Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu ứng dụng phần mềm lecture maker nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phần nhiệt học vật lí lớp 10 ban cơ bản THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.31 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LECTURE MAKER NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY PHẦN NHIỆT HỌC VẬT LÍ LỚP 10
BAN CƠ BẢN THPT

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Giáo dục
Sinh viên thực hiện: Đỗ Ngọc Hải

Nam, Nữ: Nam

Dân tộc: Kinh
Lớp, Khoa: K54 ĐHSP Vật lí, Khoa Toán - Lí - Tin
Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Sư phạm Vật lí
Người hướng dẫn: ThS. Dương Văn Lợi

Sơn La, 05/2016


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Dương
Văn Lợi, người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Vật lí, Khoa Toán Lí - Tin, Trường Đại học Tây Bắc và các thầy cô dạy môn Vật lí ở các trường phổ
thông, nơi chúng tôi thực tập sư phạm và tiến hành thực nghiệm đề tài, các thầy cô đã
quan tâm, giúp đỡ và có những góp ý vô cùng quý báu cho chúng tôi. Ngoài ra, chúng
tôi cũng xin cảm ơn các Phòng, Ban, Khoa, đặc biệt là Trung tâm Thông Tin - Thư


viện Trường Đại học Tây Bắc đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng tôi hoàn
thành đề tài.
Do kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế, đề tài của chúng tôi
chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được nhiều góp ý
của các thầy cô và các bạn, để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 05 năm 2016
Nhóm Sinh Viên
Đỗ Ngọc Hải
Nguyễn Bích Nguyệt
Vũ Thị Hoa
Lê Trung Đức
Phan Thị Thu Hà


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Mục đích của đề tài......................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................................2
4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 2
4.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................ 2
5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2
6.1. Nghiên cứu lí thuyết .......................................................................................... 2
6.2. Nghiên cứu thực tế ............................................................................................ 3
6.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia .................................................................... 3
7. Ý nghĩa nghiên cứu......................................................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG .....................................................................................................4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI ...................................................................................................................4
1. Khái niệm về phần mềm dạy học (PMDH) .................................................................4
2. Vai trò của phần mềm trong dạy học...........................................................................4
3. Một số ưu nhược điểm chính trong việc sử dụng PMDH ...........................................5
3.1. Ưu điểm của việc sử dụng PMDH...................................................................... 5
3.2. Hạn chế của việc sử dụng PMDH ...................................................................... 5
4. Ứng dụng phần mềm Lecture Maker và một số phần mềm hỗ trợ trong thiết kế bài
giảng ................................................................................................................................ 6
4.1. Tính hiệu quả của phần mềm Lecture Maker trong dạy học................................. 6
4.2. Quy trình ứng dụng phần mềm Lecture Maker để thiết kế một số bài giảng ......... 6
4.3. Các yêu cầu sư phạm khi thiết kế và sử dụng bài giảng có sử dụng phần mềm
Lecture Maker ......................................................................................................... 7
4.3.1. Yêu cầu về nội dung ....................................................................................... 7
4.3.2. Yêu cầu về kĩ thuật ......................................................................................... 8
4.3.3. Yêu cầu về phương pháp ................................................................................ 8


5. Một số phần mềm hỗ trợ.............................................................................................. 9
5.1. Phần mềm Crocodile Chemsitry ........................................................................ 9
5.2. Phần mềm Chem Office .................................................................................... 9
5.2.1. Chemdraw ................................................................................................... 10
5.2.2. Chem 3D ..................................................................................................... 10
6. Giới thiệu Lecture Maker ..........................................................................................10
6.1. Cài đặt và cập nhật Lecture Maker .........................................................................11
6.1.1. Yêu cầu hệ thống ......................................................................................... 11
6.1.2. Cài đặt ......................................................................................................... 11
6.1.3. Kiểm tra phiên bản ....................................................................................... 13
6.1.4. Gỡ chương trình cài đặt - Uninstal Lecture Maker (Đối với Windows XP) ..... 13
6.2. Giao diện và các menu của Lecture Maker ............................................................ 14

6.2.1. Giao diện ..................................................................................................... 14
6.2.2. Các menu ..................................................................................................... 15
6.2.2.1. Menu Home .............................................................................................. 15
6.2.2.2. Menu Insert: thêm vào các đối tượng khác .................................................. 16
6.2.2.3. Menu Control: điều khiển các đối tượng ..................................................... 17
6.2.2.4. Menu Design: lựa chọn khuôn mẫu và định dạng ........................................ 18
6.2.2.5. Menu View ............................................................................................... 18
6.2.2.6. Menu Format ............................................................................................ 19
6.2.3. Tinh chỉnh thanh menu: có thể tuỳ chỉnh thanh công cụ (toolbar) để chúng xuất
hiện các mục hay dùng bằng cách: .......................................................................... 19
6.3. Một số thao tác trên Lecture Maker .......................................................................20
6.3.2. Thao tác với slide ......................................................................................... 22
6.3.3. Chèn các đối tượng vào slide ........................................................................ 25
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTURE
MAKER .........................................................................................................................33
1. Quy trình soạn giáo án ............................................................................................... 33
1.1. Phân tích các nội dung của bài giảng ................................................................ 33
1.2. Thiết kế bài giảng sử dụng Slide Master ........................................................... 33


