành của nền kinh tế hàng hóa

phát triển, là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn vốn, tài
nguyên, công nghệ, sức lao động. Căn cứ vào thị trường, các doanh nghiệp sẽ
quyết định: sản xuất cái gì? sản xuất thế nào? sản xuất cho ai?
Cơ chế thị trường đòi hỏi mọi chủ thể kinh tế phải được tự do kinh
doanh (trong những ngành nghề, lĩnh vực pháp luật cho phép); mọi chủ thể
kinh doanh đều được quyền tự chủ; các hình thức lợi ích như, lợi nhuận, thu
nhập...chính là động lực, mục tiêu tìm kiếm của các chủ thể hoạt động trên
thương trường; cạnh tranh là phương thức hoạt động chủ yếu của các doanh
nghiệp trên thị trường.


10
Nói đến cơ chế thị trường là nói tới vai trò điều tiết của các quy luật
kinh tế khách quan, nó không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người.
Lúc này, thị trường là cơ sở để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh
tế: sản xuất cái gì? sản xuất thế nào? sản xuất cho ai?
Cơ chế thị trường bao gồm ba nhân tố cơ bản đó là, thị trường, nhà
nước và người tiêu dùng. Mỗi một nhân tố có một vai trò vị trí khác nhau và
tất cả đều có quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau.
Dấu hiệu đặc trưng nhất của cơ chế thị trường là cơ chế hình thành giá
cả tự do. Người bán và người mua thông qua thị trường để xác định giá cả.
Giá cả thị trường là hạt nhân, là trung tâm của cơ chế này, và là bàn tay vô
hình trực tiếp điều tiết hành vi kinh doanh của các chủ thể kinh tế.
Cơ chế này tồn tại khách quan gắn liền với sự tồn tại và phát triển của
nền kinh tế thị trường – nền kinh tế hàng hóa phát triển cao. Vì vậy, nó tồn tại
trong nhiều chế độ kinh tế - xã hội khác nhau. Theo đó, nó không chỉ chịu sự
tác động của các quy luật kinh tế thị trường nói chung, mà còn chịu sự chi
phối của các quy luật kinh tế riêng của các phương thức sản xuất chủ đạo. Cơ
chế thị trường trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và cơ chế thị trường trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khác nhau về chất. Mác đã

từng khẳng định rằng, “sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa là những
hiện tượng thuộc về nhiều phương thức sản xuất hết sức khác nhau, tuy rằng
quy mô và tầm quan trọng của chúng không khác nhau...Chúng ta hoàn toàn
chưa biết một tý gì về những đặc điểm riêng của những phương thức sản xuất
ấy và chúng ta chưa thể nói gì về những phương thức ấy, nếu như chúng ta
chỉ biết có những phạm trù trìu tượng của lưu thông hàng hóa, những phạm
trù chung cho tất cả các phương thức ấy”.
Còn thị trường - nhân tố của quá trình tái sản xuất xã hội - nối liền sản
xuất với tiêu dùng thông qua sự giao tiếp giữa các chủ thể tham ra thị trường
gắn liền với các nhân tố cạnh tranh, hàng – tiền, cung – cầu và giá cả; là lĩnh
vực trao đổi, mua bán, mà ở đó các chủ thể kinh tế thường xuyên cạnh tranh
với nhau để xác định giá cả và sản lượng. Quy mô các quan hệ kinh tế mở


11
rộng thì thị trường cũng phát triển: từ thị trường địa phương, khu vực tới thị
trường cả nước và vươn ra thị trường thế giới; từ thị trường cạnh tranh không
hoàn hảo tới thị trường cạnh tranh hoàn hảo tùy tính chất và cơ chế điều tiết.
Thị trường, cơ chế thị trường là những phạm trù kinh tế đi liền với phân
công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa. Lênin nói: ở đâu và khi nào có
phân công lao động xã hội, có sản xuất hàng hóa, thì ở đó và khi ấy có thị
trường và cơ chế thị trường. Sản xuất hàng hóa, thị trường và cơ chế thị
trường là một bước tiến quan trọng và là sản phẩm của nền văn minh nhân
loại. Vì thế, không nên quan niệm một cách giản đơn là thị trường và cơ chế
thị trường là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản. Càng không nên ngộ nhận
kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản là một. Từ đó cho rằng, chuyển sang
nền kinh tế thị trường là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Chúng ta lựa
chọn con đường xã hội chủ nghĩa vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh” trên cơ sở một nền kinh tế hoạt động năng
động, có hiệu quả, có môi trường để mọi người tự do kinh doanh, tự do làm

