Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

15-TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÁI CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.66 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA ĐẦU TƯ CƠNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÁI CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÔNG

Sinh viên thực hiện:
1. Hà Thị Thu Trang - 1313310116
2. Đào Thị Phương - 1313310092
3. Vũ Thị Vân Anh – 1313310006
Lớp: Anh 6, Khối 2 TCNH, K52
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lan

Hà Nội – 30/ 09/ 2014


Tiểu luận lý thuyết tài chính

Lời mở đầu
“Hệ thống quản lý đầu tư công của Việt Nam đã từng bước đổi mới nhưng hiệu quả
và hiệu suất vẫn còn thấp” là quan điểm của các đại biểu tham dự Hội thảo “Tiêu
chí đánh giá Chương trình đầu tư cơng”, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tổ chức trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ chuẩn
bị và thực hiện phát triển kinh tế - xã hội dựa trên kết quả 2011- 2015.
Hiện nay, hiệu quả đầu tư cơng có thể coi là một vấn đề không mới mới nhưng
ngày càng trở nên một vấn đề nóng hổi được đưa ra bàn luận tại nhiều nước trong

2



Tiểu luận lý thuyết tài chính
đó có Việt Nam. Nếu năm 1997 chỉ với mức đầu tư chiếm 28,7% GDP Việt Nam
đạt được mức tăng trường 8,2% thì năm 2008 chúng ta đạt tốc độ tăng trưởng
tương tự (8,5%) nhưng với lượng đầu tư tới 43,1% GDP. Với đầu tư cơng thì hiệu
quả lại càng thấp so với hiệu quả đầu tư của toàn nền kinh tế. Cụ thể, hiệu quả đầu
tư công chỉ gần bằng một nửa so với hiệu quả đầu tư tư nhân. Hiệu quả thấp trong
đầu tư cơng cịn được xem là một trong những lý do chủ yếu dẫn tới lạm phát cao
trong các năm 2008 và 2009. Trong số những nguyên nhân của việc sử dụng chưa
hiệu quả nguồn vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế - xã hội nổi lên là những bất
cập, vướng mắc và chồng chéo trong hệ thống các văn bản pháp luật liên quan,
trong điều hành và quản lý giữa các cơ quan liên quan, giữa các cơ quan quản lý
nhà nước với doanh nghiệp liên quan đến đầu tư công, làm giảm hiệu quảđầu tư
công, gây lãng phí, tham nhũng. Thực trạng này địi hỏi phải chú trọng tăng cường
hiệu quả đầu tư công để hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững. Theo
ơng Hồng Văn Vịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Địa phương và Lãnh thổ (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư), đầu tư cơng là yếu tố then chốt đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là khi Việt Nam mong muốn trở thành “một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại” vào năm 2020 như mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
2011-2020 đã đặt ra. Ngân sách mà Chính phủ chi cho quản lý và thực hiện đầu tư
công hàng năm là rất lớn, vì vậy cần thiết phải xây dựng một quy trình và phương
pháp đánh giá khách quan để hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu phát triển trung
hạn và dài hạn.
Chính vì thế mà chúng ta rất cần có được một bộ khung tiêu chí đánh giá hiệu quả
của đầu tư công đối với kinh tế xã hội nhằm đưa ra được thực chất hiện trạng cũng
như những vấn đề cấp bách còn tồn đọng những yếu kém trong bộ máy quản lý.
Đồng thời với đó là những phân tích những nhân tố có ảnh hưởng tới đầu tư cơng
dưới góc độ nghiên cứu. Ngồi ra, việc kéo dài q lâu mơ hình tăng trưởng kinh tế
3



Tiểu luận lý thuyết tài chính
theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư cơng hiệu quả
thấp, góp phần khiến nền kinh tế luôn đối diện với những mất cân đối vĩ mô quan
trọng như chênh lệch tiết kiệm - đầu tư, thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách
trong thời gian dài v.v... Đây chính là những nguyên nhân cơ bản gây ra những bất
ổn kinh tế vĩ mô như lạm phát tăng cao, tỷ giá biến động mạnh và khó lường, nợ
cơng và nợ nước ngồi đang dần đến ngưỡng nguy hiểm, thị trường tài chính tiền tệ
có những biến động mạnh về lãi suất, niềm tin của thị trường vào điều hành kinh tế
vĩ mơ bị suy giảm v.v... Vì vậy, tái cấu trúc nền kinh tế đang là một yêu cầu bức
thiết trong bối cảnh hậu khủng hoảng.
Chúng em xin được đưa ra một số phân tích, nghiên cứu về tiêu chí đánh giá hiệu
quả của đầu tư cơng và các nhân tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu đầu tư công trong giai
đoạn hiện nay đồng thời đưa ra những khuyến nghị để giải quyết một số vướng
mắc cịn tồn đọng trong cơng tác quản lý đầu tư công ở Việt Nam.

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CƠNG, TIÊU CHÍ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÁI CƠ
CẤU ĐẦU TƯ CÔNG.
A. Đầu tư công
Trước hết, đầu tư công được hiểu đơn giản là việc huy động và sử dụng vốn
đầu tư phát triển của Nhà nước. Theo lý thuyết Kinh tế học thì đầu tư cơng là việc
4


Tiểu luận lý thuyết tài chính
đầu tư để tạo năng lực sản xuất và cung ứng hàng hố cơng cộng và chi tiêu Chính
phủ là các khoản chi của Chính phủ để cung ứng hàng hố cơng cộng như xây dựng
đường xá, trường học, dịch vụ phòng và chữa bệnh, đảm bảo an ninh quốc phịng…
Khái niệm đầu tư cơng còn được hiểu là việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước để đầu
tư vào các dự án, chương trình phục vụ phát triển kinh tế, xã hội khơng nhằm mục

