ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------
NGUYỄN THỊ HIỀN
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
MÔ HÌNH KHO LƯU TRỮ TRUY CẬP MỞ NỘI BỘ
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học : QH - 2009 – X
HÀ NỘI – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------
NGUYỄN THỊ HIỀN
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
MÔ HÌNH KHO LƯU TRỮ TRUY CẬP MỞ NỘI BỘ
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học : QH - 2009 - X
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS. PHẠM TIẾN TOÀN
HÀ NỘI – 2013
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, em đã
nhận được sự giúp đỡ động viên rất nhiều của thầy cô và bạn bè. Với tấm lòng
tri ân sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thạc sĩ Phạm Tiến
Toàn người đã rất tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo để giúp đỡ tôi hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn Phó Giám đốc Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, Thạc sĩ
Cao Minh Kiểm đã cung cấp cho em những tài liệu, thông tin khoa học để em có
thể hoàn thành khóa luận này
Đồng thời, cũng xin cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Thông tin – Thư
viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội;
đặc biệt là các cán bộ thư viện tại Trung tâm TTTV Đại học QGHN đã chỉ bảo
và tạo điều kiện giúp đỡ em để em có những tư liệu quý báu để hoàn thành khóa
luận tốt nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người đã luôn ở bên
động viên tôi vượt qua những giai đoạn khó khăn để có thể hoàn thành khóa luận
và có kết quả như ngày hôm nay.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với thời gian ngắn, mặc
dù đã rất cố gắng song chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế về trình độ
kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp
của các thầy cô giáo, các cán bộ thư viện, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu
và những người quan tâm tới đề tài này để làm cơ sở cho tác giả có thể hoàn
thiện, giúp đề tài mang tính thực tiễn cao hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Hiền
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Từ viết tắt tiếng Việt
STT
1.
2.
3.
4
5.
6.
7.
8.
9.
9.
11.
Từ viết tắt
BST
CNTT
CSDL
ĐHQGHN
KHCN
KHXH&NV
NCKH
NDT
TCM
TTKH
TTTV
Từ gốc
Bộ sưu tập
Công nghệ thông tin
Cơ sở dữ liệu
Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa học Công nghệ
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Nghiên cứu khoa học
Người dùng tin
Truy cập mở
Thông tin khoa học
Thông tin – Thư viện
2. Từ viết tắt tiếng Anh
STT
Từ viết tắt
Từ gốc
1.
CC
Creative Commons
2.
OA
Open Access
3.
OAI - PMH
4.
SPARC
Open Archives Initiative - Protocol for Metadata
Harvesting
Scholarly Publishing and Academic Resources
Coalition
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Minh họa khả năng hiển thị tài liệu của nhà xuất bản
9
truy cập mở BioMed Central
Hình 1.2
Top 10 tạp chí truy cập mở nổi tiếng trên thế giới
12
Hình 1.3
Website Kho lưu trữ truy cập mở nội bộ của Trường Đại
15
học Quốc gia Đài Loan
Hình 1.4
Thống kê của ROAR về số lượng Kho lưu trữ truy cập
20
mở
nội bộ đã tham gia vào ROAR, tính đến ngày 10/3/2013
Hình 2.1
Nhà điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội
26
Hình 2.2
Trụ sở chính Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học
27
Quốc gia Hà Nội
Hình 3.1
Mục tiêu của Kho lưu trữ truy cập mở Viện Công nghệ
47
Machachusset
Hình 3.2
Hướng dẫn về cách thức gửi bài lên Kho lưu trữ truy cập
50
mở của trường Đại học Cornell
Hình 3.3
Dịch vụ tìm kiếm tài liệu trong Kho lưu trữ truy cập mở
51
của trường Đại học Cambridge
Hình 3.4
Dịch vụ hỗ trợ thông tin của Kho lưu trữ truy cập mở
52
trường Đại học Cambridge
Hình 3.5
Thông tin dành cho tác giả về việc cấp phép truy cập tài
60
liệu
trong Kho lưu trữ truy cập mở trường Đại học Cornell
Hình 3.6
Chính sách Kho lưu trữ TCM của Viện Khoa học Ấn Độ
62
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
Biểu đồ 1.1
Hoạt động gửi bài viết lên Kho lưu trữ truy cập mở
16
nội bộ của Trường Đại học Quốc gia Đài Loan qua
các năm
Biểu đồ 1.2
Thống kê của OpenDOAR về số lượng các loại
21
Kho lưu trữ truy cập mở
Biểu đồ 1.3
Thống kê số lượng bài báo truy cập mở được xuất
23
bản bởi các nhóm xuất bản qua các năm 2000,
2005, 2011
Biểu đồ 3.1
Thống kê của OpenDOAR về tỉ lệ sử dụng hai phần
mềm Dspace và Eprints của các kho lưu trữ thành
viên tham gia trong OpenDOAR
MỤC LỤC
56
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự ra đời của Internet đã mở ra một kỉ nguyên mới cho việc tiếp cận đến
thông tin toàn cầu của nhân loại và đã có những ảnh hưởng tích cực trong lĩnh
vực TTTV. Nguồn tài liệu số đã trở nên phổ biến tại các thư viện bởi những lợi
ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, trong môi trường số đó, khả năng tiếp cận đến tài
liệu bị hạn chế do những rào cản về mặt bản quyền tác phẩm và tài chính. TCM
xuất hiện như một dạng thức của truy cập, cho phép tất cả mọi người đều có thể
truy cập miễn phí, không giới hạn, không rào cản đến tài liệu. Kho lưu trữ TCM
nội bộ - một trong những mô hình của TCM, là nơi chứa đựng các kết quả nghiên
cứu trong phạm vi của một tổ chức, cơ quan nghiên cứu hay có chức năng nghiên
cứu, với mục đích chia sẻ, phổ biến thông tin học thuật, đặc biệt là thông tin
nghiên cứu đến các thành viên trong tổ chức.
