Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Vận dụng nguyên tắc khách quan để làm rõ các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động kiểm toán nội bộ khu vực công của việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.64 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:

VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN
ĐỂ LÀM RÕ CÁC VẪN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG
HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ KHU VỰC CÔNG
CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : TS. BÙI VĂN MƯA
Nhóm thực hiện

: NHÓM 05

Lớp

: CAO HỌC K25 – TỐI THỨ 3


TP.HCM, THÁNG 08 -2016

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Nhóm 05
Stt

1

2



3

4

Họ &Tên

Trương Nhất Nam

Nội dung công việc
-Tìm tài liệu, thảo luận
-Viết lời mở đầu, mục 1.2
-Hiệu chỉnh

-Tìm tài liệu, thảo luận
Lê Trần Huỳnh Như -Viết chương 1 ( mục 1.1)
(Nhóm Trưởng)
-Tổng hợp

Phan Văn Thống

Trần Thị Trang

-Tìm tài liệu, thảo luận
-Viết chương 2
-Hiệu chỉnh
-Tìm tài liệu, thảo luận
-Viết chương 3, kết luận
-Tổng hợp


LỜI MỞ ĐẦU

Mức
độ
hoàn
thành
100%

100%

100%

100%


Trên thế giới, kiểm toán nội bộ (KTNB) đã có lịch sử tồn tại và phát triển trên
60 năm và được thừa nhận ở trên 165 quốc gia như một nghề nghiệp mang tính chuyên
nghiệp. Cùng với sự phát triển năng động và ngày càng phức tạp của nền kinh tế, vai
trò và chức năng của KTNB trong việc đưa ra đảm bảo về việc đơn vị có thể kiểm
soát một cách hữu hiệu rủi ro đã dần được công nhận trong tất cả các khu vực kinh tế
công, kinh tế tư nhân, và cả các tổ chức phi lợi nhuận. Ở nước ta, thuật ngữ về KTNB
tuy đã được đề cập tới từ cuối những năm 90 nhưng phải đến thời gian gần đây, thì
KTNB mới được nhắc đến nhiều như là một công cụ hoặc một chức năng quản trị của
đơn vị. Bên cạnh đó kể từ khi Việt Nam áp dụng chính sách mở cửa, thực hiện nền
kinh tế thị trường, đặc biệt là trở thành thành viên của WTO thì kiểm toán độc lập đã
trở nên quen thuộc đối với hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên, kiểm toán nội bộ vẫn
chỉ là một khái niệm mới ở Việt Nam mặc dù vẫn tồn tại bộ phận kiểm toán nội bộ tại
các doanh nghiệp nhà nước lớn. Thực tế rất nhiều nhà quản lý chưa quen thuộc với
khái niệm kiểm toán nội bộ và chưa nhận thức được tầm quan trọng của bộ phận này.
Rất nhiều bộ phận kiểm toán nội bộ ở các Tổng công ty, Tập đoàn nhà nước đóng vai

trò như một chức năng kiểm tra của bộ phận kế toán. Ngoài ra trên thực tế, các Tập
đoàn, Tổng công ty nhà nước lại có xu hướng loại bỏ chức năng kiểm toán nội bộ và
sử dụng kiểm toán độc lập như là một sự đảm bảo góp phần cải thiện hoạt động của
họ. Chính vì vậy nhận thức về kiểm toán nội bộ đang trở nên cần thiết không chỉ cho
ban giám đốc, nhà quản lý mà còn chính cho bộ phận kiểm toán nội bộ và các bộ phận
khác có liên quan.
Thực tế cho thấy Việt Nam đang thiếu một cấu trúc, cơ cấu kiểm toán nội bộ
hiệu quả. Ngoài ra hoạt động kiểm toán nội bộ còn thiếu và yếu về nguồn lực, kiến
thức. Do đó cần có cái nhìn đúng đắn về thực trạng kiểm toán nội bộ ở các đơn vị khu
vực công để từ đó có các giải pháp cũng như hướng đi đúng đắn cho hoạt động kiểm
toán bộ. Và đây cũng là lý do chọn đề tài “ Vận dụng nguyên tắc khách quan để
làm rõ các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động KTNB khu vực công của Việt Nam
hiện nay”.
MỤC LỤC



Nhóm 5-Tiểu luận triết học

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN VÀ KIỂM
TOÁN NỘI BỘ
1.1 Nguyên tắc khách quan
1.1.1

Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan
Nguyên tắc khách quan lần đầu tiên được bàn đến trong triết học duy vật kinh

nghiệm của Ph.Bêcơn. Bêcơn thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất.
Khoa học không biết một cái gì khác ngoài thế giới vật chất, ngoài giới tự nhiên. Ông
cho rằng con người cần phải thống trị, phải làm chủ giới tự nhiên. Điều đó có thực

hiện được không hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người. Bêcơn cho rằng
tri thức là sức mạnh, sức mạnh là tri thức. Do đó cần có một khoa học mới lấy giới tự
nhiên làm đối tượng nghiên cứu nhằm biến tự nhiên thành “giang sơn” của con người.
Tuy nhiên, trong nền triết học này, nguyên tắc khách quan không thể hiện được tầm
quan trọng của các nhân tố chủ quan của ý thức trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn của con người.
Khắc phục hạn chế trên của nguyên tắc khách quan trong tiết học tư sản cận
đại, đồng thời chỉ ra sai lầm của việc tuyệt đối hóa nhân tố chủ quan của các trào lưu
triết học duy tâm, chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời. Và dựa trên nội dung lý luận
của nguyên lý thế giới thống nhất ở tính vật chất và mối quan hệ biện chứng giữa vật
chất và ý thức để xây dựng các yêu cầu của nguyên tắc khách quan.
Thứ nhất, vật chất có vai trò quyết định đối với ý thức: Vật chất tồn tại vĩnh
viễn, và ở một giai đoạn phát triển nhất định của mình nó mới sản sinh ra ý thức. Do ý
thức phản ánh thế giới vật chất, nên trong quá trình nhận thức đối tượng chúng ta
không được xuất phát từ ý thức, từ ý kiến chủ quan của chúng ta về đối tượng mà phải
xuất phát từ chính bản thân đối tượng, từ bản chất của chính nó; Không được “bắt” đối
tượng tuân theo ý thức, tư duy, mà phải “bắt” ý thức, tư duy tuân theo đối tượng;
Không ép đối tượng thỏa mãn một sơ đồ chủ quan hay một “logic” nào đó, mà phải rút
ra những sơ đồ từ đối tượng, tái tạo trong ý thức, tư duy các hình tượng, tư tưởng – cái
5


Nhóm 5-Tiểu luận triết học

logic phát triển của chính đối tượng đó. Theo Ph.Ăngghen: “… các nguyên lý không
phải là điểm xuất phát của sự nghiên cứu mà là kết quả cuối cùng của nó; Những
nguyên lý ấy không phải được ứng dụng vào giới tự nhiên và vào lịch sử loài người,
mà được trừu tượng hóa vào giới tự nhiên và vào lịch sử loài người; Không phải giới
tự nhiên và loài người phải phù hợp với các nguyên lý, mà trái lại các nguyên lý chỉ
đúng trong chừng mực chúng phù hợp với giới tự nhiên và lịch sử”. Có thể nói, quá

trình tìm hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng cũng là quá trình tìm kiếm, chọn lựa, sử
dụng những con đường, cách thức, phương tiện thâm nhập hữu hiệu vào “thế giới” bên
trong của sự vật. Những phương pháp nhận thức như thế không thể mang đến cho sự
vật, hiện tượng một cái gì đó xa lạ với chính nó và trong quá trình nhận thức thế giới.
Thứ hai, ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất: Giới tự
nhiên và xã hội không bao giờ tự bộc lộ toàn bộ bản chất của mình ra thành các hiện
tượng điển hình. Con người không phải chỉ nhận thức những cái gì đã được bộc lộ ra
trước chủ thể. Do đó, để phản ánh khách thể như một chỉnh thể, chủ thể tư duy không
thể không bổ sung những yếu tố chủ quan như đề xuất các giả thuyết, đưa ra các dự
đoán khoa học… Thiếu những điều này tư duy sẽ không mang tính biện chứng, sẽ
không thể hiện bản tính sáng tạo thông qua trí tưởng tượng của mình. Quá trình phát
triển của nhận thức là quá trình khách quan hóa cái chủ quan và loại bỏ cái tùy tiện
bám vào kết quả nhận thức. Tiêu chuẩn cao nhất về tính khách quan cũng như cách
nhận biết cái khách quan trong cái chủ quan là thực tiễn xã hội. Con người không cảm
nhận trực tiếp thế giới vi mô, nhưng con người khẳng định được tính khách quan của
tri thức về thế giới đó qua những nhà máy điện nguyên tử, các hệ thống máy tính, các
thiết bị. Yêu cầu phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể đòi hỏi chủ thể tư duy
phải biến đổi, thậm chí cải tạo đối tượng để tìm ra bản chất của nó. Những biến đổi,
cải tạo đó là chủ quan nhưng không phải tùy tiện, mà là những biến đổi và cải tạo đối
tượng phù hợp quy luật của hiện thực thuôc lĩnh vực nghiên cứu.
Như vậy, yêu cầu của nguyên tắc khách quan đòi hỏi phải tôn trọng quy luật
khách quan và hành động theo quy luật khách quan và đồng thời phải gắn bó với tính
năng động chủ quan, phát huy tính sáng tạo của ý thức.
6


