Tải bản đầy đủ (.doc) (383 trang)

VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.79 KB, 383 trang )

VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN
TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
(Tái bản lần thứ sáu)
Tác giả: Nhật Chiêu
LỜI NÓI ĐẦU
Văn học Nhật Bản, nhất là những tác phẩm cổ điển vẫn còn khá xa lạ với
chúng ta nếu so sánh với sự phổ biến của văn học Trung Quốc và văn học một
số nước phương Tây ở Việt Nam
Những năm gần đây, mối quan tâm đối với văn học xứ Phù Tang càng
ngày càng tăng. Sách biên soạn về chuyên đề này ở Việt Nam đang thiếu, ngoại
trừ sách dịch. Nhu cầu tìm hiểu tinh hoa của nền văn học Nhật Bản đã phát sinh
trong nhà trường và xã hội.
Đáp ứng phần nào nhu cầu đó, chúng tơi biên soạn cuốn sách này. Đây là
chun luận được đúc kết và phát triển từ những bài giảng về văn học Nhật Bản
của chúng tôi ở Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn mà dạng đầu tiên là một
tập sách mỏng mang tên “Văn học Nhật Bản giản yếu từ khởi thủy đến 1868” ấn
hành năm 1994, lưu hành nội bộ như một giáo trình đầu tiên về văn học Nhật
Bản bằng tiếng Việt.
Cuốn sách này bao gồm hai phần:
PHẦN THỨ NHẤT: gồm 4 nội dung bao quát quá trình hình thành và phát
triển của văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868.
PHẦN THỨ HAI: trích tuyển một số tác phẩm kinh điển gồm các thể loại:
thơ, tiểu thuyết, chiến kí, sân khấu và truyện ngắn.


Nếu bạn thích đọc cuốn sách này như một bộ lịch sử văn học cổ điển cũng
được. Câu chuyện văn chương của chúng tơi đi theo diễn trình lịch sử nhưng nó
lướt trên sân băng một cách nhẹ nhàng, tránh những dậm chân quá lâu không
cần thiết và những điểm cồng kềnh sự kiện.
Hoặc là, bạn có thể đọc tác phẩm này như một hợp tuyển nhỏ những chân


dung trong thế giới văn chương Phù Tang: Hitomaro và Komachi, Murasaki và
Bashô, Zeami và Saikaku, Ikku và Akinari. Nhan sắc của hoa đào, thế giới của
niềm bi cảm, con đường sâu thẳm, bông hoa huyền diệu, trào tiếu và ma ảo... là
thế giới văn chương duy tình của Nhật, nơi cái đẹp được thánh hóa và niềm đau
được thanh tẩy, nơi giấc mộng chính là cuộc đời này.
Hơn mười thế kỉ văn chương Nhật Bản được trình bày qua các thời đại,
qua các tác phẩm cổ điển. Phần văn học hiện đại Nhật Bản sẽ được giới thiệu
trong một dịp khác.
***
Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư NGUYỄN TẤN ĐẮC đã đọc và đóng góp
nhiều ý kiến quý báu để cuốn sách được trọn vẹn hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC đã giúp cho
cuốn sách được ra đời.
TÁC GIẢ
DẪN NHẬP
Buổi đầu, khi mới tiếp xúc với văn học Nhật Bản, người ta dễ có những ấn
tượng sai lạc. Chẳng hạn, vào năm 1888, bộ Từ điển Bách Khoa của Chambers
vẫn còn viết về nền văn học Viễn Đông ấy như thế này: “Văn chương Nhật Bản
nghèo nàn và vô vị khi so sánh với văn chương châu Âu. Thơ ca của nó chỉ là
cách xoay từ đảo ngữ... Văn chương ấy tràn đầy sự vô luân” (1).


Sự đánh giá ấy tất nhiên chẳng có một căn cứ xác đáng nào mà chỉ chứng
tỏ sự mờ mịt chung chung về văn học Nhật thời đó.
Nhưng rồi hơn một thập kỉ sau, năm 1899, xuất hiện một biên khảo giá trị
về văn học Nhật bằng tiếng Anh. Đó là cuốn Lịch sử văn học Nhật Bản (A History
of Japanese Literature) của W.G. Aston. Nó góp phần đánh tan sự ngộ nhận về
văn học xứ Phù Tang mà ta đọc thấy qua cuốn từ điển của Chambers.
Đứng trước một nền văn hóa xa lạ, thay vì cố gắng tìm hiểu và đồng cảm,
người ta thường xem xét nó qua lăng kính cố hữu của mình. Cả Hegel, một trí

tuệ xuất chúng, cũng từng vướng phải điều đó khi nhận xét về triết học Trung
Quốc cổ đại.
Đối với ông, Kinh Dịch và Khổng Tử đều chẳng có ý nghĩa gì, chỉ là sản
phẩm của “người Trung Quốc xiết bao hời hợt”.
Nhắc lại điều đó để thấy rằng nếu đọc văn chương một cách vội vã, thiếu
sự kiên trì tìm hiểu, thì khơng sao tránh được ngộ nhận, nhất là khi nó thuộc về
một nền văn hóa, với chúng ta, tuy gần mà xa như Nhật Bản.
Là một quần đảo ở xa lục địa, Nhật có đủ khoảng cách để tránh xâm lăng
nhưng cũng gần đủ để tiếp nhận ảnh hưởng của văn hóa đại lục.
Cái thế biệt lập tốt đẹp ấy khiến cho dân tộc Nhật dễ dàng tiếp nhận cái
mới từ bên ngoài đến; nhưng do cách biệt mà họ cũng thích gìn giữ nền xưa nếp
cũ hơn ai hết. Chính “thái độ kép” ấy đã tạo nên nền văn hóa độc đáo, gây nhiều
sự ngạc nhiên, thán phục; tạo nên các ấn tượng khác nhau về các “phép lạ” của
nó.
Theo Kazantzald, văn hào Hi Lạp, thì “tâm hồn người Nhật chấp nhận tư
tưởng ngoại lai rất dễ dàng; nó chấp nhận một cách khơng phải là nơ lệ; nó lãnh
hội tư tưởng, một khi tư tưởng được lãnh hội, nó thâm nhập tư tưởng một cách
gắn bó vào tồn thể truyền thống của nó và tất cả lại trở nên đồng nhất”


Một cái nhìn tổng quan về văn hóa Nhật cũng đủ cho chúng ta nhận ra các
yếu tố đã cấu thành nó, các nguồn mạch của truyền thống Phù Tang: Văn hóa
bản địa, văn hóa Trung Quốc và văn hóa Ấn Độ.
Các yếu tố ấy không tồn tại rời rạc mà được kết hợp rất thành cơng. Các
tín ngưỡng dân gian, thế giới quan Thần đạo, nhân sinh quan Võ Sĩ đạo, Phật
giáo đại thừa, tư tưởng Lão Trang, Khổng giáo, Thiền tông, nghệ thuật phương
Đông, thơ văn Trung Quốc... tất cả được thu nhập, dung hợp, chuyển hóa và
hịa tan vào tính cách Nhật Bản.
Văn hóa Ấn độ thiên về tư duy và thần bí. Văn hóa Trung Quốc thiên về
hành động và thực tiễn. Văn hóa Nhật Bản thì thiên về tình cảm và cái đẹp.

