Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Khảo sát, đánh giá tình hình xử lý, quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực hàm tiến – mũi né, TP phan thiết, tỉnh bình thuận đề xuất một số biện pháp xử lý, quản lý rác hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.97 KB, 31 trang )

1

-

-

TÁC GIẢ: Lữ Thị Nhạn
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tinh cần thiết của đề tài
Thành phố Phan Thiết là một thành phố tuy nhỏ nhưng tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh
đặc biệt là tiềm năng về du lịch.Phan Thiết cách thành phố Hố Chí Mình 198 km về phía Đông
do đó rất thuận lợi để phất triển kinh tế xã hội.Trong các năm gần đây Phan Thiết xác định được
tiềm năng phát triển Du lịch của mình, đã có những nỗ lực nhằm thu hút vốn đầu tư trong lĩnh
vực dịch vụ du lịch và đạt được nhiều kết quả khả quan.
Khu vục Hàm Tiến - Mũi Né là một xã và một phường nằm ở phía Đông thành phố Phan
Thiết, với diện tích tự nhiên là 11.648ha, dân số là 36000 người là vùng trọng điểm du lịch của
thành phố Phan Thiết.
Giải quyết vấn đề rác thải đô thị là môt bài toán phức tạp ở khâu thu gom, phân loại tại
nguồn đến vận chuyển và xử lý. Đây là vấn đề sống còn của thành phố trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội và chăm lo đời sống nhân dân.Đó là niềm bức xúc hàng đầu của Chính quyền và
nhân dân Phan Thiết.
1.2 Nội dung thực hiện
- Tìm hiểu thực trạng rác thải tại khu vực Hàm Tiến - Mũi Né
- Nghiên cứu ảnh hường của rác thải đến môi trường
- Khảo sát tình hình quản lý thông qua việc tìm hiểu hoạt động thu gom, vận chuyển xử
lý của Công ty Công Trình Đô thị thảnh phố Phan Thiết. Từ đó đánh giá nhận định tình hình và
đề ra một số biện pháp hiệu quả đảm bảo vệ sinh môi trường sạch đẹp.
1.3 Ý nghĩa đề tài
Đe tài đưa ra những số liệu cụ thể về thành phần rác thải, diễn biến của các loại rác thải
tốc độ phát sinh rác thải, mặt khác qua khảo sát xung quanh bãi rác Bình Tú thấy được mức độ
ô nhiễm môi trường. Do vậy thấy được sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình xử lý rác


thải của thành phố cũng như của khu vực Hàm Tiến - Mũi Né..
1.4 Giới hạn đề tài
- Đề tài nhằm giải quyết vấn đề thu gom vận chuyển xử lý chất thải rắn ở xã Hàm Tiến
và phường Mũi Né, thuộc thành phố Phan Thiết gọi tắt là khu vực Hàm Tiến - Mũi Né
- Do thời gian hạn chế đề tài chỉ đi sâu vào hoạt động thu gom, vận chuyển rác của Công
ty Công Trình Đô Thi thành phố Phan Thiết
- Quá trình thực hiện dựa trên cơ sở khảo sát tìm hiểu nghiên cứu và tồng hợp để làm rõ
vấn đề cần quan tâm
1.5. Tổng quan tài liệu.
1.5.1. Tinh hình nghiên cứu ngoài nước.
Xử lý rác thải ở một số nước châu Á:
- Nhật Bản:
Theo số liệu của Cục Y tế và Môi sinh Nhật Bản, hàng năm nước này có khoảng 450
triệu tấn rác thải, trong đó, phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng số rác thải
trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy
để tái chế. số còn lại được xử lý bằng cách đốt, hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Chi phí cho
việc xử lý rác hàng năm tính theo đầu người khoảng 300 nghìn Yên (khoảng 2.500 USD). Như
vậy, lượng rác thải ở Nhật


2

-

-

Bản rất lớn, nếu không tái xử lý kịp thời thì môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhận thức được vấn đề này, người Nhật rất coi trọng bảo vệ môi trường. Trong nhiều năm
qua, Nhật Bản đã ban hành 37 đạo luật về bảo vệ môi trường, trong đó, Luật 'Xúc tiến sử dụng
tài nguyên tái chế" ban hành từ năm 1992 đã góp phần làm tăng các sản phẩm tái chế. Sau đó,

Luật "Xúc tiến thu gom, phân loại, tái chế các loại bao bì" được thông qua năm 1997, đã nâng
cao hiệu quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách xác định rõ trách nhiệm của các bên
liên quan. Hiện nay, tại các thành phố của Nhật Bản, chủ yếu sử dụng công nghệ đốt để xử lý
nguồn phần rác thải khó phân hủy. Các hộ gia đình được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác
hữu cơ dễ phân hủy, được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost, góp
phần cải tạo đất, giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón; loại rác không cháy được
như các loại vỏ chai, hộp..., được đưa đến nhà máy phân loại để tái chế; loại rác khó tái chế,
hoặc hiệu quả không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng. Các
loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình
phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện
cụm dân cư. Đối với những loại rác có kích thước lớn như tủ lạnh, máy điều hòa, ti vi, giường,
bàn ghế... thì phải đăng ký trước và đúng ngày quy định sẽ có xe của Công ty vệ sinh môi trường
đến chuyên chở. Nhật Bản quản lý rác thải công nghiệp rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất tại Nhật Bản phải tự chịu trách nhiệm về lượng rác thải của mình theo quy định các luật
về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Chính quyền tại các địa phương Nhật Bản còn tổ chức các chiến
dịch “xanh, sạch, đẹp” tại các phố, phường, nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Chương
trình này đã được đưa vào trường học và đạt hiệu quả.
- Xingapore:
Xử lý rác thải đã trở thành vấn đề sống còn ở Xingapo. Đe đảm bảo đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế và công nghiệp hoá nhanh, năm 1970, Xingapo đã thành lập đơn vị chống ô nhiễm
(gọi tắt là APU), có nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm không khí và thanh tra, kiểm soát các ngành
công nghiệp mới. Bộ Môi trường (ENV) được thành lập năm 1972 có chức năng bảo vệ và cải
thiện môi trường. Bộ đã thực hiện các chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng và các biện pháp
mạnh, nhằm hạn chế lũ lụt, ngăn chặn và kiểm soát nạn ô nhiễm nguồn nước và quản lý chất
phế thải rắn.
Hiện nay, toàn bộ rác thải ở Xingapo được xử lý tại 4 nhà máy đốt rác. Sản phẩm thu được
sau khi đốt được đưa về bãi chứa trên hòn đảo nhỏ Pulau Semakau, cách trung tâm thành phố 8
km về phía Nam. Chính quyền Xingapo khi đó đã đầu tư 447 triệu USD để có được một mặt
bằng rộng 350 ha chứa chất thải. Mỗi ngày, bãi rác Semakau tiếp nhận 2.000 tấn tro rác.
Theo tính toán, bãi rác Semakau sẽ đầy vào năm 2040. Để bảo vệ môi trường, người dân

Xingapo phải thực hiện 3R: Reduce (giảm sử dụng), reuse (dùng lại) và recycle (tái chế), để kéo
dài thời gian sử dụng bãi rác Semakau càng lâu càng tốt, và cũng giảm việc xây dựng nhà máy
đốt rác mới. Tại Xingapo, khách du lịch dễ dàng thấy những hàng chữ bằng tiếng Anh trên các
thùng rác công cộng "đừng vứt đi tương lai của bạn" kèm với biểu tượng “recyle”.
Chính phủ Xingapo còn triển khai các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức và sự
hiểu biết về môi trường của người dân, nhằm khuyến khích họ tham gia tích cực trong việc bảo
vệ và gìn giữ môi trường. Chương trình giáo dục về môi trường đã được đưa vào giáo trình giảng
dạy tại các cấp tiểu học, trung học và đại học. Ngoài các chương trình chính khoá, học sinh còn
được tham gia các chuyến đi dã ngoại đến các


3

-

-

khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở tiêu huỷ chất phế thải rắn, các nhà máy xử lý nước và các nhà
máy tái chế chất thải. Tháng 7 năm 2008, Xingapo đã thông qua hai sáng kiến trị giá khoảng 8,8
triệu USD, nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước phát triển công nghệ môi trường
và nguồn năng lượng bền vững. Sáng kiến thứ nhất, Trung tâm Đổi mới Công nghệ nước và môi
trường sẽ giúp các doanh nghiệp Xingapo thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất
và kinh doanh. Sáng kiến thứ hai, là Chương trình phát triển năng lực về công nghệ môi trường
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghệ môi trường. Chương trình này dự kiến
sẽ mang lại lợi ích cho hơn 60 doanh nghiệp hoạt động trong ngành xử lý chất thải, nước, năng
lượng sạch, quản lý chất thải rắn và tái chế.
1.5.2.
Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, văn bản đầu tiên về công tác kiểm tra, chống ô nhiễm môi trường đă được Hội
đồng Chính phủ ban hành ngày 31/12/1964 tại Nghị định số 194/CP "điều lệ giữ gìn vệ sinh bảo

vệ sức khoẻ".
Năm 1971, Bộ Y tế ban hành bản "Hướng dẫn thi hành điều lệ giữ gìn vệ sinh", trong đó
có phần vệ sinh môi trường, nhưng chưa đầy đủ vì chưa thành luật pháp nhà nước buộc mọi
người tuân theo.
Đen năm 1980, Hiến pháp sửa đổi có điều 36 qui định về nghĩa vụ thực hiện chính sách
bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống
đối với mọi công dân.
Hiện nay, Việt Nam đă xây dựng được một khung pháp lý phù hợp đối với các hoạt động
bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTR nói riêng như: Luật Bảo vệ môi trường được Quốc
hội thông qua ngày 27/12/1993 và có hiệu lực từ ngày 10/1/1994. Hiện nay, Quốc hội đang thảo
luận để thông qua dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) trong đó nhấn mạnh vấn đề quản
lý chất thải nói chung và CTR nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020 với những mục tiêu cụ thể về quản lý chất thải như tỷ lệ thu gom
CTR sinh hoạt đạt 90%, xử lý và tiêu huỷ 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế.
Bên cạnh đó có các hướng dẫn về quản lý và xử lý CTR. Đây là công cụ hữu hiệu trong
quản lý CTR. Các văn bản quy phạm pháp luật về CTR và chất thải nguy hại như: Chỉ thị số
199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác
quản lý CTR ở các đô thị và KCN và Chỉ thị số 23/2005/CT- TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và KCN; Quyết định số
152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quản lý CTR
tại các đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày
2/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại, trong đó qui
định danh mục các chất thải nguy hại (Danh mục A) và chất thải không nguy hại (Danh mục B)
Ngoài ra có các văn bản hướng dẫn kỹ thuật khác cùng với hệ thống văn bản pháp lý tạo
thành hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý CTR ở Việt Nam như hệ thống các tiêu
chuẩn CTR mới được xây dựng và ban hành tiêu chuẩn Việt Nam bao gồm: TCVN 6705:2000CTR không nguy hại. Phân loại; TCVN 6706:2000 - Chất thải nguy hại. Phân loại; TCVN
6707:2000 - Chất thải nguy hại. Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa; TCVN 6696:2000 - CTR. Bãi
chôn lấp hợp vệ sinh. Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường. Trong suốt thời gian vừa qua, Chính

