Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

Nghiên cứu lịch sử Những nhận thức mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 237 trang )

TiÓu ban 3

NGHI£N CøU LÞCH Sö –NH÷NG NHËN THøC MíI


326


MỘT VÀI NHẬN THỨC MỚI VỀ NHÀ TRẦN
PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi
Viện Sử học

Trong những năm qua, kết quả nghiên cứu trên các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, giáo dục đưa đến những hiểu biết khá toàn diện về nhà
Trần. Đặc biệt, kết quả khai quật khảo cổ học tại nhiều địa điểm như: 18
Hoàng Diệu (Hà Nội); Tức Mặc (Nam Định), Đông Triều (Quảng Ninh)…
góp phần xác định cấu trúc, vị trí, quy mô của Kinh thành Thăng Long; kiến
trúc chùa tháp, lăng mộ, v.v. Tuy nhiên, trong giới hạn của một luận văn,
bài viết này, trên cơ sở nhiều năm nghiên cứu về loại hình thái ấp, tôi
muốn giới thiệu một số vấn đề được coi là những nhận thức mới của mình về
nhà Trần ở lĩnh vực này.
Thái ấp thời Trần (Thế kỷ XIII – XIV) là một trong những chế độ độc đáo của
nhà Trần. Chỉ có dưới thời Trần mới tồn tại chế độ thái ấp dành cho tầng lớp quý tộc
tôn thất.
Các công trình nghiên cứu trước đây khi tìm hiểu về thái ấp thường chỉ nhấn
mạnh đến yếu tố ban cấp bổng lộc cho các quý tộc Trần. Với phương châm “Tông tử
duy thành”1 (Dùng con cháu tông thất làm thành luỹ) nhà Trần đã cử các vương hầu
vương, hầu, quý tộc, những người tài giỏi, văn võ song toàn đi trấn trị ở các địa
phương bằng hình thức ban cấp thái ấp. Thái ấp là phần đất của mỗi nhà quý tộc
được vua cấp riêng cho2. Trên cơ sở tổng hợp các nguồn tư liệu và nghiên cứu lý
thuyết, tiến hành điều tra thực địa, tác giả góp phần giải quyết được một số vấn đề cơ


bản sau:
1. Phát hiện và hệ thống được số lượng 15 thái ấp. Thực tế là, tư liệu trong
chính sử chỉ cho biết đến địa bàn của các vương hầu như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp,
Thủ Độ ở Quắc Hương, Quốc Chẩn ở Chí Linh... “Chế độ nhà Trần các vương hầu
Chúng tôi dẫn theo Ngô Sĩ Liên. Ngô Sĩ Liên đã mượn ý bài thơ Bản trong phần Đại nhã của kinh
Thi ca ngợi chế độ nhà Chu. Bốn câu cuối của bài thơ ấy như sau: “ ... Hữu đức duy ninh. Tông tử
duy thành Vô tỷ tành hoại, Vô độc tư úy!”. Nghĩa là:”...Dùng đức cư xử thì vua yên ổn. Con cháu họ
hàng là bức thành bao. Chớ để bức thành ấy nghiêng đổ, Thành đổ trơ một mình vua đáng sợ lắm
sao!”.
2
Đào Duy Anh, “Từ điển Hán- Việt”, quyển Hạ, Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh-1996, Tr.360.
1

327


đều ở phủ đệ ở hương của mình, khi chầu hầu thì mới đến Kinh sư, xong việc lại về.
Như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Quắc Hương, Quốc Chân ở Chí Linh, đều thế
cả”1.
Phan Huy Chú cũng ghi về điều đó nhưng có bổ sung thêm Chiêu Văn ở
Thanh Hóa, Quốc Khang ở Diễn Châu: "Vương hầu triều Trần được mở phủ đệ đều
có trại riêng ở hương. Khi có lễ vào chầu thì tới kinh, xong việc lại về phủ đệ (như
Thủ Độ ở Quắc Hương, Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Quốc Chân ở Chí Linh, Chiêu Văn ở
Thanh Hóa, Quốc Khang ở Diễn Châu). Người nào được triệu làm tướng mới ở kinh
sư, khi ấy đất ở không định hạn"2
Thời gian phân phong và số lượng thái ấp là bao nhiêu? cũng không được ghi
một chút nào trong ĐVSKTT mà ở đây chỉ cho biết đôi điều về đối tượng được phân
phong thái ấp và một số địa điểm thái ấp như đã nêu trên. Trong nhiều năm qua, kết
hợp nhiều nguồn tư liệu, kết quả nghiên cứu và điền dã thực tế, tôi đã hệ thống được
15 thái ấp3 như thống kê ở bảng 1.