Chính vì vậy văn chương Nhật khơng có kinh điển và sử thi như Ấn Độ,
khơng có Bách gia chu tử như Trung Quốc; đó là một nền văn chương của tình
cảm và thiên nhiên.
Văn chương Nhật, đó là “sự rung cảm, sự phập phồng nhịp nhàng theo
vận tiết của vũ trụ. Chỉ vỏn vẹn có mấy chữ, một bài thơ Nhật muốn nhắc ta nhớ
lại nhịp rung của vũ trụ vơ hình mà chúng ta thường quên; thơ Nhật muốn gợi
cho tâm hồn nỗi niềm tưởng nhớ một q hương vơ hình” (Osawa)
Q hương vơ hình mà Osawa nhắc tới chẳng qua là một thiên nhiên ở
sau thiên nhiên, một thiên nhiên ở trong ta, ở trong trái tim. Sự phập phồng của
vũ trụ cũng là sự phập phồng của trái tim.
Ở Nhật, nghệ sĩ và thi nhân biết cách dùng “cái vơ hình” và “chân khơng”
(khoảng trống trên bức tranh, khoảng trống trong ngôn từ) như một phương tiện
diễn đạt đầy hiệu quả. Đó là một nghệ thuật thấm nhuần tư tưởng Thiền tông:
“trực chỉ nhân tâm”. Từ thơ tanka, haiku đến văn phẩm của Kawabata, ta đều
nhận thấy “sự rung cảm, sự phập phồng nhịp nhàng theo vận tiết của vũ trụ” ấy.
ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC
Đặc điểm đầu tiên của một nền văn học là đặc điểm về ngôn ngữ.


Cũng như Việt Nam thời xưa, vì khơng có chữ viết riêng, người Nhật phải
mượn văn tự Trung Quốc. Nhưng tiếng Nhật là một ngôn ngữ liên âm, khác xa
ngôn ngữ đơn âm của Trung Quốc và Việt Nam. Vì vậy, mượn chữ Hán mà ghi
tiếng Nhật thì thật là phiền hà, rối rắm.
Đến thế kỉ thứ IX, người Nhật mới thành công trong việc xây dựng hệ
thống văn tự phiên âm, gọi là kana, phân tích tiếng Nhật thành 50 âm.
Tuy văn tự kana có thể phiên âm mọi từ ngữ trong tiếng Nhật nhưng
không bao giờ người Nhật từ bỏ hẳn chữ viết tượng hình của Trung Quốc. Văn
tự Nhật kết hợp cả hai hệ thống chữ viết là chữ Hán và chữ kana.
Việc sáng tác thơ văn ở Nhật, ngay từ khởi nguyên, không bao giờ là đặc
quyền của một giai cấp, thành phần xã hội hay của riêng giới tính nào. Trên văn

đàn Nhật, tính chất dân chủ là điều hết sức tự nhiên. Vì vậy, trong các bộ “ngự
tuyển” văn chương (sách soạn theo lệnh Thiên hồng: Chokusen-shu = sắc soạn
tập) có mặt mọi tầng lớp xã hội và tất nhiên, cả nam lẫn nữ.
Người ta thường cho rằng thiên tài sáng tạo của Nhật thường tự giới hạn
trong những cơng trình bé nhỏ, tiêm tế. Xét về văn học, điều đó khơng giải thích
được vì sao vào đầu thế kỉ XI, bộ trường thiên tiểu thuyết Gonji monogatari lại có
thể ra đời. Bước vào thế giới văn chương Phù Tang, người ta có thể bắt gặp
những bộ tiểu thuyết trường thiên dài bậc nhất, những bài thơ ngắn gọn bậc
nhất, những thể loại sân khấu độc đáo, những cuốn nhật kí và tùy bút của phụ
nữ... Nói tóm lại là người Nhật quen với mọi thể loại văn hoc từ xưa và dài hay
ngắn đối với họ không thành vấn đề.
Thơ văn Nhật thể hiện ở mức độ cao nhất cái “tín ngưỡng” đáng yêu này:
tôn thờ Cái Đẹp. Cái đẹp là tiêu thức, là chuẩn tắc trong cuộc sống của người
Nhật từ bao đời. Từ chữ viết, áo quần đến ăn uống đều phải đẹp. Cho đến tự sát
cũng thế. Trà đạo, cắm hoa, đốt hương... là các loại nghi thức của tín ngưỡng


Cái Đẹp ấy. Tín ngưỡng ấy tuy khơng có tên gọi chính thức nhưng lại thấm sâu
vào tâm tưởng, dịng máu của người Nhật hơn bất kì tơn giáo nào khác.
Lòng sùng bái cái đẹp ấy nhiều khi đi ngược lại những điều cấm kị của tơn
giáo và ln lí. Điều đó đã từng gây ngộ nhận là “văn chương ấy tràn đầy sự vô
luân” mà ta đã nhắc tới từ lúc đầu.
Hơn ngàn năm văn học Nhật Bản, nếu được tìm hiểu thấu đáo, chắc chắn
sẽ gây một ấn tượng khác hẳn. Sự phong phú và đa dạng của nó sẽ khơng tràn
đầy sự vơ ln ấy, cũng khơng phải là những điều kì quái, mà là cái đẹp, một cái
đẹp hòa hợp của thiên nhiên và tâm hồn.
Cái bí ẩn của sự hịa hợp ấy là điều kì diệu nhất mà thiên tài Nhật Bản đã
vươn tới.

Phần 1. BÌNH MINH VĂN HỌC PHÙ TANG - THỜI NARA (THẾ KỈ THỨ

VIII)
Chương 1. KHÁI QT
KINH ĐƠ NARA
Khi kinh đơ Nara cịn gọi là Heijokyo, được khởi cơng xây dựng vào năm
710, người Nhật đã tiến được những bước dài trong cuộc kiến tạo văn minh trên
xứ sở của mình. Chấm dứt thời kì “di đơ” nay đây mai đó của hồng gia làm cho
nhân dân khơng an cư lạc nghiệp. Trước thời Nara, do chế độ di đơ ấy, tính ra đã
có hơn 60 “kinh đơ” trên đất nước!
Khoảng đầu Công nguyên, Nhật Bản bao gồm nhiều xứ nhỏ. Theo sử liệu
Trung Quốc Hậu Hán thư thì có trên 100 xứ. Thật ra, đó chỉ là những bộ tộc
tranh giành quyền lực với nhau. Trong số dó, Yamato (Đại Hịa) trở thành xứ
hùng mạnh nhất và là nơi khởi nghiệp của các Thiên hoàng. Cho nên, Yamato
cũng là danh từ để chỉ nước Nhật xưa.