Nhóm 5-Tiểu luận triết học

Yêu cầu khách quan trong xem xét có ý nghĩa rất quan trọng trong nhận thức
các hiện tượng thuộc đời sống xã hội. Đối tượng nghiên cứu bao gồm cả cái vật chất

lẫn tinh thần, chứa đầy những cái chủ quan, những cái lý tưởng, và luôn chịu sự tác
động của các lực lượng tự phát của tự nhiên lẫn những lưc lượng tự giác của con
người. Cần phải cụ thể hóa nguyên tắc khách quan trong xem xét các hiện tượng xã
hội, tức là phải kết hợp nó không chỉ với yêu cầu phát huy tính năng động, sáng tạo
của chủ thể mà còn kết hợp nó với nguyên tắc tính đảng. Điều này có nghĩa là nguyên
tắc khách quan trong xem xét không chỉ bao hàm yêu cầu phải xuất phát từ chính bản
thân đối tượng, từ những quy luật vận động và phát triển của nó, không được thêm bớt
chủ quan tùy tiện, mà nó còn đòi hỏi phải biết phân biệt những quan hệ vật chất với
những quan hệ tư tưởng, các nhân tố khách quan với các nhân tố chủ quan của tồn tại
xã hội đó nhằm tránh sự áp đặt một cách võ đoán và chủ quan.
1.1.2 Yêu cầu của nguyên tắc khách quan trong nhận thức và thực tiễn
 Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:


Xuất phát từ hiện thực khách quan để tái hiện lại nó như nó vốn có mà không được
đưa ra những nhận định, đánh giá tùy tiện chủ quan.



Biết phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể, dám đưa ra các giả thuyết khoa học
có giá trị về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành kiểm chứng các giả thuyết đó
bằng thực nghiệm.
 Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải:



Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan: Căn bản là tôn trọng quy luật,
nhận thức và hành động theo quy luật. Tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật
chất đối với đời sống tinh thần của con người, xã hội. Nhận thức và hành động của con
người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối chủ

trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp, phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở,
phương tiện, phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực
lượng vật chất để hành động.
7


Nhóm 5-Tiểu luận triết học



Dựa trên các quy luật khách quan đó vạch ra các chương trình, mục tiêu, kế hoạch, tìm
kiếm các biện pháp, công cụ, phương thức để tổ chức thực hiện các chương trình, mục
tiêu, kế hoạch đó; Kịp thời điều chỉnh, uốn nắn hoạt động của con người theo lợi ích
và mục đích được đặt ra.
1.2 Khu vực công và kiểm toán nội bộ

1.2.1 Khu vực công

Khái niệm: Có nhiều cách hiểu khác nhau về khu vực công. Trong thực tế,
thuật ngữ "khu vực công" (public sector) thường được hiểu đồng nghĩa với "khu vực
nhà nước" (state sector). Theo đó, khu vực nhà nước là khu vực hoạt động của xã hội,
trong đó nhà nước giữ vai trò quyết định, chi phối. Thuật ngữ này thường được dùng
để phân biệt với "khu vực tư" hay "khu vực phi nhà nước", tức là khu vực hoạt động
sản xuất sản phẩm và dịch vụ do tư nhân quyết định.
Một cách hiểu phổ biến về khu vực công dựa trên quan hệ sở hữu, theo đó khu
vực công là khu vực thuộc sở hữu nhà nước. Tùy thuộc vào từng quốc gia trong việc
phân chia quyền sở hữu mà hoạt động của nó thuộc về khu vực công, khu vực tư hay
hỗn hợp giữa hai khu vực. Ví dụ, đất đai ở nhiều quốc gia là đối tượng thuộc khu vực
công vì nó thuộc sở hữu nhà nước và vì vậy, quản lý đất đai được thực hiện theo
những nguyên tắc quản lý tài sản công. Trong khi đó ở một số quốc gia khác, đất đai

bao gồm cả sở hữu của nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể.
1.2.2