giàu một cách chân chính, có điều kiện thực hiện công bằng xã hội...Nền kinh
tế đó không thể là một nền kinh tế tự cấp, tự túc gắn liền với cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp, mà phải là nền kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước – nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
cùng phát triển trong một cơ cấu thống nhất, cùng phát huy tác dụng tích cực
trong môi trường cạnh tranh, trong đó nhà nước đóng vai trò quan trọng để
phát huy ảnh hưởng kinh tế của mình trên thị trường.
Lịch sử đã chứng minh có hai phương thức cơ bản trong tổ chức nền
kinh tế. Phương thức thứ nhất là chính phủ đưa ra hầu hết các quyết định kinh
tế theo các mệnh lệnh hành chính. Còn phương thức thứ hai là toàn bộ các
quyết định đều do thị trường xác định, việc mua bán trên thị trường thông qua
tiền tệ. Mỗi phương thức đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Nếu
quá nhấn mạnh phương thức này hoặc phương thức kia đều dẫn tới sự kém
hiệu quả của nền kinh tế. Theo đó, việc lựa chọn mô hình hình kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta không phải đơn giản là sự trở


12
về với phương thức chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công
nghiệp, mà điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là phải chuyển sang nền
kinh tế hiện đại, văn minh, nhằm mục tiêu từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đây là sự lựa chọn phù hợp với các quy luật phát triển và các điều kiện lịch
sử cụ thể của thời đại và của những nước đi sau, “cho phép các nước này
giảm thiểu được những đau khổ và rút ngắn được con đường đi của mình tới
chủ nghĩa xã hội” trên cơ sở sử dụng được những ưu thế cũng như hạn chế
được những khuyết điểm của hai cơ chế: kế hoạch và thị trường. Nói cách
khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kiểu tổ chức kinh tế
đặc biệt, vừa tuân theo những nguyên tắc và quy luật của hệ thống kinh tế thị
trường, vừa đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính tính chất, đặc
trưng cơ bản này chi phối và quyết định phương tiện, công cụ, động lực của

nền kinh tế và con đường đạt tới mục tiêu, là sử dụng kinh tế thị trường, nâng
cao hiệu lực và hiệu quả điều tiết của nhà nước xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
3. Quá trình vận dụng của Đảng ta về xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nếu như trước thời kỳ đổi mới, Nhà nước ta quản lý kinh tế bằng vận
mệnh hành chính là chủ yếu, điều đó thể hiện ở sự chi tiết hoá các nhiệm vụ
do trung ưng giao bằng một hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh từ một trung tâm.
Các cơ quan hành chính - kinh tế can thiệp quá sâu vào hoạt động sản
xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, nhưng lại không chịu trách
nhiệm gì về mặt vật chất đối với các quyết định của mình.
Bỏ qua quan hệ hàng hoá tiền tệ và hiệu quả kinh tế, quản lý nền kinh
tế và kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm, quan hệ hiện
vật là chủ yếu, do đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. Chế độ bao cấp được
thực hiện dưới các hình thức: bao cấp qua giá, bao cấp qua tiền lương hiện vật
(chế độ tem phiếu) và bao cấp qua cấp phát vốn của ngân sách, mà không
ràng buộc vật chất đối với người được cấp phát vốn.


13
Và đặc trưng cơ bản của mô hình kinh tế hiện vật là nền kinh tế bị hiện
vật hoá, tư duy hiện vật, chỉ có sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là phổ biến,
nền kinh tế khép kín với cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung cao độ. Trên
thực tế, yếu tố kế hoạch hoá tập trung đã loại bỏ yếu tố thị trường, quan hệ
hàng hoá tiền tệ chỉ còn là hình thức. Sự điều tiết theo chiều dọc đã lấn át các
quan hệ kinh tế theo chiều ngang. Vai trò người tiêu dùng bị hạ thấp. Hệ
thống quản lý quan liêu tỏ ra không có khả năng gắn sản xuất với nhu cầu.
Kinh tế hiện vật gắn liền với quan niệm truyền thống về kinh tế xã hội
chủ nghĩa tuy đã có tác dụng trong chiến tranh, góp phần mang lại chiến thắng
vẻ vang cho dân tộc ta. Song khi chuyển sang xây dựng và phát triển kinh tế,