Quyền lực mà Yamato đạt được cũng là nhờ liên kết với một số thị tộc (Uji)
khác như Otomo, Mononobe, Nakatomi, Iniibe... Sau này, các thị tộc quyền thế
dần dần lấn lướt triều đình.
SỰ TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO
Vào giữa thế kỉ VI, khi Phật giáo theo người Triều Tiên du nhập Nhật Bản
thì gặp sự chống đối mạnh mẽ của các thị tộc Nakatomi và Mononobe. Nhưng
thị tộc Soga lại quyết tâm đón nhận tín ngưỡng mới. Dù vậy, phải đến năm 587,
Soga mới toàn thắng.
Biến cố quan trọng trong lịch sử cổ đại Nhật Bản là năm 593, thái tử
Shotoku trở thành nhiếp chính. Nhân vật lỗi lạc này làm cho đất nước tiến bước
về nhiều phương diện. Ông đã soạn thảo và ban hành bộ luật thành văn đầu tiên
gọi là Hiến Pháp Thập Thất Điều, trong đó thể hiện lịng tín mộ đối với Phật giáo,
nhân sinh quan Khổng giáo và tập tục dân tộc.
Từ năm 607, thái tử Shotoku đã thiết lập bang giao bình đẳng với Trung
Quốc nhằm mục đích vận dụng văn hóa đại lục vào việc “duy tân” xứ sở của

mình. Nhiều phái đoàn được cử sang Trung Quốc du học và sau này, một số
người trở thành các quân sư cho công cuộc Đại Hóa Cải Tân (Tailta no kaishin).
Hình 1 – Thái tử Shotoku (574-622) người đã gây dựng Phật giáo tại Nhật
Bản
Khơng chỉ đem lại làn gió mới về chính trị, thái tử Shotoku cịn là người
nhiệt tâm vơ song về việc truyền bá Phật giáo. Là người uyên bác, đích thân thái
tử giảng kinh, nhất là kinh Pháp Hoa và Duy Ma. Tác phẩm Sankyo Gisho (Tam
kinh nghĩa sớ) của ông là cuốn sách đầu tiên do một người Nhật biên soạn.
Nhờ vào nỗ lực của thái tử mà khu vực Asuka trở thành trung tâm văn
hóa, nơi phát triển rực rỡ của tư tưởng và nghệ thuật Phật giáo đầu thế kỉ VII.
Thái tử Shotoku xứng đáng được gọi là người sáng lập Phật giáo ở Nhật
Bản.


Văn hóa Phật giáo từ đấy cắm sâu cội rễ vào đất Nhật. Thời Nara, Phật
giáo đã là quốc giáo. Khắp 60 xứ ở Nhật đều xây chùa, đắp tượng Phật, Ngôi
Todaiji (Đông Đại tự) ở Nara và tượng Daibutsu (Đại Phật) hết sức nổi tiếng.
Horyoji (Pháp Long tự) là kiệt tác kiến trúc thời Nara. Pho tượng Đại Phật
Rushana (Lư Xá Na) là biểu tượng cho một tôn giáo đã thấm nhuần toàn thể xứ
sở.
Đến cuối thời Nara, Phật giáo ở Nhật đã phát triển thành sáu tông phái,
theo trình tự là Tam Luận tơng, Thành Thực tơng, Pháp Tướng tông, Câu Xá
tông, Luật tông và Hoa Nghiêm tông. Có thể thấy Phật giáo chiếm địa vị độc tơn
dù rằng các tín ngưỡng dân gian, như Thần đạo, khơng hề bị xóa bỏ. Tín
ngưỡng dân gian có khi được kết hợp với Phật giáo một cách tự nhiên và kì la.
Chẳng hạn, vị thần chiến tranh của Thần đạo, trở thành Bồ Tát: Hachiman
Bosatsu. Khi đền thờ của vị thần này được dời từ Kyushu về Nara, có đến 5000
nhà sư dự lễ. Và thần cịn được triều đình sắc phong tước vị cao nhất. Ví dụ nhỏ
này có ý nghĩa vì nó cho thấy các yếu tố văn hóa của bản địa và ngoại lai đã hịa
nhập: Thần đạo, Phật giáo và thiết chế Trung Quốc.

TIẾP THU VĂN HĨA
Cơng cuộc tiếp thu văn hóa nước ngồi ngay từ thời Nara là một hiện
tượng đáng chú ý nhất vì những chuyển biến nhanh chóng và tốt đẹp mà nó đã
tạo ra.
Việc tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa diễn ra khắp nơi trên thế giới nhưng khi
so sánh với Nhật Bản, ta thấy có khác. Ở Bắc Âu, sự tiếp thu các yếu tố văn hóa
Hi-La diễn ra vơ cùng chậm chạp.
Ở một số nước Viễn Đông, sự tiếp thu các yếu tố văn hóa Trung Quốc,
như Triều Tiên đã làm, thì lại quá lệ thuộc hình thức, từng đưa đến “một chứng
bệnh Khổng giáo”, “những nguy cơ chết người của Khổng giáo” như nhận định
của G.B.Sansom.


Tuy nhờ vào Triều Tiên mà ban đầu người Nhật mới biết đến chữ Hán và
Phật giáo nhưng khơng có ảnh hưởng đáng kể của văn học Triều Tiên đối với
Nhật Bản. Thơ văn Triều Tiên trước đây dù sao cũng khá xa lạ đối với người
Nhật.
Ngay cả văn chương Trung Quốc, dù rất phổ biến ở Nhật cùng không bao
giờ lấn át nền văn chương của dân tộc. Dù lúc đầu, mượn âm chữ Hán để ghi
chép thơ ca của mình, thơ ca Nhật vẫn phát triển độc lập. Điều đó một phần do
ngơn ngữ hai xứ rất khác biệt.
Nói thế, khơng có nghĩa là thơ ca Nhật khơng sử dụng một số hình tượng
hay motip của thơ ca Trung Quốc, về điểm này, nhà nghiên cứu người Nga
Conrad có ý kiến dứt khốt: “Nhưng ngay cả khi chấp nhận tất cả các hiện tượng
đó, tính độc lập hồn toàn của thơ ca Nhật Bản cũng là điều rõ ràng, không phải
bàn cãi”.
Không chỉ riêng thơ mà văn xuôi Nhật cũng thế. Các loại tiểu thuyết, tùy
bút, nhật kí... nở rộ sau thời Nara, đi trước cả Trung Quốc và thế giới. Sân khấu
Nhật Bản sau này cũng là sản phẩm độc đáo của thiên tài Nhật Bản.
Sự tiếp thu văn hóa nước ngồi của Nhật Bản, tóm lại là một cảm hứng

tuyệt diệu. Không bị cưỡng bách, xâm lược, nó đem từ đại lục trở về quần đảo
biết bao là hoa trái...
Những văn bản đầu tiên được tìm thấy ở Nhật Bản hẳn nhiên được viết
bằng chữ Hán khi mà người Nhật chưa nghĩ ra được hệ thống văn tự phiên âm.
Trên một thanh gươm cổ, xuất hiện vào khoảng năm 440, người ta thấy
chữ Hán đã được dùng để ghi lại các tên riêng và vài cách nói đặc biệt trong
tiếng Nhật.
Sau khi chữ Hán đã thơng dụng, triều đình ra lệnh tập hợp các truyền
thuyết dân gian, biên soạn thành sách. Công việc ấy được khởi sự vào đầu thế
kỉ thứ VII, nhưng những văn bản đầu tiên ấy đã bị mất mát. Đến thời Thiên


