Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 183 trang )

Header Page 1 of 89.

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MINH LOAN

LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015

Footer Page 1 of 89.


Header Page 2 of 89.

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MINH LOAN

LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành

: Kinh tế chính trị


Mã số

: 62 31 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN KHẮC THANH

HÀ NỘI - 2015

Footer Page 2 of 89.


Header Page 3 of 89.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo đúng quy định.

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Loan

Footer Page 3 of 89.


Header Page 4 of 89.


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

1
6

ĐỀ TÀI

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
1.3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những
vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO

6
13
24
29

ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI

2.1. Lý luận về lợi ích kinh tế
2.2. Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người lao động trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

2.4. Kinh nghiệm một số tỉnh của Việt Nam về việc giải quyết lợi ích kinh tế
của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Chương 3: THỰC TRẠNG LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

29
36
50
69
76

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Những thuận lợi và khó khăn thực hiện lợi ích kinh tế của người lao
động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn
thành phố Hà Nội
3.2. Tình hình thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.3. Đánh giá chung về thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội

76

82
100

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM LỢI ÍCH 118
KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI


4.1. Những quan điểm cơ bản nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao
động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn
thành phố Hà Nội
4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động
trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố
Hà Nội
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Footer Page 4 of 89.

118

127

148
151
152


Header Page 5 of 89.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Footer Page 5 of 89.


BLLĐ

:

Bộ luật lao động

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CNTB

:

Chủ nghĩa tư bản

DN

:

Doanh nghiệp

DNCVĐTNN

:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


FIE

:

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

ISO

:

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá

FDI

:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

KCN

:

Khu công nghiệp


LIKT

:

Lợi ích kinh tế

QHSX

:

Quan hệ sản xuất

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

TTATXH

:

Trật tự an toàn xã hội

USD

:

Đô la Mỹ


XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


Header Page 6 of 89.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các quốc gia có số vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam 6

61

tháng đầu năm 2014
Bảng 3.1: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp vào sự

88

tăng trưởng của GDP
Bảng 3.2: Mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp FDI

Footer Page 6 of 89.

90


Header Page 7 of 89.


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1:

Đánh giá trình độ chuyên môn của lực lượng lao động

78

thành phố Hà Nội năm 2013
Biểu đồ 3.2:

Mức độ hài lòng về các chế độ cho công nhân

89

Biểu đồ 3.3:

Lý do chưa hài lòng của người lao động

92

Biểu đồ 3.4:

Nguyên nhân đình công của người lao động

94

Biểu đồ 3.5:

Các tổ chức đại diện đấu tranh cho người lao động trong


96

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Biểu đồ 3.6:

Hoàn cảnh cư trú của người lao động trong các doanh

98

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội
Sơ đồ 2.1:

Mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động,
doanh nghiệp, nhà nước

Footer Page 7 of 89.

59


Header Page 8 of 89.

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tình hình hiện nay trước sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật thông tin
và xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã tạo cho nền kinh tế thế giới phát triển năng
động mạnh mẽ hơn, cùng với xu thế chung đó đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đã có sự gia tăng hơn trước rất nhiều.

Sự gia tăng đó do nhiều yếu tố khách quan tác động, đặc biệt là sự tác
động của nền kinh tế thế giới bước đầu thoát ra khỏi khủng hoảng. Lạm phát ở
một số nước Châu Á giảm, tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trong khu vực đã có
chiều hướng gia tăng. Đầu tư nước ngoài vào thành phố Hà Nội có sự khởi sắc
đã tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đáng chú ý là các dự
án đầu tư được thực hiện đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho
số lượng lớn lao động của thành phố Hà Nội.
Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNCVĐTNN) đã quan tâm
đến lợi ích của người lao động làm việc ở cơ sở sản xuất của họ, trả lương cho công
nhân ở mức thoả đáng đáp ứng nhu cầu tái sản xuất sức lao động, quan tâm đến điều
kiện môi trường làm việc của công nhân và đã có những hoạt động nhằm nâng cao
đời sống tinh thần cho công nhân. Phần lớn người lao động trong các DNCVĐTNN
có thu nhập khá ổn định, tiền thưởng tăng lên, lợi ích kinh tế (LIKT) của người lao
động được bảo đảm, đời sống của họ từng bước được cải thiện, góp phần thực hiện
mục tiêu ổn định kinh tế - xã hội ở Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Tuy nhiên, bên cạnh các DNCVĐTNN có sự quan tâm đối với đời sống vật
chất, tinh thần cho người lao động, cũng còn không ít các chủ doanh nghiệp (DN)
do chạy theo lợi nhuận, mưu lợi cho mình nên đã hạn chế, không quan tâm tới lợi ích
chính đáng của người lao động làm việc trong cơ sở sản xuất của mình, trả lương cho
công nhân thấp, lương không bảo đảm tái sản xuất sức lao động ở mức bình thường,
điều kiện, môi trường làm việc độc hại không được xử lý, trang thiết bị cho người lao
động không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động. Nhiều DNCVĐTNN
không lo được chỗ ở cho công nhân, phần lớn công nhân tự thuê nhà, phòng trọ để cư
trú, các nhà trọ gần với khu vực làm việc của công nhân, nhưng mang tính tạm bợ, bố

Footer Page 8 of 89.


Header Page 9 of 89.


