Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Phân Tích Tình Xuất Khẩu Thanh Long Ở Tỉnh Bình Thuận , Kiến Nghị Và Giải Pháp Khắc Phục Những Hạn Chế Cũng Như Nâng Cao Giá Trị Hoạt Động Xuất Khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.84 KB, 27 trang )

GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh

LỜI MỞ ĐẦU
Trong môi trường kinh doanh quốc tế như hiện nay, vấn đề giao thương trao
đổi mua bán hàng hoá giữa các quốc gia với nhau là hết sức cần thiết. Các quốc gia
luôn tìm cách phát huy, tận dụng những ngành và lĩnh vực mà mình chiếm ưu thế
để có thể đem lại giá trị kinh tế cao trong ngoại thương. Hiểu được điều này, nhà
nước và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã và đang đẩy mạnh khai thác
những mặt hàng xuất khẩu được xem là chủ lực và mang lại giá trị kinh tế cao như:
lúa gạo, cao su, cà phê, các loại trái cây,… và một số mặt hàng khác. Nếu chỉ đề cập
tới việc xuất khẩu rau và các loại trái cây thì chúng ta không thế không nhắc đến
thanh long- một loại trái cây có giá trị xuất khẩu cao của tỉnh Bình Thuận nói riêng
và của cả nước nói chung. Tuy nhiên, để phát huy được lợi thế này thì vẫn còn
nhiều vấn đề cần phải quan tâm và thực hiện như: từ khâu quy hoạch vùng chuyên
canh, kỹ thuật và quy trình nuôi trồng cho đến khâu thu hoạch và đầu ra cho sản
phẩm..
Trong phạm vị bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi sẽ đi vào phân tích tình
xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận, và đi sâu vào việc tìm hiểu những mặt
mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội thách thức đối với mặt hàng xuất khẩu này. Từ đó
có những kiến nghị và giải pháp khắc phục những hạn chế cũng như nâng cao giá trị
hoạt động xuất khẩu thanh long.

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

1


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các khái niệm:


1.1.1 Xuất khẩu:
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận
dịch vụ

cho nước ngoài, trong cách tính toán

thương mại quốc tế

là việc bán

cán cân thanh toán quốc tế

theo

IMF

hàng hóa



là việc bán

hàng hóa cho nước ngoài.
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật. (theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương
mại việt nam 2005)
1.1.2 Nhập khẩu:
Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch
vụ


từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung

cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức
biên soạn

cán cân thanh toán quốc tế

của

IMF,

chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới

được coi là nhập khẩu và đưa vào mục

cán cân thương mại.

Còn việc mua dịch vụ được

tính vào mục cán cân phi thương mại.
1.2 Vai trò của xuất nhập khẩu trong nền kinh tế:
• Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản ,thúc đẩy nền kinh tế
phát triển.Xuất khẩu có cai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển
nền kinh tế .
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu: Để phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập
khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các
nguồn: xuất khẩu ,đầu tư nước ngoài ,vay vốn ,viện trợ ,thu từ hoạt động du lịch

,các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động ..
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Xuất khẩu không chỉ

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

2


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản
xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác.
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn
định và kinh tế phát triển.vì có nhiều thị trường =>Phân tán rủi ro do cạnh tranh.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao
năng lực sản xuất trong nước.Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các
doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinh
doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất .
Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người
dân. Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác
động làm tăng tiêu dùng nội địa->nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Xuất
khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành
sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu ,xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản
xuất hàng hoá xuất khẩu ->Là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng .
• Vai trò của Nhập khẩu :
Có vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, bổ
sung nguồn tư liệu sản xuất, và bổ sung quỹ hàng hoá tiêu dùng, góp phần ổn định
và cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện các mục tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội của
đất nước. Quy mô, nhịp độ NK tuỳ thuộc vào nhu cầu và thực lực của nền kinh tế,

trước hết vào quy mô, nhịp độ xuất khẩu. Cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu, việc
NK cũng không ngừng tăng lên trong mối quan hệ cân đối hợp lí. Các quốc gia đều
có chính sách và cơ chế quản lí NK phù hợp với lợi ích và điều kiện cụ thể của
nước mình. Kim ngạch NK của một nước tăng lên sẽ đáp ứng nhu cầu xây dựng,
sản xuất trong nước; nhưng kim ngạch NK tăng lên quá nhiều, có thể làm giảm thu
nhập quốc dân, hạn chế nhu cầu tiêu dùng trong nước, ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế. Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chính sách NK của Việt Nam
là ưu tiên NK thiết bị, công nghệ tiên tiến, vật tư để phát triển sản xuất, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo hộ sản xuất trong
nước có chọn lọc, đúng mức, có hiệu quả.
1.3 Điều kiện và tiêu chuẩn xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam:
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

3


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa nông sản sang thị trường nứớc ngoài thì
cần phải có những điều kiện và tiêu chuẩn sau:
 Về giấy tờ cần có: Vận đơn (BL), hoá đơn thương mại, liệt kê đóng gói hàng
hoá; Giấy chứng nhận xuất xứ; Mô tả về dinh dưỡng(trong trường hợp là
phở, bánh đa nem, bánh kẹo các loại); Mô tả về nguyên liệu đã sử dụng, sơ
đồ quy trình chế biến (chỉ dùng cho lần đầu tiên).
 Các vấn đề kiểm tra trước các doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý : tiêu chuẩn
sử dụng và giới hạn của các chất bảo quản, chất gây nghiện trong thực phẩm,
dư lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong canh tác nông nghiệp, các chất phụ gia
và màu nhân tạo (hoá học) cho thực phẩm, chất tẩy trắng, trực khuẩn mẫu
Coli và thuốc nhuộm Tar
 Thông tin ghi trên nhãn hàng hoá phải đảm bảo thông tin về tên sản phẩm
(bằng tiếng Anh hoặc tiếng bản xứ ), thông tin về tổng trọng lượng và trọng

lượng tịnh (gram hoặc kilogram), thông tin chi tiết về nhà sản xuất (tên Cty,
địa chỉ, số điện thoại bằng tiếng Anh và/hoặc tiếng bản xứ), thông tin về
thành phần nguyên liệu đã sử dụng, thông tin về Nguồn dinh dưỡng cung cấp
(nếu cần thiết), thông tin về quốc gia xuất xứ, thông tin về ngày sản xuất và
hết hạn sử dụng (cần đặt ở nhãn trước của sản phẩm)
 Ngoài ra, các doanh nghiệp VN muốn xuất khẩu thực phẩm sang nước khác
không chỉ đòi hỏi chất lượng sản phẩm, giá cả, mà doanh nghiệp cần phải
chú ý phương thức kinh doanh, chiến lược tiếp cận thị trường, bao bì mẫu
mã... Không phải đi bán thứ mình có, mà phải tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng của
thị trường mà mình nhắm đến, để xuất khẩu sản phẩm mà họ đang cần
 Cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam (Cục Bảo vệ thực vật), cấp giấy
chứng nhận kiểm dịch cho từng sản phẩm kê khai muốn nhập khẩu sang
nước ngoài, xác nhận không có nguy cơ về sâu bệnh hại, đủ tiêu chuẩn xuất
khẩu, gửi kèm các thông tin theo yêu cầu, để cơ quan kiểm dịch động thực
vật nước ngoài có thể phân tích nguy cơ rủi ro của sâu bệnh gây hại (Pest
Risk Analysis – PRA). Sau khi nhận được đầy đủ các hồ sơ nêu trên, sẽ xem

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

4


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
xét và cấp giấy phép nhập khẩu (visa) cho sản phẩm nông sản của Việt Nam
nhập khẩu vào thị trường họ.