đích kinh doanh như: Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, kinh tế, xã hội, mơi trường, quốc phịng, an ninh; các dự án đầu tư khơng có
điều kiện xã hội hố thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, khoa học,
giáo dục, đào tạo, ... Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả
việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp; các dự án đầu tư của
cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà
nước theo quy định của pháp luật; Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư cơng khác
theo quyết định của Chính phủ.
Xét theo góc độ tính sở hữu của nguồn vốn đầu tư thì: “Đầu tư cơng là đầu tư
bằng nguồn vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm: Vốn
ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước và các
vốn khác do nhà nước quản lý”. (Trích: “Đầu tư công: Thực trạng và tái cơ cấu” –
Vũ Tuấn Anh & Nguyễn Quang Thái, 2011)
Nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào vốn
đầu tư, tính trung bình thì đầu tư của khu vực nhà nước chiếm gần một nửa tổng
vốn đầu tư toàn xã hội. Theo Tổng cục Thống kê, tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà
nước trong tổng đầu tư xã hội đã giảm khá nhanh, từ khoảng 59,17% năm 2000
xuống còn 28,6% năm 2008 (trong đó, đầu tư từ ngân sách nhà nước 16,2%, tín
dụng nhà nước 4,1% và DNNN 8,2%); tỷ trọng đầu tư khu vực ngoài nhà nước

5


Tiểu luận lý thuyết tài chính
tăng lên từ khoảng 22,85% lên 40% và tỷ trọng khu vực đầu tư nước ngoài tăng từ
khoảng 17,98% lên 31,5% trong cùng thời kỳ. Nhưng, năm 2009, ước tính tỷ trọng
đầu tư củakhu vực nhà nước lại tăng, chiếm khoảng 34,8% tổng đầu tư xã hội
(trong đó đầu tư từ ngân sách 21,8%).

Bảng 1: Cơ cấu vốn đầu tư xã hội theo sở hữu, 2005-2009 (%)
Sở hữu
Khu vực nhà nước
Ngân sách
Tín dụng nhà nước
DNNN và các nguồn khác
Khu vực ngồi nhà nước
Khu vực có vốn FDI
Tổng số

2005
47,1
25,6
10,5
11,0
38,0
14,9
100,
0

2006
45,7
24,8
6,6
14,3
38,1
16,2
100,0

2007

37,2
20,2
5,7
11,3
38,5
24,3
100,
0

2008
28,6
16,2
4,1
8,2
40,0
31,5
100,0

Sơ bộ 2009
34,8
21,8

39,5
25,7
100,0

Nguồn: Tổng cục thống kê (năm 2009)
Tương phản với tình hình cắt giảm đầu tư nhà nước năm 2008 để kiềm chế
lạm phát, đầu tư nhà nước năm 2009 tăng với tốc độ cao nhất kể từ năm 1995 đến
nay (40,5% theo giá thực tế và khoảng 35% theo giá so sánh). Vốn từ ngân sách

Nhà nước đạt 153,8 nghìn tỷ VNĐ, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư xã hội. Trong
năm 2009, Chính phủ đã tập trung thực hiện các gói kích cầu đầu tư, đồng thời chỉ
đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, cơng trình trọng điểm nhằm thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Các biện pháp kích cầu đầu tư quan trọng gồm tăng vốn đầu tư
từ ngân sách nhà nước cho các cơng trình kết cấu hạ tầng thơng qua huy động hai
đợt trái phiếu Chính phủ trong năm và chuyển phần vốn huy động từ trái phiếu
năm 2008 sang 2009.
Về cơ cấu đầu tư, trong giai đoạn 2000-2008, 65% vốn đầu tư nhà nước đã
tập trung vào 10 ngành, gồm: vận tải đường bộ, cung cấp nước, vận tải đường
6


Tiểu luận lý thuyết tài chính
thủy, sản xuất điện và khí đốt, khai thác dầu khí, quản lý nhà nước, dịch vụ y tế và
trợ cấp xã hội, dịch vụ viễn thơng, văn hóa và thể thao và thủy lợi. 17% vốn đầu tư
nhà nước được đầu tư cho 10 ngành khác là: thương mại, dịch vụ phục vụ nông
nghiệp, sản xuất phân hóa học, khai thác than, sản xuất xi-măng, khoa học và công
nghệ, kinh doanh bất động sản, vận tải đường sắt, khách sạn và du lịch. Ðầu tư nhà
nước vào dịch vụ tài chính, tiền tệ và các ngành công nghiệp chế biến công nghệ
cao là chưa đáng kể. Trong khi đó, đầu tư nhà nước vẫn cịn đáng kể ở một số
ngành mà tư nhân có thể đã sẵn sàng đầu tư như: thương mại (2%), khách sạn
(1%), xây dựng dân dụng (5%), du lịch (1%), dệt (1%)... Đầu tư phát triển đường
sắt mới được quan tâm từ 2005, và mới chiếm 1% trong tổng số đầu tư của nhà
nước (so với đường bộ là 11% và đường thủy là 7%).
Bảng 2. Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư của dự toán ngân sách nhà nước theo
ngành, lĩnh vực 2007-2009 (%)
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (năm 2009)
2007