2
trí trong không gian chật hẹp, thiếu điện nước thường xuyên. Đời sống tinh thần của
công nhân cũng rất hạn chế, ngoài giờ làm việc công nhân ít được tiếp xúc với các
phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, phim ảnh, ti vi…
Nhìn chung, tình trạng một số DNCVĐTNN vẫn chưa quan tâm thích đáng
đến lợi ích kinh tế của người lao động cụ thể là:
- Vi phạm lợi ích kinh tế trực tiếp của người lao động: Tiền công; tiền
thưởng; quỹ phúc lợi, bảo hiểm.
- Vi phạm lợi ích kinh tế gián tiếp: Điều kiện môi trường làm việc độc hại,
trang thiết bị cho người lao động không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao
động thấp; đời sống tinh thần thiếu thốn.
- Xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực trong quá trình sử dụng lao động, lừa
đảo, đánh đập người lao động, không thể hiện sự quan tâm đến lợi ích kinh tế của
người lao động...
Do điều kiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong các
DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội không được bảo đảm dẫn tới tình trạng
người lao động trong nhiều DN đình công, đấu tranh đòi tăng lương, cải thiện môi
trường làm việc, yêu cầu các chủ DN quan tâm tới các nhu cầu và lợi ích chính
đáng của công nhân. Mặt khác, cũng do lợi ích của công nhân bị xâm hại, mức
lương thấp, điều kiện cuộc sống khó khăn đã có một bộ phận công nhân sa vào các
tệ nạn xã hội trộm cắp, cờ bạc, lừa đảo… Tất cả các hiện tượng tiêu cực nảy sinh
trong đời sống của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố
Hà Nội đã tác động không tốt đối với sự phát triển kinh tế và trật tự an toàn xã hội
(TTATXH) trên địa bàn thành phố.
Trước thực trạng trên dẫn đến có nhiều cuộc đình công, bãi công, của người
lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do tích tụ mâu
thuẫn trong giải quyết lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNN
xuất hiện những xung đột xã hội, gây ra những biến động xấu về kinh tế, chính trị.
Đây không chỉ là vấn đề bức xúc mà còn là vấn đề phải giải quyết cơ bản lâu dài
trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài và bảo đảm lợi ích kinh tế cho người lao

động, cần phải được nghiên cứu và có những giải pháp cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu

Footer Page 9 of 89.


Header Page 10 of 89.

3
sinh lựa chọn vấn đề: "Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội", để làm đề tài luận án
Tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
sâu sắc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về LIKT của người lao động trong
các DNCVĐTNN. Luận án đánh giá thực trạng LIKT của người lao động trong
các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua. Trên cơ
sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm LIKT của người lao động trong
các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về LIKT và LIKT của người lao
động trong các DNCVĐTNN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng LIKT của người lao động trong các
DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm LIKT của người lao
động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu về
LIKT mà người lao động có được khi làm việc trong các DNCVĐTNN trên địa bàn

thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về nội dung: Trên địa bàn thành phố Hà Nội có vốn đầu tư nói chung, mà
chỉ nghiên cứu trong DN thuộc loại 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Về không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội ở 3 khu công nghiệp
(KCN): KCN Bắc Thăng Long huyện Đông Anh, Hà Nội; KCN Nội Bài huyện Sóc
Sơn, Hà Nội, và KCN Quang Minh huyện Mê Linh, Hà Nội.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu từ năm 2000 đến 2014 và đề xuất giải
pháp đến năm 2020.

Footer Page 10 of 89.


Header Page 11 of 89.

4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận của luận án
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ
trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của Nhà
nước; kết quả của những công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu có liên quan đến
LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN. Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận
cho đề tài của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
- Về phương pháp luận: Luận án sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học để phân
tích các vấn đề lý luận và thực tiễn.
- Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: Sử dụng các phương pháp thống kê,
phân tích, lô gíc kết hợp với lịch sử, khảo sát thực tiễn.
- Kế thừa một cách có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa

học đã được công bố, đồng thời cập nhật, bổ sung những tư liệu mới về chủ đề
nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Làm rõ khái niệm, bản chất, đặc trưng và cơ cấu LIKT của người lao động
trong các DNCVĐTNN.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến LIKT của người lao động trong các
DNCVĐTNN.
- Đánh giá thực trạng LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên
địa bàn thành phố Hà Nội. Chỉ ra được những nguyên nhân gây nên xung đột về lợi
ích giữa người lao động với các chủ DNCVĐTNN.
- Đề xuất các quan điểm nhằm bảo đảm LIKT của người lao động trong các
DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất 03 nhóm giải pháp nhằm bảo đảm LIKT của người lao động trong
các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong
giảng dạy, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến LIKT của người lao động nói
chung và người lao động trong các DNCVĐTNN nói riêng.

Footer Page 11 of 89.


Header Page 12 of 89.

5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý
luận cơ bản về LIKT như: Khái niệm về lợi ích, LIKT, LIKT của người lao động
trong các DNCVĐTNN, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến LIKT của
người lao động. Trên cơ sở đó, luận án góp phần tạo ra cơ sở lý luận vững chắc về
LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN ở Việt Nam.

- Về mặt thực tiễn, từ phân tích thực trạng LIKT của người lao động trong
các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 - 2014, luận án chỉ
ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của những
hạn chế đó, đưa ra các quan điểm và giải pháp có tính khả thi, nhằm bảo đảm LIKT
của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vì vậy,
luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo tốt cho thành phố Hà Nội nói riêng để
vận dụng vào giải quyết mối quan hệ LIKT giữa người lao động, DNCVĐTNN và
các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương, 12 tiết.

Footer Page 12 of 89.


Header Page 13 of 89.

6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Một số tác phẩm nghiên cứu về lợi ích kinh tế tiêu biểu của
nước ngoài
Trong tác phẩm "The wealth of nations" (Của cải của các dân tộc) [3, tr.65]
của A.Smith, cho rằng: Sự tiến bộ vĩ đại nhất trong quá trình phát triển sức sản xuất
của lao động và tỷ lệ đáng kể của nghệ thuật, kỹ năng và trí thông minh, rõ ràng đã
được xuất hiện nhờ kết quả của việc phân công lao động. Ông đã quan sát quá trình
làm việc của các xưởng thủ công thấy rõ khi có sự phân công chuyên môn hoá thì
năng suất của mỗi người trong điều kiện phân công chuyên môn hoá đã tăng gấp