Bên cạnh vai trò là cơ quan giáo dục, đào tạo hàng đầu, ĐHQGHN còn là
một trong những trụ cột lớn của đất nước trong sự nghiệp NCKH. Nhu cầu của
người nghiên cứu và việc phổ biến các TTKH của Trung tâm TTTV, ĐHQGHN
là vấn đề luôn được coi trọng. Trong các nguồn thông tin học thuật thì những tài
liệu xám, hay công trình nghiên cứu đã được xuất bản trên các tạp chí khoa học
của cán bộ và sinh viên trong ĐHQGHN được coi là nguồn cung cấp các TTKH
hàng đầu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của NDT tại Trung tâm TTTV. Tuy
nhiên, hiện tại, khả năng tiếp cận của họ đến những tài liệu này còn nhiều hạn
chế do vấn đề bản quyền. Để việc phổ biến các nguồn thông tin này trở nên sâu
rộng hơn và không còn rào cản truy cập, thiết nghĩ, Trung tâm nên cải thiện cách
thức truyền thông học thuật của các tài liệu này bằng việc triển khai áp dụng mô
hình Kho lưu trữ TCM nội bộ.
Mặc dù, ở Việt Nam, TCM còn là vấn đề mới và ít được đề cập đến trong
các tài liệu chuyên ngành TT - TV cũng như việc ứng dụng mô hình Kho lưu trữ
TCM nội bộ vào thực tiễn chưa nhiều. Tuy nhiên, với những lợi ích và tính khả
thi mà mô hình này mang lại, tôi xin mạnh dạn đề xuất việc ứng dụng mô hình
Kho lưu trữ TCM nội bộ cho Trung tâm TTTV, ĐHQGHN. Vì thế, tôi đã lựa
chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng mô hình kho lưu trữ truy cập
mở nội bộ tại Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội”.
Thông qua đề tài này, tôi muốn tìm hiểu sâu sắc những vấn đề lý luận và thực
tiễn về Kho lưu trữ TCM nộ bộ để có cái nhìn tích cực về những lợi ích mà nó
mang lại trong sự nghiệp truyền thông học thuật. Từ đó, tiến hành nghiên cứu
những điều kiện thích hợp để triển khai ứng dụng tại Trung tâm và đưa ra các
giải pháp thực thi mô hình này trong điều kiện, hoàn cảnh của cơ quan.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về Kho lưu trữ TCM nội bộ;
- Nghiên cứu các điều kiện phù hợp cho việc triển khai;
- Đưa ra các giải pháp để tiến hành ứng dụng mô hình Kho lưu trữ TCM
nội bộ tại Trung tâm TTTV, ĐHQGHN trong hoạt động phổ biến các thông tin
khoa học để cải thiện khả năng tiếp cận tài liệu của NDT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về Kho lưu trữ
TCM nội bộ;
- Nghiên cứu các điều kiện đảm bảo cho việc ứng dụng Kho lưu trữ TCM
nội bộ tại Trung tâm TTTV, ĐHQGHN;
- Đề xuất các giải pháp trong quá trình thực hiện ứng dụng
4. Tình hình nghiên cứu
Kho lưu trữ TCM nội bộ nói riêng và TCM nói chung đã và đang được
bàn luận sôi nổi trên thế giới. Tại Việt Nam, những bài viết hay công trình
nghiên cứu về TCM, mô hình Kho lưu trữ TCM nội bộ và sự ứng dụng của nó
vào thực tiễn tại Việt Nam còn hạn chế. Bài giảng “Thế nào là truy cập mở” do
Thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn, được đăng tải tại địa
chỉ: />chỉ dừng lại ở việc giới thiệu cho mọi người biết về TCM nói chung. Bài viết của
Ths. Lê Thị Hoa với tiêu đề “Hệ thống “Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến”:
Sự hình thành và hướng phát triển” được đăng trên Tạp chí Thông tin và Tư liệu,
xuất bản số 1/2013. Tuy nhiên, bài viết chưa nghiên cứu những vấn đề lí luận và
thực tiễn cơ bản của TCM một cách có hệ thống mà được biên soạn chỉ nhằm
tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động, đưa ra định hướng phát triển cho tạp chí
TCM – một mô hình của TCM đã được và đang được ứng dụng tại một cơ quan
cụ thể.
Tại Việt Nam, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu một cách
có hệ thống về kho lưu trữ TCM nội bộ cũng như sự ứng dụng của nó vào thực
tiễn. Kho lưu trữ TCM nội bộ mang lại rất nhiều lợi ích và có giá trị thực tiễn cao
khi được ứng dụng tại các tổ chức, cơ quan, đặc biệt là các tổ chức nghiên cứu,
có chức năng nghiên cứu. Với mong muốn giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc,
toàn diện hơn về kho lưu trữ TCM nội bộ cũng như thể hiện được những đóng
góp của riêng mình đối với cơ quan TTTV tại Việt Nam và rộng hơn là với
ngành mà tôi đang theo học thông qua việc nghiên cứu ứng dụng kho lưu trữ
TCM nội bộ tại một cơ quan thư viện cụ thể. Chính vì thế, tôi đã lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu ứng dụng mô hình kho lưu trữ truy cập mở nội bộ tại Trung tâm
Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội” là phù hợp với tính mới trong
NCKH.