2008


2009

Tổng số

100,0

100,0

100,0

1. Lĩnh vực kinh tế

51,7

51,5

46,7

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

18,0

18,5

20,1

Công nghiệp và xây dựng

11,5


10,3

2,3

Giao thông vận tải

21,0

21,4

22,8

Bưu điện

0,3

0,2

0,3

Thương mại, kho tàng, du lịch

0,9

1,1

1,2

43,4


44,5

49,1

7,7

7,4

8,1

2. Lĩnh vực xã hội
Công cộng

7


Tiểu luận lý thuyết tài chính
Cấp nước

3,8

3,7

3,9

Khoa học và cơng nghệ

2,9


2,9

3,4

Tài nguyên và môi trường

1,9

1,8

2,1

Giáo dục và đào tạo

12,2

13,0

14,0

Y tế, xã hội

8,0

8,1

9,1

Văn hố, thơng tin


3,4

3,7

3,9

Thể dục thể thao

0,9

1,0

1,1

Hệ thống tư pháp

1,0

1,1

1,4

Quản lý nhà nước

1,6

1,4

2,3


3. Quốc phòng an ninh

3,7

4,0

4,0

4. Chuẩn bị đầu tư

1,1

0,5

0,2

Báo cáo “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn đến 2020” của Viện Nghiên
cứu Quản lý kinh tế T.Ư cho thấy, xét về cơ cấu đầu tư theo mức giá trị gia tăng,
thì khoảng 43% tổng đầu tư xã hội đã đầu tư vào 20 ngành có hệ số giá trị tăng
thêm vốn đầu tư cao nhất (từ 1,28 trở lên); trong đó có hơn 43% vốn đầu tư của
nhà nước, gần 36% vốn đầu tư ngoài nhà nước và 53,5% vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đã tận dụng tốt nhất các ngành hiện đang có
hiệu quả đầu tư cao của nền kinh tế nước ta. Hơn 30% tổng đầu tư xã hội đã đầu tư
vào nhóm thứ hai, gồm 20 ngành có hệ số giá trị gia tăng đầu tư từ 0,54 đến l,24;
trong đó, có hơn 26% vốn đầu tư nhà nước, 45,6% vốn đầu tư ngoài nhà nước và
hơn 17% vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy đầu tư ngồi nhà nước đã khai thác tốt
nhất nhóm ngành có hiệu quả trung bình khá.

8



Tiểu luận lý thuyết tài chính
I. Thực tế đầu tư công ở Việt Nam
Tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư tồn xã hội
Tỷ trọng đầu tư cơng là các khoản đầu tư được hình thành từ ngân sách nhà nước
(NSNN), từ trái phiếu chính phủ, tín dụng nhà nước, ODA 1 và từ các DNNN đã
giảm khá nhanh từ khoảng 59% năm 2000 xuống còn gần 38,2% năm 2008 nhưng
lại tăng lên 44,1% vào năm 2010. Tăng trưởng kinh tế cao của nước ta trong suốt
giai đoạn vừa qua gắn liền với tăng mạnh vốn đầu tư, thể hiện qua tỷ lệ đầu tư so
với GDP2 tăng liên tục từ 18,1% năm 1990 lên 42,4% so với GDP vào năm 2010.
Giai đoạn 2011- 2012, tỷ lệ đầu tư so với GDP chỉ đạt trên 30%, thấp hơn khoảng
10% so với giai đoạn 2001 - 2010, thấp hơn khoảng 3% so với mức 33% của Kế
hoạch 5 năm 2011 - 2015.
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư năm 2011, Việt Nam đã triển khai
đầu tư công với tổng số vốn dự kiến chi 123.029,1 tỷ cho 20.529 dự án, tức là đáp
ứng khoảng 1/3 dự án và 1/2 nhu cầu vốn đầu tư. Trong giai đoạn 2000-2009, đầu
tư cho lĩnh vực kinh tế luôn chiếm trên 73% vốn đầu tư của Nhà nước, đầu tư vào
các ngành thuộc lĩnh vực xã hội liên quan trực tiếp đến sự phát triển của con người
như: khoa học, giáo dục và đào tạo, y tế và cứu trợ xã hội, văn hóa, thể thao, phục
vụ cá nhân và cộng đồng còn rất khiêm tốn, giảm từ 17,6% năm 2000 xuống cịn
15,2% năm 2009, trong đó đầu tư cho khoa học, giáo dục và đào tạo giảm tỷ trọng
từ 8,5% năm 2000 xuống còn 5,1% năm 2009; y tế và cứu trợ xã hội từ 2,4%
những năm 2000-2003 lên 3,2-3,9% những năm 2004-2008 và giảm còn 2,8% năm
2009; đầu tư cho lĩnh vực quản lý Nhà nước chiếm khoảng 8%.
Hình 1. Cơ cấu vốn đầu tư tồn xã hội giai đoạn 2001-2010.
1 Hỗ trợ phát triển chính thức
2 Tổng sản phẩm quốc nội

9



Tiểu luận lý thuyết tài chính

Trong cơ cấu đầu tư tồn xã hội, đầu tư của khu vực cơng có một vị trí khá quan
trọng. Bình qn giai đoạn 2001-2010, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư phát triển
toàn xã hội. Đầu tư của khu vực công bao gồm các nguồn chủ đạo là: đầu tư từng
ngân sách nhà nước (NSNN), đầu tư tín dụng Nhà nước, đầu tư từ các doanh
nghiệp nhà nước (DNNN), trong đó đầu tư của NSNN và từ các DNNN chiếm trên
75% đầu tư của khu vực công. Cụ thể như sau:
Vốn đầu tư từ NSNN giai đoạn 2001-2010 chiếm khoảng 51% tổng vốn đầu tư
của khu vực Nhà nước và bằng khoảng 23% tổng vốn đầu tư tồn xã hội. Tính
theo tỷ lệ trên GDP, vốn đầu tư từ NSNN trong giai đoạn 2001-2010 lên đến
9,45% (Bao gồm cả nguồn vốn trái phiếu Chính phủ). Từ năm 2003, để tăng them
nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, việc đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu
được triển khai thực hiện. Đối tượng được đầu tư bằng nguồn trái phiếu Chính
phủ là một số dự án quan trọng, thiết yếu thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi,
y tế, giáo dục và các dự án quan trọng đối với nền kinh tế, cần đầu tư song chưa

10


Tiểu luận lý thuyết tài chính
thể cân đối trong kế hoạch đầu tư hang năm. Bình quân giai đoạn 2006-2010, tổng
nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện ước bằng khoảng 5,5% tổng vốn đầu tư
tồn xã hội.
Vốn tín dụng đầu tư giai đoạn 2001-2010 ước chiếm khoảng 22,6% tổng vốn đầu
tư từ khu vực Nhà nước, tương đương khoảng 4,2% GDP. Nguồn vốn tín dụng
nhà nước trong thời gian qua đã được tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực
hiện dự án đầu tư, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, xúc tiến đầu tư, phát triển các ngành
then chốt như đóng tàu, điện, nước... nhằm góp phần nâng cao tiềm lực của doanh

nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Tỷ trọng đầu tư của khu vực DNNN trong tổng vốn đầu tư Nhà nước tuy có giảm
trong những năm gần đây, song vẫn là nguồn vốn quan trọng. Bình quân giai
đoạn 2001-2010, tổng vốn đầu tư của các tập đồn, doanh nghiệp và tổng cơng ty
Nhà nước chiếm khoảng 25,4% tổng vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước. Nhờ đó,
khu vực DNNN đã phát huy được vai trò đầu tàu trong nhiều lĩnh vực, nhiều
ngành kinh tế quan trọng.
B. Những tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư cơng
I Phân tích định lượng
1 Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng GDP
Khi đánh giá kết quả của đầu tư công, hiện nay ở nước ta thường dẫn ra
những bằng chứng về số lượng các cơng trình đã xây dựng, năng lực sản xuất và
dịch vụ đã được tăng lên. Điều dễ thấy là đầu tư công trong những năm qua đã làm
thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng kỹ thuật của đất nước, nhờ đó ràng đã thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế của cả nước, trong đó có việc tạo điều kiện để các thành phần
kinh tế ngồi nhà nước phát triển, và góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
11