nhiều lần. Điều quan trọng hơn cả là thông qua việc sản xuất theo lối phân công
chuyên môn hoá lao động, sẽ phát hiện ra cơ sở lợi ích. LIKT và phân công lao
động chính là hai phạm trù có mối quan hệ gắn bó với nhau, vì lợi ích cá nhân mà
con người thực hiện thông qua việc phân công lao động để mỗi người tự trau dồi
nghề nghiệp của mình một cách chuyên sâu đến mức độ hoàn hảo, khiến việc lao
động mang lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, khi tham gia vào phân công lao động sẽ
làm cho lợi ích cá nhân gia tăng.
Hơn nữa, A.Smith còn có một quan điểm hết sức độc đáo và thực tế so với
đương thời khi ông cho rằng động lực thúc đẩy con người lao động để làm ra của
cải vật chất cho xã hội, tạo ra sự phồn thịnh của mọi quốc gia, mọi dân tộc chính là
LIKT của mỗi cá nhân, lòng ham tư lợi, vị kỷ của cá nhân, ham làm giàu. Đây là
quan điểm rất tiến bộ và thực tế, nhưng A.Smith đã bị các nhà kinh tế đương thời
phê bình khá gay gắt.
A.Smith đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lợi ích chung của toàn dân tộc,
toàn quốc gia và LIKT của mỗi cá nhân. Ông khẳng định quốc gia sẽ trở nên phồn
thịnh nếu mọi cá nhân không ngừng nỗ lực để cải thiện sinh hoạt của riêng mình tức
thực hiện lợi ích cá nhân của mình. Mọi người lao động, phục vụ người khác chính
là vì lợi ích riêng của họ, do đó khi muốn họ làm việc, phục vụ thì chúng ta không

Footer Page 13 of 89.


Header Page 14 of 89.

7
bao giờ nói với họ về những nhu cầu của chúng ta, mà chỉ nói với họ về mối tư lợi
của họ. Đây thực sự là một quan niệm đặc biệt về LIKT, tính thực tiễn và tiến bộ
của quan điểm đặc biệt này đã được thực tế chứng minh.
Theo A.Smith, trong quá trình hoạt động kinh tế, mỗi người đều theo đuổi lợi
ích cá nhân, đều nỗ lực cải thiện mức sống của mình, như thế tất yếu sẽ dẫn đến làm

tăng của cải xã hội. Nhưng xuất phát từ tính vị kỷ của con người, lợi ích của cá
nhân này bị hạn chế bởi lợi ích của cá nhân khác và trong quá trình thực hiện LIKT,
tất cả các chủ thể đều có mối quan hệ với nhau. A.Smith đã viết: "Anh cho tôi thứ
mà tôi thích, anh sẽ có thứ mà anh yêu cầu, đó chính là ý nghĩa của trao đổi" [3,
tr.65]. Từ quan điểm đó, A.Smith đã chỉ rõ: Đó chính là toàn bộ ý nghĩa quan hệ
kinh tế và cũng chính bằng cách này mà người ta nhận được phần lớn các dịch vụ
cần thiết trong cuộc sống. Như vậy, lần đầu tiên ông đã nghiên cứu các lợi ích trong
mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng, Ông cho rằng, bất cứ lợi ích nào cũng chỉ được
đáp ứng trong trường hợp nó không mâu thuẫn với tăng năng suất của tư bản. Tiền
lương cao không mâu thuẫn với lợi ích xã hội, vì theo mức tăng tiền lương thì năng
suất lao động cũng sẽ được tăng lên. Mặt tích cực trong lý luận lợi ích của A. Smith
là ở chỗ: LIKT được coi là động lực cơ bản của sự phát triển sản xuất xã hội, ông
thừa nhận yếu tố khách quan trong nội dung của LIKT với tư cách là đầu mối trong
hoạt động kinh tế của con người [3].
Nhà kinh tế David Ricardo (1772 - 1823) đã khẳng định: Lợi ích kinh tế của
các giai cấp khác nhau được xây dựng trên cơ sở lý luận về giá trị, tiền lương và lợi
nhuận chỉ là bộ phận của giá trị và cũng là nguồn gốc của lao động. Do đó, việc
tăng hay giảm tiền lương sẽ không ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, mà chỉ ảnh
hưởng đến việc phân phối giá trị đã được tạo ra giữa công nhân và tư bản, vì vậy sẽ
ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Khi giá trị vật phẩm tiêu dùng thiết yếu giảm xuống,
tiền công lao động giảm, lợi nhuận của nhà tư bản tăng lên. Điều đó thể hiện trong
số giá trị mới được tạo ra, phần của công nhân nhỏ hơn, còn phần của người sử
dụng lao động (nhà tư bản) thì lớn hơn, đây là mối quan hệ tỷ lệ nghịch về lợi ích,
nếu lợi ích của người đi thuê công nhân tăng thì lợi ích của người đi làm thuê sẽ
giảm và ngược lại [82]. Phát hiện này của ông có ý nghĩa rất lớn đối với việc nghiên
cứu quan hệ lợi ích giữa chủ và thợ trong các cơ sở sản xuất có thuê mướn lao động.

Footer Page 14 of 89.



Header Page 15 of 89.

8
Laprinmenco (1978), Những vấn đề lợi ích trong chủ nghĩa Mác - Lênin
Trong tác phẩm này, tác giả đã đưa ra quan niệm về lợi ích mang tính triết học, theo
ông, "Lợi ích chính là mối quan hệ xã hội khách quan của sự tự khẳng định xã hội
của chủ thể" [48, tr.16-30]. Về bản chất của lợi ích, ông cho rằng nghiên cứu quá
trình tự khẳng định bản thân trong đời sống xã hội sẽ hiểu được bản chất và nội
dung lợi ích khách quan của chủ thể. Bởi vì, hoạt động tự khẳng định bản thân trong
xã hội là nhân tố quan trọng nhất của những hoạt động có mục đích của con người.
Khi thực hiện các hoạt động này, con người sẽ bộc lộ những đặc tính thể hiện rõ sự
phù hợp của họ với vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Họ thấy mình thuộc vào
giai cấp, tầng lớp nào? Đó chính là nội dung của lợi ích và LIKT. Tóm lại, nội dung
của LIKT là phương thức tự khẳng định xã hội của anh ta, thể hiện trước hết ở
phương thức thỏa mãn những nhu cầu vật chất (kinh tế) của chủ thể.
Phân tích mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích để soi sáng quá trình hình
thành quan hệ lợi ích trong xã hội. Ông cho rằng, lợi ích và nhu cầu luôn gắn bó
hữu cơ với nhau, quan hệ lợi ích chỉ xuất hiện khi có quan hệ nhu cầu, lợi ích xuất
phát từ nhu cầu và đồng thời là phương tiện để thoả mãn nhu cầu. Ông cũng phân
tích những đặc tính của lợi ích nói chung, LIKT nói riêng và đã tán thành quan điểm
của V.I.Lênin khi cho rằng LIKT là một hiện tượng có thực, biểu hiện của các mối
quan hệ kinh tế khách quan. Tính khách quan của lợi ích thể hiện ở chỗ, nó xuất
hiện bên ngoài chủ thể, không phụ thuộc vào nhận thức của chủ thể, lợi ích cũng
mang tính lịch sử cụ thể và tính giai cấp. Những quan điểm về LIKT của ông chủ
yếu xuất phát từ việc phân tích, phát triển các chỉ dẫn của Lênin về vấn đề này.
B.B.Radaev (1971), Lợi ích kinh tế trong chủ nghĩa xã hội [10], trong tác
phẩm này tác giả bên cạnh việc phân tích bản chất của LIKT, tác giả còn nhận diện
hệ thống LIKT đặc thù của xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) và đi sâu phân tích vai
trò động lực phát triển xã hội của LIKT trong môi trường xã hội XHCN của Liên
Xô (cũ). Ông cũng nhìn thấy mối quan hệ biện chứng của LIKT với lợi ích tinh

