Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH, TỒN TẠI, PHÁT TRIỂN VÀ GIÁ TRỊ CỦA LÀN ĐIỆU HÁT THEN, CỌI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.56 KB, 34 trang )

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH, TỒN TẠI,
PHÁT TRIỂN VÀ GIÁ TRỊ CỦA LÀN ĐIỆU HÁT THEN, CỌI
Ở HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG.
Phạm Thị Thu Hà

Mở đầu
Chiêm Hoá là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh

Tuyên Quang,

cách thị xã Tuyên Quang 67km về phía Bắc, nơi có hơn 80% là dân tộc thiểu số.
Vị trí địa lý của huyện như sau:
Phía Bắc giáp huyện Na Hang
Phía Nam giáp huyện Yên Sơn
Phía Đông giáp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Phía Tây giáp huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) và tỉnh Hà Giang.
Chiêm Hoá có nhiều dãy núi cao như Khau Bươn, núi quạt Phia
Gioòng, Chạm Chu… Đất đai ở các xã vùng cao của huyện Chiêm Hoá phù
hợp với việc khoanh nuôi rừng tự nhiên và rừng trồng, phát triển kinh tế
nông - lâm nghiệp, còn các xã phía Nam của huyện Chiêm Hoá có độ dốc
phổ biến 10 - 250, thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày, cây lương thực
và một số cây ngắn ngày khác.
Về đơn vị hành chính, huyện Chiêm Hoá có 25 xã và 1 thị trấn, là địa
bàn sinh sống của nhiều dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, Dao, Thủy...
Huyện có nhiều thắng cảnh đẹp, là điều kiện thuận lợi phát triển các loại
hình du lịch sinh thái, du lịch lịch sử - văn hoá như: Rừng nguyên sinh
Cham Chu; thác

Bản Ba,

hang Thẳm Hốc, Thẳm Vài, Bó Ngoặng; thác Lung



Chiêng, thác Lụa, Núi Chùa, Mỏ Bài; động Bản Pài rừng sinh thái trên núi

1


đá Tầng...cùng các khu di tích lịch sử Kim Bình, Kiên Đài, Yên Nguyên,
Vinh Quang, Linh Phú, Xuân Quang…
Xét về giá trị văn hóa cổ truyền của đồng bào các dân tộc ở huyện
Chiêm Hóa thì người Tày là một trong những tộc người còn lưu giữ được
nhiều nét văn hóa đặc sắc như các làn điệu hát Then, Cọi và lễ hội Lồng
tông. Từ nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn đã cho thấy văn hóa nghệ thuật
là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong đời sống tộc người. Cũng
như các dân tộc khác, trong quá trình tồn tại và phát triển, dân tộc Tày đã
sáng tạo ra một di sản văn hóa quý báu, xây dựng được một nền văn hóa
nghệ thuật với nội dung phong phú, đa dạng. Nền văn hóa nghệ thuật ấy
được xây dựng trên cơ sở “vật lộn” với tự nhiên, đấu tranh xã hội để sinh
tồn và phát triển trên cơ sở của nền kinh tế nông nghiệp. Trong đó, Then
là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Tày.
Trong kho tàng văn nghệ cổ truyền các dân tộc Việt Bắc, Then là một loại
hình nghệ thuật được quần chúng ưa thích. Then được hát lên vào những
dịp trọng đại của bản làng (hội làng cầu đảo) hay từng gia đình như dịp
năm mới, nhà mới, sinh con đầu lòng hay với mục đích giải hạn, trừ tà,
chữa bệnh. Về mặt nghi lễ, Then chứa đựng trong mình những tôn giáo
nguyên thủy và thiết thân với con người như lễ cầu an, cầu mùa, chữa
bệnh. Về mặt nghệ thuật dân gian, Then được thể hiện sinh động bằng lời
ca, tiếng hát, trang phục dân gian hết sức phong phú.
Hát Then - đàn tính là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh
thần, tâm linh của người Tày. Dân gian đã có những câu thành ngữ về giá
trị nghệ thuật của hát Then như:

“Cần ké pây tàng đầy tỉnh hát then
Mà thâng rườn táng piến pền báo ơn”
2


Tạm dịch:
Ông già qua đường được nghe hát Then
Về đến nhà khác biến thành trai trẻ!
Trải qua biết bao thế kỷ, người dân lao động Tày - Nùng luôn tìm
thấy trong nền văn nghệ của mình một nguồn động viên an ủi, thiết thực.
Trong đó, Then đã góp phần đáng kể và trở thành món ăn tinh thần không
thể thiếu được trong đời sống của đồng bào. Hát Then đã thể hiện cả trí
tuệ của nhân dân lao động Tày, là những lời ca, những tiếng nói của họ
được diễn xướng trên sân khấu, cho nên đồng bào Tày thường ca ngợi
Then và thích nghe Then hát. Họ hâm mộ Then như người dân Bắc Ninh
yêu thích quan họ, người dân đồng bằng Bắc Bộ thích nghe hát chèo...Do
đó, việc tìm hiểu, sưu tầm và giới thiệu về Then là việc làm rất có ý
nghĩa.
I. Các yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển của làn
điệu Then, Cọi của người Tày ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
(Qua khảo sát tại thôn Khuôn Khoai (xã Yên Nguyên); thôn An Thịnh, thôn
Tân Cường (xã Tân An); và xã Xuân Quang)
1.1. Nguồn gốc của Then và cây đàn tính
Trước hết cần phải nhận định rằng, Then trong đời sống người Tày ở
Chiêm Hóa, Tuyên Quang tồn tại ở 2 dạng khác nhau, đó là loại hát Then
mang tính văn nghệ và hát Then dùng trong lễ cúng gia đình. Như vậy, Then
là một thành tố quan trọng trong văn hóa của người Tày, nó được sử dụng
như một thể loại văn nghệ dân gian và cũng có thể được sử dụng như một
loại hình tín ngưỡng dân gian. Then từ lâu đã gắn với cuộc sống tinh thần
của dân tộc Tày, có vị trí quan trọng trong đời sống thường ngày và đời sống

tâm linh. Đây là một loại hình nghệ thuật tổng hợp có văn học, âm nhạc,

3


múa, mỹ thuật được lưu truyền rộng rãi trong quần chúng. Nhiều người rất
thích nghe hát Then, đón Then về đàn hát để giải sầu, chữa bệnh, giải hạn,
cầu yên...và ngay cả khi có những việc vui trong gia đình.
Khái niệm về Then cho đến nay cũng chưa có một định nghĩa thật rõ
ràng nhưng tất cả mọi cách giải thích đều đi đến một quan niệm chung gần
thống nhất. Then là “tiên”, có nơi gọi là “Sliên”, là con của trời. Nó còn có
nghĩa là sạch sẽ, có đời sống đẹp trường sinh như tiên trong thần thoại. Đó là
những khúc hát, điệu múa thuộc thể loại dân ca nghi lễ, phong tục từ lâu đời
của người Tày. Do xuất phát từ chữ “Sliên” như vậy nên điệu hát Then vẫn
được người Tày tỉnh Tuyên Quang coi là điệu hát thần tiên. Theo chữ nôm
Tày, Nùng thì từ “Sliên” được ghép từ hai chữ sinh (sống) và linh (linh
thiêng), có nghĩa là người tinh anh, nhìn thấu cõi âm, có lời đoán linh ứng,
linh thiêng. Then chính là người giữ mối liên hệ giữa người trần gian với
Ngọc Hoàng và Long Vương. Khi họ làm Then là họ đại diện cho người trời
giúp cho người trần gian cầu mong sự tốt lành, được tai qua nạn khỏi. Then
đã khoác lên mình một màu sắc huyền bí, linh thiêng để thực hiện sứ mệnh
cao cả ấy. Với nhiều người không biết về Then, thường chỉ nghĩ rằng Then
giống như một làn điệu dân ca Tày hoặc là người hành nghề tôn giáo nhưng
Then còn có khả năng siêu phàm là liên hệ được với thế giới thần linh. Vì
quan niệm là “người của trời” nên trước kia, người làm Then phải kiêng kỵ
nhiều, giữ mình cho thanh khiết, tránh những điều tạp uế như không được ăn
các loại thịt trâu, bò, chó... Bàn thờ của Then được đặt trong nhà nhưng
không để ở gian giữa cùng với bàn thờ tổ tiên mà để ở gian cạnh và được
che kín bằng các bức màu thổ cầm, bức trướng. Tùy theo từng địa phương
mà Then có nhiều tên gọi khác như như pụt, vựt, giàng...nhưng Then là tên

gọi chung và phổ biến hơn cả.

