Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn vietgap của các hộ nông dân tại thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ HỒNG

HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ
THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN
TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ HỒNG

HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ
THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN
TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI NỮ HOÀNG ANH

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Hiệu quả kinh tế trong sản xuất và
tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ nông dân tại thành phố Thái
Nguyên” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không sao chép bất kỳ một
công trình nghiên cứu nào của các tác giả khác. Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài
này là trung thực, các tài liệu tham khảo có nguồn gố c trích dẫn rõ ràng.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hồng


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên
khích lệ của nhiều tổ chức, cá nhân, của các nhà khoa học, của bạn bè, đồng nghiệp
và gia đình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh, Bộ phận Quản lý Đào tạo Sau Đại học - Phòng Đào tạo, các Thầy Cô
giáo Khoa Kinh tế, các Thầy Cô giáo bộ môn Thống kê - Kinh tế lượng thuộc trường
Đại ho ̣c Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong

suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS.
Bùi Nữ Hoàng Anh - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái
Nguyên, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái
Nguyên, UBND, các cán bộ chuyên môn và các hộ dân tại các xã: Tân Cương, Phúc
Xuân, Phúc Trìu, Quyết Thắng, Phúc Hà, Thịnh Đức, Cao Ngạn thuộc Thành phố
Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích
lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hồng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .........................................................................................................vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn .................................................................. 3
5. Bố cục của luận văn ......................................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN

XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP ............................... 5
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................................. 5
1.1.1. Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP..................................................................... 5
1.1.2. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ............................................10
1.1.3. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP của
các hộ nông dân ..................................................................................................................14
1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................................20
1.2.1. Kinh nghiệm một số quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trên
thế giới .................................................................................................................................20
1.2.2. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè
VietGAP ở một số địa phương của Việt Nam ..................................................................21
1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ....................................................................................25
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................27
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................................27
2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu ............................................................................................27
2.2.1. Tiếp cận có sự tham gia ...........................................................................................27


iv
2.2.2. Tiếp cận theo loại hình hộ .......................................................................................27
2.2.3. Tiếp cận theo phương thức sản xuất .......................................................................28
2.3. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................28
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................28
2.4.1. Chọn địa điểm nghiên cứu .......................................................................................28
2.4.2. Xác định dung lượng mẫu .......................................................................................30
2.4.3. Phương pháp thu thập thông tin ..............................................................................31
2.4.4.Phương pháp xử lý thông tin ....................................................................................31
2.4.5. Phương pháp phân tích thông tin ............................................................................31
2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích .........................................................................................32
2.5.1. Những chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè ..............32

2.5.2. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè...............................33
Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ CHÈ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP CỦA CÁC HỘ NÔNG
DÂN TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ..................................................................36
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .....................................................................................36
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế- xã hội của thành phố Thái Nguyên .........36
3.1.2. Một số thông tin chung về sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại tỉnh
Thái Nguyên .....................................................................................................................43
3.2. Thông tin chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ được
điều tra ................................................................................................................................46
3.2.1. Đặc điểm chung........................................................................................................46
3.2.2. Cơ cấu giống chè ......................................................................................................48
3.2.3. Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng chè của hộ ............................................50
3.2.3. Tình hình chế biến chè .............................................................................................52
3.3. Hiệu quả sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân được điều tra.....................53
3.3.1. Kết quả sản xuất của các hộ nông dân được điều tra .............................................53
3.3.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ được điều tra ........................................61
3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo
tiêu chuẩn VietGAP của các hộ nông dân được điều tra .................................................70


v
3.3.4. Hiệu quả xã hội của sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP ..............72
3.3.5. Hiệu quả môi trường của sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGap .......73
3.4. Đánh giá thực trạng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn
nghiên cứu .........................................................................................................................74
3.4.1. Kết quả đạt được ......................................................................................................74
3.4.2. Tồn tại, hạn chế trong sản xuất, tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP và
nguyên nhân ........................................................................................................................76
Chương 4: GIẢI PHÁP VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ..................................................83

4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp.............................................................................................83
4.1.1. Bối cảnh và xu hướng phát triển nông sản an toàn ................................................83
4.1.2. Quy hoạch vùng chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 ............................84
4.1.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng ................................................................................87
4.2. Giải pháp và gợi ý chính sách nhằm phát huy hiệu quả kinh tế của phương thức
sản xuất, tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại Thành phố Thái Nguyên ................87
4.2.1. Giải pháp đối với hộ nông dân ................................................................................87
4.2.2. Giải pháp về kỹ thuật ...............................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................96
1. Kết luận ...........................................................................................................................96
2. Kiến nghị .......................................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................101
PHỤ LỤC.........................................................................................................................103