phủ đă tỏ rõ cam kết đối


4

-

-

với việc cải thiện công tác quản lý CTR thông qua các chính sách đầu tư cho xây dựng băi chôn
lấp, tăng cường năng lực quản lý, các văn bản pháp quy cũng như các chính sách khuyến khích
thực hiện xă hội hoá công tác quản lý CTR và hệ thống các tiêu chuẩn về quản lý CTR... Kết
quả là tỷ lệ thu gom CTR đã có chuyển biến (tăng từ 40 - 60% lẹn 75 - 80% tổng lượng CTR).
Các công nghệ xử lý và tái chế CTR tiên tiến hơn
về xử lý rác thải tại Việt Nam nói chung đến nay chủ yếu vẫn là các bãi chôn lấp chất thải.
Công nghệ xử lý CTR rất đơn giản và lạc hậu, chủ yếu là bằng cách chôn lấp. Quản lý,
xây dựng và vận hành các bãi chôn lấp hầu hết chưa tuân thủ theo các quy định hiện hành, quy
trình vận hành không đứng kỹ thuật, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, nước rò
rỉ, thẩm thấu nước rác gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng xấu đến môi
trường sống của cộng đồng dân cư.
Quá trình sử dụng và vận hành chôn lấp CTR đô thị tại các băi chôn lấp không hợp vệ sinh
đă tạo nên những "đồi rác". Thông qua các tác động của tự nhiên như nắng, mưa, gió... quá trình
phân hủy các chất thải đã gây nên sự ô nhiễm môi trường. Bãi rác bốc mùi hôi thối, các khí
mêtan, H2S... bốc lên gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh, do đó đă xảy ra tình trạng
nhân dân xung quanh ngăn chặn không cho đổ rác vào bãi.
Đối với khu vực Hàm Tiến - Mũi Né thuộc thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Ihuân tình
trạng rác thải đang rất nguy nan .Trước đây rác tại khu vực đươc đưa vào bãi rác Mũi Né nhưng
bãi rác này đã phải đóng cửa gần một năm và hiện nay rác đươc vận chuyển vào bãi rác Bình Tú
cách đó khoảng 25 km.
Năm 2005.Nguyễn Văn Sứng, Nghiên cứu quy hoạch cải tạo hệ thống thoát nước và xử

lý nước thải bảo vệ môi trường cụm du lịch ven biển Hàm Tiến - Mũi Né phục vụ phát triển
ngành du lịch Bình Thuận.Đề tài luận văn Thạc Sĩ, khóal3
Năm 2008. Dự án đầu tư công trình xử lý rác thải khu vực Hàm Tiến -Mũi Né - Thiện
Nghiệp thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận, thuộc Công Ty Công Trình Đô Thị Thành Phố
Phan Thiết nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động .
1.6. Địa điểm nghiên cứu.
Khu vực nghiên cứu là: Xã Hàm Tiến và phường Mũi Né thuộc thành phố Phan Thiết gọi
tắt là khu vực Hàm Tiến - Mũi Né
1.7. Thời gian thực hiện
Thời gian từ tháng 3 đến đầu tháng 7 năm 2009


5

-

-

Chương2. MỤC HÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Mục tiêu
- Mục tiêu tồng quát'. Đe tài nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của chiến lược quản lý
chất thải rắn ở các khu đô thị khu du lịch của Việt Nam.Quản lý hiệu quả các loại chất thải rắn
phát sinh tại các khu đô thị, thành phố nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo mục tiêu
phát triển bền vững của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá.
- Mục tiêu cụ thể'. Nghiên cứu, đề xuất biện pháp và hệ thống thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn khu vực Hàm Tiến - Mũi Né. Góp phần quy hoạch hệ thống thu gom chất thải
rắn của thành phố Phan Thiết nhằm kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
2.2 Phuơng pháp nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp khảo sát
Công việc này sẽ đi đến tận địa phương để xem xét các vấn đề hiện trạng thu gom, giờ

giấc, cách thức làm việc...để làm sáng tỏ vấn đề cần quan tâm
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu liên quan
Phưong pháp này rất cần thiết quan trọng giúp hạn chế được thời gian cách thức tiến hành
cũng như tài chính. Những tài liệu liên quan, số liệu từ các cơ quan trung tâm nghiên cứu được
các nhà nghiên cứu đi trước tiến hành khảo sát và chúng ta sử dụng lại khi liên quan đến đối
tượng đang tìm hiều.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu
Trên cơ sở thông tin cần thiết được thu thập, quan sát điều tra tiến hành phân tích chọn lọc
tổng hợp một cách logic, có hệ thống phù hợp với mục tiêu và nội dung đề ra.
2.2.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Trong suốt quá trình làm báo cáo, đặc biệt là sau báo báo ý kiến của các chuyên gia trong
ngành là rất cần thiết và quan trọng. Bằng những kiến thức, kinh nghiệm các chuyên gia sẽ đóng
góp ý kiến quý báu cho bài báo cáo tốt hơn.


6

-

-

Chương 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐÈ
3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - kỉnh tế - xã hội 3.1.1 Vị
trí địa lý

w>"<
■1Jieu#r

srt


OM v> Al util pignut ỉ
||%Ọ1Ĩ*^Ì

[7“SAjT IU
1-Hi. im
Vi
11* HHH 1r
1*■ lirlũ T-iỉẳíKSiL
1* HHÌTVKP
1p Itnũa
k M !r*L*
1
immê*

tiki
l«u
Mil
iñj
lütfl
mu
"il
i-WJ
>ÍI
rau-

rt

WỤ>IJỘ|




WH h&>
H así ■■
in« 11*
MV. «
II?« !ÍS
IB WJ «i
ru»; ‘ỈV
EW0: w
1•ít', '»
1BMtf !■



IH Pi VI G A •"**
y u ẩ«
‘•A >
\
® LIMH
y

ẢM

mittntn
Va? I N H r KU

'- - ị

Sấl y j


^áhíằt1

r

/**
,¿^A- \

\>j / ; ; T 1

'

\-T

PM ' ». í NIW[|
L_
L
*%
PHCWE
y PM3HG ^ i

. ■—

7m HfaL W^^IPWJ 1 .

1 Lt

I V , - M I f . WfT ^ÉP -i

'■*» P* ^


.

'“’ _

. ^

„¿H «R n

,

■• jj

^

>• r *“í*

y

.. L_ I wiO -uù ni

4*ỈLX ' .-Jv": ■
I

;

/<

x 3


-iV'ÿj >

M

/

..

^;

'
.Jür*

■:-' ;£**.■■:■£ .'*1 :*:N¿7

^ «WU TH.IÀ.M HW. ** .^7

' » ' • «I

|L

I HH T^s

1-—‘

|L*

/T\:

« i:*pj'iïOIST


.- VT - - - - '

"■ »-WI

n -, "V

■ V*

nfcj

h

fcr* “
rt" • 111
r

-

•;

«

«T

Ifc

*

''HUI

i><5i

1

? ■Mlk*
y**úLi
.Il
.,

—»

r,

'4
i tki '
\
1

1

.-,'T”*(

V»!
"’jW
Thí* ị
‘V
í
t

»


T

J “ • i •■*' JT' ' w*ï ^

-'

. ,r,

.■•■

*■»_ _nâr4

"" •**4rv <%>ỉ

7_î‘

■* V

-*-•.««•

Bản đồ 3.1. Bản đồ tỉnh Bình Thuận Tỷ lệ:
1:650 000,1 cm bằng 6,5km thực địa Bản đồ TP Phan Thiết: tỷ lệ: 1:75
000 Khu vực Hàm Tiến - Mũi Né nằm ở cực Đông thành phố Phan Thiết Phía Đông giáp: Biển Đông

Đ

BtNTỈ THUẬN

Mi



7

-

-

-

Phía tây giáp: Xã Phú Hải (TP Phan Thiết) và xã Hàm Nhơn (huyện Hàm Thuận Bắc

)
- Phía Nam giáp: Biển Đông
- Phía Bắc giáp: xã Hàm Đức (huyện Hàm Thuận Bắc), xã Hồng Phong(huyện Bắc
Bình).
Diện tích tự nhiên: 116,48km2
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1. Thời tiết khỉ hậu'.
Khu vực Hàm Tiến - Mũi Né nằm trong vùng khí hậu mang nét đặc trưng của khí hậu
vừng Duyên Hải Nam Trung Bộ: khô hạn, nắng nhiều, chế độ bức xạ khá cao, nhiều gió quanh
năm, mưa ít. Lượng mưa trung bình 800 - llOOmm, nhiệt độ trung bình 26,5°c. Độ ẩm trung
bình là 82%, cấp gió mạnh nhất là Cấp7 (mùa bấc). Mùa mưa kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến
tháng 10) với khoảng 100 ngày mưa chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm, lượng mưa không
đều giữa các tháng trong mùa và chủ yếu tập trung vào tháng 7,8,9; Mùa khô từ tháng 4 đến
tháng 11 năm sau với các đặc trưng nắng rất gắt, gió to, số giờ nắng trung bình trong mùa khô
lên đến 240giờ/ tháng.
Nhìn chung, với nền nhiệt độ cao, lượng mưa ít, gió mạnh, số giờ nắng nhiều ẩm độ không
khí thấp, lượng bốc hơi lớn, nguồn nước hạn chế tạo cho vừng có khí hậu khắc nghiệt, khô nóng,
nguồn nước vào loai thấp nhất cả nước.