thần, LIKT riêng và lợi ích chung của xã hội, nếu điều tiết hợp lý hệ thống các mối
quan hệ LIKT này sẽ tạo động lực phát triển của xã hội.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu tiêu biểu về LIKT của các tác giả nước

Footer Page 15 of 89.


Header Page 16 of 89.

9
ngoài đã thể hiện rõ những quan điểm dưới góc độ nghiên cứu khác nhau về lợi ích
và LIKT nói chung. Nhưng cũng đã có nhiều ý kiến đồng nhất, đặc biệt là vai trò
của LIKT với tư cách là một động lực phát triển xã hội.
1.1.2. Một số tác phẩm tiêu biểu ở nước ngoài nghiên cứu về đầu tư và
mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 - 1970), đã đưa ra thuyết về nhu cầu
nổi tiếng vào những năm 1950 (Thuyết nhu cầu của Maslow). Học thuyết này chỉ
rõ: Lợi ích nhu cầu - động lực kinh tế, bổ sung gắn kết động lực nhu cầu - LIKT,
mọi lợi ích đều xuất phát từ nhu cầu của con người mong muốn và luôn đấu tranh
để thoả mãn đáp ứng những nhu cầu đó. Nhu cầu của con người có hai nhóm chính:
nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs). Theo đó, nhu cầu
bậc thấp bao giờ cũng cần thiết và quan trọng hơn, đóng vai trò định hướng của mục
tiêu cá nhân. Khi nhu cầu bậc thấp được thoả mãn, những nhu cầu bậc cao sẽ là
động cơ hành động và khi những nhu cầu chưa được thoả mãn ở bậc dưới sẽ lấn át
những nhu cầu chưa được thoả mãn ở bậc cao hơn và chúng cần được thoả mãn
trước khi một cá nhân tiến lên các bậc cao hơn của tháp nhu cầu.
Theo Harold Meyerson (Mỹ), "Công nhân cũng xứng đáng hưởng lợi ích từ
năng suất lao động của họ" [124]. Đây là một bài báo dựa trên quan điểm cá nhân
của Harold Meyerson, được đăng trên trang điện tử của tạp chí danh tiếng
Washington Post - về dự luật của Đảng Dân chủ, mang tên nhà Dân chủ Chris Van

Hollen, dự luật Hollen. Dựa trên thực tế của nước Mỹ hiện tại, khi mà mức tăng
lương, thu nhập của người công nhân không tương xứng với năng suất lao động mà
họ đã tạo ra, dự luật Hollen yêu cầu, mức lương của công nhân sẽ được tăng tương
xứng với năng suất họ tạo ra. Lấy dẫn chứng trong khoảng thời gian từ năm 1942
đến 1972, năng suất tăng 97% còn tiền lương trung bình tăng 95%, sau đó, cùng với
sự suy giảm quyền lực của các tổ chức lao động mà trong khoảng thời gian từ 1979
đến 2011, năng suất tăng 75% nhưng tiền lương trung bình chỉ tăng 5%. Trong khi
đó, lương của các CEO (Chief Executive Officer - Tổng giám đốc) lại tăng rất cao,
từ 1978 đến 2013, lương của các CEO tăng đến 937%. Dự luật này đưa ra, theo tác
giả - dự kiến sẽ gặp rất nhiều những phản ứng từ giới CEO, phố Wall cũng như là
thách thức đối với ứng viên tổng thống đảng Dân chủ năm 2016 tới đây.

Footer Page 16 of 89.


Header Page 17 of 89.

10
Daniel S. Hamermesh, Daiji Kawaguchi, Jungmin Lee (2014), Does labour
legislation benefit workers? Well-being after an hours reduction. (Author: Daniel S.
Hamermesh, Daiji Kawaguchi, Jungmin Lee [113]. Trong nội dung nghiên cứu này,
nhóm tác giả đã căn cứ vào câu hỏi "Phải chăng, trong nền kinh tế hiện đại, người
công nhân đang phải làm việc quá vất vả? Liệu họ có cảm thấy tốt hơn nếu cân bằng
được số lượng giờ lao động?" Nhóm tác giả đã kiểm tra sự hài lòng về cuộc sống
của người Hàn Quốc và Nhật Bản trong một giai đoạn, khi họ bất ngờ phải đối mặt
với án phạt khi làm quá giờ. Sử dụng phương pháp nghiên cứu mặt cắt ngang, nhóm
tác giả nhận thấy được sự hài lòng của công nhân từ điều luật này; phát hiện tương
tự cũng được tìm ra tại Hàn Quốc khi sử dụng phương pháp dữ liệu theo chiều dọc,
đó là người vợ hạnh phúc hơn khi chồng phải làm việc ít hơn. Nhìn chung, theo
nghiên cứu này, việc luật hoá để giảm giờ lao động của công nhân sẽ mang lại lợi