Bảng 1: Thống các thái ấp thời Trần
Thứ
tự

Tên gọi

Chủ nhân

Địa điểm

1

Bạch Hạc

Trưởng công chúa Thiên Chân
và Thiên Thụy

Bạch Hạc (nay là Tp.Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ)

2

Kẻ Lầm

Văn Huệ vương Trần Quang
Triều

Huyện Gia Lâm, Hà Nội

3


Kẻ Mơ

Thượng tướng Trần Khát Chân

Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

4

Dưỡng Hòa

Nhân Huệ vương Trần Khánh


Huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

5

Quắc
Hương

Thái sư Trần Thủ Độ

Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

6

Độc Lập

Chiêu Minh Đại vương Trần

Quang Khải

Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

7

Dương Xá

Tướng quốc Thái úy Trần Nhật
Hạo

Huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

8

Tĩnh Bang

Hưng Nhượng vương Trần
Quốc Tảng

Huyện Vĩnh Bảo, Tp. Hải Phòng

9

Đông Triều

Trần Khắc Chung

Huyện Đông Triều, Quảng Ninh


Đại Việt sử ký toàn thư (viết tắt là Toàn thư), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, tr. 34.
Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, tập II, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992, tr.
549.
3
Trong cuốn: Thái ấp – điền trang thời Trần (Thế kỷ XIII-XIV), NXb.Khoa học xã hội, Hà Nội,
2002, tôi mới thống kê được 12 thái ấp.
1
2

328


10

Chí Linh

Huệ Võ vương Quốc Chẩn

Huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương

11

Vạn Kiếp

Hưng Đạo Đại vương Trần
Quốc Tuấn

Huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương

12


Chí Linh

Thượng tướngTrần Phó Duyệt

Huyện Chí Linh, Hải Dương

13

Văn Trinh

Chiêu Văn vương Trần Nhật
Duật

Huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh
Hóa

14

Diễn Châu

Tĩnh Quốc Đại vương Trần
Quốc Khang

Diễn Châu, Nghệ An

15

Hồng Gai
(nay là

Thành phố
Hạ Long)

Hưng Vũ vương Trần Quốc
Nghiễn

Nay là Thành phố Hạ Long

Một đặc điểm khá đặc biệt là đa số các thái ấp - điền trang đều nằm ở ngã ba
sông, ven sông. Các dòng sông ở đất nước ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc thời cổ-trung đại đã đóng vai trò rất quan trọng. Những chiến thắng vĩ
đại cũng lập trên các dòng sông: chiến thắng Bạch Đằng năm 938, 1288, phòng
tuyến sông Cầu trong cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt (1077). Vai
trò của các dòng sông còn thể hiện trong sự hình thành các đô thị cổ Việt Nam. Kinh
đô Thăng Long nằm ở ngã ba sông Hồng và sông Tô Lịch. Kinh đô Phú Xuân nằm ở
ven sông Hương. Đô thị Sài Gòn nằm ở ngã ba sông Sài Gòn và sông Đồng Nai...
Điều đó nói lên sông nước Việt Nam có vai trò rất lớn trong sự tồn tại của con người
nói chung, cho lịch sử hình thành các thái ấp - điền trang nói riêng.
- Thái ấp của Trần Thủ Độ, vùng Quắc Hương (nay là xã Vũ Bản, huyện Bình
Lục, tỉnh Hà Nam) nằm ở vùng ngã ba sông Châu, sông Sắt.
- Thái ấp của Hưng Đạo vương ở Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương) nằm ở
vùng Lục Đầu giang, 6 sông hội tụ. Đó là sông Cầu, sông Đuống, sông Thương, sông
Kinh Thầy, sông Thái Bình và nhánh của sông Thái Bình chảy vào huyện Lang Tài
(Bắc Ninh)1.
- Thái ấp của Trần Quang Khải ở Độc Lập, phủ Thiên Trường (nay thuộc xã
Mỹ Thành, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) ở ngã ba sông Vị Hoàng và Ninh Giang.
- Thái ấp của Văn Huệ vương Trần Quang Triều ở Gia Lâm (Hà Nội) nằm ở
ngã ba sông Thiên Đức và sông Dâu.
- Thái ấp của Trần Khát Chân ở Kẻ Mơ (nay thuộc quận Hai Bà Trưng - Hà
Nội) nằm ở ngã ba sông Kim Ngưu, sông Sét (ở Thanh Trì).

