Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TƯ TƯỞNG HCM cảm nhận chuyến đi bảo tàng hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.19 KB, 13 trang )

I.

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP, CÁC

GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ
TỊCH HỒ CHÍ MINH:
1. Giai đoạn 1890-1911: Thời thơ ấu và thanh
niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn
Sinh Cung) sinh ngày 19-5-1890 trong một gia
đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù (còn
gọi là Làng Chùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh,
nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An. Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu
là Hoàng Thị Loan.
Từ lúc sinh ra đến 5 tuổi, Nguyễn Sinh Cung sống
trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của gia đình,
đặc biệt là ông bà ngoại. Năm 1895, Nguyễn Sinh
Cung lại theo gia đình vào sống ở Huế.
Đầu năm 1901, sau khi mẫu thân qua đời, Nguyễn
Sinh Cung lại theo cha trở về Nghệ An, rồi lấy tên Nguyễn Tất Thành, tích cực học chữ
Hán và còn theo cha đi một số nơi, học thêm nhiều điều.
Năm 1906, Nguyễn Tất Thành lại theo cha vào Huế, thoạt đầu học trường Pháp Việt, sau học trường Quốc học Huế. Khoảng cuối năm 1909, Nguyễn Tất Thành theo
cha vào Bình Định, tháng 8-1910 vào Phan Thiết, làm giáo viên trường Dục Thanh.
Tháng 2-1911, Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị,
Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu
nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước.
Ngày 5-6-1911 với tên gọi mới là Văn Ba, lên tàu Amiran Latuso Tơrêvin, rời bến
cảng Nhà Rồng đi Mácxây (Pháp). Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lên
đường sang phương Tây, mang theo mình một khát vọng cháy bỏng tìm đường cứu


nước để đem lại: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”. Người hòa mình
với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động
kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách
mạng.


Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người
cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu
tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý
tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý
trên thế giới.
2. Giai đoạn 1911-1920: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mac- Lênin
và khẳng định con đường cách mạng Việt Nam.
Tại Mácxây, ngày 15-9-1911, Người viết thư gửi Bộ trưởng thuộc địa Pháp, ký tên
Nguyễn Tất Thành, xin vào học trường thuộc địa nhưng đã bị từ chối.
Từ năm 1912, Nguyễn Tất Thành đi qua một số nước châu Phi, châu Mỹ.
Giữa năm 1913, Người đến nước Anh, tham gia nhiều hoạt động ở đây cho đến
giữa năm 1917 mới trở lại nước Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp
và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội
Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp)
Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự
do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam .
Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã
hội Pháp, tháng 6-1919 thay mặt những người Việt Nam
yêu nước gửi bản yêu sách gồm 8 điểm (ký tên Nguyễn Ái
Quốc) tới hội nghị các nước đế quốc họp ở Véc-xây (nước
Pháp), đòi chính phủ các nước họp hội nghị phải thừa nhận
quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt
Nam.


Tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo (L’Humanité)
Pháp, Nguyễn Ái Quốc được đọc Luận cương của V.I Lê nin
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Sau này nhớ lại niềm
sung sướng khi đọc Luận cương của V. I Lênin, Chủ tịch Hồ
Chí Minh viết: “Luận cương của V. I Lênin làm cho tôi rất
cảm động, phấn khởi, sáng tỏ tin tưởng biết bao! Tôi vui
mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi
nói to lên nhu đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau
khổ.! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta.”


Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố
Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập
Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời
hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa
cộng sản.
2. Giai đoạn 1921-1930: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng

sáng tạo- đường lối của Lê nin về vấn đề dân tộc,thuộc địa và sáng lập chính
đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.
Từ năm 1921 đến tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc triển khai nhiều hoạt động, tham
gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, dự Đại hội lần thứ I và lần thứ II của
Đảng Cộng sản Pháp, sinh hoạt trong câu lạc bộ Phôbua, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút
Báo Người cùng khổ…
Ngày 13-6-1923, Người rời nước Pháp đi Đức và ngày 22-6-1923 đi Liên Xô. Từ
tháng 7-1923 đến tháng 10-1924, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động trong phong
trào cộng sản quốc tế, bổ sung và phát triển lý luận về cách mạng thuộc địa. Người
hoạt động trong Quốc tế Nông dân; học tập tại trường Đại học Phương Đông; tham
gia đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng Sản; tiếp tục viết nhiều sách báo tuyên truyền cách
mạng, hoàn thành tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp…

