Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Nghiên cứu môi trường xử lý nước trong ao nuôi tôm sú (penaeus monodon, fabricius, 1798) ở huyện vĩnh châu, tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.67 KB, 31 trang )

1
TÁC GIẢ: Ngô Hoàng Dẹn
Nguyễn Sơn Tùng Hoàng Nữ
Quỳnh Như

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cần thiết của đề tài:
- Trong tình hình hiện nay diện tích nuôi tôm ngày càng được mở rộng cũng như mật độ thả
ngày càng cao, làm cho mức độ ô nhiểm môi trường nước tự nhiên ngày càng tăng lên, làm ảnh
hưởng đến môi trường sống của tôm, tăng nguy cơ mắt bệnh của tôm và tăng rủi ro cho nghề nuôi
tôm.
- Gía cả thị trường ngày càng tăng cao, trong khi đó giá tôm sú lại bấp bênh lúc tăng lúc giảm
mà người nuôi tôm không thể kiểm soát được. Do đó vấn đề giảm chi phí trong quá trĩnh nuôi
tôm là vấn đề rất cần thiết để giảm rủi ro và tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm sú.
- Trái đất càng ngày càng nóng lên làm cho thời tiết thay đổi thất thường, làm cho nhiệt độ
chênh lệch giữa ngày và đêm khá cao, cộng với sự vô ý thức của người nuôi tôm sú đã xả nước
thải của ao tôm sú bị bệnh ra ngoài sông rạch làm cho nguồn nước bị ô nhiểm vì những vi khuẩn,
nấm, virus và nhiều vi trùng độc hại tiềm ẩn trong nguồn nước.
- Nuôi tôm công nghiệp là một nghề mang lại lợi nhuận rất cao nhưng chi phí đầu tư cũng rất
lớn, mức độ rủi ro cũng rất cao, để giảm bớt rủi ro và chi phí thì chúng ta cần phải ngăn chặn sự
tấn công của mầm bệnh cũng như tạo môi trường sống thuận lợi cho tôm sú phát triển tốt ngay từ
đầu.
- Đứng trước thực trạng như vậy để tôm sú phát triển tốt cũng như giảm chi phí cho quá trình
nuôi tôm.Chúng ta càn phải xử lí nước đầu vào thật tốt tạo môi trường thuận lợi cho tôm phát
triển để giảm nguy cơ mắt bệnh của tôm, làm giảm chi phí cho quá trình nuôi tôm.

1.2. Lý do lựa chọn đề tài:
- Vì đây là khâu cần thiết cho việc nuôi tôm sú muốn đạt hiệu quả cao, nuôi lâu dài và phát triển
nghề nuôi tôm sú.
- Đây là khâu đầu tạo điều kiện thuận lợi để tôm phát triển tốt, mau lớn, đạt đầu con, giảm chi
phí trong quá trình nuôi tôm sú nếu xử lí tốt khâu này.


- Sau khi tham khảo nhiều quy trình xử lí nước cải tạo ao nuôi tôm sú trước khi thả tôm sú giống
xuống ao nuôi.Chứng tôi thấy phần lớn đa số người dân đều xử lí theo ý thích của mình mà không
theo một tiêu chuẩn hay quy định nào cả cho nên


2
dẩn đến tình trạng có những hộ thì tôm phát triển rất tốt, rất đạt đầu con nhưng cũng có những hộ
thì tôm không đạt đầu con.
- Vì thế chúng tôi nghiên cứu và áp dụng vào thực tế quy trình xử lí nước cải tạo ao này để
nhằm giúp cho người nuôi tôm có một biện pháp xử lí nước cải tạo ao tốt .Nhằm giảm bớt rủi ro
và tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm sú.

1.3. Tổng quan tóm lược nghề nuôi tôm ở ĐBSCL và ở Sóc Trăng:
1.3.1. Tóm lược nghề nuôi tôm ở ĐBSCL:
- Với nhiều vùng sinh thái đa dạng mặn-ngọt-lợ đan xen cho nên đã hĩnh thành, phát triển sản
xuất nông nghiệp toàn diện với nhiều loại cây con, nhất là nuôi trồng và khai thác thủy sản trở
thành thế mạnh trong những năm gần đây ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
- Năm 2001 Cà Mau thực hiện chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo chuyển đổi sản xuất từ độc
canh cây lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm trên diện rộng. Đen nay, toàn tỉnh có gần 140 nghìn hộ
nuôi tôm trên diện tích gần 260 nghìn ha . Tuy nhiên, năng suất tôm nuôi hiện nay chỉ đạt bình
quân hơn 300 kg/ha; chưa tương xứng với tiềm năng đất đai và diện tích tăng lên. Trĩnh độ sản
xuất, nuôi tôm vẫn manh mún, lạc hậu chưa thay đổi nhiều so với mười năm trước chưa chuyển
dịch.Cà Mau phấn đấu nâng diện tích nuôi đa con lên từ 80 đến 100 nghìn ha trong thời gian tới
ở tất cả các vùng sinh thái đa dạng của tỉnh.
- Những năm qua, nghề nuôi tôm sú ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã
phát triển mạnh: Từ 191.103 ha (1999) tăng lên trên 456.000ha (2003) và việc mở rộng diện tích
chưa hề có dấu hiệu dừng lại
- Kiên Giang dẫn đầu 6 tỉnh có biển của ĐBSCL về khả năng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy
sản ở cả 3 vùng nước ngọt, lợ, mặn; riêng tôm sú đang phát triển mạnh ở Tứ giác Long Xuyên,
bán đảo Cà Mau, huyện Châu Thành, Gò Quao, Phú Quốc. Toàn tỉnh có trên 23.000 hộ nuôi thủy

sản với diện tích 62.437 ha, trong đó nuôi tôm sú là 55.000 ha . Năm 2003, Kiên Giang làm ra
10.135 tấn tôm thương phẩm, tăng gấp 4,07 lần về diện tích, 5,74 lần về sản lượng so với năm
2000. Kiên Giang có 2.133/ 7.357 trang trại nuôi thủy sản và trang trại nuôi tôm dẫn đầu về giá
trị sản phẩm hàng hóa.ở huyện An Minh (Kiên Giang) 4 xã Đông Hòa, Đông Hưng, Vân Khánh
Đông, Vân Khánh Tây tôm chết trên 80-90% diện tích. Chỉ một "cơn dịch rẹm" 2003, Kiên Giang
mất trắng 8.000 ha tôm nuôi 1 -2 tháng tuổi.
Tại Ben Tre, Thạnh Phú là huyện đứng thứ 2 trong tỉnh về diện tích, sản lượng tôm sú. Thạnh
Phú bị nước mặn xâm nhập sâu 6 tháng/năm, chuyển sang nuôi tôm tỷ lệ hộ nghèo từ 28% (1997)
giảm xuống dưới 8% (2003) nhưng Thạnh Phú cũng là huyện đứng đầu tỉnh về tỷ lệ tôm chết.


3
- Đen cuối tháng 8-2008, diện tích nuôi tôm nước lợ của bảy tỉnh ven biển Nam Bộ là gần 540
nghìn ha, chiếm hơn 89% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước; trong đó chủ yếu là nuôi tôm sú.
Diện tích nuôi tôm sú lớn nhất là Cà Mau 257 nghìn ha; Bạc Liêu 121,8 nghìn ha; Sóc Trăng 47,6
nghìn ha và Kiên Giang 77,2 nghìn ha.
- Trong đó, diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh chỉ đạt 47, 6 nghìn ha; còn lại là nuôi
quảng canh, tập trung nhiều nhất ở hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.Sản lượng sau thu hoạch, chỉ
tính riêng ở các tỉnh ĐBSCL là 160,5 nghìn tấn, chiếm hơn 76% tổng sản lượng của cả nước;
nhiều nhất là Cà Mau 68,5 nghìn tấn; Bạc Liêu 36,2 nghìn tấn; Kiên Giang 13,6 nghìn tấn
- Năm 2009, tỉnh Trà Vinh đưa ra kế hoạch thả nuôi trên 2,5 tỉ con giống với diện tích 27.450ha.
Cuối tháng 5-2009, diện tích thả nuôi tại Trà Vinh là 18.300 ha, giảm 6.700ha so với cùng kỳ
năm trước. Qua khảo sát thực tế tại địa phương, phần lớn nông dân đang gặp khó khăn do không
có vốn để đầu tư thả nuôi trở lại do bị thua lỗ vụ tôm năm 2008. Đen nay, khoảng 30% diện tích
bị thiệt hại phải chuyển sang nuôi các loại thủy sản khác. Hơn 500 tỷ đồng bị thiệt hại do diện
tích nuôi tôm sú chính vụ 2009 giảm hơn 6.000 ha, dịch bệnh tôm nuôi chết trên diện rộng hơn
5.300 ha,... Đó là kết quả đánh giá tình hình nuôi tôm sú năm 2009 ở 4 huyện ven biển: Duyên
Hải, cầu Ngang, Trà Củ, Châu Thành (Trà Vinh).Theo Sở NN- PTNT Trà Vinh, trong 1,23 tỷ
con giống thả nuôi năm 2009, có 334 triệu con chết do môi trường suy thoái, con giống kém chất
lượng, người nuôi không tuân thủ lịch thời vụ...

