ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
------------
TRẦN THỊ THU HƢƠNG
MẠCH LẠC DIỄN NGÔN HỘI THOẠI TRONG
MỘT SỐ TÁC PHẨM
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
HÀ NỘI – 5/2009
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ học văn bản là một lĩnh vực của ngôn ngữ học hiện đại. Những
vấn đề cơ bản của nó đã và đang được tập trung nghiên cứu, trong đó có mạch lạc
văn bản. Mạch lạc là điều kiện trọng yếu để một tập hợp câu nào đó trở thành một
văn bản. Lý thuyết về mạch lạc đã được ứng dụng vào nghiên cứu, phân tích văn
chương và giúp ích rất nhiều cho sự lĩnh hội văn bản với tư cách là một chỉnh thể
nghệ thuật. Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, cho đến nay những
giải thuyết về mạch lạc cịn chưa đi đến thống nhất bởi tính phức tạp trong nội tại
khái niệm.
Trong những năm gần đây, mạch lạc đã và đang trở thành một vấn đề thu
hút được sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước và đã thu được
những kết quả bước đầu quan trọng. Có thể nói đây chính là sự mở rộng của ngôn
ngữ học trên nhiều phương diện như đối tượng nghiên cứu, hệ thống khái niệm và
phương pháp luận.
Trong những nghiên cứu về mạch lạc, mạch lạc trong lời nói chiếm một vị
trí khá quan trọng và là một vấn đề tương đối mới mẻ. Tuy vậy, trong các tư liệu,
cơng trình nghiên cứu từ trước đến nay, vấn đề mạch lạc trong lời nói chưa được
đề cao và đưa lên vị trí xứng tầm của nó. Mặc dù các lời nói rất đa dạng, biến hố
mn hình vạn vẻ nhưng khơng phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng nắm bắt được
cái “mạch” giữa chúng. Như vậy, hiểu biết về mạch lạc để xác định, nắm bắt
những biểu hiện cụ thể của mạch lạc là hết sức quan trọng, không chỉ đối với người
nghiên cứu ngôn ngữ, người làm cơng tác phê bình văn học mà còn quan trọng với
cả những người viết văn, làm báo, nhà chính trị, nhà khoa học…
Chọn đề tài Mạch lạc diễn ngôn hội thoại trong một số tác phẩm văn học
hiện đại, chúng tôi mong muốn góp phần làm rõ thêm khái niệm mạch lạc, đồng
thời chỉ ra hướng triển khai mạch lạc mới trong văn bản nghệ thuật, trên cơ sở đó
đi vào lý giải sự phát triển tư duy văn học trong những năm gần đây dựa trên các
phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ nhằm cụ thể hố khái niệm mạch lạc nói chung,
khái niệm mạch lạc diễn ngơn hội thoại nói riêng trong các văn bản văn học, vai
trị tạo lập tính chỉnh thể văn bản của mạch lạc, cách xác định mạch lạc trong một văn
bản nghệ thuật.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu “mạch lạc”
Mạch lạc nói chung và mạch lạc diễn ngơn hội thoại nói riêng khơng phải là
những khái niệm quá mới mẻ, nhưng việc ứng dụng chúng vào việc nghiên cứu
văn học lại chưa được nhiều người quan tâm.
Trong ngôn ngữ học hiện đại, giai đoạn thứ hai của ngơn ngữ học văn bản và
là thời kì hưng thịnh của dụng học, vấn đề mạch lạc được đề cập khá thường
xun, hầu như trong các cơng trình nghiên cứu về diễn ngôn, dù là trực tiếp hay
gián tiếp.
K.Wales đã viết “Mạch lạc được coi là một trong những điều kiện hoặc
những đặc trưng hàng đầu của một văn bản: ngồi mạch lạc, một văn bản khơng
đích thực là một văn bản”. Như vậy đối với một văn bản, mạch lạc vừa là điều kiện
cần vừa là điều kiện đủ. Khơng có mạch lạc, một chuỗi câu khơng thể trở thành
một văn bản được.
Trên thế giới đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về mạch lạc, có thể kể
đến cơng trình của các tác giả Widdowson, Green, Edmoson, Gullian Brown,
David Nunan… Tuy nhiên các cách hiểu về mạch lạc cho đến nay vẫn chưa có sự
thống nhất hoàn toàn trên cơ sở khoa học. Chẳng hạn, D. Nunan, 1993, quan niệm
mạch lạc là cái tầm rộng mà ở đó các lời nói được tiếp nhận như là có mắc vào
nhau, chứ khơng phải là một tập hợp các câu nói khơng có liên quan với nhau.