Tiểu luận lý thuyết tài chính
Song, đánh giá hiệu quả của đầu tư cơng địi hỏi khơng chỉ đo đếm số lượng những
kết quả đạt được, mà còn phải xem xét mối tương quan về lượng giữa số vốn đã bỏ
ra và kết quả đạt được. Tình hình phát triển của nhiều nước trên thế giới cho thấy
rằng đầu tư cơng khơng có mối tương quan tỷ lệ thuận với tăng trưởng của nền
kinh tế. Trong phần lớn trường hợp, đầu tư cơng đóng vai trị quan trọng trong việc
thúc đẩy kinh tế, nhưng trong một số trường hợp khác đầu tư cơng kéo lùi tăng
trưởng do sự lãng phí, không hiệu quả và lấn át đầu tư tư nhân. Hơn thế nữa, đầu tư
cơng khơng chỉ có nhiệm vụ duy nhất là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà cịn có
những nhiệm vụ khác như làm ổn định nền kinh tế, tăng phúc lợi xã hội, tạo điều
kiện nâng cao cơng bằng trong xã hội,… Vì vậy, việc phân tích tác động của đầu tư

cơng đối với tăng trưởng kinh tế chỉ là một mặt trong đánh giá hiệu quả đầu tư
cơng nói chung.
Một phương pháp phổ biến dùng để đánh giá vai trị của đầu tư nói chung đối với
tăng trưởng kinh tế là phân tích sự đóng góp của các yếu tố vào sự tăng trưởng
GDP. Ở đây người ta sử dụng hàm sản xuất, với hai yếu tố đầu vào cơ bản là
vốn(K) và lao động (L). Sự gia tăng sản lượng trong nền kinh tế là do hai phần
chính:
− Sự gia tăng của các yếu tố đầu vào K,L
− Sự gia tăng về năng suất bằng hệ số năng suất nhân tố tổng hợp (Total
Factor Productivity–TFP).
Bảng 3. Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GDP (%)
Năm

Tốc độ tăng GDP (%)

K

L

TFP

1990

5,1

6,8

43,9

49,3


1991

5,8

8,4

16,9

74,7

1992

8,7

13,0

14,5

72,5

1993

8,1

41,5

21,6

36,9

12


Tiểu luận lý thuyết tài chính
1994

8,6

39,0

18,5

42,5

1995

9,5

39,9

16,2

43,9

1996

9,3

36,4


1,5

62,1

1997

8,2

54,9

16,0

29,1

1998

5,8

64,1

18,6

17,3

1999

4,8

62,2


17,4

20,4

2000

6,8

47,4

13,8

38,8

2001

6,9

59,8

20,8

19,4

2002

7,1

44,2


27,7

28,1

2003

7,3

72,1

43,7

-15,8

2004

7,8

61,5

21,0

17,5

2005

8,4

59,8


16,4

23,8

2006

8,2

57,1

14,3

28,6

2007

8,4

59,5

14,8

25,7

Nguồn: Kết quả tính tốn của Phạm Sĩ An (2009) theo số liệu của Tổng cục Thống
kê.
Phân tích tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam theo sự đóng góp của các nhân tố
trong thời gian 1990-2007 cho thấy vấn đề mơ hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào
đầu tư nổi lên rõ rệt trong những năm gần đây(Biểu 8).Các nhân tố phát triển theo
chiều sâu ngày càng kém tác động, trong khi quá chú trọng tốc độ tăng trưởng dựa

vào tăng nguồn đầu tư.
Trong những năm 1990 1992, yếu tố vốn chỉ đóng góp từ 7 đến 13% mức
tăng trưởng, trong khi TFP năm cao nhất 1991 đạt tới gần 75%. Kể từ cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á 1997-1998, yếu tố vốn tăng nhanh chóng và chiếm khoảng
gần 60%, yếu tố lao động khoảng 15-20% và yếu tố năng suất tổng hợp chiếm 2530%.
13


Tiểu luận lý thuyết tài chính
Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1991 –
2010 so với GDP (giá hiện hành)

Giai đoạn

Tốc độ tăng trưởng
GDP(%)

Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với
GDP(giá hiện hành)

1991-1995

8,21

28,2

1996-2000

7,00


33,3

2001-2005

7,49

39,1

2006-2010

6,90

42,7

Tổng mức đầu tư toàn xã hội trong 10 năm qua liên tục tăng và duy trì ở
mức cao. Tỷ trọng vốn đầu tư tồn xã hội so với GDP đã tăng từ 35,4% năm 2001
lên dự kiến khoảng 41% năm 2010.Trong đó, bình qn giai đoạn 2001-2005 là
39,1%, giai đoạn 2006-2010 ước vào khoảng là 42,7%. Tính chung cả giai đoạn
2001-2010, tổng đầu tư xã hội bình quân đạt xấp xỉ 41% GDP,cao hơn so với mục
tiêu đề ra và cao hơn so với mức 30,7% GDP giai đoạn 1991-2000.
1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng đầu tư công tăng
Hiện nay, nền kinh tế nước ta có quy mơ GDP khoảng 130 tỷ USD. Để sản
xuất ra 130 tỷ USD đó, trong nền kinh tế có: 100 cảng biển, trong đó có 20 cảng
quốc tế nhưng chưa có một cảng biển nước sâu đủ tiêu chuẩn quốc tế; 22 sân bay
dân dụng, trong đó có 8 sân bay quốc tế; đang xây dựng 18 khu kinh tế biển, 30
14