Đặc điểm gió mùa kéo theo sự di chuyển rác trôi nổi trên ven biển của khu vực : vào mùa
gió Tây Nam, rác tấp vào ven biển bãi sau phường Mũi Né; vào mùa gió Đông Bắc, rác tấp vào
dọc ven biển phường Hàm Tiến.
3.1.2.2. Địa hình
Đây là khu vực vùng cồn cát ven biển, độ dốc 8 -15°,có nơi 25 - 30°. Vùng Hàm Tiến địa
hình bằng phang cao độ nền trung bình 6, đất đai hầu hết trồng dừa. Vùng Mũi Né đa phần địa
hình cồn cát, trừ khu vực dân cư, Mũi Né cao độ địa hình từ 6 - 33m, độ dốc 0,05
Thành phần cấu trúc bãi cát, cồn cát gồm các lớp cát hạt trung đến thô có chứa san hô, vỏ
sò, lớp cát chứa bùn hữu cơ, lớp cát pha hoặc sét pha.
3.1.2.3. Thuỷ văn
Trên vùng địa bàn cát đỏ ít có sông suối tự nhiên chảy qua, các con suối với các đặc điểm
ngắn, đáy cạn cũng xuất phát từ những đỉnh đồi cao phía trên và chỉ có tính chất là các dòng
chảy tạm thời vào mùa mưa lũ. Suối lớn nhất là suối Tiên, bắt nguồn từ dãy núi phía Đông Bắc
và Bàu Chát chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đổ ra biển tại phường Hàm Tiến, chiều dài
5km, suối quanh năm có nước.
Chế độ thủy triều khu vực Hàm Tiến - Mũi Né tương tự thành phố Phan Thiết là chế độ
nhật triều không đều.số ngày nhật triều vào khoảng 1 3 - 1 5 ngày, thường ngày có một lần nước
lên và một lần nước xuống (thuôc những ngày triều cường), ngày bán nhật triều 1 5 - 1 7 ngày,
mỗi ngày có 2 lần nước lên và 2 lần nước xuống ( thuộc những ngày triều kém ).
3.1.2.4. Tài nguyên nước
Vấn đề nước ở vùng cát đỏ vẫn là điều nan giải.Sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn nhờ
vào nước mưa.Vào mùa khô trên vừng cát đỏ không sản xuất được gì.Đất khô cằn, cỏ cháy một
số nơi rừng trồng bị chết.
Khu vực Hàm Tiến - Mũi Né là khu vực động cát ven biển, nguồn cấp nước tập trung của
thành phố Phan Thiết chưa vươn tới.Hiện nay trong khu vực có hai hệ thống


8

-


-

cấp nước tập trung bằng nguồn nước ngầm giải quyết được 30% hộ dân, còn lại vẫn sử dụng
nước giếng đào và nguồn nước mưa.
3.1.3. Kinh tế
- Hải thủy sản: Ngư trường của khu vực Hàm Tiến - Mũi Né có trữ lượng khá lớn.Sản
lượng đánh bắt hàng năm trên 10,000 tấn/năm. Riêng khu vực Mũi Né đang phát triển nghề nuôi
trồng thủy sản (ốc hương...)
- Nông lâm nghiệp: Tổng diện tích đất dành cho nông lâm nghiệp là 2,100ha; trong đó
cây lương thực là 480ha, cây thực phẩm là l,620ha.Chăn nuôi đựơc chú trọng đầu tư gắn chăn
nuôi với phát triển nông nghiệp, về lâm nghiệp có 3000ha rừng trong đó rừng phòng hộ 850 ha;
rừng sản xuất 2,180 ha
- Dịch vụ - du lịch: Khu vực Hàm Tiến - Mũi Né có những đồi cát lớn nằm gần bờ biển
với vẻ đẹp hoang sơ đang phát triển mạnh mẽ ngành du lịch, dịch vụ.Hiện nay trong khu vục có
41 cơ sở du lịch đang kinh doanh trên địa bàn và thời gian tới sẽ còn phát triển sô đông và hấp
dẫn hơn. Hàng năm lượng khách du lịch tới Mũi Né rất đông, theo thống kê cho thấy trung bình
1 ngày có khoảng 5,000 người đến những đợt cao điểm có khoảng 20,000 ngừơi.Toàn khu vực
có khoảng 3 chợ trung tâm và 420 cửa hàng bán lẻ, trao đổi mua bán.
3.1.4. Xa hội
- Dân số: Khu vực Hàm Tiến - Mũi Né là một xã và một phường thuôc thành phố Phan
Thiết, dân số của khu vực hiện này khoảng trên 36 ngàn người. Mật độ dân số: Hàm Tiến là
708.94người/ km2, Mũi Né là 784người/ km2 (theo thống kê thành phố Phan Thiết năm 2007)
- Giáo dục: Nhìn chung, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh khu
vực.Hiện nay trong khu vực có 3 trường mẫu giáo 4 trường tiểu học và 3 trường phổ thông trung
học cơ sở.
- Y tể: Toàn khu vực có 1 phòng khám khu vực, 1 trạm Y tế và 2 phân trạm. Công tác Y
tế tong thời gian qua đã được các cấp các ngành quan tâm đầu tư, kể cả đội ngũ cán bộ cũng như
trang thiết bị vật tư Y tế, chỉ khám chữa bệnh một số bệnh thông thường.Tĩnh hình dịch bệnh
như đường ruột, giun sán, đau mắt hột khá cao, sức khỏe cộng đồng chưa được bảo vệ tốt do đó

có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến khu vực. Vấn đề ô nhiễm môi trường nơi đây cần được giải
quyết càng sớm càng tôt cho sức khỏe người dân củng như tiềm năng du lịch sinh thái của khu
vực
- Cơ sở hạ tầng: Trục tuyến giao thông chính là tỉnh lộ 706 với 13,55km đi ngang qua
khu vực. ngoài ra còn có 25 km đường nhựa nối các tuyến đường đi Hòn Rơm dành phục vụ du
lịch, còn lại là đường cấp phối 28.8km, đường đất 36km.
+ Khu vực được cấp điện lưới Quốc gia bởi đường dây điện trung thế 22 KV.SỐ hộ sử
dụng điện chiếm 78% còn lại các hộ vùng sâu vùng xa chưa sử dụng điện.
+ về cấp nuớc sinh hoạt: số hộ sử dụng nước sạch trên địa bàn chiếm 72%. Trong khu vực
hiện có 2 hệ thống nước tập trung cung cấp nước là 31 Om3 nước / ngày cung cấp cho các vùng
thiếu nước.Hệ thống thoát nước trong khu vực dân cư hầu như chưa có. Trên một số đường chỉ
có hệ thống cấp nước cục bộ do dân tự làm lấy để thoát nước. Nước thải sinh hoạt và nước thải
chế biến hải sản hiện nay đều cho thấm vào đất có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước rất cao
3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại khu vực
3.2.1. Các nguồn chất thải rắn
Rác thải được thu gom tại khu vực Hàm Tiến - Mũi Né chủ yều từ các nguồn sau:
- Rác sinh hoạt từ các hộ gia đình dọc theo các đường phố chính
- Rác từ các công trình công cộng như chợ, công viên


9

-

-

Rác trôi nổi từ biển trôi dạt vào bờ
Rác thải xây dựng
Rác thải Y tế
Rác thải sản xuất công nghiệp

Rác trong khâu quét đường phố
Rác từ các công sở trường học, cơ quan...
Hiện nay trong khu vực công ty chỉ quản lý được nguồn thải: Rác thải sinh hoạt; rác
bệnh phẩm; một phần rác công nghiệp chế biến, còn lại đa số các nguồn rác thải khác chưa có
khả năng quản lý đựơc.
3.2.2. Hiện trạng thu gom chất thải rắn
Công tác thu gom chất thải rắn trên địa bàn Hàm Tiến - Mũi Né được tổ chức triển khai từ
năm 2000 đến nay do Công ty công trình đô thị thành phố Phan Thiết quản lý thực hiện. Quy mô
địa bàn thu gom có phát triển nhưng còn chậm so với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương. Hiện nay lượng rác do công ty thu gom có khoảng trên 2600 hộ chiếm khoảng 30% trên
tổng số hộ toàn khu vực. Tỷ lệ thu gom chiếm khoảng 70% lượng rác tự nhiên. Lượng rác này
được thu gom bằng các loại xe chuyên dùng loại 7 tấn/ chiếc và ước tính bình quân có khoảng 7
chuyến/ ngày. Khối lượng rác thu gom bình quân hàng năm tăng đáng kể từ 20 tấn/ ngày năm
2000 đến 50 - 60 tấn so với thời điểm hiện nay. số rác còn lại đựơc nhân dân xử lý bằng cách đổ
xuống biển, chôn lấp, đổ bừa bãi, tại các điểm tập trung rác tự phát, mất vệ sinh, khó kiểm soát,
ở các xóm ngư dân ven biển, hầu như các thôn ở xã Hàm Tiến. Rác thải tồn tại nhiều ngày chưa
có biện pháp xử lý cụ thể, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể là:
-

Địa bàn thu gom của đội vệ sinh Công ty Công Trình Đô Thị chủ yếu là
trung tâm phường, xã, không thể mở rộng địa bàn và năng công suất thu gom do điều
kiện kinh phí có hạn, thiếu đường giao thong phù hợp để sử dụng xe cơ giới, không thể
quét đường ở các tuyến đường chưa rải nhựa.
- Lệ phí thu gom đang thực hiện với mức lệ phí như sau:
+ Hộ dân cư
5.0 đống/ tháng
30.0
đồng/ tháng
+ Hộ kinh doanh nhỏ
Hộ

kinh
doanh
lớn
150.0
đồng/ tháng
+
1.5-1.6triệuđồng/tháng
+ Các cơ quan, đơn vị
Lệ phí thu môi năm đêu tăng. Tuy nhiên công ty chỉ thu gom trên những tuyến đường chính và
100% các khu Resor, khu du lịch còn những hẻm phố sâu, công ty tổ chức thu gom vận chuyển
bằng phương tiện xe rác cầm tay vì do xe rác công ty không vào đến được các nhà dân. Kinh phí
thu từ nhân dân không đảm bảo lương cho công nhân trực tiếp thu gom rác, phương tiện và tài
chính của Công Ty Công Trình Đô Thị còn hạn chế và chỉ thực hiện được khoảng 12 tuyến đường
trong toàn khu vực Hàm Tiến - Mũi Né . Chính vì vậy việc thu gom rác nhà dân và giải phóng
rác ở các bãi không kịp thời, để tồn sang ngày khác, từ đó tác động tiêu cực đến môi trường.
- Nhiều hộ dân không tự nguyện đóng tiền dịch vụ, làm thất thu một khoảng đáng kể trong
lệ phí thu gom. Họ tự tiêu tán rác của mình bằng cách đổ thẳng xuống biển hay bất cứ nơi nào có
thể đổ đựơc.
Thời gian thu gom và vận chuyển rác hàng ngày được thực hiện trên các tuyến đường
như sau:
+ Các đường phố tuyến chính từ 7 - 17 giờ +
Các hộ dân cư trong hẻm từ 7 - 13 giờ