Pergram Press trong “Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học”, 1994, quan niệm
mạch lạc là sự nối kết có tính chất logic được trình bày trong quá trình triển khai
một cốt truyện, một truyện kể… lệ thuộc vào việc tạo ra những sự kiện được nối kết
với nhau, hơn là những dây liên hệ thuộc ngôn ngữ (như trong liên kết). D.
Togeby, 1994 cho rằng mạch lạc là cái đặc tính của sự tích hợp văn bản, tức là cái
đặc tính đảm bảo cho các yếu tố khác nhau trong văn bản được khớp với nhau
trong một tổng thể gắn kết. Còn Galperin hiểu mạch lạc trong văn bản văn chương
nói chung như sau: “Những phương tiện liệt kê mạch lạc được xem là những
phương tiện logic bởi vì chúng được sắp xếp vào những khái niệm logic-triết học,
những khái niệm về chuỗi liên tục, về quan hệ thời gian, không gian, nhân-quả.
Những phương tiện giải mã dễ dàng bởi vậy khơng kìm giữ sự chú ý của người
đọc, chỉ trừ những trường hợp muốn hay không vẫn phát hiện ra sự tương ứng
giữa các đại diện được kết chuỗi với chính những phương tiện mạch lạc”.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn
Thiện Giáp… là những người đi đầu trong việc nghiên cứu các vấn đề về mạch lạc
nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu những khái niệm ban đầu chứ chưa
đi sâu vào khảo sát nghiên cứu từng hiện tượng cụ thể. Cơng trình nghiên cứu của
Giáo sư Diệp Quang Ban với Văn bản và liên kết trong tiếng Việt (1998) lần đầu
tiên đã đề cập đến mạch lạc một cách tổng thể và chi tiết. Sau đó, với Giao tiếp,
văn bản, mạch lạc, liên kết, đoạn văn (2003), Giáo sư đã giới thiệu “những nội
dung có phân hoạch rõ ràng hơn và chi tiết hơn, xứng đáng với vị trí thực hữu của
mạch lạc trong quá trình tạo lập và giải thích văn bản”. Đinh Trọng Lạc với
Phong cách tiếng Việt (2004), Đỗ Hữu Châu với Ngữ pháp văn bản (2004),
Nguyễn Thiện Giáp với Dụng học Việt ngữ (2000), Bùi Minh Tốn với Tiếng Việt
thực hành (2004), Nguyễn Thị Thìn, Nguyễn Thị Việt Thanh… cũng đã có những
nghiên cứu từ những góc độ khác nhau, góp phần làm “dày” dần những nghiên cứu
về mạch lạc ở Việt Nam. Trong những năm gần đây cũng đã có một vài khoá luận,
luận văn đề cập đến vấn đề này, như khố luận của Vương Bá Cẩn (K42 Ngơn
ngữ), Nguyễn Thị Xn Nữ (K43 Ngơn ngữ), Hồng Thu Trang (K46CLC Ngơn
ngữ) đi vào tìm hiểu mạch lạc từ các góc độ khác nhau… Luận văn thạc sĩ của tác
giả Nguyễn Thị Hồng Nga cũng đã đề cập đến các biểu hiện của mạch lạc theo
quan hệ thời gian và không gian trong một số truyện ngắn. Các cơng trình trên đã
đưa ra được một số nhận xét bước đầu về mạch lạc, góp phần bổ sung và hồn
thiện thêm những nghiên cứu của các tác giả đi trước.