Tiểu luận lý thuyết tài chính
khu kinh tế cửa khẩu, 260 khu công nghiệp, 650 cụm công nghiệp. Trong thời gian

từ 2001 đến 2010 đã quyết định thành lập mới 307 trường Đại học, Học viện. Hiện
nay Việt Nam có tổng cộng 409 trường Đại học, Học viện, trường Cao đẳng, bình
qn mỗi tỉnh có 6 trường, năm 2015 sẽ có khoảng 550 trường Đại học và Cao
đẳng, theo kế hoạch cần đầu tư 10 tỷ USD/năm (chưa kể giáo dục, y tế). Trong 10
năm qua, mỗi tháng trên đất nước có thêm 1 khu đơ thị mới.
Trong thời kỳ 2001 - 2010, tổng vốn đầu tư cơng tăng bình quân 10,2%/năm
(theo giá cố định), thấp hơn so với tốc độ tăng vốn đầu tư của khu vực kinh tế
ngoài nhà nước (15,1%/năm) và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (18,5%/năm);
trong đó, giai đoạn 2001-2005 tăng 11,1%, giai đoạn 2006 - 2010 tăng 9,3%. Do
thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng chậm trong
2 năm 2011 và 2012. Năm 2011 - 2012, tổng vốn đầu tư tồn xã hội chỉ tăng 7,8%,
trong đó đầu tư công giảm 3,8%.
Trong thời kỳ 2001 - 2010, đầu tư từ nguồn NSNN tăng bình quân
10,5%/năm (theo giá năm 1994), chiếm khoảng 51,7% tổng vốn đầu tư công. Vốn
vay của Nhà nước, trong đó chủ yếu là vốn tín dụng đầu tư nhà nước đạt mức tăng
trưởng bình quân 12,0%/năm, chiếm khoảng 23,1% tổng vốn đầu tư công. Giai
đoạn 2011 – 2012 đầu tư từ NSNN vẫn chiếm tỷ lệ cao trên 52%, phần còn lại là
vốn đầu tư từ trái phiếu và DNNN.
Đánh giá về kết quả thực hiện đầu tư cơng giai đoạn 2011-2020,có thể rút ra
một số nhận định sau: đầu tư từ khu vực nhà nước đã trở thành một động lực quan
trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế

15


Tiểu luận lý thuyết tài chính
thời gian qua,tạo ra các tác động lan tỏa lớn, nhất là các dự án phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông, năng lượng.... Đầu tư cơng đã phát huy vai trị đặc biệt quan
trọng trong những giai đoạn kinh tế khó khăn, thúc đẩy sự tăng trưởng GDP và

ổn định kinh tế vĩ mô.
2 Hiệu quả của vốn đầu tư thôngg qua hệ số ICOR 3
Thước đo hiệu quả vốn đầu tư thường được dùng phổ biến hiện nay là hệ số
suất đầu tư (Incremental Capital Output Ratio - ICOR), hay còn gọi là hệ số sử
dụng vốn, hệ số đầu tư tăng trưởng, hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm. Hệ số
này phản ảnh cần bao nhiêu đồng vốn tăng thêm để tạo ra một đơn vị tăng lên của
GDP.
Trên thực tế, việc gia tăng GDP có thể nhờ nhiều nhân tố chứ không phải chỉ
nhờ gia tăng vốn đầu tư. Chính vì thế, việc tính ICOR thường giả định rằng mọi
nhân tố khác khơng thay đổi và chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăng GDP. Hệ số
ICOR thường được tính cho một giai đoạn vì đồng vốn thường có độ trễ, sau một
giai đoạn mới phát huy tác dụng.
Hệ số ICOR tăng qua các năm và cao hơn các nước trong khu vực vào giai
đoạn phát triển tương tự như của Việt Nam hiện nay cho thấy, hiệu quả đầu tư thấp.
Giai đoạn 1996-2000 chỉ số ICOR của Việt Nam là 5, đến năm 2006-2010 tăng lên
6,2, trong khi năm 2001-2006 chỉ tăng nhẹ lên 5,2. Mặc dù đầu tư tăng nhưng tốc
độ tăng GDP bình quân 5 năm lại chậm dần (năm 2006-2010 là 7%, lạm phát tăng
cao và biến động mạnh qua các năm, thâm hụt ngân sách vượt mức cho phép 5%
GDP của Quốc hội không chỉ trong một năm).

3 Hệ số suất đồng vốn đầu tư

16


Tiểu luận lý thuyết tài chính
Hiệu quả đầu tư thấp của Việt Nam được thể hiện rõ hơn qua hệ số ICOR
cao và có xu hướng gia tăng theo các năm. Tính trung bình, hệ số này ở mức 5,75
từ 2001 – 2010 cao hơn nhiều so với giai đoạn 1991 – 2000. Điều đáng chú ý là hệ
số ICOR nước ta cao hơn nhiều so với Trung Quốc (4,0 từ 2001-2006). Hệ số

ICOR của khu vực kinh tế nhà nước cao hơn nhiều so với khu vực tư nhân trong
nước và tư nhân nước ngồi. Giai đoạn 2001-2010, bình quân cần 7,85 đơn vị đầu
tư nhà nước mới tạo ra được một đơn vị giá trị gia tăng. Trong khi đó, khu vực kinh
tế tư nhân là 3,63 và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là 7,95.
Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trong 10 năm qua, mặc dù
tỷ trọng đầu tư vào các ngành không thay đổi nhiều, nhưng hệ số ICOR của khu
vực nhà nước tăng lên nhanh chóng, thể hiện chất lượng đầu tư thấp và liên tục
giảm dần. Ngoài ra, hiệu quả đầu tư cơng thấp cịn do việc đầu tư thiếu quy hoạch,
dàn trải và phân tán; vốn được phân bổ vào quá nhiều dự án nên các dự án thường
thiếu vốn và kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư, gây lãng phí, tạo kẽ hở cho
tình trạng tham nhũng; quản lý và giám sát đầu tư cịn yếu kém làm thất thốt vốn
đầu tư và chưa bảo đảm chất lượng cơng trình như dự kiến; phân cấp quyết định và
sử dụng vốn đầu tư chưa đi kèm với giám sát, kiểm soát chất lượng và hiệu quả đầu
tư…
Bảng 5. Hệ số ICOR thời kỳ 2000-2007 tính theo vốn đầu tư và tổng tích lũy
tài sản
Khu vực Kinh tế

Tính theo tổng vốn

Tính theo

đầutư

tổng tích

Tồn nền kinh tế

5.2


Kinh tế Nhà nước

7.8

lũy 3tài sản
4.
.
17


Tiểu luận lý thuyết tài chính
Kinh tế ngồi Nhà nước

3.2

2

Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi

5.2

4.