1.2.1. Tạo file bài giảng mới .................................................................................. 33
1.2.2. Tạo Slide Master .......................................................................................... 33
1.2.3. Tạo thiết kế cho Title Maste.......................................................................... 34
1.2.4. Tạo thiết kế cho Body Master ....................................................................... 34
1.3. Kết xuất bài giảng ........................................................................................... 37
1.3.1. Kết xuất bài giảng ra định dạng web ............................................................. 37
1.3.2. Kết xuất ra định dạng SCO ........................................................................... 37
1.3.3. Kết xuất ra gói SCORM ............................................................................... 38
1.3.4. Kết xuất ra file chạy .exe .............................................................................. 39
2.1. Phương pháp sử dụng phần mềm hiệu quả............................................................. 40

2.2 Tổng quan về phần Nhiệt học Vật lí lớp 10 ban cơ bản THPT…...........................40
2.3. Ứng dụng thiết kế bài giảng điện tử ………………………………………..……41
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................62
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................ 62
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ......................................................................62
3.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ............................................................................62
3.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin của GV dạy môn Vật lí ……………. 63
3.5. Thời điểm thực nghiệm. .........................................................................................63
3.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .......................................................................63
3.7. Các bước tiến hành thực nghiệm sư phạm ............................................................. 63
3.8. Kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................................64
3.8.1. Xây dựng chỉ tiêu để đánh giá ....................................................................... 64
3.8.2. Đánh giá định tính ........................................................................................ 64
3.8.2.1. Tính khả thi của phương án thiết kế bài học ................................................ 64
3.8.2.2. Hiệu quả của tiến trình dạy học đối với việc phát huy tính tích cực, tự chủ sáng
tạo của học sinh ..................................................................................................... 66
3.8.3. Đánh giá định lượng ..................................................................................... 66
PHẦN III. KẾT LUẬN .................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 70


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
VIẾT LÀ

STT

DỊCH LÀ

1.


ĐC

Đối chứng

2.

GV

Giáo viên

3.

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

4.

HS

Học sinh

5.

PMDH

Phần mềm dạy học

6.


TN

Thực nghiệm

6.

THPT

Trung học phổ thông


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa: Toán – Lý – Tin
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Lecture Maker nhằm nâng cao hiệu quả
giảng dạy phần nhiệt học Vật lí lớp 10 ban cơ bản THPT.
- Sinh viên thực hiện:
1) Đỗ Ngọc Hải.
2) Phan Thị Thu Hà.
3) Lê Trung Đức.
4) Nguyễn Bích Nguyệt.
5) Vũ Thị Hoa.
- Lớp: K54 - ĐHSP Vật lí

Khoa: Toán - Lí - Tin Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: ThS. Dương Văn Lợi.
2. Mục tiêu đề tài
- Tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Vật lí ở trường phổ

thông.
- Nghiên cứu thiết kế giáo án điện tử sử dụng phần mềm Lecture Maker nhằm nâng
cao hiệu quả giảng dạy phần nhiệt học Vật lí lớp 10 ban cơ bản THPT.
3. Tính mới và sáng tạo
- Việc sử dụng phần mềm Lecture Maker kết hợp với các hình ảnh, video được đưa
vào đã làm cho bài giảng thêm sinh động, trực quan, thu hút người học. Góp phần
giảm đi sự trừu tượng của các hiện tượng, các kiến thức vật lí.
4. Kết quả nghiên cứu
- Cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
- Các tính năng và đặc điểm của phần mềm Lecture Maker.
- Ứng dụng phần mềm Lecture Maker thiết kế 02 bài giáo án.
- Kiểm tra tính khả thi của đề tài.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài
- Đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy và học. Từ đó góp phần đổi
mới, hiện đại hóa nền giáo dục Việt Nam.


6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài
...........................................................................................................................................
Sơn La, Ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên

thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): Thông qua việc thực hiện đề tài,
các sinh viên đã thể hiện sự ham hiểu biết, tìm tòi, sáng tạo, mạnh dạn áp dụng sự phát
triển của khoa học kĩ thuật vào việc dạy học. Đề tài hứa hẹn sẽ là tài liệu tham khảo
hữu ích cho các sinh viên ngành Sư phạm, cũng như các giáo viên ở các trường THPT.
Sơn La, Ngày

tháng

năm 2016

Xác nhận của Khoa

Người hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ, tên)

(Ký và ghi rõ họ, tên)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa: Toán - Lý - Tin
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Ảnh 4x6

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN
Họ và tên: Đỗ Ngọc Hải.
Sinh ngày: 13 tháng 07 năm 1995.
Nơi sinh: Bệnh viện đa khoa Mai Sơn - Tỉnh Sơn La.
Lớp: K54 - ĐHSP Vật lí.