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết chung và tiếp thu, tổng hợp những cơng trình
nghiên cứu của các tác giả đi trước, trong luận văn này, chúng tơi đi vào tìm hiểu
hiện tượng mạch lạc diễn ngôn hội thoại trong một số tác phẩm văn học hiện đại,
qua đó hi vọng sẽ rút ra được các đặc trưng của mạch lạc trong văn bản nói chung
và trong các văn bản diễn ngơn hội thoại nói riêng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của luận văn này là các diễn ngôn hội thoại, cụ thể là các cặp
thoại Hỏi - Đáp được rút ra từ các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết in trong một
số tuyển tập như:
- Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới (NXB Hội Nhà văn - 2004)
- 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (NXB Hội Nhà văn – 2004)
- Giấc mơ khơng có con dế nhỏ (NXB Hội Nhà văn và báo Tiền Phong 1997)
- 80 tác giả nữ Việt Nam (NXB Thanh niên – 2000)
- Truyện ngắn hay 2000 (NXB Hội Nhà văn – 2000)
- Truyện ngắn chọn lọc (NXB Hội Nhà văn – 1995)
- Truyện ngắn chọn lọc báo Văn nghệ trẻ 2002 (NXB Hội Nhà văn – 2003)
- Truyện ngắn hay và đoạt giải Tạp chí Văn nghệ Quân đội 2001-2002
(NXB Văn học – 2003)
- Dương Hướng, Bến không chồng (NXB Hội Nhà văn)
- Nguyễn Quang Sáng, Con mèo của Foujitta (NXB Phụ nữ - 1996)
- Thạch Lam, Một đời người (NXB Văn học, 1987)
- Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn
- Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam
- Trần Văn Tuấn, Ngõ hẻm bên cầu
- Nguyễn Dậu, Con thú bị ruồng bỏ
Có thể nói rằng, trong diễn ngôn, mạch lạc biểu hiện ở khả năng dung hợp
giữa các hành động nói. Hành động nói là hành động được thực hiện trong khi nói
như hành động hỏi, ra lệnh, hứa hẹn, chào, cảm ơn, xin lỗi… Có những hành động
nói thường phải đi đơi với nhau và cũng có những hành động nói khơng thể ăn
nhập với nhau. Khi các hành động nói đi đơi với nhau thì bản thân chúng cũng tạo
ra được mạch lạc cho những lời trao đổi hoặc những chuỗi câu nối tiếp nhau.
Chẳng hạn hành động hỏi thường kéo theo hành động trả lời, hành động mời
thường kéo theo hành động chấp nhận hoặc từ chối lời mời, hành động chào
thường kéo theo hành động chào đáp lễ... Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này,
do sự giới hạn về thời gian và tư liệu, chúng tôi chỉ xin đề cập đến vấn đề mạch lạc
trong các cặp thoại Hỏi – Đáp (cặp thoại có thể được xem là dạng tiêu biểu nhất
của diễn ngôn hội thoại), đặc biệt là các cặp thoại Hỏi – Đáp bao gồm một lượt lời
và hai lượt lời.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trong các cặp thoại Hỏi – Đáp thường có một người đưa ra câu hỏi và người
kia đáp lại. Tuy nhiên trong thực tế, không phải lúc nào câu hỏi và câu đáp cũng có
sự tương hợp với nhau. Trong nhiều trường hợp câu đáp dường như khơng có sự
liên quan gì với câu hỏi cả về mặt nội dung cũng như sự hiện diện của các phương
tiện liên kết ngữ kết học, song nó lại chính là câu trả lời xác đáng cho thơng tin cịn
thiếu cũng như biểu thị sự phản ứng đối với câu hỏi. Mục đích của luận văn này là
đi tìm sự mạch lạc trong cả hai trường hợp: cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp và cặp
thoại Hỏi – Đáp không tương hợp. Trong các cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp thì
mạch lạc chính là khi người nghe hiểu câu hỏi của người nói và đưa ra lời đáp phù
hợp với câu hỏi đó (có thể là nội dung thơng tin của sự đồng tình, bác bỏ, khẳng
định, tuyên bố…). Còn trong trường hợp các cặp thoại Hỏi – Đáp khơng tương hợp
thì yếu tố quyết định sự mạch lạc chính là sự tồn tại của các lớp nghĩa ngầm ẩn,
sâu xa, những tiền giả định, hàm ý… mà chúng ta khó có thể nhận thấy thơng qua
các phương tiện ngôn ngữ hiển ngôn. Việc nghiên cứu mạch lạc trong diễn ngơn
hội thoại nói chung và các cặp thoại Hỏi – Đáp nói riêng sẽ giúp cho quá trình giao
tiếp giữa con người với con người được tốt hơn, duy trì được những xu hướng tích
cực trong hội thoại để từ đó mỗi đối tượng giao tiếp đều có thể đạt được những
mục đích giao tiếp nhất định.