ích và sự hài lòng cho người lao động.
N.Driffield và K. Taylor (2000), "FDI and the labour market: a review of the
evidence and policy implications" [119] khẳng định, loạt các kết quả liên quan đến
tác động thị trường lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Anh. Bài viết
chứng minh rằng một trong những tác động quan trọng của FDI là tăng sự bất bình
đẳng tiền lương và sử dụng lao động có tay nghề tương đối nhiều tại các DN trong
nước. Kết quả này do sự kết hợp của hai tác động: 1) Sự gia nhập của DN đa quốc
gia (MNE: Multi-national Enterprises) làm tăng nhu cầu về công nhân lành nghề
trong một ngành công nghiệp hoặc khu vực, do đó làm tăng sự bất bình đẳng tiền
lương; 2) Sự phát triển của công nghệ xảy ra từ nước ngoài tác động tới các DN
trong nước, là kết quả của những tác động lan toả, nhu cầu về công nhân lành nghề
tăng lên ở các công ty trong nước, tiếp tục tạo thêm sự bất bình đẳng tiền lương.
Nghiên cứu cũng xem xét các tác động của vốn FDI và sự khác biệt về năng suất lao
động giữa các DN trong và ngoài nước; các tác động này sẽ được thảo luận, dựa
trên quan điểm của phát triển khu vực và hiệu quả khả năng thu hút nguồn vốn FDI
để giảm thất nghiệp cơ cấu.
Dirk Willem te Velde và Oliver Morrissey (2002), "Foreign Direct
Investment, Skills and Wage Inequality in East Asia" [116]. Công trình nghiên cứu về

Footer Page 17 of 89.


Header Page 18 of 89.

11
những tác động của FDI đến tiền lương và những bất công về tiền lương ở 5 quốc gia
Đông Á giai đoạn 1985-1995. Theo đó, sự bất công về lương giảm dần ở một vài
nước, nhưng không phải ở tất cả quốc gia Đông Á. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu ILO
(International Labour Organization) của nhóm tác giả không tìm ra được nhiều những
bằng chứng mạnh mẽ cho thấy FDI làm giảm sự bất công bằng về tiền lương, điển

hình FDI làm tăng sự bất công này ở Thái Lan. Qua nghiên cứu này, nhóm tác giả
khẳng định: muốn tận dụng lợi thế của FDI thì các quốc gia cần quan tâm đầu tư hơn
nữa về chất lượng nguồn nhân lực.
Viện Nghiên cứu phát triển hải ngoại của Anh (ODI) (2002), "Foreign
Direct Investment: Who gains?" (ODI Briefing Paper; Publication) [114]. Nghiên
cứu này dựa trên tình hình của các DN FDI tại 5 quốc gia Đông Á và 5 quốc gia
châu Phi; qua đó cho thấy: về cơ bản các DN FDI đã trả công cho người lao động
cao hơn các DN trong nước, tuy nhiên chỉ đối với Mỹ nhóm công nhân có trình độ
chuyên môn, tay nghề cao, tạo ra khoảng cách chênh lệch về thu nhập ngày càng
rõ rệt giữa lao động trong các DNCVĐTTN (FDI) với lao động ở DN trong nước.
Nghiên cứu cũng đưa ra 4 giải pháp về chính sách cho các quốc gia tiếp nhận vốn
FDI, đồng thời nhằm hạn chế mặt trái của nó mang lại.
Timothy BesleyRobin Burgess (2008), "Labor Regulation Hinder Economic
Performance? Evidence from India - 2008" [121]. Bài báo này tập trung vào phân tích
quan hệ lao động trong các bang của Ấn Độ đã ảnh hưởng đến mô hình tăng trưởng
sản xuất trong giai đoạn 2005 - 2008. Những vấn đề về: Tranh chấp luật theo hướng
ủng hộ công nhân có kinh nghiệm giảm sản lượng, việc làm, đầu tư và năng suất,
ngược lại, sản lượng sản xuất không đăng ký hoặc không chính thức tăng lên. Điều
chỉnh theo hướng ủng hộ công nhân cũng có liên quan với sự gia tăng nghèo đô
thị. Vấn đề này cho thấy, những nỗ lực khắc phục tình trạng mất cân bằng quyền
lực giữa vốn và lao động có thể dẫn tới làm tổn thương người nghèo.
Khondoker Abdul Mottaleb and Kaliappa Kalirajan (2010), "Determinants of
Foreign Direct Investment in Developing Countries: A Comparative Analysis"
[117]. Các tác giả đã chỉ ra, bằng việc thu hẹp khoảng cách giữa tiết kiệm nội địa và
đầu tư cùng việc đưa công nghệ mới nhất và quản lý bí quyết từ các nước phát triển,

Footer Page 18 of 89.


Header Page 19 of 89.


12
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt
được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở các nước đang phát triển. Các quốc gia
đang phát triển đã không được coi là địa điểm thuận lợi cho FDI như các nước phát
triển, chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria và Sudan đang tiếp nhận phần
lớn nguồn FDI. Mặt khác, đã sử dụng dữ liệu từ 68 nước đang phát triển có thu
nhập thấp và trung bình thấp, xác định các yếu tố quyết định dòng vốn FDI vào các
nước đang phát triển. Dựa trên một cuộc thảo luận so sánh tập trung vào lý do tại
sao một số nước thành công trong việc thu hút FDI, trong khi những nước có GDP
lớn hơn, tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn, tỷ lệ của thương mại quốc tế cao hơn và
môi trường kinh doanh thân thiện hơn là thành công hơn trong việc thu hút FDI.
Behzad Azarhoushang (2013), The effects of FDI on China’s economic
development; case of Volkswagen in China. (Behzad Azarhoushang- Institute of
Management Berlin, Publication) [112]. Trong nội dung nghiên cứu này, tác giả đưa
ra một cái nhìn tổng quan về tình hình đầu tư FDI ở Trung Quốc, lấy điển hình là DN
ô tô Volkswagen. Nghiên cứu đã chỉ ra những tác động của FDI đến mọi mặt của
kinh tế Trung Quốc: sản lượng, nguồn lao động, tiền lương, tình hình xuất khẩu.
Nguồn nhân lực chất lượng cao, sự cạnh tranh của DN FDI với DN trong nước về
việc thu hút nhân lực, cũng như sự mất cân đối về tiền lương trả cho 3 nhóm công
nhân: Công nhân lành nghề, công nhân bán chuyên và công nhân không có tay nghề.
Abhirup Bhunia (2013), Labour in times of rising foreign direct investment
in developing countries [111]. Tác giả đưa ra những đánh giá về tác động của FDI
đến tình trạng tiền lương, tiền thưởng và thu nhập của công nhân các quốc gia tiếp
nhận vốn đầu tư có sự hấp dẫn về nguồn lao động giá rẻ. Tuy nhiên, lợi thế này đã
không còn phát huy tác dụng trong bối cảnh hiện nay, mà là chất lượng lao động,
môi trường, đầu tư, chính sách ưu đãi…
Layna Mosley (2013), Labour rights and Multinational Production [118].
Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu mối quan hệ về lao động trong các tập đoàn đa
quốc gia, những tranh cãi về "cuộc đua tới đáy", cạnh tranh toàn cầu đang làm giảm

