Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.86 KB, 34 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn

LNG THANH THY

VAI TRề CA NGH NHN DN GIAN
TRONG VIC BO TN V PHT HUY NGH
THUT MA RI NC NG BNG BC
B
(NGHIấN CU TRNG HP CHI HI RI MINH
TN LNG BO H, X NG MINH, HUYN VNH
BO, TP. HI PHềNG)

luận Văn thạc sĩ khoa học Lịch sử

Hà Nội, 2008


Đại học quốc gia hà nội

Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn

LNG THANH THY

VAI TRề CA NGH NHN DN GIAN TRONG
VIC BO TN V PHT HUY NGH THUT
MA RI NC NG BNG BC B
(Nghiờn cu trng hp chi hi ri Minh Tõn lng Bo
H, xó ng Minh, huyn Vnh Bo, TP. Hi Phũng)

Chuyên ngành: Dân tộc học


Mã số
:
60.22.54

luận Văn thạc sĩ khoa học Lịch sử
ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. BI QUANG THNG

Hà Nội, 2008

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Hà Nội, ngày 4 tháng11 năm 2008
Tác giả luận văn

Lương Thanh Thuỷ

iii


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Bùi Quang Thắng
người thầy đã gợi mở cho tôi từ những ý tưởng ban đầu của luận văn, đặc
biệt là các định hướng về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu cũng như đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi cũng gửi lời cảm ơn đặc biệt đến lãnh đạo địa phương và nhân dân
làng Bảo Hà, xã Đồng Minh huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng, đặc biệt là nghệ
nhân Đào Minh Tuân người đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu điền dã tại địa phương .
Tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo ở Bộ môn Dân tộc học,
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện Văn hóa
Nghệ thuật Việt Nam nơi tôi công tác đã động viên khích lệ và tạo điều kiện
tốt nhất cho quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Luận văn này cũng không thể hoàn thành nếu không có những người
thân trong gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp của tôi, những người bằng
nhiều cách khác nhau đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu của mình.

iv


MỤC LỤC

DẪN LUẬN .........................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................1
2.Đối tƣợng và phạm vi địa bàn nghiên cứu ....................................................................3
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................................................3
4.Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 13
5.Định nghĩa về nghệ nhân dân gian .............................................................................. 14
6.Mục đích nghiên cứu và đóng góp của luận văn ....................................................... 16
7.Cấu trúc luận văn........................................................................................................... 16
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ..Error!
Bookmark not defined.
1.1. Làng Bảo Hà xƣa và nay ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên ..................................... Error! Bookmark not defined.

1.1.2 Đặc điểm kinh tế .................................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Đặc điểm văn hoá- xã hội .................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.Quá trình hình thành phƣờng rối Minh Tân......... Error! Bookmark not defined.
1.2.1.Về mặt tổ chức ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.Cơ chế hoạt động ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.So sánh phƣờng hội rối nƣớc Minh Tân với một số phƣờng rối nƣớc cổ truyền
.......................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết ........................................................................... Error! Bookmark not defined.

v


Chƣơng 2: ĐÁNH GIÁ CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG
ĐỐI VỚI VAI TRÒ CỦA NGHỆ NHÂN RỐI NƢỚC DÂN GIAN .................Error!
Bookmark not defined.
2.1. Nghệ nhân Đào Minh Tuân trong việc sáng lập phƣờng rối nƣớc ..............Error!
Bookmark not defined.
2.2. Đánh giá của cộng đồng về vai trò của nghệ nhân Đào Minh Tuân............Error!
Bookmark not defined.
2.2.1 Vai trò của nghệ nhân trong tạo hình quân rối . Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Vai trò cuả nghệ nhân trong kỹ thuật biểu diễn ( kĩ năng, kĩ xảo) ...........Error!
Bookmark not defined.
2.2.3. Vai trò của nghệ nhân trong việc sáng tạo tích và trò diễn .. Error! Bookmark
not defined.
2.2.4. Quan điểm chỉ đạo nghệ thuật ........................... Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Nghệ nhân Minh Tuân trong bảo tồn và phát triển nghệ thuật rối ...........Error!
Bookmark not defined.
2.2.6. Nghệ nhân Minh Tuân trong bí quyết giữ nghề ..............Error! Bookmark not
defined.
2.2.7. Nghệ nhân Minh Tuân trong vai trò của một nhà quản lý.... Error! Bookmark

not defined.
2.3. Đánh giá của các nhà quản lý văn hoá và xã hội ở địa phƣơng ...................Error!
Bookmark not defined.
2.3.1 Nghệ nhân Minh Tuân với năng lực thị trƣờng Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Đào tạo thế hệ trẻ ................................................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết ........................................................................... Error! Bookmark not defined.

vi


CHƢƠNG 3: CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ NGHỆ NHÂN DÂN GIAN VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT RỐI NƢỚC
.......................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1 Cơ chế, chính sách và tình hình thực hiện ........... Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Cơ chế, chính sách ............................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Tình hình thực hiện.............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số giải pháp ..................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Cơ sở để phong tặng nghệ nhân dân gian ........ Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Một số giải pháp cụ thể ....................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 18
PHỤ LỤC ....................................................................... Error! Bookmark not defined.

vii


DẪN LUẬN

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa, đô thị hoá, thƣơng mại hoá… hiện nay đƣơng nhiên có
những tác động tiêu cực đến việc bảo tồn các di sản văn hoá truyền thống, nguy cơ
mất bản sắc văn hóa dân tộc là nguy cơ có thật đối với các nƣớc đang phát triển.
Trong vài thập kỷ qua Unesco khuyến khích các quốc gia đặc biệt là các nƣớc đang
phát triển giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình thông qua việc
công bố “ Công ƣớc về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể 1. Mỗi một quốc gia có
những phản ứng khác nhau trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa, những giá trị văn
hoá truyền thống và sử dụng bản sắc văn hóa trong việc phát triển kinh tế xã hội
trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế hội nhập nhƣ hiện nay. Trƣớc nguy cơ bản sắc
văn hoá đang dần bị mai một trong khoảng vài chục năm trở lại đây nhất là từ sau
Đổi mới đến nay Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo tồn các di sản
văn hóa truyền thống trƣớc nguy cơ bị mai một. Việt Nam đã ký vào “ Công ƣớc
bảo vệ văn hoá phi vật thể” của Unesco với tƣ cách là một thành viên và đã triển
khai nhiều chƣơng trình nhằm bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá phi vật thể.
Thủ tƣớng chính phủ đã phê chuẩn 6 di sản văn hoá phi vật thể đầu tiên của Việt
Nam sẽ lần lƣợt đăng ký để Unesco công nhận là kiệt tác di sản văn hoá phi vật thể
thế giới, đó là Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hoá Cồng chiêng Tây
Nguyên (2 di sản này đã đƣợc công nhận), không gian văn hoá quan họ, ca trù, múa
rối nƣớc và sử thi Tây Nguyên. Từ đó cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu về vấn
đề này nhƣng tôi chọn một vấn đề nghiên cứu rất nhỏ về vai trò của một nghệ nhân
dân gian cụ thể đối với vấn đề bảo tồn và phát huy nghệ thuật rối nƣớc, một “case
study”. Nghệ nhân dân gian là ngƣời đóng vai trò nòng cốt, yếu nhân quan trọng
trong vấn đề bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Tuy có nhiều nghiên cứu
và cách tiếp cận khác nhau về nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy
1