Đi tìm sự mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp đồng nghĩa với việc tìm
hiểu sự liên quan về mặt nội dung giữa chúng, đồng thời lý giải được sự liên quan
về nghĩa đó được biểu hiện như thế nào. Bên cạnh đó, việc khảo sát hiện tượng
mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp được chúng tơi tiến hành trên cả ba bình
diện: kết học, nghĩa học và dụng học.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong cơng trình này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích
miêu tả. Ngồi ra các phương pháp khác như thống kê, so sánh, đối chiếu… cũng
được chúng tôi vận dụng nhằm phục vụ hiệu quả cho mục đích nghiên cứu của
mình.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn của chúng tôi
được bố cục thành ba chương cụ thể như sau:
Chương 1: Một số cơ sở lí thuyết
Chương 2: Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp
Chương 3: Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp không tương hợp
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1. Vấn đề mạch lạc
1.1. Các quan niệm về mạch lạc
Như đã nói ở trên, vấn đề mạch lạc từ lâu đã được các nhà ngôn ngữ học
quan tâm nghiên cứu, song giữa họ vẫn chưa đi đến một sự thống nhất hoàn toàn
trên phương diện khoa học về cách hiểu cũng như định nghĩa thuật ngữ “mạch
lạc”.
Halliday và Hasan không bàn đến mạch lạc riêng rẽ như một đề tài, mà chỉ
nhắc đến nó nhân nói đến dấu vết của tình huống trong văn bản. Tuy nhiên qua đó
cũng thấy được một phần quan niệm về mạch lạc của tác giả. Đề tài chung có liên
quan đến mạch lạc được bàn đến ở đây là “chất văn bản” (texture): “… chất văn
bản bao gồm nhiều hơn, khơng chỉ là sự có mặt của những quan hệ nghĩa thuộc
loại mà chúng tôi qui về liên kết - sự phụ thuộc của một yếu tố này vào yếu tố khác
để giải thích được nó. Nó bao gồm cả một chừng mực nào đó của mạch lạc trong
các ý nghĩa được diễn đạt: không chỉ hoặc cũng không phải chủ yếu là ở nội dung,
mà ở sự lựa chọn toàn bộ từ các nguồn ý nghĩa của ngơn ngữ đó, bao gồm cả các
thành tố liên cá nhân (xã hội - biểu cảm - ý chí) khác nhau - các thức, các tình
thái, các độ mạnh, và những hình thái khác nữa mà người nói nhồi nhét vào trong
tình huống nói”.
So với Halliday và Hasan thì cách định nghĩa của David Nunan có phần dễ
hiểu hơn. Theo ơng “mạch lạc là tầm rộng mà ở đó diễn ngơn được tiếp nhận như
là có mắc vào nhau chứ không phải là một tập hợp câu hoặc phát ngơn khơng có
liên quan nhau”.
Các tác giả Việt ngữ học cũng đưa ra các cách nhìn nhận về mạch lạc.
Theo Nguyễn Thiện Giáp thì “văn bản mạch lạc là văn bản mà ở đó người giải
mã có thể cấu trúc lại sơ đồ của người nói một cách hợp lí bằng cách suy luận
những mối liên hệ giữa các câu và những mối liên hệ riêng biệt của chúng với
những mục đích thứ cấp khác nhau trong sơ đồ giải thích, khiến cho sự khó hiểu
trở nên dễ hiểu”. Theo quan điểm này, mạch lạc không phụ thuộc vào những
đặc trưng liên kết lẫn nhau mà phụ thuộc vào qui mô mà người tạo ra văn bản cố
gắng đạt được để cấu trúc một sơ đồ hợp lí trong việc tạo ra văn bản. Cấu trúc
một sơ đồ hợp lí trong việc tạo ra văn bản lại phụ thuộc vào việc xem xét mỗi
câu có phải là sự thể hiện của một chân lí, một đóng góp cần thiết và thích hợp
đối với sơ đồ đó hay khơng.
Cịn theo Diệp Quang Ban, “mạch lạc là một khái niệm phức tạp và bao gồm
nhiều yếu tố trừu tượng khơng dễ xác định”. Từ góc độ dụng học, ơng đã phát biểu
rằng: “mạch lạc chính là sự áp dụng các qui tắc tạo hành động và hiểu hành động
nói”. Trong cuốn “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt” ông đã khái quát mạch lạc
thành ba kiểu như sau.
1. Mạch lạc trong triển khai mệnh đề.
2. Mạch lạc trong hành động ngôn ngữ.
3. Mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác.
Nếu đặt các cách hiểu mạch lạc này trong mối quan hệ với liên kết và với
văn bản/phi văn bản thì có thể thấy chính mạch lạc là yếu tố có tác dụng làm cho
một sản phẩm ngơn ngữ có tư cách là một văn bản.