hồng Tenmu (672-686), dựa vào những gì cịn sót lại, một cơng trình sưu tập
mới lại tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, mãi đến năm 712, cơng việc mới hồn
thành và tác phẩm được gọi là Kojiki.
Đó cũng là năm, có thể nói, văn học Nhật ra đời.
KOJIKI (CỔ SỰ KÍ)
Kojiki có nghĩa là “ghi chép chuyện xưa”. Đây là một cố gắng biên soạn lại
các huyền thoại và truyện kể truyền miệng dân gian. Viết bằng tiếng Nhật, Kojiki
khi thì dùng chữ Hán thuần túy, khi thì mượn chữ Hán như ngữ âm, khi thì mượn
chữ Hán như ngữ nghĩa. Điều đó tạo thành một văn bản khó đọc đối với cả
người Nhật.
Tác phẩm trộn lẫn những huyền thoại về việc sáng tạo đất nước và nguồn
gốc của dân tộc với những biến cố lịch sử và khó mà phân biệt sự thật với tưởng
tượng. Nhưng chính vì thế mà Kojiki là tác phẩm văn chương, là một kho tàng
của huyền thoại, truyện kể và thơ ca trong buổi đầu dựng nước. Đây là tác phẩm
mở đầu cho văn xuôi Nhật Bản. Nội dung phong phú, đa dạng và giá trị văn
chương của nó xứng đáng cho ta tìm hiểu kĩ lưỡng hơn.
NIHONGI (NHẬT BẢN KỈ)
Tám năm sau, một bộ sách mới có nội dung tương tự Kojiki cũng được

hoàn thành, tức là vào năm 720 và mang tên là Nihon shoki (Nhật Bản thư kỉ),
còn được gọi vắn tắt hơn là Nihongi (Nhật Bản kỉ). Nihongi dài gấp đơi Kojiki.
Khác với tác phẩm đi trước mình, Nihongi được viết bằng Hán ngữ.
Huyền thoại và truyền thuyết không chỉ có mặt trong Kojiki và Nihongi mà
cịn có thể tìm thấy trong nhiều bộ sách khác nhau của thế kỉ thứ VIII và thứ IX.
FUDOKI (PHONG THỔ KÍ)
Sau khi tác phẩm Kojiki hồn thành được một năm, triều đình lại hạ chiếu
cho bảy đạo gồm 60 xứ trên toàn quốc phải tường trình về địa thế, lễ Iiglii, phong


tục, truyền thuyết... của địa phương mình để tập hợp thành bộ Fudoki (Phong
thổ kí) của Nhật Bản.
Khơng rõ điều đó có thực hiện đầy đủ khơng vì hiện nay chỉ còn giữ được
năm văn bản của năm xứ mà thơi. Và trong đó, chỉ có bản của xứ Izumo, năm
733, là còn lại nguyên vẹn.
Fudoki là loại sách địa phương chí. Các truyền thuyết dân gian trong đó
thường gắn bó với các địa danh và được kể lại một cách giản dị, ít “chỉnh lí” hơn
các bộ sử được biên soạn ở triều đình. Như nhiều thư tịch khác thời Nara,
Fudoki được viết phần lớn bằng Hán ngữ.
KOGOSHUI (CỔ NGỮ THẬP DI)
Cũng hướng về huyền sử, thần thoại, một bộ sách ra đời muộn màng hơn,
vào năm 807, là Kogoshui (Cổ ngữ thập di). Tác phẩm do Hironari biên soạn với
ý muốn phục hồi uy thế về thần quyền cho gia tộc mình, một giịng họ cổ nhất
nắm giữ việc tế tự trong Thần đạo.
Nguyên Hironari là người thuộc thị tộc Iniibe từ xưa đã đảm nhận việc gìn
giữ những truyền thống thần quyền. Sau cuộc Đại Hóa Cải Tân vào giữa thế kỉ
VII, do ưu thế chính trị thị tộc Nakatomi cũng chiêm được ưu thế về thần quyền.
Việc tế tự ngày xưa rất quan trọng, được xem là một đại sự quốc gia, và đến lúc
này thị tộc Inúbe bị đẩy xuống hàng thứ yếu.
Trong tình hình đó, các thần thoại nghiêng về truyền thống gia tộc cổ xưa

của Hiroaari bị bỏ rơi, không được đưa vào hai bộ Kojiki và Nihongi. Bởi lẽ các
tác giả của chúng, Yasumaro và Toneri, đều giữ địa vị cao trong triều đình, chỉ
biên soạn những gì phù hợp với quyền lợi lịch sử của họ.
Do vậy, đại diện cho giòng họ Imibe, Hironari- muốn “bổ sung cho những
điều đã nói về thời cổ”, mới đặt tên cho cơng trình sưu tập huyền thoại của mình
là cổ ngữ thập di.


Như thế, sự tranh chấp của các thị tộc ở Nhật Bản khơng chỉ diễn ra ở
chiến trường, trong tín ngưỡng mà cả trong văn học.
Việc làm của Hironari, dẫu sao đi nữa, cũng làm cho thư tịch về thần thoại
thêm phong phú.
CÁC NORITO (CHÚC TỪ)
Chính các thị tộc Imibe và Nakatomi ấy có những người, do cơng việc tế
tự, đọc tụng và lưu truyền một loại thơ ca nghi lễ gọi là Norito (Chúc từ), hay
những lời cầu nguyện của Thần đạo.
Các gia tộc này, theo truyền thống, được xem là con cháu thần linh, những
vị thần mà họ thờ cúng và cầu nguyện.
Các Norito có thể được đặt ra vào trước thế kỉ thứ VII và được truyền
khẩu qua nhiều thế hệ trước khi được ghi chép thành văn bản là lúc mà chúng
đã bị sửa đổi, không cịn tính chất ngun sơ. Cuối cùng chúng được tập hợp
trong một bộ sách gọi là Engishiki (Diên Hỉ Thức) vào năm 927 thuộc thời Engi
(Diên Hỉ).
Bộ Engishiki liệt kê 75 norito và chép lại 27 bài, có lẽ là những bài quan
trọng nhất. Đó là những lời cầu nguyện về mùa màng, đất đai, các vị thần...
Trong các chúc từ, nổi tiếng là các Oharai, tức lời khấn nguyện đọc trong
lễ thanh tẩy toàn quốc. Để biết qua phong cách của Iiorito, có thể đọc trích đoạn
Oharai sau đây:
“Rồi khơng có tội nào là khơng được rửa, từ triều đình của đức vua, con
cháu của các thần cho đến tận những miền xa xôi nhất của đất nước.

Như những đám mây chồng chất trên trời, tản mác khi có hơi thở của các
thần Gió.
Như gió may buổi sớm và gió may buổi tối thổi tan những hơi nước buổi
sớm và hơi nước buổi tối.


