Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận môn triết học mối quan hệ cặp phạm trù nội dung và hình thức trong nguyên tắc ghi chếp kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.92 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TRIẾT HỌC

MỐI QUAN HỆ CẶP PHẠM TRÙ
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
TRONG NGUYÊN TẮC GHI CHÉP KẾ TOÁN

LỚP: 16C1PHI50102
KHÓA 25 (2015 – 2017)
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

TP. HCM, tháng 08 năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TRIẾT HỌC

MỐI QUAN HỆ CẶP PHẠM TRÙ
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
TRONG NGUYÊN TẮC GHI CHÉP KẾ TOÁN
THÀNH VIÊN
No.

Name

Student Code


1

Trương Á Bình

7701250350A

2

Nguyễn Thị Kim Chi

7701250368A

3

Nguyễn Thị Thùy Dung

7701250385A

4

Nguyễn Đỗ Ngọc Phú

7701250783A

5

Lý Minh Triết

7701251065A


TP. HCM, tháng 08 năm 2016


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Ngày … tháng … năm …

TS. Bùi Văn Mưa


LỜI CẢM ƠN

Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu và kiến thức còn hạn
chế nhưng cùng với sự trợ giúp của giảng viên hướng dẫn, sự tổng hợp tài liệu từ kho
sách báo của thư viện và sự nỗ lực của tập thể nhóm,... đã giúp chúng em hoàn thành bài
tiểu luận này.
Tập thể nhóm xin chân thành cảm ơn:


Ban giám hiệu nhà trường đã tạo những điều kiện học tập tốt nhất với cơ sở
vật chất, trang thiết bị hiện đại... giúp quá trình nghiên cứu và hoàn thành



bài tiểu luận của nhóm được dễ dàng hơn.
Các cán bộ quản lí thư viện đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em vào

tham khảo tài liệu, tìm kiếm thông tin từ sách báo, từ hệ thống Internet.
• Đặc biệt là giảng viên: TS. Bùi Văn Mưa đã hướng dẫn cặn kẽ cho chúng
em phương thức thực hiện bài tập nhóm này.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2016


BIÊN BẢN ĐÚC KẾT ĐÁNH GIÁ
I/ Đánh giá về kết quả công việc.
Nội dung công việc
Tham gia đóng góp
ý kiến đề xuất đề tài
nghiên cứu theo yêu
cầu của thầy
Tổng hợp công việc

phân công cho các
thành viên trong
nhóm
Phần lời mở đầu

Phần cơ sở lý luận

Phần nội dung về
nguyên tắc ghi chép
kế toán

Phần nội dung về
việc vận dụng cặp
phạm trù nội dung
và hình thức trong
nguyên tắc ghi chép
kế toán

Người được
phân công
Cả nhóm

Nhận xét
Các thành viên đều có sự
tham gia đóng góp ý kiến

Các thành viên đều nhất trí
Á Bình – Minh
với phần phần công việc
Triết

được giao
Phần lời mở đầu tương đối
tốt, đảm bảo được nội dung
Kim Chi
mà cả nhóm đã thống nhất,
không chỉnh sửa nhiều
Phần bài C. Phú khá đầy đủ
nhưng vẫn chưa nêu rõ
phần ý nghĩa phương pháp
Ngọc Phú – Á
luận.
Bình
C. Bình bổ sung phần ý
nghĩa cặp phạm trù nội
dung và hình thức
Bài viết có ý tưởng nhưng
chưa nêu bật được nội dung
các nguyên tắc cơ bản trong
ghi chép kế toán cũng như
Á Bình – Minh chưa thể hiện rõ vai trò
Triết
mang tính chất “bắt cầu”
cho phần nội dung sau.
Ô. Triết đã dựa trên ý tưởng
của C. Bình tiến hành sửa
chữa lại phần nội dung này.
T. Dung – M. Bài viết có ý tưởng trong
Triêt
việc vận dụng cặp phạm trù
nội dung và hình thức vào

giải thích mối quan hệ giữa
nội dung kinh tế và tài
khoản kế toán. Tuy nhiên,
lý luận chưa sâu sắc, lập
luận chưa thể hiện rõ vấn
đề mà nhóm cần làm nổi
bật.