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Dạng viết tắt

Dạng đầy đủ

ĐVT

: Đơn vị tính

ĐVDT

: Đơn vị diện tích

BQ


: Bình quân

Chè CTC

: Chè đen được chế biến theo quy trình
nghiền, xé, vò xoắn lại

Chè OTD

: Trà đen chính thống



: Chuyển đổi

HTX

: Hợp tác xã

NN& PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

QSEAP

: Dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản
phẩm nông nghiệp và phát triển chương
trình khí sinh học của Bộ NN&PTNT


SX

: Sản xuất

SX TTC VietGAP : Sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam
UBND

: Ủy ban nhân dân

VietGAP

: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại
Việt Nam


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Hướng dẫn bón phân cho nương chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP
với sản lượng trung bình 10-15 tấn/ha................................................ 7
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp diện tích chè của các xã thuộc TP Thái Nguyên ....... 29
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của các hộ điều tra .................................................. 47
Bảng 3.2: Cơ cấu giống chè của các hộ ............................................................. 48
Bảng 3.3: Tình hình sản xuất chè của hộ theo loại hình sản xuất ...................... 50
Bảng 3.4: So sánh các giá trị bình quân giữa hai nhóm hộ: sản xuất chè theo tiêu
chuẩn VietGAP (nhóm A) và sản xuất chè không theo tiêu chuẩn
VietGAP (nhóm B) ........................................................................... 51
Bảng 3.5 : Kết quả sản xuất chè của hộ theo loại hình sản xuất ........................ 54
Bảng 3.6a: So sánh kết quả sản xuất giữa hai nhóm hộ: SX theo tiêu chuẩn
VietGap và SX không theo tiêu chuẩn VietGap ............................... 55

Bảng 3.6b: So sánh kết quả sản xuất của nhóm hộ SX theo tiêu chuẩn VietGap
(lúc trước chuyển đổi với sau chuyển đổi) ....................................... 56
Bảng 3.7: Chi phí sản xuất chè của hộ phân theo loại hình sản xuất ................. 57
Bảng 3.8: So sánh về một số loại chi phí trong sản xuất chè giữa hai nhóm hộ:
sản xất theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất không theo tiêu chuẩn
VietGAP ........................................................................................... 59
Bảng 3.9: Bảng kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ sản xuất theo
tiêu chuẩn VietGAP (trước chuyển đổi và sau chuyển đổi) ............. 62
Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của nhóm hộ sản xuất không theo tiêu
chuẩn VietGAP ................................................................................. 64
Bảng 3.11: So sánh hiệu quả kinh tế của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP trước chuyển đổi và sau chuyển đổi ................................. 67
Bảng 3.12: So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai nhóm hộ: sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP và sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP .................... 69
Bảng 4.1: Dự kiến diện tích chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 ....... 85
Bảng 4.2: Dự kiến diện tích, sản lượng chè an toàn TP. Thái Nguyên đến năm 202086


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, có vị trí quan trọng
trong đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế, văn hóa của con người. Sản phẩm chè
hiện nay được tiêu dùng ở khắp các nước trên thế giới, kể cả các nước không trồng
chè cũng có nhu cầu lớn về chè. Đối với nước ta, sản phẩm chè không chỉ được tiêu
dùng nội địa mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ, góp phần làm
tăng giá trị tổng sản phẩm của nền kinh tế.
Xét về sản lượng chè xuất khẩu, Việt Nam là nước đứng thứ 5 trên thế giới về
xuất khẩu chè. Chè không những là mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu
ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước mà còn là loại cây trồng mang lại thu nhập và

việc làm ổn định cho người sản xuất.
Tuy nhiên, sản xuất chè hiện nay đang có những hạn chế ảnh hưởng tới việc
tiêu thụ chè của nước ta. Do nhận thức không đầy đủ, người sản xuất chè đã và đang
sử dụng thái quá phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật, để lại một khối lượng lớn các
chất hóa học tồn dư trong đất, nước, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và
sức khỏe con người. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế việc xuất
khẩu trở nên dễ dàng hơn do các hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ, nhưng lại bị
hạn chế bởi việc xuất hiện thêm nhiều hàng rào kỹ thuật khắt khe, đặc biệt là vấn đề
an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản.
Trong bối cảnh đó, sản xuất chè an toàn đang được coi như một yêu cầu tất
yếu trong giai đoạn hiện nay. Phát triển các vùng chè an toàn, tập trung đáp ứng yêu
cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt là một trong những hướng
đi của ngành chè nhằm vượt qua các khó khăn, thách thức trên. Chè VietGAP là sản
phẩm chè an toàn, có quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc, chế biến đến
tiêu thụ sản phẩm.
Thái Nguyên là vùng chè trọng điểm của cả nước, với diện tích chè hơn
18.500ha, trong đó có gần 17.000ha chè kinh doanh [13]. Từ năm 2009, mô hình đầu
tiên sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã được thực hiện ở xã Hòa Bình (Đồng
Hỷ), sau đó tiếp tục được triển khai tại một số địa phương trong tỉnh [15]. Song, quá