- Tính đến đầu tháng 6-2009, diện tích tôm sú thiệt hại của vùng ĐBSCL đã gần lO.OOOha,
trong đó tại Sóc Trăng diện tích thiệt hại hơn 1.407ha, Bạc Liêu 3.000ha, Ben Tre trên 105ha.
Điều này làm nông dân thận trọng hơn trong mùa vụ mới. Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm
canh có chiều hướng giảm so với trước như: tỉnh Trà Vinh, diện tích thả nuôi theo mô hĩnh này
mới khoảng 500ha (kế hoạch 2.000ha); tỉnh Ben Tre trên 3.219ha (kế hoạch thực hiện năm 2009
là 5.685). Mặt khác, số hộ có điều kiện thi chuyển sang thả nuôi quảng canh kết hợp thả nuôi cua
biển, do tình hình giá tôm nguyên liệu không ổn định, một số hộ thả nuôi không cần cho tôm ăn,
còn bao nhiêu thu hoạch bấy nhiêu.
- Theo Cục Nuôi trồng thủy sản Bộ NN&PTNT, năm 2009 diện tích nuôi tôm sú toàn vùng
ĐBSCL có thể lên đến 566.000 ha. Năm nay, ngành thủy sản đề ra chỉ tiêu giá trị xuất khẩu
khoảng 4 tỉ USD (năm 2008 là 4,5 tỉ USD). Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu
thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 tháng đầu năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước đạt
khoảng 1,3 tỉ USD. VASEP dự báo trong quí n/2009, sức mua của nhiều nước trên thế giới tiếp
tục giảm, biến động tỷ giá ở các nước không có lợi cho xuất khẩu. Trong khi đó, phần lớn sản
phẩm tôm sú của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, nhưng cuối tháng 5-2009, giá
tôm tại thị trường này đã giảm 10-20% so với thời điểm cùng kỳ năm


4
trước. Các nhà nhập khẩu dự báo, tình trạng khó khăn trong xuất khẩu tôm sẽ còn kéo dài đến
tháng 8-2009.

1.3.2. Tóm lược nghề nuôi tôm ở Sóc Trăng:
- Sóc Trăng có khoảng 100.000 ha mặt nước có thể qui hoạch nuôi thủy sản nước ngọt, lợ, mặn,
trong đó 20.000 ha nuôi chuyên canh, 80.000 ha nuôi kết hợp. Là tỉnh đi đầu trong mô hình tômlủa, Sóc Trăng đã thành công trong việc đưa con tôm nước mặn vào ruộng lúa vùng nước lợ mùa
khô. Từ 5 ha nuôi thử nghiệm ở xã Thạnh Phủ, Hòa Tú 1 (Mỹ Xuyên) vào năm 1990 đã tăng lên
gần 30.000 ha (2003). Nhiều hộ nông dân ngoài thu nhập lvụ lúa đã có thêmioo triệu/ha từ 1 vụ
tôm.
- Năm 2004 Tỉnh Sóc Trăng hiện có khoảng 51.000 ha nuôi thủy sản trong đó có 41.136 ha tôm
sú, Những vùng có thuận lợi, nông dân còn nuôi tăng vụ, lấp vụ, đưa tổng diện tích nuôi thả tôm

lên 67.246 ha. Mỗi năm thu khoảng 23.500 tấn tôm nguyên liệu, đạt hơn 300 triệu USD kim
ngạch xuất khẩu. Nghề nuôi tôm ở Sóc Trăng có nhiều phương thức: Nuôi tôm quảng canh cải
tiến, năng suất 450kg/ha, nuôi bán thâm canh năng suất 3 tấn/ha và nuôi thâm canh (quy trình
công nghiệp) năng suất bình quân 6 tấn/ha, có hộ từng đạt 10 tấn/ha.
- Những con số trên đây chỉ mới nói phần nổi hiệu quả nghề nuôi tôm. Phần đáng lo ngại và
những mầm nguy hiểm ngầm dẫn đến thất bại đang đe dọa người nuôi tôm là tôm chết ở vùng
tôm lúa năm sau cao hơn năm trước: 1.187/19.478 ha (2000); 2.521/23.163ha (2001);
16.700/28.779 ha (2002),năm 2003 dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại 16.346 ha, mất 1.207 triệu con
giống, 14.800 hộ mất trắng, nợ nần chồng chất. Nguyên nhân rất dễ thấy: môi trường nước không
đúng tiêu chuẩn, môi trường xấu làm phát sinh các loại dịch bệnh.
- Hằng năm, Sóc Trăng thả nuôi gần 6 tỷ con tôm giống, nhưng chỉ kiểm dịch được khoảng
45%, số còn lại nhập ngoài tỉnh về phần lớn là kém chất lượng. Mặt khác, trong quy trình sản
xuất thủy sản chưa có sự gắn kết giữa các khâu nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; các nhà
máy chế biến và người nuôi trồng thủy sản vẫn chưa gắn kết được với nhau.
- Bước vào vụ nuôi tôm năm 2009. Tĩnh hình thời tiết, môi trường và giá tôm nguyên liệu đang
gặp nhiều khó khăn, phần lớn người dân còn đắn đo trong việc có nên tiếp tục thả nuôi hay không.
Theo kết quả khảo sát của ngành nông nghiệp thì năm 2009 có khoảng 40% số hộ nông dân nuôi
tôm thiếu vốn, không đủ sức sản xuất. Nguyên nhân là giá bán tôm nguyên liệu thấp khiến 50%
số hộ nuôi tôm sú bị lồ, không thể trả nợ ngân hàng và không thể vay vốn nuôi mới. Chính vì
vậy, diện tích nuôi tôm năm 2009 có thể giảm và sản lượng tôm nguyên liệu dự báo giảm khoảng
20%.


5

Chương 2:

2.1.

MỤC TIÊU - PHƯƠNG PHÁP


Mục tiêu công trình:

- Góp phần làm giảm chi phí trong quá trình nuôi tôm sú.
- Tăng thêm thu nhập cho những người nuôi tôm sú.
- Bước đầu tạo môi trường thuận lợi để tôm sú phát triển tốt và đạt đầu con.
- Tìm ra phương pháp xử lí nước cải tạo ao tốt, làm hạn chế rủi ro cho nghề nuôi tôm sú , tăng
thêm cơ hội làm giàu cho người nuôi tôm sú.

2.2. Tính ưu việt công trình:
- Đây là một trong nhiều phương pháp xử lí nước cải tạo ao nuôi tôm sú tốt, nhưng phương
pháp xử lí này sát với tinh hình xử lí thực tế của những hộ nuôi tôm sú hơn.
- Chúng ta xử lí tốt được khâu cải tạo ao nuôi tôm sú thi chúng ta đã giảm bớt được một phần
chi phí đáng kể trong quá trình nuôi, cũng như sự tấn công của các mầm bệnh gây hại cho tôm
sú về sau.
- Phương pháp này giúp tăng tỉ lệ sống của tôm con, đảm bảo năng suất thu hoạch được cao
hơn.
- Phương pháp xử lí nước cải tạo ao này phù hợp với điều kiện đất, nước, khí hậu của tỉnh Sóc
Trăng nói chung và của huyện Vĩnh Châu nói riêng.
- Phương pháp này chủ yếu dựa vào các sản phẩm công nghiệp là chính, để tạo ra nguồn nguyên
liệu dồi giàu cho xuất khẩu.

2.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra những hộ nuôi tôm sú ở xã Hòa Đông - huyện Vĩnh Châu - tỉnh Sóc Trăng về phương
thức xử lí nước cải tạo ao nuôi của những hộ nuôi tôm sú. Sau đó đưa ra một phương pháp xử lí
nước cải tao ao nuôi tôm sú tốt.
- Tìm hiểu điều kiện đất đai, chất lượng môi trường nước, điều kiện thủy văn tại nơi nghiên cứu
để có hướng xử lí tốt.
- Chọn ra những sản phẩm thuốc xử lí nước cải tạo ao nuôi tôm sú tốt vừa đem lại hiệu quả cao
và giá thành hợp lí để giảm chi phí cho quá trình nuôi tôm sú.



6
- Chứng minh qua thực tế bằng cách áp dụng vào ao nuôi tôm sú ở ấp Thạch Sao- xã Hòa Đông
- huyện Vĩnh Châu - tỉnh Sóc Trăng với diện tích là 4000m2 . Rồi cải tạo ao nuôi tôm sú theo
phương pháp xử lí nước cải tạo ao đã nghiên cứu. Thả tôm sú với mật độ là 25con/m2 với nguồn
tôm sú giống lấy từ Công Ty Sản Xuất Tôm Sú Giống Đại Thịnh. Sau một thời gian từ 30-75
ngày rồi kiểm tra ao nuôi xem tỉ lệ sống của tôm sú giống là bao nhiêu?, Tốc độ phát triển của
tôm sú như thế nào?, tôm có bị mầm bệnh tấn công hay không ?.
- So sánh giữa phương pháp xử lí nước cải tạo ao nuôi tôm sú vừa nghiên cứu với không theo
phương pháp xem coi theo phương pháp và không theo phương pháp thì mặt nào tốt hơn mặt nào
chưa tốt, rồi sửa chửa những cái chưa tốt để đưa ra một phương pháp xử lí nước cải tạo ao nuôi
tôm sú trước khi thả tôm sú giống xuống ao nuôi vừa đạt hiệu quả cao lại vừa giảm chi phí nuôi
tôm sú.