Khóa: 2013 - 2017.

Khoa: Toán - Lí - Tin.
Địa chỉ liên hệ: TK13 - TT Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La.
Điện thoại: 0962.087.995

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học)
* Năm thứ 1:
Ngành học: Sư phạm Vật lí.

Khoa: Toán - Lí - Tin.

Kết quả xếp loại học tập: Khá.
Sơ lược thành tích: Đã có thành tích cao trong học tập môn GDQP – An Ninh
Khóa 4 năm học 2013 – 2014; Đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong
trào Thanh thiếu niên năm học 2013 - 2014.
* Năm thứ 2:
Ngành học: Sư phạm Vật lí.

Khoa: Toán - Lí - Tin.

Kết quả xếp loại học tập: Khá.
Sơ lược thành tích: Đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào
Thanh thiếu niên năm học 2014 - 2015.
Sơn La, Ngày
Xác nhận của trường Đại học

(ký tên và đóng dấu)

tháng

năm 2016

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã mở ra một kỉ
nguyên mới, kỉ nguyên của công nghệ. Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng
trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Mặt khác giá thành thiết bị
ngày càng giảm xuống cùng với các phần mềm ngày càng dễ sử dụng đã làm cho việc
triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ngày càng trở nên thuận lợi
hơn trước. Công nghệ thông tin cũng đã làm thay đổi hẳn vai trò của người GV trong
giáo dục. Từ vai trò là nhân tố quan trọng, quyết định trong kiểu dạy học tập trung vào
thầy cô, nay các thầy cô phải chuyển sang giữ vai trò nhà điều phối trong kiểu dạy học
hướng tập trung vào HS.
Dạy học Vật lí với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin sẽ góp phần giúp HS học
tập hiệu quả hơn, GV có cơ hội tốt để xây dựng các kịch bản sư phạm phù hợp với đặc
điểm nhận thức, phát triển tư duy, nhân cách của HS. Đồng thời dưới sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin có thể giúp nâng cao khả năng tự học ở nhà, phát huy tính chủ
động và sáng tạo trong học tập của HS. Phương pháp này khơi gợi sự hứng thú học tập
cho HS, khắc phục khó khăn trong việc minh họa các khái niệm trừu tượng và phức
tạp mà thí nghiệm biểu diễn không thực hiện được trong điều kiện lớp học, đặc biệt là
những thí nghiệm độc hại, không an toàn.

Lecture Maker là phần mềm soạn thảo bài giảng đa phương tiện. Đây là phần
mềm được Cục Công nghệ Thông tin Bộ GD & ĐT Việt Nam khuyến khích sử dụng
để tạo ra các bài giảng điện tử và có thể sử dụng trong công tác giảng dạy như một
phương tiện dạy học có hiệu quả. Lecture Maker là phần mềm dễ dùng, giao diện thân
thiện có cấu trúc gần giống chương trình PowerPoint của Microsoft Office phiên bản
2007, bên cạnh đó Lecture Maker có một số điểm mạnh như chèn được nhiều định
dạng file PowerPoint, PDF, Flash, HTLM, Audio, Video…, có thể thể thu âm trực tiếp
vào video. Vì vậy, GV có thể tận dụng lại các bài giảng đã được soạn thảo từ những
phần mềm khác đưa vào nội dung bài giảng của mình. Với những hiểu biết về phần
mềm này, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu và ứng dụng nó vào dạy học ở trường THPT
với hi vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy đồng thời xuất phát từ nhu cầu
thực tiễn mong muốn xây dựng những giờ học hấp dẫn đạt hiệu quả nhận thức cao, từ