Tác giả Nguyễn Hồ trong cuốn “Phân tích diễn ngơn - Một số vấn đề lí luận và
phương pháp” cũng đã nhận định rằng: “mạch lạc là một vấn đề cốt yếu của lí
luận phân tích diễn ngơn”. Trong chương 1, khi bàn về vấn đề mạch lạc, ông cũng
đã xem xét một vài khía cạnh tạo mạch lạc chính trong diễn ngôn như mạch lạc
trong liên kết, mạch lạc trong cấu trúc… Nguyễn Hồ đã tóm tắt được quan điểm
Tài liệu tham khảo
1. Diệp Quang Ban, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo dục, H.,
1999.
2. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, H.,
1999.
3. Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ dụng học, Tập 1, NXB Đại học Sư Phạm, H.,
2003.
4. Đỗ Hữu Châu, Đại cương Ngôn ngữ học, Tập 2: Ngữ dụng học, NXB Giáo
dục, H., 2001.
5. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hồng Trọng Phiến, Cơ sở Ngơn ngữ
học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, H., 2003.
6. David Nunan, Dẫn nhập phân tích diễn ngơn, NXB Giáo dục, H., 1998.
7. Nguyễn Đức Dân, Logích và tiếng Việt, NXB Giáo dục, H., 1998.
8. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, H., 2000.
9. Nguyễn Đức Dân, Tiếng Việt (dùng cho đại học đại cương), NXB Giáo dục,
H., 2003.
10. Hữu Đạt, Phong cách học tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học Quốc Gia Hà
Nội, H., 2001.
11. Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt: Từ loại, NXB Đại học Quốc Gia Hà
Nội, H., 2001.
12. Edward Sapir, Ngôn ngữ: Dẫn luận vào việc nghiên cứu tiếng nói, Trường
đại học KHXH & NV Tp.Hồ Chí Minh, 2000.
13. Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội,
H., 2000.
14. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục, H., 2002.
15. Gillian Brown, George Yule, Phân tích diễn ngơn (Trần Thuần dịch),
NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, H., 2002.
16. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, NXB Khoa học
xã hội, 1991.
17. Nguyễn Hoà, Phân tích diễn ngơn: Một số vấn đề về lí luận và phương
pháp, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, H., 2003.
18. Nguyễn Văn Khang, Tiếng lóng Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H.,
2001.
19. Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ nghĩa lời hội thoại, NXB Giáo dục, H., 1999.
20. Mark Halliday, Dẫn luận ngữ pháp chức năng (Hoàng Văn Vân dịch),
NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, H., 2004.
21. Nguyễn Thị Hồng Nga, Mạch lạc trong một số truyện ngắn, Luận văn thạc
sĩ khoa Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học QGHN, H.,
2005.
22. Phạm Nguyên Nhung, Khảo sát các trạng ngữ trong cặp thoại trong tiểu
thuyết “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, Đề tài Nghiên cứu
khoa học sinh viên khoa Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học
QGHN, H., 2003.
23. Nguyễn Thị Xuân Nữ, Khảo sát hiện tượng nối kết bằng mạch lạc trong
các chuỗi câu ngắn (trong tập phóng sự “Việc làng” và tiểu thuyết “Tắt
đèn” của Ngơ Tất Tố), Khố luận tốt nghiệp khoa Ngôn ngữ, Trường Đại
học KHXH & NV, Đại học QGHN, H., 2002.
24. Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng,
1992.
25. Nguyễn Thị Việt Thanh, Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, NXB Giáo
dục, H., 2001.
26. Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Giáo dục,
1999.
27. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Tiếng Việt thực hành, NXB Đại
học Quốc Gia Hà Nội, H., 2001.
28. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo
dục, H., 2003.
29. Hoàng Thu Trang, Bước đầu khảo sát mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi –
Đáp trích từ một số tác phẩm văn học, Khố luận tốt nghiệp khoa Ngơn ngữ,
Trường Đại học KHXH & NV, Đại học QGHN, H., 2005.
30. Phạm Thị Thu Trang, Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn
ngôn hội thoại (Khảo sát trên tư liệu một số truyện ngắn hiện đại), Luận văn
thạc sỹ ngôn ngữ học, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học QGHN, H.,
2008
31. Uỷ Ban KHXH Việt Nam, Viện thông tin KHXH, Ngôn ngữ học: Khuynh
hướng – Lĩnh vực– Khái niệm, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, H., 1984.
32.Uỷ Ban KHXH Việt Nam, Viện thông tin KHXH, Ngôn ngữ học: Khuynh
hướng – Lĩnh vực– Khái niệm, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, H., 1986.