.
(Nguồn: Kết quả tính toán của Bùi Trinh (2009) theo số liệu của Tổng cục
Thống kê).
Nếu xét hiệu quả đầu tư từ tổng vốn đầu tư, để tăng một đồng GDP cần bỏ
ra 5,2 đồng vốn, có thể thấy hiệu quả đầu tư của Việt nam trong giai đoạn 20002007 thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước đây (chỉ vào khoảng 2-3 trong thời
gian 1970-1984). Khi ở trình độ phát triển thấp tương đương với Việt Nam hiện
nay vào những năm 1950-1975, hệ số ICOR của Singapore, Nhật Bản và Hàn

Quốc chỉ dao động trong khoảng 1-2. Thậm chí trong giai đoạn tăng trưởng
nhanh, ICOR ở các nước cũng thấp hơn con số 5 (Đài Loan là 2,7 trong giai đoạn
1981-1990, HànQuốc khoảng 3,2 trong giai đoạn 1981-1990, Nhật khoảng 3,2
trong giai đoạn 1961-1970, Trung Quốc chỉ là 4,1trong giai đoạn 1991-2003).
Vốn đầu tư của toàn nền kinh tế kém hiệu quả (5,2) là do suất đầu tư của
khu vực của nhà nước quá cao (7,8) và của khu vực đầu tư nước ngoài thuộc loại
cao (5,2), trong khi khu vực kinh tế ngồi nhà nước lại có hiệu quả đồng vốn hợp
lý. Nếu so sánh xét hiệu quả đầu tư theo tổng tích luỹ tài sản, thì ICOR của tồn
nền kinh tế Việt Nam thuộc loại cao, song khôngvượt quá nhiều so với một số
nước Đông Nam Á.
Bảng 6. So sánh ICOR của Việt Nam và của một số nước ASEAN
1993-1996

1997-2000

2001-2004

2005-2008

Campuchia

2,07

2,14

2,42

1,97

Inđônêxia


4,04

-25,3

4,74

4,07

18


Tiểu luận lý thuyết tài chính
Malaixia

5,18

9,84

5,18

4,42

Philippin

5,62

7,07

4,79


3,32

Singapo

3,64

5,75

7,03

4,43

Thái Lan

5,61

-26,19

4,10

5,50

Việt Nam

2,99

4,72

4,69


4,64

(Nguồn: Fukunari Kimura, Soji Samikawa- "A lot of reasons why we should invest
more in East Asia". In ERIA Policy Brief No.2009-03, Economic Research
Institute for ASEAN and East Asia - April 2009).
Tính chung trong 20 năm qua, vốn là nhân tố chủ đạo của sự tăng trưởng,
đóng góp tới 46% mức độ tăng trưởng, nhân tố lao động khá ổn định, chỉ chiếm tỷ
lệ 20%, nhân tố tiến bộ công nghệ và quản lý chiếm 34%, nhưng đã ngày càng đi
xuống, mặc dù khi phân tích sâu thì việc ứng dụng tiến bộ cơng nghệ, như công
nghệ thông tin, viễn thông, năng lượng, xây dựng, sinh học đã được nâng lên.
Trong thời gian 10 năm gần đây, tác động của nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu
chỉ còn 20%, gần giống như nhân tố lao động 21%,trong khi nhân tố vốn đã tăng
lên 59%.
Trong giai đoạn 2001-2010,tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn
2001-2010 là 7,2%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nhiều nước trong khu
vực. Có thể nói một trong những nhân tố quan trọng góp phần đạt được tốc độ tăng
trưởng này là Việt Nam đã khơi thông được các nguồn lực tài chính trong và ngồi
nước cho đầu tư phát triển và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặt
ra.
So với ICOR tính theo tổng vốn đầu tư thì điều này cho thấy có một số lượng
vốn đáng kể được bỏ ra nhưng đã khơng trở thành tài sản. Nói một cách khác là
19


Tiểu luận lý thuyết tài chính
hiệu quả đồng vốn bỏ ra kém là bởi vì đã phải chi cho nhiều khâu không trực tiếp
liên quan tới sản xuất. Ở khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, lượng tiền
đầu tư đi vào được trong quá trình sản xuất nhiều nhất (bỏ ra một đồng thì xấp xỉ
83% đi vào được quá trình sản xuất), tiếp đến là khu vực kinh tế tư nhân (bỏ ra 1

đồng có 68% đi vào sản xuất) trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước bỏ ra 1 đồng
nhằm mục đích đầu tư chỉ có 63% là đến được với q trình sản xuất.
Điều hiển nhiên là đầu tư của khu vực nhà nước khơng thể có hiệu quả kinh
tế cao như đầu tư của khu vực tư nhân, bởi vì trong rất nhiều trường hợp mục đích
của đầu tư cơng khơng phải nhằm vào lợi nhuận và hiệu quả kinh tế. Ngay cả phần
lớn doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tuy có mục tiêu chính là sản xuất kinh doanh
nhằm đạt lợi nhuận càng nhiều càng tốt, nhưng vẫn còn phải thực hiện một số mục
tiêu "phi lợi nhuận" như tạo điều kiện phát triển cho các vùng nghèo, có điều kiện
khó khăn, sản xuất và cung ứng các hang hóa cơng cộng, các sản phẩm và dịch vụ
ít lãi, thậm chí lỗ vốn, v.v. Tuy vậy, cũng khơng phải vì vậy mà có thể biện minh
cho việc đầu tư kém hiệu quả của khu vực nhà nước do những nguyên nhân chủ
quan như chiến lược kinh doanh và đầu tư sai lầm, quản lý kém, thiếu trách nhiệm,
lãng phí, tham nhũng,v.v.
Các DNNN được nhà nước hỗ trợ thong qua các chính sách ưu đãi. Các
DNNN được ưu tiên tiếp cận vốn tíndụng. Ngân sách nhà nước có một khoản đầu
tư hỗ trợ các DNNN với số tiền tăng lên hang năm. Chính phủ cũng đứng ra bảo
lãnh cho DNNN lớn đi vay nợ với lý do để thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước đặt
hàng. Với sự ưu đãi như vậy, một số DNNN lớn (tập đồn, tổng cơng ty) đã trở
thành những lực lượng mạnh chi phối các ngành kinh tế chủ lực củaViệtNam. Một
số lĩnh vực đã có tiến bộ vượt bậc trong thời gian ngắn như viễn thông, dầu khí,
đóng tàu biển.