1


đó chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Lecture Maker nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy phần Nhiệt học Vật lí lớp 10 ban cơ bản THPT”.
2. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Vật lí ở
trường phổ thông.
- Nghiên cứu thiết kế giáo án điện tử sử dụng phần mềm Lecture Maker nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy phần nhiệt học Vật lí lớp 10 ban cơ bản THPT nói riêng,
đáp ứng nhu cầu đổi mới, hiện đại hóa nền giáo dục Việt Nam nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp dạy học nói chung và đặc biệt là
phương pháp dạy học Vật lí ở trường THPT.
- Nghiên cứu quy trình thiết kế bài giảng bằng phần mềm Lecture Maker.
- Thiết kế giáo án điện tử có sử dụng phần mềm Lecture Maker.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phần mềm Lecture Maker.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Vận dụng phần mềm Lecture Maker vào việc thiết kế giáo án điện tử Vật lí
lớp 10 ban cơ bản.
- Nội dung phần Nhiệt học - Vật lí 10 ban cơ bản.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lí thuyết
- Tìm hiểu các phần mềm có sẵn trong giáo dục.
- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Lecture Maker và một số
phần mềm dạy học nhằm xác định quy trình thiết kế các phim, bài giảng trên máy tính.
- Nghiên cứu Sách giáo khoa Vật lí 10 cơ bản hiện hành.
- Sử dụng Sách giáo khoa Vật lí 10 cơ bản, chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu
của môn Lí luận dạy học vật lí, phân tích chương trình, đánh giá giáo dục, tài liệu bồi
dưỡng GV, sách GV và Sách giáo khoa Vật lí lớp 10 cơ bản, các tài liệu liên quan đến
phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

2


- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tâm lí học, giáo dục học và lí luận dạy học bộ môn
theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ dạy học của bộ môn Vật lí ở
trường THPT hiện nay nói chung, và phần nhiệt học nói riêng. Cụ thể là nội dung kiến
thức của chương: Chất khí; Cơ sở của nhiệt động lực học; Chất rắn và chất lỏng - Sự
chuyển thể. Từ đó, xác định chính xác nội dung, các khái niệm, các cách giải bài tập
vật lí mà HS cần phải tiếp thu được trong phần này.
- Viết hướng dẫn sử dụng phần mềm Lecture Maker.

6.2. Nghiên cứu thực tế
Sơ bộ tìm hiểu và rút ra những mặt tích cực cũng như hạn chế của việc sử dụng
phần mềm Lecture Maker trong soạn giáo án của GV hiện nay. Trên cơ sở đó đề ra
những yêu cầu và mục đích cho một giáo án hoàn chỉnh có kết hợp phần mềm Lecture
Maker trong việc giảng dạy phần nhiệt học Vật lí lớp 10 ban cơ bản THPT.
6.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Thông qua giảng viên hướng dẫn đề tài xem xét, đánh giá và nhận xét.
- Tham khảo ý kiến của các giảng viên dạy Bộ môn Phương pháp dạy học Vật
lí, cùng các thầy cô GV vật lí ở các trường phổ thông.
7. Ý nghĩa nghiên cứu
* Đối với bản thân
Là những người GV Vật lí tương lai, đề tài này giúp chúng tôi học hỏi và thu
lượm được rất nhiều kiến thức, kĩ năng trong việc xây dựng giáo án điện tử. Đồng
thời, đây cũng là dịp để chúng tôi tập dượt làm công tác nghiên cứu khoa học, hình
thành những kĩ năng làm việc theo nhóm, tích lũy kinh nghiệm cho công tác nghiên
cứu khoa học và dạy học sau này.
* Đối với giáo dục
Trong hoàn cảnh cụ thể hiện nay của nền giáo dục nước ta, việc dạy học phải
lấy chất lượng và hiệu quả đặt lên hàng đầu, vì vậy xây dựng giáo án tốt sẽ giúp ích rất
nhiều cho GV.

3


PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Khái niệm về phần mềm dạy học (PMDH)
- PMDH là phần mềm được thiết kế nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình dạy của
GV và quá trình học của HS bám sát mục tiêu chương trình sách giáo khoa.

- PMDH được xây dựng dựa trên:
+ Đối tượng sử dụng.
+ Nội dung các môn học.
+ Mục đích lí luận dạy học.
- PMDH là phương tiện dạy học hiện đại có tính năng ưu việt hơn so với các
loại phương tiện thông dụng khác. Là chương trình đã được lập trình sẵn, có thể mang
lượng thông tin lớn, gọn nhẹ dễ bảo quản và sử dụng. Góp phần đổi mới nội dung
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có khả năng trình bày một cách trực quan,
sinh động dễ hiểu giúp người học nắm vững được nội dung của chương trình học.
- PMDH là một thiết bị dạy học tổng hợp giúp GV và HS làm việc một cách dễ
dàng, nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và công sức.
2. Vai trò của phần mềm trong dạy học
● PMDH góp phần làm tăng hiệu quả dạy học
Hiện nay việc học ở trường phổ thông khá nặng nề, phần nào đó ảnh hưởng tiêu
cực đến sự phát triển toàn diện của HS. Để giảm bớt hiện tượng này cần áp dụng
phương pháp tự học, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo và PMDH là một trong những công
cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình này. PMDH là một “giáo trình sinh động”, ưu việt hơn
rất nhiều so với kiểu dạy cũ.
Việc học bằng máy tính giúp HS dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi
nhanh chóng của khoa học kĩ thuật hiện đại. Đặc biệt trong quá trình học, HS được
làm việc theo nhóm, làm việc hợp tác theo tinh thần của nền công nghiệp hiện đại và
cũng là một trong những nội dung của dạy học tích cực. Ngoài ra, việc học bằng
PMDH trên máy tính còn làm tăng kĩ năng sử dụng máy tính của người học, hỗ trợ cho
việc học môn tin học.
● PMDH kích thích hứng thú học tập của HS
Hứng thú trong học tập có vai trò rất quan trọng trong hoạt động học tập nhất là