5. Đối tượng nghiên cứu
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về kho lưu trữ TCM nội bộ;
- Ứng dụng mô hình kho lưu trữ TCM nội bộ tại Trung tâm TTTV,
ĐHQGHN
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu việc ứng dụng kho lưu trữ TCM nội bộ
trong phạm vi Trung tâm TTTV, ĐHQGHN
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tài liệu và thực tiễn từ năm 1990 đến nay
7. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành niên luận, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp luận: Dựa trên cơ sở những quan điểm của Chủ nghĩa Mác
– Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công
tác thông tin – thư viện.
- Phương pháp cụ thể: Phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan; Quan sát;
Phỏng vấn
8. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cảm ơn, lời cam kết, danh mục từ viết
tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; nội dung Khóa luận được chia thành 3
chương:
Chương 1: Tổng quan về Kho lưu trữ truy cập mở nội bộ
Chương 2: Khả năng ứng dụng mô hình Kho lưu trữ truy cập mở nội
bộ tại Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chương 3: Giải pháp ứng dụng mô hình Kho lưu trữ Truy cập mở nội
bộ tại Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ KHO LƯU TRỮ TRUY CẬP MỞ NỘI BỘ
1.1. Tổng quan về Truy cập mở
1.1.1. Khái niệm
Theo Sáng kiến truy cập mở Budapest 1[10], TCM có nhiều cấp độ và
nhiều loại truy cập rộng hơn và dễ dàng hơn tới thông tin tri thức. Có nghĩa, nó
cho phép chúng ta có thể đọc, tải, sao chép, phân phối, in ấn, tìm kiếm hoặc liên
kết toàn văn, thu thập dữ liệu làm chỉ mục, hoặc sử dụng chúng vào những mục
đích hợp pháp khác mà không cần quan tâm đến vấn đề tài chính, pháp luật hoặc
các rào cản về kĩ thuật.
Sáng kiến truy cập mở Budapest được hình thành trong một cuộc họp được tổ chức tại Budapest vào năm
2002, dựa trên sự tập hợp các sáng kiến khác nhau về truy cập mở.
1
Tuyến bố Bethesda2 [11] cũng thể hiện quan điểm đồng tình với sáng kiến
Budapest, nhưng được giải thích rõ ràng, cụ thể hơn khi nói về khái niệm truy
cập mở. “Truy cập mở, nơi mà các tác giả và người nắm giữ bản quyền cấp phép
cho tất cả mọi người sử dụng miễn phí, không thu hồi, trên toàn thế giới, quyền
truy cập vĩnh viễn, và một giấy phép để sao chép, sử dụng, phân phối, truyền tải
và trưng bày tác phẩm một cách công khai và tạo, phân phối các tác phẩm phái
sinh, trong bất cứ môi trường số cho bất cứ mục đích có trách nhiệm nào, phải
ghi nhận sự đóng góp thích hợp của tác giả cũng như quyền tạo một số lượng nhỏ
các bản sao cho sự sử dụng cá nhân của họ”
Peter Suber là người có nhiều thành công trong việc nghiên cứu về TCM
cũng cho rằng: Truy cập mở (OA) ở đây là sự truy cập tài liệu dưới dạng số, trực
tuyến, miễn phí và tự do về hầu hết các rào cản bản quyền và việc cấp phép [12].
Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể thấy sự khác biệt cơ bản giữa
TCM và phi TCM đó là sự miễn phí trong truy cập và không bị hạn chế mức độ
truy cập. Tóm lại, nói đến TCM là người ta nhắc ngay đến khả năng truy cập đến
các tài liệu trong môi trường số mà không có bất cứ hàng rào nào về tài chính,
mức độ cho phép và bản quyền cho những mục đích khác nhau có trách nhiệm.
Đôi khi, ở một mức độ nào đó của truy cập, chúng ta phải thừa nhận quyền tác
giả và phải trích dẫn tài liệu theo quy định.
1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến Truy cập mở
Kể từ những năm 1960, có một sự gia tăng nhanh chóng số lượng các ấn
phẩm, trong đó bao gồm cả các ấn phẩm định kì. Cùng với sự gia tăng đó, giá cả
của chúng cũng tăng theo một cách chóng mặt. Chỉ trong khoảng thời gian từ năm
1963-1990, giá trung bình của các ấn phẩm định kì hàng năm tăng đến 11,3%[1].
Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế thế giới bước vào khủng hoảng, đồng tiền
mất giá, lạm phát tăng cao; cùng với đó là sự độc quyền, tập trung vào lợi nhuận
Tuyên bố Bethesda về Xuất bản truy cập mở là kết quả của Hội nghị về xuất bản truy cập mở được tổ chức
tại trụ sở của Viện Y học Howard Hughes tại Chevy Chase, Maryland, năm 2003. Nội dung của Tuyên bố
đề cập đến khái niệm xuất bản phẩm truy cập mở, cùng các tuyên bố về sự hỗ trợ của các cơ quan tài trợ,
thư viện, nhà xuất bản, cộng đồng khoa học đối với việc xuất bản truy cập mở.