7

Chương 3 :

GIẢI QUYẾT VẮN ĐỀ

3.1.
Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm sú
3.1.1. Phân loại và định danh tôm sú:
- Theo tổ chức nông lương thế giới (FAO), tôm sú được phân loại và định danh như sau:
+ Giới: Animalia.
+ Ngành: Arthropoda (Chân khớp)
+ Phân ngành: Crustacea (Giáp xác)
+ Lớp: Malacostraca + Bộ:

Decapoda (Mười chân)
+ Phân bộ: Dendrobranchiata +
Họ: Penaeidea (tôm He)
+ Chi: Penaeus + Loài:
p.momodon
+ Tên khoa học của tôm sú là: Penaeus monodon ( Fabricius, 1798)
- Loài này có 6 Synonyms là:
+Penaeus carinatus ( Dana, 1852)
+Penaeus tahỉtensis (Heller, 1862 )
+Penaeus semisulcatus exsutcatus ( Hilgendorf, 1879 )
+Penaeus coeruleus ( Stebbing, 1905 )
+Penaeus bubulus (Kubo, 1949)
+Penaeus monodon monodon ( Burkenroad, 1959)

3.1.2. Cấu tạo của tôm sú:
Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận sau:
- Chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa. Với tôm sú, phía trên chủy có 7 - 8 răng và
dưới chủy có 3 răng.
Mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm
3 cặp chân hàm dùng lấy thức ăn và bơi lội; 5 cặp chân ngực dùng lấy thức ăn và bò;
cặp chân bụng dùng bơi; có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay
xuống thấp; bộ phận sinh dục (nằm dưới bụng)
- Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng
thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.
•Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài
có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc
háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi.


8

•Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp
háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và
thứ 5 dưới bụng tôm.

3.1.3. Phân bố:
Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía
Đông Tahiti, phía Nam châu úc và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Holthuis và Rosa - 1965,
Motoh - 1981, 1985) Nhìn chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 3OE đến 155E từ vĩ độ 35N tới 35S
xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam.
Tôm bột (PL.), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và
rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước
sâu hơn.

3.1.4. Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú :
- Nauplli có 6 giai đoạn phát triển từ 36-51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ
4 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn
+ Nauplli 1: dài khoảng 0.40mm, dày 0.20mm
+Nauplli 2: dài khoảng 0.45mm, dày 0.20mm
+Nauplli 3: dài khoảng 0.49mm, dày 0.20mm
+Nauplli 4: dài khoảng 0.55mm, dày 0.20mm
+Nauplli 5: dài khoảng 0.61mm, dày 0.20mm
+Nauplli 6: dài khoảng 0.70mm, dày 0.20mm
- Zoea có 3 giai đoạn phát triển từ 105-120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2
lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vất phiêu sinh.
+ Zoea 1: dài khoảng lmm, dày 0.45mm, xuất hiện hai phần dầu và bụng rõ rệt. + Zoea 2: dài
khoảng 1.9mm, xuất hiện mặt và chủy.
+ Zoea 3: dài khoảng 2.7mm, xuất hiện gai trên bụng.
- Mysis có 3 giai đoạn trong 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu
đi sau.
+ Mysic 1: dài khoảng 3.4mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân

bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại.
+ Mysic 2: dài khoảng 4.0mm.
+ Mysic 3: dài khoảng 4.4mm, chân bụng dài hơn, phân thành đốt nhỏ, xuất hiện răng trên
chủy.
- Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành
- Juvenile: giai đoạn trưởng thành.
- Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở đi. Xác
định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ


9
quan sinh dục phụ. Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy
được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng
từ 50g trở lên. Hormone điều khiển sự thành thục sinh dục (GIH, gonal inhibiting hormone) được
sản xuất bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận chuyển tới tuyến giáp sinap
đưa vào kho dự trữ và khi cần thì tiết ra. Sự thành thục sinh dục của tôm sú thông qua tác động
của tuyến nội tiết, khi cắt mắt tức là thúc đẩy chu kỳ lộ xác, đem lại sự thành thục mau chóng
hơn. Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút. Nuôi tôm sú trong ao, hoạt động
bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng
để gặm, thời gian tiêu hoá 4-5 giờ trong dạ dày.
- Số lượng trứng đẻ của tôm cái: nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng
lượng cá thể: trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn. Khi con cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng
lượng từ 100-300g cho 300.000 -1.200.000 trứng. Nếu cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành
thục và đẻ, cho số lượng trứng từ 200.000- 600.000 trứng. Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường
từ 22 giờ đến 2 giờ) trứng sau khi đẻ được 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27-28C sẽ nở thành ấu trùng
(Nauplii). Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: từ tháng 3 đến tháng 4
và từ tháng 7 đến tháng 10. Tuổi thọ tôm sú con đực khoảng 1,5 năm, con cái chừng 2 năm.

3.1.5. Tập tính ăn của tôm sú:
Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống, xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt

ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng.
Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại
15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn.
3.1.6. quá trình lột xác của tôm:
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm
phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc
tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng. Khi quan sát tôm nuôi
trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt
ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút
ra khỏi lớp vỏ cứng, với động tác uốn cong mình toàn cơ thể. Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau
1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn. Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất
nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột. Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng
này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời. Hormone hạn chế sự lột xác lột xác (MIH, molt
- inhibiting hormone) được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục
tuyến xoang, chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác.


10
Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều này có ảnh hưởng tới tôm đang lột
xác.

3.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên Sóc Trăng:
3.2.1. vị trí địa lý:
- Sóc Trăng thuộc vùng hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở đoạn cuối cùng của hạ lưu
sông Hậu đoạn đổ ra biển Đông.Tọa độ địa lý chính:
+ Kinh độ :từ 105° 34’ 16” đến 106° 17’50” kinh độ Đông.
+ Vĩ độ : từ 9° 14’ 20” đến 90° 55’ 30” vĩ độ Bắc.
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp với tỉnh Hậu Giang ; phía Nam , Đông và Đông Nam giáp
Biển Đông với đường bờ biển dài hơn 72 km ;phía Đông Bắc giáp sông Hậu và tỉnh Trà Vinh ;
phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.

Sóc Trăng nằm ở bờ nam Hậu Giang ,Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.223,3km2, chiếm
0,98% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh
như quốc lộ 1, có đường biển nối liền quốc tế, hệ thống sông ngòi tỉnh Sóc Trăng nhiều, chằng
chịt tới các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và hai nước Campuchia, Lào, Có 72 km bờ biển chạy
dọc theo biển Đông. Tỉnh lỵ của Sóc Trăng nay là thành phố Sóc Trăng cách thành phố Hồ Chí
Minh 231 km và cách thành phố càn Thơ 60 km, Sóc Trăng có 9 huyện và 1 thành phố trực thuộc
tỉnh, gồm các huyện và thành phố là: thành phố Sóc Trăng, Châu Thành, Long Phủ, Cù Lao Dung,
Mỹ Tủ, Thạnh Trị, Ngã Năm, Ke Sách, Mỹ Xuyên. Địa lí tỉnh được hình thành từ 3 vùng sinh
thái tự nhiên là vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào sản xuất
nông nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp chế biến hàng nông - thủy - hải sản.
- Vĩnh Châu là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, diện tích 46.260 ha, dân số 146.854 người
gồm các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Huyện Vĩnh Châu có 1 thị trấn và 9 xã:Thị trấn Vĩnh Châu
(huyện lỵ) và Các xã: Lai Hòa, Vĩnh Tân, Vĩnh Phước, Vĩnh Hiệp, Hòa Đông, Khánh Hòa, Vĩnh
Châu, Lạc Hòa, Vĩnh Hải.

3.2.2. Khí hậu:
Sóc Trăng, cũng giống như các tỉnh khác trong vùng châu thổ Cửu Long, điều chịu ảnh
hưởng của đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. khí hậu hàng năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa ( từ
tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm kế). Mưa bão tập trung từ tháng
7 đến tháng 9; tuần xuất lũ có thể xảy ra vào tháng 8, các hiện tượng gió lốc thường xẩy ra vào
tháng 7.
+ Nhiệt độ trung bình là 28,5°c và hầu như không có chênh lệch giữa các vùng của tỉnh.
+ Lượng ánh sáng chiếu khá lớn, trung bình 6,6 giờ/ ngày.
+ Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.489mm -90 % lượng mưa thuộc các tháng từ
tháng 5 đến tháng 11.