Công ƣớc về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, Pari, 17/10/2003


các giá trị văn hoá phi vật thể nhƣng cho đến nay chƣa có nhiều công trình nghiên

cứu chuyên sâu nào (nếu không nói là khá hiếm hoi) quan tâm nghiên cứu vấn đề
này. Hiện nay, bên cạnh tính truyền thống luôn đƣợc bảo lƣu, những giá trị văn hoá
mới trong xã hội hiện đại đã xâm nhập vào đời sống nghệ thuật biểu diễn, cách thức
biểu diễn và sự sinh tồn của mỗi phƣờng rối. Các yếu tố dân gian, truyền thống và
hiện đại đan xen vào nhau tạo nên sự chú ý cho các nhà nghiên cứu ở các vấn đề
nhƣ: Các yếu tố dân gian, truyền thống của loại hình sân khấu, nghệ thuật này sẽ tồn
tại trong xã hội hiện đại nhƣ thế nào? Cơ chế vận hành của nó ra sao trong nền kinh
tế thị trƣờng? Quy mô tổ chức và các hình thức hoạt động nhƣ thế nào để loại hình
nghệ thuật biểu diễn này không những đƣợc bảo tồn nguyên vẹn mà còn có một chỗ
đững vững chắc trong lòng công chúng trong và ngoài nƣớc? Đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay khi Đảng và Nhà nƣớc ta đang thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá văn
hoá, phải chăng nghệ thuật rối nƣớc cũng không nằm ngoài mục tiêu đó? Thêm nữa,
mỗi một làng rối có những đặc điểm cƣ trú, lịch sử phát triển khác nhau nên điều
kiện hội nhập với nền kinh tế thị trƣờng nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều
vào cơ chế quản lý, điều kiện kinh tế, và sự năng động của từng làng rối. Xuất phát
từ một làng có nghề tạc tƣợng nổi tiếng, bản thân cũng là một phƣờng rối cạn có bề
dày lịch sử, phƣờng rối nƣớc Minh Tân đã phát huy đƣợc những lợi thế vốn có của
mình để mạnh dạn xây dựng thành một phƣờng rối nƣớc tƣ nhân bên cạnh các
phƣờng rối nƣớc truyền thống đang tồn tại và phát triển.
Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài: “ Vai trò của nghệ nhân dân gian
trong bảo tồn và phát huy nghệ thuật rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ” làm luận văn
tốt nghiệp. Trong vấn đề nghiên cứu này, luận văn không đi sâu nghiên cứu tính
nghệ thuật của rối nƣớc mà đi sâu nghiên cứu sự phát triển nội tại của phƣờng rối
nƣớc Minh Tân trong quá trình phát triển với những bƣớc thăng trầm ra sao để trở
thành một phƣờng rối tƣ nhân nhƣ hiện nay. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên
cứu, tác giả mong muốn đóng góp thêm thông tin về việc bảo tồn, phát huy nghệ
thuật rối nƣớc và phƣơng thức vận hành của nó trong cơ chế thị trƣờng giai đoạn
hiện nay.

2



2. Đối tƣợng và phạm vi địa bàn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghệ nhân dân gian với vai trò là chủ
thể sáng tạo văn hoá đồng thời họ cũng là nhân tố quyết định trong việc bảo tồn và
phát huy nghệ thuật rối nƣớc ở đồng bằng Bắc Bộ. Thông qua luận văn này tác giả
xem xét những tác động cũng nhƣ những ảnh hƣởng của nghệ nhân Đào Minh Tuân
( một cá nhân cụ thể) đối với nghệ thuật rối nƣớc nhƣ thế nào? Nhƣng trọng tâm
nghiên cứu vẫn xoay quanh vai trò của những nghệ nhân dân gian trong việc bảo
tồn vốn cổ, sáng tạo cái mới và truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ hiện
nay. Hơn nữa, trong cơ chế thị trƣờng họ đã làm nhƣ thế nào để đảm bảo đời sống
cho bản thân họ và gia đình.
Phạm vi và địa bàn nghiên cứu: Mặc dù tên của đề tài đã chỉ ra phạm vi
nghiên cứu là khu vực đồng bằng Bắc Bộ nhƣng do hạn chế nhiều mặt nên tác giả
đã chọn điểm để nghiên cứu. Việc khảo sát và điền dã đều tập trung chủ yếu vào
phƣờng rối nƣớc Minh Tân làng Bảo Hà, xã Đồng Minh huyện Vĩnh Bảo, Thành
Phố Hải Phòng trong một thời gian từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 7 năm 2008.
Ngoài ra tác giả cũng thƣờng xuyên cập nhật thông tin từ các làng rối khác nhƣ Đào
Thục (Đông Anh- Hà Nội), Phú Đa (Hà Tây), Bồ Dƣơng (Ninh Giang- Hải Dƣơng)
Nguyên Xá (Đông Hƣng- Thái Bình), Nam Chấn (Nam Trực- Nam Định)…để so
sánh từng vấn đề nghiên cứu.

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Mặc dù nghiên cứu về rối nƣớc đã đƣợc chú trọng từ lâu, nhƣng cho đến nay,
các công trình có quy mô nghiên cứu toàn diện về rối nƣớc chiếm số lƣợng khiêm
tốn, có thể nói là hiếm hoi. Thực ra, vấn đề nghiên cứu mới chỉ tập trung ở những
bài viết ngắn đề cập đến khía cạnh nào đó của nghệ thuật này đƣợc đăng trên các
Tạp chí chuyên ngành. Song, ta cũng không thể phủ nhận những đóng góp đó của
các nhà nghiên cứu.