4


Theo tác giả Nguyễn Thị Yên (Viện nghiên cứu Văn hóa) cho rằng
trong tín ngưỡng dân gian của người Tày, các trò chơi mang yếu tố saman
giáo được tồn tại dưới các hình thức nhập đồng của trẻ em và của các nam
nữ thanh niên với mục đích bói vui, bói duyên số... Những siêu linh mà họ
nhập đồng thường là các nàng tiên - linh hồn của các vật vô tri, vô giác như
nàng Trứng, nàng Trăng...Trong số những người tham gia các trò chơi nhập
đồng sẽ có những người hợp căn với một nàng tiên nào đó, được nàng tiên
hộ mệnh để cứu giúp người đời, trước tiên là ở việc bói toán. Về sau, do
nhu cầu của xã hội mà phát triền thành hình thức cầu cúng, phổ biến trong
xã hội người Tày. Đây là một hình thức cúng bái dân gian thời kỳ đầu của
người Tày, tạm gọi là tín ngưỡng sliên (tiên) - khởi đầu của tín ngưỡng
Then. Một trong những đặc điểm của hình thức cúng bái này là ngoài niệm,
hát ra còn có sự tham gia của khí cụ hoặc nhạc cụ nào đó. Để bổ trợ cho
việc hành nghề, họ đã lựa chọn nhiều dạng khí cụ khác nhau như phách,
thẻn gỗ (2 mảnh gỗ dùng để xin âm dương), chuông, chùm nhạc xóc và cả
cây đàn tính vốn có sẵn trong dân gian. Dự đoán, đây là Then của thời kỳ
đầu, mang đậm màu sắc bản địa mà chưa bị pha tạp bởi các tôn giáo, tín
ngưỡng bên ngoài.
Theo từ điển Tày - Nùng - Việt thì Then còn có 2 nghĩa:
Thứ nhất: Then có nghĩa là loài ong không sinh ra mật
Thứ hai: Then có nghĩa là Pụt. Nhiều người nghĩ Pụt tương đương với Bụt
nhưng không hẳn là vậy. Bụt là từ của người Ấn Độ, được du nhập vào thế
kỷ thứ VI trước Công nguyên, dùng để chỉ vị sáng lập ra Phật giáo
(Bouddha). Phật giáo là một tôn giáo kiêng sát sinh còn Pụt là tín ngưỡng
dân gian Tày - Nùng. Như vậy, Pụt là từ dùng chung chỉ tất cả những người

có khả năng xuất nhập hồn để giao tiếp với thần linh, bất kể là nam hay nữ.

5


Họ dùng các hình thức nghệ thuật như nhạc cụ, hát, múa, nhảy...cùng tham
gia vào quá trình hành lễ.
Then được coi là “thầy thuốc chữa bệnh”, là những “nghệ sĩ dân gian”
của bản làng. Với tư cách là “thầy thuốc chữa bệnh”, Then đem đến cho
người bệnh liều thuốc tinh thần và giải tỏa về mặt tâm lý nào đó của người
bệnh còn với tư cách là “nghệ sĩ dân gian”, Then thực sự là một nghệ sĩ đa
tài được nhiều người hâm mộ và yêu mến. Then không những là người giỏi
văn, thơ mà còn biết múa những điệu dân vũ của dân tộc. Trong những lễ
làm Then, với không khí linh thiêng, huyền hoặc, người nghệ sĩ ấy cuốn hút
người nghe, người xem bằng chính tài năng và nghệ thuật của mình.
Qua phỏng vấn nhiều cụ già tại các xã Yên Nguyên, Tân An, Xuân
Quang, thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang thì mọi người đều trả lời
rằng hát Then không rõ có từ bao giờ và nguồn gốc của nó từ đâu đến, chỉ
biết rằng khi sinh ra là đã có Then. Tuy nhiên, qua làm việc với nghệ nhân
Then Hà Thuấn (thôn An Thịnh, xã Tân An, huyện Chiêm Hóa) cũng như
tham khảo nhiều tư liệu thư tịch thì được biết tích truyện về nguồn gốc của
Then như sau: Theo các giai thoại ở Cao Bằng thì nhiều ý kiến tập trung cho
rằng Then có từ thời Lê, Mạc, tức là cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, khi
Mạc Kính Cung lên chiếm cứ đất Cao Bằng đánh lại nhà Lê (1598 - 1625).
Tuy Cao Bằng là tỉnh miền núi nhưng hồi đó Cao Bằng có rất nhiều nhân tài.
Trong thời gian dài 82 năm nhà Mạc ở Cao Bằng thì Then là hình thức mua
vui cho vua nhà Mạc. Nếu chỉ hát tiếng Tày thì vua quan nhà Mạc không
hiểu nổi, bởi vậy buộc nghệ nhân phải hát 2 thứ tiếng, cho nên các bài hát
Then hiện nay có đến một nửa là tiếng Kinh. Cũng có ý kiến cho rằng, Then
là một loại hình văn học dân gian do một số tầng lớp trí thức bình dân, nho

sĩ nghèo và một số thầy đồ miền xuôi lên dạy chữ, sáng tác ra, chắp nối lại
nên trong ngôn ngữ Then có pha lẫn tiếng Kinh.
6


Trong sách “Địa chí Cao Bằng”, có nói thủy tổ của phường hát Then
là ông Tư Thiên quản nhạc, tên là Bế Văn Phùng, người Bản Vạn, xã Bế
Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng và ông Nông Quỳnh Văn ở xã Nga Ổ
(nay là xã Trí Viễn), huyện Trùng Khánh, mỗi người lập ra một phường hát
(Phường hội Then nữ ở Hòa An và hội Giàng nam ở Trùng Khánh). Hai
ông đều là người Tày, sống vào thời kỳ nhà Mạc rút lên Cao Bằng, đều làm
quan cho nhà Mạc. Hai ông đều hay chữ, giỏi thơ, rất có thể là tác giả của
nhiều bài “lượn” và bài “Then”. Sau đó, các ông tuyển trai xinh, gái đẹp
làm diễn viên tập luyện, khi thuần thục được vua nhà Mạc mời vào chầu
múa hát, họ đàn ngọt, hát hay nên đã mau chóng thành lập được các đội hát
trong cung đình.
Nguyên là lúc Mạc Kính Cung vương
Ngày vắng ở trong cung buồn rầu
Triệu hai quan vào chầu hội cung
Lấy cung nữ hát mừng chúc Chúa
Bế Phùng thì đặt ra Pụt Tày
Tay gẩy tính chân rung xóc nhạc
Dập dìu theo tiếng hát ngọt đưa
Càng xem lâu càng vừa ý thích
Chọn giai nhân trong tỉnh đẹp xinh
Tập thành thạo được vào trình tiến
Châu Kính Cung trong điện đế đô
Được Kính Cung hoan hô khen ngợi...
Vua thấy các tốp Then múa hát làm cho vua được vui vẻ, khỏe mạnh
hơn. Nhiều khi quan quân vua ốm do không chịu được thủy thổ, thời tiết

