Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.47 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ HỒNG PHƢƠNG

XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA
CÔNG TY LỮ HÀNH VỚI ĐIỂM DU LỊCH
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ TÂY

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC

Hà Nội, 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ HỒNG PHƢƠNG

XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA CÔNG TY LỮ HÀNH
VỚI ĐIỂM DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ TÂY
Chuyên ngành: Du lịch
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠM QUỐC SỬ

Hà Nội, 2008



2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hà Tây nằm ở phía tây nam thủ đô Hà Nội, là mảnh đất có nguồn tài nguyên du
lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, trong đó nổi bật là hệ thống các làng nghề thủ
công truyền thống. Du lịch Hà Tây đang đứng trước vận hội để phát triển lớn mạnh
thông qua các loại hình du lịch cơ bản: Du lịch văn hóa, lễ hội; Du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng cuối tuần; Du lịch làng nghề. Xác định phát triển du lịch làng nghề là một
hướng đi quan trọng để sớm đưa ngành du lịch Hà Tây trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Những năm gần đây, du lịch làng nghề đã và đang khẳng định được vị thế và giá
trị của mình thông qua những thành tựu đạt được và những dự báo khả quan của các
chuyên gia kinh tế, du lịch, xã hội học. Một số làng nghề truyền thống Hà Tây đã thực
sự trở thành những điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước, đó là những làng nghề du lịch:
Lụa Vạn Phúc, nón lá làng Chuông, mây tre đan Phú Vinh, khảm trai Chuyên Mỹ, sơn
mài Hạ Thái, thêu Quất Động,...Đây là bước phát triển tích cực không chỉ thông qua
những con số thống kê mà còn được thể hiện hết sức sinh động qua thực tế về số lượng
các chương trình du lịch, mức độ tăng trưởng du khách đến làng nghề, thu nhập chính
thức từ du lịch, các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch và sự chuyển biến nhận
thức - thái độ của các cấp chính quyền và nhân dân tại các làng nghề.
Tuy nhiên do du lịch làng nghề là loại hình du lịch chuyên đề còn khá mới ở
nước ta, vì vậy thời gian qua lượng khách đến tham quan du lịch các làng nghề còn
thấp so với các loại hình du lịch chủ đạo khác của tỉnh. Các dịch vụ phục vụ khách đến
tham quan du lịch chưa phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng làng nghề còn hạn chế về
chất lượng, chưa đáp ứng được đầy đủ cho nhu cầu phát triển du lịch với tốc độ như
hiện nay. So với tiềm năng, vị trí của làng nghề thì hiệu quả kinh tế đạt được còn nhỏ,
chưa thật tương xứng.

Luận văn: “Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành và điểm du lịch
làng nghề truyền thống Hà Tây” được tiến hành nghiên cứu với mong muốn góp
3


phần đưa ra những luận cứ khoa học phát triển du lịch làng nghề truyền thống và áp
dụng triển khai trong thực tế để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên làng nghề
truyền thống góp phần phát triển kinh tế xã hội Hà Tây nói riêng và đất nước nói chung.
Từ 01/8/2008 Hà Tây đã được sát nhập với Thủ đô Hà Nội nhưng trong luận văn
này tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi địa giới Hà Tây cũ (tỉnh Hà Tây).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phát triển du lịch Hà Tây đã được khá nhiều tác giả là cá nhân, cơ quan trong và
ngoài ngành du lịch nghiên cứu từ nhiều năm qua bởi đây là “điểm đến” với tiềm năng
vô cùng đa dạng và phong phú về tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như tài nguyên du
lịch nhân văn. Có thể kể đến hàng loạt các công trình nghiên cứu, hội thảo có liên quan
đến vấn đề này như: Hội thảo “Du lịch Hà Tây phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả, bền
vững” (8/2001) do sở Du lịch Hà Tây tổ chức, hội thảo “Phát triển du lịch làng nghề
truyền thống Hà Tây” (12/2003) do sở Du lịch Hà Tây tổ chức với sự hỗ trợ của Tổng
cục du lịch Việt Nam và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, hội thảo “Phát triển du lịch
làng nghề” tại hội du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây lần thứ 3 (12/2005); đề tài
“Nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác và giải pháp phát triển một số làng nghề
truyền thống tại Hà Tây phục vụ khách du lịch” của trường Cao đẳng du lịch Hà Nội
chủ trì phối hợp với Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ cùng với Trung tâm Công
nghệ thông tin du lịch và Sở Du lịch Hà Tây (2003), đề tài “Thực trạng và giải pháp
phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây” do Sở du lịch Hà Tây chủ trì
(12/2005)…vv và gần đây nhất là công trình nghiên cứu khoa học công phu, tâm huyết
có chất lượng chuyên môn cao của tiến sĩ Phạm Quốc Sử “Phát triển du lịch làng
nghề” nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tây được nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
xuất bản năm 2007.
Cùng có những suy nghĩ và trăn trở với việc phát triển du lịch Hà Tây - một