3


Chúng tôi xin chia thành hai vấn đề :
- Thứ nhất là về các công trình nghiên cứu về nghệ nhân dân gian ở nhiều
lĩnh vực khác nhau nói chung và các công trình nghiên cứu về nghệ nhân rối
nước nói riêng :
Các công trình liên quan viết về nghệ nhân dân gian tuy mới đƣợc sự đƣợc
quan tâm trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là khi Nhà nƣớc ban hành cơ chế chính
sách phong tặng đối với đội ngũ nghệ nhân dân gian nhƣng đã thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Nhiều bài viết và công trình nghiên
cứu đã đƣợc đăng tải trên các tạp chí: Dân tộc học, Văn hoá dân gian, tạp chí nghiên
cứu văn hoá nghệ thuật v.v…
Tác giả Trần Chính (2000) Nghệ nhân quan họ làng Viêm Xá giới thiệu về
diện mạo đời sống sinh hoạt quan họ của đội ngũ nghệ nhân làng Quan họ Viêm Xá
và một số bài hát quan họ do nghệ nhân Viêm Xá hát trong thế kỷ XX. Qua đó tác
giả khẳng định, trải qua những chặng đƣờng lịch sử thăng trầm của chính những
nghệ nhân ở thế kỷ XX- chính họ đã nắm giữ một vai trò trọng yếu trong việc giữ
gìn, khôi phục và phát triển dân ca Quan họ.
Ở một công trình nghiên cứu khác nhƣ Nghệ nhân lão thành trong lĩnh vực
ca nhạc truyền thống Huế của Phân Viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật Việt Nam
thuộc Viện Văn hoá Thông tin (nay là Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam ) của
nhóm tác giả Nguyễn Hữu Thông (chủ nhiệm đề tài )- Trần Đình Hằng- Nguyễn
Phƣớc Bảo Đàn. Đề tài đề cập giới thiệu về sự ra đời của bộ môn ca nhạc truyền
thống huế và chân dung các nghệ nhân trong lĩnh vực ca nhạc Huế truyền thống.
Báo cáo cũng đã đề cập đến vai trò của các nghệ nhân lão thành trong sự nghiệp
phát triển Ca nhạc truyền thống Huế. Nghệ nhân không chỉ là kẻ mang sứ mệnh
thăng hoá nét đẹp của loại hình diễn xƣớng này mà còn là những ngƣời góp phần
vào việc lƣu truyền và gìn giữ bộ môn ca nhạc truyền thống Huế bằng việc sƣu tập
văn bảo, truyền thụ kỹ thuật giảng dạy lý thuyết, họ đã tạo nên sự lôi cuốn lòng yêu

thích và đánh thức ở thế hệ sau những cảm xúc nghệ thuật và yêu chuộng dòng diễn

4


xƣớng này . Nhóm tác giả khẳng định các nghệ nhân lão thành đối với bất kỳ giai
đoạn phát triển nào cũng có vai trò rất lớn đóng góp cho việc bảo tồn và phát triển
ngón sở trƣờng của mình
Tác giả Thanh Dƣơng2 với bài viết “ Nghệ nhân tranh Đông Hồ Nguyễn Hữu
Sam (Thuận Thành – Bắc Ninh)”, qua bài viết tác giả tóm lƣợc về lịch về cuộc đời
gắn bó với nghề tranh Đông Hồ truyền thống với những bƣớc thăng trầm gắn bó với
nghệ thuật vẽ tranh của ông. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam là ngƣời có công lớn
trong việc gìn giữ nghệ thuật tranh Đông Hồ truyền thống. Ông dành trọn cuộc đời
mình để miệt mài với công việc nghiên cứu, sƣu tầm, phục chế tranh; đồng thời
sáng tác và sản xuất tranh phục vụ những ngƣời yêu mến tranh Đông Hồ.
Kiều Phƣơng Giang (2006)

3

“ Hơn 70 năm nặn tò he”, bài viết kể về cuộc

đời của nghệ nhân nặn tò he cụ Đặng Văn Tố (81 tuổi) ngƣời đã gắn bó trọn đời với
nghề nặn tò he. Năm 2004, cụ vinh dự là đại diện duy nhất của nghề làm tò he ở
VN, cùng 3 nghệ nhân (vẽ tranh, thêu, đan nón Huế) sang Nhật dự triển lãm. Cũng
năm đó, cụ đƣợc nhận danh hiệu "Nghệ nhân dân gian" và "Ngôi sao quê lụa" do
Hội Văn nghệ dân gian VN và UBND tỉnh Hà Tây phong tặng.
Còn rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết nghiên cứu về nghệ nhân
dân gian trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, từ nghệ nhân làng nghề thủ
công mỹ nghệ đến nghệ nhân trên lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, các sinh hoạt văn
hóa cộng đồng nhƣ văn thơ, đàn hát, làm và thả diều, nghề thêu, đúc đồng, điêu

khắc gỗ, nhạc cụ và dân nhạc, nói trạng…
Gần đây nhất là cuốn Nghệ nhân dân gian của Hội văn nghệ dân gian Việt
Nam (2007). Cuốn sách thống kê khá đầy đủ các nghệ nhân đƣợc phong tặng trong
hai năm 2003 – 2007 thuộc mọi mọi lĩnh vực từ nghệ nhân lĩnh vực diễn xƣớng dân
gian và thƣ pháp đến nghệ nhân các lĩnh vực nghề thủ công truyền thống, nghệ nhân

2

nguồn :

3

báo Lao Động số 307 Ngày 07/11/2006

5


các thú chơi dân gian và ẩm thực.. Đó là cuốn sách mô tả tƣơng đối đầy đủ tiểu sử
cuộc đời và sự nghiệp của những nghệ nhân đƣợc phong tặng từ năm 2003 – 2007.
Đề cập đến nghệ nhân rối nƣớc tác giả Tô Sanh (1976) đã đƣa ra một số đặc
điểm về nghệ nhân rối nƣớc dân gian: nghệ nhân rối nƣớc thƣờng là những nông
dân ở lứa tuổi trung niên, chuyên tay cày, tay cuốc, quanh năm lặn lội với hòn đất
cây lúa, ngày ngày một nắng hai sƣơng ngoài đồng ruộng, nên họ coi việc múa rối
nƣớc nhƣ một thú ăn chơi. Họ góp tiền đóng gạo dựng phƣờng lập hội, tạo quân chế
máy- bỏ nhiều mồ hôi công sức ra đóng cọc, căng dây, dựng buồng trò, luyện tập và
biểu diễn- không đòi hỏi tiền thù lao mà chỉ mua vui cho làng xóm. Họ làm nghệ
thuật một cách bình dị, tự phát và hy sinh cao độ. Nghệ nhân rối nƣớc hành nghề
bằng kinh nghiệm là chính nên diễn xuất còn nặng phần bản năng tuỳ tiện.
Nghệ nhân rối nƣớc là những ngƣời làm ruộng, học theo lối bắt chƣớc mà làm
theo. Trình độ tinh thông nghề nghiệp quá trình đi làm nhiều mà thành. Họ chơi rối là

do yêu thích,do lòng mong muốn làm vui mình và làm vui cho ngƣời khác, do thừa
kế ông cha mình và một phần cũng vì cái hƣ vinh nơi làng xóm. Họ chơi rối nƣớc là
một thú vui. Họ yêu việc mình làm tới mức say mê. Nghệ nhân rối nƣớc rất tôn kính
ông tổ nghề của mình, nhƣng phần đông họ không biết ông Tổ là ai?
-