2
trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn này và việc tiêu thụ chè an toàn vẫn còn gặp nhiều
khó khăn. Quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP nghiêm ngặt hơn, đòi hỏi
người sản xuất phải thay đổi từ nhận thức đến hành động, trong khí đó, chè không
sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn đang được thị trường trong nước chấp nhận.
Bởi vậy, còn nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ
chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhằm cung cấp thêm những bằng chứng khoa học về
hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần
mở rộng phạm vi áp dụng phương thức canh tác này để mang lại thu nhập cao hơn,

việc làm ổn định hơn cho người sản xuất chè và bảo vệ thương hiệu “chè Thái
Nguyên” trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đề tài: “ Hiệu quả kinh tế trong
sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ nông dân tại thành
phố Thái Nguyên” đã được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Cung cấp bằng chứng khoa học về hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ
chè theo tiêu chuẩn VietGAP để phương thức này được áp dụng rộng rãi, đảm bảo sự
phát triển bền vững của ngành chè tại tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ
nông sản;
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn
VietGAP, so sánh với hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè không theo tiêu chuẩn
VietGAP tại địa bàn nghiên cứu;
- Nhận diện và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản
xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại thành phố Thái Nguyên;
- Gợi ý giải pháp và chính sách chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè theo tiêu
chuẩn VietGAP tại Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP của
các hộ nông dân tại Thành phố Thái Nguyên.


3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu tại các xã sản xuất chè trọng điểm thuộc thành phố Thái Nguyên
như: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu.

3.2.2. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp: thu thập trong giai đoạn 2010 - 2014;
- Số liệu sơ cấp: Thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ chè của các nông
hộ được điều tra trong giai đoạn 2014-2015;
- Các giải pháp và chính sách được nghiên cứu và đề xuất cho giai đoạn
2016 - 2020.
3.2.3. Phạm vi về nội dung
- Tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế;
- Gợi ý giải pháp và chính sách chủ yếu về kinh tế, tổ chức nhằm phát triển
sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại thành phố Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho định hướng phát triển sản
xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung theo hướng bền vững.
Kết quả nghiên cứu là những bằng chứng khoa học để khẳng định hiệu quả
kinh tế cũng như sự cần thiết phát triển phương thức sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu
chuẩn VietGap tại Thái Nguyên.
4.2. Đóng góp mới của luận văn
- Tổng hợp, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất, tiêu
thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
Làm rõ sự khác biệt về hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu
chuẩn VietGAP với sản xuất và tiêu thụ chè không theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Các giải pháp và chính sách gợi ý nếu được thực thi đồng bộ và hiệu quả sẽ
góp phần tích cực trong quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất chè truyền thống
sang phương thức sản xuất tiến bộ hơn, mang lại sức cạnh tranh cao hơn cho sản
phẩm chè, góp phần phát triển ngành chè bền vững hơn tại Thái Nguyên trong bối
cảnh hội nhập kinh tế thế giới.


4

5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bố cục của luận văn gồm những nội dung sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè
theo tiêu chuẩn VietGAP
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu
chuẩn VietGAP tại địa bàn nghiên cứu
Chương 4: Giải pháp và gợi ý chính sách


5
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ CHÈ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP
1.1.1.1. Giới thiệu chung về tiêu chuẩn VietGAP
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có
nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam.
Hiện nay có nhiều mức độ khác nhau của ”Thực hành Nông nghiệp tốt”
(GAP), có nhiều quy trình GAP khác nhau. Ở mỗi nước, mỗi khu vực lại có những
quy định riêng để cho phù hợp với khu vực và quốc gia đó. Trên thế giới thì có tiêu
chuẩn chung là GlobalGAP, khu vực châu Âu có EuroGAP và châu Á có
ASEANGAP,v.v...
Đứng trước những yêu cầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất
lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày 28/01/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn nước ta đã ban hành quy định tiêu chuẩn riêng về sản xuất nông sản an
toàn của Việt Nam (VietGAP), được xây dựng trên cơ sở thừa kế các tiêu chuẩn GAP
đã ra đời trước đó: GlobalGAP, AseanGAP và các GAP khác trên thế giới. , Theo đó,
VietGAP được hiểu như sau:VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng

dẫn tổ chức cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng
sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và
truy xuất nguồn gốc dựa trên 4 tiêu chí như:
1. Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất;
2. An toàn thực phẩm (gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm
khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch);
3. Môi trường làm việc (mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động
của nông dân);
4. Truy tìm nguồn gốc sản phẩm (tiêu chuẩn này cho phép xác định được
những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm). [2]


6
VietGAP quy định rõ những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp như:
1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất;
2. Giống và gốc ghép;
3. Quản lý đất và giá thể;
4. Phân bón và chất phụ gia;
5. Nước tưới;
6. Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật);
7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch;
8. Quản lý và xử lý chất thải;
9. An toàn lao động;
10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm;
11. Kiểm tra nội bộ;
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại; [2]
1.1.1.2. Các nội dung của sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP

Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam (VietGAP)
cho sản phẩm chè đã được ban hành ngày 28/01/2008. Tiêu chuẩn này quy định các

nội dung, nguyên tắc, phương thức quản lý và thực hành các hoạt động trong quá
trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và kinh doanh chè tại Việt Nam.
Quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP được áp dụng đối với các tổ
chức, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản
phẩm Chè tại Việt Nam bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
a. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
Phát triển vùng sản xuất chè phải nằm trong quy hoạch của Nhà nước và địa
phương, phải được khảo sát, đánh giá phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước
và địa phương đối với các mối nguy cơ về hóa học, sinh học và vật lý tại vùng sản
xuất chè và vùng lân cận.
Trong vùng sản xuất chè, người trồng chè cần lưu ý các nguy cơ ô nhiễm về
hóa học, vi sinh vật và ô nhiễm vật lý. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến hai nguy
cơ ô nhiễm, đó là hóa chất và vi sinh vật.


7
b. Giống chè
- Có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép
sản xuất.
- Tìm hiểu để sử dụng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao và khả
năng chống chịu tốt, nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Các giống được trồng
là giống đã được cấp quản lý có thẩm quyền cho phép phát triển.
c. Quản lý đất
Phải tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá các nguy cơ về hóa học, sinh học và
vật lý do sử dụng phân bón, chất phụ gia và các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và giá thể.
Cần có biện pháp khắc phục các nguy cơ ô nhiễm, chống xói mòn, thoái
hóa đất.
d. Phân bón và chất phụ gia
Để trồng chè có hiệu quả kinh tế, bảo vệ đất và môi trường sinh thái, cần phải
sử dụng phân bón trên tất cả các loại đất. Về nguyên tắc toàn bộ chất dinh dưỡng bổ

sung vào nên tương đương lượng chất dinh dưỡng cây đã lấy đi trong quá trình thu
hoạch sản phẩm và hiệu suất sử dụng phân bón, cần phải tính toán cả lượng được
tổng hợp từ rễ của cây trồng che phủ đất hoặc trồng xen, lượng tồn tại trong cơ thể
của cây chè.
Có thể tham khảo bảng hướng dẫn bón phân cho nương chè 10-15 tấn/ha như
sau:
Bảng 1.1: Hướng dẫn bón phân cho nương chè sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP với sản lượng trung bình 10-15 tấn/ha
Loại phân
Đạm ure
Lân hữu cơ sinh
học Sông Gianh
Kaliclorua
Chế phẩm phân
giải xenlulo
Phun chế phẩm
Phytobacterin
MgSO4

Cách bón
Bón cuốc, vùi lấp

Số lần bón
3-4 lần

Lượng bón
600-800 kg/ha/năm

Bón cuốc, vùi lấp


3-4 lần

2.000 -3.000 kg/ha/năm

Bón cuốc, vùi lấp
Bón vãi (khi trời ẩm
hoặc chủ động nước)
Sau khi thu hoạch
khoảng 3-5 ngày
Bón cuốc, vùi lấp

3-4 lần

200-250 kg/ha/năm

4-6 lần

10-20 kg/ha/năm

8-9 lần

5 lít/ha/năm

3-4 lần

30-50 kg/ha/năm

(Nguồn: Sổ tay hướng dẫn thực hành sản xuất Nông nghiệp tốt cho chè búp tươi [16])