Tỳ lệ đóng góp cho
bài tiểu luận
Mỗi thành viên 2%

Á. Bình: 3%
M. Triết: 2%

Kim Chi: 10%

N. phú: 10%
Á Bình: 5%

Á. Bình 5%
M. Triết 15%

T. Dung: 10%
M. Triết: 15%


Kết luận

T. Dung – M.

Triết

Tổng kết bài, định
dạng trang, kiểm tra
Á Bình
lỗi chính tả, tài liệu
tham khảo
II / Kết quả đúc kết đánh giá
Họ và tên
Lý Minh Triết
Trương Á Bình
Nguyễn Thị Thùy Dung
Nguyễn Thị Kim Chi
Nguyễn Đỗ Ngọc Phú
III/ Nhận xét chung

Ô. Triết đã dựa trên ý tưởng
của C. Dung tiến hành sửa
chữa lại phần nội dung này.
Bài viết còn thiên phần
nhiều về lĩnh vực kế toán,
chưa nói rõ được mục đích
nghiên cứu của đề tài là
nhằm làm nổi bật tính ứng
dụng rộng rãi của phép biện
chứng duy vật.
Ô.Triết đã tiến hành chỉnh
sửa lại dựa trên ý tưởng C.
Dung
Cả nhóm đều nhất trí nội

dung đã được tổng hợp

Chức vụ
Nhóm Trưởng
Nhóm Phó
Thành viên
Thành viên
Thành viên

Tỷ lệ đóng góp
40%
20%
16%
12%
12%

T. Dung :4%
M. Triết: 6%

Á Bình: 5 %

Kết quả đánh giá
A
B
B
C
C

Nhìn chung, các thành viên trong nhóm đều có sự tích cực và có nhiều cố gắng
tham gia đóng góp, xây dựng bài tiểu luận: “Mối quan hệ cặp phạm trù nội dung và hình

thức trong nguyên tắc ghi sổ kế toán”.
Trưởng nhóm

Lý Minh Triết


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Triết học được gọi là khoa học của các khoa học, trong triết học phép biện chứng
duy vật nói riêng, triết học Mác-xít nói chung có vị trí hết sức quan trọng trong khoa học
và cuộc sống. Những tri thức của triết học đang là công cụ tư duy sắc bén để con người
nhận thức và cải tạo thế giới, đang được vận dụng hàng ngày vào các lĩnh vực hoạt động
của con người.
Nguyên lý kế toán ra đời gắn liền với quá trình tái sản xuất, nó là tất yếu khách quan
của mọi hình thái kinh tế xã hội. Lịch sử hình thành nguyên lý kế toán vận hành theo quá
trình của nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Ban đầu, kế toán được
hình thành từ những quan sát, đo lường của con người đối với kết quả lao động của họ.
Sản xuất xã hội phát triển kéo theo sự phát triển của kế toán, hình thành kinh tế xã hội tư
bản chủ nghĩa kế toán được phát triển thành một khoa học.
Ngày nay, khoa học kế toán được hiểu là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và
cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Phương pháp biện chứng của triết học khẳng định rằng mọi sự vật và hiện tượng
luôn có mối quan hệ với nhau trong trạng thái vận động biến đổi để phát triển mà nguồn
gốc của nó là sự đấu tranh của các mặt đối lập. Điều này được thể hiện rõ trong từng nội
dung của hệ thống kế toán.
Nguyên lý về sự phát triển trong triết học khẳng định mọi sự vật, hiện tượng luôn
vận động biến đổi, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc ở những cấp độ cao dần. Điều
này được thể hiện rõ nét trong chương về đối tượng kế toán. Trong quá trình hoạt động

của đơn vị tài sản và nguồn vốn không đứng im mà nó không ngừng vận động, chuyển
hóa từ dạng này sang dạng khác trong quá trình tái sản xuất, kết thúc một chu kỳ nó lại
được bắt đầu bởi một chu kỳ với sự gia tăng về quy mô, số lượng giúp doanh nghiệp
không những tồn tại mà còn phát triển mạnh. Bởi vậy, nguyên lý về sự phát triển và các
cặp phạm trù cơ bản trong triết học đã được sử dụng để xây dựng các nội dung của kế
toán. Bài tiểu luận này tập trung nghiên cứu vấn đề “Mối quan hệ cặp phạm trù nội
dung và hình thức trong nguyên tắc ghi chép kế toán”.