4



đối với môn Vật lí - là môn khoa học thực nghiệm, nên rất cần những thí nghiệm biểu
diễn mà trong điều kiện lớp học không cho phép thực hiện được hoặc nguy hiểm thì
việc sử dụng những mô phỏng thí nghiệm để biểu diễn có thể giúp HS hứng thú hơn
với môn học và tin vào độ chính xác của khoa học. Hứng thú của HS thể hiện ở:
- Sự tập trung chú ý cao của HS trong quá trình học.
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, làm bài tập đầy đủ.
Việc sử dụng PMDH trong dạy học hòa nhập với cuộc cách mạng công nghệ tin
học trên thế giới. Đặc biệt PMDH hỗ trợ cho việc minh họa sinh động, có chất lượng
cao trong quá trình giảng bài, giảm bớt thời gian làm việc thủ công, tạo điều kiện giúp
HS nắm rõ bản chất vấn đề.
3. Một số ưu nhược điểm chính trong việc sử dụng PMDH
3.1. Ưu điểm của việc sử dụng PMDH
- Xuất phát từ khả năng siêu liên kết văn bản, với các hình ảnh động, âm thanh
trung thực, mô phỏng được nhiều sự vật, hiện tượng, trình diễn trực quan, công nghệ
thông tin đã tích hợp được nhiều mặt tạo ra sức mạnh tri thức, đồng thời có khả năng
hỗ trợ cho quá trình phát triển nhận thức của người học.
- Mỗi tiết giảng bằng PMDH có thể truyền tải một lượng lớn kiến thức, hình ảnh
trực quan sinh động đến các em HS. Nó không những giúp cho tiết học trở nên lôi cuốn
hơn mà còn hạn chế việc GV bị cháy giáo án vì thời gian được kiểm soát bằng máy.
- Lớp học sẽ dành nhiều thời gian cho nghiên cứu, quy trình dạy học sẽ tập
trung nhiều vào quá trình tư duy, sáng tạo, nhất là đối với môn Vật lí có những khái
niệm rất trừu tượng và các thí nghiệm nguy hiểm không thể biểu diễn ở trên lớp được
thì qua thí nghiệm ảo trên màn hình sẽ giúp HS hiểu sâu sắc bài giảng của thầy cô.
3.2. Hạn chế của việc sử dụng PMDH
- Khi sử dụng máy tính điện tử, người ta dễ đánh mất cảm xúc chân thực, thiếu
đi những cảm xúc, xúc giác và những ấn tượng thực. Đôi khi máy móc làm cho học trò
mất đi tính hiện thực…
- Dễ rơi vào trạng thái phân hóa giữa phương tiện và mục đích mà trong giáo
dục chúng thường phải chú ý đến nhau.
- PMDH cũng không thể hỗ trợ GV hoàn toàn trong các bài giảng của họ.

- Về phía HS vốn lâu nay đã quen với việc các thầy cô dạy dưới hình thức
“giảng - đọc - chép” nên các em khó thích nghi ngay với cách dạy học theo công nghệ

5


mới. Đôi khi các em gặp sự cố chép bài không kịp vì chữ chạy quá nhanh.
4. Ứng dụng phần mềm Lecture Maker và một số phần mềm hỗ trợ trong thiết kế
bài giảng
4.1. Tính hiệu quả của phần mềm Lecture Maker trong dạy học
■ Đối với HS.
- Giúp HS dễ nhận biết, dễ nhớ các sự vật, hiện tượng của quá trình, cơ chế…,
làm tăng hiệu quả học tập.
- Lôi cuốn HS tham gia tích cực vào bài giảng, làm lớp học sinh động, gây hứng
thú học tập, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, tập trung sự chú ý quan sát của HS theo dõi
khám phá những tri thức dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng.
- Tạo ra môi trường học tập sinh động mà trong đó người học đóng vai trò chủ
thể, người học hoạt động thực sự với các phương tiện dạy học hiện đại.
■ Đối với GV.
- Việc cải tiến, chỉnh sửa giáo án theo định hướng đổi mới PPDH hết sức thuận lợi.
- Thực hiện được nhiều PPDH cho nhiều đối tượng HS trong lớp thông qua các
PMDH.
4.2. Quy trình ứng dụng phần mềm Lecture Maker để thiết kế một số bài giảng
● Giai đoạn chuẩn bị trên giấy.
- Soạn bài dạy trên giấy, lập sơ đồ hình thành kiến thức trên Lecture Maker.
- Lập đề cương bài trình bày (kiến thức, hình ảnh trên các slide): Phân tích nội
dung dạy, học ra từng đơn vị kiến thức → Chính xác hóa nội dung → Xác định trình
tự sắp xếp hợp lí những nội dung đó thuận lợi cho lựa chọn và phối hợp những phương
pháp dạy học đem lại hiệu quả cao nhất.
- Lập kịch bản sử dụng theo yêu cầu sư phạm cho các slide và dự kiến các hiệu ứng.