khắc nghiệt mà sau khi làm Then xong tự nhiên thấy khỏi bệnh. Vua thấy
hiệu quả do Then đem lại thật lớn nên lệnh cho truyền bá rộng ra ngoài. Dần
7


dần, nó biến thành thứ cúng lễ cầu khấn cho được khỏi bệnh, đạt được
những ước vọng tốt lành. Khi triều đình Mạc tan rã, các ca sĩ, nhạc công trở
về quê hương bản quán, mang theo nhiều khúc hát Then và từ đó Then được
tỏa đi các địa phương khác nhau như Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang...
Dưới hình thức trao truyền bằng phương thức truyền miệng, trải qua nhiều
thế hệ mà Then đã có sự cải biến, bổ sung tùy vào từng khu vực cư trú cụ
thể. Tóm lại, từ “sliên” đến “pụt” rồi Then, đó là con đường hình thành và
biến đổi lâu dài trong lòng dân tộc với sự tham gia, góp mặt của nhiều tầng,
nhiều lớp tín ngưỡng đến từ nhiều phía để cuối cùng hình thành nên Then một hình thức Đạo giáo dân gian độc đáo của người Tày như ngày nay.
Một cuộc tiếp xúc văn hóa đáng chú ý khác là tiếp xúc văn hóa Tày,
Nùng được diễn ra ở Cao Bằng thông qua các cuộc di cư của các nhóm
Nùng từ vùng nam Choang Quảng Tây đến Cao Bằng. Nùng là một chi của
Choang, cư trú chủ yếu ở Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và một số
địa phương thuộc Vân Nam. Theo một số tài liệu thì Cao Bằng là một trong
những địa phương có các nhóm Nùng di cư đến sớm nhất, khoảng thế kỷ
XVI. Cũng có ý kiến cho rằng, với mục đích tăng cường sức dân, mở mang
lực lượng mà trong thời gian cát cứ ở Cao Bằng, nhà Mạc đã khuyến khích
và lôi kéo nhiều dòng người di cư từ bên kia biên giới đến Cao Bằng. Thế kỷ
XV, XVI, đất nước Trung Quốc nội chiến liên miên, mang lại hậu họa cho
dân bởi đói kém, sưu cao thuế nặng, cướp bóc, thổ phỉ... Khu vực biên giới
Việt - Trung là nơi mà các nhóm cư dân thuộc Quảng Tây thường qua lại
làm ăn. Trong khoảng thời gian này, có khá nhiều nhóm Nùng khác nhau từ
các huyện thuộc biên giới Quảng Tây, Trung Quốc di cư đến Cao Bằng, hình
thành nên khu vực cư trú rộng lớn của người Nùng ở Cao Bằng. Điểm đáng
chú ý là sự di cư của người Nùng vào Cao Bằng còn mang theo cả những

yếu tố văn hóa Hán mà họ tiếp thu được khi còn ở Trung Quốc, thể hiện qua
8


các nghi lễ phong tục được thực hiện bởi những ông thầy Tào hành nghề
cúng bái theo sách chữ Hán. Các cuộc di cư này còn góp phần tạo nên mối
quan hệ gần gũi giữa những người họ hàng đồng tộc ở hai bên biên giới, dẫn
đến có sự giao lưu về văn hóa giữa hai bên, trong đó có sự giao lưu với văn
hóa Hán từ chính nước bản địa. Như vậy, với vị thế riêng của mình, Cao
Bằng đã trở thành điểm đến của nhiều cuộc di cư để từ đó hình thành nên
một vùng giao lưu và hội nhập văn hóa Kinh - Tày - Nùng. Trong đó, văn
hóa Tày bản địa đã trở thành trung tâm dung nạp và điều chỉnh các dòng văn
hóa du nhập, trong đó có Then.
Trong cuốn Lời hát Then của tác giả Dương Kim Bội, xuất bản năm
1975, có nói đến nhiều giai thoại trong dân gian, chủ yếu là những nghệ
nhân già trên dưới 70 - 80 tuổi giải thích Then bằng một số giai thoại khác
nhau nhưng một điều thống nhất trong cả các tỉnh Việt Bắc cho rằng Then
có từ Cao Bằng.
Cũng trong cuốn Lời hát Then, có nói đến một số chương đoạn, lời ca
có nhiều chi tiết nhất quán và phổ biến trong Then như đi sứ, khảm hải, bắt
phu phen...nghĩa là đã có việc đi sứ sang Tàu. Ngoài ra, các chương đoạn lời
hát Then, đoạn “lập cầu hào quang” có nói đến đúc đồng, đúc gang rèn sắt
để bắc cầu, đoạn “thấu quang thấu nạn” có nói đến quân Then dùng súng
ống đi săn hươu nai. Nhiều chỗ nói đến quân binh của Then được tổ chức
thành đội, có câu nói đến việc đốt hỏa tiễn thăng thiên dùng làm pháo lệnh.
Đoạn miêu tả chợ Tam Quang mua bán nhộn nhịp đông vui, có đủ hàng lụa
là gấm vóc... Tất cả những chi tiết đó trong lời hát Then phần nào cho phép
ta nghĩ rằng Then xuất hiện trong một xã hội đã có sự phân chia đẳng cấp rõ
rệt, có sự phân công lao động xã hội và đã có hàng hóa, có nghề thủ công
phát triển. Tuy nhiên, nếu nói Then xuất hiện từ niên đại nào thì tới nay cũng

chưa có tài liệu nào khẳng định một cách chính xác. Dẫu chưa có sự thống
9


nhất về nguồn gốc nhưng trong nhiều thế kỷ qua, hát Then là món ăn tinh
thần không thể thiếu của người Tày nói chung và người Tày ở huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Then ra đời trong quá trình lao động sản
xuất, từ nhu cầu đời sống tinh thần và tín ngưỡng, phản ánh trí tuệ, nhận
thức, tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, phong tục tập quán, là tiếng nói của
nhân dân lao động, chứa đựng nhiều nội dung tư tưởng, tình yêu lứa đôi.
Do Then gắn với cây đàn tính “như hình với bóng” nên khi tìm
hiểu nguồn gốc của Then, tất yếu phải tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ của
cây đàn tính. Đàn tính là nhạc cụ tiêu biểu, có mặt nhiều hơn cả trong
sinh hoạt âm nhạc của người Tày. Trong dân gian người Tày ở huyện
Chiêm Hóa cũng như một số tài liệu khác còn lưu truyền những truyện
cổ về sự tích của cây đàn như sau: Truyền thuyết kể rằng: “Ngày xưa có
chàng Xiên Cân, đã 30 tuổi mà chưa lấy được vợ, hàng ngày ra suối lấy
nước, soi mặt xuống mặt nước, Xiên Cân thấy mình đã già, anh lấy làm
lo lắng, bèn lên núi cầu khẩn. Tiên Nàng Dâu cho Xiên Cân mấy hạt bầu
và nhánh dâu...và dặn đem về trồng, lại còn dạy cách làm đàn tính bằng
các nguyên liệu đó. Có đàn, Xiên Cân sẽ lấy được vợ. Thấm thoát ngày
tháng, cây dâu đã lớn, cành là tươi tốt và đám tằm của anh cũng đã miệt
mài nhả tơ:
Tằm liền đan thành kén
Xiên Cân tìm cây đóng guồng sợi
Quay guồng tiếng suốt kêu
Chỉ tơ kéo không đứt
Sợi trắng, sợi vàng óng ánh
Tay se từng sợi tơ
Lòng Xiên Cân hớn hở...