Như một con thuyền khổng lồ đang neo ở một cảng lớn, rút neo đằng mũi,
rút neo đằng lái, tiến ra đại dương mênh mông.
Như bụi cây rậm rạp đằng xa kia đã bị cắt dọn quang đi bởi cái liềm sắc
rèn trong lửa.
Mọi tội lỗi rồi cũng sẽ bị quét sạch như thế...”.
NIHON RYOIKI (NHẬT BẢN LINH DỊ KÍ)
Bên cạnh những chúc từ Thần đạo ấy, bắt đầu xuất hiện những tác phẩm
cảm hứng từ Phật giáo, như cuốn Nikon Ryoiki (Nhật Bản linh dị kí) của nhà sư
Kyokai ở chùa Yakushi. Biên soạn vào năm 822 bằng chữ Hán, đó là tập hợp
những câu chuyện linh dị trong dân gian, một phần mười có nguồn gốc Trung
Quốc, và lồng vào đó tư tưởng nhân quả của Phật giáo.
Đấy là tài liệu sống động về xã hội Nhật vào cuối thời Nara và đầu thời
Heian.
KAIFUSO (HOÀI PHONG TẢO)
Trong khi nhiều bộ sách hướng về đề tài dân gian thì vào năm 751, một
hợp tuyển thơ ca xuất hiện, bao gồm 126 bài thơ chữ Hán làm theo lối Đường
luật do người Nhật sáng tác trong suốt một thế kỉ. Đó là tập Kaifuso (Hồi phong
tảo), hay là “Hồi niệm thơ ca”.
Đây là cố gắng đầu tiên của người Nhật trong việc làm thơ chữ Hán. Nó
đánh dấu món nợ về văn hóa của Nhật Bản đối với Trung Quốc. Có lẽ là tập thơ
của người Nhật mang đậm màu sắc Trung Quốc nhất.
MANYOSHU (VẠN DIỆP TẬP)
Trong số các nhà thơ của Kaifuso, có mười tám người được đưa vào bộ
hợp tuyển vĩ đại Manyoshu, nơi chứa đựng 4500 bài thơ trong ngôn ngữ Nhật

Bản.


Mười ngàn chiếc lá của thơ ca ấy tiêu biểu cho những vần thơ cổ xưa nhất
của Nhật, được sáng tác trong vòng bốn thế kỉ, từ thế kỉ thứ tư đến thế kỉ thứ
tám. Manyoshu được biên soạn sau Kaifuso, gần cuối thế kỉ thứ tám, khoảng
năm 771.
Trong ngôn ngữ, vần điệu lẫn chủ đề, Manyoshu mang bản sắc và tâm
hồn Nhật Bản. Để ghi lại trung thành các bài thơ ấy, người Nhật vẫn phải dùng
chữ Hán theo lối mượn âm. Cách làm như thế được gọi là Manyogana (Vạn diệp
giả danh).
Một văn bản như thế, người Trung Quốc khơng đọc được đã đành, đến
chính người Nhật cũng không dễ dàng thông suốt. Sau thời gian biên soạn hai
thế kỉ, người ta phải tập hợp nhiều học giả lại để “giải mã” văn bản ấy.
Mặc tất cả khó khăn về chữ viết, Manyoshu vẫn đáng xếp vào số những
hợp tuyển thơ ca vĩ đại của thế giới.
Manyoshu hầu như quy tụ vào trong nó mọi tâm hồn trên toàn cõi Nhật
Bản, từ nhân vật lỗi lạc phi thường như thái tử Shotoku đến một người con gái
vô danh nào đó, từ Thiên hồng đến nơng dân, từ q tộc đến ăn mày, từ nữ
vương đến lính thú...

Chương 2. HUYỀN SỬ CỦA DÂN TỘC KOJIKI VÀ NIHONG!
KOJIKI (CỔ SỰ KÍ)
1. Các thần thoại và truyền thuyết đã được lưu truyền từ lâu trước khi
bước vào cuộc sống “thành văn” của Kojiki vào đầu thế kỉ thứ VIII theo một
phương cách có tính chất chun nghiệp.
Ta biết rằng xã hội cổ ở Nhật bao gồm nhiều thị tộc gọi là Uji (thị) và nhiều
phường hội gọi là be (bộ). Phường Imibe (Kị bộ) chuyên về tế tự. Phường



Mononobe (Vật bộ) chuyên về quân nhung. Phường Amabe (Hải nhân bộ) về
đánh cá...
Vậy thì, những người chuyên kể chuyện cũng có phường, gọi là Kataribe
(Ngữ bộ). Họ cũng có mặt ở triều đình, bên cạnh các “bộ” quan trọng khác như
Imibe và Mononobe... Họ kể chuyện và ca hát trong các buổi ngự yến hay các
bữa tiệc quý tộc, về chư thần hay tổ tiên. Họ cũng có mặt trong các đại lễ Thần
đạo, với phận sự kể lại các huyền thoại xưa.
Những cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc, những quan hệ đầu tiên với Triều
Tiên và Đại Lục, những chuyến đi biển gian nan... là những yếu tố góp phần xây
dựng huyền thoại.
Nguồn gốc của huyền thoại xuất phát từ ba trung tâm là Izumo, Yamato và
Kyushu.
Kyushu là đảo lớn ở phương nam, xứ Izunio nằm ven biển Nhật Bản,
Yamato là một bình nguyên phì nhiêu, trung tâm của hoàng tộc Nhật.
Vào cuối thế kỉ thứ bảy, Thiên hồng Tenmu (ở ngơi 672-686) nhận thấy
rằng có nhiều thị tộc cố tình thay đổi các truyền thuyết cổ để mưu cầu quyền lợi
riêng tư và do đó bất lợi cho hồng tộc. Vì vậy, ơng ra lệnh thành lập một hội
đồng có nhiệm vụ ghi chép lại những lời kể truyền thống và bảo một cung nữ
của mình là Hieda no Are học thuộc lòng tất cả các truyện ấy.
Nhưng cơng việc chưa hồn thành thì Tenmu băng hà. Đến năm 711, nữ
Thiên hoàng Genmyo (707-715) ra lệnh cho Ono Yasumaro thu thập các truyện
kể của Hieda no Are và biên soạn thành sách. Và tác phẩm Kojiki (Cổ sự kí) ra
đời năm 712, đệ trình lên nữ Thiên hoàng.
Những điều trên cho thấy đây là bộ sách có tính chất “chính thống”, nhằm
xác lập phổ hệ hồng tộc và làm nền tảng cho nghi thức Thần đạo.
2. Ono Yasumaro là một trong những học giả ưu tú nhất đương thời.
Ngồi Kojiki, ơng cịn dự phần biên soạn cuốn Nihongi.