10

-

-


Công đoạn quét đường: Công nhân dùng xe cải tiến kéo tay, chổi tre cán dài để quét lòng
lề đường hốt rác lên xe đưa đến bãi rác trung chuyển.
- Khu vực Hàm Tiến - Mũi Né chưa trang bị các thùng chứa rác công cộng dọc trên các
tuyến đường chính. Vì vậy công đoạn thu gom rác hộ dân mặt tiền các tuyến chính như xe cơ
giới chạy chậm, tốc độ 5 km/h dọc các tuyến chính, công nhân đến trước từng hộ lấy giỏ để lên
xe, trả lại giỏ. Đối với các tuyến đường hẻm không dùng xe cơ giới đựơc, công nhân phải dùng
xe cải tiến kéo tay đến từng hộ để lấy, đưa về điểm trung chuyển.
Hệ thống thu gom
Hiện nay bãi rác Mũi Né đã ngưng hoạt động được gần một năm nay do bãi rác này thuộc
khu quy hoạch du lịch và quá tải do diện tích hẹp, vì vậy tất cả lượng rác của khu vực Hàm tiến
- Mũi Né hiện nay được chuyển về bãi rác Bình Tú.
Lượng xe chạy chuyến Mũi Né Lượng xe chạy ngày: 5
chuyến/ ngày và loại xe 6m3 Lượng xe chạy đêm: 2chuyến/
đêm và loại xe 40m3 3.2.3 Hiện trạng bãi rác Hàm Tiến Mũi Né
Bãi rác Hàm Tiến - Mũi Né nằm cách khu du lịch Mũi Né khoảng 10 km và cách thành
phố Phan Thiết khoảng 25 km với diện tích rộng khoảng 5 ha.Đây là bãi rác tập trung mới được
chọn làm đia điểm từ vài năm gần đây và là nơi tập trung rác thải của khu vực Hàm Tiến - Mũi
Né.Rác tại khu vưc này được xử lý bằng cách đổ rác tại các bãi rác lộ thiên, mùa mưa đề cho
rác phân huỷ tự nhiênvà mùa khô có thể mang đi đốt. Biện pháp xử lý như thế này hoàn toàn
không đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh gây ra ô nhiễm môi trường không khí và có
những tác nhân gây bệnh đối với sức khoẻ người dân xung quanh khu vực
Bảng3.1.Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực Hàm Tiến - Mũi Né

Nồng độ các chất ô nhiễm không khí (mg/m3)

Vị trí đo mẫu
Mau
TCVN 5937- 2005

Bụi


so2

NOx

NH3

IHC

H2S

0,28
0,3

0,10
0,35

0,02
0,40

0,19

0,58
5,00

1,24

0,20

0,008


(Nguồn: Trung Tâm Kỹ Thuật Nhiệt Đới, 2007)
3.2.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường
3.2.4.1. Tác động của chất thải rắn đến hệ sinh thái.
Với khối lượng chất thải rắn ở khu vực đặc biệt là ở các nhà hàng khu du lịch nếu không
đựợc thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ người
dân mà còn làm mất mỹ quan khu du lịch.Rác thải ở đây rất phức tạp gồm đủ mọi loại, trong đó
chiếm đa số là rác hữu cơ.Rác hữu cơ phân huỷ nhanh sản sinh ra mùi hôi khó chịu và trở nên
cực kỳ hấp dẫn với chuột, ruồi, bọ. Trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn lao tồn tại
được từ 4- 42 ngày trong rác .Riêng trực khuẩn phó thương hàn tồn tại lâu hơn từ 24-107 ngày.
Trong rác sinh hoạt tại khu vực này chủ yếu là từ chợ và khu du lịch thành phần hữu cơ chiếm
khá cao khoảng từ 30 - 70 % trong điều kiện ẩm ướt là môi trường tốt cho các vi sinh vật gây
bệnh phát triển như: vi trùng thưong hàn, ly, tiêu chảy, lao, bạch cầu, giun sán...Những loại ký
sinh trùng này tồn tại và phát triển nhanh chóng.


-11

-

Việc thu gom và xử lý rác không hợp lý là nguyên nhân quan trọng làm tăng sự xuống
cấp nghiêm trọng của hệ thống thoát nước, Rác nhiều khi được xả bừa bãi thẳng vào hệ thống
cống rãnh cũng như kêng rạch làm tắc cống, cản trở dòng chảy và gây ô nhiễm nặng nề đến hệ
sinh thái nguồn nước.Điều đáng quan tâm ở đây là các loại vỏ sò vỏ ốc được ngưòi dân đổ trực
tiếp xuống sông, biển là nguyên nhân chính làm cản trở dòng chảy.Thực vật nước bị tác động
mạnh bởi môi trường. Quan sát hai bên bờ song kêng rạch nứơc đen ngòm, hôi thối, thảm xanh
thực vật bi phá hoại vì tải trọng chất bẩn quá cao.Thực vật nước như tảo, lục bình bị héo lá còi
cọc, chết dần lại làm gia tăng mức độ ô nhiễm ngồn nước .Nguồn nước mất khả năng tự làm
sạch.
3.2.4.2. Tác động đến môi trường nước.

Nước rò rỉ từ bãi rác gây ô nhiễm nước ngầm trầm trọng.Nước rò rỉ được định nghĩa là
chất lỏng thấm qua chất thải rắn và chứa nhiều chất hoà tan và lơ lửng từ chất thải rắn. Trong
hầu hết các bãi rác một phần nước rò rỉ là do bãi rác sinh ra từ chất thải và phần còn lại là do
chất lỏng đi ra từ ngoài vào bãi rác như: hệ thống thoát nước bề mặt, nước mưa, nước ngầm và
nước phun lên từ dưới đất.
Khi nước rò rỉ thấm xuyên qua chất thải rắn đang bi phân huỷ ở bên dưới bãi rác sẽ mang
theo các phân tử hoá học và các chất sinh học, Nước rò rỉ chứa nhiều chất hoà tan và có nhiều
vi khẩn gây bệnh di chuyển thâm nhập vào nguồn nước ngầm, kết quả là nguồn nước ngầm bị ô
nhiễm nặng.Sự ô nhiễm cũng có thể xảy ra tương tự đối với nguồn nước mặt.
3.2.4.3. Tác động đến môi trường đất.
Các số liệu thống kê và nghiên cứu trên thế giới cho thấy hầu hết các bãi đỗ rác đều không
sử dụng lại để xây dựng hoặc trồng trọt do đất bị ô nhiễm.Hơn một nửa các điểm nhiễm bẩn đất
là nơi chứa chất thải.Thông thường người ta không tính toán đến khả năng rò rỉ từ các bãi thải
thẩm thấu vào đất và các bãi nước ngầm, đây là nguyên nhân chính gây ra sự ô nhiễm đất. Đất
bị ô nhiễm gây ra hậu quả ngiêm trọng đối với sức khoẻ con người.
3.2.4.4. Tác động đến môi trường không khí
Các bãi rác gây ra các chất khí gây ô nhiễm môi trường trước mắt và lây dài. Việc phân
huỷ kỵ khí các chất hữu cơ chứa trong rác đã tạo ra một khối lượng lớn các chất khí: CH4
H2S,...Khí CH4 C02 gây hiệu ứng nhả kính, khí H2S gây mùi khó chịu ảnh hưởng đến sức khoẻ
nhân dân xung quanh, gây ăn mòn đáng kể đến kết cấu xây dụng và thiết bị sắt thép.
- Mùi hôi:
Khi các điều kiện vệ sinh không được duy trì tốt dưới tác dụng của nhiệt độ tạo ra sự phân
huỷ gây mùi và các điều kiện khó chịu khác phát sinh từ rác thải làm ảnh hưởng xấu đến cảnh
quan và sức khoẻ cộng đồng.Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm mùi phát sinh nhanh chóng ở các
nơi chứa rác gây khó chịu cho mọi người xung quanh. Mùi hôi được tạo thành do sự phân huỷ
kỵ khí các thành phần hữu cơ có khả năng phân ra nhanh có trong rác.
3.3. Dự báo khả năng phát sinh rác của khu vực từ năm 2007 đến năm 2020
3.3.1, Tinh hình phát triển dân sổ
Theo định hướng phát triển của thành phố Phan Thiết trong 15 năm tới tỷ lệ sinh đẻ giảm
0.06%/ năm, dân số cơ học khoảng 10000 đến 20000 người ( tương ứng tỷ lệ 0.35% - 0.65%)

diễn biến dân số hàng năm của khu vực theo bảng sau:


12

-

-

Bảng 3.2 Diễn biến dân số hàng năm của khu vực:
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%/
năm)
1,375
1,315

1,255
1,195
1,194
1,190
1,185
1,182
1,132
1,112
1,092
1,072
1,052
1,032

Dân số (người)
38 029
38 529
39 013
39 479
39 950
40 426
40 905
41 388
41 857
42 322
42 784
43 243
43 698
44 149

(Nguồn: Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Bình Thuận, 2008)

3.3.2. Tốc độ phát sinh rác thải
Tin-'n^ny

Biểu đồ 3.2.Điểu đầ téc độ phát sinh rác thải khu vực Hàm Tiến - Mũi Né
3.3.2.I. Diễn hiến rác thảỉ đô thị
Cùng với sự phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, đời sống của nhân
dân ngày càng được nâng cao và kéo theo tốc độ phát sinh rác thải cũng tăng cao. Tốc độ phát
sinh rác thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức sống, tốc độ đô thị hóa, nhu cầu và tập quán
sinh hoạt của người dân, ý thức của con ngừơỉ nói chung và nhân dân Phan Thiết nói riêng.
Theo số liệu điều tra tháng 05/2008 của Công ty cồ phần Tư vấn và Đầu tư bất động sản
Việt Tín thì tốc độ thải rác tính theo đầu người tại Phan Thiết tình theo đầu người năm 2007 là
1,339 kg/người/ngày.


13

-

-

Bảng3.3. Dự báo tốc độ rác thải đô thị theo đầu người.
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013


Tốc độ rác thải
(kg/người/ngày)
1,339
1,379

Mức độ gia tăng (%/
năm)
3,06
2,96

1,418
1,458
1,498
1,538
1,578

2,88
2,08
2,72
2,64
2,56

2014
1,618
2,48
2015
1,658
2,40
2016
1,698

2,32
2017
1,738
2,24
1,778
2018
2,16
2019
1,818
2,08
1,858
2020
2,00
(Nguồn: Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Bình Thuận, 2008)
Bảng 3.4 Diễn biến khối lượng rác đô thị khu vực Hàm Tiến - Mũi Né

Tốc độ thải
suất
Mức độ gia Lượng
Dân
số
rác
rác Hiệu
Năm
Thu
gom
(người)
(kg/người tăng(%/năm)
(tấn/ngày)
(%)

/ngày)
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015

38 029
38 529
39 013
39 479
39 590

1,339
1,379
1,418
1,458
1,498

3,06
2,96
2,88
2,80
2,72

50,92

53,13
55,32
57,56
59,85

40 426
40 905
41 388
41 857
2016 42 322
2017 42 784
2018 43 243

1,538
1,578

2,64
2,56
2,48
2,40
2,32

62,17
64,55
66,97
69,40
71,86
74,36
76,89


2019 43 698
2020 44 149

1,818
1,858

2,24
2,16
2,08
2,00

1,618
1,658
1,698
1,738
1,778

79,44
82,03

100
100
100
100
100
100
100
100
100
100

100
100
100
100

(Nguồn: Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Bình Thuận, 2008)