● Giai đoạn trên máy vi tính.
- Soạn nội dung trên các slide.
- Soạn thảo các hiệu ứng theo kịch bản đã dự kiến.
- Trình diễn thử, chỉnh sửa và đưa vào sử dụng.

6


Sơ đồ:
Lập sơ đồ hình thành
kiến thức trên Lecture
Maker

Nội dung phần
chữ

Nội dung hình
ảnh

Các nội dung
khác

Nội dung chi tiết cho bài dạy

Kịch bản (thứ tự xuất hiện các
thành phần trong mỗi
slide, các hiệu ứng, thứ tự
xuất hiện các slide)

Thiết kế trên máy

tính: các slide, các

Trình diễn bài dạy

trình diễn thử
hiệu ứng, chỉnh sửa.

Chỉnh sửa, hoàn thiện

4.3. Các yêu cầu sư phạm khi thiết kế và sử dụng bài giảng có sử dụng phần mềm
Lecture Maker
4.3.1. Yêu cầu về nội dung
- Đảm bảo tính khoa học: Đây là nguyên tắc chủ yếu của việc đưa nội dung vào
bài giảng, phải đầy đủ kiến thức trong sách giáo khoa vì nội dung trong sách đã được
lựa chọn phù hợp với trình độ của HS cũng như tính hiện đại của chương trình. Trong
các bài giảng nên cụ thể hóa những kiến thức cơ bản, phức tạp để HS tiếp thu đầy đủ
và sâu sắc. Đồng thời giúp HS khái quát hóa lí thuyết từ những sự kiện, hiện tượng,
quá trình để làm nổi bật những dấu hiệu bản chất của vấn đề học tập.

7


- Đảm bảo tính thống nhất: Nội dung kiến thức giữa các bài cũng như bố cục
các yếu tố PMDH được sử dụng trong bài đều phải thống nhất với nhau.
- Đảm bảo tính chính xác: Tính hệ thống quy định việc sắp xếp các bài theo một
logic nhất định, bên cạnh đó trong mỗi bài cần chú trọng đến việc sắp xếp hợp lí giữa
các trang, nội dung trình chiếu.
4.3.2. Yêu cầu về kĩ thuật
Lecture Maker cung cấp nhiều khả năng trình diễn rất thu hút khiến cho người
mới tập sử dụng bị cuốn hút dẫn đến làm sai lạc. Mặc dù tính lôi cuốn là một yếu tố

then chốt khi sử dụng Lecture Maker nhưng có những vấn đề liên quan đến dạy học
cần phải cân nhắc:
- Về màu sắc của nền hình: cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ
nên sử dụng chữ màu sậm trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu
nền sậm thì chỉ sử dụng chữ có màu sáng hay trắng.
- Về font chữ: chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Times New
Roman, Tahoma…), hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI times...) vì dễ mất nét
khi trình chiếu.
- Về size chữ: GV thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên
hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kĩ thuật video, khi trình chiếu
trên màn hình tivi cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projector chiếu lên màn
hình cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 28 trở lên.
- Về trình bày nội dung trên nền hình: GV không nên trình bày nội dung tràn
lấp đầy nền hình, khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỉ lệ thích hợp (thường là
1/5), để đảm bảo tính mĩ thuật, sự sắc nét và không bị mất chi tiết khi chiếu lên màn.
- Các hiệu ứng: không nên dùng quá nhiều hiệu ứng gây mất tập trung của HS
vào trọng tâm bài học.
- Trình chiếu giáo án điện tử: khi GV trình chiếu Lecture Maker, để HS có thể ghi
chép kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Ta nên phân
dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng.
4.3.3. Yêu cầu về phương pháp
- Đảm bảo tính trực quan: Tính trực quan có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy
học Vật lí. Khi thiết kế phải sưu tầm các phim ảnh, các thí nghiệm, các tình huống
trong thực tế… để tăng tính trực quan cho bài giảng.