Kiểm toán nội bộ
Theo “Các chuẩn mực nghề nghiệp” do IIA ban hành tháng 5/1978 thì: “KTNB

là một chức năng xác minh độc lập được thiết lập bên trong một tổ chức để xem xét,
đánh giá các hoạt động với tư cách là một sự hỗ trợ đối với tổ chức. Mục tiêu của
KTNB nhằm trợ giúp cho các thành viên của tổ chức thực hiện được trách nhiệm của
mình một cách hiệu quả. Cuối cùng, KTNB trang bị cho họ cách thức phân tích, đánh
giá, các đề xuất, các khuyến nghị và thông tin liên quan tới hoạt động xem xét lại. Mục
tiêu KTNB còn đưa ra khung kiểm soát hiệu quả ở mức chi phí hợp lý.
8


Nhóm 5-Tiểu luận triết học

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN ĐỂ LÀM RÕ CÁC
VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KTNB KHU VỰC CÔNG CỦA
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng KTNB ở các đơn vị khu vực công của Việt Nam hiện nay
Một trong những yêu cầu của nguyên tắc khách quann trong hoạt động nhận
thức đó là phải xuất phát từ hiện thực khách quan để tái hiện lại nó như nó vốn có mà
không được đưa ra những nhận định, đánh giá tùy tiện chủ quan. Tức là ngay bây giờ
chúng ta cần nhìn nhận vào thực trạng KTNB ở Việt Nam hiện nay đang có những gì
và thiếu những gì phản ánh một cách chân thật nhất để từ đó mới có thể đưa ra những
kế hoạch, chương trình, mục tiêu để hoàn thiện và phát triển hơn từ phía Nhà nước
cũng như bản thân các doanh nghiệp cụ thể là các nhà quản lý.
Thực trạng KTNB ở các đơn vị khu vực công cụ thể như sau:
 Các văn bản pháp luật về KTNB do Nhà nước ban hành:


Quy chế KTNB trong các DNNN được ban hành tại Quyết định số 832 –
TC/QĐ-CĐKT của Bộ Tài chính ngày 28/10/1997 là văn bản pháp lý đầu tiên đề cập
đến các quy định về mục đích, chức năng, nguyên tắc, phạm vi, nhiệm vụ, nội dung
cũng như các vấn đề về tổ chức và nhân sự của KTNB ở các DNNN.
Tính đến nay đã có thêm 3 văn bản pháp lý liên quan đến KTNB do Bộ Tài
chính ban hành, đó là:


Thông tư số 52/1998-TT/BTC ngày 16/4/1998 hướng dẫn tổ chức bộ máy KTNB tại

DNNN.
• Công văn số 287/TC/TCDN ngày 3/8/1998 về việc bổ nhiệm kiểm toán viên nội bộ.
• Thông tư 171/1998/TT/BTC ngày 22/12/1998 hướng dẫn thực hiện KTNB tại DNNN.
 Hoạt động và hiệu quả của bộ phận KTNB:
Hiện nay khung pháp lý cao nhất cho hoạt động mang dáng dấp như KTNB đối
với các đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (KPNSNN) là Quyết định số
67/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành “Quy chế về tự kiểm tra tài
9


Nhóm 5-Tiểu luận triết học

chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN”. Theo đó, các đơn
vị có sử dụng KPNSNN phải xây dựng và vận hành hệ thống tự kiểm tra tài chính, kế
toán theo quyết định này.
Hoạt động tự kiểm tra tài chính, kế toán của các đơn vị được tổ chức thành bộ
phận chuyên trách đặt dưới sự điều hành trực tiếp của thủ trưởng đơn vị và là một hoạt
động bắt buộc. Việc đặt bộ phận tự kiểm tra tài chính, kế toán dưới sự điều hành trực
tiếp của thủ trưởng đơn vị làm ảnh hưởng tới tính độc lập, tính khách quan, dẫn đến