Sau đó, Xiên Cân lại lên trời xin giống cây bầu về gieo:
10


Ba hôm sau nảy mầm
Sáu hôm sau nảy lá
Tháng 7 nở đầy hoa
Cây nào cũng đầy quả...
Khi đã có dây tơ và bầu, Xiên Cân lên nương kiếm cây “khảo
hương” làm cần đàn và sừng đàn. Anh mắc vào cây đàn của mình 12 dây
tơ. Mỗi khi buồn phiền, anh lại lấy đàn ra gẩy. Nghe tiếng đàn của anh,
muôn loài đều say mê, nhiều con vật héo hon, đau khổ vì tiếng đàn.
Tiếng đàn của chàng cũng làm các cô gái ngẩn ngơ... Bụt liền sai sứ
xuống hỏi tội Xiên Cân, anh không đắn đo trả lời rằng: “Tôi đã nhiều
tuổi nhưng vẫn chưa lấy được vợ nên tôi chỉ biết lấy cây đàn này làm
bạn. Tôi yêu nó như yêu vợ và thỉnh thoảng gẩy đàn giải buồn”. Nhưng
rồi cuối cùng Bụt xét thấy rằng nếu cứ để cây đàn của Xiên Cân 12 dây
như vậy thì mỗi khi nghe tiếng đàn của anh cất lên, muôn loài ở trần sẽ
quên ăn mà chết nên đã bắt Xiên Cân cắt đi 9 dây, chỉ cho phép để 3 dây.
Cây đàn 3 dây tơ này chính là cây đàn tính của người Tày bây giờ. Từ
đó, cây đàn tính làm bằng cây dâu, quả bầu và dây tơ được phổ biến rộng
rãi ở vùng dân tộc Tày Việt Bắc, là tiếng đàn ca ngợi cuộc sống, ca ngợi
tình yêu.
Tuy nhiên, ở vùng Chiêm Hóa, Tuyên Quang thì cây đàn tính chỉ
có 2 dây, không cần dùng đến dây thứ 3. Trong đó, 1 dây biểu tượng của
trời và đất còn dây kia tượng trưng cho cha và mẹ. Theo nghệ nhân Hà
Thuấn, xã Tân An, huyện Chiêm Hóa - người dân tộc Tày đầu tiên của tỉnh
Tuyên Quang được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam phong tặng nghệ nhân
văn hóa dân gian cho biết: Then Tuyên Quang có đặc trưng là giai điệu mượt
mà, đằm thắm và mở đầu câu hát bao giờ cũng có từ ới la còn Then ở các

tỉnh khác không xuất hiện từ ới la trước bài hát Then như vậy. Từ ới la
11


có nghĩa là khát vọng giao đãi của con người với trời đất, thiên nhiên, vạn
vật. Cấu trúc âm nhạc của Then Tuyên Quang là các quãng âm nhạc gần
nhau hơn, tạo âm hưởng đầm ấm của con người xứ Tuyên.
Theo lời kể của một số thầy Then ở huyện Chiêm Hóa thì ngày xưa,
hát Then chỉ dùng để cúng bái, giao tiếp với thần linh trong các cuộc lễ như
lễ khẩu mẩu (lễ cốm), lễ cấp sắc, lễ cầu mùa, cầu mưa... người ta có thể hát
cả giờ đồng hồ, đôi khi là thâu đêm. Còn hiện nay, ngoài những làn điệu
Then cổ giữ lại thì còn xuất hiện những các bài hát Then mới, chủ yếu là
những bài hát ca ngợi quê hương, tình yêu đôi lứa, tình yêu lao động.
Truyền thuyết về cây đàn tính không biết đã được lưu truyền từ
bao giờ nhưng đến ngày nay, nó vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong
tình cảm, trong tâm hồn người Tày. Tuy đã bị Bụt cắt mất 9 dây song
sức mạnh chinh phục lòng người của nó vẫn còn hết sức lớn. Giữa huyền
thoại và sự thực, khả năng diễn cảm của nó không cách xa bao nhiêu. Có
thể không ít người cho rằng, tiếng đàn, tiếng hát dân ca của mỗi vùng chỉ
làm say mê, rung động với riêng những ai sinh ra ở vùng đất ấy. Điều
đó, với tiếng đàn tính, tiếng hát Then chẳng có gì sai song cũng chưa
hoàn toàn đầy đủ. Tục ngữ Việt Nam đã có câu “người ta là hoa đất”.
Người Tày là hoa đất Tày nhưng âm nhạc Then - sắc hương của hoa ấy,
của đất ấy đâu chỉ khoe sắc hương với riêng miền đất Tày?
Một truyền thuyết khác lại cho rằng: “Thời xưa, có 3 người làm nghề
cúng bái rủ nhau đi tìm trời, xin trời phán dạy. Dọc đường, gặp sông lớn, trời
tối, họ ngủ qua đêm ven sông. Gần sáng, mọi người rón rén dậy đi trước gặp
trời, trời ban cho một đống sách, trở về thành thầy Tào. Người thứ hai thức
giấc vội vàng chạy sau, trời thấy sách chỉ còn sót lại 1 quyển, bèn cho nốt, vì
được ít chữ nên ông này trở thành thầy Mo. Còn người thứ ba, sáng bạch

mới tới, trời bèn gom nhặt những thứ trong nhà như quạt, chùm nhạc, bầu
12


gáo, cây đảo cám lợn trao cho. Nhưng người này sáng trí, khéo tay, sửa sang
những thứ đó thành đạo cụ, nhạc xóc, đàn tính để đệm những bài ca dân dã
đi cứu nhân độ thế, sau này trở thành Then.
Truyền thuyết dân gian được dựa trên sự tưởng tượng hoang đường
nhưng cũng có thể gợi cho ta suy ra cốt lõi câu chuyện. Sự tích trên cho ta
biết cây đàn tính được sáng chế ra nhằm để người lao động giải trí, sau mới
được sử dụng trong tín ngưỡng dân gian. Rõ ràng rằng, cây đàn tính được ra
đời đầu tiên bởi bàn tay sáng tạo của người đàn ông với mục đích giải sầu,
đó là nhu cầu có trước nhu cầu làm hành nghề tín ngưỡng. Đến nay, còn thấy
rõ có Then được dùng trong văn nghệ hàng ngày, có Then lại được hát trước
bàn thờ thắp hương, lễ bái nhưng vẫn xen lời giao duyên với người phục vụ,
với khách đến dự rất tự nhiên.
Hiện nay, ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, dòng Then cổ tồn
tại ở hai dạng là Then tàng bốc (đường cạn) và Then tàng nặm (đường
nước). Loại Then nào cất lên cũng có từ “ới la” chứ không hát thẳng, điều
này làm cho Then Tuyên Quang khác hẳn với làn điệu Then của các tỉnh
khác như Cao Bằng, Lạng Sơn...
Điệu tàng bốc (đi đường bộ, đi đường trên cạn): Thường là làn điệu
hát ngay từ phần mở đầu của cuộc Then và là làn điệu được sử dụng nhiều
nhất trong một cuộc Then bởi lẽ nếu theo nội dung lời hát thì đường đi của
Then lên thiên giới phải đi qua rất nhiều cửa như cửa đẳm, cửa thổ công, cửa
vua, cửa tướng...rồi sau mỗi chặng nghỉ chân, khi đã phải vượt qua bao
nhiêu chặng đường gian khổ như rừng ve sầu, rừng vắt, rừng sương
tuyết....Mỗi chặng đi tiếp đó thường là làn điệu “pây tàng” được hát lặp đi
lặp lại. Điệu tàng bốc của mỗi địa phương đều mang đậm bản sắc riêng
nhưng nhìn ching về tính âm nhạc thường nhẹ nhàng, tâm tình và ít xáo trộn.