8
* Khi sử dụng phân bón và chất phụ gia cần phải lưu ý:
- Các loại phân bón và chất phụ gia cần phải được chọn lọc để giảm thiểu các
mối nguy hại hóa học, sinh học cho sản phẩm.
- Không sử dụng những sản phẩm phân bón không rõ nguồn gốc, không bao
bì nhãn mác hoặc quá hạn sử dụng.
- Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý, không nên sử dụng tro.
- Lưu trữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua.
- Lưu trữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia.
e. Nước tưới
- Chất lượng nước đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành.
- Không sử dụng nước thải công nghiệp, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước
phân tươi, nước tiểu trong sản xuất chè.
- Cần phải có nhà máy xử lý nước, không để nước thải trực tiếp của nhà máy
chảy vào các dòng sông, kênh, suối.
- Luôn chú trọng xây dựng,bảo trì các đập nước và hệ thống dẫn nước.
f. Bảo vệ thực vật và sử dụng hóa chất
- Người dùng thuốc phải được tập huấn cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây
trồng tổng hợp (ICM).
- Chỉ mua và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục cho phép sử
dụng trên cây chè của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
- Chỉ dùng thuốc khi số lượng sâu hại vượt quá ngưỡng phòng trừ, khi mật độ
sâu hại chưa đến mức bùng phát dịch chỉ nên dùng thuốc có nguồn gốc thảo mộc
(SH01, Sukupi...). Khi bùng phát dịch hại, cần phun thuốc hóa học trong danh mục
cho phép sử dụng trên cây chè của Bộ Nông nghiệp & PTNT . Phải đảm bảo thời gian
cách ly sau khi phun thuốc tối thiểu là 10 ngày, một năm phun thuốc hóa học không
quá 6 lần [16].
- Cần có biển cảnh báo vùng sản xuất chè vừa mới được phun.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng hóa

chất có trong chè. Phải có thói quen kiểm tra sức khỏe cho người lao động và phải có
biện pháp sơ cứu tại chỗ khi người lao động bị thuốc xâm nhập.


9
- Đặc biệt chú trọng biện pháp tủ gốc hoặc trồng cây phủ đất để khống chế cỏ
dại, nên nhổ cỏ bằng tay không nên sử dụng thuốc diệt cỏ.
Ngoài ra còn một số quy định khác về các hoạt động như:
* Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển
* Quản lý và xử lý chất thải
* Người lao động
* Vệ sinh cá nhân
* Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
* Kiểm tra nội bộ; Khiếu nại và giải quyết khiếu nại [16]
1.1.1.3. Ý nghĩa của việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP

Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, tính đến cuối năm 2015, cả nước có khoảng
125.000 ha đất trồng chè. Trong đó, diện tích chè đang cho thu hoạch là 113.000 ha,
năng suất bình quân đạt 8 tấn búp tươi/1ha. Trong năm 2014, Việt Nam có khoảng
500 cơ sở sản xuất chế biến chè, với tổng công suất trên 500.000 tấn chè khô/năm.
Trong số 180.000 tấn chè khô của năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được
130.000 tấn, kim ngạch đạt 230 triệu USD; sản lượng chè nội tiêu vào khoảng 33.000
tấn, doanh thu 2.300 tỷ đồng. Với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trên, Việt Nam
tiếp tục đứng ở vị trí thứ 5 trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Srilanka
(những quốc gia xuất khẩu chè nhiều nhất thế giới) [15].
Thế nhưng, chúng ta chưa quy hoạch vùng chuyên canh rộng rãi, chưa xây
dựng hoàn thiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn về chất lượng
chè vẫn đang là một vấn đề rất cần quan tâm để bảo vệ được thương hiệu, giữ được
thị trường xuất khẩu cũng như ổn định và phát triển thị trường trong nước.
Thực trạng chất lượng không ổn định, dư lượng thuốc trừ sâu còn ở mức đáng

lo ngại khiến cho ngành chè của Việt Nam phát triển thiếu bền vững. Vì thế, nâng
cao giá trị cho sản phẩm chè thông qua việc áp dụng rộng rãi các hệ thống tiêu chuẩn
quốc gia và quốc tế là việc làm cấp thiết nhất hiện nay.
Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất chè là một chủ trương vừa có ý
nghĩa về kinh tế, vừa có ý nghĩa về xã hội và môi trường. Áp dụng thành công tiêu
chuẩn VietGAP trong sản xuất chè sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người sản
xuất và toàn xã hội.. Cụ thể như sau:


10
- Nhận thức của người dân về sản xuất thực phẩm an toàn, vệ sinh an toàn thực
phẩm được nâng cao.
- Sản phẩm được tạo ra đảm bảo sự an toàn và chất lượng.
- Người sản xuất được hưởng những chính sách hỗ trợ theo Quyết định số
01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/1/2012.
- Sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP được đánh giá cao, rất
dễ dàng lưu thông trên thị trường trong nước.
- Niềm tin của khách hàng được tạo dựng và củng cố; người tiêu dùng được
bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh do sử dụng thực phẩm không an toàn.
- Chất lượng và giá cả của sản phẩm ổn định.
- Lợi thế cạnh tranh được phát huy, thương hiệu của sản phẩm được bảo vệ
và phát triển.
- Sự liên kết giữa 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà
quản lý) được tăng cường dưới nhiều hình thức đa dạng hơn, bền vững hơn.
- Các điều kiện cơ bản để phát triển bền vững ngành chè được đảm bảo.
1.1.2. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
1.1.2.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế

Về hiệu quả kinh tế, kết quả tổng quan tài liệu cho thấy, hiện đang tồn tại hai
quan điểm khác nhau về vấn đề này, cụ thể là:

* Quan điểm truyền thống
Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế là nói đến phần
còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nhiều tác giả theo quan
điểm này cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với
chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm.
Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng
vốn được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh. [4]
Quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét đến hiệu quả
kinh tế. Sự thiếu toàn diện được thể hiện qua những khía cạnh sau: Thứ nhất, hiệu
quả kinh tế được xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ
xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó, hiệu quả kinh tế lại là một vấn đề


11
rất quan trọng, không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp
chúng ta xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay không và nên đầu
tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa
đáp ứng được đầy đủ. Thứ hai, quan điểm truyền thống không tính yếu tố thời gian
khi tính toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi
trong tính toán hiệu quả kinh tế là chưa đầy đủ và chính xác. Thứ ba, hiệu quả kinh
tế chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan
đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá
cả. Trong khi đó, các hoạt động đầu tư và phát triển lại có những tác động không chỉ
đơn thuần về mặt kinh tế mà còn trên cả các phương diện khác nữa. Bên cạnh đó, có
những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí mà lúc đầu khó hoặc không lượng hoá
được nhưng lại đáng kể thì lại không được phản ánh ở cách tính theo quan điểm
truyền thống này [7].
* Quan điểm hiện đại
Các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm hiện đại về hiệu quả kinh tế nhằm khắc
phục những hạn chế của quan điểm truyền thống. Theo quan điểm hiện đại, khi tính

hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ
này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực
và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị
đầu vào (I) đầu tư thêm. Tỷ số ∂O/∂I được gọi là sản phẩm biên. Hiệu quả phân bổ
nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm. Thực chất
nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá đầu vào và giá sản phẩm. Hiệu quả
phân bổ đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên. Hiệu quả kinh tế là phần thu
thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Chỉ đạt được hiệu quả kinh tế khi cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa [7].
- Yếu tố thời gian: các nhà kinh tế đương đại đã coi thời gian là một yếu tố
trong tính toán hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh
thu bằng nhau nhưng có thể có hiệu quả khác nhau trong những thời điểm khác nhau.


12
- Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: các quan điểm hiện đại cho rằng
hiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng
trưởng và phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia hiện nay.[7]
Nhận thức được những ưu điểm và hạn chế trong các quan điểm về hiệu quả
kinh tế, căn cứ vào điều kiện nghiên cứu cụ thể tại địa bàn, trong nghiên cứu này, tác
giả đã kết hợp cả quan điểm hiện đại với quan điểm truyền thống để xem xét và tính
toán hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa
bàn nghiên cứu.
1.1.2.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Cho dù theo quan điểm truyền thống hay hiện đại, hiệu quả kinh tế luôn liên
quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Để xác định được
hiệu quả kinh tế của một quá trình sản xuất kinh doanh, cần thực hiện những nội dung
sau:
- Xác định các yếu tố đầu vào: đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi

phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư và đất đai, v.v...
- Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): trước hết hiệu quả kinh tế là
các mục tiêu đạt được của từng hộ gia đình, từng cơ sở sản xuất phải phù hợp với
mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải trao đổi được
trên thị trường, các kết quả đạt được là: khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất, giá trị
gia tăng, lợi nhuận, v.v...
Bản chất hiệu quả kinh tế, về mặt định lượng là xem xét, so sánh kết quả thu
được và chi phí bỏ ra. Một hoạt động hay một mô hình sản xuất kinh doanh chỉ được
coi là có hiệu quả kinh tế khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này
càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Về mặt định tính, mức độ hiệu
quả kinh tế cao là một nhận định phản ánh sự nỗ lực của từng khâu, của mỗi cấp trong
hệ thống sản xuất, đồng thời phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh
cũng như mức độ gắn kết giữa khả năng giải quyết những yêu cầu, những mục tiêu
kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị - xã hội. Hai mặt định tính và định
lượng là cặp phạm trù của hiệu quả kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau [7].
1.1.2.3. Phân loại hiệu quả kinh tế