Lượng rác thu gom
Tấn/ngày

Tấn/năm

50,92
53,13
55,32
57,56
59,85

18 586
19 393
20 192
21 009
21 844

62,17
64,55
66,97
69,40
71,86


22 694
23 560
24 443
25 330
26 230

74,36
76,89

27 141
28 063

79,44
82,03

28 997
29 940


14

-

-

3.3.2.2. Diễn biến rác thải công nghiệp
Rác thải công nghiệp phát sinh tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, các khu công nghiệp các
nhà máy sản xuất công nghiệp...Tốc độ phát sinh RTCN phụ thuộc vào các loại hình sản xuất
và tốc dộ tăng trưởng các ngành công nghiệp trong khu vực
Bảng 3.5 Diễn biến rác thải công nghiệp

Năm

Khôi lượng rác thải công nghiệp
Tấn/ngày
Tấn/năm

2007
2008
2009

8,8709
10,4677
12,3518

2 661,3
3 140,3
3 7056

2010
2011
2012
2013
2014

14,5752
17,1987

4 372,6
5 159,6


20,2945
23,9475
28,2580

6 088,3
7 184,2
8 477,4

2015
2016
2017
2018
2019
2020

33,3445
39,3465

10 003,3
11 803,9

46,4288
13 928,6
54,7860
16 435,8
64,6475
19 394,3
76,2841
22 885,2
(Nguồn: Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Bình Thuận, 2008)

3.3.2.3. Diễn biến rác thải y tế
Rác thải y tế gồm RTSH nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; rác thải
từ việc khám chữa bệnh;bệnh phẩm.Theo số liệu điều tra khối lượng rác thải y tế tại
khu vực Mũi Né là 0.4 tấn/ngày.Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP trên địa
bàn Phan Thiết là 15.8%,do đó tốc độ tăng khối lượng rác y tế là 7.8 %/năm
Bảng 3.6 Diễn biến khối lượng rác thải y tế:
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Khôi lượng rác thải y tê
Tấn/ngày
Tấn/năm
0,793
0,849

289,4
309,7

0,908
0,971
1,039
1,112
1,190


331,4
354,6
379,4
406,0
434,4

2014
1,273
464,8
2015
1,363
497,3
2016
1,458
532,1
2017
1,560
569,4
1,669
609,2
2018
2019
1,786
651,9
2020
1,911
697,5
(Nguồn: Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Bình Thuận, 2008)



15

-

-

Như vậy theo các số liệu dự báo về khối lượng rác thải và thành phần rác tương ứng, có
thể ước tính được khối lượng rác thải phân theo 6 loại cơ bản:
- Rác thải có thể tái chế được
- Rác hữu cơ.
- Rác có thể đốt cháy.
- Rác y tế.
- Rác thải nguy hại.
- Rác trơ.
3.4. Khảo sát tình hình quản lý rác tại khu vực
3.4.1. Giới thiệu chứa năng, nhiệm vụ, quyền hạn công ty Công Trình Đô Thị Thành Phố
Phan Thiết:
Theo quyết định số 352/QĐ/UB, PT ngày 30/05/1995 của UBND Thị Xã Phan Thiết (nay
là UBND thành phố Phan Thiết), Công Ty Công Trình Đô Thị Thành Phố Phan Thiết được
giao:
3.4.1.1. Chức năng:
Giúp UBND Thị xã Phan Thiết (nay là UBND Thành Phố Phan Thiêt tổ chức tốt công tác
vệ sinh, ánh sáng công cộng, quản lý chăm sóc vườn hoa, công viên cây xanh, duy tu bảo dưỡng
đường sá, hệ thống cống rãnh thoát nước theo kế hoạch được giao.
3.4.1.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức thu gom vận chuyển rác theo kế hoạch
- Duy tu bảo dưỡng hệ thống điện chiếu sáng công cộng các công trình cống rãnh thoát
nước, đường sá vỉa hè ...
- Khảo sát thi công hệ thống điện chiếu sang công cộng, điện sinh hoạt, cống thoát nước
và các công trình khác theo chức năng, hút hầm vệ sinh.

- Chăm sóc bảo quản, xây dựng mới các công viên, vườn hoa, cây xanh theo kế hoạch,
tổ chức xây dựng vườn ươm cây cảnh, hoa kiểng phục vụ xã hội và cho đơn vị
- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, thống kê theo quy định của pháp lệnh kế toán thống
kê.
3.5. Phân tích lựa chọn phương án xử lý.
3.5.1. Tổng quan về các phương pháp xử lý chất thải rắn trên thế giới.
Đối với tất cả các quốc gia,chất thải rắn là vấn đề bức xúc của xã hội,đặc biệt ở các
trung tâm công nghiệp lớn.Việt Nam ở trong tình trạng chung đó mà các trung tâm công nghiệp
phát triển như TP.HỒ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nắng, Hải Phòng, Biên Hoà...luôn phải đối phó
với thực trạng chất thải rắn và rác thải sinh hoạt.Sự tập trung dân cư với mật độ cao,sự phát
triển kinh tế tăng vọt trong những năm gần đây và sự gia tăng dân số là nguyên nhân cuả sự
tăng số lượng rác thải.Trong thực tế ấy, tất cả các đô thị lớn đều phải giải quyết rác thải của
mình mà không thể áp dụng theo một công nghệ rập khuôn nào. Sở dĩ có sự đa dạng về các biện
pháp xử lý rác là do sự khác biệt các yếu tố:
- Trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật.
- Trình độ dân trí.
- Tính chất và thành phần rác thải.
- Vị trí địa lý và đặc điểm dân số, đất đai từng vùng.
- Tuy nhiên, các phương án xử lý rác thải trên thế giới có thể tập trung và phân loại theo
một số dạng chính sau:


16

-

-

3.5.1.1. Xuất khẩu rác:
Xuất khẩu rác là một trong những biện pháp tiện lợi nhất đối với các nước phát triển như

Mỹ, Đức và một số nước Bắc Âu.Rác xuất khẩu chủ yếu là chất thải công nghiệp như nhựa phế
thải, giấy vụn, vải vụn và các phế thải công nghiệp độc hại khác. Các nước đang phát triển và
chậm phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Đông Âu và Mỹ La Tinh là những nước nhập khâủ các
loại rác này (trong đó có Việt Nam). Tuy nhiên do tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng trở
nên trầm trọng hơn, các quốc gia ngày càng hạn chế nhập khẩu các loại phế thải công nghiệp
đó .Trong một thời gian ngắn nữa, việc xuất khẩu phế thải có thể sẽ bị cấm hoàn toàn.
3.5.1.2. Thiêu đốt rác:
Thiêu đốt (incineration) là phương pháp xử lý rác khá phổ biến ở các nước phát triển.Thiêu
đốt là công nghệ xử lý triệt để rác thải và cũng là phương pháp tốn kém nhất.Công nghệ này
thực hiện được ở các quốc gia phát triển vì:
Việc thu gom rác được thực hiện tận gốc, đã qua phân loại sơ bộ của người dân và
các cơ sở công nghiệp.
Nen kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho công việc thiêu đốt rác như là những dịch vụ
phúc lợi xã hội của toàn dân.
Công nghệ này có thể tóm tắt như sau:
Rác thải được phân loại sơ bộ trước bởi các đối tượng xả rác, được cho vào trong các bịch
nilon và các bô rác công cộng.Xe chở rác gom về nhà máy xử lý, tại đây có sự phân loại riêng
các thành phần có thể tái sử dụng như kim loại, thuỷ tinh vụn, giấy vụn... và các tạp chất vô
cơ.Phần còn lại được đưa vào lò thiêu ở nhiệt độ cao .Lò đốt có thể dùng nhiệt hoặc dầu, năng
lượng khi sinh ra có thể được tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các công nghiệp cần nhiều.
Mỗi lò đốt đều phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải tốn kém nhằm hạn chế ô nhiễm
không khí do quá trình đốt rác có thể gây ra.
Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển toàn cầu biện pháp đốt có phần hạn chế áp dụng
mặc dù cho kết quả xử lý triệt để do phát sinh khí C02, hơi nước gây hiệu ứng nhà kính và làm
tiêu huỷ nguyên liệu.
3.5.1.3. Chôn lấp hợp vệ sinh:
Chôn lấp rác là một phương pháp tương đối đơn giản, được áp dụng khá phổ biến ở các
quốc gia phát triển và có dồi dào đất bỏ hoang. Việc chôn lấp được dùng xe chuyên dụng chở
rác tới các bãi đất trũng được qui hoạch trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi sẽ san bằng
mặt rác và đổ lên một lớp đất. Theo thời gian, sự phân huỷ bởi vi sinh vật làm cho đất trở nên

tơi xốp và thể tích bãi rác giảm xuống, việc đổ rác lại tiếp tục trên bề mặt bãi rác cũ.Khi không
thể đổ tiếp được thì một bãi rác mới lại được qui hoạch và hình thành.
Tuy nhiên việc chôn lấp phải được khảo sát kỹ lưỡng và có qui hoạch môi trường cùng
các biện pháp phải được sử dụng.Mặt khác, nước thải của bãi rác là một nguồn ô nhiễm nặng
cho cả nước mặt và nước ngầm. Bởi vậy ở các nơi chôn rác đều phải được xây dựng hệ thống
thu gom và xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Để giám sát ảnh hưởng của bãi chôn
rác đến nguồn nước ngầm, một số giếng khoan ở xung quanh bãi chôn rác nhằm để lấy mẫu,
xét nghiệm chất lượng nước ngầm định kì.
3.5.1.4. ủ rác sinh hoạt thành phân bón hữu Ctf:
ủ rác hữu cơ và nhờ vào sự phân huỷ của vi sinh vật hình thành phân bón hữu cơ là một
phương pháp áp dụng khá phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Phương pháp này được tiến
hành ngay ở các nước phát triển (ở qui mô hộ gia đình).Ví dụ ở Canada, phần lớn các gia đình
ở ngoại ô các đô thị đều tự ủ rác của gia đình mình