làm giảm hiệu quả hoạt động của bộ phận này.
Chức năng tự kiểm tra tài chính, kế toán bị đồng nhất với chức năng KTNB.
Trách nhiệm giữa các cấp lãnh đạo với bộ phân tự kiểm tra tài chính, kế toán của đơn
vị chưa phân định rõ ràng. Công tác tự đánh giá đối với bộ phận kiểm tra tài chính, kế
toán chưa được thực hiện và bị coi nhẹ. Hoạt động tự kiểm tra tài chính, kế toán của
các đơn vị trong thời gian qua mới chỉ dừng lại công tác hậu kiểm, những vấn đề phát
hiện thường là những sai phạm đã xảy ra, chưa có tác dụng trong việc phát hiện, ngăn
ngừa, quản lý rủi ro và nhất là tư vấn cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực
hiện có của đơn vị.
Bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, các đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN đang
phải đối mặt với những tồn tại như năng lực quản trị điều hành yếu kém, công nghệ
thông tin lạc hậu, nguồn vốn NSNN cấp ngày càng hạn hẹp,… Để khắc phục những
hạn chế này, đồng thời nâng cao năng lực quản trị điều hành và phát triển bền vững thì
một trong những yêu cầu cấp bách nhất hiện nay là các đơn vị có sử dụng kinh phí
NSNN cần phải xây dựng và nâng cao hiệu quả của bộ phận KTNB.
2.2 Thực trạng KTNB Việt Nam so với KTNB trên thế giới:
 Về lịch sử hình thành và phát triển

Mỹ thành lập Viện Kiểm toán viên (KTV) nội bộ (IIA) năm 1941. Pháp thành
lập hội KTV nội bộ (IFACI) năm 1965. Trung Quốc ban hành “Một số quy chế về
KTNB” năm 1985. Các nước Đông Nam Á mặc dù KTNB ra đời muộn, nhưng phát
triển khá nhanh vào cuối những năm 80 như Singapore, Malaysia, Thái Lan. Trong khi
10


Nhóm 5-Tiểu luận triết học

đó, Hệ thống KTNB Việt Nam ra đời năm 1997 theo Quyết định số
832/TC/QĐ/CĐKT do Bộ Tài chính ban hành. Như vậy, Hệ thống KTNB nước ta ra
đời muộn và chậm phát triển so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

 Về vai trò quản lý của Nhà nước

Ở nhiều nước như Mỹ, Pháp, Đức, Singapore… KTNB hình thành và phát triển
do nhu cầu khách quan của công tác quản lý. Nhà nước không có quy định pháp lý bắt
buộc tổ chức bộ phận KTNB trong doanh nghiệp. Hình thức, nội dung và phạm vi
KTNB rất đa dạng, tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu cụ thể của mỗi tổ chức.
Ở nước ta, do đặc thù của nền kinh tế và cơ chế quản lý của Nhà nước quy định
về KTNB trước hết trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Việc hình thành
các văn bản pháp lý về KTNB cho thấy việc quy định quá sâu vào tổ chức bộ máy và
tổ chức công việc kiểm toán đả tảo ra những rào cản cho hoạt động KTNB. Hầu hết
các đơn vị khi tổ chức KTNB đều rập khuôn máy móc theo những quy định của Nhà
nước về KTNB. Cho nên khi các doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi cổ phần hóa thì
các đơn vị này vẫn chưa thay đổi quy chế kiểm toán trước đây cho phù hợp với điều
kiện mới. Chính vì vậy đã ảnh hưởng đến phạm vi, chức năng, nội dung công tác kiểm
toán và vị trí pháp lý của KTNB.
 Về nội dung kiểm toán

Ở Mỹ nội dung KTNB đã mở rộng sang kiểm toán quản lý, đặc biệt là kiểm
toán quản lý rủi ro, hoạt động kiểm soát và quản trị doanh nghiệp.
Ở Nhật, trong khi thực hiện kiểm toán BCTC, KTNB hướng đến đánh giá thông
tin và quy trình hoạt động. Tron kiểm toán báo cáo kế toán quản trị thì hướng đến đánh
giá tính kịp thời của thông tin và mức độ tin cậy, hữu ích của dự báo. Trong kiểm toán
hoạt động thì hướng đến đánh giá hoạt động điều hành của các giám đốc bộ phận và
kiểm tra việc huy động, phân phối, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các
nguồn lực khách quan của doanh nghiệp.