Thứ hai là tổng quan về tình hình nghiên cứu nghệ thuật rối nước

Sự độc đáo của nghệ thuật múa rối nƣớc là đề tài nghiên cứu và cho ra mắt bạn đọc
nhiều tác phẩm của các học giả nổi tiếng trong hơn nửa thế kỷ qua nhƣ Nguyễn Huy
Hồng, Tô Sanh, Hữu Ngọc và Trung Dũng, Lê Văn Ngọ… nhƣng cho đến nay, các
công trình nghiên cứu mang tính toàn diện về rối nƣớc chiếm một lƣợng khá khiêm
tốn. Thực tế cho thấy vấn đề nghiên cứu mới chỉ tập trung ở những bài viết ngắn đề
cập đến một vài khía cạnh cụ thể của nghệ thuật rối nhƣng chƣa đề cập sâu đến vấn
đề bảo tồn, phát triển, vai trò của nghệ nhân trong vấn đề bảo tồn nhìn từ hƣớng tiếp
cận nhân học. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng các công trình của các học giả đã
cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về múa rối nƣớc Việt Nam.

6


Việc tiếp cận vấn đề trong việc giải thích nguồn gốc xuất hiện của rối nƣớc,
các tác giả đã đƣa ra nhiều ý kiến khác nhau. Nhà nghiên cứu Tạ Đức(1986) đã dựa
vào việc giải thích nguồn gốc ra đời của rối bóng Gia Va ở hai quốc gia đại diện
tiêu biểu Ấn Độ và Inđônêxia. Tác giả cho rằng rối bóng ở hai quốc gia trên có mối
liên hệ với lễ hội mang tính chất tôn giáo tín ngƣỡng vốn xuất hiện từ thời nguyên
thuỷ. Cùng với việc áp dụng nguyên tắc của phƣơng pháp hệ thống đặt hiện tƣợng
văn hoá Việt trong tổng thể văn hoá Việt Nam- Đông Nam Á - Châu Á- Thế giới,
ông cho rằng sự ra đời của rối bóng Gia Va và sự ra đời của rối nƣớc Việt Nam có
nguồn gốc quan hệ hữu cơ với nhau. Đó chính là sự thu nhỏ của các hội lễ cộng

đồng đậm chất tôn giáo đƣợc thể hiện ở các không gian biểu diễn khác nhau.
Cũng giải thích dƣới góc độ tôn giáo, tác giả Nguyễn Huy Hồng (1973) Tìm
hiểu về nghệ thuật múa rối dân tộc chỉ ra rằng từ xa xƣa tƣợng hình rối đƣợc sử
dụng với vai trò là vật hiến tế cho ngƣời quá cố cùng các trò rƣớc xách, trình diễn
đƣợc coi là một nghi lễ không thể thiếu trong tang ma. Cho đến ngày nay, dấu vết
của việc hiến tế này vẫn còn tồn tại ở các dân tộc Việt Nam nhƣ trong lễ “bỏ mả”
của đồng bào Ba Na (Tây Nguyên), tục “đốt mã” (đốt vàng mã, đốt hình nhân) của
ngƣời Việt... Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh vai trò mua vui giải trí của rối
nƣớc và đƣợc xem là một thành tố quan trọng trong các lễ hội của đình, chùa, đền,
miếu... và các hội lớn của cộng đồng.
Tiếp tục trình bày của vấn đề này, tác giả Phạm Đức Dƣơng (2001) Sân khấu
múa rối - sứ giả của thế giới tâm linh lại giải thích, sự ra đời nghệ thuật múa rối của
cƣ dân Đông Nam Á là dựa trên nền tảng sáng tạo của trí tuệ và tâm linh “quan
niệm vạn vật hữu linh” vốn có của con ngƣời. Thế giới luôn bí ẩn đƣợc phản ánh
dƣới sự tƣởng tƣợng phong phú. Đó là sự tồn tại của một thế giới siêu nhiên thần
thánh. Thế giới trần tục của con ngƣời bị chế ngự của lực lƣợng siêu nhiên nói trên.
Để cho hai thế giới trên giao tiếp đƣợc với nhau, con ngƣời đã sáng tạo và dùng con
rối làm lực lƣợng trung gian. Nhƣ vậy, rối chỉ là vật phục vụ cho mục đích tôn giáo
của con ngƣời.

7


Tác giả Hà Văn Cầu (1996) Múa rối nước Việt Nam đã cố gắng đƣa ra
những chứng cứ thuyết phục nhất để chứng minh rằng sự ra đời của nghệ thuật múa
rối Việt Nam sớm hơn so với nghệ thuật múa rối của Trung Quốc qua việc giải mã
các âm ngữ học và nguồn sử liệu văn bia.
Tóm lại các bài viết của các tác giả nêu trên đều cố gắng đƣa ra những luận
cứ thuyết phục nhất về nguồn gốc ra đời của nghệ thuật này. Nhƣng cuối cùng, các
bài viết đƣa ra sự giải thích giới hạn dƣới góc độ tôn giáo là chủ yếu. Cho nên