sự bảo vệ đối với hầu hết người lao động ở các nước đang phát triển. Tác giả đã có
một nghiên cứu xuyên quốc gia về quyền lợi lao động tập thể, đầu tư nước ngoài và

Footer Page 19 of 89.


Header Page 20 of 89.

13
thương mại. Để làm điều này, Layna Mosley xây dựng một cơ sở dữ liệu toàn diện
mới về vi phạm quyền lao động ở các nước đang phát triển. Nội dung của cơ sở dữ
liệu tập trung vào quyền lợi tập thể, bao gồm cả cơ hội để liên hiệp, thương lượng tập
thể, tổ chức các cuộc đình công và quyền hợp pháp. Dữ liệu của tác giả xây dựng dựa
trên 90 quốc gia trong giai đoạn 1985-2002, dựa trên cơ sở 3 nguồn: Báo cáo quốc
gia về tình hình nhân quyền (Bộ ngoại giao Mỹ); báo cáo của Uỷ ban chuyên gia về
việc áp dụng Công ước và Khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế; khảo sát về
hành vi vi phạm của Tổ chức quốc tế về thương mại tự do.
Nguyễn Từ Phương (2014), Reforming labour relations in Vietnam [122].
Trong đó, tác giả đánh giá cao việc thành lập Uỷ ban Quan hệ lao động của Tổng
Liên đoàn lao động Việt Nam, điều này phản ánh một quá trình liên tục của cải cách
pháp luật và quy định giải quyết tranh chấp lao động chủ yếu dưới dạng các cuộc
đình công của người lao động ở Việt Nam. Mục tiêu hoạt động của Uỷ ban cho thấy
sự nhận thức đúng đắn của chính quyền đến những lợi ích và nhu cầu của công nhân
làm việc trong các DN. Từ những nội dung cải cách về công đoàn, chính sách tiền
lương nhằm hạn chế các cuộc đình công vốn chủ yếu xuất phát từ vấn đề lương
thưởng. Bài viết cho thấy sự thay đổi tích cực trong quan hệ lao động ở Việt Nam
thời gian gần đây, nhờ sự can thiệp của Nhà nước.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu về FDI và quan hệ giữa chủ DN và
người lao động của các tác giả nước ngoài thể hiện rõ những quan điểm khác nhau
về FDI ở các quốc gia khác nhau trên nhiều lĩnh vực, nhưng tất cả đều có mục đích

chung là tìm kiếm lợi nhuận. Từ đó, gây ra mâu thuẫn giữa chủ DN và người lao
động về LIKT, để giải quyết được cần phải có sự điều tiết, can thiệp của Nhà nước,
cơ quan chức năng liên quan và các tổ chức chính trị xã hội.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG NƯỚC

1.2.1. Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về lợi ích kinh tế
Ở nước ta, trước Đại hội IV (1976), vấn đề LIKT đã được quan tâm nhưng
chưa đúng mức, do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, đặt lợi ích dân tộc lên trên
LIKT đối với cá nhân người lao động. Đến thập niên 80 thập kỷ XX, LIKT đối với
lao động nông nghiệp được quan tâm. Thể hiện ở Chỉ thị số 100/CT-TW của Ban Bí

Footer Page 20 of 89.


Header Page 21 of 89.

14
thư Trung ương Đảng (khoá IV) về khoán sản phẩm trong nông nghiệp ngày
13/1/1981, với phương hướng: "Khuyến khích hơn nữa lợi ích chính đáng của
người lao động". Qua đó, đã tạo ra động lực thúc đẩy để người nông dân hăng say
sản xuất, làm cho năng suất và sản lượng lương thực có sự tăng vượt trội so với
những năm trước.
- Nghị quyết 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IV (1979) đã đặt
ra vấn đề kết hợp 3 LIKT: Nhà nước, tập thể và cá nhân người lao động, đây chính
là điểm mốc mở đầu cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về LIKT từ năm 1981 đến nay.
- Nghị quyết Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, ngày
5/4/1988 nhấn mạnh: "Giải quyết đúng đắn các mối quan hệ về lợi ích, nhất là đảm
bảo lợi ích chính đáng của người sản xuất trước.., không ngừng cải thiện đời sống
nhân dân lao động, góp phần tích luỹ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội".
Như vậy, ở Việt Nam vấn đề LIKT được chú ý nhiều từ Hội nghị Trung

ương lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khoá IV (7- 1979). Nhưng đến Nghị
quyết lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (1989) mới thật sự khẳng
định: "Lợi ích của người sản xuất kinh doanh là động lực trực tiếp đối với hoạt động
kinh tế và tạo cơ sở cho việc đáp ứng các lợi ích khác".
Trong thập niên 80 - 90 của thế kỷ 20, vấn đề LIKT đã thu hút được mối
quan tâm của nhiều nhà kinh tế học và triết học, một số công trình chuyên luận và
các chuyên đề về LIKT đã được xuất bản. Các công trình tiêu biểu:
- Bàn về lợi ích kinh tế là một tuyển tập gồm nhiều bài viết của một số nhà
nghiên cứu lý luận của Việt Nam như Đào Duy Tùng, Phạm Thành, Vũ Hữu Ngoạn,
Lê Xuân Tùng, Nguyễn Duy Bảy [86]. Cuốn sách ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cần
phải có những cơ sở lý luận khoa học để hoàn thiện hệ thống quản lý kinh tế. Với
nhận thức rõ ràng về vai trò, động lực thúc đẩy phát triển hoạt động kinh tế của lợi
ích, một mắt xích quan trọng trong cơ chế tác động của các quy luật kinh tế khách
quan, các tác giả của cuốn sách mong muốn tìm ra những phương thức hữu hiệu để
có thể kết hợp các lợi ích xã hội với lợi ích cá nhân trong nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung bao cấp.
Bên cạnh đó, các tác giả cũng đánh giá thực trạng của việc quản lý kinh tế
nhà nước trong việc quan tâm đến các LIKT, trong hệ thống LIKT cá nhân, LIKT

Footer Page 21 of 89.