Chính Yasumaro viết một lời tựa bằng Hán văn cho Kojiki nói rõ ý định của

ơng.
“Tơi, Yasumaro, nói: khi mà hỗn mang đã bắt đầu kết tụ lại, nhưng uy lực
và hình thế vẫn chưa biểu thị, và vẫn chưa có danh hiệu hay hành động thì ai mà
biết được dáng dấp của nó?
Thế rồi, lần đầu tiên Trời và Đất phân li, và ba vị thần thực hiện công cuộc
sáng tạo. Nguyên lí âm dương phát triển từ đấy và hai linh hồn trở thành thủy tổ
của vạn vật. Chính họ bước vào trong bóng tối và nổi lên trong ánh sáng. Rồi
mặt trời mặt trăng xuất sinh từ cuộc rửa mắt của thần nam. Và khi chàng phiêu
bồng trong nước biển thì từ cuộc tẩy rửa tấm thân của chàng, các thần trời thần
đất ra đời.
Vì thế, cho dù buổi khởi nguyên vĩ đại kia đối với chúng ta vẫn cịn mờ ảo,
ta vẫn có thể căn cứ vào truyền thuyết chân chính mà hiểu biết về thời hồi thai
của mặt đất và sự hình thành của hịn đảo. Và cho dù ngày ban sơ đã xa xôi,
chúng ta vẫn nhờ thánh hiền thời cổ mà biết được phổ hệ của thần linh và sự tạo
lập nhân loại...”.
Đó là cách chú giải của Yasumaro về sự sáng thế. Có thể so sánh bài tựa
ấy với “Bài ca khởi nguyên” trong kinh Rig Veda của Ấn Độ. Trời, đất có trước,
ngun lí vũ trụ có trước rồi mới đến thần linh.
Kế tiếp, Yasumaro nói về nữ thần Mặt Trời và sự xuất hiện của ba báu vật
là gương, ngọc và kiếm mà sau này, chúng trở thành tam bảo của Hoàng Gia.
Từ con cháu các thần đến Thiên hoàng đầu tiên là Jinmu, rồi các Thiên
hoàng khác, họ được Yasumaro ca ngợi như sau:
“Dù cho mỗi vị khác nhau về tính cách và cơng đức, nhưng khơng ai là
khơng noi theo xưa mà sửa đổi thể thức đang suy vi, và xem xét hiện tại để định
lại lề luật đang tan rã”.


Kojiki bắt đầu từ khởi nguyên của trời đất và kết thúc với triều đại của nữ
Thiên hoàng Suiko (593-623). Nếu theo đó mà ta tưởng rằng nó bao gồm tất cả
biến cố quan trọng từ thời cổ đến đầu thế kỉ thứ bảy thì ta sẽ lầm, vì nó không hề

đề cập đến việc chinh phục của nữ Thiên hoàng Jingu ở xứ Silla, Triều Tiên vào
giữa thế kỉ thứ ba và cũng chẳng viết gì về việc du nhập Phật giáo; cả cái tên vĩ
đại của thái tử Shotoku, người mất vào năm 621, cũng bị bỏ quên.
Tư tưởng của Yasumaro là: Theo xưa, định lại lề luật cũ. Do đó, ơng cố
gắng dị theo dấu vết thần linh và các Thiên hồng đầu tiên. Những điều khác,
có thể ông cho là không quan trọng.
3. Tác phẩm Kojiki được chia làm ba tập. Tập đầu bao gồm các huyền
thoại liên quan đến các hành động trực tiếp của chư thần. Tập hai là cuộc đời
của các anh hùng được thần linh trợ giúp hay cản trở. Tập cuối là các câu
chuyện về nhân thế khi mà thần linh chỉ cịn là đối tượng để tơn thờ chứ khơng
phải là chủ thể.
Đọc Kojiki như một tác phẩm nghệ thuật khơng như một sử thư, chúng ta
sẽ tìm thấy nó chứa đựng không phải là những sự kiện vô hồn mà là những sự
thật về tâm lí đầy tính chất nhân bản, về suy nghĩ và phản ứng của con người
trước nghịch cảnh, đôi khi trào lộng và đôi khi bi đát. Ta sẽ thấy huyền thoại cũng
là sự thật, khơng phải sự thật của hình tướng bên ngồi mà là một sự thật nội
tại, sự thật của trái tim và những giấc mộng của con người.
Huyền thoại về nữ thần Mặt Trời trong Kojiki đầy thú vị không chỉ vì lối tư
duy kì ảo mà cịn do nó trình bày sống động tâm lí phụ nữ. Nữ thần Amaterasu
cho dù nguồn gốc cao quý đến thế nào đi nữa, thì trong cách suy nghĩ và phản
ứng, cũng khơng khác gì những cơ gái đẹp ngày hơm nay.
Có lần, do giận em trai là thần Bão, Amaterasu, nữ thần Mặt Trời, lánh vào
Thiên Nham Động (Amano Iwato) không chịu soi sáng thế giới nữa, làm cho tám
trăm vạn thần linh cũng điêu đứng.


Do đó, vị thần Tư Tưởng Omoikane mới nghĩ ra một phương kế. Chư thần
tụ tập trước động, cười đùa ầm ĩ quanh điệu múa cuồng nhiệt của nữ thần nghệ
thuật Uzunie. Nàng vũ nữ thiên thần ấy trút xiêm y, để lộ những bí ẩn của thân
xác mà nhảy múa làm cho chư thần cười điên dại.

Nghe náo động, từ trong hang nữ thần Amaterasu tức giận lên tiếng:
“Ta tưởng vắng ta thì Đồng Trời Cao hẳn phải tăm tối và Đồng Lau Sậy
hẳn phải âm u. Thế mà Ameno Uzume lại thản nhiên chơi đùa và tám trăm vạn
thần cười cợt được ư?”
Uzume đáp ngay:
“Chúng tôi vui đùa vì đã có vị thần khác rồi, cịn chiếu sáng hơn nàng nữa
kia”.
Điều đó làm cho Amaterasu mở hé cửa động. Và nàng ngạc nhiên nhìn
thấy một bóng hình vơ cùng rực rỡ, xinh đẹp. Nàng đâu biết rằng đấy là cái bóng
của chính nàng. Theo kế của Omoikane, một vật kì diệu vừa được chế ra: chiếc
gương soi. Và chư thần đã đặt chiếc gương bên ngoài cửa động chờ Amaterasu.
Khi nàng xuất hiện, vị thần sức mạnh là Tazikarao nhanh nhẹn đẩy hẳn tảng đá
chặn cửa đi, đưa nữ thần Mặt Trời ra hẳn bên ngồi.
Amaterasu biết mình bị lừa, nhưng muộn rồi!
Là cả sắc đẹp lẫn ánh sáng, Amaterasu khơng thể chấp nhận việc “vắng
mợ thì chợ cũng đông”. Tám trăm vạn thần linh hiểu được nhược điểm tâm lí đó.
Tiếng cười của họ tưởng chừng như cịn vang dội đến ngày hơm nay.
Chiếc gương treo ngồi cửa động ấy cũng phản ánh tâm lí chung của một
nửa nhân loại, nếu khơng muốn nói là tồn thể, vì hiện tượng tự chiêm ngưỡng
mình cũng chẳng phải là nét riêng của phụ nữ.