17

-

-

thành phân bón hữu cơ (compost) để chăm bón cho cây trong vườn của chính mình. Các công nghệ
ủ rác có thể phân chia làm 2 phần chính: hiếu khí và yếm khí.
- ủ hiếu khí:
Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí đối với sự có
mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí trong rác thô oxy hoá cacbon thành C02. Thường thì chỉ sau
2 ngày nhiệt độ ủ rác tăng lên khoảng 45°c và sau 6-7 ngày đạt tới 70 - 75°c. Nhiệt độ này đạt
được chỉ với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động, nhất là không khí và
độ ẩm Sự phân huỷ hiếu khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau khoảng 2-4 tuần là rác được phân huỷ
hoàn toàn. Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị huỷ diệt do nhiệt độ ủ tăng cao .Bên cạnh đó

mùi hôi cũng bị khử nhờ quá trình ủ hiếu khí.ĐỘ ẩm được duy trì tối ưu ở 40 - 55%, ngoài
khoảng này quá trình phân huỷ đều bị chậm lại. ủ yếm khí:
Công nghệ ủ rác yếm khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ (chủ yếu ở qui mô nhỏ).Quá
trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí. Công nghệ này không đòi hỏi chi
phí nhiều tiền, song nó có những nhược điểm sau:
+ Thời gian phân huỷ lâu.
+ Các khí sinh ra tử quá trình phân huỷ yếm khí là methane và suníuahydro gây mùi hôi
khó chịu.
Mặc dù vậy phải thừa nhận đây là biện pháp xử lý rác thải rẻ tiền nhất.Sản phẩm phân
huỷ có thể kết hợp rất tốt với phân hầm cầu và phân gia súc cho ta phân hữu cơ với hàm lượng
dinh dưỡng cao.Trên thực tế công nghệ ủ rác yếm khí được ứng dụng như một xu thế công nghệ
mới, ủ rác yếm khí để tạo ra khí nhiên liệu, khí này có thể sử dụng sản xuất điện hoặc đốt các
phần rác còn lại.vấn đề được đặt ra đối với công nghệ ủ rác yếm khí là làm sao tăng tốc độ phân
huỷ rác, rút ngắn thời gian ủ. Tuy nhiên công nghệ ủ rác yếm khí để sản xuất khí nhiên liệu
hiện nay chỉ được áp dụng đối với những nơi rác có hàm lượng chất hữu cơ lớn (>50%) và khối
lượng rác hàng ngày đủ lớn (> 1000 tấn/ngày) mới có hiệu quả kinh tế.
3.5.I.5. Sử dụng giun đất phân huỷ rác làm phân bón:
Qui trình sử dụng giun đất phân huỷ rác đã được xí nghiệp SOVADEC Voule, Pháp áp
dụng mô tả như sau:
- Trong thời gian đầu tập hợp, rác sinh hoạt vẫn được giữ nguyên như thường, không
có sự phân loại.Rác được lựa chọn bằng máy tự động không qua nghiền băm. Những vật liệu
có thể tái sử dụng như chất dẻo, kim loại và một số vật gây ô nhiễm được thu hồi để tái sinh lại.
Lượng rác phần lớn còn lại như những chất hữu cơ và vật phẩm nhỏ (bao bì nhỏ và những mảnh
vụn linh tinh trong gia đình...). Rác được đổ thành đống và được lên men hiếu khí trong khoảng
thời gian 1 tháng.Các đống rác được xáo trộn đều đặn để đảm bảo sự thoáng khí, phản ứng lên
men đã đưa nhiệt độ lên đến 75 - 80°C.Ở nhiệt độ nói trên, các côn trùng (trứng ấu trùng và
những ấu trùng trưởng thành) đều bị giết chết, rất nhiều chất độc đều bị phân huỷ. Hơn nữa
nước bị bốc hơi mạnh trong giai đoạn này được bù lại bằng lượng nước bổ sung lấy từ lượng
nước đã sử dụng để rửa các vật liệu tái chế nói trên.Sự tuần hoàn khép kín này đã tránh được
sự thải nước đã dùng vào môi trường.Vào ngày thứ 36, nhiệt độ hỗn hợp xuống còn 25 - 30°c,

chế độ nhiệt lúc này rất phù hợp cho các loài giun đất hoạt động. Giun phát triển và hoạt động
trong các khôi chất đã bị phân huỷ nhờ quá trình phân rã lên men, giun phân các chất hữu cơ
và thải ra các sản phẩm của quá trình đồng hoá, một chất liệu có tác dụng như một phân hữu
cơ. Nhờ giun đất các chất hữu cơ ban đầu được tiêu huỷ tạo thành phân mùn với hàm lượng các
chất dinh dưỡng cao phục vụ


18

-

-

công tác trồng trọt. Tại bước cuối cùng của quá trình xử lý kéo dài trong 3 tháng, khối rác ban
đầu được phân ra như sau: Các vật liệu có thể tái chế chiểm khoảng 25% và phân trùn chiếm
30%,25% đã mất do bốc hơi và một phần do các vật liệu rắn không tái chế được, biến thành sỏi
cuội làm vật liệu đổ đường và san đất.Còn lại 20% trọng lượng xử lý (khoảng 7% khối lượng
thể tích) phải loại bỏ hoặc thiêu huỷ.Giá xử lý mỗi tấn rác sinh hoạt chỉ bằng nửa giá thành để
tiêu huỷ chúng.Có thể áp dụng phương pháp phân huỷ rác bằng giun đất ngay tại gia đình.Sử
dụng giun làm phân huỷ rác tại các hộ gia đình bằng cách phổ biến các loại giun thích hợp đã
được sử dụng khá rộng rãi một thời gian ở Hoa Kỳ cũng như một số nước khác.Trong đó có cả
nước Anh nơi mà các chính quyền địa phương đang cố gắng đáp ứng mục tiêu quốc gia là phải
tái sử dụng 25% (trọng lượng) rác sinh hoạt vào năm 2000. Quá trình này khá đơn giản, cho
giun vào thùng cùng với vật liệu nền như phân rác đã hoại giấy báo vụn ẩm, rác hữu cơ được
đổ thành lớp lên trên lớp giun. Lượng rác này chỉ được đổ một lượng nhỏ 0,5 kg cho lm 3 bề
mặt của thùng và giun có thể hoạt động được khi tỷ lệ trọng lượng giun trên khối lượng rác cho
vào hàng ngày không lớn hơn 2:1. Khi lượng giun sinh ra lớn hơn lượng rác cung cấp làm thức
ăn cho giun thì quá trình sinh trưởng sẽ bị giảm và một số giun sẽ bị chết, số lượng giun sẽ đạt
trạng thái cân bằng về khối lượng với lượng thức ăn được cung cấp.Sản phẩm cuối cùng rất
giàu chất dinh dưỡng, nếu trộn chúng với các vật liệu khác như xơ dừa thì sẽ tạo thành một loại

phân rác rất tốt dùng để bón cây kiểng.
Một số ưu điểm của phương pháp này được liệt kê như sau:
• ủ rác hữu cơ tại nhà không gây bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào do việc sử dụng nhiên
liệu, năng lượng hoặc do khí thải liên quan đến việc thu gom, xử lý sơ bộ các thành phần tái sử
dụng như thuỷ tinh,giấy.
• Phát triển việc ủ phân áp dụng các thùng nuôi giun hoặc các thùng ủ phân cổ điển đều
đóng góp thêm lợi ích cả hai mặt là kinh tế và giáo dục cộng đồng. Tăng cường nhận thức của
cộng đồng dân cư về vấn đề rác thải là bước quan trọng đầu tiên trọng việc thay đổi thói quen.
• Nhiều địa phương trên nhiều nước trên thế giới đặt vấn đề cung cấp miễn phí hoặc
bán giá ưu đãi các bình ủ phân cho các hộ gia đình để khuyến khích áp dụng rộng rãi phương
pháp này .Tại Anh, Adurm District Council in West Sussex đang tiến hành một dự án ủ phân
tại gia với nhiều tham vọng, cung cấp miễn phí cho dân cư các thùng ủ phân bằng giun cũng
như các thừng ủ phân cổ điển. Khoảng 7000 hộ đang hoạt động, 10% trong số này là thùng ủ
bằng giun.
3.5.1.6.
Tái sử dụng các phế liệu:
Các thành phần có thể tái sử dụng như nylon, nhựa thuỷ tinh, kim loại, giấy sau khi tách
riêng sẽ được thu gom và phân phối hay bán cho các cơ sơ sản xuất có yêu cầu. Công việc này
hết sức quan trọng vì theo thời gian nguồn nguyên liệu tự nhiên, lượng dự trữ các dạng vật chất
khác nhau sẽ cạn dần nếu không tiết kiệm triệt để trong việc khai thác và sử dụng thì có thể dẫn
đếu hậu quả to lớn.
Dưới đây là các số liệu thống kê về tình hình áp dụng các phương pháp xử lý rác của một
số nước trên Thế Giới.Tỷ lệ chất thải rắn (%) được xử lý bằng phương pháp đốt,chôn lấp hợp
vệ sinh,xử lý sinh học rất khác nhau.


19

-


-

Bảng 3.7. Tỷ lệ (%) chất thải rắn bằng các phương pháp xử lý.
Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp
Đốt

Chôn lấp vê sinh

Vi sinh hoặc tái chế

33%

30%

37%

Nhật Bản

57%

Không rõ

Không rõ

3

Canada

4%


Không rõ

Không rõ

4

Mỹ

17%

Không rõ

Không rõ

5

Thuỵ Điển

42%

39%

19%

6

Băng Cốc (Thái
Lan)

STT

1
2

7

Tên nước/T.phố
Pháp

M atxơc ơva(N g
a)
Seoul (Hàn Quốc)

84%
10%

8
9

90%
70,2%

Singapore

80%

29,8%

20%

(Nguồn:Trung Tâm Kỹ Thuật Nhiệt Đới, 1998)

3.5.2. Tổng quan về một số công nghệ xử lý rác thải ở Việt Nam
Ở nước ta do điều kiện kinh tế chưa phát triển nên hầu hết các đô thị chưa được
đầu tư thích đáng cho công tác xử lý rác.Những thành phố lớn như Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh đã đầu tư xây dựnh nhà máy chế biến rác làm phân hữu cơ. Một số
đô thị khác đã và đang lập dự án bãi chôn lấp hợp vệ sinh và chế biến rác thành phân
hữu cơ.
Một so công nghệ xử lý rác hiện có ở Việt Nam:
Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết ở các thị xã và thành phố trong cả nước mới thu
gom một phần và xử lý rác bằng phương pháp đơn giản: đổ đống tại bãi rác tập trung.
Tuy nhiên, một số công nghệ xử lý tiên tiến đã được áp dụng thay thế dần phương thức
xử lý cũ chưa đảm bảo vệ sinh môi trường,đó là:
3.5.2.I. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh:
Chôn lấp là biện pháp xử lý cuối cùng nhưng là biện pháp chủ yếu và hiệu quả
nhất trong điều kiênh nước ta hiện nay.Chôn lấp cho phép xử lý các loại rác công
nghiệp và sinh hoạt.Chi phí đầu tư và vận hành của bãi chôn lấp tương đối thấp so với
các phương pháp xử lý khác.Điều đó cho thấy đây là hướng đầu tư thích hợp trong
điều kiện nước ta hiện nay .Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta việc chôn lấp hợp vệ sinh
mới được đề cập mấy năm gần đây và ở cấp dự án.
3.5.2.2 Nhà máy rác:
- Xử lý rác tại nhà máy Hóc môn - TP Hồ Chí Minh:
Trước giải phóng và sau giải phóng một thời gian ngắn tại đây đã sử dụng công nghệ ủ
rác hiếu khí của Đan Mạch. Công nghệ này được cơ khí hoá, sử dụng hai lò