20


Tiểu luận lý thuyết tài chính
Song chính phủ chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các
DNNN, nhất là đối với việc đầu tư. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
được coi là "tự chủ" của doanh nghiệp, nên quá trình kiểm tra, kiểm sốt chưa cao.
Các bộ cũng khơng thể can thiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh của các

DNNN. Nhiều DNNN vay nợ lớn để mở rộng quy mô, đầu tư dàn trải vào nhiều
lĩnh vực, nhiều ngành nghề, phát triển các hoạt động ngồi ngành nghề chính, độc
quyền và có khả năng lũng đoạn thị trường, quản lý kém gây thất thốt vốn, kinh
doanh thua lỗ. Tình trạng sử dụng chưa hiệu quả vốn đầu tư ở các DNNN đã trở
thành phổ biến và đáng báo động.
Mặc dù những xu hướng xấu này đã được cảnh báo từ lâu, thậm chí được
Quốc hội phân tích và yêu cầu chấn chỉnh trong nhiều cuộc họp một số năm gần
đây, nhưng việc cải cách hoạt động của các DNNN hầu như chưa có chuyển biến
đáng kể. Hậu quả xấu khơng tránh khỏi là một số DNNN làm ăn không hiệu quả,
thậm chí đứng trên bờ vực phá sản. Vinashin là trường hợp điển hình.
Tóm lại, với việc chú trọng vào gia tăng mức vốn đầu tư thay vì hiệu quả đầu
tư nên lượng vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu cho đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào cơ
sở hạ tầng đã tăng cao và rất khó có thể đáp ứng được, nhất là trong bối cảnh khủng
hoảng nợ công trên thế giới hiện nay. Đầu tư công của Việt Nam hiện nay đã trở
nên thiếu bền vững dưới phương diện ngân sách và làm cho nền kinh tế trở nên dễ
bị tổn thương trên phương diện các cân đối vĩ mơ.
(Nguồn tham khảo: Tạp chí Tài chính số 12 – 2013)

II. Phân tích định tính

21


Tiểu luận lý thuyết tài chính
3 Sự phong phú của hàng hố cơng cộng
Hàng hóa cơng cộng hay dịch vụ cơng cộng là hàng hố và dịch vụ mang hai
tính chất: không cạnh tranh và không thể loại trừ. Đối lập với hàng hóa cơng cộng
là hàng hóa tư nhân khơng mang hai tính chất trên.
Ở nước ta, trước thời kỳ đổi mới, Nhà nước nắm giữ hầu hết các hoạt động,
từ hoạt động kinh tế đến dịch vụ văn hóa xã hội, từ quản lý hành chính đến giáo

dục, y tế ngân hàng, giao thông bưu điện, giao thông vân tải, du lịch…Nói chung,
Nhà nước đã “bao sân” được tất cả các lĩnh vực trong xã hội Việt Nam.
Một số hoạt động kinh tế, xã hội được tiến hành dưới hình thức tập thể, chịu
sự chi phối của nhà nước.Còn hoạt động của tư nhân chỉ tồn tại trong một số lĩnh
vực, chủ yếu là buôn bán và dịch vụ nhỏ lẻ, khơng có điều kiện phát triển. Nhà
nước đã đầu tư không nhỏ vào việc xây dựng trường học, bệnh viện, mua trang
thiết bị và tổ chức cung cấp miễn phí những dịch vụ này, đồng thời có những chính
sách và biện pháp trợ giúp cho người nghèo được cung ứng dịch vụ công, trước hết
là trong học tập và khám chữa bệnh. Hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe ban
đầu của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Các dịch vụ cơng khác
như văn hóa, thơng tin, chiếu sáng cơng cộng, dịch vụ nhà ở, cung cấp điện, nước,
thu gom rác thải,… đều do Nhà nước trực tiếp tổ chức cung ứng cho xã hội. Mọi
người dân đều có cơ hội gần như nhau trong việc hưởng thụ các dịch vụ cơng do
Nhà nước cung ứng. Bước vào thời kì đổi mới, Nhà nước đã mở cửa một số lĩnh
vực dịch vụ sự nghiệp ( như giáo dục, y tế, văn hố, thể thao…) và dịch vụ cơng
ích ( như vận tải công cộng, vệ sinh môi trường…) cho sự tham gia của các thành
phần kinh tế.
a Dịch vụ sự nghiệp công

22


Tiểu luận lý thuyết tài chính
Trong những năm qua, cùng với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau
trong cung ứng dịch vụ công, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đầu tư cho các
lĩnh vực sự nghiệp với ngân sách chi tiêu được duy trì ở mức 30% tổng chi tiêu của
Chính phủ. Trong hồn cảnh ngân sách nhà nước ln phải chịu sức ép từ phía, có
thể thấy rằng chính phủ đã thực sựquan tâm đến việc cungcấp cho người dân các
dịch vụ công thiết yếu như giáo dục, y tế và an sinhxã hội. Nhìn chung, người dân
đã được hưởng thụ những điều kiện giáo dục, y tế và văn hóa,… tốt hơn. Điều đó