11


Nhóm 5-Tiểu luận triết học


Ở Việt Nam, thời gian đầu khi mới hình thành hệ thống KTNB thì chủ yếu thực
hiện kiểm toán BCTC và kiểm toán tuân thủ. Trong những năn gần đây theo xu hướng
chung của sự phát triển KTNB thế giới thì KTNB Việt Nam đã chuyển sang kiểm toán
hoạt động nhưng nội dung thực hiện lại tương đối đơn giản, chủ yếu là kiểm tra, đánh
giá tính hiệu lực của các bộ phận, hệ thống, các quy trình. Và phương thức tiến hành
kiểm toán hoạt động vẫn mang đậm đặc trưng của kiểm toán tuân thủ và kiểm toán
BCTC.
 Chất lượng Kiểm Toán Viên

Ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới, việc tuyển dụng KTV nội bộ đều quan tâm
tới 2 vấn đề là trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của họ. Tuy nhiên KTV
được tuyển dụng không nhất thiết phải có am hiểu tốt về tài chình – kế toán mà còn
tùy thuộc vào lĩnh vực kiểm toán cụ thể có thể là quản trị tài chính, kinh tế học, quản
trị kinh doanh, luật,…. Chính phủ không đưa ra bất kỳ một yêu cầu pháp lý nào đối
với KTV nội bộ, việc tuyển dụng KTV nội bộ phụ thuộc vào quyết định của HĐQT.
Ở nước ta, các KTV nội bộ chủ yếu được đào tạo từ ngành kế toán, tài chính và
KTV được tuyển dụng phải đáp ứng được đủ điều kiện mà quy định của Nhà nước đề
ra.
 Tổ chức bộ máy KTNB

Mô hình KTNB ở các doanh nghiệp của Mỹ thường trực thuộc cấp lãnh đạo cao
nhất của đơn vị. Trong quan hệ với các bộ phận khác, bộ phận KTNB được tổ chức
thành một bộ phận độc lập hoặc được tổ chức theo mộ hình các giám định viên kế
toán. Như vậy, KTNB mới độc lập với các bộ phận chức năng và độc lập với bộ phận
hay hoạt động được kiểm toán.
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp có bộ phận KTNB không trực thuộc phó
tổng giám đốc kiêm phụ trách phòng tài vụ. Mô hình tổ chức bộ máy KTNB này
không đảm bảo được tính độc lập và khách quan của KTNB. Vì vậy việc phản ánh
những sai phạm lên cấp trên sẽ khó mang tính độc lập, thiếu tính khách quan và hiệu

quả.
12


Nhóm 5-Tiểu luận triết học

 Về quy trình KTNB

Theo IIA (MỸ) với chuẩn mực số 2000 – quản lý hoạt động KTNB có yêu cầu
kiểm toán trưởng lập các kế hoạch kiểm toán dựa trêm cơ sở các rủi ro để quyết định
bước kiểm toán phù hợp với các mục tiêu của tổ chức.
Quy trình KTNB ở Việt Nam chưa đưa ra những bước phân tích và xác định rủi
ro kiểm soát một các cụ thể trước khi tiến hành lập kế hoạch kiểm toán nhằm giới hạn
và khoanh vùng phạm vi kiểm toán. Theo quy trình KTNB thì qui trình lập báo cáo bị
giới hạn. báo cáo của KTNB thường được gửi cho Tổng giám đốc hoặc giám đốc để
kiểm tra, và trao đổi trực tiếp với KTV nội bộ rồi mới phê duyệt. Với phương thức
này, các vấn đề liên quan đến Tổng giám đốc hoặc giám đốc đơn vị - thành viên được
kiểm toán có thề không được báo cáo đầy đủ. Các vấn đề được ghi nhận trong báo cáo
kiểm toán chủ yếu là các vấn đề về tuân thủ hoặc hành chính, bỏ qua việc phân hạng
rủi ro hay mức độ ưu tiên của các kế hoạch hành động sửa chữa các vấn đề trên.

CHƯƠNG 3: XUẤT PHÁT TỪ THỰC TRẠNG ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KTNB Ở CÁC ĐƠN VỊ KHU VỰC CÔNG
Với những thực trạng về KTNB đã nêu ở chương 2, việc vận dụng nguyên tắc
khách quan trong hoạt động thực tiễn thì Nhà nước và các nhà quản lý doanh nghiệp
cần thực hiện:
3.1. Đối với quản lý của Nhà nước
Thứ nhất, để tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động KTNB Nhà nước
cần xây dựng và ban hành những quy định cho hoạt động KTNB phù hợp với điều
kiện mới với nội dung hướng dẫn các đơn vị thiết lập bộ phận KTNB. Hiện nay, Bộ

Tài chính đang dự thảo Nghị định về kiểm toán nội bộ nhằm đề xuất quy định về tổ
chức và hoạt động kiểm toán nội bộ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập và các doanh nghiệp.