Tác phẩm của Nguyễn A’i Quốc “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản
vào cuối nǎm 1925. Nhiều bài trong tác phẩm đã được đǎng báo Le Paria và một số
báo, tạp chí ở Pháp và Liên Xô. Bằng những chứng cớ và số liệu cụ thể, những người
thật việc thật Nguyễn Ái Quốc đã thức tỉnh nhân dân các thuộc địa, đồng thời chỉ ra
con đường đấu tranh của cách mạng thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: “Chủ nghĩa
tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái
vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy người ta phải
đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi thì cái vòi còn lại kia sẽ
tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ
lại mọc ra“.
Ngày 11 tháng 11 nǎm 1924 Bác đến Quảng Châu (Trung Quốc). Trong báo cáo
gửi Chủ tịch Đoàn quốc tế cộng sản ngày 18 tháng 12 nǎm 1924 Bác đã thông báo về
việc đã tiếp xúc với nhóm những người Việt Nam yêu nước ở Quảng Châu để huấn
luyện về phương pháp hoạt động tổ chức và sau ba tháng học xong sẽ trở về Đông
Dương, và có một đoàn khác sang. Người nhấn mạnh: “Trong lúc này, đây là biện
pháp duy nhất“.


Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số đồng chí trực tiếp giảng bài cho các lớp huấn
luyện. Những bài giảng của Người được tập hợp in thành sách mang tên “Đường
Cách mệnh” xuất bản nǎm 1927. Một trong những vấn đề đầu tiên Nguyễn Ái Quốc
đặc biệt quan tâm là đào tạo những người tự nguyện hy sinh phấn đấu suốt đời cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; hiểu lý luận Mác
– Lênin; biết đoàn kết và tổ chức nhân dân cùng phấn đấu vì sự nghiệp chung. Phân
tích những bài học kinh nghiệm của nhiều cuộc cách mạng trên thế giới, Nguyễn Ái
Quốc nêu rõ cách mạng Việt Nam phải theo gương cách mạng Nga đánh đuổi đế quốc
giành độc lập dân tộc, đánh đổ phong kiến tay sai đem lại ruộng đất cho nông dân.
Hè năm 1927, khi tình hình cách mạng Trung Quốc có nhiều biến động phức tạp,
Nguyễn Ái Quốc lại đi Liên Xô, sau đó đi Đức (tháng 11-1927) rồi bí mật sang Pháp,
đến nước Bỉ dự cuộc họp của Đại hội đồng liên đoàn chống đế quốc (tháng 12-1927),

rồi quay lại Đức, đi Thụy Sĩ, sang Italia.
Tháng 7-1928, Nguyễn Ái Quốc tới Xiêm (Thái Lan), rồi trở lại Trung Quốc vào
cuối năm 1929.
Từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc
chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Giai đoạn 1930-1945: Bác tổ chức lãnh đạo cách mạng tháng tám thangứ lợi

và sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Từ năm 1930 đến năm 1941, tuy hoạt động ở nước ngoài nhưng Nguyễn Ái Quốc
vẫn chỉ đạo sát sao phong trào cách mạng trong nước. Trong khoảng thời gian ấy,
Người có lúc ở Liên Xô, Trung Quốc, từng bị kẻ thù bắt giam ở Hồng Kông.

Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945


Cuối năm 1932, Người được trả tự do. Đầu nǎm 1934 Người trở lại Liên Xô. Tại
đây Người vào học trường Quốc tế Lênin, nghiên cứu ở Viện nghiên cứu các vấn đề
dân tộc và thuộc địa, đồng thời tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng trong
nước trong hnh hình chủ nghĩa phát xít đã công khai đàn áp mọi phong trào dân chủ
và hoà bình. Trong nhiều tài liệu Bác nêu lên sách lược của Đảng Cộng sản Đông
Dương trong thời kỳ 1936-1939, nhấn mạnh vấn đề tập hợp mọi tầng lớp nhân dân và
thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi đấu tranh đòi tự do, dân chủ và hoà
bình.
Năm 1938, Người trở về Trung Quốc chủ yếu hoạt động ở vùng Quảng Tây cho
đến ngày 6 tháng 6 nǎm 1941 thì về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam.
Bác gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng
cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian
đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng… Việc cứu quốc là việc chung, ai là
ngườiViệt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: người có tiền góp
tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài nǎng góp tài nǎng.

Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vì đồng bào mưu giành tự do
độc lập, dẫu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề”.
Người triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, xác định
đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc, chỉ đạo thành lập mặt trận Việt Minh, sáng
lập Báo Việt Nam độc lập, tổ chức lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách
mạng, lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Tháng 3 nǎm 1944, Người tham dự Hội nghị các lực lượng cách mạng Việt Nam ở
Liễu Châu (Trung Quốc). Tại Hội nghị này Người đã đọc báo cáo về hoạt động của
Mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản, nêu rõ tiền đồ của sự nghiệp giải phóng dân
tộc ở Việt Nam, mối quan hệ mật thiết và lâu đời giữa hai nước Việt Nam và Trung
Quốc.
Tháng 12 nǎm 1944, Người quyết định thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dânViệt Nam.
Ngày 16 tháng 8 nǎm 1945 Quốc dân đại hội Tân Trào đã hoàn toàn nhất trí với
chủ trương phát động khởi nghĩa của Đảng. Đại hội đã bầu ra ủy ban giải phóng dân
tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Trong bức thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Hỡi đồng
bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến; toàn quốc đồng bào
hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế


giới đang ganh nhau tiến bước giành độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên!
Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên”. Ngày 19-8, khởi
nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, ngày 23-8 thắng lợi ở Huế, ngày 25 tháng 8 thắng lợi ở Sài
Gòn.
Ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Người đọc Tuyên ngôn độc lập khai
sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Giai đoạn 1945-1954: Người tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững

chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược.

Năm 1945-1946, Người cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân xây dựng và
bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đối phó với thù trong, giặc ngoài, đưa cách
mạng Việt Nam vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, tổ chức Tổng tuyển cử
trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam.
Quốc hội khoá I (1946) đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà.
Sáng ngày 20 tháng 12nǎm 1946, trên làn sóng phát thanh của Đài tiếng nói
Việt Nam, lời kêu gọi cứu nước của Người đã truyền đi khắp nước:
“Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ… Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn
giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân
Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm
thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định chiến cục Đông Xuân 1953-1954
và chiến dịch Điện Biên Phủ.


Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp
hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược, kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 lừng lẫy năm
châu, chấn động địa cầu, đưa miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
5. Giai đoạn 1954-1969: Bác lãnh dạo cách mạng xã hộ chủ nghĩa ở miền Bắc và
đấu tranh chống Mỹ xâm lược. Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Miền Bắc được giải phóng, nhưng đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thực hiện âm mưu
chia cắt đất nước ta lâu dài, biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới. Trung ương Đảng
và Hồ Chủ tịch tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến
lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Nam, thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Một ngày Tổ quốc chưa thống nhất, miền Nam chưa
được giải phóng là một ngày tôi ǎn không ngon, ngủ không yên“.
Người luôn dành tình cảm sâu đậm với miền Nam, quan tâm theo dõi và cổ vũ
từng bước tiến của cách mạng miền Nam. Trong Thư gửi đồng bào cả nước ngày 6
tháng 7 nǎm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Thống nhất nước nhà là con đường
sống của nhân dân ta. Đại đoàn hết là một lực lượng tất thắng”. Đồng bào miền Nam
luôn hướng về Bác Hồ, về Thủ đô Hà Nội, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống
nhất Tổ quốc. Những vật lưu niệm từ miền Nam gửi tới Người được trưng bày đã nói
lên tình cảm tha thiết của nhân dân miền Nam đối với Người.
Tại đại hội lần thứ III của Đảng năm 1960 đã bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm
chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khoá II,
khoá III bầu Người là làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường
lối đúng đắn, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, công cuộc cải tạo và
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thắng lợi; đặt nền móng và không ngừng vun
đắp tình hữu nghị giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, giữa Đảng
Cộng sản Việt Nam với các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế.
Nǎm 1962, khi tiếp Đoàn đại biểu nhân dân miền Nam ra thǎm miền Bắc, Chủ tịch
Hổ Chí Minh nói: “Hình ảnh miền Nam yêu quý luôn luôn ở trong trái tim tôi”.
Người mong muốn miền Nam sớm được giải phóng để vào thǎm đồng bào, cán bộ và
chiến sĩ thân yêu. Nǎm 1963 khi Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề nghị
tặng Huân chương Sao vàng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đề nghị: “Chờ đến


ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, Quốc hội cho phép đồng
bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý đó. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung
sướng, vui mừng”
Tháng 8 nǎm 1964 đế quốc Mỹ gây ra sự kiện “Vịnh Bắc Bộ“, và từ tháng 2 nǎm
1965 đã mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc và ồ ạt đưa

quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam.
Tháng 7 nǎm 1966 Mỹ đã dùng máy bay ném bom Thủ đô Hà Nội và thành phố
Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên nhân dân Việt Nam vượt qua hy sinh
gian khổ và kêu gọi: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 nǎm, 10 nǎm, 20 nǎm, hoặc lâu
hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song
nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Đến ngày
thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.
Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để lại muôn vàn tiếc thương cho
toàn Đảng, dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới.
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm
gương sáng ngời cho chúng ta học tập. Tên tuổi của Người đã đi vào lịch sử cách
mạng thế giới như là người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các
nước thuộc địa trong thế kỷ XX.
Năm 1990, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp quốc
(UNESCO) đã tôn vinh Người danh hiệu: Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân
Văn hoá thế giới.
II. BÀI HỌC VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân,
một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là
tấm gương đạo đức của một người Việt Nam chân chính, bình thường, gần gũi, ai
cũng có thể học theo, làm theo, để trở thành một người cách mạng, người công
dân tốt hơn trong xã hội. Điều ấy thể hiện trong các điểm sau:
Một là, đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Ngay từ thuở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách rõ ràng mục
tiêu phấn đấu là vì nước, vì dân. Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng lâu dài
và gian khổ, Người đã chấp nhận mọi sự hy sinh, không quản gian nguy, kiên
định, dũng cảm và sáng suốt để vượt mục tiêu đó.



Hai là, đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần
to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích.
Cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh là một chuỗi năm tháng đấu tranh vô
cùng gian khổ. Vượt qua bao khó khăn, Người kiên trì mục đích của cuộc sống,
bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm, khí phách, bình tĩnh, chủ động vượt qua mọi
thử thách. Người tự răn mình: “Muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao”.
Ba là, đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức
mạnh của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân
Hồ Chí Minh luôn luôn tin ở con người, tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh
của nhân dân; dựa vào dân, lấy dân làm gốc, nguyện làm “người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân”, “người lính vâng lệnh quốc dân, đồng bào ra mặt trận”.
Bốn là, đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của lòng nhân ái, vị tha, khoan
dung, nhân hậu, hết mực vì con người.
Hồ Chí Minh có tình thương yêu bao la với tất cả mọi kiếp người, chia sẻ
với mỗi người những nỗi đau. Người nói “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi
đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại
thì thành nỗi đau khổ của tôi”9.
Năm là đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
Hồ Chí Minh sống thật sự cần, kiệm, giản dị, coi khinh sự xa hoa, không ưa
chuộng những nghi thức trang trọng. Suốt đời Người sống trong sạch, vì dân, vì
nước, vì con người, không gợn chút riêng tư. Người đã đề ra tư cách người cách
mạng cho cán bộ, đảng viên phấn đấu và tự mình gương mẫu thực hiện.
Bấy nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại trong một con người làm cho tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên siêu việt, vô song “khó ai có thể vượt hơn”.
Nhưng cũng chính từ sự kết hợp của những đức tính đó, Người là tấm gương cụ
thể, gần gũi mà mọi người đều có thể noi theo.
III. CẢM NHẬN VỀ CHUYẾN ĐI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH.
Chuyến đi tham quan Bảo Tàng Hồ Chí Minh để lại trong em nhiều suy
nghĩ và cảm xúc về vị Chủ Tịch – người anh hùng vĩ đại kính yêu của dân tộc Việt

Nam. Đi một quãng đường tương đối dài để đến bảo tàng Hồ Chí Minh nằm ở
Quận 4, TP. Hồ Chí Minh, vào một buổi trưa nắng, tôi cảm thấy mệt mỏi vì cái
nóng oi bức trên đường đi, ấy thế vậy mà vừa đến Bảo Tàng Hồ Chí Minh, không