chính mô hình đó đã tạo ra nhiều khuyết tật: nền kinh tế không có động lực,
không có sức đua tranh, không phát huy được tính chủ động sáng tạo của
người lao động, của các chủ thể sản xuất kinh doanh, sản xuất không gắn liền
với nhu cầu, ý chí chủ quan đã lấn át khách quan và triệt tiêu mọi động lực và
sức mạnh nội sinh của bản thân nền kinh tế, đã làm cho nền kinh tế suy thoái,
thiếu hụt, hiệu quả thấp, nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội không được
thực hiện.
Cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã tích góp những xu hướng tiêu cực,
làm nẩy sinh sự trì trệ, hình thành cơ chế kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã
hội. Vấn đề đặt ra là phải đổi mới sâu sắc cơ chế đó. Phương hướng cơ bản
của sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta đã được Đại Hội VI của Đảng
xác định và tiếp tục được Đại Hội VII của Đảng khẳng định "Tiếp tục xoá bỏ
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ và vận hành có hiệu
quả cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước".
Để có được nhận thức đầy đủ nền kinh tế thị trường là cả một quá trình
đấu tranh quyết liệt trên lĩnh vực tư tưởng lý luận và tổng kết thực tiễn trong
quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa IV, năm 1979 của Đảng đã
đặt vấn đề cải tiến các chính sách lưu thông, phân phối. Đến Đại hội V
(1982), Đảng ta đặt quyết tâm khắc phục những yếu kém trong kinh tế và


14
qun lý kinh t; sp xp v ci to kinh t, c bit l tp trung phỏt trin nụng
nghip. Tip ú, mt s chớnh sỏch kinh t, trong ú cú chớnh sỏch khoỏn sn
phm nụng nghip ti nhúm v tng h nụng dõn ó i vo cuc sng. i
hi VI (1986), tin thờm mt bc mi trong vic nhn thc vn xõy dng
nn kinh t hng húa nhiu thnh phn nc ta. i hi VII (1991), tin
thờm mt bc, t vn xõy dng nn kinh t hng húa nhiu thnh phn
theo nh hng xó hi ch ngha. ú l thc hin c ch th trng cú s

qun lý ca nh nc bng phỏp lut, k hoch, chớnh sỏch v cỏc cụng c
khỏc. Hi ngh gia nhim k khúa VII (1994), nhn nh: i mi kinh t
l bc u hỡnh thnh nn kinh t hng húa nhiu thnh phn, vn ng theo
c ch th trng cú s qun lý ca nh nc. i hi VIII (1996), t vn
, y mnh cụng nghip húa, hin i húa, phỏt trin nn kinh t nhiu
thnh phn khụng tỏch ri vic xõy dng ng b v vn hnh cú hiu qu c
ch th trng, thống nhất "Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
vận hành theo cơ chế thị trờng, đi đôi với tăng cờng vai trò quản lýcủa Nhà nớc theo định hớng xã hội chủ nghĩa"; ".phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc theo định hớng Xã hội chủ nghĩa ". Nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; trong đó kinh tế Nhà nớc
giữ vai trò chủ đạo.
Theo ú, nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa nớc ta lấy
việc giải phóng sức sản xuất làm căn cứ chủ yếu để hoạch định cơ cấu thành
phần kinh tế, hình thức sở hữu. Trong nền kinh tế thị trờng nớc ta tồn tại ba
loại hình sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu t nhân. Từ ba
loại hình sở hữu đó hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ
chức sản xuất kinh doanh. Do đó không chỉ ra sức phát triển các thành phần
kinh tế thuộc chế độ công hữu, mà còn khuyến khích phát triển các thành
phần kinh tế thị trờng rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độ công
hữu, các đơn vị kinh tế t doanh, các hình thức hợp tác liên doanh giữa trong và
ngoài nớc, các hình thức đan xen và thâm nhập vào nhau giữa các thành phần
kinh tế đều có thể tham gia thị trờng với t cách chủ thể thị trờng bình đẳng.