11
+ Độ ẩm trung bình hàng năm là 84%. Lượng nước bốc hơi trung bình hàng năm khoảng
1.126mm .

+ Tốc độ gió trung bình khoảng 2,2 m/s . Tốc độ này nhanh hay chậm từng khu vực khác
nhau, càng gần biển thì tốc độ càng lớn. Vào mùa gió chướng ( từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
) luồng gió ngược dòng sông Hậu với tốc độ khoảng 6-11 m/s (khi cao nhất có thể đến 17m/s )
và chính nó là nguyên nhân gây nên hiện tượng xâm thực của nước mặn vào đất liền lớn vào mùa
này .
- Nhờ tác động của lực Coroloic nên hầu như các cơn bảo xảy ra ở khu vực này là rất ít, tính từ
đèo Cả trở vào thì chỉ có 8% tổng số cơn bảo xảy ra. Tuy nhiên, Sóc Trăng vẩn bị tác động của
các cơn bảo xa nên vẩn bị hiện tượng mưa lớn triền miên làm ngập úng, ảnh hưởng đến tình hình
sản xuất, đến hạ tầng giao thông, các công trình dân dụng, dân sinh.

3.2.3. Địa hình :
Địa hình tỉnh Sóc Trăng kể cả vùng ven biển thì tương đối bằng phẳng, trừ các vùng đất giồng
ở địa hình cao. Độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng +2,5m, nơi cao nhất cũng chỉ
khoảng 3m. Địa hình có độ dốc tự nhiên nhỏ 1/1000.
3.2.4. Địa chất:
Nhìn chung đất ở khu vực này là thấp và yếu. các mẩu khoan ở độ sâu 3 Om cho kết quả như
sau:
-Từ 0-2,3m là lớp cát vàng có pha ít bột sét ở trạng thái chặt.
-Từ 2,3-9m là lớp cát mịn pha bột sét màu xám ở trạng thái chặt.
-Từ 9-19,5m là lớp đất sét màu xám ở trạng thái dẻo mềm.
-Từ 19,5-27,5mlà lớp sét màu vàng ở trạng thái cứng.
-Từ 27,5-30mlà lớp cát pha màu vàng ở trạng thái chặt.( Lê Quang Trí & Võ Thị Gương ,2009)

Bảng 1: Bảng mô tả phẫu diện của đất.
STT
1
2

Độ sâu tầng đất
0-5 cm


Mô tả phẫu diện
Màu nến: vàng xám (2.5Y 6/2), sét, khô, không thuần thục, không
cấu trúc, không đốm rỉ.

5-40 cm
Màu nền: nâu (7.5YR 4/3), ấm, thuần thục, chất hữu cơ ít, lẫn ít chất
hữu cơ đen, có cấu trúc, đốm rỉ: nâu sậm (10YR 3/4) (3-5%) lẫn
đốm rỉ sét xám, đốm chất hữu cơ đen cứng.

3

40-110 cm
Màu nền: nâu xám (7.5YR 5/2), sét, gần đến bán thuần thục, ít chất
hữu cơ, cấu trúc yếu, đốm rỉ: nâu ( 10YR 4/6) lẫn sét xám (3 - 4%)

4

5

110- 180 cm

180 - 200 cm

Màu nền : đen nâu (10YR 3/2), sét cát, cát xếp lớp, ấm, bán đến
không thuần thục, chất hữu cơ ít, không cấu trúc, không đốm rỉ.
Màu nền: đen đến đen nâu (2.5Y2.5/1), sét cát mịn,cát xếplớp, ẩm,
dẽo dính, bán thuần thục, chất hữu cơ ít,



12
------------- ----------------------- ------7

7

không câu trúc, không đôm rỉ.

Bảng 2: Thành phần hóa học của loại đất Sali Eutric Gleysols (Gleus).
s
t
t

1
2
3

4

stt

1
2
3

4

5

Độ
sâu


0-5

pH
(1:2.
5)

pH
KC1

6.75

6.71

cm
5-40 7.36
cm
40- 7.20
110
cm
110- 6.83
180
cm

6.08

%c

EC
mS/

cm

Nts
%

P2O5

Pdt
mgP
/kg

10.3

0.15 0.09

1.97

%
sand
0.052mm
0.99
0.50

0.14

8.67

0.32

2.67


0.08

Pts
%

TPCG
% silt
0.0020.05 mm
33.7

%
Clay<
0.002
mm
65.7

5.35

44.9

49.7

6.71

3.97

0.09 0.11

12.7


0.43

1.79

46.8

51.3

6.71

5.22

0.08 0.09

18.8

0.78

6.40

71.5

22.1

ĐỘ
sâu

CEC
cmol/kg


A1 ex.
cmol/kg

0-5

16.9

cm
5-40

17.3

Ca
cmol/kg

Mg
cmol/kg

K
cmol/kg

Na
cmol/kg

0.15

Acid
tổng
cmol/kg

0.15

5.77

8.31

1.30

8.41

0.15

0.15

3.74

7.11

0.80

2.81

0.23

3.31

8.56

1.20


4.02

0.15

3.39

5.82

0.46

2.88

cm
20.7
0.15
40110
cm
11.6
0
110180
cm
ĐỘ kic :m (mg CaCo3/l) 80

.0

(Nguồn: Phạm Thanh Vũ)

3.2.5. Thủy văn:
Tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều với hệ thống sông, rạch, kênh, mương đan xen chằn
chịt. Đây là yếu tố thuận lơi cho giao thông thủy và giúp tiêu, thoát nước dể dàng nên ít bị lũ xâm

hại hàng năm như các tỉnh lân cận.Biên độ giao động của thủy triều hàng năm từ 0,6 - l,4m.


13

3.3. Lựa chọn hình thức nuôi:
3.3.1. Các hình thức nuôi tôm sú hiện nay:
Quảng canh (QC): Hình thức này sử dụng diện tích lớn tận dụng con giống & nguồn thức
ăn hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên hiện nay người nuôi hầu hết chuyển sang hình thức thả bổ sung
con giống ở mật độ thấp và sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên (phổ biến nhiều nhất là ở
tỉnh Cà Mau).
- Quảng canh cải tiến (QCCT):Phổ biến nhiều nhất ở các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh phía Bắc với
một số hình thức sau:
+ Nuôi chuyên tôm
+ Nuôi tôm luân canh với trồng lúa: ở Cà Mau, Bạc Liêu, Ben Tre, Long An, Duyên Hải TP.HỒ Chí Minh,...
+ Nuôi tôm sú trong ruộng muối vào mùa mưa: ở Vĩnh Châu - Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà
Vinh,...
- Nuôi tôm Bán công nghiệp (BCN) và Công nghiệp (CN) cũng như nuôi tôm sú bán thâm canh
và thâm canh: Phổ biến nhiều nhất ở duyên hải miền trung, bắt đầu phát triển mạnh ở ĐBSCL và
ở các tỉnh phía Bắc.

3.3.2. Chọn hình thức nuôi:
Trong việc chọn lựa để quyết định hình thức nuôi quý bà con nuôi tôm cần lưu ý và xem xét thật
cẩn thận về điều kiện đất đai, mức độ đầu tư (nguồn vồn) và trình độ quản lý nhằm có những
quyết định đúng đắn nhất, để tránh tình trạng 'Tiến thoái lưỡng nan" gây thiệt hại không thể lường
hết được.còn đối với vùng đất huyện Vĩnh Châu - tỉnh Sóc Trăng chúng tôi chọn hình thức nuôi
bán thâm canh và thâm canh với mật độ thả nuôi từ 15-45 con/m2.Vì nơi đây có những điều kiện
đất đai, nước và thủy văn phù hợp với mô hình nuôi.
3.4. Lựa chọn địa điểm để thiết kế ao hồ:
3.4.1. VỊ trí - chất đất:

Những vùng có nguồn nước mặn từ 5 - 35°/00 và có PH đất trên 5 đều có thể nuôi tôm sú. Tuỳ
theo hình thức nuôi mà có mức độ đòi hỏi về chất đất và chất nước. Hình thức nuôi thâm canh thì
đòi hỏi chất nước và đất cao hơn hình thức nuôi bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Nói chung,
đất nên có độ kết dính tốt, ít xác bã hữu cơ, giữ được nước là điều kiện lý tưởng. Chúng tôi chọn
ấp Thạch Sao - xã Hòa Đông - huyện Vĩnh Châu - tỉnh Sóc Trăng để thực hiện phương pháp xử
lí cải tạo ao nuôi tôm sú trước khi thả tôm sú giống xuống.
3.4.2. Cff sở hạ tầng:
Đe phục vụ sản xuất tốt, có các vấn đề cần lưu ý:


14
- Giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển con giống và tôm thuơng phẩm không
quá lâu (trên 10 giờ).
- Có điều kiện thuận lợi về điện lưới quốc gia.
- Hệ thống cấp thoát nước đảm bảo.
- Có quy hoạch tổng thể và chi tiết cho vùng nuôi tôm.
- Thuận tiện cho thông tin, liên lạc và an ninh nông thôn được tốt.