13


Điệu tàng nặm (đi đường dưới nước): Đây là điệu hát được quân
Then dùng để đi đường dưới nước nhưng không phải là qua sông, qua suối
nhỏ mà là đường nước lên thiên giới, phải qua đoạn “khảm hải” (vượt biển
cả mệnh mông) đầy nguy hiểm nhưng không kém phần lý thú. Bởi thế, tính
chất âm nhạc của làn điệu “tàng nặm” có phần linh hoạt, khẩn trương, đa
dạng và phức tạp hơn điệu “tàng bốc”. Đặc điểm của điệu hát “tàng nặm”
vùng người Tày ở huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang có phẩn uyển chuyển,
tinh tế nhưng dứt khoát. Đặc biệt, sử dụng nhiều từ đệm như ơ...ới la... ứng
với nhiều nốt nhạc tạo cho giai điệu phong phú và cá tính riêng biệt. Sự
xuất hiện những nốt ngân dài trong lời ca Then Tuyên Quang tạo nên sự
mềm mại và tình cảm trong âm nhạc. Điệu tàng nặm cũng là điệu được sử
dụng lặp đi lặp lại cho nhiều chương đoạn mang tính chất giãi bày, tâm tình
trong suốt cuộc Then như những đoạn hát liên quan tới số phận mỗi con
người, con vật mà họ phải gánh chịu.
Qua phỏng vấn cô Ma Thị Lụa, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đàn Then xã
Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa thì được biết hiện nay bên cạnh làn điệu
Then cổ, hát Cọi và hát văn quan làng, hát phong slư thì còn có lối hát mới,
nghĩa là không hát theo làn điệu của Then mà dùng đàn tính hát lời mới,
điển hình là bài hát “Rừng Tuyên Quang in bóng Tân Trào”.
Theo hình thức thể hiện, Then ở huyện Chiêm Hóa được chia thành
Then tính và Then quạt. Then quạt cùng nhóm với Pụt, ra đời sớm hơn Then
tính, khi hát thầy Then sử dụng quạt. Then quạt được sử dụng trong các nghi
lễ cầu yên như cúng mụ, cúng giải hạn, cúng chữa bệnh, cúng cấp sắc. Then
tính ra đời và phát triển trên cơ sở Then quạt, có nhạc đệm là đàn tính và
chùm xóc, quả nhạc. Khi thể hiện, thầy Then vừa đàn vừa hát, nhịp đi lúc
nhanh, lúc chậm. Nếu cùng thể hiện một khúc hát trong cùng một khoảng

thời gian thì Then tính hát nhanh gấp 3 lần Then quạt. Then tính rút gọn hơn
14


về số câu và nhịp phách. Ở Then quạt âm điệu chủ yếu là “ừ.. ừ”, còn Then
tính là “ới la ới là”, nghĩa là khát vọng giao đãi của con người với trời đất,
thiên nhiên, vạn vật.
Sự khác biết giữa Then nghi lễ (dùng trong cúng bái) và Then văn nghệ
* Đối với Then nghi lễ: Then có nhiều hình thức sinh hoạt phong
phú. Qua khảo sát ở huyện Chiêm Hóa thì có những hình thức Then phổ
biến như sau:
- Lễ cúng mát nhà
Lễ này thường được diễn ra vào tháng Chạp, tháng 2 và tháng 3 (âm
lịch). Đồng bào Tày ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa giải thích rằng 3
tháng đầu là tháng mùa xuân, hoa nở, làm Then cúng mát nhà để dâng hoa
cho các cụ, cho bàn thờ tổ tiên với mục đích thay quần áo cho các cụ, gửi
vàng bạc, cầu sức khỏe cho mình, mong cho người già khỏe mạnh, cho con
trẻ mau ăn chóng lớn, giải những điều không tốt đẹp hay những sai lầm của
năm cũ để chuẩn bị đón năm mới thanh tịnh hơn, cầu mong gia đình được
hưởng lộc mới. Từ tháng 4 trở đi, đồng bào không cúng mát nhà vì đây là
vào mùa nóng.
- Lễ giải hạn, ốm đau
Lễ này được tổ chức vào bất kỳ thời gian nào mà gia chủ thấy cần thiết.
Có thể chỉ do một giấc mộng không lành hoặc do một hiện tượng thiên nhiên
nào đó gây nên như rắn, rết...chạy qua nhà, gầm sàn nhà. Họ cho đó là hiện
tượng không lành sẽ đến với gia đình nên phải đón thầy Mo hoặc Then đến
làm lễ cầu an giải hạn, mong mọi điều may mắn sẽ đến với gia đình. Trước
đây, người Tày cũng như nhiều dân tộc khác cho rằng người ốm, người chết
do nhiều nguyên nhận đưa đến. Nhiều người bị ốm do không hiểu nguyên
nhân sinh bệnh, họ cho là do thần linh, ma quỷ làm hại. Có thể do hồn bị xúc

phạm bỏ đi hoặc khi ngủ, hồn rời khỏi xác để đi lang thang trong thế giới vô
15


hình...Khi đó, muốn biết người ốm do nguyên nhân gì, họ phải đến nhờ Then
xem cho và quyết định sẽ đón ông, bà Then nào có khả năng thương lượng
với thần linh hoặc có thể dùng sức mạnh trấn áp quỷ thần, có khả năng sai
khiến âm binh và đi tìm “vía” về nhập vào thể xác làm cho người ốm khỏi
bệnh. Then chữa bệnh bằng sức truyền cảm của âm nhạc, thơ ca, an ủi nỗi đau
của người bệnh, làm cho mọi người thấy tâm hồn thanh thản hơn sau mỗi
buổi làm Then. Đây là cốt cách chữa bệnh bằng phương pháp tinh thần đối
với người Tày xưa.
- Lễ cầu bjoóc, cầu va (cầu tự):
Người Tày ví con cái là những bông hoa, bởi thế những đôi vợ chồng
mới cưới, những gia đình hiếm hoi về đường con cái hoặc muốn con cái luôn
khỏe mạnh, họ thường đón Then, Mo về làm lễ cầu tự. Họ hy vọng rằng Then
hoặc mo đàn hát, cầu xin với Hoa vương thánh Mẫu - nữ thần trông coi về
tình yêu, hạnh phúc, con cái của thiên hạ. Họ cho rằng bà là bà mụ luôn che
chở, dạy dỗ những đứa trẻ mới sinh cách ăn, cách chơi, dạy cười, dạy
khôn...Nhưng ngược lại, nếu có người làm cho bà phật ý, bà có thể thu vía
làm cho đứa trẻ biếng ăn, bệnh tật. Bà còn là một vườn hoa vàng, một vườn
hoa bạc. Hoa vàng là con trai, hoa bạc là con gái. Những đôi vợ chồng nào
chưa được ban cho hoa vàng, hoa bạc thì nhờ bà Then cầu xin với bà sớm ban
phước lành cho họ có con cái. Những gia đình nào đã được bà ban cho hoa
vàng, hoa bạc thì cầu xin bà giúp cho đứa trẻ hay ăn, chóng lớn, khỏe mạnh,
nên người. Lễ vật cúng trong nghi lễ Then này của người Tày ở huyện Chiêm
Hóa bao gồm có 1 bông hoa chuối rừng đỏ, 2 bó hoa, 1 con gà đặt lễ cho
Then cúng. Theo quan niệm của người Tày ở đây thì hoa chuối mang ý nghĩa
tâm linh (nếu nhà không có gà thì lấy hoa chuối luộc cúng bà mụ thay gà).