15
Đến Đại hội IX (2001), Đảng khẳng định: “Đảng và nhà nước ta chủ trương
thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa”. Đại hội Đảng lần thứ X (2006), một lần nữa khẳng

định: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa...Chuyển thực sự nền kinh tế sang hoạt động
theo nguyên tắc thị trường, lấy thị trường làm cơ sở chủ yếu để phân bổ các
nguồn lực, có sự điều tiết của nhà nước”. Đây là bước đổi mới quan trọng
trong tư duy lý luận của Đảng ta, tiếp tục mở ra một trang mới về đổi mới
kinh tế ở Việt Nam.
Trong phát triển kinh tế, chúng ta coi thị trường là một công cụ điều tiết
kinh tế khách quan, nó là căn cứ để xây dựng và kiểm tra các kế hoạch phát
triển kinh tế. Những mục tiêu và biện pháp đã dự định của các kế hoạch kinh
tế muốn được thực hiện có hiệu quả như mong muốn, phải xuất phát từ yêu
cầu của thị trường.
Ở tầm vi mô, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng kế
hoạch sản xuất , kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua sự biến động của
giá cả, cung – cầu trên thị trường, các doanh nghiệp lựa chọn phương án: sản
xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Cũng từ đó mà các doanh
nghiệp lựa chọn cơ cấu sản xuất, đầu tư của mình.
Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay, chúng ta xác
định thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả
kinh tế, khuyến khích và đãi ngộ xứng đáng tài năng, đồng thời phân phối
theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và
thông qua phúc lợi xã hội. Đây là nguyên tắc phân phối công bằng trong hoàn
cảnh thu nhập kinh tế còn chưa cao như hiện nay ở nước ta.
Để xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã có thái độ dứt khoát trong việc từ bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp, đề ra và lãnh đạo việc thực hiện một cách nhất quán chính sách phát triển


16
kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp
luật đều là bộ phần cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành
mạnh. Chúng ta đã có nhiều những chính sách cụ thể như, khoán sản phẩm
đến nhóm và người lao động; thực hiện chính sách phát huy quyền chủ động
sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ tài chính của các xí nghiệp quốc doanh
thông qua kế hoạch “ba phần”; thực hiện hạch toán kinh tế và kinh doanh xã
hội chủ nghĩa; cải cách giá, lương, tiền, xóa bỏ bao cấp qua lương và giá, thực
hiện cơ chế một giá; điều tiết các quan hệ cung cầu và sử dụng các chính sách
kinh tế vĩ mô mà trước hết là chính sách thuế, tài chính, tiền tệ, giá cả, tỷ giá
hối đoái…; xác lập quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh và tự do lưu thông
buôn bán, tạo động lực mạnh đến mọi tế bào của nền kinh tế.
Theo đó, chúng ta xác định, tiếp tục phát triển đồng bộ các yếu tố thị
trường và các loại thị trường; đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế
của nhà nước. Cụ thể là:
Tạo lập đồng bộ các yếu tố cấu thành thị trường chung bao gồm “thị
trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường lao động, thị trường khoa học và công
nghệ, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản.
Tinh thần nhất quán là: tôn trọng các nguyên tắc của thị trường gắn với hội
nhập quốc tế”. Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các
doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển. Thông qua chiến lược và
quy hoạch, chính sách phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả lực lượng vật chất
của nhà nước để định hướng phát triển kinh tế xã hội, điều tiết phân phối và
thu nhập.
Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước theo quy định của pháp
luật, đấu tranh chống các tệ nạn buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại,
tham nhũng…; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch,
hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh. Phân định rõ chức năng quản lý
hành chính nhà nước với chức năng quản lý sản xuất. Đổi mới công tác kế
hoạch hóa theo hướng xuất phát và gắn chặt với thị trường. Đồng thời giữ