2
của một số nhà xuất bản thương mại lớn trên thị trường xuất bản tạp chí khoa học
như Elsevier, Pergamon, và Springer. Cuối cùng các thư viện đang là những người
phải gánh chịu những hậu quả nặng nề khi mà giá tạp chí tăng hơn nhiều so với
mức tăng ngân sách thư viện. Ở Bắc Mỹ, giá tạp chí chuyên ngành tăng 9%/năm,
trong khi mức tăng ngân sách của thư viện nghiên cứu chỉ có 7,9%/năm. Kết quả
là, nhiều thư viện đã phải ngừng việc mua một số tạp chí chuyên ngành trong nước
và quốc tế.
Vào cuối thế kỉ 20, các nhà xuất bản danh tiếng với danh sách tạp chí khá
lớn của mình, đã xây dựng chương trình được gọi là Big Deal [9,30]. Theo đó, các
thư viện sẽ mua quyền truy cập đến các tạp chí nằm trong danh sách đó trong
khoảng thời gian hai, ba, hoặc năm năm. Mặc dù được hưởng khuyến mãi từ gói
dịch vụ này, nhưng các thư viện phải trả cũng phải trả nhiều tiền hơn so với việc
mua quyền sử dụng theo từng tạp chí riêng lẻ. Từ đây, các thư viện thực sự không
thể tiếp tục cố gắng thêm được nữa. Cùng với sự xuất hiện của các báo, tạp chí
điện tử, các thư viện đã hạn chế việc đăng kí mua tạp chí in ấn và duy trì hai loại
tạp chí in ấn song song với tạp chí điện tử, để giảm bớt chi phí. Tuy nhiên, việc sử
dụng tạp chí điện tử cũng chưa hẳn là một giải pháp hữu hiệu khi mà các thư viện
vẫn phải trả thêm một khoản phí cho việc sử dụng. Điều này xảy ra như một sự
báo hiệu phương thức truyền thông khoa học truyền thống, lệ thuộc vào các nhà
xuất bản thương mại đang bị đe doạ nghiêm trọng.
Cùng với Internet, mọi người có thể truy cập đến các tài liệu khoa học điện
tử trên toàn cầu, nhưng lại bị hạn chế khả năng tiếp cận đến chúng bởi các hàng
rào về tài chính và bản quyền bởi các nhà xuất bản thương mại. Đối với các nước
đang phát triển, khả năng này còn bị hạn chế hơn rất nhiều. Việc truy cập đến các
tạp chí đăng kí của các nhà nghiên cứu ở các nước đang phát triển trở thành một
trong những vấn đề cấp bách nhất đối với họ. Có lẽ rất nhiều các nhà nghiên cứu,
đặc biệt là tại các nước đang và kém phát triển không có cơ hội để tiếp cận đến các
thông tin khoa học thông qua việc đăng kí sử dụng các tạp chí quốc tế để phục vụ
cho chuyên ngành nghiên cứu của mình. Vấn đề về khả năng truy cập đang là rào
cản lớn đối với tất cả những ai muốn tiếp cận đến nguồn tài nguyên học thuật.
Sự xuất hiện của TCM còn xuất phát từ phía những người nộp thuế. Nhà
nước chính là người tài trợ cho nghiên cứu. Số tiền đó được trích một phần từ số
tiền mà Nhà nước thu được từ nhân dân thông qua thuế. Như vậy, tại sao cộng
đồng lại phải mất thêm tiền để mua quyền truy cập đến chúng. Thậm chí, ngay cả
bản thân tác giả của những thành quả sáng tạo đó cũng phải trả phí nếu như sau
này họ muốn truy cập lại đến chính kết quả nghiên cứu của mình. Như vây, người
được hưởng lợi nhiều nhất, có lẽ, không ai khác mà chính là các nhà xuất bản. Mô
hình xuất bản truyền thống đang trở nên lạc hậu và không thể đáp ứng được nhu
cầu phát triển trong nhiệm vụ truyền thông khoa học.
Tất cả những yếu tố kể trên mà quan trọng hơn cả là vấn đề gánh nặng chi
phí, cùng với sự xuất hiện của Internet từ giữa thập niên 1980 như một điều kiện
cần đã góp phần thúc đẩy TCM ra đời.
Phong trào truy cập mở chính thức bắt đầu từ năm 1990, được đánh dấu bởi
sự ra đời của số báo đầu tiên được xuất bản dưới dạng truy cập mở của một số tạp
chí:
The Public-Access Computer Systems Review:được thành lập năm
1989, số báo truy cập mở đầu tiên xuất bản vào 3/1/1990
Bryn Mawr Classical Review, Postmodern Culture, Psycoloquy:
được thành lập vào năm 1990
Đến năm 1991, Paul Ginsparg là người đầu tiên bắt đầu xây dựng một lưu
trữ khoa học trực tuyến miễn phí đầu tiên dành cho các nhà vật lí học, đó là
arXiv.org. Nó cho phép các nhà vật lí học lưu trữ các bản thảo bài báo của mình,
để chia sẻ ý tưởng trước khi chúng được xuất bản. Ba năm sau đó, giáo sư khoa
học Steven Harnad đã đề nghị các nhà nghiên cứu tiến hành tự lưu trữ vào một kho
lưu trữ truy cập công khai, miễn phí dựa trên Internet. Chính đề xuất này của
Harnad đã dẫn đến hàng loạt cuộc tranh luận và hệ quả là sự xuất hiện của phong
trào TCM.
Truy cập mở (Open Access) ra đời như một trào lưu trên thế giới và đến
ngày nay vẫn còn là một chủ đề được nhiều người người quan tâm, đặc biệt là
những người làm việc trong các lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học, thư viện,
xuất bản và nhiều tổ chức xã hội khác.