3.5. Chuẩn bị - cải tạo ao nuôi:
3.5.1. Nạo vét bùn và mùn bã hữu Cff ra khỏi ao:
Trong quá trình nuôi, chất thải tích tụ ở đáy ao, các chất thải này gây độc hại cho tôm. Chất
thải lắng tụ trong ao nuôi tôm phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau và có sự khác biệt giữa
các ao nuôi, bao gồm: Đất ao bị xói mòn do dòng chảy của nước, Đất từ bờ ao bị rửa trôi, Phân
tôm, Thức ăn thừa, Xác chết của phiêu sinh vật, Các loại vôi, khoáng chất, Chất lơ lửng do nguồn
nước cấp.
- Trong các nguồn gốc sinh ra chất thải lắng tụ trong ao thì chất thải sinh ra từ sự xói lở ao nuôi
có thể góp phần đáng kể vào sự hình thành chất lắng tụ nhưng chúng thường không là nguồn gốc
chính của sự hình thành chất hữu cơ. Chất hữu cơ có nguồn gốc chủ yếu từ phân tôm, thức ăn
thừa và xác chết của phiêu sinh vật.
- Hệ thống ao nuôi có năng suất cao thì lượng chất thải hữu cơ tích tụ càng nhiều, cho nên hệ

thống nuôi năng suất cao đòi hỏi phải có sự quản lí chặt chẽ sự tồn lưu chất thải lắng tụ trong ao
nuôi tôm. Do đó sau mỗi vụ nuôi phải nên vét sạch đáy bùn, nạo vét các chất bùn hữu cơ do xác
tảo và thức ăn thừa tạo nên, nhằm tạo cho nền đáy ao sạch, cứng giúp quá trình sử dụng được lâu
dài.
Qúa trình cải tạo ao có 2 phương pháp là cải tạo khô và cải tạo ướt. Phương pháp cải tạo ao
khô trước hết chúng ta cần xổ nước trong ao nuôi thật khô, phơi đáy ao cho đất trong đáy ao cứng
lại và dùng máy ủi ủi một lớp mỏng khoảng 10- 15em để cho các chất thải trong đáy ao được làm
sạch, cứng tạo điều kiện cho tôm sú phát triển về sau.Phương pháp cải tạo ao ướt nếu ao nuôi
không thể xổ cạn nước được thi chúng ta có thể dùng máy hút bùn để hut bùn ra khỏi đáy ao và
đổ những nơi hợp lí tránh đổ trực tiếp ra ngoài sông, rạch sẽ gây ảnh hưởng và ô nhiểm môi
trường nuôi tôm.Trường hợp không có thể nạo vét bùn trong ao ra ngoài được, nên cải thiện đáy
ao với men vi sinh như Power pack hoặc Aqua bac hoặc Super PS.Tốt nhất là nên cải tạo ao khô
để giúp cho đáy ao thông thoáng, tiêu diệt mầm bệnh và giải phóng khí độc là điều hết sức cần
thiết.

3.5.2. Bổn vôi:
- Tháo rữa ao nhiều lần và kiểm tra PH (giữ nước lại để qua đêm) cho tới khi PH thật sự ổn
định (Riêng ao nhiễm phèn phải rữa bằng CaO).
- Tháo cạn nước và tiến hành bón vôi ngay (lúc ao còn ẩm).


15
- Liều lượng và chủng loại vôi bón: khuyến cáo nên dùng CaC03 hay Dolomite, chỉ sử dụng
Ca(OH)2 khi đất có PH thấp (PH<5), không cần bón nhiều cần thiết sẽ bổ sung sau.
Đối với những ao có nền đáy không được tốt (nhiều hữu cơ, ao cũ,...) ta cần bón lót thêm
Asahi Zeolite, Sitto Zeolite hay Daimetin với liều từ 20 - 25kg/1.000m2 phủ trên bề mặt ao hồ.
Phơi ao từ 7-10 ngày để cho vôi có thời gian phát huy tác dụng sát trùng đáy (chú ý: đối với ao
bị nhiễm phèn phải giữ đáy ao luôn được ẩm).

3.5.3. Chọn nguồn nước cấp thích họp:

Nguồn nước cấp vào nuôi cũng là một trong những lí do làm tích tụ chất hữu cơ trong ao nuôi
tôm. Do vậy khi chọn nguồn nước cấp vào ao nuôi chúng ta cần phải chọn những nguồn nước ít
chất lơ lửng, không có tảo và nên chọn nguồn nước có độ mặn thấp.Sau đó chúng ta lấy nước vào
ao trữ lắng, rồi cấp vào ao nuôi qua túi lọc nước bằng vải cho đến khi mực nước trong ao được
l,5m và đặt dàn quạt nước một cách thích hợp để tạo nguồn oxy trong ao nuôi.
3.5.4. Những lọi ích của ao trữ lắng và túi lọc nước:
❖ Những lựi ích của ao trữ lắng
- Lắng trong nước trước khi cấp vào ao nuôi.
- Giảm tính độc hại các chất độc ở bên ngoài (thuốc BVTV), chất độc từ các nguồn nước
thải,...) và các hoá chất diệt chuẩn được sử dụng (Chlorine, Neu- kuta,...).
Một lượng sinh vật gây bệnh cho tôm, đặc biệt là các virus nguy hiểm (bệnh đốm
trắng, đầu vàng,...) sẽ bị tiêu diệt trong thời gian lắng nước (trên 7 ngày). Do ít có cơ hội
tìm được vật ký sinh thích hợp.
- Chủ động được lịch cấp nước do không bị lệ thuộc vào con nước lớn.
Ghi chú: để hạn chế dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi, ao trữ lắng được xem là một yêu cầu
bắt buộc, diện tích ao trữ lắng bằng 30 -50% diện tích nuôi.

❖ Những lọi ích của túi lọc nước (Screen net)
- Dùng túi lọc để ngăn các vật chủ trung gian như cá, cua, các loại tôm khác.
Dùng túi lọc bang cotton 2 lớp, dài khoảng 4-5m, Làm một túi lọc dài và gắn với máy
bom để trong suốt quá trình nuôi có thể lọc bớt tảo ra khỏi ao.

3.5.5. Diệt giáp xác :
Sau khi cấp nước vào ao được l,5m và đặt quạt máy cung cấp oxy cho ao nuôi xong chúng ta tiến
hành diệt giáp xác (tôm tạp, cua, tép...) với một số loại hóa chất có thể diệt giáp xác với liều lượng
như sau:


16
• Dùng Max 500 với liều lượng là 1 lít cho 2500m3nước.

• Dùng Sáp cụt với liều lượng là 2kg cho lOOOm nước.
• Dùng Chlorine với liều lượng là llkg cho lOOOm nước.
• Dùng BKxít với liều lượng là 1 lít cho 3000m3nước....
Lưu ý : Trong thời gian tạt thuốc điều mở máy quạt nước cho thuốc được tan điều khắp
ao.

3.5.6. Diệt cá tạp:
Sau 2-3 ngày diệt giáp xác xong chúng ta mới tiến hành diệt cá tạp (để cho các trứng cá tạp được
nở). Có 2 cách diệt cá tạp và dùng với liều lượng như sau:
• Dùng Saponine ( hay còn gọi là thuốc cá thái) với liều lượng là 1 Okg cho
1000m3nước.
• Dùng thuốc cá dây với liều lượng là 10-15kg cho 1000m3nước.
Lưu ý : Trong thời gian tạt thuốc điều mở máy quạt nước cho thuốc được tan điều khắp
ao.
3.5.7. Diệt khuẩn:
Sau khi diệt cá tạp xong chung ta để ít nhất 2-3 ngày để cho cá tạp chết và bị phân hủy. Chúng ta
tiến hành diệt khuẩn với một số hóa chất và liều lượng như sau:
• Dùng Iodin S-1000 với liều lượng là 1 lít cho 4000m3nước.
• Dùng Hisodin với liều lượng là 1 lít cho 3000m3 nước.
• Dùng Autodin với liều lượng là 1 lít cho 3000m3 nước.
• Dùng TCCA với liều lượng là 2kg cho lOOOm3 nước.
• Dùng BKC với liều lượng là 1 lít cho 2500m3nước.
• Dùng Misopho với liều lượng là 500ml cho 3000m3 nước.
• Dùng Aqua protectvới liều lượng là 1 lít cho 4000m3nước.
• Dùng thuốc tím với liều lượng là 3kg cho lOOOm3 nước...
Lưu ý : Trong thời gian tạt thuốc điều mở máy quạt nước cho thuốc được tan điều khắp
ao.
3.5.8. Tạt men vi sinh:
Sau khi diệt khuẩn xong chúng ta để 2-3 ngày sau rồi tiến hành tat men vi sinh để cung cấp thêm
dưỡng chất cho đất cũng như nguồn thức ăn dồi dào cho tôm sau này và đặc biệt là trong giai

đoạn tôm con nhỏ .chúng ta có thể tiến hành tạt men vi sinh với một số loại men và liều lượng
như sau:
• Dùng Ponlus với liều lượng là 200ml cho 5000m3 nước.
• Dùng Clear PS04 với liều lượng là 2kg cho 5000m3 nước.
• Dùng MT với liều lượng là lkg cho 5000m nước.
• Dùng Bio-Bacter với liều lượng là lkg cho 5000m3 nước...
Lưu ý : Trong thời gian tạt thuốc điều mở máy quạt nước cho thuốc được tan điều khắp
ao.