được chứng minh qua bằng chứng chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta đã
đạt được mức cao hơn so với trình độ phát triển kinh tế. Chỉ số HDI bao gồm một
số yếu tố cơ bản của cuộc sống con người như tuổi thọ, trình độ văn hố và thu
nhập thực tế theo đầu người. Nếu như trong năm 2004, xếp hạng về GDP bình quân
đầu người của Việt Nam chỉ ở mức 124, thì chỉ số HDI của Việt Nam được xếp thứ
112 trong số gần 200 nước trên thế giới4.
Hoạt động giáo dục:
Trong lĩnh vực giáo dục, với sự đầu tư của Nhà nước và truyền thống hiếu
học của dân tộc, chúng ta đã hoàn thành việc xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu
học, đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở và phát triển mạnh các trường dạy
nghề, giáo dục đại học và chuyên nghiệp.Số trẻ em trong độ tuổi từng cấp học được
đi học đạt tỷ lệ cao. Năm 2005 tỷ lệ này ở cấp tiểu học là 97%, trung học cơ sở là
80%, trung học phổ thông là 45%. Cả nước có 17 triệu học sinh phổ thơng, trong
đó 48% là học sinh nữ.Các trường phổ thông hầu hết là cơng lập.Trường ngồi
cơng lập cịn ít, phần lớn ở bậc trung học phổ thông và tập trung ở đô thị. Các
trường cơng lập khơng thu học phí ở bậc tiểu học, các bậc học cao hơn có thu học
phí nhưng kinh phí đầu tư và hoạt động vẫn dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước.
Trong lĩnh vực đào tạo (dạy nghề, giáo dục đại học, cao đẳng và chuyện nghiệp),
4 UNDP (2005), Báo cáo Phát triển Con người năm 2004.
23


Tiểu luận lý thuyết tài chính
số trường dân lập ngày càng tăng, nhưng tỷ trọng chưa cao. Năm 2004 có 1,32 triệu
sinh viên đại học, cao đẳng, 465 nghìn học viên trung học chuyên nghiệp, trong đó
10,5% học ở các trường ngồi cơng lập. Số học sinh học nghề mới tuyển năm 2005
là 1,18 triệu người. Sinh viên, học sinh nghèo được nhà nước trợ giúp thơng qua
chính sách học phí và cho vay dài hạn; nhiều địa phương đã vận động nhân dân lập
quỹ khuyến học để giúp cho học sinh nghèo và khuyến khích học sinh giỏi. Bên
cạnh việc không ngừng tăng tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục, (từ 8,6% năm 1985

tăng lên 12,3% năm 2003) Nhà nước ta đã tích cực vận động, thu hút vốn ODA, tài
trợ của các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước dưới hình thức viện trợ khơng
hồn lại và cho vay dài hạn với lãi suất ưu đãi. Đầu tư cho lĩnh vực giáo dục nhằm
thực hiện các mục tiêu về phổ cập giáo dục, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục; phát triển dạy nghề và củng cố chất lượng đại học.
Hoạt động y tế:
Trong lĩnh vực y tế, hệ thống y tế nhà nước đã được xậy dựng và phát triển tương
đối rộng khắp.từ cấp Trung ương, Bộ Y tế và các bệnh viện Trung ương đến các
tỉnh, huyện, xã đều có một mạng lưới các tổ chức về các dịch vụ phịng và chữa
bệnh.
Nhà nước đã có quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và
nâng cao sức khỏe người dân. Ngân sách nhà nước dành cho ngành y tế (năm 2003
chiếm 3,1% tổng chi ngân sách) được phân bổ theo hướng ưu tiên cho y tế dự
phịng, hồn thiện mạng lưới cơ sở, phát triển bảo hiểm y tế cho các đối tượng
chính sách, hiện đại hoá các trung tâm y tế chuyên sâu và phát triển y học cổ
truyền, …Các chính sách trợ giúp của nhà nước cùng với các hình thức hỗ trợ của
cộng đồng qua các quỹ từ thiện, làm việc nghĩa ...thể hiện sự quan tâm và cố gắng

24


Tiểu luận lý thuyết tài chính
của cả nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe người nghèo, người già cơ
đơn, người tàn tật,…Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đã được thực hiện có
hiệu quả. Có thể thấy rõ thành cơng này thơng qua việc thực hiện tốt các dự án tiêm
chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh. Nhờ vậy, nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã
được khống chế; số người mắc và chết do các bệnh truyền nhiễm ngày càng giảm.
Tuổi thọ bình quân của người Việt nam năm 2012 đạt 71,3 tuổi, thuộc loại cao ở
Đơng Nam Á.
Nhà nước cũng có các chính sách nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hệ

thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ trung ương đến cơ sở, tăng cường
đầu tư nhằm đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đặc biệt là công nghệ sinh học, công
nghệ thông tin trong hoạt động y tế; đẩy mạnh sản xuất thuốc chữa bệnh và cải tiến
quản lý thị trường dược phẩm. Việc đổi mới chính sách viện phí được thực hiện đi
đơi với chính sách trợ cấp cho người nghèo, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em
dưới 6 tuổi, phát triển bảo hiểm y tế. Nguồn nhân lực cho ngành y tế được quan
tâm đầu tư phát triển, kể cả việc gửi cán bộ y tế ra nước ngoài đào tạo. Đội ngũ cán
bộ ngành y được hưởng các chính sách đãi ngộ, phụ cấp đặc thù (như phụ cấp
phịng chống dịch; phụ cấp chăm sóc bệnh nhân lao, tâm thần, phong,
HIV/AIDS…).
Nhà nước cũng đóng vai trị nịng cốt trong việc cung ứng các dịch vụ văn
hóa thơng tin... và đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Bản sắc văn hóa dân tộc
được giữ gìn, đồng thời những tinh hoa văn hóa của nhân loại được tiếp thu. Mức
độ tiếp nhận, hưởng thụ văn hóa của người dân qua các kênh khác nhau được cải
thiện rõ rệt.Đã có nhiều cơng trình văn hóa được các ngành, các cấp quan tâm đầu
tư giữ gìn, tơn tạo, các di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn và phát huy.Tại các
địa phương, các cơng trình, thiết chế văn hóa được xây dựng rộng khắp, nhất là
phong trào xây dựng nhà văn hóa thơn, bản.Tính đến năm 2004, cả nước đã có
25


×