20

-

-


quay trong môi trường bổ sung và duy trì không khí và độ ẩm.Nhà máy áp dụng phương pháp
ủ rác yếm khí, hầu hết các thao tác là thủ công nhưng tỏ ra có hiệu quả kinh tế. Các bãi tập kết
rác được đổ gom thành những đống cao 1,5 - 2 m và được phủ bằng một lớp vôi bột để khử
mùi.Tuy nhiên do lượng rác gia tăng mạnh việc ủ yếm khí không thể áp dụng được do thời gian
ủ quá lâu, đòi hỏi mặt bằng lớn, hiện tại TP Hồ Chí Minh đang đối phó với việc đổ rác không
xử lý kịp.Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động công nghệ này trở nên không phù hợp nữa vì:
+ Không đáp ứng được với lượng rác ngày một gia tăng.
+ Tính chất và thành phần rác ngày càng phức tạp,không phù hợp với công nghệ phân
loại đã được thiết kế.
+ Giá thành cao do chi phí năng lượng và quản lý vận hành lớn.
+ Xử lý rác tại nhà máy phân rác cầu Diễn, Hà Nội:
Trong 2 năm 1993 - 1994 thành phố Hà Nội tiếp nhận viện trợ của Liên Hiệp quốc đầu tư
cho nhà máy phân rác cầu Diễn.Nhà máy này sử dụng công nghệ ủ hiếu khí nhằm rút nhắn thời
gian phân huỷ rác để đáp ứng với lượng rác khổng lồ của thành phố .Việc ủ rác hiếu khí ở đây
được thực hiện nhờ các vi sinh vật hiếu khí có sẵn trong rác, có bổ sung vi sinh vật phân lập và
nhân giống.Quá trình ủ được thực hiện trong các hầm ủ, được thổi gió cưỡng bức và duy trì độ
ẩm thích hợp.Công nghệ ủ rác ở cầu Diễn là một trong những công nghệ tiên tiến nhất, tuy
nhiên nó đòi hỏi đầu tư rất lớn mà bất kỳ một nơi nào khác khó có thể thực hiện được nếu không
có sự giúp đỡ tài chính của nước ngoài.
- Xử lý rác tại nhà máy phân rác Buôn Ma Thuột:
Một nhà máy phân rác mới được xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 5/1994 tại Thành Phố
Buôn Ma Thuột (ĐăkLăk).Do điều kiện thuận lợi về phế liệu nông sản có nguồn gốc hữu cơ
(vỏ đậu phông, vỏ cà phê) và dồi dào về phân gia súc và than bùn, nhà máy này lựa chọn phương
pháp ủ rác yếm khí bước đầu ở đây cho thấy hiệu quả kinh tế và phân sản phẩm có thành phần
dinh dưỡng khá tốt.Trên cơ sở sản phẩm phân hữu cơ, cơ bản nhà máy này còn có dự định sản
xuất phân hữu cơ giàu NPK.
3.5.2.3. Xử lý rác bằng công nghệ Séraphin
Công nghệ Séraphin đã được nghiên cứu trong 5 năm và ứng dụng cách đây gần 1 năm
dưới dạng nhà mày xử lý rác thí điểm ở Ninh Thuận với công suất 150tấn/ ngày.Chi phí xây
dựng là 20 tỷ đồng.

Tóm tat quá trình xử lý rác thải như sau:
Ban đầu rác từ khu dân cư được đưa tới nhà máy và đổ xuống nhà tập kết nơi có hệ thống
phin vi sinh khụ mùi cũng như ozone diệt vi sinh vật độc hại.Tiếp đến, băng tải sẽ chuyển rác
tới máy xé bông để phá vỡ mọi loại bao gói. Rác tiếp tục đi qua hệ thống tuyển từ (hút sắt thép
và các kim loại khác) rồi lọt xuống sàn lồng.
Sàng lồng có nhiệm vụ tách chất thải mềm, dễ phân huỷ, chuyển rác vô cơ (kể cả bao nhựa) tới
máy vỏ và rác hữu cơ tới máy cắt.Trong quá trình vận chuyển này, một chủng vi sinh ASC đặc
biệt, được phun vào rác hữu cơ nhằm khử mùi hôi, làm chúng phân huỷ nhanh và diệt một số
tác nhân độc hại.Sau đó, rác hữu cơ được đưa vào buồng ủ trong thời gian 7 -10 ngày. Buồng
ủ có chứa một chủng vi sinh khác làm rác phân huỷ nhanh cũng như tiếp tục khử vi khẩn. Rác
biến thành phân khi đua ra khỏi nhà ủ, tới hệ thống nghiền và sàng. Phân trên sàng được bổ
sung một chủng vi sing đặc biệt nhằm cải tại đất và bón cho nhiều loại cây trồng, thay thế trên
50% phân hoá học. Phân dưới sáng tiếp tục được đưa vào nhà ủtrong thời gian 7 - 1 0 ngày.
Do lượng rác vô cơ khá lớn nên các nhà khoa học tại Công ty tiếp tục hệ thống phát triển
hệ thống xử lý phế thải trơ và dẻo, tạo ra một dây chuyền xử lý rác khép


-21

-

kín.Phế thải trơ và dẻo đi qua hệ thống sấy khô và tách lọc bụi tro gạch. Sản phẩm thu được ở
giai đoạn này là phế thải dẻo sạch.Chúng tiếp tục đi qua tổ hợp băm cắt, phối trộn, sơ chế, gia
nhiêt, bảo tồn rồi qua hệ thống thiết bị định hình áp lực cao. Thành phẩm cuối cùng là ống
panel, cọc gia cố nền móng ván sàn, cótpha,...
Cứ một tấn rác đưa vào nhả máy, thảnh phẩm sẽ là 300- 350 kg Seraphin9 (chất thải vô
cơ không huỷ được) và 250 - 300 phân vi sinh.Chi phí xây dựng một nhà máy xử lý rác sinh
hoạt sử dụng công nghệ Séraphin rẻ hơn nhiều so với các giải pháp xử lý rác nhập ngoại.
Như vậy qua các công đoạn tách lọc - tái chế, công nghệ Séraphin làm cho rác thải sinh
hoạt được chế biến gần 100% trở thành phân bón hữu cơ vi sinh, vật lịâu xây dựng, vật liệu sản

xuất, đồ dân dụng, vật lịâu cho xây dựng.Các sản phẩm này đã được cơ quan chức năng, trong
đó có Tổng cục Tiêu chuẩn. Đo lường chất thải kiểm định và đánh giá là hoàn toàn đảm bảo về
mặt vệ sinh và thân thiện môi trường. Với công nghệ Séraphin Việt Nam có thể xoá bỏ khoảng
52 bãi rác lớn, thu hồi đất bãi rác để sử dụng cho các mục đích xã hội tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên để tạo điều kiện môi trường dễ dàng hơn trong khâu xử lýrác thải sinh hoạt,
công ty vệ sinh môi trường đô thị các tỉnh, thành phố cần vận động, hướng dẫn người dân phân
loại rác sinh hoạt ngay từ đầu.
3.5.3. Lựa chọn phương án xử lý cho khu vực Hàm Tiến - Mũi Né.
3.5.3.1. Các nguyên tắc lựa chọn phưong pháp;
Việc lựa chọn phương pháp xử lý rác ở bất kỳ một đô thị nào ở các quốc gia đang phát
triển về nguyên tắc cũng được xác định theo các thông số sau:
- Khối lượng rác thải: trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp, đơn giá sản phẩm thường
giảm theo qui mô, hơn nữa một số phương pháp xử lý chỉ có hiệu quả kinh tế khi khối lượng
rác đến một mức độ tối thiểu.
- Tính chất các phế thải và khả năng sử dụng lại rác tại chỗ hoặc tái sử dụng lại rác và
vật liệu thu hồi sau khi chế biến.
- Địa điểm và diện tích các mặt bằng sẵn có.
- Có khả năng bảo dưỡng và sữa chữa trang thiết bị.
- Giá thành bảo dưỡng và năng lượng đầu tư.
3.5.3.2. Đánh giá khả năng áp dụng các phưong pháp xử lý rác thải:
Trên cơ sở mô tả và phân tích các phương pháp xử lý rác ở trên, kết hợp với kết quả điều
tra hiện trạng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và tính chất của chất thải tại khu vực Hàm
Tiến - Mũi Né, đề tài đã thiết lập bảng so sánh để tìm phương pháp xử lý rác phù hợp.Năm biện
pháp chính được đưa ra để so sánh theo yếu tố sau:
- Khả năng đáp ứng kỹ thuật (KNĐUKT) tại địa phương.
- Khả năng đáp ứng về tài chính (KNĐUTC).
- Mức độ phù hợp đối với tính chất (MĐPHTC) rác của địa phương.
- Mức độ an toàn môi trường (MĐATMT) của từng biện pháp.
- Mức độ phù hợp với xu hướng (MĐPHXH) phát triển.
Điểm đánh giá được định theo thứ tự phù hợp từ 1 đến 8.Biện pháp có tổng điểm cao nhất

được xem là phù hợp nhất.Đe xác định biện pháp tối ưu nhất cần thiết phải xét nhiều yếu tố ảnh
hưởng. Tuy nhiên theo 05 yếu tố chính nêu trên về cơ bản so sánh đã nêu được một số biện
pháp phù hợp với điều kiện của khu vực Hàm Tiến - Mũi Né


22

-

-

Bảng 3.8 Khả năng áp dụng các phương pháp xử lý rác đối với khu vực Hàm Tiến Mui Né

Phương pháp xử lý
Hệ sồ
1. Chôn lấp
Bãi rác không kiểm soát
Bãi rác có tường bao
Chôn lấp vệ sinh

KNĐ
ƯKT

KNĐ
ƯTC

MĐP
HTC

MĐA

TMT
3

MĐPH
XH

2

2

2

8
7
4

8
6
4

6
7
8

1
3
7

1
2

5

48
51
58

6

7

1

2

3

1

1

2

8

6

37
38

4

3
5

3

3
4
5

5

7

6
4

8
4

1

Tổng
điểm

2. Đổt Đốt tự nhiên
Xây nhà máy đốt rác
3. Chể biển phân rác
ủ tự nhiên
Nhà máy phân rác
Sdụng trùn tại gia đình


2
5

42
44
46

(Nguồn: Trung Tâm Kỹ Thuật Nhiệt Đới,1998)
Từ kết quả tổng hợp trong bảng 3.8, cũng cho thấy đối với khu vực Mũi Né - Hàm Tiến,
phương pháp xây dựng nhà máy đốt rác và đốt rác hở tự nhiên có tổng điểm bé nhất so với các
phương pháp còn lại mặc dù biện pháp xây dựng nhà máy đốt rác có độ an toàn môi trường cao
nhất và có tính khả thi hơn cả do khối lượng rác nhỏ khó phù hợp với biện pháp xây dựng nhà
máy chế biến phân rác. Và ở đây lựa chọn phương án bãi chôn lấp hợp vệ sinh là phù hợp nhât.