khí yên tĩnh, gió từ sông Sài Gòn thổi lên mát rượi, bao nhiêu mệt nhọc dường như
tan biến hết. Hơn thế nữa trước khi bước vào bảo tàng một hình ảnh anh hùng vĩ
đại đứng hiên ngang, xững sỡ trước sương gió đó là tượng người thanh niên 21
tuổi có tên là Nguyễn Ái Quốc đã dũng cảm ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng
cho dân tộc dân tộc Việt Nam. Người là niềm tự hào của dân tộc ta và cũng là tấm
gương để chúng ta luôn luôn học hỏi, noi theo tấm lòng yêu nước, hết lòng vì đất
nước , dân tộc của Người. Tượng đứng kiêu hùng oai dũng ở trung tâm như một
biểu tượng của bảo tàng, tượng thu hút mọi người ngay khi bước vào đây.
Tiếp đó nhóm chúng tôi bước tiếp vào bên trong bảo tàng hình ảnh đạp
ngay vào mắt tôi đó là bức ảnh của 54 dân tộc được trưng bày trên bức tường phía
bên ngoài. Bất chợt tôi phát hiện ra một điều mà ai cũng biết, thì ra em cũng thuộc
một dân tộc trong đó – dân tộc Kinh. Vừa lúc đó có bạn trong nhóm hỏi : Bạn
thuộc dân tộc gì? Tôi cười và trả lời vui là : tôi thuộc dân tộc Việt Nam. Có phải
tôi đã tự tách mình ra khỏi khối đại đoàn kết dân tộc chăng?  . Kế đó tôi lại nhìn
sang thấy
Bản tuyên ngôn ngày 2 tháng 9 năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết
sánh cùng hai bản tuyên ngôn chủ quyền độc lập của cha ông để lại. “Bình Ngô
Đại Cáo” của Nguyễn Trãi là bản tuyên ngôn thứ 2 của nước Việt. “Nam Quốc
Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt
Nam. Nhìn ba Bảng tuyên ngôn mà tôi tự thầm trong bụng rằng: tôi rất tự hào và
vui sướng khi mình là người con của nước Việt Nam.
Nhóm chúng tôi bước tiếp vào trong Bảo Tàng , ấn tượng đầu tiên của tôi là
căn phòng tràn ngập hình của Bác Hồ, những bức ảnh đen trắng rất chân thật ở
nhiều góc độ và thời điểm khác nhau. Tôi bước đi qua từng tấm hình, đọc từng lời
chú thích trên hình, tôi càng hiểu thêm về Bác, càng thêm cảm động về những tình

cảm, những hành động cao cả cũng như tấm lòng bao la của Bác đối với nhân dân
Việt Nam, đặc biệt là nhân dân miền Nam. Những tấm hình, những hiện vật đã tái
hiện, truyền tải thật nhiều cảm xúc những điều mà thế hệ trẻ ngày nay chưa được
biết về Bác.Tôi thấy chiếc áo mà mọi người đã dùng để tang Bác khi Bác vào giấc
ngủ ngàn thu. Lời chú thích:
“Trên ngực áo này không một tấm huân chương và sau làn vải ngực áo này cómột
trái tim”
Lời chú thích đó làm tôi phải suy nghĩ. Bác đã hy sinh cả một đời để cống
hiến cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam. Tôi thấy mình sống quá ích kỷ, chỉ
biết nghĩ cho bản thân,chưa biết “cho” mà chỉ biết “nhận”. Và cũng không ít người
trẻ tuổi vì sống vội, bương chảy mưu sinh đã không nhìn lại cách sống của mình,


thiếu quan tâm đến mọi người xung quanh, hay nói đúng hơn chứng “vô cảm”. Tôi
nghĩ, là một sinh viên chúng ta nên có phút nhìn lại mình để không phụ lòng Bác.
Có lẽ tấm hình mà tôi xúc động và ấn tượng nhất là tấm hình Bác khóc tại
kỳ họp Quốc hội (12/ 1956) khi nói đến đồng bào miền Nam đang chịu sự đày đọa
của bọn đế quốc Mỹ. Tấm hình đó thật sự khiến chúng ta phải rưng rưng. Chỉ khi
thấy sự chân thật như vậy, chúng ta mới hiểu thấu được tấm lòng cao cả của Bác.
Trong cuộc sống, khi không đạt được ước mơ, khi đau khổ chúng ta khóc. Nếu so
sánh chúng ta và Bác thì không cân xứng về thời gian lịch sử cũng như hoàn cảnh
sống. Nhưng theo tôi giọt nước mắt của chúng ta giống như giọt nước nhỏ ngoài
đại dương rộng lớn, nó chẳng thấm tháp gì với giọt nước mắt khóc cho nhân dân
của Bác. Bác đã hy sinh hạnh phúc cá nhân, sống hết mình vì nhân dân. Bác lúc
nào cũng day dứt đau đớn khi nghĩ đến đồng bào miền Nam đang chịu đau đớn
dưới ách thống trị của kẻ thù, làm sao cho đất nước thống nhất. Những trăn trở,
những đau đớn, những giọt nước mắt của Bác thật vĩ đại biết bao.
Vào bên trong nữa tôi lại thấy được những hình ảnh cái áo nâu sờn, đôi dép
xưa mà Bác đã dùng hồi trước, đặt biệt là những lá thư tay mà mà Bác đã viết cho
các cán bộ Đảng viên, viết cho các chiến sỹ, cho quần chúng nhân dân, cho các