1.1.3 Lợi ích
TCM mang lại lợi ích cho nhiều người trong cộng đồng học thuật nói chung
và trong lĩnh vực thông tin – thư viện nói riêng. Người sử dụng ở mọi nơi có thể
truy cập tự do ở nhiều cấp độ khác nhau và miễn phí đến các nguồn tài nguyên
điện tử trên toàn thế giới như: tạp chí, sách điện tử, cơ sở dữ liệu. Các tài liệu
TCM luôn luôn sẵn có và trực tuyến nhờ mạng toàn cầu, cộng đồng có thể tiếp cận
mà không bị hạn chế về phạm vi không gian và thời gian. Người dùng không chỉ
dừng lại ở việc tìm kiếm, xem, đọc tài liệu dưới cả hai dạng thư mục và toàn văn
mà còn có thể tác động sâu hơn đến tác phẩm như sao chép, in ấn, chỉnh sửa, tạo
tác phẩm phái sinh, trưng bày, chia sẻ, thậm chí là phân phối tác phẩm. Tất cả đều
được tiếp cận tự do và miễn phí và không giới hạn
TCM đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng và lâu dài trong cộng đồng. Tất
cả mọi người đều được truy cập đến kết quả nghiên cứu được tài trợ bởi chính phủ
mà không phân biệt giàu nghèo, phát triển hay đang phát triển, trình độ khoa học
cao hay thấp. Rào cản giữa các quốc gia đã bị loại bỏ. Tất cả các tài liệu đó đã
được lưu trữ vĩnh viễn trong một kho lưu trữ cụ thể và chúng ta được phép truy
xuất chúng vào bất cứ thời điểm nào. Đó quả thực là một bước cách tân chưa từng
thấy trong việc truy cập đến tài liệu, đặc biệt là các tài liệu khoa học.
Giảng viên, sinh viên sẽ tìm thấy những bài giảng, tài liệu tham khảo để
phục vụ cho việc dạy và học. Tác giả của những tác phẩm TCM có thể dễ dàng
chia sẻ cho cả thế giới được biết đến những thành tựu nghiên cứu của mình. Đối
với các tạp chí và các nhà xuất bản, TCM sẽ giúp bài báo được hiển thị rõ ràng hơn
thông qua việc lập chỉ mục, tóm tắt. Nhờ đó, độc giả dễ dàng tìm kiếm, truy xuất
và nhanh chóng nắm bắt nội dung của tài liệu.
Hình 1.1: Minh họa khả năng hiển thị tài liệu
của nhà xuất bản truy cập mở BioMed Central
Ngoài ra, TCM còn giúp nâng cao hiệu quả từ sự đầu tư của các cơ quan, tổ
chức tài trợ cho nghiên cứu đó khi mà tác động nghiên cứu tăng lên. Các nhà khoa
học, nhà nghiên cứu ngay lập tức có thể truy cập đến tất cả các tài liệu hay kết quả
nghiên cứu mà họ cần về những vấn đề mà họ đang quan tâm, để phục vụ hiệu quả
nhất cho công việc nghiên cứu. Đối với khoa học, TCM thực sự là một công cụ hỗ
trợ hữu hiệu thúc đẩy quá trình nghiên cứu, và tiến bộ khoa học. Khi nghiên cứu
liên ngành là một xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, truy cập mở đã giúp
những nhà nghiên cứu dễ dàng định vị được tài liệu trong một ngành khoa học bất
kì liên quan đến vấn đề mình đang nghiên cứu. Dường như rào cản giữa các lĩnh
vực đã được loại bỏ trong TCM. Thông qua quá trình phản biện, những vấn đề
đúng đắn trong khoa học sẽ được khẳng định và phát huy; những vấn đề còn thiếu
xót sẽ tiếp tục được cải thiện và xây dựng. Quan trọng hơn hết, TCM nâng cao khả
năng tác động của các bài báo nghiên cứu. Tất cả các hành vi xem, đọc, tải, tái sử
dụng để tạo sản phẩm phái sinh, trích dẫn, áp dụng những kết quả nghiên cứu đó
vào thực tiễn góp phần cải tạo thế giới được gọi chung là khả năng tác động. Khi
khả năng hiển thị được nâng cao, mọi người tiếp cận đến nó dễ dàng thì khả năng
tác động sẽ càng cao. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất
lượng và năng suất của nghiên cứu. Trong tất cả các yếu tố tác động, thì tác động
trích dẫn đáng chú ý hơn cả. Khi tiếp cận đến các tài liệu TCM đến một mức độ
nào đó, người dùng phải trích dẫn thông tin về tài liệu gốc. Khi đó, chúng ta sẽ có
cơ hội để nâng cao khả năng tiếp cận đến những bài viết có chất lượng khoa học
mà chúng ta chưa từng biết đến. Trong báo cáo của Harnad và Brody vào năm
2004 đã cho thấy rằng, các bài báo về toán học và vật lí học đã được xuất bản và
được cung cấp khả năng TCM bởi việc tự lưu trữ từ phía tác giả trong kho lưu trữ
arXiv.org có tần số trích dẫn cao gấp 2-3 lần so với các bài báo không được cung
cấp khả năng TCM [15]. TCM góp phần quan trọng đối với sự tiến bộ của khoa
học nói riêng và sự phát triển của nhân loại nói chung.