Header Page 22 of 89.

15
tập thể và xã hội, chỉ ra nguyên nhân sự trì trệ của giai đoạn này chính là sự quan
tâm chưa đúng mức đến vai trò của lợi ích cá nhân và ý thức của mỗi người dân đối
với lợi ích xã hội còn thấp. Chính vì vậy, việc chăm lo cho lợi ích tập thể trở thành
hiện tượng "cha chung không ai khóc". Những đề xuất của các tác giả đều là: Nhận
thức đúng vai trò của mỗi lợi ích trong hệ thống lợi ích xã hội, xây dựng cơ chế

quản lý nhằm điều tiết và quan tâm đúng mức đến mỗi lợi ích trong hệ thống ba lợi
ích đó.
Nguyễn Linh Khiếu (1999), Lợi ích động lực phát triển xã hội [44]. Tác giả
đã tổng kết lại nhiều nghiên cứu khác nhau về lợi ích trong nước và ngoài nước.
Tác giả đã đưa ra một cách tiếp cận mới về khái niệm lợi ích: "Lợi ích chỉ có ý
nghĩa là lợi ích trong các quan hệ lợi ích cụ thể. Ngoài quan hệ lợi ích nó không
còn là lợi ích nữa mà chỉ là cái có lợi hay có ích đối với các chủ thể ở một hoàn
cảnh nhất định. Trong trường hợp này, nó cũng giống như các đối tượng thoả mãn
nhu cầu hoặc chính là các đối tượng thoả mãn nhu cầu" [44, tr.48-50]. Từ sự phân
tích trên, tác giả đã đưa ra khái niệm về quan hệ lợi ích như một khái niệm trung
gian để giải thích khái niệm lợi ích. Ông viết: "Quan hệ lợi ích là mối quan hệ
khách quan giữa các chủ thể có cùng nhu cầu và cùng đối tượng thoả mãn nhu cầu
như nhau trong việc thực hiện nhu cầu ấy". Quan hệ lợi ích chỉ nảy sinh trong một
hoàn cảnh xã hội nhất định và chỉ nảy sinh khi quan hệ nhu cầu trở nên không trực
tiếp thực hiện được.
Ngoài ra, tác giả còn phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lợi ích vật chất và
lợi ích tinh thần; giữa lợi ích chung và lợi ích riêng; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích
lâu dài. Mối quan hệ biện chứng giữa các lợi ích tiêu biểu với tư cách là động lực
của xã hội đã được ông biện giải rất rành mạch và thuyết phục. Về quan hệ giữa lợi
ích vật chất (LIKT) và lợi ích tinh thần, tác giả khẳng định: "Xét đến cùng thì các
lợi ích vật chất đóng vai trò quyết định và là tiền đề, là cơ sở để thực hiện các lợi
ích tinh thần. Và thực hiện được các lợi ích tinh thần sẽ tạo ra những khả năng mới
trong sự nảy sinh cũng như làm xuất hiện những phương thức thực hiện lợi ích vật
chất mới" [44, tr.70]. Khi phân tích bản chất, vai trò của lợi ích chung và lợi ích
riêng, tác giả nhận thấy rõ vai trò, động lực trực tiếp của lợi ích riêng trong việc thôi

Footer Page 22 of 89.


Header Page 23 of 89.


16
thúc cá nhân hoạt động, nó chính là nhân tố quyết định con người tích cực tham gia
hoạt động xã hội, vì vậy nó là cơ sở để thực hiện lợi ích chung. Ngược lại, khi lợi
ích chung của mọi thành viên trong xã hội được thực hiện nó sẽ đóng vai trò là điều
kiện và định hướng cho lợi ích riêng, cho nên, chỉ khi tạo lập được mối quan hệ hài
hoà giữa lợi ích chung và lợi ích riêng mới có thể tạo ra sự phát triển của mỗi cá
nhân và của cả xã hội. Nguyễn Linh Khiếu cũng tổng kết lại quá trình sử dụng vai
trò, động lực của lợi ích trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là một công trình
khoa học vừa mang tính lý luận quan trọng về lợi ích nói chung vừa nghiên cứu về
LIKT nói riêng.
Nguyễn Linh Khiếu (2002), Góp phần nghiên cứu quan hệ lợi ích [45]. Tác giả đi
sâu phân tích cụ thể hơn về vai trò của LIKT trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
và cho rằng "Quan hệ kinh tế của một xã hội biểu hiện tập trung nhất của các quan hệ
lợi ích" [45, tr.122]. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ kinh tế thể hiện cụ thể các
quan hệ LIKT, tác giả cho rằng: Trong nền kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay có
những xu hướng vận động cụ thể như: Kinh tế nhà nước vận động theo xu hướng
mà nhà nước ta mong muốn: "định hướng xã hội chủ nghĩa"; kinh tế tập thể vận
động theo cơ chế thị trường; kinh tế tư bản nhà nước và tư bản tư nhân vận động
theo xu hướng phát triển tư bản chủ nghĩa; kinh tế cá thể, tiểu chủ cũng vận động
theo hướng tư nhân. Mỗi xu hướng vận động lại có một hệ thống LIKT riêng. Các
xu hướng phát triển này theo nhiều hướng khác nhau, với thực trạng kinh tế xã hội
hiện nay, thấy rằng tất cả các xu hướng đều đưa nền kinh tế nước ta ngày một phát
triển. Đó là một sự vận động theo hướng tổng lực các thành phần kinh tế, trong đó
xu hướng XHCN đang đóng vai trò chủ đạo.
Đỗ Huy Hà (2013), Giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong quá trình đô thị
hoá ở nước ta hiện nay [36]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về quá trình đô thị hoá và
việc thu hẹp đất sản xuất nông nghiệp, người nông dân không còn hoặc còn rất ít đất
để sản xuất. Do bị mất đất, người nông dân khó khăn tìm nghề kiếm sống vì họ chỉ
quen với sản xuất nông nghiệp, trình độ văn hoá thấp và sự thay đổi cách sống, lề

thói, phong tục tập quán, kéo theo nhiều hệ luỵ…Tác giả đã đưa ra khái niệm: Lợi ích
kinh tế là những quan hệ kinh tế phản ánh những nhu cầu, động cơ khách quan về sự

Footer Page 23 of 89.