CHƯƠNG 2:

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THANH LONG
CỦA TỈNH BÌNH THUẬN 2005-2009


2.1 Giới thiệu về thanh long Bình Thuận
2.1.1 Quá trình phát triển

Thanh long được du nhập vào Việt Nam khá lâu đời, riêng tại Bình Thuận được
biết đến từ đầu thế kỉ 20. Tuy nhiên Thanh Long chỉ thực sự phát triển thành sản
phẩm hàng hóa và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống dân cư Bình Thuận từ
những năm 1989-1990 trở lại đây.
Cách đây khoảng 25 năm trở về trước, cây thanh long do một số hộ nông dân
trồng chủ yếu làm cây cảnh hoặc sử dụng cho việc thờ cúng. Đến 1985, người nông
dân Bình Thuận bắt đầu trồng và sử dụng quả thanh long nhưng còn hạn chế. Đến
năm 1990, quả thanh long được ưa chuộng sử dụng rộng rãi và người nông dân
Bình Thuận bắt đầu chú ý đến thanh long và mở rộng diện tích sản xuất vì thanh
long đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên vào thời điểm đó thanh long cũng chỉ
mới được sử dụng trong nước và chưa xuất khẩu. Đến năm 1993, Đảng và Nhà
Nước đã có chủ trương khoán diện tích đất nông nghiệp đối với người nông dân và
chính sách mở cửa để hòa nhập, giao lưu kinh tế thương mại quốc tế thì quả thanh
long bắt đầu có chỗ đứng trong thị trường trong nước và quốc tế
Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Bình Thuận những năm trước đây
và hiện nay, được xem là tỉnh có nhiều lợi thế nhất trong việc phát triển cây thanh
long. Ở Việt Nam, hiện nay tỉnh Bình Thuận được coi là miền đất của trái thanh
long Việt Nam.
2.1.2 Giống và chủng loại:

- Cây Thanh Long (tên khoa học: Hylocerut undatus) thuộc họ xương rồng
(Cactaceae), có nguồn gốc từ Trung và Nam Mĩ. Thanh long là loại cây trái phù hợp

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

5



GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
khi trồng ở những miền đất khô nóng. Vì vậy, điều kiện khí hậu và đất đai ở Bình
Thuận rất phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.
- Thanh long có một quá trình quang hợp dài. Ánh sáng ban ngày càng dài thì
càng tốt cho hoa. Trong điều kiện đó, thanh long ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 (mùa
thuận) nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 5 đến tháng 7 khi ngày dài hơn đêm
(từ 12.5 đến 13 giờ một ngày). Từ tháng 10 đến tháng 2, ngày ngắn hơn nên nông
dân thường thường dùng điện để chiếu sáng cho hoa
- Thanh long cũng là loại cây nhanh cho thu hoạch, chỉ sau một năm là đã có
thể thu hoạch. Sản lượng trung bình khoảng 20 – 30 tấn /ha mùa thuận, và 20 tấn/
ha tấn mùa nghịch
- Những đặc điểm vượt trội của trái thanh long:
+ Thanh long là loại trái cây có nhiều ưu điểm như vị ngọt dịu nhẹ, tính mát,
dễ ăn, chứa các thành phần dinh dưỡng phù hợp nhất cho việc giữ gìn dáng vóc và
sắc đẹp của người phụ nữ, thành phần chất sơ trong trái thanh long cao giúp điều
hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm các chất nguy hiểm đối với cơ thể như: chất
béo, các độc chất…
+ Thanh long có trái quanh năm, không chỉ được người lớn ưa chuộng mà
thanh long còn được trẻ em yêu thích bởi màu sắc và hương vị đặc trưng của nó,
thanh long rất có lợi cho sức khỏe, bảo quản lâu nên có thể dùng để chế biến được
nhiều loại món ăn đa dạng khác nhau như: sinh tố, làm cocktall, làm rau câu trái
cây….
- Phân loại: có 3 loại chính
+ Thanh long ruột trắng, vỏ đỏ (giống chính): nổi tiếng nhất với dòng thanh
long Bình Thuận và Chợ Gạo (Tiền giang)
+ Thanh long ruột đỏ, vỏ đỏ là giống của Viện Cây Ăn Quả Miền Nam nghiên
cứu
+ Thanh long ruột trắng, vỏ vàng: do viện nghiên cứu Cây Ăn Quả Miền Nam

nhập từ Colombia từ 1994
Ngoài các giống trên, quả Thanh Long Bình Thuận ngoài vỏ màu đỏ, hiện
đã có loại thanh long vỏ xanh dành cho nhu cầu xuất khẩu.
2.1.3 Đặc điểm thanh long Bình Thuận
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

6


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
- Các đặc điểm chính của thanh long Bình Thuận:
+ Cành phát triển mạnh, cành to và dài
+ Trái có dạng hơi tròn, dày vỏ 2 – 2.5 cm, gai nở to, vỏ có màu đẹp
+ Tỷ lệ thịt trái: 68 – 72 %
+ Chắc thịt, vị ngọt
+ Độ brix 13 – 14 %,
+ Độ chua PH / ep: 4.8 – 5.0,
+ Hạt nhỏ trọng lượng 1.000 hạt: 1.1 – 1.2
- Về cảm quan: thanh long Bình Thuận đẹp, vỏ dày nên thời
gian bảo quản và giữ màu sắc kéo dài hơn, thuận lợi trong vận chuyển đến nơi tiêu
thụ.
- Về chỉ tiêu hóa học: thanh long Bình Thuận có hàm lượng Protein, Vitamin C,
Canxi, Photpho, Magie, Natri cao nhưng hàm lượng đường Glucose, Fructose,
Carbonhydrat thấp.
- Về giá cả: thanh long Bình Thuận được bán ra cao hơn các loại thanh long khác
do mẫu mã và hình thức của thanh long
Bình Thuận đẹp hơn. Ngòai ra, còn do vùng Bình Thuận nổi tiếng với thanh long
nhất trong cả nước, sản lượng cũng cao nhất nên là lợi thế cạnh tranh quan trọng
cho thanh long Bình Thuận trên thị trường tiêu thụ.
2.1.4 Vai trò của thanh long đối với Bình Thuận:

- Bình Thuận là một tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ Việt Nam, diện tích đất tự
nhiên là 782,846 ha, trong đó 219,741 ha đất nông nghiệp. Điều kiện thời tiết tại
Bình Thuận hầu như nóng nhất trong cả nước mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới,
khô nắng, nhiệt độ cao phù hợp cho việc canh tác cây thanh long.
- Việc phát triển thanh long mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho ngành nông
nghiệp Bình Thuận như:
+ Sử dụng được sức lao động nhàn rỗi của nông dân vào các tháng mùa khô,
góp phần giải quyết công ăn việc làm và thúc đẩy các ngành nghề nông thôn;
+Sử dụng ngày càng tốt hơn quĩ đất của hộ gia đình,
+ Đa dạng hóa nguồn sản vật địa phương, tránh được rủi ro trong sản xuất
nông nghiệp thường gặp,
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

7


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phát triển kinh tế nông nghiệp
địa phương
+ Từ cây “xóa đói giảm nghèo”, thanh long nay đã trở thành loại cây trồng có
hiệu quả kinh tế cao, trung bình mỗi hecta đem lại thu nhập khoảng 80 - 100 triệu
đồng/năm, lãi bình quân hơn 40 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất thanh long đạt 800 900 tỷ đồng/năm, chiếm 20% giá trị sản xuất nông nghiệp và 25% giá trị sản xuất
ngành trồng trọt; xuất khẩu thanh long đóng góp trên 10% kim ngạch xuất khẩu
hàng hoá của tỉnh.
Thương hiệu Thanh long Bình Thuận ngày càng được khẳng định trên thị trường trong
và ngoài nước.
2.2 Tình hình xuất khẩu thanh long Bình Thuận giai đoạn 2005-2009
2.2.1 Phân tích khái quát

- Sản xuất và xuất khẩu thanh long Bình Thuận đứng đầu trên cả nước và tăng

trưởng mạnh trong những năm gần đây. Đầu tháng 7/2009, diện tích cây thanh long ở
Bình Thuận đã lên đến gần 10.700ha, trong khi kế hoạch của tỉnh đề ra đến năm 2010 là
10.000ha. Như vậy, hiện nay diện tích cây thanh long của Bình Thuận đã tăng đến 3,3
lần so với năm 2000 (3.000ha).
Diện tích trồng Thanh long tại Bình Thuận

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

8


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh

- Tiêu thụ sản phẩm thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong thời gian
qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: giá cả thị trường và mức tiêu
thụ trong nước cũng như xuất khẩu ổn định đã góp phần đáng kể trong việc
cải thiện đời sống người nông dân. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn
được các ban ngành trong tỉnh quan tâm chỉ đạo các địa phương thực hiện các
biện pháp nhằm ngăn chặn triệt để việc lạm dụng chất kích thích và thuốc bảo
vệ thực vật trên thanh long. Người trồng thanh long đã có chuyển biến tích
cực trong việc phát triển thanh long theo hướng bền vững, an toàn và chất
lượng. Nhiều nơi đã xây dựng mô hình trồng thanh long theo quy trình thực
hành nông nghiệp tốt (GAP), góp phần nâng cao uy tín và chất lượng thanh
long Bình Thuận.
Sản lượng Thanh long tại Bình Thuận

Toàn tỉnh hiện có 228 cơ sở thu mua, tiêu thụ và xuất khẩu thanh long, trong đó có
11 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp. Thanh long được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng trái
tươi, việc tiêu thụ phải qua nhiều khâu trung gian từ nhà vườn, thương lái, vựa bán
buôn, công ty kinh doanh - xuất khẩu hoặc người bán lẻ đến người tiêu dùng trong và

ngoài nước.

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

9


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
- Đây là mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bình Thuận, các năm
trước đạt mức tăng trưởng tương đối ổn định. Riêng năm 2008 lượng xuất khẩu
giảm 6,4% so với năm 2007, ước đạt 29.250 tấn, chủ yếu do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu và thay đổi về quy định nhập khẩu của một số thị trường.
Tuy lượng xuất khẩu giảm nhưng do giá xuất khẩu bình quân tăng hơn 20 USD/tấn
nên kim ngạch xuất khẩu thanh long năm 2008 chỉ giảm nhẹ so với năm trước, đạt
khoảng 16,63 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu thanh long của Bình Thuận (2004-2006) Đvt: USD
Thị trường

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Tổng số

6.569.600

10.435.600


13.587.030

Hồng Kông

2.473.100

3.238.500

4.247.280

Đài Loan

2.211.000

3.777.500

3.947.340

Malaysia

951.100

1.071.600

563.100

Singapore

636.900


1.110.400

1.780.030

Trung Quốc

159.500

126.600

337.330

Indonesia

-

-

54.160

Thái Lan

84.600

1.001.100

1.699.410

-


200

9.030

Đức

31.600

62.500

-

Hà Lan

21.800

47.200

892.960

Canada

-

-

54.980

Pháp


-

-

14.400

Các tiểu vương quốc Ảrập
(UAE)

(Nguồn: Sở Thương mại Bình Thuận)

- Về thị trường:
+ Hồng Kông và Đài Loan là các thị trường chủ lực trong xuất khẩu chính
ngạch của thanh long Bình Thuận trong khi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu biên
mậu chính. Tuy nhiên, thời gian gần đây phía Đài Loan, Trung Quốc đang thắt chặt

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

10


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trái cây nhập khẩu từ Việt Nam
nên lượng xuất khẩu sang các thị trường này giảm.
+ Sản phẩm thanh long đạt tiêu chuẩn EurepGAP đang từng bước tiếp cận
các thị trường Hà lan, Đức, Pháp và một số nước châu Âu khác. Tỉnh Bình Thuận đã
tổ chức các chuyến đi khảo sát thị trường Đức và Hà Lan nhằm duy trì và mở rộng
thị trường.
+ Riêng đối với thị trường Mỹ, thanh long muốn xâm nhập thị trường cần hội
đủ các yếu tố: nhà vườn sản xuất theo hướng GAP; xưởng đóng gói đủ điều kiện và