Đặc biệt, các cơ quan TTTV cũng được hưởng lợi rất lớn từ TCM. Khi các
nhà xuất bản tạp chí học thuật áp dụng mô hình TCM, việc tiếp cận đến nội dung
trong tạp chí sẽ là miễn phí và tự do. Thư viện sẽ thoát khỏi cơn khủng hoảng về
giá cả tạp chí khi không còn phải duy trì mua tạp chí khoa học với giá cả đắt đỏ
theo định kì để phục vụ cho nhu cầu bạn đọc đọc. Không dừng lại ở đó, TCM còn
giúp cho thư viện có thể nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của NDT. Thư viện
chính là bộ phận có chức năng chính trong việc phổ biến các thông tin học thuật
đến với NDT của bất cứ một trường đại học, cơ quan hay tổ chức nghiên cứu, có
chức năng nghiên cứu nào. Nếu các thư viện áp dụng mô hình TCM thông qua
việc xây dựng Kho lưu trữ TCM nội bộ. Khi đó, TCM sẽ trở thành công cụ hữu
hiệu để giúp thư viện tập hợp, lưu trữ, bảo quản dài hạn và phổ biến sâu rộng, miễn
phí đến tất cả NDT của mình. Tầm quan trọng của thư viện sẽ được đề cao hơn
nữa trong nhiệm vụ truyền thông học thuật trong phạm vi của cơ quan, khi mà mô
hình TCM được ứng dụng tại đây.
1.1.4. Các mô hình truy cập mở
Căn cứ trên cơ sở giá trị, cách thức và phương tiện phân phối, cung cấp,
có ba mô hình TCM chủ yếu, đó là: Truy cập mở hoàn toàn (Full Open Access),
Truy cập mở trì hoãn (Delayed Open Access) và Truy cập mở thông qua việc tự
lưu trữ (Open Access via self-archiving)
Truy cập mở hoàn toàn (Full Open Access)
TCM hoàn toàn còn được gọi là con đường truy cập mở vàng (Gold OA)
hay Tạp chí TCM, cho phép người sử dụng truy cập mở đến nội dung của một
tạp chí mà không mất bất cứ chi phí nào. Những bài báo đều được cấp phép bởi
tác giả thông qua các giấy phép và người sử dụng phải tuân thủ theo những quy
định được ghi trên giấy phép. Hiện nay, tạp chí TCM được phát triển thành hai
biến thể, đó là:
* Truy cập mở toàn bộ đến nội dung của tạp chí ngay lập tức sau khi xuất bản;
* Truy cập mở ngay lập tức sau khi xuất bản, nhưng chỉ đến một phần của nội
dung tạp chí; thường được gọi là mô hình TCM lai hay TCM lựa chọn, và được
thực hiện thông qua các tạp chí thương mại thông thường.
TCM hoàn toàn hoạt động dựa trên việc thu phí và không thu phía. Đối
với tạp chí truy cập mở có thu phí, họ sẽ tiến hành thu phí tác giả hoặc cơ quan
tài trợ của tác giả để chi trả chi phí xuất bản. Đối với tác giả đến từ những nước
có nền kinh tế kém phát triển, tạp chí truy cập mở còn không thu phí hay chỉ thu
phí phần nào.
Tạp chí TCM không thu phí tác giả bởi họ nhận được sự trợ cấp trực tiếp
hay gián tiếp từ cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức như: trường đại học, bệnh
viện, bảo tàng, trung tâm nghiên cứu, và nhiều tổ chức khác. Một số trường đại
học đã duy trì quỹ để trả phí xuất bản thay cho các nhà nghiên cứu của họ. Ngoài
ra, nhiều tạp chí còn thu được lợi nhuận từ các ấn phẩm phi truy cập mở, quảng
cáo, dịch vụ phụ trợ.
Hình 1.2: Top 10 tạp chí truy cập mở nổi tiếng trên thế giới[1]
Truy cập mở trì hoãn (Delayed Open Access)
Truy cập mở trì hoãn (Delayed Open Access) là một mô hình TCM, trong
đó, các tạp chí thương mại cho phép truy cập miễn phí đến nội dung tạp chí,
nhưng không phải là ngay lập tức sau khi xuất bản mà sau một thời gian trì hoãn
hoặc cấm vận nhất định. Có thể thấy, các tạp chí này cũng quan tâm đến lợi ích
của truy cập mở, nhưng lại không sẵn sàng từ bỏ hoàn toàn lợi nhuận mà họ sẽ
thu được từ mô hình xuất bản truyền thống. Vì vậy, đối với họ, đây chính là sự
lựa chọn tốt nhất để họ vừa tiếp tục duy trì nguồn thu nhập mà vẫn thực hiện truy
cập mở nhiều nội dung đến đông đảo bạn đọc.
Truy cập mở qua tự lưu trữ (Open Access via self-archiving)
Bên cạnh các tạp chí TCM, chúng ta vẫn còn mô thức khác là các kho lưu
trữ TCM hay còn gọi là con đường truy cập mở xanh (Green OA). Những bài
viết hay tài liệu được tác giả tự lưu trữ vào một Kho lưu trữ nào đó, và làm cho
các tài liệu chứa trong đó khả năng TCM.