nguồn gốc ra đời của múa rối vẫn là cánh cửa mở cho những tìm tòi và phát hiện
mới.
Ngoài ra, nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng (1970; 1985; 1997) còn có các bài viết
mang tính tóm tắt, giới thiệu ngắn gọn nhất về nghệ thuật múa rối nƣớc ở Việt Nam.
Các công trình này thể hiện ở các mặt: lịch sử ra đời, khái quát các đặc trƣng và các
đặc điểm, liệt kê các thành phần cơ bản của rối nƣớc (nƣớc, sân khấu, quân rối, âm
nhạc, biểu diễn trò pháo, nhân vật) và điểm qua các tích trò tiêu biểu.
Trong khi đó, các nghiên cứu riêng về những phƣờng rối chỉ mới tập trung ở
những phƣờng tiêu biểu: Hà Nam Ninh ( Nguyễn Huy Hồng (1990) với Truyền
thống múa rối Hà Nam Ninh ), Thái Bình (Nguyễn Huy Hồng (1999); Nghệ thuật
múa rối và đồng đất Thái Bình ), Phạm Trọng Toàn (1997) Tìm hiểu nghệ thuất
múa rối nước và sự phối hợp âm nhạc trong biểu diễn múa rối nước cổ truyền làng
Nguyễn; Rối nước làng Ra và sự ảnh hưởng của Phật giáo Vũ Tú Quỳnh (2006);
rối nước làng Ra của Vũ Hạnh Quỳnh (2004) ; Nam Định (Đỗ Đình Thọ (2000)
Múa rối một môn nghệ thuật dân gian truyền thống của quê hương Nam Định); Lê
Văn Ngọ (2004)“Bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Thăng
Long - Hà Nội” ... nhƣng số lƣợng còn khiêm tốn. Đáng tiếc ngay trên cả Tạp chí
Dân tộc học cũng chỉ mới đăng một bài viết khái quát của tác giả Nguyễn Huy
Hồng (1979) “Nghệ thuật múa rối Tây Nguyên” về tìm hiểu múa rối Tây NguyênViệt Nam.

8


Bên cạnh các công trình nghiên cứu đƣợc công bố trên các tạp chí khoa học,
còn có các nghiên cứu tổng hợp về rối nƣớc Việt Nam. Đáng chú ý là những đầu
sách của tác giả Nguyễn Huy Hồng nhƣ truyền thống múa rối dân tộc, Tìm hiểu
nghệ thuật múa rối dân tộc, Nghệ thuật rối Việt Nam, Nghệ thuật múa rối nƣớc Thái
Bình, Rối nƣớc Việt Nam, Lịch sử nghệ thuật và từ vựng múa rối Việt Nam…
Trong đó, tác giả đã đặt vấn đề tiếp cận với nghệ thuật múa rối ở phƣơng diện lịch
sử và đƣa ra sự thống kê các cơ sở phƣờng rối nƣớc dân gian phân bố trên khắp cả

nƣớc Việt Nam.
Tiếp cận với vấn đề nêu trên, nhà nghiên cứu Tô Sanh (1976) Nghệ thuật
múa rối nước đã cố gắng tra cứu các tài liệu cổ, các bản chép tay và gia phả của các
dòng họ… Ngoài ra tác giả còn dùng phƣơng pháp hồi cố, bằng cách gợi lại ký ức
của những ngƣời giữ các bí truyền trong múa rối.. Từ nguồn tƣ liệu đó, Tô Sanh cố
gắng xác định lịch sử, nguồn gốc và quá trình phát triển của nghệ thuật múa rối cổ
truyền.
Trong khi đó, các bài nghiên cứu khác lại tập trung ở khía cạnh nhƣ nghệ
thuật tạo hình, các tiết mục biểu diễn, âm nhạc, văn học, không gian biểu diễn…
của nghệ thuật múa rối
Tác giả Đỗ Trọng Quang (1986) đã dựa vào các sử liệu thành văn đƣa ra dự
đoán về lịch sử ra đời của nghệ thuật múa rối trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng. Bên cạnh đó, tác giả đã có sự khái quát quá trình hình thành, phát triển
của các phƣờng rối (rối cạn và rối nƣớc) gắn với sự thăng trầm của lịch sử nƣớc
nhà. Đồng thời tác giả nhấn mạnh mô tả nét đặc sắc của nghệ thuật tạo hình quân
rối. Đó là nghệ thuật làm rối bóng hoàn hảo của In đô nê xia và Ấn Độ, hay những
con rối đƣợc cắt gọt công phu và sơn thếp cầu kỳ theo lối cổ truyền của dân tộc ta.
Cũng về chủ đề này, tác giả Trần Lâm(2001.) Đôi nét về nghệ thuật tạo hình
trong nghệ thuật rối Việt đã đƣa ra ý kiến rằng, lịch sử tạo hình của múa rối Việt
Nam là sự kết hợp của cả ba lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc tƣợng và trang trí nội thất
của ng ành mỹ thuật. Điều này thể hiện rõ qua việc khảo sát của tác giả về kiến trúc

9


của nhà thuỷ đình (buồng trò biểu diễn rối), cách thức tạo hình con rối nƣớc qua
việc mô tả khá chi tiết về chất liệu chế tác, kích thƣớc, cách thức tạo tác, tô vẽ màu
sắc phục trang
Gần đây, tác giả Nguyễn Thành Nhân(2003) Mỹ học rối nước, trong bài viết
của mình một lần nữa lại đồng ý kiến cho rằng rối là sản phẩm sáng tạo của nghệ

nhân Việt Nam, là sự kết hợp nhuần nhuyễn của các nghề thủ công và là món ăn
tinh thần gắn bó với ngƣời nông dân chất phác... Theo tác giả, sự lôi cuốn hấp dẫn
của rối nƣớc từ nghìn năm qua cho đến nay vẫn đƣợc bảo lƣu, đó là sự không hoà
tan văn hoá trong âm mƣu đồng hoá của kẻ xâm lƣợc, là triết lý sống gắn bó trọn
vẹn muôn đời với thiên nhiên của ngƣời dân Việt. Cuối cùng đó chính là sức hút
của chính bản thân nghệ thuật múa rối trong việc sáng tạo ra sự lạ mắt gây nên sự
bất ngờ thú vị khó lý giải cho ngƣời xem. Nét đẹp lạ lùng của nghệ thuật này cần
đƣợc bảo lƣu, gìn giữ và phát triển hơn nữa.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến một phần quan trọng
khác của múa rối nƣớc, đó là tiết mục biểu diễn, hay ta có thể gọi đó là tiết trò. Một
trong những tác nhân làm tăng thêm sức hấp dẫn của nghệ thuật này chính là sự
đóng góp của văn học
Trên Tạp chí Văn học, tác giả Trần Vƣợng(1987) Văn học và múa rối đã
nhấn mạnh vai trò của văn học trong việc xây dựng các kịch bản rối. Nghệ thuật
múa rối muốn thành công phải có những tác phẩm kịch bản rối. Nghệ thuật múa rối
muốn thành công phải có những tác phẩm kịch bản phản ánh đƣợc cuộc sống và
khát vọng của con ngƣời. Các tiết mục diễn phải đảm bảo đƣợc “cái lạ cái huyền
ảo” trong cốt truyện, tạo nên sức hút cho ngƣời xem. Tác giả rút ra kết luận, nghệ
thuật múa rối trên Thế giới nói chung và nghệ thuật múa rối ở Việt Nam nói riêng,
phải biết tận dụng đƣợc các kho tàng truyện cổ tích, truyện thần thoại, truyện truyền
kỳ, các truyền thuyết và huyền thoại lịch sử, truyện ngụ ngôn, truyền loài vật,
truyện cƣời dân gian... sẽ hứa hẹn những thành công cho các kịch bản rối. Đây quả
là một điều đáng ghi nhận.