quy chuẩn xuất khẩu qua Mỹ; sản phẩm phải được chiếu xạ theo tiêu chuẩn Mỹ. Đến
nay, phía Mỹ đã cấp giấy chứng nhận cho ba cơ sở chế biến của Bình Thuận có nhà
đóng gói đạt tiêu chuẩn xuất thanh long qua Mỹ là HTX Thanh Long Hàm Minh,
Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu và Công ty Bảo Thanh; đồng thời cấp danh
sách, mã vùng cho 16 điểm của 5 đơn vị trồng thanh long (gồm ba đơn vị nói trên
cùng DN tư nhân rau quả Bình Thuận và Công ty TNHH Duy Lan) với tổng diện
tích là 560,2 ha có đủ điều kiện để cung ứng thanh long qua Mỹ. Tính đến nay, đã có
65,5 tấn thanh long có nguồn gốc từ Bình Thuận xuất khẩu qua Mỹ.
Tuy nhiên, xuất khẩu thanh long của Bình Thuận hiện nay vẫn chưa thật ổn
định, các doanh nghiệp trong tỉnh chưa ký kết được nhiều hợp đồng dài hạn. Nguồn
vốn cũng như năng lực và kinh nghiệm trong hoạt động xúc tiến thương mại của
phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long chưa đủ mạnh. Để tiêu thụ hết sản
phẩm khi vào vụ thu hoạch rộ, các doanh nghiệp thường phải thông qua các doanh
nghiệp ngoài tỉnh, nên gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lý chất lượng hàng hoá.
Hơn nữa, cơ sở hạ tầng sản xuất (như đường giao thông, điện…) của một số vùng
chuyên canh còn yếu kém đã ảnh hưởng bất lợi đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn GAP chưa nhiều, mới đạt 2,7% tổng diện tích;
giá vật tư đầu vào tăng đã ảnh hưởng đến mức độ đầu tư phát triển sản xuất; nhà
đóng gói còn ít, công nghệ đơn giản;
chưa chủ động được cơ sở chiếu xạ, xử lý nhiệt.... nên giá thành sản phẩm thiếu ổn
định, chi phí cao, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh xuất khẩu.

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

11


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh

- Tỉnh Bình Thuận đã cố gắng khắc phục khó khăn, tích cực thực hiện các biện

pháp đồng bộ từ sản xuất, bảo quản đến tiêu thụ nhằm phát triển cây thanh
long một cách bền vững và theo hướng sản xuất hàng hóa với số lượng lớn,
chất lượng cao, nhằm đáp ứng thị trường trong và ngoài nước. Phấn đấu đến
cuối năm 2010 đưa diện tích thanh long của tỉnh lên 13.000 ha, sản lượng
250.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 20 - 25 triệu USD đồng thời đẩy mạnh sản
xuất thanh long theo hướng an toàn, đưa 50% diện tích thanh long toàn tỉnh
sản xuất theo quy trình VietGAP trong năm 2009.
2.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu từ 2005-2009
2.2.2.1 Kết quả hoạt động năm 2005
 Kết quả sản xuất, kinh doanh :
- Sản xuất :
+ Kết quả tổng hợp của 38 Hội viên sản xuất như sau :
+ Tổng diện tích gieo trồng 150,7 ha, trong đó diện tích thu hoạch 126,1 ha, với
sản lượng 4.419 tấn, có tổng giá trị sản xuất 13,257 tỷ đồng. Trong đó Hội viên có giá trị
sản xuất cao nhất trên 6,5 tỷ đồng.
- Xuất khẩu :
Kim ngạch xuất khẩu 4,76 triệu USD, chiếm 18,91% kim ngạch xuất khẩu nông
sản và 48,77% kim ngạch xuất khẩu thanh long của tỉnh. So với năm 2004 kim ngạch
xuất khẩu thanh long năm 2005 tăng 8,63% so với kim ngạch xuất khẩu nông sản và tăng
11,52% so với kim ngạch xuất khẩu thanh long của tỉnh.
- Về thị trường tiêu thụ :
Thanh long đã được xuất khẩu sang các nước gồm Trung Quốc, Singapore, Đài
Loan, Hồng Kông, Malaysia, Hà Lan, Đức. Hình thức xuất khẩu: Xuất khẩu theo phương
thức bán nội địa tại biên giới Việt Nam cho thương nhân Trung Quốc không qua thủ tục
xuất khẩu, các nước còn lại xuất khẩu trực tiếp.
 Bảo quản sau thu hoạch :
Một số sơ sở thu mua áp dụng công nghệ tiên tiến về bảo quản thanh long sau
thu hoạch thu được kết quả tốt :

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A


12


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
- Hội viên là Công ty TNHH thanh long Hoàng hậu đã tiếp nhận dây chuyền xử
lý quả thanh long trước khi đóng gói từ nguồn hỗ trợ của dự án quốc gia của Bộ
Khoa học – Công nghệ, thông qua Phân Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau
thu hoạch thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây là dây chuyền đầu
tiên do Việt Nam thiết kế, chế tạo áp dụng cho quả thanh long. Từ khi tiếp nhận
(6/2005) đến nay đã xử lý 1.000 tấn quả thanh long.
- Đã có 3 cơ sở thu mua áp dụng công nghệ hoạt hóa điện hóa – Eca (sử dụng thiết
bị ECAWA sản xuất dung dịch hoạt hóa điện hóa từ nước muối loãng bằng phương
pháp điện hoá do Trung tâm phát triển công nghệ cao chế tạo) để xử lý quả thanh
long trước khi đóng thùng xuất khẩu.
 Hoạt động xúc tiến thương mại :
Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu là Hội viên tham gia nhiều nhất các Hội
chợ và triển lãm. Sản phẩm thanh long của Công ty tại “Hội chợ quốc tế thương hiệu
nổi tiếng tại Việt Nam năm 2005” tổ chức ở Hà Nội đã đạt danh hiệu “Thương hiệu
có uy tín với người tiêu dùng 2005“ và ở “Hội chợ Nông-Lâm nghiệp và Thuỷ sản
Quốc tế-Việt Nam“ tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, đạt “Cúp vàng nông
nghiệp”.
DNTN Phương Giảng và Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu là 2 trong 6 doanh
nghiệp của Bình Thuận được Bộ Thương mại chọn là “Doanh nghiệp xuất khẩu có
uy tín” được đăng trên trang Webside của Bộ Thương mại.
2.2.2.2

Kết quả hoạt động năm 2006

 Kết quả sản xuất, kinh doanh của Hội viên :

- Trong lĩnh vực sản xuất:
Tổng hợp của 52 Hội viên sản xuất có diện tích gieo trồng 159,7 ha, trong đó diện
tích thu hoạch 134 ha, với sản lượng 4.422 tấn, ước tổng giá trị sản xuất 17,6 tỷ
đồng. Trong đó Hội viên có giá trị sản xuất cao nhất trên 7 tỷ đồng.
- Trong lĩnh vực Xuất khẩu :
Mặc dù số hội viên tham gia xuất khẩu trực tiếp giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu
vẫn phát triển nhanh, đạt 7,48 triệu USD, chiếm 49,5% kim ngạch xuất khẩu nông
sản và 51,6% kim ngạch xuất khẩu thanh long của tỉnh, tăng thêm 57% so với năm