TCM qua tự lưu trữ có thể được chia thành:
* Kho lưu trữ nội bộ (Institutional repositories);
* Kho lưu trữ chuyên ngành (Disciplinary repositories);
* Kho lưu trữ tích hợp (Aggregating repositories);
* Kho lưu trữ chính phủ (Governmental repositories)
1.2. Khái quát về mô hình Kho lưu trữ truy cập mở nội bộ
1.2.1. Khái niệm, lợi ích, các dạng tài liệu trong Kho lưu trữ truy cập mở nội bộ
Như đã trình bày ở trên, Kho lưu trữ TCM nội bộ là một dạng thức trong
mô hình TCM thông qua tự lưu trữ (Open Access via self-archiving). Kho lưu trữ
nội bộ (Institutional Respository) là “một bộ các dịch vụ lưu trữ, và làm cho các
tài liệu chứa đựng các kết quả nghiên cứu tồn tại dưới dạng số, luôn sẵn có bởi
một tổ chức”[47]. Như vậy, Kho lưu trữ nội bộ được hiểu đơn giản chính là BST
số các kết quả nghiên cứu được tạo ra trong phạm vi một tổ chức, cơ quan, đặc
biệt là cơ quan nghiên cứu hay có chức năng nghiên cứu, ví dụ như viện nghiên
cứu, trường đại học.
Kho lưu trữ nội bộ thường được thiết lập bởi các mục tiêu chính đó là:
cung cấp khả năng TCM đến các kết quả nghiên cứu của tổ chức; nâng cao khả
năng phổ biến các kết quả này trên phạm vi toàn cầu; thu thập và lưu trữ tài liệu
tại một vị trí độc lập; lưu trữ và bảo quản các tài liệu khác của cơ quan, bao gồm
cả những tài liệu không công bố, tài liệu xám hay các hồ sơ, dữ liệu của đơn vị.
Những tài liệu trong Kho lưu trữ nội bộ này được chính tác giả của nó
đồng ý gửi vào Kho và tiến hành lưu trữ nó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Có
nghĩa, tác giả có thể tự mình lưu trữ hoặc gián tiếp thông qua các cán bộ của Kho
lưu trữ nội bộ. Tác giả không đơn thuần lưu trữ chúng vào các Kho lưu trữ nội bộ
mà còn cung cấp cho người dùng khả năng TCM đến tài liệu. Tính từ TCM ở đây
được hiểu đơn giản là tự do, miễn phí, không rào cản và ngay lập tức. Như vậy,
Kho lưu trữ TCM nội bộ chính là nơi thu thập, bảo quản, và phổ biến ngay lập
tức các tài liệu số dưới dạng toàn văn của một cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các tổ
chức nghiên cứu và có chức năng nghiên cứu một cách miễn phí, không giới hạn,
không rào cản.
Theo Alma Swan, Kho lưu trữ TCM nội bộ sẽ mang lại những lợi ích sau
đây cho cơ quan:[46]
•
Cung cấp khả năng TCM các kết quả nghiên cứu của tổ chức tới
đông đảo người dùng trong phạm vi rộng lớn;
•
Tối đa hoá khả năng hiển thị và tác động của nghiên cứu;
•
Sưu tập và quản lí các kết quả nghiên cứu trong môi trường số;
•
Quản lí và đánh giá hoạt động đào tạo và nghiên cứu của tổ chức;
•
Khuyến khích và nâng cao khả năng tiếp cận liên ngành trong nghiên
•
Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và chia sẻ các nguồn học
cứu;
liệu;
•
Trợ giúp người học bởi việc cung cấp khả năng truy cập đến các luận
án, luận văn, cũng như các nguồn tài liệu xám khác.
BST số của Kho lưu trữ này chủ yếu bao gồm tài liệu chứa đựng kết quả
nghiên cứu được tạo ra trong phạm vi của tổ chức như: bài báo khoa học, luận
án, luận văn, báo cáo kĩ thuật, bài thuyết trình. Những kết quả nghiên cứu này có
thể đã qua bình duyệt hoặc chưa qua bình duyệt, trước khi xuất bản hoặc sau khi
xuất bản. Lưu trữ tài liệu ở dạng nào tùy thuộc hoàn toàn vào chính sách của cơ
quan đó. Vì vậy, tác giả nên tìm hiểu chính sách lưu trữ này của các Kho lưu trữ
TCM nội bộ trước khi tiến hành lưu trữ tác phẩm của mình.
Ngoài ra, Kho lưu trữ TCM nội bộ còn lưu trữ nhiều dạng tài liệu khác
như: các nguồn học liệu: tập bài giảng, tài liệu tham khảo, các tập dữ liệu, âm
thanh, hình ảnh, mô hình, bản đồ, báo cáo kĩ thuật; BST số đặc biệt của thư viện;
các tài liệu trong hoạt động thông thường của tổ chức như văn bản hành chính,
dữ liệu, các hồ sơ của tổ chức...Thậm chí, nhiều Kho lưu trữ TCM nội bộ còn
tiến hành lưu trữ cả tài liệu là sách hay các chương, mục của sách. Chúng được
truy cập, hiển thị trong môi trường số một cách tự do và miễn phí đối với tất cả
mọi người trên khắp thế giới và vẫn có thể được phản biện trực tiếp bởi cộng
đồng người sử dụng.