10


-

Trong khi đó, tác giả Hoàng Kim Dung(1993) Về nghệ thuật rối nước


đã dựa trên lập luận: Rối nƣớc là nét văn hoá đặc sắc của cộng đồng. Nó luôn gắn
bó khăng khí với lễ hội, phục vụ cho những con ngƣời đồng ruộng giản dị mộc mạc,
cho nên các tiết mục múa rối cổ truyền thể hiện một sắc thái dân tộc đậm đà. Trong
đó chứa đựng lòng chiêm ngƣỡng sùng bái với mong muốn đƣợc may mắn, cầu
đƣợc phúc lộc, mùa màng thuận lợi…Đó cũng là những hình ảnh vui chơi sinh hoạt
ở làng quê gắn bó với thiên nhiên. Thêm vào đó, đây là loại hình sân khấu đặc biệtmặt nƣớc. Bên cạnh yếu tố lạ mắt, lôi cuốn, thu hút ngƣời xem thì ngƣời biểu diễn,
kỹ thuật biểu diễn chƣa hoàn thiện, tạo hình con rối tốn kém, các con rối chỉ làm
những cử động đơn giản… đã buộc nghệ thuật này quan tâm đến yếu tố lạ mắt, các
kịch bản phức tạp, kịch tính không đƣợc các nghệ nhân để ý. Cũng chính vì thế văn
học không đóng vai trò trong nghệ thuật rối. Điều này cũng lý giảI vì sao các sáng
tác rối nƣớc mang đậm tính dân gian và là sản phẩm đặc trƣng của tập thể những
ngƣời chơi trò.
Ở một khía cạnh khác, tác giả Vũ Tú Quỳnh (2004) Múa rối nước nghệ thuật
của những biểu tượng đã nhấn mạnh sự ra đời của rối nƣớc là hệ quả tất yếu trong
đời sống sinh hoạt văn hoá của cƣ dân trồng lúa nƣớc. Từ việc mô tả, tác giả đi sâu
vào việc tìm hiểu yếu tố tạo hình quân rối, và một lần nữa lại khẳng định rối là sản
phẩm của ngƣời nông dân trên đồng ruộng.
Trong một bài viết gần đây tác giả Vũ Tú Quỳnh (2006) Rối nước từ sân
khấu dân gian đến sân khấu đô thị đã nhấn mạnh Múa rối nƣớc của Việt nam là một
loại hình nghệ thuật, là biểu tƣởng về đời sống và sinh hoạt nông nghiệp của nhân
dân, gắn bó bền chặt với đời sống của ngƣời nông dân. Có thể thấy loại hình nghệ
thuật này một sự phiên chuyển gần nhất và thực tế nhất tâm tƣ tình cảm, nếp sống
nếp nghĩ của ngƣời dân quê Việt Nam. Múa rối nƣớc nhƣ một biểu tƣợng của đời
sống sinh hoạt nông nghiệp vùng nông thôn Bắc Bộ Việt Nam.
Đóng góp vào việc nghiên cứu rối nƣớc ở Việt Nam ta không thể bỏ qua
những nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài nhƣ Trần Văn Khê ( 1984)

11



Marrionettes sur eau du Vietnam, Mai son des Culture du Monde , (Printed in
France); Magot A. Jones (1996), The art of Vietnamese water purpetry, Doctor of
Philosophy in Drama anh Theatre, The Theatrical gense Study, Hawai
university,USA; Samond Lorraine (1960), "Water pupet of vietnam", in Puppet
theatre around the world, New Delhi. Các công trình này là các nghiên cứu khái
quát dựa trên nền nghiên cứu tổng hợp của các học giả Việt Nam đã đi trƣớc.
Những đóng góp không nhỏ của các công trình này đã giới thiệu rối nƣớc dƣới góc
độ nghiên cứu đến với thế giới.
Ngoài ra chúng ta còn thấy nhiều bài viết tản mạn đăng trên các tạp chí
chuyên ngành và nhiều bài báo, tạp chí khác nhƣng những bài viết này nặng về
nghiên cứu nghệ thuật, mô tả yếu tố truyền thống.
Tóm lại, nghệ thuật múa rối nƣớc ở Việt Nam là một nghệ thuật độc đáo, nó
không chỉ là di sản văn hoá của một dân tộc mà còn là di sản văn hoá Thế giới. Các
nghiên cứu đang cố gắng đi sâu vào việc tìm tòi nghiên cứu về nghệ thuật rối nƣớc
ở nhiều dạng thức khác nhau với mục đích bảo lƣu, gìn giữ, phát hiện các yếu tố
dân gian cổ truyền còn sót lại và cố gắng phát huy nó trong điều kiện của xã hội
hiện đại ngày nay. Nhƣng ngƣời đóng vai trò là chủ thể sáng tạo, bảo lƣu, gìn giữ,
phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể - chính là đội ngũ nghệ nhân dân gian, nhìn
chung chƣa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập một cách đầy đủ
và có hệ thống về vai trò của nghệ nhân dân gian trong nghệ thuật múa rối nƣớc
Nhƣ vậy đã có và còn rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết, bài
nghiên cứu đăng trên tạp chí và các công trình chuyên khảo, báo chí, các loại hình
báo chí truyền thống lẫn báo mạng nghiên cứu về nghệ nhân trên nhiều lĩnh vực
khác nhau của đời sống nhƣng tất cả mới chỉ nghiên cứu mang tính tản mát hoặc ở
góc độ nghiên cứu theo hƣớng văn hóa dân gian, nghệ thuật học. Cho đến nay chƣa
có một công trình nghiên cứu chuyên khảo nào đề cập đến vai trò của nghệ nhân
trong việc bảo tồn nghệ thuật rối nƣớc theo hƣớng tiếp cận nhân học mà chỉ chủ yếu
nghiên cứu về nghệ thuật học, văn hóa dân gian.