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

13


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
2005. Các Hội viên thu mua đều thực hiện kênh phân phối là bán buôn trong nước
và xuất khẩu.
- Thị trường thiêu thụ:
Thanh long được xuất khẩu chủ yếu sang 9 nước gồm Trung Quốc, Đài Loan, Thái
Lan, Singapo, Hồng Kông, Malaysia, Indonexia, Hà Lan, Đức.
 Bảo quản sau thu hoạch :
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, các hội viên luôn quan tâm tới vấn đề vệ sinh
an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất tới bảo quản sau thu hoạch. Một số sơ sở thu
mua áp dụng công nghệ tiên tiến về bảo quản thanh long sau thu hoạch thu được kết
quả tốt như Công ty TNHH thanh long Hoàng hậu từ khi tiếp nhận dây chuyền xử lý
quả thanh long trước khi đóng gói (6/2005) đến nay đă xử lý trên 1.400 tấn quả
thanh long.
 Xúc tiến thương mại :
- Hàng hóa tốt nhưng không biết quảng bá là một “sự lãng phí lớn tài sản”của
mình. Nhận thức về vấn đề này, các Hội viên xuất khẩu ngày càng chú trọng tới hoạt

động xúc tiến thương mại. Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu vẫn là Hội viên
tham gia nhiều nhất các Hội chợ và triển lãm. Sản phẩm thanh long của Công ty tại
Hội chợ Nông nghiệp - Nông thôn 2006 được công nhận danh hiệu “Trâu vàng đất
Việt”, Công ty được nhận giải thưởng Sao vàng đất Việt lần thứ
- Năm 2006 là năm đầu tiên DNTN Thương mại Phương Giảng tham gia Hội
chợ, triển lãm; tại “Hội chợ quốc tế thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2006”
tổ chức ở Hà Nội doanh nghiệp đã đạt danh hiệu “Thương hiệu có uy tín với người
tiêu dùng năm 2006“.
- DNTN Phương Giảng và Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu là 2 trong 6
doanh nghiệp của Bình Thuận tiếp tục được Bộ Thương mại chọn là “Doanh nghiệp
xuất khẩu có uy tín” được đăng trên trang Webside của Bộ Thương mại. Trong lễ
trao thưởng vượt xuất khẩu năm 2005 so với năm 2004, Bình Thuận có 5 doanh
nghiệp được thưởng thì trong đó có hai Hội viên là DNTN Phương Giảng được nhận
tiền thưởng lần thứ 2, Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu được nhận tiền thưởng
lần thứ 1. Trong thời gian tới hai Hội viên này sẽ được Bộ Thương mại trao cúp và

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

14


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
bằng khen vì đã đạt danh hiệu Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 3 năm liên tục tại Hội
nghị Thương mại toàn quốc.
2.2.2.3 Kết quả hoạt động năm 2007
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới đã tạo
ra nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng xuất hiện những thách thức, khó khăn.
 Kết quả sản xuất kinh doanh của Hội viên :
- Trong lĩnh vực sản xuất:
Tổng hợp của 72 Hội viên sản xuất diện tích gieo trồng 275 ha, trong đó diện tích

thu hoạch 200 ha, với sản lượng 6.400 tấn, có tổng giá trị sản xuất 38,4 tỷ đồng.
Trong đó Hội viên có giá trị sản xuất cao nhất trên 9 tỷ đồng.
- Trong lĩnh vực xuất khẩu :
Số hội viên tham gia xuất khẩu tăng thêm 3, kim ngạch xuất khẩu 8,4 triệu USD,
nhưng do một Hội viên thành lập thêm Công ty TNHH nên kim ngạch xuất khẩu của
Hiệp hội chỉ đạt 6,49 triệu USD (11.020 tấn), so với năm 2006 giảm 16%, chiếm
26,1% kim ngạch xuất khẩu nông sản và 41,5% kim ngạch xuất khẩu thanh long của
tỉnh.
-

Thị trường tiêu thụ :

Thanh long đã được xuất khẩu sang 11 nước gồm Trung Quốc, Singapo, Đài Loan,
Hồng Kông, Malaixia, Indonexia, Thái Lan, Hà Lan, Đức, Pháp, Canađa. So với
năm 2006 thì năm 2007 bước đầu mở thêm thị trường Đức nhưng lại không xuất
sang thị trường các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
 Xúc tiến thương mại:
- Các Hội viên là doanh nghiệp vẫn giữ vững những danh hiệu với người tiêu
dùng và nhà nhập khẩu như Thương hiệu có uy tín với người tiêu dùng, Doanh
nghiệp xuất khẩu uy tín... Bộ Thương mại trao bằng khen cho 6 doanh nghiệp xuất
khẩu uy tín của Bình Thuận thì trong đó có 3 doanh nghiệp là hội viên của Hiệp hội
(Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu, DNTN thương mại Phương Giảng, DNTN
rau quả Bình Thuận)

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

15


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh

- Hai hội viên sản xuất được UBND tỉnh tặng bằng khen Nông dân sản xuất, kinh
doanh giỏi tại Hội nghị tổng kết phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh
giỏi lần thứ V (2005-2007).
2.2.2.4 Kết quả hoạt động năm 2008
Năm 2008 là năm thứ hai Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới, đã tạo
ra nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng xuất hiện những thách thức, khó khăn.
 Kết quả sản xuất, kinh doanh :
- Sản xuất :
Kết quả tổng hợp của 75 Hội viên sản xuất, tổng diện tích gieo trồng 314 ha, trong
đó diện tích thu hoạch 210 ha, với sản lượng 4.620 tấn, có tổng giá trị sản xuất 27,7
tỷ đồng. Trong đó Hội viên có giá trị sản xuất cao nhất trên 10 tỷ đồng.
- Kinh doanh :
Năm 2008 xuất khẩu 13.360 tấn, chiếm 53,44% sản lượng thanh long xuất khẩu
của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu của Hiệp hội 8,02 triệu USD (chiếm 53,82 % kim
ngạch xuất khẩu thanh long, chiếm 51,32% kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh),
tăng 23,6% so với năm 2007.
- Thị trường tiêu thụ :
Các Hội viên thu mua đều thực hiện kênh phân phối là bán buôn trong nước và
xuất khẩu.
Thanh long đã được xuất khẩu sang 12 nước (Trung Quốc, Xinh-ga-po, Đài Loan,
Hồng Kông, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Hà Lan, Anh, Mỹ, Đức, Canađa).
So với năm 2007 thì năm 2008 bước đầu giới thiệu sản phẩm với thị trường Mỹ
(12,5 tấn), Anh (26,6 tấn) nhưng lại không xuất sang thị trường Pháp; tiếp tục giới
thiệu với thị trường Đức 11 tấn.
Hình thức xuất khẩu : đối với Trung Quốc vừa xuất khẩu trực tiếp vừa xuất khẩu
theo phương thức bán nội địa tại biên giới Việt Nam cho thương nhân Trung Quốc
không qua thủ tục xuất khẩu, các nước còn lại xuất khẩu trực tiếp.
 Bảo quản sau thu hoạch và sử dụng chỉ dẫn địa lý Bình Thuận :
- Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu và HTX sản xuất thanh long theo tiêu
chuẩn Châu Âu Hàm Minh đã được Cục kiểm dịch động thực vật Mỹ và Trung tâm


Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

16


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
kiểm dịch xuất nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp – PTNT Việt Nam chứng nhận đạt
tiêu chuẩn nhà đóng gói để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
- Tháng 10/2008 Sở Khoa học-công nghệ đã cấp phép sử dụng Chỉ dẫn địa lý
“Bình Thuận” cho sản phẩm quả thanh long 283 ha và 11.363 m2 khu sơ chế đóng
gói, trong đó Hội viên của Hiệp hội là 261 ha và 10.495 m2.
- Hiệp hội tiếp tục liên hệ với Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam (Sophi) và
Viện nghiên cứu rau quả, cây lương thực của New Zealand để tiếp tục thực hiện Dự
án hỗ trợ nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap trong chương trình mở rộng
sản xuất quả thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGap giai đoạn 2.
 Hoạt động xúc tiến thương mại :
Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu xuất khẩu 12,5 tấn đầu tiên sang Mỹ kết
hợp tham quan Hội chợ rau quả ở bang Califlorida để tìm hiểu thị trường.
Sở Công thương đang đề nghị Bộ Công thương xét chọn 4 “doanh nghiệp xuất
khẩu uy tín năm 2008” để đưa lên cổng thương mại điện tử quốc gia, trong đó có hai
hội viên là Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu và DNTN rau quả Bình Thuận.
2.2.2.5 Kết quả hoạt động năm 2009
- Hàng năm, trái thanh long Bình Thuận xuất khẩu sang hơn 20 quốc gia trên
thế giới. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu trái cây này đã có sự giảm sút
so với cùng kỳ (sản lượng xuất khẩu là 8.267,7 tấn, đạt kim ngạch 5,727 triệu USD,
đạt 67,55% so với cùng kỳ và 27,72% so với kế hoạch năm 2009). Đến lúc này,
thanh long mới bộc lộ rõ hơn tồn tại, hạn chế trong việc sản xuất kinh doanh bền
vững. Nhiều nước đã bảo hộ mậu dịch bằng việc dựng lên các hàng rào kỹ thuật và
kiểm soát ngày càng chặt hơn về ATVSTP. Đến đầu năm 2009, nhiều thị trường lớn

Đài Loan, Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu thanh long do chất lượng chưa
được

kiểm

soát.

- Đứng trước nguy cơ mất thương hiệu, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, Hiệp
hội trái cây Việt Nam (Vinafruit) và tỉnh Bình Thuận đã nhanh chóng đưa ra những
biện pháp để khắc phục hạn chế của trái thanh long. Tỉnh Bình Thuận cũng đang
nhanh chóng tiến hành nghiệm thu và dán nhãn VietGap (thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam) cho thanh long. Đến cuối năm 2009 đánh
giá nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận VietGap cho hơn 3.000 ha thanh long của
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

17


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
133 nhóm liên kết. Và đến năm 2010 sẽ hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận VietGap
trên toàn diện tích thanh long ở tỉnh để lần lượt được chỉ dẫn địa lý Bình Thuận cho
sản phẩm. Từ đây, việc mua bán, xuất khẩu thanh long sẽ thuận lợi và an toàn, vì có

thể truy nguồn gốc xuất xứ hàng hóa qua mã vùng, mã vạch đã chuẩn hóa trong
những

trường

hợp


cần

thiết.

- Vinafruit cũng đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận đăng ký thương hiệu "Thanh
Long Bình Thuận" ở cả trong và ngoài nước. Tiếp đó xây dựng trang web để quảng
bá về loại trái cây độc đáo này. Đây là chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa một công cụ hết sức quan trọng giúp bình ổn chất lượng và danh tiếng của loại trái
được coi là đặc sản địa phương. Thương hiệu thanh long Bình Thuận sẽ có cơ hội
vượt ra xa hơn nữa và thâm nhập vào các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ,
Nhật Bản, mà trước hết tập trung vào châu Âu.
- Với những nỗ lực, kiểm soát cũng như chỉ dẫn địa lý dần dần hình thành, thanh
long đã thâm nhập được vào thị trường Nhật Bản và “tái xuất” tại Đài Loan. Mỹ là
thị trường khó tính, song đến nay, thanh long Bình Thuận đã đáp ứng được các yêu
cầu nghiêm ngặt như: không có sâu bệnh, trước khi xuất khẩu phải được chiếu xạ
với một liều lượng nhất định bằng những phương tiện được APHIS chứng nhận.
Ngoài ra, mỗi lô hàng xuất khẩu đều phải có giấy chứng nhận của Cục Bảo vệ Thực
vật Việt Nam. Giấy chứng nhận này cũng phải nêu rõ việc xử lý và kiểm tra thanh
long đã được thực hiện theo quy định của APHIS….
2.3 Tiêu chuẩn của Việt Nam cho quả thanh long:
Được Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh (VNCI) tài trợ kinh phí cho Hiệp
hội thanh long Bình Thuận, Tiêu chuẩn Việt Nam quả thanh long lần đầu tiên được
ban hành, làm tiêu chuẩn cho người sản xuất, nhà kinh doanh, nhà xuất nhập khẩu.
Nội dung của Tiêu chuẩn Việt Nam quả thanh long theo Quyết định số 227/QĐBKHCN ngày 17/02/2006 của Bộ khoa học và Công nghệ ban hành Tiêu chuẩn Việt
Nam quả thanh long : TCVN 7523 : 2005
Tiêu chuẩn này áp dụng cho quả thanh long vỏ đỏ ruột đỏ và vỏ đỏ ruột trắng,
có xử lý hoặc không xử lý để bán cho người tiêu dùng dưới dạng tươi.Tiêu chuẩn
này không bao gồm các loại quả thanh long dùng cho chế biến công nghiệp.
- Nội dung bao gồm:
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A