13
Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, kết quả
của các hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời còn
tạo ra nhiều kết quả có liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con người. Những
kết quả đạt được ngoài hiệu quả kinh tế bao gồm: nâng cao chất lượng cuộc sống;
giải quyết công ăn việc làm; góp phần ổn định chính trị xã hội; trật tự an ninh; xây
dựng xã hội tiên tiến; cải tạo môi trường sinh thái; nâng cao đời sống văn hoá tinh
thần cho nhân dân tức là đạt hiệu quả về mặt xã hội.
Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, ngoài hiệu quả về kinh tế và xã hội, còn
cần xem xét đến hiệu quả về môi trường. Như vậy, căn cứ theo nội dung và bản chất,
có thể phân thành 3 phạm trù là: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi

trường. Ba phạm trù này tuy khác nhau về nội dung nhưng lại có mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau.
*) Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh
giữa lượng kết quả đạt được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh quan hệ so
sánh tương đối mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh tuyệt đối và chưa xem xét đầy
đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt
đối.
Hiệu quả kinh tế được thể hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa lượng
kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả
kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tương đối giữa các kết quả đem
lại và chi phí bỏ ra. Khi xác định hiệu quả kinh tế phải xem xét đầy đủ mối quan hệ
chặt chẽ giữa các đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. Hiệu quả kinh tế ở đây
được biểu hiện bằng tổng giá trị sản phẩm, tổng thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi
nhuận, mối quan hệ đầu vào và đầu ra.
*) Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh về mặt xã hội như: Tạo công ăn
việc làm, tạo thu nhập ổn định và tạo ra sự công bằng xã hội trong cộng đồng dân cư,
cải thiện đời sống nông thôn…..
*) Hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính chất lâu dài, vừa đảm bảo lơi
ích trước mắt, vừa đảm bảo lợi ích lâu dài, nó gắn chặt chẽ với quá trình khai thác,
sử dụng và bảo vệ tài nguyên - nước và môi trường sinh thái..


14
Trong 3 phạm trù trên, hiệu quả kinh tế là có vị trí trung tâm, có vai trò quyết
định nhất, nhưng hiệu quả kinh tế chỉ được coi là đánh giá một cách đầy đủ nhất khi
kết hợp với hiệu quả xã hội và môi trường. Để làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế, ta
có thể phân loại chúng theo các tiêu thức nhất định từ đó thấy rõ được nội dung nghiên
cứu của các loại hiệu quả kinh tế.
+) Căn cứ vào phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia

phạm trù hiệu quả kinh tế thành những loại sau:
- Hiệu quả kinh tế theo ngành là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng ngành
sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, …
Trong từng ngành lớn, có thể xem xét hiệu quả kinh tế của những ngành hẹp hơn.
- Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế tính chung cho toàn bộ nền
sản xuất xã hội.
- Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp là xem xét hiệu quả kinh tế trong hoạt
động của từng doanh nghiệp. Vì mỗi doanh nghiệp hoạt động theo từng mục đích
riêng và lấy lợi nhuận là mục tiêu cao nhất.
- Hiệu quả kinh tế khu vực sản xuất: vật chất, phi vật chất và sản xuất dịch vụ.
+) Căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào
sản xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành những loại sau:
- Hiệu quả sử dụng vốn.
-Hiệu quả sử dụng lao động.
- Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.
- Hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng…
- Hiệu quả áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý.
1.1.3. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP
của các hộ nông dân
1.1.3.1. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất, tiêu thụ chè theo
tiêu chuẩn VietGAP của các hộ nông dân
* Nội dung của hiệu quả kinh tế trong sản xuất, tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP:
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè là quan hệ so sánh giữa kết quả
thu được từ quá trình sản xuất chè VietGAP với toàn bộ chi phí các yếu tố đầu vào
của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật, quản lý…). Kết quả thể hiện


15
quy mô, khối lượng sản phẩm chè cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu. Hiệu
quả là đại lượng đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào, mức chi phí cho một