12


Vai trò của nghệ nhân nếu có đƣợc nhắc đến thì rất chung chung hoặc chỉ ở
một vài khía cạnh cụ thể. Sự trình bày chỉ dừng lại ở những nhận định đánh giá mà
chƣa đi sâu phân tích làm sáng rõ. Tuy nhiên đó là nguồn tài liệu quý giá giúp ích
cho tôi về mặt phƣơng pháp, cách tiếp cận, và giải quyết những vấn đề có liên quan.
Tác giả cũng không có tham vọng đề cập đến mọi khía cạnh của nghệ nhân dân gian
đối với nghệ thuật rối mà chỉ tập trung tìm hiểu vai trò của nghệ nhân rối nƣớc dân
gian và những đánh giá của những ngƣời trong và ngoài cuộc nhìn nhận về họ trong
việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật rối nƣớc trong cơ chế thị trƣờng hiện nay.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu điểm tại địa bàn làng Bảo Hà xã Đồng Minh có
tính chất điển hình vì điều kiện không cho phép tác giả tiến hành phƣơng pháp
nghiên cứu trên phạm vi rộng. Phƣơng pháp tác giả sử dụng phƣơng pháp điền dã
dân tộc học/nhân học với những kỹ năng nhƣ : quan sát, phỏng vấn tham dự, phỏng
vấn nhóm...
Đối tƣợng của các cuộc phỏng vấn này là nghệ nhân Đào Minh Tuân, đội
ngũ nam nữ diễn viên trong phƣờng rối Minh Tân và phụ nữ, thanh thiếu niên,
ngƣời cao tuổi, ngƣời làm công tác quản lý văn hoá -xã hội tại địa phƣơng. Trong
số đó, tác giả chú ý lựa chọn thành phần xã hội, độ tuổi, giới tính. Nội dung phỏng
vấn liên quan đến vấn đề về lịch sử làng Bảo Hà, sự ra đời của phƣờng rối, cách
nhìn nhận đánh giá của họ về chi hội rối Minh Tân và vai trò của nghệ nhân Đào
Minh Tuân, khai thác những câu chuyện về họ gắn với những vấn đề có liên quan
đến luận văn.
Điều kiện rất thuận lợi khi tôi thực hiện các nghiên cứu tham dự là: Đơn vị
nơi tôi công tác (Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam) có quan hệ rất mật thiết với
những ngƣời dân của làng Bảo Hà và gia đình nghệ nhân Đào Minh Tuân, (đã thực
hiện nhiều chƣơng trình, dự án tại làng này trong vòng 10 năm nay). Vì vậy tôi đến

ở tại các gia đình ngƣời dân lâu ngày gần nhƣ là ngƣời nhà. Họ coi tôi nhƣ ngƣời
trong gia đình có quan hệ thân thiết.

13


Ngoài ra tác giả còn sử dụng phƣơng pháp thu thập nguồn tài liệu và số liệu
thứ cấp nhƣ các báo cáo tổng kết, chƣơng trình hoạt động của phƣờng rối, các tài
liệu lƣu trữ tại địa phƣơng và các ban ngành liên quan.
Phƣơng pháp so sánh đồng đại và lịch đại đƣợc tác giả sử dụng trong luận
văn này: So sánh lịch sử các vấn đề nghiên cứu trong truyền thống và hiện tại, so
sánh giữa nội dung nghiên cứu tại địa bàn tác giả khảo sát và các phƣờng rối dân
gian khác.
Nguồn tài liệu nghiên cứu của luận văn chủ yếu do tác giả sƣu tầm thu thập
trong quá trình khảo cứu điền dã tại địa phƣơng. Ngoài tƣ liệu thu thập trên thực
địa, tác giả còn sƣu tầm tài liệu tham khảo đã đƣợc công bố của các học giả, các nhà
nghiên cứu khác đƣợc sử dụng theo hƣớng kế thừa và có hệ thống để phục vụ cho
luận văn.

5. Định nghĩa về nghệ nhân dân gian
Nghệ nhân là gì?
- Nghệ nhân (Theo từ điển bách khoa toàn thƣ) 4 : người làm hàng thủ công,
mĩ nghệ có tay nghề khéo léo, có trình độ chế tác kiểu mẫu mới có giá trị thẩm mĩ
cao, có khả năng hướng dẫn thợ bạn. Danh hiệu dành cho những người có tài năng
sáng tạo.”
- Nghệ nhân theo Từ điển Tiếng Việt 5, đó là : “người chuyên nghề biểu diễn
một bộ môn nghệ thuật hoặc chuyên làm một nghề thủ công mĩ nghệ , có tài nghệ
cao. Nghệ nhân tuồng”
- Nghệ nhân văn hoá (Theo từ điển bách khoa toàn thƣ6) : danh hiệu dành
cho những người có tay nghề giỏi trong sáng tác, biểu diễn hoặc sáng tạo những

sản phẩm văn hoá - nghệ thuật có giá trị. Nghệ nhân văn hóa phần lớn trưởng

4

www.bachkhoatoanthu.gov.vn
Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng VIệt, Nxb, Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học Việt Nam xuất
bản, bản in lần thứ 5, đợt 2, tr. 676
6
www.bachkhoatoanthu.gov.vn
5

14


thành từ hoạt động thực tiễn, không được đào tạo chính quy. ở một số nước, Nghệ
nhân văn hóa được coi là “quốc bảo”.
Cụm từ Nghệ nhận dân gian đƣợc Phó giáo sƣ Ninh Viết Giao là một trong
những ngƣời đầu tiên dùng cụm từ Nghệ nhân dân gian trong làng ví dặm ở Nghệ
Tĩnh (Tạp chí Văn học, Hà Nội, Năm 1978, số 4)
- Theo PGS. TS. Nguyễn Xuân Kính 7định nghĩa nghệ nhân dân gian:
“Nghệ nhân dân gian chính là những người ưu tú nổi trội trong làng xã,
trong phường hội, trong từng lĩnh vực văn hoá dân gian. Dù các nghệ nhân dân
gian sống ở những địa phương khác nhau, dù có người còn lưu giữ được tên tuổi,
có người không còn được nhắc nhở, dù những cảnh ngộ riêng tư khác nhau nhưng
họ đều có những điểm chung.
Thứ nhất, họ là những người có năng khiếu, có khả n ăng hơn những người
khác
Thứ hai, ở họ thường có sự tiếp nối giữa các thế hệ trong một gia đình, một
dòng họ
Thứ ba, ở họ có lòng say mê nghề nghiệp, có lương tâm nghề nghiệp, có

phẩm chất tốt được cộng đồng mến phục, tin yêu”
- Unesco (Tổ chức văn hoá- khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc) dùng
thuật ngữ: (Living Human Treasures) 8- Báu vật nhân văn sống : “Living Human
treasure” refers to a person who excels other in performing music, dance, games,
plays and rituals which are of outstanding artistic and historical value
Mythology, architecture, literature and language are excluded
Báu vật nhân văn sống là chỉ một ngƣời trội hơn ngƣời khác trong việc biểu
diễn âm nhạc, múa, trò chơi, kịch và nghi thức có giá trị nghệ thuật và lịch sử
nổi bật. Không kế thần thoại, kiến trúc, văn học và ngôn ngữ
7
8