Ngồi yếu tố tâm lí, ta cịn thấy ý nghĩa của đời sống văn hóa được tượng
trưng qua ba vị thần đã mang Mặt Trời trở lại. Đó là Nghệ thuật, Tư tưởng và
Sức mạnh. Cuộc sống của một dân tộc, của nhân loại cần có đầy đủ ba ngơi ấy.
Cái đẹp, tư tưởng và sức mạnh là linh hồn của văn hóa. Chúng đã được
“mã hóa” trong huyền thoại Mặt Trời và đến nay, các yếu tố ấy vẫn cịn là ngun
lí của đời sống Nhật Bản. Theo Hasegawa, “người ta dễ dàng thừa nhận rằng
kết hợp năng lực trí tuệ và sức mạnh thể lí như yếu tính của đời sống dân tộc thì
thời cổ đại biết rõ, nhưng điều đặc biệt Nhật Bản là đã thêm vào đó yếu tố nghệ

thuật để làm thành ba ngơi... Đối với người Nhật, cái đẹp phải thị hiện trong đời
sống thực tiễn”.
4. Niềm vui và nỗi buồn của nhân thế vẫn là nét nổi bật của Kojiki. Tập ba
của tác phẩm thường vắng bóng thần linh và thay vào đó, nhân vật trung tâm là
con người. Có thể thấy điều đó trong câu chuyện tình u của Thiên hồng
Nintoku. Là vị Thiên hồng thứ 16, ơng được xưng tụng là Nintoku (Nhân Đức) vì
sự cai trị anh minh. Ơng có công mở cảng, đào kênh cho đất nước, miễn thuế
khi thấy nhà dân ít khói bếp bay lên...
Nhưng ơng lại có một bà vợ rất ghen tng là hồng hậu Iwa. Vì vậy mà
mối tình của Nintoku và cơng chúa Kuro xứ Kibi phải gián đoạn. Kuro là con gái
của tộc trưởng Amabe (hải nhân bộ). Kojiki diễn tả nỗi bất hạnh của nàng như
sau:
“Hồng hậu Iwa vốn có tính ghen tng rất dữ dội. Vì thế các cung phi
khơng hề dám nhìn trộm vào cấm cung; và nếu xảy ra cơ sự, thì hồng hậu
thường dậm chân giận dữ...
Nhưng rồi Thiên hoàng, nghe đồn về nhan sắc thuần hậu của công chúa
Kuro, con gái của tộc trưởng ngư dân ở Kibi, cho người vời nàng vào cung.


Sau đó, vì sợ lịng ghen của hồng hậu, nàng phải quay trở lại cố hương.
Đứng trên lầu cao, Thiên hồng nhìn theo con thuyền rời bến của cơng chúa
Kuro mà hát:
Ngoài khơi xa xăm
Trên con thuyền nhỏ
Trở lại quê nàng
Đâu là ai khác
Chính là người tơi thương.
Khi nghe bài ca ấy, hoàng hậu tức tối cho người đuổi theo Kuro, bắt công
chúa phải lên bờ, và ra lệnh cho nàng phải đi bộ”.
Lòng ghen của Iwa được miêu tả giản dị, ngộ nghĩnh nhưng rất thực.

Tính cách si tình của Thiên hoàng Nintoku cũng được khắc họa sinh động.
Đoạn kế tiếp sẽ cho ta biết Thiên hoàng lẻn đến xứ Kibi gặp công chúa Kuro:
“Ở đây công chúa Kuro mời ngài ở lại trong khu vườn của nàng nằm giữa
núi đồi và bày tiệc đãi ngài. Khi nàng hái rau chuẩn bị nấu canh thì Thiên hồng
ra đến tận nơi mà hát:
Nơi xứ Kibi
Cánh đồng trên núi
Cô gái hái rau
Và tôi hạnh phúc
Hái rau cùng nàng”.
5. Kojiki là kho tàng của thần thoại và huyền sử nhưng giá trị hay sự
phong phú của nó khơng dừng lại ở đó.


“Một trong những điểm huy hoàng của Kojiki là cách mà văn bản của nó
chen vào rất nhiều bài ca, như thể nạm đầy những vì sao”. Đó là lời nhận định
của Masaoyaku.
Khi đọc những bài ca ấy, cần nhớ rằng đó là những bài ca của xã hội “tiềnvăn-chương”, nghĩa là không nên xét chúng bằng các tiêu chuẩn của thơ ca sau
này. Chúng là thơ ca để hát lên chứ không phải để đọc bằng mắt. Và cũng không
nên tách chúng ra khỏi văn mạch tức là cái vỏ huyền thoại bao quanh chúng.
Nói chung, sự pha trộn giữa thơ ca và truyện kể, từ Kojiki trở đi, đã trở
thành một truyền thống văn học. Vì vậy, Kojiki không chỉ là tác phẩm văn xuôi
đầu tiên của Nhật mà còn là bước khởi đầu cho một truyền thống truyện kể đặc
sắc trước khi có sự phân li rõ rệt giữa thơ và văn xuôi.
Những bài ca của Kojiki có thể là kiểu mẫu đầu tiên cho thể thơ tanka
(đoản ca) của dân tộc.
Trong Kojiki, khơng chỉ có tình nhân mới làm thơ hay ca hát. Cả những
anh hùng dày dạn phong sương nhất cũng đầy thi hứng. Khi Yamatotakeru,
người anh hùng lừng danh, lê chân về gần xứ sở, đơi chân đã q quặt, chàng
buồn rầu nhìn cây thơng đơn độc gần đó mà cất tiếng hát:

Nhìn về Ohari
Trên núi Otsu
Cây thơng đơn độc
Em trai của ta ơi
Ơi cây thông đơn độc
Nếu như em là người
Ta sẽ cho em kiếm đeo
Ta sẽ cho em áo mặc


Ôi cây thông đơn độc
Em trai của ta ơi!
Trong cô đơn, người anh hùng cảm thấy liên kết với cây thơng đơn độc và
do đó, giữa vạn vật và chàng, có một đời sống chung, một cảm thức sau này
thấm sâu vào mọi biểu hiện của văn hóa Nhật Bản.
6. Tuy Kojiki không phải là một tác phẩm sử thi, vì nó thiếu tính chất nhất
qn của một pho sử thi, nhưng nó vẫn là một bức tranh hồnh tráng về xã hội
và tâm hồn Nhật Bản thời cổ sơ.
Dù vậy, tầm quan trọng của Kojiki không phải lúc nào cũng được nhìn
nhận. Từ sau thời Nara, do sự nở rộ của văn hóa Phật giáo, Kojiki khơng được
giới q tộc chú ý, khác với tác phẩm Nihongi (Nhật Bản kỉ) bằng Hán văn rất
được hâm mộ.
Sang thời trung đại thì Kojiki được xem là một văn bản của Thần đạo.
Hơn một ngàn năm sau ngày được biên soạn, Kojiki mới thực sự được
đọc như một tác phẩm lớn do cơng lao nghiên cứu và nhiệt tình say mê của học
gia Motoori (1730-1801) người bỏ ra hơn ba mươi năm cho cơng trình bình giải
Kojiki.
Giữa thời đại của chúng ta, Masao Yaku khẳng định:
“Dẫu sao đi nữa, Kojiki vẫn còn đó, truyền đến tận chúng ta hơm nay,
chính xác như tự buổi ban đầu. Thật là niềm tự hào vinh hạnh cho một xứ sở đã