vùng đất được mệnh danh là vùng “đất nghề ngoại hạng” nhưng với những tìm tòi,
hướng đi và cách giải quyết mới, tác giả muốn đi tìm một mô hình cho sự phát triển
bền vững của làng nghề truyền thống Hà Tây trong mối liên kết với các công ty lữ
4


hành chứ không chỉ đơn thuần là việc một mình Hà Tây tự “bươn chải”. Tác giả đã có
ý tưởng và dành nhiều công sức tìm kiếm tài liệu cũng như đi thực tế khảo sát tại một
số làng nghề tiêu biểu của Hà Tây và một số làng nghề truyền thống ở một số địa
phương khác để từ đó tìm ra thế mạnh riêng có của Hà Tây trong việc phát triển du lịch
làng nghề và lợi thế cạnh tranh với các làng nghề ở địa phương khác trước các công ty
lữ hành trong việc họ xây dựng các chương trình du lịch.
Xây dựng được mối liên kết - sợi dây liên hệ “ràng buộc” giữa công ty lữ hành
và làng nghề nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên trong sự phát triển bền vững chính
là vấn đề nghiên cứu mà tác giả đặt ra cho luận văn.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua công tác thống kê, điều tra, khảo sát...tại các làng nghề du lịch, công
ty du lịch lữ hành, các đại lý du lịch ở Hà Tây và Hà Nội kết hợp với tri thức khoa học
sẵn có, nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển làng nghề truyền thống Hà Tây nói
riêng và tình hình phát triển du lịch nói chung từ đó đưa ra những định hướng, chính
sách phát triển du lịch làng nghề Hà Tây một cách thiết thực, hiệu quả, đúng hướng,
góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới.
4. Đối tƣợng - Phạm vi - Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Làng nghề du lịch tiêu biểu của Hà Tây.
- Các công ty kinh doanh du lịch, đại lý lữ hành du lịch đưa khách đến tham
quan làng nghề du lịch.
- Cộng đồng dân cư sinh sống tại các làng nghề du lịch đặc biệt là các nghệ
nhân, các hộ gia đình tham gia sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ...
4.1 Phạm vi nghiên cứu:

* Về không gian: Các làng nghề truyền thống Hà Tây đặc biệt là làng: Lụa Vạn Phúc,
làng mây tre đan Phú Vinh, làng sơn mài Hạ Thái, làng nón lá Chuông, làng khảm trai
Chuôn Ngọ, làng nặn tò he Xuân La, làng thêu Quất Động.

