Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tốc độ BeeClass lần 12 (Đề và đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.21 KB, 5 trang )

/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Group Hóa Học BeeClass

ĐỀ LUYỆN TỐC ĐỘ LẦN 12
NĂM HỌC: 2016 – 2017
Môn: Hoá Học
Thời gian làm bài: 45 phút;
Ngày thi: Thứ bảy 22/10/2016
(Đề thi có 50 câu - 4 trang)

Bắt đầu tính giờ lúc 22h00’, hết giờ làm lúc 22h45’ và bắt đầu điền đáp án
Thời gian nộp bài muộn nhất lúc 23h00’

Mã đề 112

Câu 1: Cho 0,1 mol anđehit đơn chức , mch hở X phản ứng đủ với 0,3 mol AgNO3 trong dung dịch NH3,
thu được 43,6 gam kết tủa. Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn 4 gam X cần a mol H2. Giá trị của a là
A. 0,15
B. 0.05
C. 0,20
D. 0,10
Câu 2: Cho hỗn hợp rắn X gồm 1,5 mol Ba; 1 mol K; 3,5 mol Al được vào nước dư. Hiện tượng xảy ra là
A. X không tan hết.
B. Chỉ có Ba và K tan.
C. Al chỉ bị tan một phần
D. X tan hết
Câu 3: Hợp chất X có công thức phân tử là C5H8O2. Thủy phân hoàn toàn 10 gam X trong dung dịch axit
thu được dung dịch Y. Lấy toàn bộ dung dịch Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun
nóng thu được 43,2 gam Ag. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là


A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 4: Cho 0,24 mol Fe và 0,03 mol Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng, kết thúc phản ứng thu được dung
dịch X và 3,36 gam kim loại dư. Khối lượng muối có trong dung dịch X là
A. 65,34gam
B. 58,08gam
C. 56,97gam
D. 48,6gam
Câu 5: Cho a mol chất béo X cộng hợp tối đa với 5a mol Br2. Đốt cháy a mol X được b mol H2O và V lít
CO2. Biểu thức liên hệ giữa V, a và b là
A. V = 22,4.(b + 5a)
B. V = 22,4.(4a – b)
C. V = 22,4.(b + 6a)
D. V = 22,4.(b + 7a)
Câu 6: Cho các chất: Al, Fe và các dung dịch Fe(NO3)2, AgNO3, NaOH, HCl lần lượt tác dùng với nhau
từng đôi một. Số phản ứng oxi hóa khử khác nhau nhiều nhất có thể xảy ra là
A. 7
B. 8
C. 10
D. 9
Câu 7: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của?
A. etylen glicol và hexametylenđiamin
B. axit ađipic và glixerol
C. axit ađipic và etylen glicol.
D. axit ađipic và hexametylenđiamin
Câu 8: Cho 2,76 gam Na vào 100 ml dung dịch HCl 1M sau khi kết thúc phản ứng thu được V lít khí.
Giá trị V là
A. 1,12 lít

B. 2,688 lít
C. 1,344 lít
D. 2,24 lít
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Ba và y mol Al vào nước thu được V lít khí H2 (đktc) và
dung dịch Y. Chọn giá trị đúng của V
A. V = 11,2.(2x + 3y) lít
B. V = 22,4.(x + 3y) lít
C. V = 22,4.(x + y) lít
D. V = 11,2.(2x +2y) lít
Câu 10: Dung dịch X chứa a mol Na2CO3 và 2a mol KHCO3; dung dịch Y chứ b mol HCl. Nhỏ từ từ đến
hết Y vào X, sau các phản ứng thu được V lít CO2 (đktc). Nếu nhỏ từ từ đến hết X vào Y, sau các phản
ứng thu được 3V lít CO2 (đktc). Tỉ lệ a : b là
A. 3 : 4
B. 1 : 2
C. 1 : 4
D. 2 : 3
Câu 11: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và m gam chất không tan. Giá trị của m là
A. 5,4
B. 7,8
C. 10,8
D. 43,2
Trang 1/4 – Mã đề 112