Header Page 24 of 89.

17
hoạt động của các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội và do hệ
thống quan hệ sản xuất quyết định [36, tr.10]. Tác giả đã nghiên cứu những kết quả
tích cực về xử lý quan hệ LIKT, từ đó cũng thấy được những hạn chế, khó khăn về
việc xử lý các quan hệ LIKT phát sinh trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội; tác giả đã
đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết mối quan hệ LIKT trong quá trình đô
thị hoá, để giải quyết hài hoà các quan hệ về LIKT giữa các chủ thể.
Hoàng Văn Luận (2000), Lợi ích động lực của sự phát triển bền vững [57].
Luận án đã đi sâu phân tích, khảo sát nhu cầu và những hoạt động của con người
nhằm thoả mãn nhu cầu làm cơ sở để nghiên cứu về lợi ích. Tác giả chỉ rõ hoạt
động thoả mãn nhu cầu của con người bao gồm: Hoạt động tạo ra của cải vật chất
cụ thể và hoạt động trao đổi các của cải vật chất ấy để đáp ứng tốt nhất và đầy đủ
nhất nhu cầu của mình. Tác giả khẳng định: Lợi ích không những chỉ xuất hiện
trong mối quan hệ giữa các chủ thể có cùng nhu cầu giống nhau và có chung đối
tượng thoả mãn nhu cầu. Đây là khâu cơ bản nhất để khảo sát về lợi ích, lợi ích
không những chỉ xuất hiện trong mối quan hệ giữa các chủ thể có cùng nhu cầu
giống nhau và có chung đối tượng thoả mãn nhu cầu ấy. Từ những phân tích như
trên, tác giả đã đưa ra khái niệm về lợi ích như sau: Lợi ích là một khái niệm
mang tính lịch sử - xã hội dùng để chỉ phần giá trị của nhu cầu được thoả mãn
thông qua trao đổi hoạt động với các chủ thể nhu cầu khác trong những điều kiện
lịch sử nhất định.
Trần Thị Lan (2012), Quan hệ LIKT trong thu hồi đất của nông dân để xây

dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội [54]. Luận án trình bày thực
trạng giải quyết các quan hệ các mối quan hệ LIKT giữa các chủ thể kinh tế, nảy
sinh trong thu hồi đất của nông dân để xây dựng các KCN và khu đô thị mới ở Hà
Nội. Tác giả luận án đưa ra khái niệm: Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách
quan, phản ánh phần giá trị để thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, được quy định bởi các
quan hệ kinh tế nhất định và được hiện thực hóa bằng các khoản thu nhập cũng như
quyền sử dụng các nguồn lực, yếu tố vật chất cần thiết để duy trì hoạt động và
không ngừng tái tạo ra thu nhập bảo đảm cho chủ thể kinh tế tồn tại, hoạt động và
phát triển.

Footer Page 24 of 89.


Header Page 25 of 89.

18
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về quan hệ giữa lợi ích kinh tế và sự
hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
1.2.2.1. Nghiên cứu về thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động với tư
cách là một chủ thể trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Về hướng nghiên cứu quan hệ LIKT của người lao động và hoạt động của các
DNCVĐTNN ở Việt Nam, có một số công trình tiêu biểu của các tác giả sau đây:
Trần Minh Yến (2007), "Đình công, tiền lương - hai vấn đề nổi bật trong lĩnh
vực lao động, việc làm ở nước ta hiện nay" [102, tr.43-52]. Tác giả bài viết đã phân
tích về đặc điểm cơ bản của các cuộc đình công ở nước ta hiện nay, đình công có xu
hướng tăng nhanh về số lượng, lớn về quy mô, có tính chất lan tỏa và ngày càng gay
gắt, phức tạp hơn. Đình công đã xảy ra ở các thành phần kinh tế và mọi loại hình
DN, nguyên nhân chủ yếu xảy ra ở DNCVĐTNN (điển hình là DN Đài Loan và DN
Hàn Quốc), đó là: Thứ nhất, về phía DNCVĐTNN (người sử dụng lao động), thực
tế hầu hết các cuộc đình công đều xuất phát từ sự vi phạm pháp luật lao động, vi

phạm những cam kết từ phía người sử dụng lao động. Thứ hai, về phía người lao
động, do người lao động hiểu biết pháp luật còn hạn chế và do thu nhập thấp, mức
lương tối thiểu thấp, thiếu nhà ở, điều kiện sinh hoạt khó khăn. Thứ ba, về phía cơ
quan quản lý nhà nước, chưa làm tốt việc tổ chức và phối hợp thực hiện, kiểm tra,
thanh tra thực hiện các quy định pháp luật về lao động, tiền lương nên việc vi phạm
lao động còn nhiều. Thứ tư, vai trò của công đoàn còn yếu và mờ nhạt, chưa lãnh
đạo được các cuộc đình công theo đúng trình tự của BLLĐ quy định.
Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp giảm thiểu đình công: Tăng cường hoàn
thiện hệ thống pháp luật lao động; nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Nhà
nước để luật pháp đã được ban hành phải được tuân thủ một cách nghiêm túc triệt
để; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp; đối với DN phải chấp
hành đầy đủ các qui định về chế độ tiền lương, trả lương thấp; đối với người lao
động, phải tăng cường hiểu biết kiến thức về pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ
pháp luật lao động.
Đỗ Thị Vân Anh (2010), "Nguyên nhân đình công ở một số DN trong thời
gian qua"[2]. Trong đó, đã phân tích một hiện tượng xã hội mới xuất hiện, đó là mối

Footer Page 25 of 89.


×