5


* Về thời gian: Tài liệu và số liệu nghiên cứu chủ yếu là năm 2007, chú trọng thời gian
từ năm 2001 đến 2007.
4.3 Các phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp tiếp cận: Phương pháp tiếp cận để giải quyết yêu cầu của luận văn đề ra.
Để xác định được mô hình liên kết giữa công ty du lịch với làng nghề du lịch ở
Hà Tây, vấn đề cần thiết được đặt ra là xác lập những cơ sở lý luận và thực tiễn phù
hợp với điều kiện cụ thể của làng nghề Hà Tây cùng với việc tham khảo có chọn lọc
một số kinh nghiệm xây dựng mô hình làng nghề du lịch với công ty du lịch ở các mức
độ khác nhau.
Các nội dung cơ bản cần phân tích bao gồm:
- Đặc điểm của các làng nghề du lịch của Hà Tây: Đặc điểm sản xuất chủng loại
hàng hóa thủ công của các làng nghề, những sinh hoạt (thói quen, tục lệ, phong tục tập
quán của làng nghề...). Đây là yếu tố quan trọng để đề xuất mô hình phù hợp, đảm bảo
phát huy được đầy đủ nhất các giá trị của làng nghề.
- Các công ty du lịch: trong quá trình tham gia đưa khách du lịch đến các làng
nghề du lịch, đối tượng cần được bảo vệ, góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch của
làng nghề. Cần xác định được đặc điểm cơ bản của nguồn khách, các động lực chủ yếu
để khách du lịch đến tham quan tại các làng nghề du lịch.
- Hiện trạng phát triển du lịch: là nội dung cần phân tích đánh giá nhằm xác định
ảnh hưởng của du lịch làng nghề và những vấn đề cần chú trọng để phát triển du lịch
làng nghề.
* Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống: Đây là phương pháp cơ bản
được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu về mối

quan hệ giữa các làng nghề du lịch với các công ty du lịch, nó có quan hệ chặt chẽ tới
các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, vì vậy phương pháp này có ý nghĩa quan trọng
trong quá trình nghiên cứu của đề tài.
* Phương pháp điều tra thực địa: Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra
chỉnh lý và bổ sung những tư liệu, đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tượng
6


nghiên cứu, sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng các yếu tố hợp phần
của mô hình liên kết giữa công ty lữ hành và điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây.
* Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được vận dụng nghiên cứu trong đề
tài này để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát triển ngành
cơ bản. Phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá hiện trạng cũng như xu thế
biến động chung của các làng nghề du lịch. Về mặt nghiên cứu các vấn đề làng nghề,
phương pháp này hỗ trợ xử lý các thông tin để xây dựng mô hình phù hợp với thực tế
như nhiệm vụ đã đặt ra.
* Phương pháp sơ đồ, bản đồ: Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu
có liên quan đến tổ chức lãnh thổ. Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên
ngành để phân tích đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và điều kiện có liên quan.
Ngoài mục đích minh họa về vị trí địa lý, phương pháp này còn giúp cho các nhận
định, đánh giá trong quá trình nghiên cứu được thể hiện một cách tổng quát.
5. Đóng góp của luận văn
Từ việc nghiên cứu xu hướng phát triển du lịch làng nghề Việt Nam, đánh giá
thực trạng làng nghề du lịch Hà Tây, luận văn nhằm đưa ra những kiến nghị và giải
pháp nhằm xây dựng và phát triển mô hình làng nghề du lịch gắn với các công ty lữ
hành trong khu vực với mong muốn góp phần gìn giữ và phát triển nghề truyền thống,
thu hút khách du lịch, tăng thu nhập, tạo việc làm cho các làng nghề, đóng góp vào
phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và giữ gìn, bảo tồn
những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời đề xuất mạng lưới các tour du lịch đến
làng nghề du lịch Hà Tây.

6. Kết cấu luận văn. Ngoài phần mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục phụ
lục, luận văn được trình bày theo cấu trúc sau:
- Mở đầu.
- Chương 1: Làng nghề truyền thống Hà Tây và hoạt động của ngành du lịch
trên địa bàn.

7


- Chương 2: Các công ty lữ hành trong việc khai thác và phát triển du lịch làng
nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
- Chương 3: Mô hình liên kết giữ công ty lữ hành và điểm du lịch làng nghề
truyền thống Hà Tây.
- Kết luận.
- Phụ lục.
- Tài liệu tham khảo.