/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Câu 12: Cho một miếng Na tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch AlCl3 x (mol/l), sau phản ứng thu
được 5,6 lít khí ở đktc và một lượng kết tủa. Lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được

5,1g chất rắn. Giá trị của x là
A. 1,1
B. 1,3
C. 1,2
D. 1,5
Câu 13: Cho 0,04 mol Fe và dung dịch chứa 0,08 mol HNO3 thấy thoát khí NO duy nhất. Sau khi phản
ứng kết thúc thì lượng muối thu được là
A. 9,68g
B. 5,4g
C. 4,84g
D. 3,6g
Câu 14: Cho 20,2 gam hỗn hợp gồm Al và một oxit của kim loại kiềm vào nước dư, sau đó thấy khối
lượng dung dịch tăng so với trước 14,2 gam. Cho 650 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch sau phản ứng
thu được 3,9g kết tủa. Công thức của oxit kim loại kiềm là
A. K2O
B. Na2O
C. Li2O
D. Rb2O
Câu 15: Alanin có công thức là
A. H2N-CH2-COOH.
C. C6H5-NH2.

B. CH3-CH(NH2)-COOH.
D. H2N-CH2-CH2-COOH.

Câu 16: Cho 1,752 gam amin đơn chức X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được 2,628 gam
muối. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A. 4
B. 6
C. 8

D. 2
Câu 17: Xà phòng hóa este X đơn chức, no chỉ thu được một chất hữu cơ Y chứa Na. Cô cạn, sau đó
thêm NaOH/CaO rồi nung nóng thu được một ancol Z và một muối vô cơ. Đốt cháy hoàn toàn ancol này
thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích là 2 : 3. Công thức phân tử este X là :
A. C4H6O2
B. C3H6O2
C. C2H4O2
D. C3H4O2
Câu 18: Các ancol (CH3)2CHOH; CH3CH2OH; (CH3)3COH có bậc ancol lần lượt là
A. 2, 3, 1.
B. 1, 3, 2.
C. 2, 1, 3.
D. 1, 2, 3.
Câu 19: Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng được với nước lạnh tạo dung dịch kiềm
A. Ba, Na, K, Ca.
B. Na, K, Mg, Ca.
C. K, Na, Ca, Zn.
D. Be, Mg, Ca, Ba.
Câu 20: Este A điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với oxi là 2,3125. Công thức của A là
A. C2H5COOCH3.
B. CH3COOCH3.
C. CH3COOC2H5.
D. C2H5COOC2H5.
Câu 21: Cho các chất sau: etyl axetat, etanol, axit acrylic, phenol, anilin, phenyl amoniclorua, ancol
benzylic, p-crezol, m-xilen. Trong các chất trên số chất phản ứng với NaOH là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 22: Dãy các chất nào sau đây đều không làm đổi màu quỳ tím?

A. Axit glutamic, lysin, glyxin.
B. Alanin, lysin, phenylamin.
C. Axit glutamic, valin, alanin.
D. Anilin, glyxin, valin.
Câu 23: Cho các dung dịch: HCl, NaOH, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với AlCl3 là
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 24: Cho 5,76 g một axit hữu cơ đơn chức mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 g muối của
axit hữu cơ. CTCT thu gọn của axit này là
A. C2H5COOH.
B. CH3COOH.
C. C2H3COOH.
D. HCOOH.
Câu 25: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
A. nước Br2.
B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HCl.

D. dung dịch NaCl.

Câu 26: Gluxit là hợp chất tạp chức trong phân tử có nhiều nhóm -OH và có nhóm
A. cacboxyl
B. amin
C. anđehit
D. cacbonyl
Câu 27: Cặp hóa chất có thể phản ứng oxi hóa – khử với nhau là
A. Fe2O3 và HI.
B. Br2 và NaCl.
C. CaCO3 và H2SO4. D. FeS và HCl.