16


- Loại then vui mừng, chúc tụng ca ngợi:
Những nhà khá giả, những người được thăng cấp, có địa vị trong xã hội
hoặc làm được nhà mới, sinh con đầu lòng, mừng thọ tuổi già...nghĩa là có
những việc vui trong gia đình thì mời Then đến đàn hát, chúc tụng ca ngợi.
Những cuộc làm Then này không phải theo trình tự như các đám cúng lễ mà
lời ca phần lớn là ứng tác cho phù hợp với yêu cầu hoàn cảnh gia chủ. Nghiên
cứu ở xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa cho thấy hiện nay, người Tày mời
Then về hát chúc mừng trong nghi lễ đám cưới còn tồn tại phổ biến. Lễ vật
phải có nhà mụ, tiền vàng bạc (làm bằng giấy), 2 cây mía ở 2 đầu bàn thờ tổ,
hương, gương soi (để tổ tiên chứng giám) và nhiều lễ vật khác. Mục đích của
buổi lễ nhằm giả lễ cho bà mụ đã có công sinh thành ra mình, cầu mong cho
hai vợ chồng được trăm năm hạnh phúc.
Qúa trình vào nghề của Then
Trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong công việc của mình,
những ông Then, bà Then luôn tự mình cảm thấy mình phải thực hiện theo
một quy tắc không thành văn, những kiêng kỵ, chuẩn mực và những nghi
thức, nghi lễ riêng. Điều đó tạo cho họ dường như có một thế giới đời sống
khác hẳn với những người xung quanh. Những người làm Then cho thấy,
họ thường không tự nguyện trở thành tín đồ của đạo Then mà ngược lại, họ
thường bị buộc phải đi theo tiếng gọi của thánh thần thông qua các giấc
mơ, những biểu hiện khác biệt trong tâm thức và những đổ vỡ phải chịu
đựng trong đời sống gia đình hoặc các sức ép tinh thần khác. Qúa trình trở
thành tín đồ đạo Then của họ là quá trình thức tỉnh bổn phận thiêng liêng
mà thần thánh trao cho họ. Do vậy, không phải ai cũng có thể trở thành
Then, một người chỉ có thể trở thành Then khi người đó là con cháu trong
các dòng họ có người làm Then lâu đời (được gọi là dòng họ có “tẩn
Then”) hoặc nếu là phụ nữ thì sẽ có thể phải nối nghiệp làm Then nhà

17


chồng và phần lớn là có “căn số” phải làm Then. Tuổi trở thành Then cũng
không cố định, có người “xuống Then” khi mới 12 -13 tuổi nhưng cũng có
người 30 - 40 tuổi mới trở thành Then. Những người có căn số Then mà
chưa “xuống Then” thường dễ rơi vào trạng thái bị “cơ đầy”, tức cả thể xác
lẫn tinh thần rơi vào trạng thái khủng hoảng như phát cơn điên khùng, hay
đi lang thang, hay ngất xỉu, bệnh chữa không khỏi, nhịn ăn uống nhiều
ngày mà vẫn khỏe mạnh như thường.
Qúa trình trở thành Then không phải dễ dàng. Trong đêm diễn ra
lễ làm Then này, “người được lựa chọn” sẽ được một con ma dẫn đi
“chẳng nặm” (ngâm nước) ở các sông hay suối nào đó và trở về nhà dẫm
qua 3 ngọn đuộc đang cháy ở trước cửa đã được người nhà chuẩn bị
trước. Từ đây, “người được lựa chọn” sẽ đi nhận thầy dạy và bắt đầu học
làm Then. Người được “xuống Then” hay gọi là “con sớ” phải trải qua
việc học nghề với sự giúp đỡ của hai thầy dạy. Trong đó, 1 người là
Then gọi là “thầy mẹ”, một người kia là Tào hoặc Mo, gọi là “thầy cha”.
Từ đây “con sớ” có tên mới, tên này chỉ được xưng danh trước Ngọc
Hoàng mà thôi. Họ bị ngăn cấm nhiều thư như không ăn mặn, kiêng ăn
các loại thịt trâu, bò, chó, khỉ, rắn, lươn, một số người kiêng ăn thịt vịt,
kiêng không được vào các chỗ bẩn thỉu. Mỗi tháng vào ngày 14 và 30,
Then phải ăn chay, cách ly vợ chồng, kiêng kỵ trong sinh hoạt tình dục
trước và sau khi hành lễ, tuân thủ các quy định trong quan hệ với cha
Then, mẹ Then, bố mẹ, anh em họ hàng. Nếu ai không thực hiện được
những kiêng kỵ này sẽ bị ốm đau triền miên, chữa không khỏi. Sau một
thời gian học nghề, họ chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức một buổi cấp
sắc đầu tiên để thụ nghề làm Then do Ngọc Hoàng trao quyền cho thầy
Tào phong sắc. Cũng từ ngày này, thần thánh và cộng đồng chấp nhận họ
là người hát Then, làm Then chuyên nghiệp. Họ rất cảm động, cúi lạy

18


thầy cả và bạn bè làm nghề Then và tất cả những người thân có mặt
trong buổi lễ. Họ đã khóc vì xúc động vì phải bắt đầu một cuộc sống mới
của một thầy Saman, rất khác biệt với các thành viên trong gia đình.
Như vậy, Then là một loại người đặc biệt trong cộng đồng làng
bản mà do nguồn gốc xuất thân, do bản tính của cá nhân (có căn Then)
mà buộc họ phải trở thành ông Then, bà Then. Họ có khả năng đặc biệt
trong việc thông quan với thần linh, vơí thế giới siêu nhiên và tiếp nhận
ở đó sức mạnh để đạt được mục tiêu của mình.
* Đối với Then văn nghệ
Bên cạnh loại hình Then nghi lễ, cúng bái thì Then còn tồn tại
trong đời sống của người Tày với tư cách là một hiện tượng văn hóa cổ
truyền thông qua những tiết mục đàn, hát và múa trên sân khấu. Nhìn lại
về mặt lịch sử, ta thấy rằng trong quá trình phát triển của nó, Then đã
chuyển hóa từ tín ngưỡng dân gian thành sinh hoạt văn hóa dân gian. Đó
là sự phát triển của Then tín ngưỡng đến Then sinh hoạt văn nghệ. Then
đã góp phần tạo nên một cuộc sống tinh thần vui tươi, lành mạnh, bay
bổng cho người Tày từ bao thế hệ nay. Đây chính sự là sự chuyển hóa tốt
đẹp của Then trong dân gian. Ở hoàn cảnh xã hội cũ, khi tập quán tín
ngưỡng còn nặng nề, sự hiểu biết về khoa học của con người còn kém,
hơn nữa ảnh hưởng của giai cấp phong kiến đối với tư tưởng quần chúng
không phải là nhỏ, Then không thể chuyển hóa ở mức độ cao hơn được.
Then chỉ được thay đổi hoàn toàn về chất khi chế độ xã hội đã đổi khác,
tư tưởng và trình độ hiểu biết khoa học của quần chúng đã cao hơn. Đến
khi ấy, quần chúng nghe Then bằng đôi tai khác, xem Then bằng cặp mắt
khác - đó là đôi tai và cặp mắt của những người đã được giác ngộ về
nhiều mặt. Then lúc này đã khoác một bộ áo mới, mang một nội dung