Nguyễn Xuân Kính 7 (2003) Nghệ nhân dân gian, Văn hoá dân gian số 4, tr 9-18}
Nguồn: Trích từ Phiên họp lần thứ 142 AX/18 Pais, 10/8/1993 Mục 5.5.5 của chƣơng trình nghị sự tạm thời

15


Từ đó có thể hiểu:
Nghệ nhân dân gian là toàn bộ nh ng cá nhân đ t ch l y được nh ng
ki n thức v n hóa- nghệ thuật và có ảnh hưởng đ n đ i sống v n hóa của cộng
đồng. Nói cách khác, đó là nh ng cá nhân lưu gi được nhiều giá trị v n hóa
phi vật thể. Vì th , theo nghĩa rộng có thể coi nh ng ngư i tuy không có vị tr
l nh đạo x hội nào nhưng lại có vai trò đầu tàu trong các hoạt động v n hóa nghệ thuật của cộng đồng đều được coi là nghệ nhân dân gian.

6.

Mục đích nghiên cứu và đóng góp của luận văn
Qua việc nghiên cứu vai trò của nghệ nhân dân gian đối với việc bảo tồn nghệ


thuật rối nƣớc chúng tôi muốn cung cấp thêm tƣ liệu điền dã, qua đó để chúng ta thấy
và hiểu đầy đủ hơn về vai trò của nghệ nhân dân gian. Từ đó có những giải pháp
hợp lý nhằm phát huy hơn nữa vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn
phát huy những giá trị văn hoá. Mục đích nghiên cứu của tác giả là muốn đƣa ra
một số quan điểm về bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể trong cơ chế thị trƣờng
mà nghệ nhân dân gian - ngƣời đóng vai trò là lực lƣợng nòng cốt để bảo tồn phát
huy những giá trị đó.

7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm : Phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục và 3
chƣơng nội dung
Phần dẫn luẫn ( 17 trang) : Tính cấp thiết của đề tài, sơ lƣợc về tình hình
nghiên cứu trƣớc đó, nêu phạm vi, đối tƣợng, mục đích nghiên cứu, đóng góp của
đề tài và một số khái niệm cơ bản, nguồn tƣ liệu sử dụng trong nghiên cứu đề tài

Chƣơng 1: Khái quát về địa bàn và lĩnh vực nghiên cứu ( 17 trang)
Phần này đƣợc chia thành 2 nội dung. Nội dung thứ nhất giới thiệu tổng
quan về địa bàn nghiên cứu. Nội dung thứ hai giới thiệu sơ lƣợc về lịch sử hình

16


thành phƣờng rối nƣớc Minh Tân. Chƣơng này chỉ mang tính giới thiệu bối cảnh
cho các phân tích ở chƣơng tiếp theo
Chƣơng 2: Đánh giá của cộng đồng và chính quyền địa phƣơng đối với
vai trò của nghệ nhân rối nƣớc dân gian. (35 trang)
Chƣơng này phân tích cụ thể vai trò của nghệ nhân rối nƣớc dân gian tại địa
bàn nghiên cứu qua nhìn nhận, đánh giá của ngƣời trong cuộc, của ngƣời dân trong
làng từ thanh thiếu niên, trung niên, ngƣời cao tuổi, đội ngũ diễn viên trong phƣờng
rối, nhà quản lý văn hóa- xã hội ở địa phƣơng….

Chƣơng 3: Cơ chế chính sách đãi ngộ nghệ nhân dân gian và một số giải
pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật rối nƣớc ( 20 trang)
Nội dung của chƣơng này là đề cập đến những cơ chế chính sách và thực
hiện chính sách đãi ngộ nghệ nhân dân gian của các ban, ngành quản lý văn hóa
Trung ƣơng cũng nhƣ địa phƣơng. Từ đó đề tài đƣa ra một số quan điểm nhằm bảo
tồn và phát huy nghệ thuật rối nƣớc.
Kết luận( 4 trang)
Phần này tổng kết những kết quả đạt đƣợc trong nghiên cứu của luận văn từ
đó đƣa ra một vài kiến nghị trong bảo tồn và phát huy nghệ thuật rối nƣớc.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Quốc Bảo ( 2004) - Múa rối nước nghệ thuật của những biểu tượng- Tạp chí
Văn hoá Nghệ thuật số 2
2. Quốc Bảo (2006) Rối nước Việt Nam – Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật số 2
3. Trƣơng Duy Bích , Trƣơng Minh Hằng (1994), Làng nghề tạc tượng Hà Cầu
- Đồng Minh, H.: Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian
4. Trƣơng Duy Bích (1998)- Nghề tạc tượng ở Hà Cầu, Đồng Minh, Vĩnh Bảo,
Hải Phòng- L.A.Ths của Trƣơng Duy Bích bảo vệ năm 1998. Tƣ liệu Viện
Nghiên cứu văn hoá Dân gian
5. Vƣơng Duy Biên (2001) - Giá trị mỹ thuật trong nghệ thuật múa rối- Tạp chí
Văn hoá Nghệ thuật số 2
6. Trần Lâm Biền ( 2001) Đôi nét về nghệ thuật tạo hình trong nghệ thuật rối
Việt- Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật số 2
7. Hà Văn Cầu ( 1996) -Múa rối nước Việt Nam - Tạp chí Văn hoá dân gian số
1
8. Hoàng Bảo Châu ( 1998) -Sân khấu rối bóng Ấn Độ và sân khấu rối bóng

Đông Nam Á- Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật số 1
9. Huyền Chiêm ( 2001)- Múa rối trên đường phát triển- Tạp chí Văn hoá
Nghệ thuật số 2
10. Nguyễn Thị Chiến (2004 )- Khai thác di sản văn hoá như là một tài nguyên
du lịch/ TC Văn hoá nghệ thuật số 2
11. Trần Chính - Nghệ nhân quan họ làng Viêm Xá( 2000) (Giải thƣởng hội văn
nghệ dân gian Việt Nam 1999)- Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội

18


×