17
vững sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của nhà nước trong quá trình
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Có thể nói, sự hình thành và phát triển thị trường ở nước ta gắn liền với
quá trình đổi mới kinh tế từ cơ cấu đến cơ chế quản lý kinh tế nhất quán
chuyển sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước, gắn liền với đổi mới một cách cơ bản
chính sách kinh tế vĩ mô như: giá cả, kế hoạch hoá, tài chính tiền tệ, đầu tư
thương mại, chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng xã hội sang
kinh tế thị trường. Trong đó giải pháp có ý nghĩa quyết định là sử lý giá cả. dù
mới là sơ khai, thị trường đã là môi trường giải phóng sức sản xuất với sự
bùng nổ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế đối ngoại. Quan hệ
kinh tế ngày càng mở rộng và đi sâu vào các lĩnh vực của quá trình sản xuất
kinh doanh với sức mạnh của tất yếu kinh tế, sức mạnh hồi sinh sau chiến
tranh. Sức sản xuất phát triển làm bật dậy các tiềm năng, hàng loạt nhân tố
mới xuất hiện xen lấn những bề bộn phức tạp của sự chuyển đổi mang tính
cách mạng mà thực chất là sự giải thể, cấu trúc lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu sở
hữu, quan hệ kinh tế, cơ chế quản lý. Tư duy nhất là tư duy kinh tế thay đổi
một cách căn bản: từ thụ động an bài sang năng động sáng tạo, tự chủ, từ tư
duy hiện vật sang tư duy giá trị, sự nhạy cảm về lợi ích, hiệu quả, về thang giá
trị, đạo đức, lối sống…
Thực tế qua quá trình đổi mới đã chứng tỏ quá trình chuyển sang kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình đổi mới tất yếu, tiến bộ
nhưng cũng là quá trình phức tạp lâu dài.
Những chuyển đổi thực sự tạo ra bước ngoặt trong kinh tế. chỉ một thời
gian ngắn, đất nước có nhiều thay đổi. Và đạt được nhiều thành tựu quan
trọng: sản xuất nông nghiệp phát triển, từ chỗ thiếu lương thực triền miên, đến
nay chúng ta đã có khả năng tự túc, phần nào dự trữ và xuất khẩu. Cơ cấu
kinh tế nhiều thành phần đang được hình thành và phát huy tác dụng. Khu
vực kinh tế quốc doanh đang được tổ chức, sắp xếp lại, cơ chế thị trường có

sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trở thành cơ chế


18
vận hành nền kinh tế. Vai trò tự điều tiết của thị trường bắt đầu phát huy tác
dụng, giá cả thị trường dần đi vào ổn định đã chuyển từ thị trường của người
bán sang thị trường của người mua. Cơ chế cạnh tranh có tác dụng điều chỉnh
tích cực cơ cấu kinh tế, đào thải những yếu tố lạc hậu,làm bộc lộ đầy đủ
những yếu kém trong sản xuất kinh doanh, trong quản lý từ vĩ mô đến vi mô.
thị trường đã trở thành căn cứ quan trọng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Một
số ngành, lĩnh vực đã gắn thị trường trong nước với thị trường nước ngoài
theo hướng kinh tế mở.
Đối với đặc điểm và tình hình của nước ta, quá trình thực hiện vận
dụng kinh tế thị trương định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy sự phát triển của lực
lượng sản xuất theo hướng hiện đại làm cơ sở vật chất - kỹ thuật nhằm mục
tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Lấy nền kinh tế đa dạng về hình thức sở hữu tư liệu sản xuất và thành
phần kinh tế làm cơ sở kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước làm chủ đạo.
Dựa trên chế độ phân phối đa dạng bao gồm các nguyên tắc phân phối
theo kiểu chủ nghĩa xã hội với phân phối theo kiểu kinh tế thị trường. Trong
đó lấy phân phối theo lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối
thông qua phúc lợi tập thể và xã hội làm chủ đạo.
Lấy cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước làm cơ chế vận
hành, nhưng không phải nhà nước tư sản mà nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà
nước của dân, do dân và vì dân.
Kết hợp hài hoà văn hoá dân tộc truyền thống với văn hoá hiện đại có
chọn lọc. Trong đó lấy văn hoá dân tộc truyền thống làm gốc.
Không dựa trên cơ cấu kinh tế khép kín, mà dựa trên cơ cấu kinh tế mở
cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nhưng vẫn phải đảm bảo

độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là:
Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, nền kinh tế ấy lấy các
thành phần kinh tế dựa trên sở hữu xã hội và sở hữu tập thể làm nền tảng, lấy