19


hoàn toàn mới mẻ - nội dung cách mạng. Cách mạng đã làm cho Then
đổi mới về cơ bản. Cùng với các loại văn nghệ cổ truyền khác, Then đã
góp phần tạo nên sức mạnh tuyên truyền, giác ngộ trong quần chúng.
Trong kháng chiến, những đội tuyên truyền văn nghệ đã sáng tác những
bài ca mới cho Then để ca ngợi quê hương, con người và cuộc đấu tranh
vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Hòa bình lập lại, Then càng có điều kiện
phát triển trong xã hội mới, các đoàn văn công trong khu Việt Bắc đã có
những tốp Then với nhiều bài hát nổi tiếng. Then là một trong những tiết
mục được hoan nghênh của các buổi sinh hoạt văn nghệ hoặc hội diễn
quần chúng ở các địa phương. Hình thức diễn xướng Then văn nghệ này
mới được chú ý phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây.
Người diễn xướng loại Then này bao gồm cả những người làm Then
nghi lễ nhưng ngược lại những người chỉ biết hát các làn điệu Then văn
nghệ thì không thể làm được các diễn xướng nghi lễ Then được. Các làn
điệu Then mang đậm màu sắc dân tộc của mỗi vùng trước đây chỉ được
dùng trong các cuộc Then, trình diễn trong “sân khấu gia đình”, ngày
nay đã được đưa lên sân khấu đại chúng. Thực tế hiện nay, hình thức
Then văn nghệ này ngày càng được khôi phục mạnh ở nhiều xã của
huyện Chiêm Hóa, điển hình là sự thành lập của các Câu lạc bộ Đàn
Then xã Tân An, xã Yên Nguyên... Qua phỏng vấn cô Ma Thị Lụa, Chủ
nhiệm CLB Đàn Then xã Yên Nguyên cho biết: đội Đàn Then ra đời
nhằm mục đích bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày, tuyên
truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giúp nhau phát
triển kinh tế...
Như vậy, với đặc trưng và thế mạnh riêng, cả hai loại diễn xướng
Then nghi lễ và Then văn nghệ ở huyện Chiêm Hóa đều song song tồn
tại, góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Tày. Trong đó, Then văn

20


nghệ là hệ quả của diễn xướng Then nghi lễ hay nói cách khác, Then
nghi lễ là cơ sở nguồn gốc để Then văn nghệ tồn tại, phát triển. Tuy
nhiên, ở huyện Chiêm Hóa, hình thức Then cúng bái đang có xu hướng
bị mai một dần do các nghệ nhân tuổi đã già lại không có người kế
nghiệp còn ngược lại, hát Then văn nghệ lại có chiều hướng được khôi
phục mạnh mẽ.
1.2. Nguồn gốc của hát lượn Cọi
Hát lượn là một hình thức sinh hoạt văn học nghệ thuật dân gian, là
tiếng hát giao duyên của thanh niên nam nữ Tày. Bằng những lời ca, điệu
hát lượn nói lên tư tưởng, tình cảm, ước mơ của quần chúng lao động, phản
ánh mọi mặt sinh hoạt kinh tế - xã hội - văn hóa người Tày. Tùy theo từng
địa phương mà có những điệu lượn khác nhau. Ở Lạng Sơn và Thái Nguyên
có điệu lượn slương; miền Đông tỉnh Cao Bằng có lượn Then; miền Tây Cao
Bằng có lượn nàng Hai và lượn nàng ới; ở Tuyên Quang, Hà Giang lại có
điệu lượn cọi, người ta còn hay gọi là “khắp cọi”.
Đặc điểm chung của các loại hình hát lượn Cọi đó là tính công khai
trong diễn xướng. Nội dung của một cuộc lượn bao giờ cũng đầy đủ 3 phần
đó là lời mời chào, tâm tình giao duyên và phần kết chia tay. Lượn Cọi ở
Tuyên Quang có đặc điểm là sử dụng thể thơ thất ngôn trường thiên, với lối
hát mềm mại, nhẹ nhàng, dìu dặt như hiện thực len lỏi vào trong lòng người.
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào xác định thời điểm ra đời
của lượn, chỉ biết rằng lượn đã có từ lâu và phát triển nhất trong thời kỳ xã
hội phong kiến, khi đời sống của người nông dân luôn bị áp bức, bóc lột,
thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn ấy, người
Tày đã dùng dân ca nói chung, lượn nói riêng như một cứu cánh tinh thần, tự
tạo cho mình niềm tin yêu cuộc sống, sức mạnh đoàn kết dân tộc, khát vọng
về một cuộc sống tươi đẹp ngày mai.

21


Trong cuốn sách “Sli, lượn - dân ca trữ tình Tày, Nùng”, tác giả Vi
Hồng có nói đến nguồn gốc của hát lượn, đó là do “pựt lớn” sinh ra, do trời
cao buông xuống, do “tiên thượng giới” đặt nên hoặc là do người xưa đã có
công lên trời học tiếng hay, lên tiên giới học lấy lời hay, lời giỏi, lời đẹp, từ
đó mới hình thành nên những bài hát lượn.
Từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người Tày cũng như nhiều
tộc người khác dù cuộc sống vất vả, khó khăn, thiếu các phương tiện nghệ
thuật nhưng họ không lúc nào để tâm hồn mình cằn cỗi theo năm tháng mà
ngược lại, chính vì cuộc sống lao động nhọc nhằn, vật chất thiếu thốn nên họ
thấy càng phải ca hát, cần ca hát để dịu nỗi khổ đau, bớt nhọc nhằn. Trong
tiếng âm vang vọng vào núi, rền vách đá, những tâm hồn người lao động
Tày bỗng thấy gần gũi, chan hòa, đoàn kết thành sức mạnh hơn. Tiếng lượn
vang vọng khắp mọi rẻo nương, cánh đồng, mọc từ những luống cày, từ
những nhát mai, nhát cuốc rồi theo cây lúa, cây ngô...đi vào bản, lên nhà
sàn, âm vang khắp mọi bản mường.
Xưa kia, trong thôn bản người Tày, tuy có nhiều hình thức vui chơi,
giải trí như đánh vật, đấu cờ, múa sư tử, hội lồng tông...nhưng những hình
thức nghệ thuật sân khấu mà quần chúng mong được thưởng thức vẫn còn
hiếm. Ca hát đã trở thành nhu cầu sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của
đồng bào, cho nên sinh hoạt hát Cọi đã phần nào đáp ứng được lòng mong
mỏi của quần chúng lao động Tày. Hát Cọi sinh ra và phát triển làm cho
cuộc sống đồng bào thêm phần vui tươi, lạc quan phấn khởi. Qua Phỏng vấn
cô Ma Thị Lụa, Chủ nhiệm CLB Đàn Then xã Yên Nguyên, huyện Chiêm
Hóa thì được biết, hát Cọi có đặc điểm là khi bắt đầu vào hát có 1 đoạn lĩnh
xướng, người Tày còn gọi là “hới Cọi” nghĩa là mở màn cho 1 bài hát. Hát
Cọi chỉ có đơn ca, 1 người hát, không có hát tốp như Then, dùng hát đối cho
nam và nữ. Hát Cọi vẫn được xướng lên trong những dịp giao lưu văn hóa,

22


văn nghệ, vào dịp đám cưới, hội họp. Tuy nhiên hiện nay ở Chiêm Hóa, số
người biết hát Cọi đang ngày một thưa dần, chỉ chiếm khoảng 5%.
I.