3.4.9.

Gây màu nước (gây nguồn thức ăn tự nhiên):


17
- Cung cấp đủ muối dinh duỡng cần thiết: bón DAP (0,5 - lkg/1.000m3) liên tục mỗi ngày cho
tới khi độ trong đạt 30 - 45cm. Sau đó có thể bón bổ sung 0,3 - 0,5kg/1.000m3 ở giai đoạn đầu
của chu kỳ nuôi (45 ngày sau khi thả).
- Dùng Zeolite (10 - 15kg/1.000m3).
- Dùng Bacillus subtilis 1070 (150 - 200g/1.000m3) hay BS- 1(50-100g/1.000m3, thường sử
dụng khi nước có độ mặn trên20°/oo).
- Bón Dolomite/CaC03 (10 - 30kg/1.000m3), kết hợp với D- best (1- 21/1.000m3): ổn định PH,
điều hoà hoá chất trong nước và phòng các bệnh nguy hiểm.
- Trước khi thả giống 1 -2 ngày, sử dụng Benthos (1- 21/1.000m3) giúp tăng nguồn thức ăn tự
nhiên.
- Dùng phân 3-5ppm: Urea 3-5kg/hecta hoặc/và NPK 16-20 3kg/hecta (tỷ lệ 1:1), chia
thành nhiều lần dùng trong 3-4 ngày.
- Dùng cám gạo 10-12kg/hecta + bột cá l-15kg/hecta ngâm nước 24 giờ và đem đều tạt khắp
ao.


Ghi chú:
+ Các loại phân vô cơ khác: Urea (N2H4CO)2 , N-P-K = 46-0-0 hay Amodium phosphate, NP-K = 16-20-0 hoặc N-P-K = 16-16-16. Liều bón 2- 3kg/1.000m3. Phải hoà tan vào trong nước
và phun đều khắp ao.
+ Trước khi gây màu nên cấp nước một lần (l,2-l,5m), nguồn nước phải lắng lọc, sát trùng và
diệt tạp (công việc này phụ thuộc vào thực tế ao hồ và kinh nghiệm tốt ở mỗi địa phương).
3.6. Quản lý chất lượng nước:
3.6.1. Quản lý tốt màu nước ao nuôi:
Đây là một công việc hết sức cần thiết bởi một trong những vai trò tích cực của tảo là làm tăng
chất lượng nước, giảm các khí độc tồn tại trong ao. Tuy nhiên việc duy trì được màu tảo tốt trong
ao nuôi là một công việc không mấy dễ dàng, đòi hỏi người nuôi tôm phải có một trình độ và
kinh nghiệm nhất định để đảm bảo có được màu tảo tốt duy trì sự tồn tại của tảo trong ao nuôi.
Để làm được vấn đề này người nuôi tôm cần phải biết sử dụng các loại vôi, khoáng chất, chế
phẩm sinh học, các loại phân và biện pháp thay nước một cách hợp lí để duy trì sự phát triển của
tảo trong ao nuôi.
3.6.2. Các mức qui định phù họp của pH trong ao nuôi tôm sú:
- Dối với tôm pH thích hợp từ 7.5-8.5, đối với tảo thực vật (màu nước) pH thích hợp từ 8.08.2,biến động trong ngày không quá 0.3. Quản lý độ PH trong ao hồ nuôi tôm, người nuôi có
thể khắc phục được bằng việc sử dụng 04 nhóm


18
vôi chủ yếu là CaC03, Ca(OH)2 , CaO và CaMg(C03)2 sử dụng loại vôi nào, người nuôi phải
nghiên cứu tính năng, tác dụng của từng loại vôi cho phù hợp.
• Ví dụ 1: muốn tăng độ PH lên thì phải tăng độ kiềm thì sử dụng vôi CaC03 hoặc
CaMg(C03)2, trường hợp nước có độ PH quá thấp thì dùng vôi Ca(OH)2 hoặc CaO để
nâng nhanh độ PH lên. Trong trường hợp PH cao ta sử dụng D best hoặc thay nước và
tiếp tục sử dụng D best. Chú ý đừng để độ PH thay đổi quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng nước và tôm nuôi, nên sử dụng vôi hay D best với hàm lượng ít và nhiều lần.
• Ví dụ 2: pH buổi sáng 7.5-7.8 và chiều chênh lệch không quá 0.3, nước trong, dùng D100: 30-50kg/ 1.600m2 (180-300kg/ha) vào buổi chiều trong vòng 2-3 ngày liên tiếp.
• Ví dụ 3: pH buổi sáng 7.5-7.8 và buổi chiều chênh lệch nhau 0.5, màu nước bình thường,
dùng Super-Ca 180-300kg/ha vào mỗi buổi chiều cho đến khi pH trong ngày không biến

động nhiều và cao hơn chút ít.
- Nếu pH cao hơn 8.3 trở lên, giảm pH bằng cách thay bớt nước nhằm giảm bớt chất dơ trong
ao và tảo và sử dụng đường cát 10-12kg/ha.

3.6.3. Nhiệt độ (Temperature) :
- Nhiệt độ thích nghi cho tôm sú là khoảng 18-35°C, nhiệt độ thích hợp 28-33°C đối với tôm
và tảo thực vật thuộc nhóm rong màu xanh, tôm là động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể tôm thay
đổi theo môi trường xung quanh, tôm thích nghi chậm, nhiệt độ không nên thay đổi đột ngột,nếu
nhiệt độ khác biệt quá nhiều có thể làm cho tôm sẽ yếu và chết. Nhiệt độ ảnh hưởng đến việc ăn
mồi của tôm, nhiệt độ trong ngày nếu biến động nhiều quá sẽ làm cho tôm giảm ăn.Cho nên người
nuôi tôm phải tìm mọi cách quản lý nhiệt độ nước. Neu nước lạnh quá thì giảm mức nước xuống
hoặc làm cho mức nước tăng lên khi nhiệt độ cao.
- Đối với tảo nếu nhiệt độ 15°C-25°C, tảo thuộc nhóm Diatom sẽ tăng trưởng tốt,nếu nhiệt độ
23°C-35°C, nhóm rong màu xanh sẽ tăng trưởng tốt, nếu nhiệt độ >35°c, nhóm rong màu xanh
pha xanh nước biển sẽ tăng trưởng tốt hơn so với các nhóm khác.
- Đối với tôm nếu nhiệt độ thấp hơn 25°c tôm sẽ ăn giảm hoặc ngưng ăn, tôm sẽ lớn chậm
hoặc không lớn.

3.6.4. Độ mặn (Salỉnity):
- Tôm sú có khả năng thích nghi rộng với độ mặn (0-45°/oo ), độ mặn thích hợp nhất đối với
tôm sú từ 10-20°/oo. Biến động trong ngày không quá 5°/00 đối với tôm và thực vật nổi (Diatom)
, ngăn ngừa sự phát triển của tảo thực vật đặc biệt nhóm Dinoílagellate bằng cách sử dụng
Cleaner-80.
- Độ mặn cao hơn 35°/00, tôm sẽ ăn giảm và có thể là ngưng ăn hoặc chậm lớn, màu nước đậm
khó điều chỉnh, trước khi thả tôm nên ngâm với Macroguard tối


19
thiểu 30 phút thì sẽ chịu đựng để thích nghi tốt trong môi trường có độ mặn khác nhau.
- Nuôi tôm dưới nước ở độ mặn bao nhiêu để tôm phát triển bình thường còn phụ thuộc vào

người nuôi ở từng vùng khác nhau. Nhưng người nuôi tôm cần phải thuần hoá từ từ cho tôm thích
nghi dần đối với điều kiện tự nhiên của từ vùng..