19
kinh tế Nhà nước làm chủ đạo, lấy việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng và văn minh làm mục tiêu.
Hơn nữa nền kinh tế đó còn phải góp phần phát huy mọi tiềm năng,
mọi sức lực trong xã hội, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân làm giàu cho mình và
cho toàn xã hội, chấp hành nghiêm mọi pháp luật, kinh doanh có văn hoá,
cạnh tranh và hợp tác một cách văn minh…
Kinh tế có sự hội nhập quốc tế, có sự giao lưu trao đổi mậu dịch,
thương mại với các nước. Tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm phát triển
kinh tế của các nước nhưng đồng thời vẫn giữ vững định hướng và các bản
sắc của đất nước
Cho đến nay, thị trường nước ta vẫn là thị trường sơ khai, còn những
rối loạn và nhiều yếu tố tự phát (mới chỉ có thị trường hàng hoá, còn thị
trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động chưa hoặc mới ở dạng
manh nha). thị trường tiền tệ và thị trường vốn vẫn tách biệt. Thị trường sức
lao động có phần chưa thoát khỏi chế độ biên chế, hoặc tự phát. Thị trường
thiếu và còn những rối loạn, cùng với tình trạng luật lệ Nhà nước vừa thiếu
vừa bất hợp lý: còn những gò bó và cả những sơ hở, thủ tục hành chính phiền
hà, nạn tham nhũng tràn lan là môi trường bất lợi cho thị trường phát triển.
Trong khi đó, để đánh giá mức độ phát triển của bất kì nền kinh tế nào, trước
hết người ta nhìn vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn. Tuy đã có định hướng
để xây dựng một thị trường đồng bộ, nhưng trên thực tế chuyển biến rất
chậm. Nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu nhất quán về chính sách, thể chế, nhất
là trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, đầu tư, thương mại, tỷ giá, lãi suất. Chúng

ta chủ trương xây dựng một thị trường thống nhất, thông suốt, nhanh chóng
hoà nhập với thị trường thế giới, song nhiều thủ tục hành chính phiền hà còn
gây khá nhiều cản trở.
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trước hết là do hậu quả của cơ
chế cũ để lại, từ những quan niệm giản đơn trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, cơ
cấu đầu tư, cho đến việc duy ý chí trong việc hoạch định chính sách kinh tế,
đặt ý chí chủ quan vào đời sống kinh tế - xã hội không phù hợp với lợi ích của


20
quần chúng, do đó không tránh khỏi đối phó, lẩn chốn - một hiện tượng còn
khá phổ biến, dẫn đến tự phát rối loạn. Tuy có những bước tiến, nhưng về cơ
bản các chính sách kinh tế vĩ mô chưa theo kịp sự phát triển. Mặt khác phải
thừa nhận một thực tế, đây là một sự chuyển đổi khá phức tạp, là quá trình mà
độ dài phải tính bằng thập kỉ mới có thể đi vào quỹ đạo. Do đó không tránh
khỏi thời kì đầu phải chấp nhận tình trạng thị trường thiếu, rối loạn, tiêu cực,
trong khi các nhân tố có sứ mệnh tạo trật tự là hệ thống ngân hàng, tài chính,
bộ máy nhà nước, doanh nghiệp lớn còn yếu kém và tiêu cực, còn đang ở
bước thích nghi.
4. Một số giải pháp nhằm xậy dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.
4.1. Đẩy mạnh quá trình phân công và phân công lại lao động
Phân công lao động xã hội là của sản xuất hàng hoá, của phát triển kinh
tế thị trường. Vì vậy quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta đòi hỏi
phải đẩy mạnh phân công và phân công lại lao động xã hội.
Ở nước ta, đẩy mạnh phân công lại lao động xã hội cũng đồng nghĩa
với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước. Trong bối
cảnh thế giới hiện đại, công nghiệp hoá ở nước ta phải kết hợp chặt chẽ hai
chiến lược công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập
khẩu. Để thực hiện chiến lược này, cần phải phân công lại lao động để phát

triển những ngành, những lĩnh vực mà đất nước có lợi thế so sánh trong việc
sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu. Trước mắt đó là các ngành: nông nghiệp, công
nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, công nghiệplắp ráp,
điện tử và một số lĩnh vực khác. Thông qua việc phát triển và xuất khẩu
những hàng hoá này cần tranh thủ nhập được những công nghệ thích hợp để
cải tiến trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất hiện nay. Điều đó cho phép
vừa đa dạng hoá ngành nghề, vừa từng bước đổi mới trình độ lao động trong
nước phù hợp với trình độ quốc tế và khu vực.