Trang 2/4 – Mã đề 112


/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Câu 28: Ở trạng thái cơ bản, số obitan s có chứa electon của nguyên tử có số hiệu 20 là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 29: Một hidrocacbon X mạch thẳng có CTPT C6H6. Khi cho X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
dư thu được hợp chất hữu cơ Y có MY – MX = 214 đvC. Xác định CTCT của X?
A. CH≡C-CH(CH3)-C≡CH
B. CH3-CH2-C≡C-C≡CH
C. CH≡C-CH2-CH2-C≡CH
D. CH3-C≡C-CH2-C≡CH
Câu 30: Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung
dịch tăng thêm 7,0 gam so với dung dịch HCl ban đầu. Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp đầu là
A. 5,8 gam và 3,6 gam.
B. 1,2 gam và 2,4 gam
C. 5,4 gam và 2,4 gam.
D. 2,7 gam và 1,2 gam.
Câu 31: Để nhận biết dung dịch H2SO4, HCl, NaOH, K2SO4 phải dùng 1 thuốc thử duy nhất nào?
A. Quỳ tím
B. Ba(HCO3)2
C. Dung dịch NH3
D. BaCl2
Câu 32: Dung dịch chứa chất nào sau đây (nồng độ khoảng 1 M) không làm đổi màu quỳ tím?
A. NaOH.

B. HCl
C. KCl.
D. NH3.
Câu 33: Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tử M là
A. Ne
B. Na
C. F
D. K
Câu 34: Cho 12,96 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,8 mol HNO3 tạo ra sản
phẩm khử X duy nhất. Làm bay hơi dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan, m là
A. 116,64
B. 105,96
C. 102,24
D. 96,66
Câu 35: Cho m gam ancol no, mạch hở X tác dụng hoàn toàn với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp
hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 47/3) có chất hữu cơ Z và thấy khối lượng chất rắn giảm 9,6 gam. Mặt
khác đốt a mol Z, thu được b mol CO2 và c mol nước; với b = a+c. Giá trị của m là
A. 17,4.
B. 37,2.
C. 18,6.
D. 34,8.
Câu 36: Chất X có công thức cấu tạo thu gọn là HCOOCH3. Tên gọi của X là
A. metyl axetat
B. etyl fomat
C. metyl fomat.
D. etyl axetat
Câu 37: Polime X được tạo ra do phản ứng đồng trùng hợp giữa but-1,3-dien và stiren. Biết 6,234 gam X
phản ứng vừa hết với 3,807 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích but-1,3-dien và stiren trong polime trên là
A. 2:3
B. 2:1.

C. 1:2.
D. 1:1.
Câu 38: Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Ni đun nóng được hỗn hợp X (ở 136,50C, 1 atm).
Biết tỉ khối hơi của X đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá nào sau đây thỏa mãn
A. 44,83%.
B. 73,53%.
C. 80%
D. 50,25%.
Câu 39: Lấy m gam Mg tác dụng với 500ml dung dịch AgNO3 0,2M và Fe(NO3)3 2M. Kết thúc phản ứng
thu được (m+4) gam kim loại. Gọi a là tổng các giá trị m thỏa mãn bài toán trên, giá trị của a là
A. 7,3
B. 25,3
C. 18,5
D. 24,8
Câu 40: Cho dãy các chất: glucozơ, glyxylglyxylglyxin, etilen glicol, ancol etylic, saccarozơ, glyxerol,
fructozơ, axit axetic. Số chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam là.
A. 5
B. 6
C. 4
D. 3
Câu 41: Dung dịch A có chứa m gam chất tan gồm Na2CO3 và NaHCO3. Nhỏ từ từ đến hết 100ml dung
dịch gồm HCl 0,4M và H2SO4 0,3M vào dung dịch A, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,04 mol CO2
và dung dịch B. Nhỏ tiếp Ba(OH)2 dư vào dung dịch B thu được 18,81 gam kết tủa. Giá trị m là
A. 9,72.
B. 9,28.
C. 11,40.
D. 13,08.
Câu 42: Cho m gam NaOH vào dung dịch chứa 0,04 mol H3PO4, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung
dịch Y. cô cạn dung dịch Y thu được 1,22m gam chất rắn khan. Giá trị m là
A. 8.