CHƢƠNG 1

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ TÂY VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
1.1 Khái quát về Hà Tây
Hà Tây thuộc vùng châu thổ Sông Hồng, là nơi có địa hình đa dạng với đồng
bằng, trung du và vùng núi cùng với nhiều sông, suối và hồ như: sông Hồng, sông Đà,
sông Nhuệ, sông Bùi, sông Tích, suối Hai, hồ Đồng Mô, hồ Quan Sơn,...Phía đông
giáp thủ đô Hà Nội (nay thuộc địa phận Hà Nội), phía tây giáp Hòa Bình, phía bắc giáp
hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, phía nam giáp tỉnh Hà Nam.
Đặc trưng của khí hậu Hà Tây là nhiệt đới gió mùa (thuộc vùng đồng bằng sông
Hồng) với mùa đông khô hanh và lạnh, mùa hè nóng ẩm. Mùa nóng ẩm kéo dài từ
tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Hà Tây có nhiều loại địa hình với đất có độ phì cao nên có thể bố trí trồng được
nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp,
đồng cỏ chăn nuôi, cây ăn quả, trồng rừng. Rừng Hà Tây không lớn, nhưng rừng tự
nhiên (vùng Ba Vì) có nhiều chủng loại thực vật phong phú, đa dạng, quí hiếm với
872 loài thực vật bậc cao thuộc 427 chi nằm trong 90 họ. Tuy nhiên, theo dự đoán của
các nhà thực vật học, có tới trên 1.700 loài. Từ năm 1992, nhà nước đã công nhận khu
vực rừng Ba Vì là vườn quốc gia. Khu vực rừng tự nhiên thuộc huyện Mĩ Đức (vùng
8


Hương Sơn) cũng bao gồm nhiều chủng loại động, thực vật quí, hiếm. Cùng với việc
nhà nước công nhận khu văn hoá - lịch sử - môi trường, rừng ở đây được phân loại
thành rừng đặc dụng. Rừng tự nhiên được quản lý, tu bổ, cải tạo kết hợp với trồng
rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc sẽ là tài sản quí giá của Hà Tây và của cả nước.
Điểm đặc biệt của Hà Tây trước đây là có đến 2 thành phố là Hà Đông và Sơn
Tây (từ 01/8/2008 Hà Tây sát nhập về Hà Nội và hiện đang có dự kiến là quận Hà
Đông và thị xã Sơn Tây), ngoài ra còn có 12 huyện gồm 324 xã, thị trấn với tổng diện
tích đất tự nhiên là 2.192,95km2 với dân số là 2.575.000 người, mật độ 1.174
người/km2 tính đến năm 2007 khi Hà Tây chưa sát nhập với Hà Nội. (niên giám thống
kê tỉnh Hà Tây năm 2007).
Hà Tây là khu vực đông dân, có nguồn lao động dồi dào trên 1,1 triệu người, dân
số nông thôn chiếm đại bộ phận (93%) và chủ yếu là nông nghiệp chiếm 82% tổng số
dân và chiếm 80% số lao động xã hội. (niên giám thống kê tỉnh Hà Tây năm 2007).
Lao động có trình độ thâm canh khá, nhiều nghề tinh xảo, nổi tiếng như dệt lụa (Vạn
Phúc), rèn (Đa Sĩ), sơn mài, khảm, điêu khắc, thêu ren (vùng Thường Tín, Thanh Oai,
Phú Xuyên)...
Ở Hà Tây giao thông thuỷ, bộ khá phát triển thuận lợi cho giao lưu trong và
ngoài tỉnh, có hơn 400 km đường sông, 43 km đường sắt, gần 3.000 km đường ôtô đến
tất cả các xã. Những tuyến giao thông huyết mạch về đường bộ có đường 1A, đường
số 6, đường 11A, đường 21, đường 32, đường 70, 71, 73...; đường sắt Bắc - Nam.;