21
4.2. Xây dựng lại các cơ sở hạ tầng
Phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo sự giao lưu thông suốt trong mọi
thời tiết trên các tuyến giao thông huyết mạch, các tuyến nhánh đến các vùng,
các trung tâm miền núi. Trong từng vùng, điện nước giao thông thông tin
được đáp ứng theo yêu cầu của mức độ phát triển.
Đầu tư xây dựng mới theo hướng đồng bộ, hiện đại các công trình giao
thông tại các cửa khẩu ( sân bay, hải cảng quốc tế), các hành lang quan trọng
tới cửa khẩu nội địa, tại các vùng kinh tế trọng điểm, tuyến trục Bắc - Nam.
Mở rộng và nâng cấp sân bay quốc tế và các sân bay khác. Cải tạo và mở rộng
cảng, phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông hiện đại, đồng bộ, phát triển
và nâng cấp mạng lưới điện.
4.3. Đẩy mạnh cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ.
Đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đi đôi với
tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài.
Chọn giải pháp kỹ thuật, công nghệ phù hợp để đầu tư chiều sâu, tận
dụng có hiệu quả các chính sách hiện có sau những năm xây dựng trước đây.
Cải tiến, nâng cấp, hiện đại hoá các kỹ thuật và công nghệ truyền thống
phục vụ phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp
và kinh tế nông thôn.

Tranh thủ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư nước
ngoài. thực hiện giám định nghiêm ngặt việc nhập công nghệ và thiết bị .
Gấp rút nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia nhằm đổi
mới và làm chủ công nghệ nhập và sáng tạo công nghệ mới. ưu tiên nghiên
cứu, ứng dụng tập trung trong các lĩnh vực công nghiệp điện tử và tin học,
công nghiệp sinh học, công nghiệp chế tạo và gia công vật liệu nhất là nguồn
vật liệu trong nước. Chú trọng đúng mức các hoạt động nghiên cứu khoa học
cơ bản.
Tăng đầu tư bằng nhiều nguồn vốn cho việc nghiên cứu khoa học, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học, phát triển giáo dục và đào tạo, có cơ chế bồi
dưỡng và bảo vệ nhân tài.


22
4.4. Đẩy mạnh kinh tế đối ngoại
Thu hút ngày càng nhiều vốn và công nghệ hiện đại của các nước thông
qua vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
Quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá để
tránh lệ thuộc, nhưng cần ưu tiên cho khu vực Châu á Thái Bình Dương.
Sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh trong xuất nhập khẩu, trong phân
công và hợp tác quốc tế về lao động.
Coi trọng việc đào tạo người có năng lực và bản lĩnh để sử dụng có
hiệu quả vốn nước ngoài, để nhận chuyển giao công nghệ mới của nước ngoài
không mắc những sai lầm đáng tiếc có thể xẩy ra.
Phát triển thị trường ngoài nước, đẩy mạnh hoạt động ngoại thương:
phải thực hiện xuất siêu. muốn vậy cần phải xuất thành phẩm chứ không xuất
nguyên liệu. Khuyến khích phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, chế biến đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế để thu hút được giá trị cao cho
hàng xuất khẩu cho chính sách bảo hộ hợp lý để khuyến khích các ngành kinh
tế trong nước phát triển thu hút công nghệ - khoa học kỹ thuật từ bên ngoài;

ngăn chặn nhập những hàng hoá mà trong nước có thể sản xuất và đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng.
4.5. Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường.
Đối với thị trường hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ: Phải tăng quy mô
tiêu dùng và dịch vụ, chủng loại ngày càng phong phú, chất lượng ngày càng
nâng cao. Việc phát triển thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ đòi hỏi phải
tăng dung lượng thị trường, tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn
nhu cầu về ăn mặc, ở, đi lại, học tập, chữa bệnh….cho nhân dân. Cần khai
thác thế mạnh của đất nước về đất đai, rừng, biển, tiểu thủ công nghiệp, công
nghiệp hàng tiêu dùng, chế biến để có nguồn hàng ngày càng lớn đáp ứng nhu
cầu. Đồng thời cùng với số lượng phải chú ý đến chủng loại phong phú và
nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao. Từng
bước giảm giá cả hàng tiêu dùng và dịch vụ: giảm chi phí sản xuất để làm cơ
sở cho việc giảm giá và tăng khối lượng sản phẩm cung ứng trên thị trường.