B. 4.
C. 6.
D. 2.
Câu 43: Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Na vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được 2,24 lít khí H2 (đktc) và 2,35 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 4,85
B. 4,35.
C. 3,70
D. 6,95.
Trang 3/4 – Mã đề 112


/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Câu 44: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn X gồm: 9,4g K2O; 26,1g Ba(NO3)2; 10g KHCO3; 8g NH4NO3
vào nước dư, rồi đun nhẹ. Sau khi kết thúc phản ứng lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch chứa khối lượng
(gam) muối là
A. 20,2 gam
B. 30,3 gam
C. 40,4 gam
D. 35 gam
Câu 45: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đkc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol
Ba(OH)2, thu được khối lượng kết tủa là
A. 14,775 gam
B. 9,85 gam
C. 29,55 gam
D. 19,7 gam
Câu 46: Hòa tan hỗn hợp rắn gồm CaO, NaHCO3 và NH4Cl có cùng số mol vào nước dư, sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa chất tan là

A. NaCl
B. NaCl và CaCl2
C. Na2CO3 và NaCl D. NaCl và NH4Cl
Câu 47: Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lit khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch X.
Cho từ từ dung dịch HCl 2,5 M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Giá trị của V là
A. 80
B. 60
C. 40
D. 100
Câu 48: Etse X có công thức cấu tạo CH3COOCH2-C6H5. Tên gọi của X là.
A. metyl benzoat
B. phenyl axetat
C. benzyl axetat
D. phenyl axetic.
Câu 49: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3, CuCl2, AlCl3, FeSO4,
BaCl2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 50: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các
phân lớp p là 7. Nguyên tố X là
A. Al
B. Cl
C. O
D. Si

Sưu tầm và biên soạn: Lâm Mạnh Cường

Trang 4/4 – Mã đề 112



/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Group Hóa Học BeeClass

ĐÁP ÁN ĐỀ LUYỆN TỐC ĐỘ LẦN 12
Chủ nhật, ngày 22/10/2016

01. C
11. A
21. C
31. B
41. A

02. D
12. D
22. D
32. C
42. A

03. A
13. B
23. D
33. B
43. A

04. D
14. A

24. C
34. D
44. B

05. D
15. B
25. A
35. C
45. D

06. B
16. C
26. D
36. C
46. A

07. D
17. D
27. A
37. C
47. B

08. C
18. C
28. B
38. A
48. C

09. A
19. A

29. C
39. B
49. B

10. A
20. B
30. C
40. A
50. A

Các câu KHÓ (01% - 49% đúng):
Các câu KHÁ (50% - 80% đúng):
Các câu DỄ (81% - 100% đúng):

Số lượng tham gia thi: 157
Kết quả thi: Trung bình 5,678/10
Top 10 xếp hạng
Hạng
Nhất
Nhì
Ba
4
5
6
7
8
9
10

Điểm

9.4
9.4
9.2
8.8
8.6
8.6
8.4
8.2
8.0
8.0

Họ và tên (năm sinh)
Lê Xuân Công (1999)
Lê Hải Triều (1999)
Nguyễn Thị Thanh Thư (1999)
Trần Đông A (1999)
Lê Khả Linh (1998)
Vương Sỹ Huy (1999)
Lê Hữu Hoàng Sơn (1999)
Trần Thị Hà (1999)
Phạm Trung Hiếu (2000)
Vũ Quang Khơi (1999)

Trường
THPT Hưng Nhân
THPT Nguyễn Du – Thanh Oai
THPT Phan Chu Trinh
THPT chuyên Lê Quý Đôn
THPT Hoằng Hóa 4
THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai

THPT chuyên Lê Quý Đôn
THPT Hoàng Mai
THPT Cổ Loa
THPT Quang Trung

Phổ điểm group

Trang 5/4 – Mã đề 112

Tỉnh / Thành phố
Thái Bình
Hà Nội
Đăk Nông
Bình Định
Thanh Hóa
Hà Nội
Bà Rịa – Vũng Tàu
Nghệ An
Hà Nội
Bình Thuận



×