[8]


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm
Nội dung: Phạm trù triết học dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu
tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng.
Hình thức: Phạm trù triết học dùng để chỉ một hệ thống các mối liên hệ tương đối
bền vững ổn định, tạo nên cấu trúc nội tại của nội dung, và là phương thức tồn tại của bản
thân sự vật.
Phép biện chứng duy vật phân biệt hình thức bên trong với hình thức bên ngoài; chú
trọng đến hình thức bên trong bản thân sự vật vì nó gắn liền với nội dung.
1.2. Mối quan hệ biện chứng
- Tính thống nhất giữa nội dung và hình thức: Không có hình thức nào không
chứa nội dung, và ngược lại, không có nội dung nào không được thể hiện qua một vài
hình thức nhất định. Cũng một nội dung, trong những điều kiện khác nhau, được thể hiện
bằng những hình thức tồn tại khác nhau, và ngược lại, cùng một hình thức, trong những
điều kiện khác nhau, thể hiện được nhiều nội dung khác nhau.
- Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức (nội dung nào thì hình thức
nấy): Nội dung là mặt động, không ổn định, dễ biến đổi; Hình thức là mặt tĩnh, khá ổn
định, ít biến đổi.
+ Sự vận động, phát triển của bản thân sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi

của nội dung. Khi nội dung biến đổi đến một mức nào đó sẽ tạo ra sự không phù hợp (tức
xung đột hay mâu thuẫn) giữa nội dung và hình thức.
+ Sự xung đột hay mâu thuẫn này đòi hỏi phải giải quyết bằng cách phá bỏ hình
thức cũ, xác lập hình thức mới, sao cho phù hợp với nội dung (ở một trình độ) mới. Điều
này làm cho sự vật chuyển sang một trạng thái mới về chất.
- Hình thức có tính độc lập tương đối, nhờ tính độc lập tương đối mà hình thức
có thể tác động trở lại nội dung: Khi phù hợp với nội dung, hình thức thúc đẩy sự phát
triển của nội dung. Khi không phù hợp với nội dung, hình thức sẽ kìm hãm sự phát triển
của nội dung. Tuy nhiên, sự kìm hãm này chỉ mang tính chất tạm thời, đến một lúc nào
đó, nội dung sẽ tự “giải phóng” mình ra khỏi sự kìm hãi của hình thức để tiếp tục phát
triển.
[9]


1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động nhận thức, muốn hiểu được thực trạng của sự vật phải phát hiện
được nội dung và hình thức của nó trong sự thống nhất lẫn nhau mà không được tuyệt đối
hóa cái này, coi thường cái kia.
Trong hoạt động thực tiễn, phải biết khai thác và sử dụng mọi hình thức có thể có để
giải quyết tốt nhiệm vụ thực tiễn (nội dung) đặt ra; phải chống lại quan điểm bảo thủ, đầu
óc thủ cựu chỉ biết làm theo kiểu cũ, duy trì hình thức cũ, lẫn quan điểm chủ quan nóng
vội, tùy tiện thay đổi hình thức một cách vô căn cứ; phải thấy được vai trò quyết định của
nội dung, biết xây dựng những nội dung phù hợp với hình thức và điều kiện sẵn có; biết
tác động đến sự thay đổi nội dung để cải biến sự vật. Phải nắm vững điều kiện, cách thức
thay đổi của hình thức cũng như sự tác động ngược lại của hình thức đến nội dung để
vạch ra đối sách thích hợp, rồi thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ,
phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp
vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào tiến trình hoạt động, phát
triền của đối tượng, lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích chúng ta.


[10]


CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRONG NGUYÊN
TẮC GHI CHÉP KẾ TOÁN
2.1. Khát quát về nguyên tắc ghi chép kế toán
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội loài người là sự hình thành và phát
triển của nghề nghiệp kế toán, nhu cầu ghi chép trong quá trình trao đổi thương mại đã trở
thành một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự phát triển không ngừng của hệ
thống kế toán của nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, thông qua quá trình phân tích và
đánh giá về hệ thống kế toán của từng quốc gia, chúng ta có thể tìm thấy được những đặc
trưng về kinh tế, chính trị và văn hóa của mỗi nước. Đó là bởi vì tuy từng hệ thống kế
toán kế toán có sự khác nhau về quy định, quan điểm kế toán nhưng suy cho cùng mỗi
một bút toán ghi chép đều dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương ứng.
Từ đó, cũng là nguồn gốc hình thành nên hệ thống các tài khoản kế toán cũng như các
phương thức ghi chép kế toán.
2.1.1. Đối tượng ghi chép của kế toán
Để ra đời và hoạt động bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có một tài sản nhất định,
tài sản đó có thể bằng hiện vật (tài sản cố định) hay hiện kim (tiền). Nhiệm vụ của kế
toán là ghi chép các hoạt động liên quan tới tài sản, tài sản đó do đâu mà có (tức là nguồn
hình thành của tài sản) và sự vận động của tài sản trong quy trình hoạt động (tạo ra doanh
thu và chi phí), cụ thể như sau:
 Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, số sách kế

toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính
 Phản ảnh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán
 Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán
 Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị nghiệp vụ kinh tế, tài

chính

 Thông tin số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục, từ khi phát sinh đến khi kết thúc

hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế
toán; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán kỳ trước
 Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự có hệ thống và có thể so sánh
được.
2.2.2. Tài khoản và phương pháp ghi sổ kép
a/ Tài khoản kế toán
[11]


Tài khoản là một phương pháp của kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Với chức năng là phản ánh và giám đốc
một cách thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình tăng giảm tài sản và nguồn hình
thành tài sản, cũng như những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài khoản có đặc trưng sau:
-

Về hình thức: Là sổ sách kế toán tổng hợp được dùng để ghi chép số tiền về số hiện có
cũng như sự biến động của từng đối tượng kế toán cụ thể, dựa trên cơ sở phân loại các

-

nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các tiêu thức nhất định.
Về nội dung: Phản ánh một cách thường xuyên và liên tục sự biến động của từng đối

-

tượng kế toán trong quy trình hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Về chức năng: Giám đốc thường xuyên, kịp thời tình hình bảo vệ và sử dụng từng loại tài

sản, từng loại nguồn vốn, từng loại doanh thu và chi chí.
b/ Phương pháp ghi sổ kép
Ghi kép hay còn gọi là ghi sổ kép là phương pháp kế toán phản ánh sự biến động
của các đối tượng kế toán vào tài khoản kế toán, theo đúng nội dung của từng nghiệp vụ
kinh tế phát sinh và mối quan hệ giữa các loại tài sản, các loại nguồn vốn cũng như các
đối tượng kế toán khác.
Ghi sổ kép là việc ghép ít nhất hai tài khoản với nhau, một tài khoản ghi nợ và một
tài khoản ghi có, để thể hiện mối tương quan và sự biến động của đối tượng kế toán do
nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ra, tổng giá trị bên nợ luôn luôn phải bằng tổng giá trị bên
có.
Khi thể hiện mối quan hệ tương quan của nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải xác định
tài khoản nào ghi Nợ, tài khoản nào ghi Có. Việc xác định quan hệ Nợ - Có như trên gọi
là: Định khoản kế toán. Định khoản kế toán là cở sở thực hiện phương pháp ghi sổ kép.

 Phương pháp định khoản: bốn bước

Bước 1: Xác định chi tiết đối tượng kế toán

[12]


Cụ thể phải xác định chi tiết đối tượng kế toán trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh là
tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng, doanh thu bán hàng hay chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp…
Bước 2: Xem xét chi tiết đối tượng kế toán thuộc loại tài khoản nào
Chẳng hạn tiền gửi ngân hàng thuộc tài khoản tài sản; phải thu khách hàng thuộc tài
khoản tài sản, phải trả người bán thuộc tài khoản nguồn vốn, doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ thuộc tài khoản doanh thu hay chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thuộc tài
khoản chi phí.
Bước 3: Xác định sự tăng hay giảm của đối tượng kế toán

Bước 4: Tra cứu số hiệu tài khoản và dựa vào nguyên tắc quy ước ghi chép vào tài
khoản để định khoản kế toán.
Nói tóm lại, nhiệm vụ của kế toán là việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
liên quan tới sự vận động tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp được hệ thống hóa
thông qua phương pháp ghi sổ kép nhằm phản ánh chúng vào các tài khoản kế toán trên
hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp. Như vậy có thể nói rằng nghiệp vụ kinh tế phát
sinh là phạm trù liên quan tới nội dung kinh tế phản ánh đầy đủ sự vận động của tài sản,
nguồn vốn của doanh nghiệp, còn các tài khoản kế toán chính là phạm trù liên quan tới
hình thức thể hiện, phản ánh nội dung kinh tế phát sinh này.
2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung kinh tế và tài khoản kế toán trong
nguyên tắc ghi chép kế toán
2.2.1. Tính thống nhất giữa nội dung kinh tế và tài khoản kế toán
Thứ nhất, không có bất kỳ tài khoản kế toán nào không phản ánh nội dung kinh tế và
ngược lại cũng không có bất kỳ nội dung kinh tế nào không được thể hiện qua các tài
khoản kế toán. Các tài khoản kế toán phản ánh một cách hợp lý và khách quan sự vận
động của tài sản, nguồn vốn, chúng thống nhất với nhau, bổ trợ cho nhau để cùng phản
ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ hai, thông qua quá trình phản ánh các nội dung kinh tế vào các tài khoản kế
toán, có thể nhận thấy rằng cùng một nội dung kinh tế có thể được thể hiện thông qua các
tài khoản kế toán khác nhau, tùy vào quan điểm kế toán và các loại hình doanh nghiệp
hoạt động.
[13]