18


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
1 Yêu cầu kỹ thuật:
1.1Yêu cầu về ngoại quan:
1.1.1 Yêu cầu chung:
- Nguyên vẹn, lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng;
- Không có vết nứt trên vỏ;
- Chắc tự nhiên;
- Sạch và không tạp chất lạ nhìn thấy bằng mắt thường;
- Không có hơi nước đọng bên ngoài, trừ khi mới đưa ra từ thiết bị bảo quản
lạnh;
- Không có mùi, vị lạ;
- Tai cứng, không nứt, có màu xanh đặc trưng cho từng loại;
- Có cuống dài từ 5 mm đến 15 mm;
- Không có sinh vật hại ảnh hưởng đến ngoại quan chung của sản phẩm.
1.1.2 Yêu cầu cụ thể:
- Dạng quả : quả có hình dạng tự nhiên, bóng láng, khoang mũi không sâu
quá 4 cm.
- Trạng thái quả : cứng chắc, ruột bên trong có màu sắc đặc trưng của từng
loại thanh long.
- Màu sắc của quả : màu đỏ đều.
1.1.3 Yêu cầu về độ chín và thu hái
Thanh long phải đạt được độ chín thích hợp và phải được thu hái cẩn thận.
2 Phân hạng
Thanh long được phân thành 3 hạng như sau :
2.1 Hạng “đặc biệt”
Thanh long thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất. Chúng phải đặc trưng
cho từng giống khác nhau và/ hoăc thuộc loại thương mại; không có khuyết tật, trừ

các khuyết tật rất nhỏ trên bề mặt nhưng không ảnh hưởng tới chất lượng và ngoại
quan chung.
2.2 Hạng 1
Thanh long thuộc hạng này phải có chất lượng tốt. Chúng phải đặc trưng cho từng
giống khác nhau và/ hoặc loại thương mại, cho phép có :
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

19


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
- Khuyết tật nhẹ về hình dạng.
- Khuyết tật nhẹ trên vỏ quả nhưng không quá 2 đốm xanh nhỏ do côn trùng
và tổng diệt tích khuyết tật không được vượt quá 1 cm2, không có nấm bệnh.
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật không được ảnh hưởng đến thịt quả và
không được ảnh hưởng tới chất lượng và ngoại quan chung.
2.3 Hạng 2
Hạng 2 này bao gồm Thanh long không đạt các yêu cầu của các cấp loại trên,
nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu chung quy định trong 4.1.1 và cho phép có
khuyết tật trên vỏ của quả nhưng tổng diện tích khuyết tật không được vượt quá 2
cm2, không có nấm bệnh.
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật không được ảnh hưởng đến thịt quả và
không được ảnh hưởng tới chất lượng và ngoại quan chung.
3. Yêu cầu về kích cỡ
Kích cỡ được xác định bằng khối lượng của quả, theo bảng sau :
Mã kích cỡ
B
C
D
E

F
G
H
I

Khối lượng (gam)
151- 200
201- 250
251- 300
301- 400
401- 500
501- 600
601- 700
> 701

4. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quả:
4.1 Bao gói:
4.1.1 Yêu cầu về độ đồng đều:
Trong mỗi đơn vị bao gói, sản phẩm phải đồng nhất và chỉ chứa thanh long cùng
hạng, cùng loại hoặc cùng loại thương mại, cùng chất lượng và kích cỡ.
4.1.2 Yêu cầu về bao gói
Bao bì dùng để bao gói quả Thanh long phải sạch, không có mùi lạ. Vật liệu bao
gói tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải mới, sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

20


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh

phẩm. Bao bì phải đảm bảo chất lượng, thông thoáng, thích hợp cho bảo quản và
vận chuyển.
4.2 Ghi nhãn
4.2.1 Dấu hiệu nhận biết
Tên và địa chỉ nhà xuất khẩu, nhà đóng gói hoặc nhà vận chuyển, dấu hiệu nhận
biết (tuỳ chọn).
4.2.2 Bản chất sản phẩm
Tên của sản phẩm, loại thương mại được xác định bởi màu sắc của vỏ quả và ruột
quả.
4.2.3 Nguồn gốc sản phẩm
Quốc gia và vùng trồng thanh long.
4.2.4 Nhận biết về thương mại
- Hạng;
- Kích cỡ (mã kích cỡ hoặc lượng tính bằng gam);
- Số lượng quả hoặc khối lượng tịnh (tuỳ chọn).
4.3 Vận chuyển
Thanh long phải được vận chuyển bằng phương tiên chuyên dùng, sạch, đảm bảo
duy trì được chất lượng của sản phẩm trong quá trình vận chuyển. Không vận
chuyển thanh long chung với các sản phẩm có mùi.
4.4 Bảo quản
Nên bảo quản thanh long ở nhiệt độ từ 50C đến 100C
2.3

Giống

Ma trận SWOT:
Điểm mạnh
- Giống thanh long Bình

Điểm yếu

- Chưa đa dạng giống, chủng lọai.

Thuận là giống vỏ đỏ, ruột

Cho đến nay vẫn chủ yếu 1 lọai

trắng, dễ trồng, dễ chăm sóc,

giống, trong khi các nước khác đã

ít sâu bệnh

xuất khẩu cả 4 lọai (Loại ruột đỏ vỏ

- Vỏ tương đối dày, ít hao tổn

đỏ mới lai tạo, chưa trồng đại trà để

trong thu họach và vận

có giá trị xuất khẩu. Các giống khác

chuyển (10%)

vẫn đang nghiên cứu trong phòng thí

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

21



GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
nghiệm)
Đất đai

- Điều kiện thổ nhưỡng, khí

- Từ lâu do cây trồng manh mún,

hậu tỉnh Bình Thuận rất thích

không tập trung, nên việc xây dựng

hợp cho thanh long phát triển,

cơ sở hạ tầng cho diện tích rộng gặp

phù hợp mở rộng quy mô địa

nhiều khó khăn

bàn cả tỉnh

- Giá đất vẫn còn cao, chưa có chính

- Đã có quy họach đất đai và

sách trợ giúp giá cho người nông dân

chương trình phát triển thanh

long tới 2010 với quỹ đất dự
tính tăng gấp 2 lần hiện tại
Chất

- Có thể đạt được nhiều lọai

- Chất lượng không ổn định do ý thức

lượng sản

kích cỡ và trái có chất lượng

tuân thủ quy định trồng trọt của

phẩm

xuất khẩu phù hợp với yêu

người dân chưa cao

cầu nhiều thị trường khác

- Vấn đề vệ sinh và an tòan cho trái

nhau

thanh long vẫn chưa được đảm bảo
rộng khắp (mức độ dư lượng thuốc
trừ sâu còn cao..)
- Chất lượng sản phẩm, nhìn chung

chưa đạt được những tiêu chuẩn của
các thị trường khó tính như Châu Âu,
Mỹ, Nhật Bản