đường thuỷ có sông Hồng, sông Đà, sông Đáy.
Với mạng lưới giao thông cả đường bộ và đường thủy là điều kiện cho phát triển
du lịch bởi Hà Tây có trên 240 làng nghề với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều
người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, sơn mài Hạ Thái, tiện gỗ Nhị Khê, thêu Quất
Động, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, mây tre Phú Vinh, đồ mộc Chàng
Sơn, tượng gỗ Sơn Đồng, may Trạch Xá, đàn Đào Xá…v.v cùng với các lễ hội nổi
tiếng như: Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức) - một lễ hội dài và vui nhất Việt Nam
thu hút khoảng gần một triệu khách mỗi năm; Lễ hội hát du tại huyện Quốc Oai cứ 36
9


năm mới được tổ chức một lần. Các lễ hội khác là hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai)
liên quan đến pháp sư Từ Đạo Hạnh, hội thả diều ở Bá Giang - Đan Phượng, hội chùa
Tây Phương, hội chùa Đậu, hội đền Và, hội đền Hát Môn, chùa Bối Khê, chùa Trăm
gian, chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự), hội đền Thánh Tản Viên.
Ngoài ra Hà Tây còn sở hữu nhiều danh thắng: Vườn quốc gia Ba Vì, ao Vua,
Khoang xanh, suối Hai, Đồng Mô, Thiên Sơn - Suối Ngà (suối Ổi), Suối Ngọc - Vua
Bà, Đầm Long, Bằng Tạ, Quan Sơn, Đồng Xương, Văn Sơn, lăng Ngô Quyền, lăng
Phùng Hưng, thành cổ Sơn Tây.
Có thể nói Hà Tây là vùng đất “màu mỡ” với nguồn tài nguyên vô cùng phong
phú trong đó hầu hết đều có tiềm năng đưa vào khai thác cho hoạt dộng du lịch đặc
biệt phải kể đến là các làng nghề truyền thống.
1.2 Các làng nghề truyền thống Hà Tây.
1.2.1 Hà Tây - vùng đất nghề nổi tiếng.
Các làng nghề truyền thống Hà Tây được hình thành chủ yếu trên cơ sở các nghệ
nhân từ nơi khác đến truyền nghề cho dân làng. Những nghệ nhân này thường được
các làng nghề tôn là tổ nghề và sau khi chết được tôn phụng và lập miếu thờ hoặc ghi
nhận dưới hình thức văn tự, hoặc truyền miệng. Ví dụ, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, tổ
nghề là một người họ Lã có công đem bí quyết dệt lụa của Trung Quốc về dạy cho
những người trong làng. Quá trình hình thành và phát triển của làng nghề dần dần dẫn

đến việc hình thành những tập quán, tục lệ của làng nghề truyền thống.
Một số làng nghề được hình thành do một số cá nhân hay gia đình có kỹ năng,
sự sáng tạo hoặc xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống hàng ngày. Sau đó được hoàn
thiện và phát triển lên, do có sự thành công trong sản xuất kinh doanh, nhu cầu sản
xuất, học nghề...mà nghề đó được mở rộng và truyền nghề cho cư dân trong làng và
dần hình thành nên các làng nghề. Ví dụ như làng nghề dệt đũi tơ tằm thôn Cống
Xuyên. Dân làng nơi đây do không có kén để kéo sợi, phải đi mua kén ở các tỉnh như
Thái Bình, Hoà Bình, Sơn La...về kéo sợi dệt, rồi chuội, là, đóng tấm, đưa đi xuất
khẩu.
10


Một số làng nghề do trong làng có người đi nơi khác học nghề rồi về dạy cho gia
đình, họ hàng và mở dần nghề ra khắp làng. Hà Tây là đất học và có nhiều người làm
quan có cơ hội đi lại nhiều nơi, tiếp xúc nhiều địa phương có những nghề thủ công
khác nhau, thấy được những lợi thế của nghề phù hợp với điều kiện phát triển của địa
phương mình nên học và đem nghề đó về truyền lại cho những người trong gia đình,
cho quê hương và những người này cũng được nhân dân trong làng tôn thành ông tổ
nghề. Ví dụ như ông tổ nghề thêu Lê Công Thành của làng thêu Quất Động, ông đỗ
tiến sĩ và học được nghề thêu của địa phương khác về truyền lại cho dân làng...Hoặc là
những người có cơ hội đi sống ở những nơi khác, tiếp xúc với những tập quán sản xuất
của địa phương đó,