Ví dụ: Nhập kho 10 kg bột mì trị giá 100 triệu đồng.
Doanh nghiệp A (Sản xuất bánh mì)
Nợ TK 152 (Nguyên vật liệu)

100.000.000


Có TK 331

100.000.000

Doanh nghiệp B (Bán bột mì)
Nợ TK 156 (Hàng hóa)

100.000.000

Có TK 331

100.000.000

Mặc khác, một tài khoản kế toán trong các điều kiện khác nhau thể được nhiều nội
dung kinh tế khác nhau.
Ví dụ: Tính tiền lương cho nhân viên bán hàng 10 triệu đồng
Nợ TK 641 (Chi phí bán hàng)

10.000.000

Có TK 334 (Phải trả người lao động)

10.000.000

Ví dụ: Chi tiền vận chuyển hàng hóa về nhập kho 5 triệu đồng bằng tiền mặt
Nợ TK 641 (Chi phí bán hàng)

5.000.000

Có TK 111 ( Tiền mặt)


5.000.000

2.2.2. Nội dung kinh tế giữa vai trò quyết định so với tài khoản kế toán
Quá trình phân tích các nguyên tắc ghi chép kế toán, có thể nhận thấy rằng chức
năng của tài khoản kế toán là dùng để phản ánh các nội dung kinh tế của doanh nghiệp.
Nội dung kinh tế liên quan tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên
rất đa dạng và phong phú. Trong khi đó, tài khoản kế toán của doanh nghiệp được quy
định trong hệ thống tài khoản tùy theo từng hệ thống kế toán khác nhau của từng quốc gia
lại ít khi thay đổi trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Khi nền kinh tế phát triển đến mức độ cao hơn sẽ phát sinh nhiều nội dung kinh tế
phức tạp hơn. Do đó, sẽ có tác động nhất định đối với việc phản ánh các nội dung kinh tế
này thông qua các tài khoản kế toán sẵn có. Quá trình đó sẽ gây nên sự mẫu thuẫn giữa
các tài khoản kế toán và nội dung kinh tế được phản ánh. Điều này, sẽ được giải quyết
bằng cách sinh ra một tài khoản mới nhằm đáp ứng nhu cầu phản ánh phù hợp hơn đối
với nội dung kinh tế đó.
Ví dụ: Trong hệ thống kế toán theo quy định của bộ tài chính tài khoản 152 không
có tài khoản chi tiết (Tài khoản con). Tuy nhiên, trong quá trình quản lý của doanh nghiệp
[14]


có rất nhiều loại nguyên vật liệu cần được quản lý một cách chính xác. Vì vậy, quá trình
nhập kho các nguyên vật liệu này, kế toán cần phải ghi chép chi tiết nguyên vật liệu được
nhập một cách rõ ràng bằng việc mở thêm một tài khoản kế toán con. Điển hình khi nhập
nguyên vật liệu sản xuất bánh bông lan, kế toán sẽ phản ánh cụ thể vào hai tài khoản con
như sau:



Tài khoản 1521 nguyên vật liệu – Bột mì

Tài khoản 1522 nguyên vật liệu - Sữa

Như vậy, nội dung kinh tế là mặt động, không ổn định, dễ biến đổi còn tài khoản
kế toán là mặt tĩnh, khá ổn định, ít biến đổi. Do đó, có thể nói rằng nội dung kinh tế giữ
vai trò quyết định so với các tài khoản kế toán.
2.2.3. Tài khoản kế toán có tính độc lập tương đối; nhờ tính độc lập tương đối mà
tài khoản kế toán có thể tác động trở lại nội dung kinh tế
Tài khoản kế toán cũng có sự tác động trở lại đối với nội dung kinh tế được phản
ánh. Bởi vì, khi các tài khoản kế toán phản ánh càng chính xác, càng đầy đủ về bản chất
các nội dung kinh tế thì các nhà quản lý sẽ tạo điều kiện cho các nội dung kinh tế này tiếp
tục được phát triển cao hơn.
Ngược lại, nếu các tài khoản kế toán không phản ánh đúng về bản chất các nội dung
kinh tế thì các nhà quản lý sẽ có những quyết định nhằm kìm hãm quá trình phát triển của
các nội dung kinh tế đó. Tuy nhiên, sự kìm hãm này chỉ mang tính chất tạm thời, đến một
lúc nào đó khi các nội dung kinh tế này trở nên phổ biến và thật sự cần thiết cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp thì các nhà quản lý buộc phải thiết lập một tài khoản
kế toán mới hay cách thức quản lý mới nhằm đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp
mình.

[15]


CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Phạm trù là hình thức tư duy phản ánh một cách trừu tượng và khái quát nhất một
mặt, một thuộc tính cơ bản nhất của một lĩnh vực hay toàn bộ hiện thực nói chung. Phạm
trù được hình thành từ trong quá trình hoạt động nhận thức của con người. Chúng là
những “bậc thang”, những “nút mạng” của quá trình nhận thức, mà trước hết là của nhận
thức triết học và nhận thức khoa học… Chúng vừa là kết quả, vừa là điểm tựa cho hoạt
động thực tiễn và hoạt động nhận thức của nhân loại. Quá trình vận động, phát triển
không ngừng của hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người làm cho

phạm trù cũng luôn vận động, phát triển. Phạm trù là công cụ tinh thần không chỉ để nhận
thức (tức để lý giải, để tiên đoán) mà còn để chỉ đạo hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới.
Thông qua quá trình nghiên cứu về mối quan hệ của hai cặp phạm trù nội dung và
hình thức trong nguyên tắc ghi chép kế toán. Chúng ta thấy rằng muốn hiểu được thực
trạng của sự vật phải phát hiện được nội dung và hình thức của nó trong sự thống nhất lẫn
nhau mà không được tuyệt đối hóa cái này, coi thường cái kia. Điển hình như khi tìm hiểu
về việc phản ánh các nội dung kinh tế vào các tài khoản kế toán, ta không chỉ quan tâm
đến nội dung kinh tế mà còn phải hiểu rõ bản chất của loại tài khoản kế toán được sử
dụng để phản ánh chúng. Nội dung kinh tế giữ vai trò quyết định đối với tài khoản kế toán
nhưng tài khoản kế toán vẫn mang tính độc lập tương đối của nó và có sự tác động trở lại
đối với các nội dung kinh tế mà chúng phản ánh. Hai cặp phạm trù này cùng tồn tại, thống
nhất và quy định lẫn nhau. Điều này, cho thấy rằng khi nghiên cứu bất kỳ về các sự vật,
hiện tượng, chúng ta cần phải xem xét sự vật trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau và
trong trạng thái luôn vận động, phát triển.
Trong thực tiễn khi tiến hành sửa chữa, bổ sung các quy định liên quan tới việc xây
dựng các hệ thống tài khoản kế toán cần phải hiểu rõ vai trò quyết định của nội dung kinh
tế, tức là luôn phải lấy nội dung kinh tế làm gốc, làm cơ sở để phản ánh vào đúng bản
chất của sự vận động tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phải đảm bảo
tính chính xác trong việc phản ánh các nội dung kinh tế vào từng loại tài khoản kế toán
tương ứng. Bởi vì chỉ khi đảm bảo được tính phù hợp giữ nội dung kinh tế và tài khoản kế
toán thì mới có thể giúp cho các nhà quản lý có những cách nhìn tổng quan về tình hình
hoạt động của doanh nghiệp.
[16]


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Phước (2010), Giáo trình nguyên lý kế toán, trường Đại học Công Nghiệp

TP. Hồ Chí Minh, khoa kế toán – kiểm toán.
2. Bùi Văn Mưa và các cộng sự (2014), Giáo trình Triết học, trường Đại học kinh tế

TP. Hồ Chí Minh, khoa lý luận chính trị, tiểu ban triết học.
3. />%C3%ACnh_th%E1%BB%A9c_(Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_MarxLenin)

[17]



×