23
Đối với thị trường các yếu tố sản xuất : Thị trường các yếu tố sản xuất
bao gồm: thị trường vốn, thị trường sức lao động và thị trường các điều kiện
vật chất khác cho quá trình sản xuất. Muốn thực hiện tái sản xuất mở rộng thì
vốn và tư liệu sản xuất cần nhận được một phần bổ sung từ giá trị sản phẩm
thặng dư, tài sản phải được tham gia vào phân chia lợi nhuận.
Ta cần phải thực hiện cân bằng giữa các loại thị trường: Cần xoá bỏ chế
độ bao cấp trong phân phối sử dụng các yếu tố sản xuất và vật phẩm tiêu
dùng, dịch vụ chuyển chúng sang quan hệ hàng hóa thị trường một cách hoàn
toàn. Có nghĩa toàn bộ nhân tố sản xuất, vật phẩm tiêu dùng, dịch vụ đều
được mua bán trên hai thị trường một cách tự do.
4.6. Phát huy vai trò kinh tế của Nhà nước
Nhà nước có vai trò điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trường ở tầm
vĩ mô bằng cách sử dụng đồng bộ và có hiệu quả các công cụ sau: Nhà nước

ban hành các pháp luật kinh tế.
Nhà nước thực hiện kế hoạch hoá ở tầm vĩ mô lẫn vi mô: Đặt kế hoạch
hoá trong sự gắn bó với chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, gắn
bó với quy hoạch tổng thể và phân bố lực lượng sản xuất.
Lấy kinh tế thị trường làm đối tượng để kế hoạch hoá vĩ mô thông qua
hệ thống chi tiêu cân đối lớn định hướng trong từng thời kì.
Tổ chức tốt thông tin và dự báo tình hình trong nước và thế giới về các
mặt có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho các chủ thể doanh
nghiệp.
Nhà nước thực hiện chính sách tài chính quốc gia: Xây dựng một chính
sách tài chính quốc gia lành mạnh, trên cơ sở thu đúng và chi đúng, trên cơ sở
thu đủ và chi đủ, chống thất thu dưới mọi hình thức. Khắc phục có hiệu quả
những lãng phí, tệ tham nhũng mang tính phổ biến và trầm trọng hiện nay.
Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: Ngân hàng trung ương trên
cơ sở thực hiện tốt việc điều hoà lưu thông tiền, khống chế và kiềm toả lượng
tiền phát hành góp phần ổn định kinh tế, giá cả, khống chế và kiềm toả lạm
phát ở mức bình thường, đề phòng và ngăn chặn những hiện tượng tái phát.


24
Đối với ngành kinh tế phải nắm những mặt hàng thuộc quốc kế dân sinh,
mang tính công cộng.
Tăng cường dự trữ quốc gia và tạo một ngân sách và kho bạc Nhà nước
lành mạnh. Nhà nước phải có được những chính sách thuế đúng đắn để có tác
dụng tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, khuyến khích sản xuất, ngăn
chặn những tác động tiêu cực trong nền kinh tế, điều tiết sản xuất và tiêu
dùng, thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.
KẾT LUẬN
Cơ chế thị trường là guồng máy vận hành của nền kinh tế hàng hóa phát
triển, là cơ chế tự điều chỉnh các cân đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các

quy luật kinh tế khách quan, hoạt động không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan. Sẽ là sai lầm nếu không có một nhận thức đầy đủ về vấn đề này trong
quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước. Theo đó, kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức nền kinh
tế vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa
trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội – Thị trường được
xem như là động cơ còn kế hoạch là bánh lái của con thuyền kinh tế. Nó là
một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội, trong đó quá trình sản xuất, phân phối, trao
đổi, tiêu dùng gắn với thị trường, được thực hiện thông qua thị trường, dưới
sự điều tiết, quản lý của nhà nước Việt Nam. Và như vậy, kinh tế thị trường
không chỉ là công nghệ, là kỹ thuật, mà còn là quan hệ xã hội, không chỉ bao
hàm yếu tố lực lượng sản xuất mà còn cả quan hệ sản xuất. Nó gồm nhiều
hình thức sở hữu mà trong đó nó phụ thuộc vào chế độ sở hữu nhà nước xã
hội chủ nghĩa thống trị. Việc xác định cả kế hoạch và thị trường đều là công
cụ điều tiết kinh tế khách quan mặc dù chúng là hai cơ chế hoạt động theo
những nguyên tắc khác nhau đã thể hiện tư duy sáng tạo và khoa học của
Đảng ta trong quá trình lãnh đạo, xây dựng và phát triển đất nước theo hướng:
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , dân chủ, văn minh.



×