Các giai đoạn phát triển của Then, Cọi

Hát Then là loại hình dân ca mang tính chất nghệ thuật tổng hợp của
nhiều loại hình. Sự hình thành của nó không có thời điểm rõ rệt, từ lúc khởi
nguyên cho đến khi phát triển là cả một quá trình biến hóa, trải qua nhiều
giai đoạn, nhiều năm tháng, lúc được thăng hoa, nở rộ (thời còn khu tự trị)
nhưng cũng có thời gian Then được xem xét bởi những yếu tố mê tín, tâm
linh và âm thầm lặng lẽ tồn tại trong sự hồi hộp và tiếc nuối. Ở giai đoạn
đầu (thời sơ kỳ): Đây là sự hình thành bước đầu của Then với những tiết
tấu, giai điệu, lời Then còn đơn giản, hầu như chưa thoát khỏi âm thanh
ngôn ngữ bình thường. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, hát Then
đã đạt tới trình độ điêu luyện qua những trí thức chuyên nghiệp kết hợp với
nghệ sĩ dân gian. Thời kỳ này ở vùng đất Cao Bằng có Tư Thiên Quản nhạc
Bế Văn Phùng và Vua Ca Đáng Hoàng Quỳnh Vân lập ra các phường hát
Then và hát Dàng. Sau cách mạng tháng Tám 1945, Then từ dạng dân ca
nguyên điệu, được các nhạc sĩ chuyên nghiệp, các cán bộ sưu tầm nghiên
cứu chỉnh lý, cải biên đã làm biến dạng ít nhiều, tạo ra âm hưởng mới đáp
ứng cho phong trào quần chúng rộng rãi. Qua điện thờ và hệ thống tín
ngưỡng của Then đã thể hiện sự phát triển của Then dưới sự tác động của
hoàn cảnh lịch sử xã hội. Đó là quá trình đi từ Then với tư cách là một hiện
tượng Saman giáo cổ sơ dân dã trở thành một hệ thống tín ngưỡng Then
mang tính chất chuyên nghiệp, bài bản.
Trong thời kỳ từ năm 1961 - 1962 là giai đoạn nước ta cũng như ở

huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang bắt tay vào xây dựng Chủ nghĩa xã
hội, xây dựng nếp sống mới, đặc biệt, trong giai đoạn năm 1968 - 1969 là
thời kỳ đấu tranh chống Mĩ gian khổ, đời sống nhân dân khó khăn. Vì thế,
23


Đảng và Nhà nước đã thực hiện các chính sách về giảm bớt các phong tục,
tập quán để tập trung cho sản xuất, bài trừ mê tín dị đoan, chùa chiền cũng
bị phá nhiều, những người hành nghề cúng bái ở Chiêm Hóa như Mo,
Then, Tào...cũng bị cấm đoán vì gây nên lãng phí tiền của của nhân dân.
Từ năm 1977 - 1979 là thời kỳ chiến tranh biên giới, Then cũng bị lắng
xuống do kinh tế khó khăn, đồng bào cũng không có thời gian chú ý đến
vấn đề văn nghệ và nhu cầu tín ngưỡng. Kể từ đó cho đến khi đất nước ta
tiến hành công cuộc Đổi mới (1986) đến nay và đặc biệt là dưới ánh sáng
của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì lúc này chính quyền địa phương
mới quan tâm đến vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Nghi lễ
Then và hát Then văn nghệ mới được phục hồi và phát triển mạnh mẽ, điển
hình là sự ra đời của các CLB hát Then - đàn tính ở xã Tân An và xã Yên
Nguyên, huyện Chiêm Hóa.
II. Gía trị của hát Then, Cọi
3.1. Gía trị của hát Then
Then là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có mặt lâu đời trong
đời sống tinh thần của người Tày. Tìm hiểu giá trị của Then là một việc làm cần
thiết để đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy Then. Dựa trên các tư liệu khảo
sát ở huyện Chiêm Hóa cũng như tham khảo nhiều tư liệu thành văn khác, tôi
muốn đề cập đến một số giá trị của Then Tày nhìn từ góc độ văn hóa, xã hội.
3.1.1. Gía trị giáo dục, tuyên truyền của Then
Người Tày quan niệm: Người có đạo đức thấu hiểu mệnh trời, sống

giữa lòng dân nên họ được trời đât bảo vệ, phù hộ. Triết lý về cách sống thẫm
đẫm tư tưởng nhân văn sâu sắc ấy được các tác giả dân gian gửi gắm vào lời ca
Then. Nội dung của hát Then dù phản ảnh hiện thực hay giãi bày mơ ước thì
24


cũng mang ý nghĩa đề cao phẩm chất đạo đức của người lao động: trung thực,
thẳng thắn, hiếu thảo, thủy chung, cần cù siêng năng, mưu trí dũng cảm. Ngay
trong những lễ Then đã bộc lộ những quan niệm về đạo đức, lễ nghĩa, những
câu nói tới quan hệ gia đình như vợ chồng dặn nhau trước lúc chèo thuyền vượt
biển hay quan hệ xã hội như lời hươu mẹ khuyên con chớ ăn lúa người
trồng...có tác dụng ràng buộc lòng người, mang tính hướng thiện.
Các truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Tày được thể hiện khá rõ
trong các lễ của Then. Đó là tinh thần cộng đồng, sự đoàn kết tương trợ giữa các
thành viên trong gia đình, dòng họ và rộng ra là trong làng bản. Để tổ chức được
một nghi lễ Then, gia chủ cần phải nhờ đến sự trợ giúp về công sức của nhiều
người không chỉ trong gia đình, dòng họ mà còn trong cả bản làng. Sự giúp đỡ
hồn nhiên, vô tư cũng như sự cổ vũ nhiệt tình và trân trọng của cộng đồng đã
chứng tỏ rằng Then có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội của người Tày.
Tinh thần tôn sư trọng đạo là nét đẹp văn hóa khá nổi bật của người
Tày, qua đó có ý nghĩa giáo dục thanh thiếu niên về truyền thống này. Truyền
thống yêu trẻ, kính già là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử, được thể hiện rõ
ràng trong Then. Đó là việc kết hợp làm lễ giải hạn cho ông bà nếu họ đến tuổi
xung, tuổi hạn, đồng thời làm lễ cúng mẹ Hoa cho trẻ em nếu gia đình có trẻ
dưới 10 tuổi. Rõ ràng là so với các hình thức mới như mừng thọ, mừng đầu
tháng có ăn uống linh đình, nhiều khi gắn với mục đích kinh tế thì nghi lễ Then
này mang đậm yếu tố văn hóa truyền thống có cội rễ lâu bền trong đời sống
người Tày.
Đạo đức của người lao động ở trong Then còn được biểu hiện thông
qua tình yêu thương, quý trọng con người, quý trọng những vật phẩm do con

người sáng tạo ra, coi con người là “hoa của đất”, là những “bông hoa vàng, hoa
bạc” thơm thấu mọi bản mường.

25


×