13


Nhóm 5-Tiểu luận triết học

Bên cạnh đó Bộ Tài Chính cùng các cơ quan chức năng cần phải xây dựng và
ban hành chuẩn mực kiểm toán nội bộ để các kiểm toán viên nội bộ có định hướng và
căn cứ pháp lý trong khi thực hiện công tác kiểm toán của mình, đồng thời các nhà
quản lý cũng dựa vào hệ thống chuẩn mực này để kiểm tra, đánh giá hiệu quả của bộ
phận KTNB và kiểm toán viên nội bộ.
Thứ hai, từ mô hình Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA cho
thấy sự cần thiết phải tổ chức, thiết lập hiệp hội nghề cho loại hình KTNB. Chức năng
chủ yếu của hiệp hội là hướng dẫn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra giám sát
chất lượng KTNB. Với điều kiện thực tế hoạt động hiện nay của KTNB Việt Nam có
thể thiết lập một chi hội nằm trong tổ chức quản lý của VACPA. Với vị trí là một bộ
phận, chi hội KTNB có thể trực tiếp được quản lý, hướng dẫn, giám sát VACPA, đồng
thời chi hội cũng sẽ có những điều lệ hoạt động riêng phù hợp với đặc điểm của loại
hình KTNB.
Thứ ba, song song với những hoạt động về tổ chức thì nâng cao khả năng
chuyên môn và tính chuyên nghiệp cho các kiểm toán viên nội bộ là hết sức cần thiết.
Không thể phủ nhận những hoạt động của kiểm toán viên nội bộ tại các đơn vị khi nỗ
lực cố gắng đáp ứng yêu cầu công việc, tuy nhiên để đánh giá mức độ đáp ứng với nhu
cầu đòi hỏi thì việc thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ là hết sức cần thiết.
Hiện nay, chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ CIA đã được một số tổ chức nước ngoài
đào tạo, sát hạch và cấp tại Việt Nam, đây là một tín hiệu đáng mừng bởi đã có những
quan tâm đúng hướng để nâng cao chất lượng cho đội ngũ kiểm toán viên nội bộ.

Thứ tư, bên cạnh đó Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đào tạo
nguồn nhân lực kiểm toán viên nội bộ đặc biệt cho khu vực công. Tức là ngay từ bây
giờ cần có một chương trình đào tạo cụ thể hơn ngoài chuyên ngành kế toán – kiểm
toán mà các trường Cao đẳng, Đại học đang giảng dạy thì cần phải bổ sung thêm một
chuyên ngành hay ít nhất phải là một môn “Kiểm toán nội bộ”. Có như vậy thì sinh
viên mới có sự tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực KTNB đặc biệt là
KTNB trong khu vực Nhà nước từ đó sẽ giúp sinh viên có nhiều lựa chọn nghề nghiệp

14


Nhóm 5-Tiểu luận triết học

hơn khi quyết định làm việc ở các đơn vị công. Chính việc cải cách ngay từ đầu sẽ
giúp cho nguồn nhân lực KTNB khu vực công trở nên dồi dào và có chất lượng hơn.
3.2 Đối với các đơn vị
Thứ nhất, yếu tố hàng đầu cần được cải thiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động KTNB đó là các nhà quản trị cần có nhận thức đúng đắn về lợi ích, vị trí, vai trò
của kiểm toán nội bộ. Cần có sự thay đổi nhận thức từ sự “đối phó” với quy định của
Nhà nước chuyển sang sự “chủ động” thiết lập để tận dụng khai thác những lợi ích của
hàng rào phòng thủ này.
Thứ hai, cần có sự đầu tư thích đáng mang tính “dài hạn” cho bộ phận KTNB:
như đã nêu ở trên việc thiết lập bộ phận KTNB không thể là sự đối phó hay mà đầu
tiên phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của đơn vị. Tuy nhiên thực tế cho thấy khai thác
bộ phận này như thế nào cho hiệu quả thật không đơn giản, rất nhiều đơn vị sau khi
thiết lập đã phải xóa bỏ bộ phận này vì không tìm thấy giá trị thực sự. Do vậy, tiếp sau
sự thay đổi về nhận thức các nhà quản trị cần có một chiến lược từ việc khảo sát, thiết
kế, triển khai tổ chức, vận hành bộ phận KTNB, đây thật sự là công việc không đơn
giản nhưng lại là vấn đề hết sức quan trọng.
Thứ ba, mô hình tổ chức KTNB ở các doanh nghiệp phù hợp nhất là một bộ