cháu thiếu nhi… mà trong mỗi lá thư Bác viết dù là việc công hay việc tư, đều
chất chứa những tình cảm dạt dào. Từng câu chữ trong những bức thư đều chứa
đựng những tình cảm chân thành sâu lắng thiết tha.
Có thể nói, chuyến đi bảo tàng Hồ Chí Minh hôm ấy đã đem lại cho tôi một
trải nghiệm vô giá. Những chuyến đi tìm về lịch sử như vậy thật sư khiến người ta
phải trầm ngâm về hiện tại. Được nhìn những hình ảnh của Bác, thấu hiểu được
nỗi lòng của Bác, mình thật sự phải tự nhủ là phải biết sống nhân ái hơn, bao dung
và đùm bọc với cộng đồng hơn, để không phải cảm thấy hổ thẹn với sự hy sinh to
lớn của Bác. Những cái vọng ước của mình trong hiện tại có thể đối với bản thân
là rất lớn, nhưng đó chỉ là vọng ước của cá nhân tầm thường, dẫu có thất bại cũng
có thể vượt qua, có thể làm lại, có thể trăn trở một thời gian ngắn để giải quyết, nó
không là gì đối với tấm lòng của Bác, sẵn sàng quên mình để lo cho mong ước
chung của nước của dân.
Tôi cảm ơn Đoàn khoa trường Đại Học Văn Hiến đã tổ chức một buổi học
vô cùng ý nghĩa như vậy. Bởi lẽ những chuyến đi tìm hiểu lịch sử như vậy là dịp
để chúng ta nhìn nhận lại hiện tại.Từ đó chúng ta sẽ thay đổi cách suy nghĩ mang
tính cộng đồng hơn. Thay đổi và tiến tới xóa bỏ những việc làm ích kỷ sau: Khi


chúng ta có chút tài năng, chúng ta có thể sẵn sàng dứt áo ra đi tìm một miền đất
hứa ở bên kia đại dương, tạo dựng sự nghiệp và quay lưng lại với việc đóng góp
cho sự phát triển của đất nước, cứ mặc cho nước ta “bị chảy máu chất xám”. Hay
những người lãnh đạo xa rời nhân dân. Với họ, khoảng cách với dân là rất lớn,
tiếng nói của nhân dân là rất xa, tâm tư nguyện vọng của nhân dân là một khoảng
trắng.
Và tự bản thân tôi bỗng thấy mình trước giờ được sống trong cảnh hòa
bình, trong sự lo toan của gia đình, sống trong hạnh phúc mà không biết quý trọng
nó. Tôi thấy mình thật là ích kỷ, được nhận rất nhiều mà đâu đã làm gì có ích cho
gia đình xã hội. Từ giờ ch tôi sẽ sống tiết kiệm, không đua đòi háo thắng, phải biết
mà phải cố gắng, biết ước mơ, hoài bão và vươn tới tương lai bằng chính đôi chân

của mình, sống là chính mình, hết mình với cuộc đời này, và hơn hết là học tập
cho tốt để góp phần xây dựng quê hương đất nước. Tôi cảm thấy thêm tự hào vì
mình là một công dân Việt Nam, là con cháu Bác Hồ ./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Website:www.tailieu.vn
2/ Sách KHÁC VỌNG HÒA BÌNH VÀ ĐỌC LẬP DÂN TỘC_Tác giả:PGS.TS Võ
Văn Lộc.
3/Ngoài ra - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản chùm ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhân dịp kỷ niệm 124 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/ 2014) là UNESCO
với sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh'', ''Phong cách Bác Hồ đến cơ sở'', ''Bác Hồ với
những mùa Xuân kháng chiến'', ''Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và sự vận
dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay'', ''Học tập đạo đức Bác Hồ'', ''Theo dấu chân
Bác Hồ'', ''Hồ Chí Minh - Về văn hóa làm người'', ''Hồ Chí Minh nhân văn và phát triển'',
''Hồ Chí Minh - Ông Tiên sống mãi'', ''Sức cảm hóa Hồ Chí Minh'', ''Học tập và làm theo
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua tác phẩm Đạo đức cách mạng''.



×