Giá cả

-Nhìn chung giá bán thanh

- Giá thị trường không kiểm sóat

long nội địa khá rẻ, so với một

được, thiếu sự quan tâm các hiệp hội

số lọai trái cây khác, khiến

doanh nghiệp, chính quyền đặc biệt

cho lợi nhuận xuất khẩu cao

trong mùa thuận khi cung vượt quá
cầu khiến cho giá hạ, ảnh hưởng lên
lợi nhuận của người nông dân
- Giá chuyên chở cho xuất khẩu cao,
trong khi giá thu mua xuất khẩu giảm

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

22



GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh

Sản lượng - Cho tới nay hoạt động trồng

- Hoạt động xuất khẩu thanh long

& xuất

và tiêu thụ thanh long tại Bình

chưa tương xứng với kết quả sản

khầu

Thuận đã đạt được những

xuất, mặc dù tốc độ tăng trưởng sản

thành tựu đáng kể, cụ thể là

lượng thanh long xuất khẩu hàng

tốc độ tăng sản lượng rất

năm trong 3 năm gần đây đạt cao

nhanh chóng trong 5 năm gần

( trên 50 %) song vẫn chưa đáp ứng


đây như đã trình bày ở trên.

được yêu cầu tiêu thụ sản phẩm của

- Thanh long Việt nam đã có

địa phương.

thị trường xuất khẩu, là nước
có thị phần xuất khẩu cao,
nước xuất thanh long đầu tiên
trong khu vực, được nhiều
Sự quan

nứớc biết đến.
-Tỉnh Bình Thuận đã có nhiều

- Việc phát triển cây thanh long một

tâm các tổ đóng góp và quan tâm như có

thời gian dài trước đây còn mang tính

chức

các chương trình quy họach

tự phát, vùng trồng phân tán nên ảnh


mở rộng diện tích đật trồng

hưởng lớn đến việc điều chỉnh theo

thanh long, khuyến khích

qui hoạch hiện nay, khó tổ chức đầu

trồng trọt và ưu tiên đầu tư

tư hạ tầng hỗ trợ, ảnh hưởng đến việc

cây thanh long, xây dựng

chuyển dịch cơ cấu kinh tế

được một số điển hình thành

- Công tác nghiên cứu thị trường, xúc

công v.v

tiến thương mại trên lĩnh vực này còn

- Các tổ chức quốc tế cũng

hạn chế. Chưa xâm nhập mạnh mẽ

tham gia gầm đây nhiều dự án


được vào các thị trường tiềm năng

tăng tính cạnh tranh cho trái

như Châu Âu, Bắc Mĩ,

thanh long

Nhật Bản mặc dù nhu cầu nhập khẩu
của các nước này rất cao.

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

23


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh

Cơ hội
Phát triển -Việt Nam hiện có cơ hội lớn

Thách thức
-Sản lượng thanh long ngày mỗi cao,

sản phẩm

trong việc phát triển giống cây

nhưng thiếu thị trường xuất – đầu ra


trồng mới, đa dạng hóa sản

của sản phẩm khiến ảnh hưởng đến

phẩm phục vụ xuất khẩu như

lợi nhuận của người trồng

trồng thêm giống mới, áp dụng
kỹ thuật thay mầu quả, giữ màu
ruột v.v. nhờ có sự nghiên cứu
của các viện cây ăn quả, có sự
Thương

hỗ trợ của các tổ chức quốc tế
-Hiện tại đã có một vài thương

Mặc dù đã có một số thương hiệu

hiệu

hiệu thanh long như Hòang Hậu,

thanh long Việt nam, nhưng 60%

Ticay, Long Hòa, đã được biết

xuât khẩu vẫn còn dưới thương hiệu

đến trên thương trường thế giới


nước nhập khẩu sẽ khiến cho thanh

có cơ hội tiếp tục tăng thị phần

long của Việt nam nói chung và Bình

xuất khẩu

Thuận nói riêng gặp đe dọa mất
thương hiệu trên một số thị trường

Cạnh

Sự cạnh tranh lành mạnh cũng

quốc tế
Sự gia nhập AFTA, nhất là WTO sẽ

tranh

là cơ hội cho thanh long Việt

khiến cho sự cạnh tranh hết sức gay

Nam tự khẳng định và hòan

gắt và khốc liệt cho chính sản phẩm

thiện hơn trên thương trường


thanh long Việt nam trên sân nhà trực

(đạt các chứng chỉ cần thiết,

tiếp, hoặc gián tiếp khi việc không

đảm bảo chất lượng ổn định...)

đánh thuế cho các sản phẩm
trái cây Trung Quốc, Thái Lan v.v.
tràn vào thị trường

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

24


GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP- KIẾN NGHỊ
3.1 Giải pháp:
- Đối với việc kiểm dịch trái thanh long khắc phục trong việc xử lý kiểm dịch
thanh long bằng chiếu xạ đang được áp dụng hiện hành và quy trình thu hoạchvận chuyển hiện nay. Mặc khác, cần có đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia
về cường độ chiếu xạ áp dụng trên trái thanh long để vừa đảm bảo điều kiện vệ
sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm sau khi chiếu xạ để không ảnh
hưởng đến khâu bảo quản - tiêu thụ sản phẩm.
- Thanh long ruột đỏ là sản phẩm được ưa chuộng ở thị trường Mỹ và Nhật,
do đó để tăng khả năng xuất khẩu sang các thị trường này cần mở rộng diện tích
trồng thanh long tại các khu vực Bình Thuận, Phú Yên,thậm chi là trồng xen kẻ

xuống các ruộng lúa.
- Tuy trái thanh long là một trong ba lọai sản phẩm chủ lực xuất khẩu của
Việt Nam nhưng thị trường xuất khẩu vẫn còn hẹp. Nguyên nhân là sản phẩm trái
thanh long của Việt Nam chưa có thương hiệu và đủ các tiêu chuẩn hàng hóa như
EURAPGAP (tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của châu Âu) hoặc
ASIANGAP (châu Á). Bên cạnh đó, việc tổ chức thâm nhập thị trường còn hạn chế,
ngoài một số nhà xuất khẩu chính như Công ty Xuất khẩu thanh long Hoàng Hậu,
đã có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, một lượng lớn thanh
long đang lưu thông trên thị trường vẫn còn mang danh nghĩa của nhà nhập khẩu.
Vì vậy, mặt hàng thanh long vẫn còn xuất khẩu dưới dạng ủy thác hay gia công
hàng xuất khẩu cho các công ty nước ngoài.do vậy,để tăng sản lượng xuất khẩu
thanh long,chúng ta cần phải khẳng định được thương hiệu của mình trên trường
quốc tế.
- Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa - Viện Khoa học kinh tế nông nghiệp miền
Nam, để phát triển cây thanh long theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đến năm 2010 (tăng diện tích canh tác lên 17.000ha) cũng như tăng
thêm nguồn thu nhập cho người canh tác, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A

25


×