Kho lưu trữ TCM nội bộ của Trường Đại học Quốc gia Đài Loan có qui mô
lớn nhất trong số các Kho lưu trữ TCM nội bộ được thống kê bởi ROAR, với
336 510 biểu ghi tài liệu. Kho lưu trữ TCM nội bộ Trường Đại học Quốc gia
Đài Loan là nơi lưu trữ, bảo quản và phân phối theo phương thức truy cập
mở các bài báo đã từng xuất bản trên tạp chí, tài liệu tham khảo, luận án,
luận văn, tài liệu phục vụ cho việc dạy và đào tạo, báo cáo kĩ thuật, bài diễn
văn, các phiên bản tài liệu trước và sau khi bình duyệt, và bất cứ đối tượng
số nào khác
Hình 1.3: Website Kho lưu trữ truy cập mở nội bộ
của Trường Đại học Quốc gia Đài Loan [48]
Biểu đồ 1.1: Thống kê hoạt động gửi bài viết lên Kho lưu trữ truy
cập mở nội bộ của Trường Đại học Quốc gia Đài Loan qua các năm [48]
1.2.2. Vấn đề bản quyền và cấp phép
Kho lưu trữ TCM nội bộ chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta có sự cho
phép của người nắm giữ bản quyền đối với các tác phẩm của họ và mạng toàn
cầu. Cơ sở luật pháp của nó chính là sự cho phép mang tính tự nguyện từ phía
người nắm giữ bản quyền. Trong TCM, người nắm giữ bản quyền không cần
chuyển nhượng bản quyền tác phẩm cho bất cứ ai, hay tổ chức nào mà bản quyền
tác phẩm vẫn luôn luôn thuộc về tác giả. Khi tác giả mong muốn gửi bài viết, tài
liệu của mình lên Kho lưu trữ TCM để chia sẻ nó cho người dùng thông qua
phương thức TCM, thì họ sẽ phải cấp phép sử dụng tài liệu cho người dùng thông
qua một giấy phép nhất định.
Mặc dù, bản chất đều là cấp phép sử dụng tác phẩm, tuy nhiên, việc cấp
phép trong các mô hình TCM nói chung và Kho lưu trữ TCM nội bộ nói riêng
linh hoạt hơn nhiều so với việc chuyển nhượng bản quyền tác phẩm cho nhà xuất
bản thương mại trong phương thức xuất bản truyền thống. Với các mô hình TCM
nói chung và Kho lưu trữ TCM nội bộ nói riêng, tác giả có quyền lựa chọn cho
phép một số quyền chứ không bắt buộc phải tất cả. Tác giả có thể cho phép
người dùng tất cả các quyền như: tìm kiếm, đọc, tải, sao chép, in ấn, chia sẻ,
phân phối, tạo tác phẩm phái sinh, thậm chí là chỉnh sửa tác phẩm hoặc họ cũng
có thể chỉ cho phép một vài quyền trong số đó.
Đối với những công trình nghiên cứu khoa học chưa từng được xuất bản,
tác giả có thể tự quyết định lưu trữ chúng trong bất kì kho lưu trữ TCM nội bộ
nào mà không cần xin phép bất cứ ai, vì bản quyền tác phẩm vẫn hoàn toàn thuộc
về tác giả. Tuy nhiên, đối với những bài viết đã từng được xuất bản thì tác giả
cần phải xem xét lại chính sách của nhà xuất bản đó về việc có cho phép tác giả
thực hiện quyền lưu trữ bài viết dưới dạng TCM hay không? Tác giả có thể vào
website của SHEPRA/ROMEO để tìm hiểu rõ hơn chính sách của các nhà xuất
bản liên quan đến việc tự lưu trữ:
/>&mode=simple
Tuy vậy, hầu hết các tạp chí thương mại truyền thống đều cho phép tác giả
tự lưu trữ bài viết ở dạng TCM sau khi xuất bản. Trong bài viết của Enrique
Canessa và Marco Zennaro mang tên “Science Dissemination using Open
Access” viết về một nghiên cứu đã chỉ ra 70% các nhà xuất bản phi TCM cho
phép tác giả tự lưu trữ bài viết sau khi xuất bản dưới dạng TCM [17,10].
Sau khi vấn đề bản quyền và cho phép thực hiện các quyền đã xác định rõ
ràng, tác giả sẽ tiến hành cấp phép sử dụng cho người dùng đối với tác phẩm của
mình. Creative Commons là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập vào năm
2001 bởi Lawreance Lessig, Hal Abelson và Eric Eldred, với sự hỗ trợ của Trung
tâm cho các tên miền công cộng, trụ sở tại Mountain View, Califolia, Mỹ. Tổ
chức hoạt động với mục đích làm cho việc chia sẻ trở nên hợp pháp nhằm mở
rộng hơn nữa mở rộng phạm vi của các công trình sáng tạo và luôn luôn sẵn có
cho sự tiếp cận của cộng đồng. Bộ giấy phép bản quyền đầu tiên được phát hành
vào tháng 12 năm 2002 và được gọi là Giấy phép cộng đồng sáng tạo (Creative
Commons Liscense). Giấy phép này thay thế cho sự cam kết của người nắm giữ
bản quyền: đồng ý cho phép cộng động một số quyền nào đó đối với tác phẩm
của mình. Mỗi giấy phép CC đều bao gồm bốn yếu tố:
• Quyền hạn (Attribution - BY): Cho phép phân phát, làm lại, sửa
và dựa vào tác phẩm của bạn kể cả với mục đích thương mại, miễn
là họ công nhận bạn là người tạo ra bản gốc
• Phi thương mại (Noncommercial - NC): Cho phép làm lại, sửa,
và dựa vào tác phẩm của bạn không phải với mục đích thương mại
và dù tác phẩm mới của họ vẫn phải công nhận bạn và không phải
là sản phẩm thương mại, họ không phải cấp phép cho các tác phẩm
bắt nguồn từ tác phẩm của bạn theo cùng các điều khoản.
• Không tác phẩm phái sinh (No Derivative Works - ND): Cho
phép tái phân phát với mục đích thương mại hoặc phi thương mại,
miễn là nó không bị thay đổi và giữ toàn vẹn, với sự đồng ý của
bạn