3.6.5. Độ kiềm (Alkalinity) :
- Độ kiềm giữ vai trò làm hệ đệm giúp giữ cho PH được ổn định và duy trì tốt sự phát triển các
sinh vật phù du và kể cả tôm. Độ kiềm thích hợp cho nuôi tôm sú là 80-120mg CaC03/l, sử dụng
vôi nông nghiệp hay bột vỏ sò (CaC03), Dolomite (CaMg(C03)2) để tăng độ kiềm.
3.6.6. Độ trong (Transparency) (Độ đục - Turbidity):
Độ trong của nước trong ao hồ phần lớn là do phiêu sinh thực vật sinh ra. Vậy phải khống chế độ
trong của nước. Độ trong đục thích hợp khoảng 30-45cm (đo bằng đĩa secchi). Chúng ta cố gắng
duy trì độ trong và PH thích hợp sẽ giúp cho ổn định chất lượng nước và tôm sẽ phát triển tốt.
3.6.7. Hàm lượng oxy ho à tan (D.O) và hệ thống sục khí:
- Hàm lượng oxy hoà tan trong nước thích hợp là không được dưới 3ppm, hàm lượng oxy hòa
tan thích hợp nhất là từ 5-6ppm. Trong nước nếu có lượng oxy nhiều sẽ có những ưu điểm sau:
giảm các chất độc hại, thuận lợi cho việc phân huỷ các chất hữu cơ, tăng chất lượng nước, tôm
sẽ sống thoải mái .Vậy người nuôi phải nghiên cứu tăng hàm lượng oxy trong nước bằng cách
dùng máy sục khí (đạp nước), máy phun khí để tạo thành dòng nước chảy tuần hoàn trong ao
hồ.Dùng máy phun khí sẽ hợp với ao hồ có độ sâu, máy sẽ phun khí xuống sâu hơn loại máy có
giồng quay.
- Trong ao hồ có hàm lượng oxy thấp, sẽ làm cho tôm bị căng thẳng, ăn mồi giảm và dễ bị
nhiễm bệnh. Sự phân hủy các chất hữu cơ thiếu oxy sẽ gây ra nhiều chất độc hại. Kết quả cuối
cùng là tỉ lệ sống của tôm sẽ giảm xuống thấp.

3.6.8. Các độc chất (NH3, H2S, N02, kim loại nặng,...):
- Các độc chất này phát sinh trong quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ dư thừa (thức ăn
thừa, phân tôm,...), các độc chất từ nền đáy hay từ nguồn nước cấp,...Do đó ta nên sử dụng các
chế phẩm vi sinh (Bacillus 1070 hay BS-1) định kỳ 7-10/lần; các chất hấp thụ độc tố như: Zeolite,
Granulite, Thio 5000, Siren, Neo stop, Sitto Remover (tuỳ vào mục đích sử dụng).
- Sử dụng thức ăn cho phù hợp, không dùng thức ăn tươi trong quá trình nuôi, quản lý tảo và
độ pH theo các phương pháp đã giới thiệu ở trên.



20
- Sử dụng Power pack và Aqua bac trong ao một cách thường xuyên để giảm lượng NH3 hoặc
mùn bã hữu cơ trong ao.
- Điều chỉnh mức oxy hoà tan sao cho không thấp hơn 5ppm để vi khuẩn có thể làm việc tốt
bằng cách thêm các máy cung cấp oxy.

3.7. Thả tôm sú giống:
3.7.1. Lựa chọn con giống khoẻ mạnh:
- Đe có được tôm giống chất lượng tốt, trước hết khi mua tôm cần phải đến nơi đáng tin cậy đã
được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và phải kiểm tra chất lượng tôm kỹ trước khi mua.
- Tôm giống khoẻ có màu sắc trong sáng, không thương tích, đều cỡ, hoạt động nhanh nhẹn.
Kích cỡ nhỏ nhất trên l,2cm. Tôm bột đạt 15 ngày tuổi thường được gọi là PL15. Tôm thon, dài,
đuôi xoè hình quạt khi lội râu khép lại hĩnh chữ V. Có thể đánh giá sức khoẻ tôm bằng cách dùng
thau nước cho tôm vào, quay tròn nước, tôm khoẻ sẽ bám vào thành thau, lội ngược dòng nước;
tôm yếu sẽ bị gom vào giữa thau, khi gõ nhẹ vào thành thau, tôm khoẻ sẽ phản ứng búng nhảy
nhanh.
- Ngoài ra có thể kiểm tra bằng "sốc" độ mặn hay hoá chất, đem tôm giống đi xét nghiệm xem
coi tôm có bị nhiểm virus MBV, virus đốm trắng, đầu vàng...chỉ nên cho những mẫu tôm giống
xét nghiệm không bị nhiểm virus.

3.7.2. Mật độ thả:
Mật độ thả tôm thích hợp cho hình thức nuôi công nghiệp (25 -30 con/m2), bán công nghiệp (15
-20 con/m2) và quảng canh cải tiến (5 -10 con/m2). Có thể thả với mật độ nhiều hơn hay ít hơn là
tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường tự nhiên tại chỗ (đất đai, nguồn nước,...), mức độ đầu tư, kinh
nghiệm của người nuôi,...
3.7.3. Thả và luyện giống:
Điều quan trọng là chất lượng nước ở trong ao và nước trong túi đựng con giống phải gần
giống nhau về độ mặn, nhiệt độ, độ PH,...Tốt nhất là kiểm tra chất lượng nước ao nuôi, rồi thông

báo cho trại ương giống điều chỉnh nước tại hồ ương trước 1 -2 ngày. Điều quan trọng nữa là vận
chuyển tôm giống, nên vận chuyển ban đêm, vì nhiệt độ ban đêm mát hơn ban ngày.
3.8. Thức ăn tôm và phương phát cho tôm ăn:
3.8.1. Tại sao phải cho tôm ăn bằng thức ăn chế biến?
Thức ăn tôm có hai loại là thức ăn tự chế (dạng tươi hay hấp chín) và thức ăn chế biến. Nên
hạn chế dùng thức ăn tươi để khỏi ảnh hưởng đến chất lượng nước. Thức ăn tươi cũng là nguồn
gây bệnh cho tôm, vì thức ăn tươi có chất lượng không đảm bảo, không hợp vệ sinh. Còn thức ăn
viên chế biến hiện tại là thức ăn


21
luôn không ngừng cải tiến, chất lượng thức ăn cao có đủ thành phần dinh dưỡng giúp cho tôm
thích ăn, mau lớn, khoẻ mạnh.

3.8.2. Thức ăn chế biến hiệu UP:
Là loại thức ăn đã được nghiên cứu và thử nghiệm, không ngừng cải tiến để chất lượng luôn đảm
bảo, mang lại hiệu quả cao cho việc nuôi tôm có đặc tính như sau:
-

Chất lượng tốt, tiện lợi cho việc sử dụng và bảo quản.

- Tồn tại trong nước thích hợp cho thời gian bắt mồi từ 3-4 giờ hạn chế tối đa việc ảnh hưởng
đến môi trường nước.
-

Hợp khấu vị, tôm thích ăn bởi chất kích thích đã lôi cuốn hấp dẫn tôm ăn hét mồi.

-

Tổng hợp đầy đủ khoáng chất, phù hợp với sự tăng trưởng của tôm trong mọi giai đoạn.


3.8.3. Nguyên tắc kiểm tra chất lượng thức ăn chế biến:
- Đặc điểm bên ngoài:
+ Kích cỡ hạt đều nhau, không nát vụn (thích hợp mỗi số cho từng giai đoạn). + Bao bì đựng
thức ăn gọn gàng không bị rách.
+ Bề mặt hạt thức ăn nhẵn bóng.
+ Có mùi thơm, không hôi mốc.
+ Hạt thức ăn khô ráo, không ẩm ướt.
+ Không lên mốc.
Tồn tại trong nước:
+ Tồn tại trong nước lâu, thời gian tan trong nước khoảng 3-4 giờ.
+ Nếu hạt thức ăn giữ nguyên trong nước lâu hơn 8 giờ cũng không phải là thức ăn tốt.
+ Cách kiểm tra sự tồn tại thức ăn trong nước: là lấy hạt thức ăn chế biến bỏ vào cốc nước
khoảng 30 phút từ từ lắc và quan sát tình hình tan trong nước.
-

- Hấp dẫn tôm ăn: Nếu thức ăn hợp khẩu vị sẽ hấp dẫn tôm ăn mồi và ăn nhiều. Cách kiểm
tra xem hạt chế biến của hãng nào tốt hơn bằng cách cho tôm ăn thử: dùng thức ăn cùng mã số,
cùng số lượng trong thời gian nhất định xem thức ăn loại nào hết trước là loại đó có sức hấp dẫn
tôm ăn mồi.
- Kiểm tra mùi vị thức ăn: Thức ăn tốt là loại thức ăn khi ta nếm thấy vị ngọt mát. Có nghĩa
là thức ăn đó dùng loại cá tươi có chất lượng tốt trộn lẫn trong sản


22
xuất thức ăn. Neu nếm thấy mùi vị khó chịu chứng tỏ dùng cá kém phẩm chất trong quá trình pha
trộn và sản xuất.