23

-

-

Chương 4: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
4.1. Kết Luận
Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, rác là vấn đề nan giải của toàn xã hội đặc biệt là
ở các vùng đô thị vừng du lịch và ở các trung tâm công nghiệp lớn.Việt Nam cũng không phải
là ngoại lệ.Các đô thị ở Việt Nam luôn phải đối phó với một lượng chất thải rắn rất hàng ngày.
Ngoài ra mật độ dân cư tập trung đông gia tăng dân số, phát triển kinh tế cũng là nguyên nhân
gia tăng khối lượng rác thải này.
Rác là một trong những nguồn gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh, là tác nhân gây ra các

dịch bệnh ...Do vậy vấn đề rác thải này đang là vấn đế mà xã hội nói chung và thành phố Phan
Thiết nói riêng đặc biệt quan tâm.
- Quản lý và xử lý rác thải là một bộ phận quan trọng góp phần cải tạo làm trong lành
môi trường.Việc quản lý và xử lý rác thải phải là trách nhiệm chung của mọi nguời, của toàn
xã hội vì đây là vấn đề hang đầu trong công tác quản lýmôi trường.
- Pháp luật về quản lý và xử lý rác thải phải thực hiện nghiêm hơn bao giờ hết nhằm
giáo dục cưỡng chế.Đó là tiền đề tạo nên thói quen tốt về bảo vệ môi trường dần dần mang lại
ý thức tự giác cho xã hôi và trên quan điểm này môi trường đã được cải tạ. Pháp luật về quản
lý và xử lýc ó đựợc thực hiện tốt có phát huy được sức mạnh cũa nó hay không còn tuỳ thuộc
vào sự hỗ trợ đồng bộ của các ngành, các cấp để tạo điều kiện cho toàn xã hội thực hiện đúng
pháp luật.Bằng mọi biện pháp mọi công cụ, mọi nỗ lực của chúng ta để hướng về quản lý rác
thải chính là để ngăn chặn thảm ho ạ về ô nhiễm môi trường.
4.1.1. Đối với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội:
Khu vực Hàm nến - Mũi né rất thuận lợi về địa lý kinh tế, giao thông đường bộ, hoạt động
thương mại dịch vụ du lịch .Đây là cửa ngõ quan trong của thành phố Phan Thiết nồi liền với
các tỉnh khác có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là tiềm năng về du
lịch đang là thế mạnh của thành phố. Những chuyển biến tích cực về kinh tế xã hội của khu vực
tạo điều kiện thuận lợi đổi mới nhiều mặt trong đời sồng văn hóa- xã hội của khu vực nói riêng
cũng như của thành phố Phan Thiết nói chung.
Nhiều công trình kỹ thuật, phúc lợi xã hội được chú trọng đầu tư xây dựng: giao thông,
thoát nước, Y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội.Tuy nhiên tốc độ đầu tư vẫn chưa đáp ứng yêu cấu
phát triển của địa phương. Sự thiếu thốn về hạ tầng xã hội (Công trình công cộng phục vụ vui
chơi giải trí, nâng cao dân trí, cây xanh, tình trạng cấp nứơc, hệ thống điện chiếu sáng cho người
dân, trật tự vệ sinh môi trường còn kém...). Đây là mối quan tâm to lớn của thành phố cũng như
khu vực đặc biệt là vấn đề rác thải và nước thải đi cùng với sự gia tăng dân số.
4.1.2. ĐỐỈ với công tác thu gom, vận chuyển.
- Nhìn chung, bối cảnh việc thu gom và xử lý chất thải của thành phố còn nhiều khó
khăn, việc xử lý rác thải hiện nay hầu như chưa có một biện pháp hợp lý để giải quyết vấn đề
này.
Rác thải sau khi thu gom sẽ chở đến các bô trung chuyển rồi vận chuyển đến bãi rác hoặc

từ điểm hẹn chở trực tiếp tới bãi rác Bình Tú mà không qua bất kỳ quá trình xử lý nào .Tại bãi
rác, rác được tiếp nhận chôn lấp ngay trong ngày.
Cho đến nay thành phố chưa có chương trình phân loại rác tại nguồn nên tại các nguồn
phát sinh các thành phần có khả năng tái chế được đổ lẫn lộn với nhau.Vì không có thiết bị
phân loại hoàn chỉnh nên việc phân loại hết sức khó khăn. Hầu hết các công đoạn thu gom phân
loại đều bằng thao tác thủ công là chính làm thất thoát


24

-

-

một phần nguyên vật liệu có thể tái sinh bị chôn lấp hoặc bị thiêu đốt do thực hiện công tác phân
loại bằng thủ công không chính xác.
Khối lượng rác ngày càng tăng mà khả năng và tuổi thọ của các bô rác lại rất hạn hẹp do
diện tích quá nhỏ không đủ hoạt động lâu dài. Trong khi đó công tác thu gom vận chuyển xử lý
chưa đúng quy trình đặt ra gây khó khăn cho công tác quản lý.
Công nhân làm vệ sinh nói chung không chỉ chịu tác động của môi trường làm việc độc
hại, có nhiều yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng... mà còn gánh nặng căng thảng tâm
sinh lý nghề nghiệp.
Đe gảm bớt gánh nặng cho người lao động hạn chế mức tiếp xúc với các yếu tố độc hại,
ngoài công tác nghiên cứu đầu tư cải tiến kỹ thuât, áp dụng các công nghệ mới, trang bị đúng
và đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân ... thì công tác tuyên truyền vận động nâng
cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân và công đồng đối với công tác vệ sinh đô thị và quản
lý cốât thải cũng là một công tác quan trọng nhằm hướng tới mục tiêu chung: vì môi trường
trong sạch cho chính mình và cộng đồng.
4.1.3. Kết quả khảo sát môi trường tại bãi rác Bình Tú
Qua khảo sát xung quanh bãi rác nhận thấy:

Rác thải được chôn lấp lộ thiên trên mặt, hàng ngày vẫn có rất nhiều người dân nơi đây
đến tập trung ở bãi rác để sàng phân và thu lượm ve chai.Bãi rác bốc mùi hôi thối gây ảnh
hưởng môi trường nghiêm trọng và sức khỏe người dân đặc biệt là với những người thường
xuyên tiếp xúc trực tiếp.
Xung quanh bãi rác có trồng cây nhung vị trí của nó được đặt ớ trên đồi cao, bên cạnh đó
nước rỉ rác chưa được xử lý như vậy chứng sẽ chảy xuống khu vực dân cư phía dưới thuộc các
Xã Tiến Thành, Tiến Lợi - Hàm Thuận Nam , gây ô nhiễm nguồn nước.
Bảng4.1. Kết quả phân tích mẫu nước

Thông
số Vị trí: hố
Nước thải
chôn rác

Vị trí:
Ghi chú (Tỷ lệ vượt)
TCVN
trung
tâm bãi 59452005. Cột
rác
Hố chôn rác
B (nước)
7,49 5,5-9
CP
50
12,32
618

pH


7,48

BOD5

616

COD
ss

1005,3
224

1005,7
229

Tổng N

176,53

176,12

Tổng p
Coliíbrm

9
1,1x107

9
6
1,1x107 5000


80
100
30

12,56625
2,24
5,884333
1,5
CP

(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường Bình Thuận 2009)
Qua kết quả phân tích trên ta thấy: ngoại trừ pH và Coliform đạt tiêu chuẩn cho phép
còn lại các thông số: BOD5.COD;SS;Tổng P;Tổng N đều vượt mức tiêu chuẩn cho phép,
đặc biệt BOD5 vượt 12,32 lần; COD vượt 12,56625 lần , lượng N cũng rất cao .Vì vậy cần
phải có một quy trình kỹ thuật xử lý nhanh chóng kịp thời.


25

-

-

Bảng 4.2 Kết quả đo mẫu khí thải:
Ghi chú
TCVN
Phân loại
(Tỷ lệ
Vị trí: Vị

trí:
Thông số
5939cơ sở gây
vượt)
trung tâm Cách bãi
khí thải
2005. Cột
ô nhiễm
bãi rác rác 200m
A (Khí)
môi
trường
Độ ồn
84,2 58,7
Cơ sở gây
Bụi
400
0,1
0,02
ô mhiễm
so2
0,09
1500
0,1
môi
NO2
0,01 0,07
1000
CP
trường

H2S
0,15 0,075
7.5
nghiêm
NH3
76
trọng
0,82 0,038
CO
17,8
17,8 1000

Đe xuất
biện pháp
xử


Di dời tới
nơi tập
trung mới

ịNguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường Bình Thuận, 2009).
4.2. Kiến Nghị
4.2.1. Đe xuất biện pháp xử lý rác cho khu vực Hàm Tiến - Mũi Né:
Từ những căn cứ, những yêu cầu trên cũng như để đảm bảo cho môi trường khu vực và
tiết kiệm được đất đai cùng với qui mô đầu tư, đề xuất một giải pháp xử lý rác thải đối với khu
vực Hàm Tiến - Mũi Né gồm những khâu sau đây:
- Phân loại sơ bộ rác: Rác được phân loại sơ bộ tại nguồn phát sinh thành 2 loại, đó là
rác thải không độc hại và rác thải có chứa các chất độc hại.
- Chôn lấp vệ sinh: Do khối lượng rác thải tại khu vực này không lớn, áp dụng các biện

pháp chế biến khác sẽ kém hiệu quả, cho nên toàn bộ rác sau khi phân loại được tiến hành chôn
lấp theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Hiện nay bãi rác Hàm Tiến - Mũi Né đã bị ngưng hoạt động và toàn bộ rác thải của khu
vực này phải đưa về bãi rác Bình Tú, bãi rác này cách khu vực Hàm Tiến - Mũi Né khoảng 25
km, vì vậy quá trinh vận chuyển rất tốn kém. Do đó khu vực này cần có một bãi rác chôn lấp
hợp vệ sinh là rất cần thiết và cấp bách.
Ngoài các đối tượng được xử lý nêu trên, đối với rác nông nghiệp cần được quản lý và xử
lý tại chỗ .Đối với rác xây dựng cần thu gom tách riêng khỏi các rác khác và sử dụng san lấp
nền, đất trũng.
Xử lý nước rỉ rác.
Hiện nay tại khu vực cũng như toàn thành phố chưa có một quy trình công nghệ cụ thể
nào để xử lý nước rỉ rác .Xét về quy mô bãi chôn lấp, đặc tính của phế thải chôn lấp, các điều
kiện tự nhiên khu vực thì bãi chôn lấp hợp vệ sinh của khu vực Hàm Tiến - Mũi Né cần có:
Hệ thống thu gom nước rác
Ống thu gom chính G>400 bằng bê tông cốt thép thu nước từ các hố chôn về hố thu gom.
Ông thu gom nước rác từ các hố rác 0114 bằng PVC thu nước rò rỉ ra từ rác đưa vào ống
thu gom chính
Ghi chú : hệ thống thu gom nước rác chỉ lắp đặt và thu gom nước rò rỉ tại các hố chôn rác
chứa nhiều rác hữu cơ ( > 10% ). Các hố chôn rác trơ không cần xây dựng


×