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu sách, tạp chí:
1. Lan Anh: Du lịch Hà Tây phát huy thế mạnh. Du lịch Việt Nam, số 8 - 2002 (tr 27).
2. Lê Thanh Bình: Có thể xây dựng các làng nghề du lịch. Du lịch Việt Nam, số 56

(12/2007).
3. GS.Hoàng Văn Châu: Làng nghề du lịch Việt Nam, nhà xuất bản Thống kê (2007).
4. GS.TS Đặng Kim Chi: Xử lý nước thải tại làng nghề. Du lịch Việt Nam, số 3 - 2007
(tr 22).
5. Nguyễn Xuân Cường: Hà Tây điểm đến của nhà đầu tư. Du lịch Việt Nam, số 7 2007 (tr 22).
6. Du lịch Việt Nam: Chưa xử lý được ô nhiễm làng nghề, số 4 - 2007 (tr 11)
7. PGS.TS Nguyễn Văn Đính: Quản trị kinh doanh lữ hành, nhà xuất bản Thống kê
(1996).
8. TS. Vũ Mạnh Hà: Kinh tế du lịch (Bài giảng)
9. Lê Hải: Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững. Du lịch Việt
Nam, số 3 - 2006 (tr 51).
10. PGS.TS Nguyễn Đình Hòe & Vũ Văn Hiếu: Phát triển du lịch bền vững, nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội (2001).
11. Trà Hương Ly: Làng nghề - một tiềm năng của Hà Tây. Du lịch Hà Tây (7/2000).
12. Sở du lịch Hà Tây: Báo cáo tổng kết ngành du lịch các năm 2001, 2002, 2003,
2004, 2005, 2006, 2007.
13. Sở du lịch Hà Tây: Báo cáo điều tra về thị trường khách (2006).
14. Sở du lịch Hà Tây: “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền
thống Hà Tây” (12/2005).
15. Phạm Côn Sơn: Làng nghề truyền thống Việt Nam, nhà xuất bản Văn hoá dân tộc
(2004).
16. Phạm Quốc Sử: Phát triển du lịch làng nghề (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tây),
nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (2007).
12


17. Tổng cục du lịch: Chương trình phát triển nguồn nhân lực đến 2015 (năm 2006).
18. Trường cao đẳng du lịch Hà Nội: “Nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác và giải
pháp phát triển một số làng nghề truyền thống tại Hà Tây phục vụ khách du lịch”
(2003).

19. Ths.Đào Duy Tuấn: Khai thác các làng nghề vùng Kinh Bắc cho phát triển du lịch.
Du lịch Việt Nam, số 3 - 2007 (tr 42).
20. Viện nghiên cứu phát triển du lịch: Báo cáo điều tra về cơ sở lưu trú du lịch trên
địa bàn tỉnh Hà Tây.
21. Viện nghiên cứu phát triển du lịch: Báo cáo điều tra về tài nguyên du lịch của Hà
Tây.
22. Viện nghiên cứu phát triển du lịch: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà
Tây đến năm 2010.
23. Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo: Làng nghề phố nghề Thăng Long Hà Nội, Bộ Văn
hoá thông tin - Trung tâm triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam (2000).
24. Bùi thị Hải Yến và Phạm Hồng Long: Tài nguyên du lịch, nhà xuất bản Giáo dục
(2007).
* Tài liệu khác:
25. Điều tra của JICA và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện năm 2005.
26. Hội thảo: “Chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển Du lịch cộng đồng ở Việt Nam”
(2003).
27. Hội thảo: “Phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh” (2/2007).
* Tài liệu trên mạng Internet:
1. Trang web:
2. Trang web:
3.
/>NgheVN
4. Trang web:
5. Trang web:

13




×