8


- Phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, vốn kiến thức đã có, khả năng tư duy của HS:
Ở lứa tuổi THPT, HS đã có khả năng tư duy trừu tượng khá cao, nên hạn chế sử dụng

phương pháp thuyết trình các kiến thức có sẵn, thay vào đó phải tăng cường các
phương pháp tìm tòi logic của HS, bài giảng cần thiết kế theo kiểu hướng dẫn HS hoạt
động, khám phá ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV.
- Đảm bảo tính thực tiễn: Đặc trưng của môn Vật lí là học để ứng dụng vào
trong cuộc sống nên khi thiết kế bài giảng cần liên hệ những kiến thức đã học vào
trong thực tế. Điều đó giúp cho HS có khả năng vận dụng linh hoạt những kiến thức
trong sách vở vào lao động sản xuất.
5. Một số phần mềm hỗ trợ
5.1. Phần mềm Crocodile Chemsitry
Phần mềm Crocodile Chemsitry là phần mềm phục vụ cho việc mô phỏng các
thí nghiệm của GV, đặc biệt là những thí nghiệm khó thực hiện trong nhà trường phổ
thông, đồng thời phần mềm này cũng giúp cho các em HS tự thiết kế các thí nghiệm
mà ở nhà không thể thực hiện được.

Ngoài ra phần mềm này còn cho phép ta tự thiết kế rất nhiều thí nghiệm ảo theo
yêu cầu của từng tiết học.
5.2. Phần mềm Chem Office
Chem Office là sản phẩm của Advanced Chemistry Development Inc dung
lượng 7,51MB tương thích với mọi môi trường windows. Trong chương trình Chem
Office thì có 2 phần mềm hay sử dụng nhất là:

9


5.2.1. Chemdraw
Chemdraw là phần mềm cho phép chúng ta biết được các thông số về các chất
như: nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng….

5.2.2. Chem 3D
Chem 3D là phần mềm cho phép chúng ta thiết lập được mô hình của các phân

tử trong không gian, nó có thể kết hợp với công cụ phân tích điện toán với một giao
diện đồ họa rất dễ sử dụng. Đặc biệt là khi HS làm quen với phần nhiệt học HS thường
khó hình dung được chuyển động của các chất.
6. Giới thiệu Lecture Maker
- Lecture Maker là phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử đa phương tiện, sản
phẩm của công ty Daulsoft Hàn Quốc (www.daulsoft.com). Với Lecture Maker bạn có
thể tạo được bài giảng đa phương tiện nhanh chóng và dễ dàng. Không chỉ có vậy, bạn
còn có thể tận dụng lại các bài giảng đã có trên những định dạng khác PowerPoint,
PDF, Flash, HTML, Audio, Video…và đưa vào nội dung bài giảng của mình. Đây là
phần mềm được Cục Công nghệ Thông tin (Bộ GD&ĐT Việt Nam) khuyến khích sử
dụng để tạo ra các bài giảng điện tử.
- Lecture Maker là phần mềm dễ dùng, giao diện thân thiện và có cấu trúc gần
giống chương trình PowerPoint của Microsoft Office phiên bản 2007. Nếu GV đã sử
dụng PowerPoint thì cũng có thể tạo được bài giảng đa phương tiện nhanh chóng và dễ
dàng bằng Lerture Maker. Bên cạnh đó, Lecture Maker có một số điểm mạnh như chèn
được nhiều định dạng file PowerPoint, PDF, Flash, HTML, Audio, Video ..., có thể
thu âm trực tiếp và video.

10


- Lecture Maker có sẵn các bộ công cụ soạn thảo trực quan cần thiết để tạo bài
giảng điện tử như: soạn thảo công thức toán học, vẽ biểu đồ, vẽ đồ thị, tạo bảng, text
box, và các kí tự đặc biệt, soạn câu hỏi trắc nghiệm đơn giản….
- Các bài giảng điện tử soạn thảo bằng Lecture Maker xuất ra nhiều định dạng:
.exe, web, đóng gói theo chuẩn quốc tế SCORM….
6.1. Cài đặt và cập nhật Lecture Maker
6.1.1. Yêu cầu hệ thống
- CPU tối thiểu Pentium 500MHz.
- RAM tối thiểu 512Mb (tốt nhất là 1Gb).

- HDD tối thiểu 50Mb.
- Card âm thanh và video.
- HĐH Windows 2000/XP, trên máy có cài sẵn các phần mềm: Windows Media
Encoder phiên bản 9 trở lên, Windows Media Player phiên bản 9 trở lên, Microsoft
PowerPoint.
6.1.2. Cài đặt
- Địa chỉ có thể tải về bản cài đặt tại:
ture Maker.co.kr/Lecture
Maker/Lecture Maker2EnglishSetup.exe
- Chạy file Setup trong thư mục cài đặt LECTURE MAKER. Chọn Next >

- Chọn Change nếu muốn thay đổi đường dẫn cài mặc định.

11


Chọn Next >
- Chọn Install để bắt đầu cài đặt.