phận độc lập trực thuộc lãnh đạo cao nhất là Hội đồng quản trị (HĐQT) (hoặc Ban
Giám đốc) doanh nghiệp để bảo đảm sự vững mạnh và tính độc lập cao. Tổ chức các
cuộc họp thường kỳ (hàng tháng hoặc quý) giữa HĐQT (hoặc Ban Giám đốc) và người
phụ trách bộ phận KTNB để trao đổi về kế hoạch kiểm toán và những công việc kiểm
toán đang thực hiện; Báo cáo về tiến hành và kết quả các cuộc kiểm toán, các ý kiến
nhận xét để cải thiện chất lượng công việc và các hoạt động của đơn vị. Đối với kiểm
toán viên nội bộ cần được đào tạo và chuẩn hoá dần theo các tiêu chuẩn về trình độ
chuyên môn, các phẩm chất cá nhân. Ngoài ra cần phải cải tiến và chuẩn hoá quy trình,
phương pháp kỹ thuật kiểm toán, nâng dần tính chuyên nghiệp của KTNB.

15


Nhóm 5-Tiểu luận triết học

KẾT LUẬN
Cuộc sống của một con người, sự nghiệp của một giai cấp, dân tộc có thể thành
công hay thất bại đều có những nguyên nhân khách quan bên cạnh những nguyên nhân
chủ quan. Hiểu biết đúng đắn các nguyên nhân đó sẽ giúp chúng ta lý giải được sự
thành công hay thất bại của mình, từ đó điều chỉnh hành vi hoạt động của mình để trở
thành một chủ thể đích thực góp phần sáng tạo nên lịch sử. Tuân thủ các yêu cầu cơ
bản của nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng sẽ giúp chúng ta
tránh được chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí, … cũng như thái độ thờ ơ, thụ động trước
hiện thực, qua đó nâng cao tinh thần, thái độ và mục tiêu vươn lên sự hoàn thiện.
Chính vì vậy, khi vận dụng nguyên tắc khách quan vào lĩnh vực KTNB đã giúp ta
nhận thấy rằng kiểm toán nội bộ dù chỉ có giá trị nội bộ, nhưng đó là nhu cầu cần thiết
của các doanh nghiệp, là công cụ quan trọng và hữu hiệu để quản lý và kiểm soát hoạt
động của các nhà quản lý doanh nghiệp. Nhưng điều quan trọng KTNB phải xuất phát
từ tự thân doanh nghiệp, từ nhu cầu của chính các nhà quản lý thì nó mới tồn tại và
phát triển, cũng như được thừa nhận một cách rộng rãi ở doanh nghiệp. Các nhà quản

lý doanh nghiệp cần sớm nắm bắt xu hướng phát triển tất yếu của KTNB để tổ chức
phù hợp và duy trì hoạt động hiệu quả, là điều kiện thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ
của doanh nghiệp mạnh, đáp ứng các mục tiêu của nhà quản lý.

16


Nhóm 5-Tiểu luận triết học

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo trong nước
1.
2.
3.
4.

Quyết định số 832/TC/QĐ/CĐKT của Bộ tài chính, ngày 28/10/1997
Tạp chí kế toán- kiểm toán
Tạp chí Nghiên cứu khoa học
TS. Bùi Văn Mưa và cộng sự (2014), Giáo trình triết học.

Nguồn từ Internet
/> />sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=47&ved=0ahUKEwjRj8O8h9DNAhWIB8
AKHZEPDiY4KBAWCEkwBg&url=http%3A%2F%2Fkinhdoanh.vnexpress.net
%2Ftin-tuc%2Fdoanh-nghiep%2Fdoanh-nghiep-viet%2Fkinh-nghiem-kiem-toan-noibo-cho-viet-nam-3398459.html&usg=AFQjCNHvGITqCR6F-0TreMvcyBrLmZcn0g
/>sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=63&ved=0ahUKEwjdxZTliNDNAhWrKM
AKHQTgD384PBAWCCswAg&url=http%3A%2F%2Fwww.saga.vn%2Fkiem-toannoi-bo-viet-nam-su-thay-doi-canthiet~42230&usg=AFQjCNHt2g7aBho100wrP9vSGY28xFzTp
o/


17



×