trao giữ trên mười hai thế kỉ hơi thở của cuộc đời trong cuộc đấu tranh của các
tiền nhân vào thời dựng nước”.
Đó cũng là giấc mơ của một dân tộc vào một thời xa xưa.
NIHONGI (NHẬT BẢN KỈ)
Bộ Nihongi, tức Nihon Shoki (Nhật Bản thư kỉ) ra đời năm 720 cũng kể lại
“lịch sử” nước Nhật từ thời cổ sơ. Nhưng nếu lời kể của Kojiki thực tế dừng lại


vào cuối thế kỉ thứ năm thì Nihongi kéo dài đến cuối thế kỉ thứ bảy, nghĩa là hơn
hẳn hai trăm năm cuối thời sơ sử Nhật Bản.
Nihongi là một bộ sách khơng chỉ kể lại huyền sử mà cịn diễn giải chúng,
nghĩa là có tham vọng hơn tác phẩm đi trước trong việc miêu thuật thần thoại và
lịch sử.
Công trình này được biên soạn vào thời thiên hồng Gensho (715 - 726).
Chủ biên là thái tử Toneri và Yasumaro. Như vậy, một mình Yasumaro chấp bút
vào hai tác phẩm văn xuôi huyền sử lớn nhất của Nhật Bản, một bằng Nhật ngữ
(Kojiki) và một bằng Hán ngữ (Nihongi).
Dù có nhiều đoạn trùng lặp với Kojiki, Nihongi nghiêng về một cơng trình
sử học hơn tác phẩm trước. Và nó cố ý bắt chước các sử thư Trung Quốc như
“Sử Ký” của Tư Mã Thiên và “Hán Thư” của Ban Cố. Sự kiện tác phẩm được viết
bằng Hán ngữ cũng cho thấy ý đồ đó.
Về thơ ca, Nihongi chứa đựng 129 bài, nhiều hơn Kojiki (có 116 bài). Tuy
nhiên, trong số đó các bài trùng lặp nhau giữa hai tác phẩm rất lớn, gồm 50 bài.
Dù sao, điều này cũng có lợi cho việc tìm hiểu thơ ca dân gian cổ đại.
Những bài ca nguyên thủy như vậy không chỉ chứa đựng trong hai bộ sử
này mà cịn có thể tìm thấy trong nhiều tập sách khác cùng thời. Gộp chung tất
cả, ta có được chừng 500 ca khúc dân gian, một con số đáng kể trong tình hình
tư liệu ngày xưa.
Nihongi cho rằng khởi nguyên vũ trụ là một khối hỗn mang; một quả trứng
khổng lồ, đầy hạt. Rồi các thành phần tinh tế trở nên trời (dương), còn các thành

phần thô trọng trở nên đất (âm). Vị thần nam đầu tiên xuât hiện trong hình thể
một cây lau sậy linh thiêng, làm nền tảng cho vũ trụ còn đang trơi nổi bồng bềnh,
cho bùn cát có thể kết đọng lại.


Nhiều thế hệ thần linh ra đời. Cuối cùng xuất hiện một cặp thần là Izanagi
(Chàng mời gọi) và Izanami (Nàng mời gọi) vâng lệnh thiên đình, đứng trên thiên
phù kiều, dùng cây mâu khuấy đại dương mà tạo lập một hịn đảo...
“Đơi thần xuống hịn đảo ấy mà sống. Ho muốn kết thành chồng vợ và sản
sinh ra những xứ sở.
Thế là họ dựng lên cây trụ của trung tâm giải đất.
Bấy giờ thần nam mới quay trái và thần nữ rẽ phải mà đi quanh cột. Khi
gặp nhau, thần nữ nói trước:
- Hay quá! Em được gặp một chàng trai tuấn tú.
Thần nam khơng bằng lịng bảo rằng:
- Ta là nam, có quyền nói trước. Một cơ gái như em sao lại lên tiếng đầu
tiên? Điều ấy không đem lại may mắn đâu. Chúng ta đi trở lại.
Đôi thần đi lần nữa và khi gặp lại, lần này thần nam nói trước:
- Hay q! Tơi đã gặp một cô gái xinh đẹp.
Đoạn chàng hỏi thần nữ:
- Thân thể em ra sao?
Nàng đáp:
- Trong thân thể em có một nơi là nguồn âm.
Thần nam nói:
- Cịn thân thể ta có một nơi là nguồn dương. Ta muốn kết hợp nguồn
dương này với nguồn âm trên thân thể em.
Vì thế người nam và người nữ kết thành chồng vợ đầu tiên...”.
Sau đó, họ sinh ra các hịn đảo, đại dương, sơng ngịi, núi non, cây cỏ...



“Bây giờ chúng ta đã sản sinh ra xứ sở của tám hịn đảo vĩ đại cùng với
núi sơng, cây cỏ. Nhưng tại sao chúng ta không sinh ra ai đó sẽ là chúa tể vũ
trụ”. Họ bàn với nhau như thế.
Thế là họ sinh ra nữ thần Mặt Trời, gọi là Amaterasu. Ánh sáng của đứa
bé chiếu khắp sáu phương trời (Bắc, Nam, Đông, Tây, Trên, Dưới).
Về sau nữ thần Mặt Trời trao cho đứa cháu trai của mình là Ninigi vài gié
lúa lấy từ cánh đồng thiêng. Ninigi xuống đỉnh Takachiho ở Kyushu, kết hôn với
cô con gái của sơn thần là công chúa Hoa (Konohana Sakuya = Mộc Hoa Tiêu).
Câu chuyện ấy, bằng một lối tưởng tượng lí thú, giải thích vì sao con
người có một cuộc sống quá ngắn ngủi so với... đá!
Nguyên sơn thần đỉnh Takachiho yêu cầu Ninigi chọn một trong hai cô con
gái của ông là công chúa Hoa và công chúa Đá (Iwanaga = Nham Trường).
Bằng một sự lựa chọn định mệnh, Ninigi đã ôm lấy cái đẹp phù du hơn là
sự trường sinh cằn cỗi.
Đó là chọn lấy cơ em (Hoa) mà khước từ cô chị (Đá):
“Cô em gái là một thiếu nữ rất xinh đẹp. Vì thế thần lấy nàng và sủng ái
nàng.
Chỉ trong một đêm ân ái với thần, nàng hồi thai.
Do vậy, Iwanaga (cơng chúa Đá) cảm thấy vô cùng hổ nhục, lên tiếng
nguyền rủa thần:
- Nếu mà ngài khơng từ chối ta thì con ta sinh ra cho ngài sẽ sống lâu như
đá tang. Thế mà ngài lại đi lấy em gái ta. Đứa con mà nó sinh ra cho ngài sẽ
phải tàn tạ như hoa trên cành mà thơi.
Theo lời kể khác thì Iwanaga trong hổ nhục và giận dữ, đã nguyền rủa và
khóc lóc. Nàng nói:


×