- Chờ cho quá trình cài đặt hoàn tất, chọn Finish.

- Khởi động Lecture Maker từ màn hình nền Desktop.
- Nhập mã sản phẩm Product Key, Submit.
Chú ý:

12


* Nếu không có mã của sản phẩm (Product Key), chọn “Use as a Trial
Version” để dùng thử.

* Nếu máy tính kết nối Internet, chương trình sẽ tự động đăng nhập vào trang
chủ và update phiên bản mới nhất.
6.1.3. Kiểm tra phiên bản
- Để kiểm tra phiên bản của Lecture Maker: menu InformationAbout
Lecture Maker. Trong đề tài này, các hướng dẫn trên phiên bản Lecture Maker
Vertion 2.0 (4.9.2009.10010).

6.1.4. Gỡ chương trình cài đặt - Uninstal Lecture Maker (Đối với Windows XP)
- Từ Windows Start Menu, Control Panel, Add or Remove Programs,
Lecture Maker và nhấn nút Remove.
- Chọn Yes để đồng ý.

13


6.2. Giao diện và các menu của Lecture Maker
6.2.1. Giao diện: Lecture Maker có giao diện tương tự như Microsoft Powerpoint 2007.
- Vùng 1: Chứa các menu và các nút lệnh của chương trình.
- Vùng 2: Chứa danh sách các slide trong bài giảng, hiển thị nội dung của từng
trang trình diễn dưới dạng ảnh nhỏ. Có thể thêm, xóa một Slide hoặc di chuyển đến
một Slide bằng cách click chọn vào hình Slide đó. Có hai cửa sổ có thể chuyển qua lại
bằng cách click vào tên của nó.

- Slide: Hiển thị danh sách các Slide hiện có trong bài giảng đang mở.
- SlideMaster: Cho phép thiết kế Layout thống nhất cho bài giảng gồm có 2 Slide.
+ Title Master: Tương ứng với Slide đầu tiên của bài giảng, là Slide giới thiệu
thông tin về bài giảng.
+ Body Master: Tương ứng với các Slide nội dung trong bài giảng.

14



- Ngoài ra còn có các nút chức năng bên dưới theo thứ tự từ trái sang phải:
Normal Slide View, Run from current Slide, InsertGroup, Delete Group.
- Vùng 3: Vùng thao tác của slide đang được chọn (gồm các đối tượng: văn bản,
hình ảnh, phim...).
-Vùng 4: Danh sách các đối tượng có trong slide đang được chọn.
6.2.2. Các menu
- Click chuột trái vào

sẽ xuất hiện các lệnh:

6.2.2.1. Menu Home
a. Clipboard: chỉnh sửa nội dung, định dạng cho các đối tượng.

b. Slide
- New Slide: thêm slide mới.
- Copy Slide: sao chép slide đã chọn.
- Duplicate Slide: nhân đôi một slide.
- Delete Slide: xoá một slide.
c. Font: chọn kiểu chữ, kích cỡ chữ, tăng, giảm kích cỡ chữ lên xuống 1-2 đơn
vị, định dạng chữ: đậm, nghiêng, gạch chân, outline, màu sắc.
d. Paragraph: căn lề trái, phải, giữa…

15


e. Draw: vẽ khung văn bản, đường thẳng, mũi tên, đường cong tùy ý, hình tròn,
hình vuông, hình đa giác, màu hình, màu viền…
f. Edit:

- Order: thứ tự.
+ Align: căn thẳng trái, phải, giữa, trên dưới…
+ Group: nhóm nhiều hình thành một hình.
+ Hide/show: ẩn, hiện.
- Select: chọn một hay nhiều đối tượng.
- Undo Edit: hủy bỏ thao tác đã làm.
- Redo Edit: lập lại thao tác đã hủy bỏ trước đó.
6.2.2.2. Menu Insert: thêm vào các đối tượng khác

a. Object: chèn các đối tượng vào bài giảng như:
- Image: ảnh, hỗ trợ các định dạng bmp, gif, jpeg, png, wmf, emf.
- Video: các định dạng avi, ssf, wmv, mpg, mp4.
- Sound: âm thanh wav, wma, mp3, mid.
- Flash: dạng shockwave swf.
- Button: nút lệnh.
+ General button: nút lệnh thông thường do người dùng tạo ra.
+ Navigation button: nút lệnh mẫu do chương trình tạo ra.
- Import Document: chèn các tài liệu có sẵn: như PowerPoint, PDF, Website.
- Other Object: hộp thoại thông báo, đoạn mã Java Script.
b. Recording
- Record Lecture: trực tiếp ghi lại bài giảng.
- Record Video: ghi hình trực tiếp, máy tính cần có webcam và chương trình
Windows Media Encoder đã được cài đặt.
- Record Sound: trực tiếp ghi âm thanh.

16


×