đơn vị kết quả đó có chấp nhận được không. Hiệu quả luôn gắn liền với kết quả.
Trong sản xuất chè, luôn có mối quan hệ giữa sử dụng yếu tố đầu vào và kết quả đầu
ra. Từ đó, chúng ta xác định được hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm là bao
nhiêu.
Hiệu quả kinh tế khi tính toán phải gắn liền với việc lượng hóa các yếu tố đầu
vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm), tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp
thường gặp khó khăn khi lượng hóa các yếu tố này để tính toán hiệu quả. Ví dụ, với
các yếu tố đầu vào như tài sản cố định (đất nông nghiệp, vườn cây lâu năm…) được
sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhưng không đều. Mặt khác, giá
trị hao mòn khó xác định chính xác nên việc tính khấu hao tài sản cố định và phân bổ
chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất tương đối. Sự biến động của giá cả nguyên vật
liệu đầu vào cũng gây khó khăn cho việc xác định chính xác các loại chi phí sản xuất
chè. Điều kiện tự nhiên, có ảnh hưởng thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình sản
xuất, nhưng mức độ tác động cũng khó có thể lượng hóa. Còn đối với các yếu tố đầu ra,
chỉ lượng hóa được kết quả thể hiện bằng vật chất, còn kết quả thể hiện dưới dạng phi
vật chất như tạo công ăn việc làm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, bảo vệ môi
trường… không thể lượng hóa được ngay.
* Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn
VietGAP:
Bản chất của nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè là nâng cao năng
suất chè và tiết kiệm chi phí sản xuất chè trên một đơn vị sản phẩm được sản xuất ra.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP cũng bao
gồm hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè
VietGAP chính là hiệu quả của người nông dân bằng kinh nghiệm và kiến thức của
mình sử dụng một lượng đầu vào thích hợp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, …) để
sản xuất ra một khối lượng chè lớn hơn trên cùng một đơn vị diện tích, trong cùng
một khoảng thời gian của một vụ trong năm so với sản xuất chè thông thường. Sản


16

xuất chè đạt hiệu quả phân bổ khi giảm được chi phí trên một đơn vị sản phẩm hoặc
tăng giá bán trên một đơn vị sản phẩm đầu ra.
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè theo
tiêu chuẩn VietGAP của các hộ nông dân
*) Nhóm nhân tố về kỹ thuật trong sản xuất chè
Giống chè: là yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng chè . Trong các
tác động của khoa học công nghệ đến thu nhập của hộ từ sản xuất chè, thì giống chè
là một yếu tố rất quang trọng. Giống là yếu tố tiên quyết đối với chất lượng chè (yếu
tố chất lượng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập thông qua giá bán và số lượng bán ra). Giống
hay cấu tạo gen của chè có khả năng sinh sản ra các hóa chất tinh dầu khác nhau, tạo
ra chất lượng riêng của từng giống chè.
Hơn nữa, chè là cây công nghiệp lâu năm, không thể phá đi trồng lại hàng năm
như những cây ngắn ngày. Một quyết định đúng đắn hay sai lầm về giống chè sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển của cây chè trong những năm sau. Giống chè ảnh hưởng đến
năng suất búp, chất lượng nguyên liệu do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm chè, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường. Tại Việt
Nam đã chọn, tạo được nhiều giống chè tốt bằng phương pháp chọn lọc cá thể như:
TRI777, Kim Tuyên, Bát Tiên, chè lại LPD1.... Đây là một số giống chè khá tốt, tập
trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng búp cao, bổ sung cơ cấu giống
vùng và thay thế dần cho những giống chè cũ trên các nương chè căn cỗi [5].
Phân bón: Phân bón liên quan đến yếu tố đầu vào, việc bón phân cho chè nhất
là chè kinh doanh là một biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng
suất và chất lượng chè búp. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của hộ
cần chú ý tới lượng phân bón mà các hộ sử dụng [6]. Muốn nâng cao được năng suất,
chất lượng thì cần phải bón phân đầy đủ, hợp lý. Nếu bón phân không hợp lý sẽ làm
cho năng suất và chất lượng không tăng lên, thậm chí còn bị giảm xuống. Nếu bón
đạm với hàm lượng quá cao hoặc bón các loại phân theo tỉ lệ không hợp lý sẽ làm
giảm chất Tanin hòa tan của chè, làm tăng hợp chất Nitơ dẫn tới giảm chất lượng chè.
Vì vậy bón phân đúng cách, đúng lúc, đúng đối tượng và cân đối các yếu tố dinh
dưỡng chủ yếu như: đạm, lân, kali cho phù hợp.



×