3.8.4. Phương pháp cho ăn:
Rải đều khắp xung quanh ao, khu vực hành lang cho tôm ăn hoặc khu vực được làm sạch do dòng

chảy của máy sục khí (máy đạp nước) tạo ra. Sau đó lấy tỉ lệ thức ăn đã chuẩn bị sẵn, cho vào
sàng ăn (nhá hay vó) để kiểm tra lượng thức ăn thiếu hay thừa, nhằm điều chỉnh thức ăn tăng hay
giảm theo từng bữa ăn. Sàng ăn phải đặt xuống lòng ao, kích thước thường là: 80cmx80cm hay
lOOcmxlOOcm, lượng thức ăn cho vào sàng ăn được tính bằng tỉ lệ % lượng thức ăn của bữa đó
(theo Bảng hướng dẫn cho tôm ăn).
3.8.5. Thòi gian và số lần cho tôm ăn:
- Khoảng thời gian 15 ngày đầu cho tôm ăn ngày hai lần sáng, chiều.
- Khoảng thời gian 16- 45 ngày cho
ăn ngày 3 lần.
- Khoảng thời gian sau 46 ngày cho
ăn ngày 4-5 lần.
- Cho tôm ăn phải tuân thủ nguyên tắc là thời gian cho ăn nhất định, điểm cho
ăn nhất định, khi điều kiện chất lượng
tốt, khí hậu tốt có thể tănglượng thức ăn
cho tôm qua kiểm tra thức ăn trong vó,
hoạt động của tôm. Thôngthường tôm
kiếm thức ăn sát đáy ao, phải luôn chú ý khi tôm lột xác, nên giảm lượng thức ăn xuống, vì thời
gian này tôm ít ăn mồi. Nhưng khi lột xác xong nên tăng lượng thức ăn lên vì tôm ăn mồi rất
nhiều.
3.8.6. Một số điều cần lưu ý khi cho tôm ăn:
- Khuyến cáo nên dùng xuồng để rải thức ăn đều trong ao nuôi, để mật độ tôm phân bố điều
khắp mặt ao, để tránh tình trạng tôm lớn tranh giành thức ăn của tôm bé và sẽ giảm được tình
trạng tôm so le.
Điểm bố trí vó thức ăn không nên bố trí xung quanh vùng lấy nước vào và tháo nước ra,
hoặc xung quanh máy đạp nước, nhằm kiểm tra chính xác lượng thức ăn còn dư trong vó.
- Vó kiểm tra thức ăn luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thời gian hết thức ăn mang vó lên phơi
nắng để diệt trùng.
- Cho tôm ăn không theo đúng thời gian qui định trong ngày, nhằm kích thích sự tăng trưởng
của tôm với nguyên tắc là một tuần có thể cho thức ăn không đúng theo thời gian qui định 01-02
lần.

Vào những ngày khí hậu nóng bức, ban ngày tôm ăn mồi giảm, vậy nên giảm lượng thức
ăn xuống.

3.9. Kết quả điều tra và chọn lọc những sản phẩm hóa chất thu được phương pháp
xử lí nước cải tạo ao nuôi tôm sú :


23
- Chúng tôi chọn những sản phẩm hóa chất vớỉ tiêu chí đầu tiên là chất lượng, hiệu quả và tiếp
đến là giá thảnh tương đối phù hợp để góp phần giảm chỉ phí trong quá ưình nuôi.

- Trong quá trình xử lí nước cải tạo ao nuôi được chia lảm 5 bước thực hỉện như sau:
3.9.1. Chuẩn bị ao nuôi:
- Trước tiên chúng ta sỏ nước trong ao nuôi cho thật khô, phơi đất cho đất cúng lại cho đến khỉ
nức nẻ và tiếp đến chứng ta dung máy ủi đất ủi một lớp đất mặt đáy ao dày khoảng 10~15cm cho
lớp bùn dưới đáy ao được làm sạch, cứng để giúp cho đáy ao thông thoáng, tiêu diệt mầm bệnh
và giải phóng khí độc. Sau đó chứng ta lấy nước vào ao nuôi 1-2 ngày rồi sổ nước trong ao nuôi
ra phơi cho đất hơi cứng lại và giữ cho đất trong ao nuôi còn ẩm.
- Tiếp đến chúng ta bón vôi đá cho ao nuôi để sát trùng đáy ao cũng như để khử phèn, tăng độ
pH và độ kiềm cho ao nuôi. Với liều lượng vôi bón cho ao nuôi như sau: bón vôi đá 50-100kgcho
lOOOm2.

Hình 1: Đang bón vôi đá cho ao nuôi
- Chọn nguần nước thích hợp để lấy nước vào ao trữ lắng, có tác dụng lắng trong nước, giảm tính
độc hại các chất độc ở bên ngoài (thuốc BVTV), chất độc từ các nguồn nước thải, một lượng sinh
vật gây bệnh cho tôm, đặc biệt là các virus nguy hiểm (bệnh đốm trắng, đầu vàng,...) sẽ bị tiêu
diệt trong thời gian lắng nước (trên 7 ngày) do ít có cơ hội tìm được vật ký sinh thích hợp,Chủ
động được lịch cấp nước do không bị lệ thuộc vào con nước lớn, không nên lấy nguồn có độ mặn
quá cao tốt nhất là từ 10-15°/00 để thuận tiện cho việc xử lí. Sau đó cấp vào ao nuôi qua túi lọc
nước bằng vải khỉ mực nước trong ao nuôi đạt l,2~l,5m thì ngưng cấp nước.



24

Hình 2: Nơi lấy nguồn nước
vào ao trữ lắng

Hình 3: Ao trữ lắng trước khi cho
nước vào ao nuôi

- Tiếp đến chúng ta đặt dân quạt nước để tăng thêm nguồn oxy trong ao nuôi với số lượng 22
cánh quạt cho 4000m2 và phải đặt dàn quạt nước sao cho khi mở quạt nước lên thì nguồn nước
xoáy đều khắp mặt ao để có thể gom bủn, các chất thải bả vào chính giữa ao nuôi, không bị lở bờ
bao ao nuôi.

Hình 4: Mô hỉnh đặt dàn quạt nước
3.9.2. Diệt giáp xác:
Chúng tôi tiến hành diệt giáp xác khi lượng nước trong ao nuôi đã cấp đầy và dàn quạt nước
trong ao đã được thiết kế và lắp đặc hoàn chỉnh.Chúng tôi chọn hóa


25
chất để diệt giáp xác là Chlorine với liều lượng sử dụng là 1 lkg cho 1000m3 nước, tạt điều khắp
mặt ao và sử dụng máy quạt nước hổ trợ để cho Chlorine tan điều trong ao nuôi.
Đây là chất diệt trừ giáp xác ( tôm tạp, cua, tép...) hiệu quả nhất và Chlorine còn có tác dụng
gây màu nước tốt cho ao nuôi tốt. Tuy là giá thành của Chlorine hơi cao nhưng bù lại chất lượng
rất tốt nó diệt tất cả các loài giáp xác trong ao không cho tôm tạp, cua, tép... sinh trưởng và phát
triển, sẽ hạn chế được một phần thức ăn mà các loài giáp xác ăn trong quá trình nuôi cũng như
các loại cua làm hang gây mọi cho ao nuôi, làm cho ao nuôi không giữ nước được gây thiệt hại
và khó khăn cho người nuôi.

- Tiếp đến chúng tôi tiến hành do pH nếu thấy độ pH chưa phù hợp thì chúng ta tiến hành bón
thêm vôi.Ví dụ như đo độ pH từ 7,0-7,5 thì chúng ta bón vôi thêm với liều lựơng như sau: bón
75kg vôi cho 1000m2 với tỉ lệ là 25kg vôi canxi, 25kg vôi Dolomite, 25kg vôi Daimetin. Rồi
chúng ta tiến hành đo pH nếu thấy pH thích hợp từ 7,8-8,2 và trên lệch trong ngày không quá 0,3
thì chúng ta tiến hành khâu kế tiếp.

3.9.3. Diệt cá tạp:
Sau khi diệt giáp xác xong chủng tôi để 2-3 ngày sau rồi tiến hành diệt cá tạp. Chúng tôi
chọn Saponine để diệt cá tạp với liều lượng là 10kg cho 1000m3 nước , tạt điều khắp mặt ao và
sử dụng máy quạt nước hổ trợ để cho Saponine tan điều trong ao nuôi để có thể tiêu diệt hết cá
tạp.
- Đây là chất vừa diệt cá tạp hiệu quả, giá thành lại vừa hợp lí .
Saponine tiện lợi dể sử dụng chỉ cần pha loãng với nước tạt điều khắp mặt ao là được, không
như thuốc cá dây muốn sử dụng được phải qua nhiều công đoạn mà giá thành lại còn cao hơn
Saponine.
3.9.4. Diệt khuẩn:
Sau khi diệt cá tạp xong chúng tôi để 2-3 ngày cho xác các loài cá tạp bị phân hủy rồi tiến
hành diệt khuẩn. Chủng tôi chọn Aqua protect để diệt khuẩn với liều lượng là 1 lít cho 4000m3
nước, tạt điều khắp mặt ao và sử dụng máy quạt nước hổ trợ để cho Aqua protect tan điều trong
ao nuôi.
- Đây là chất diệt khuẩn rất tốt, giúp tẩy sạch nước và tạo điều kiện cho các loại tảo có lợi phát
triển tốt, giúp cải thiện và tạo màu nước tốt.
- Gía thành sản phẩm hợp lí nồng độ cao nên 1 lít sử dụng tới 4000m3 nước, còn các loại các
loại dung để diệt khuẩn tương tự thì nồng độ thấp hơn như: Hisodin, Autodin thì 1 lít chỉ sử dụng
được cho 3000m3 nước, BKC thì 1 lít chỉ sử dụng cho 2500m3 nước....


×