- Thái ấp của các trưởng công chúa ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ) nằm ở
vùng ngã ba sông Hồng và sông Lô.
1

Nguyễn Trãi toàn tập, (Hà Nội: KHXH, 1976), 567

329


- Điền trang của Tiến sĩ Hoàng Hối Khanh ở Kẻ Đại, Kẻ Tiểu nằm ở vùng ngã
ba sông Bình Giang và Ngô Giang.
Ngã ba sông, không chỉ là địa bàn thuận lợi về giao thông mà về mặt quân sự,
dễ dàn trận và tiến thoái khi có chiến tranh. Chúng ta còn nhớ, trước khi cuộc kháng
chiến lần hai bùng nổ, nhà Trần triệu tập các vương hầu bách quan họp Hội nghị trên
sông nước Bình Than1 (tức sông Lục Đầu) ngoài mục đích bàn kế sách đánh giặc còn
để cho các tướng lĩnh quân đội nắm được địa thế sông nước Bình Than, nơi có sáu
con sông chầu về.
2. Thái ấp và chiến lược phòng thủ đất nước của nhà Trần
Hệ thống thái ấp nêu trên không chỉ là những vùng đất đơn thuần mà đáng chú
ý là, những vùng đất được nhà Trần đặc biệt chú trọng để xây dựng thế trận phòng
thủ là: miền núi phía Bắc, Tây Bắc, ven biển Đông Bắc, phía Nam và vùng "đất căn
bản"- quê hương của triều đại. Đó là các vùng đất trọng yếu, nhà Trần không chỉ bảo
vệ cẩn thận mà còn nhằm phát huy thế mạnh của những vùng đất đó trong quá trình
xây dựng đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Và, những nơi đó là những địa bàn
của thái ấp. Đó là:
- Cửa ngõ kinh thành Thăng Long: phía Bắc có thái ấp Gia Lâm của Trần
Quang Triều trấn giữ. Phía Nam có thái ấp Kẻ Mơ của Trần Khát Chân.
- Hai trung tâm chính trị lớn nhất nước là Thăng Long và Thiên Trường.
Thăng Long vừa là Kinh đô, vừa là nơi vua ở và làm việc. Thiên Trường, nơi ở và
làm việc của Thái Thượng hoàng. Nối hai trung tâm đó là hai đường nước. Đường

thứ nhất là đường sông Hồng- sông ngoài - đường nước lớn. Đường thứ hai, được
nối các sông nhỏ đi từ cửa phía Nam của thành Thăng Long- gọi là đường sông
trong, từ sông Kim Ngưu → sông Sét → sông Lừ→ sông Tô→ sông Nhuệ → sông
Châu → xuôi sông Thiên Mạc → phủ Thiên Trường. Trên con đường nước thứ hai
này có nhiều chốt nước và trấn giữ là các thái ấp: Kẻ Mơ của Trần Khát Chân,
Dưỡng Hòa của Trần Khánh Dư; Quắc Hương của Trần Thủ Độ; Độc Lập của Trần
Quang Khải. Đây cũng là con đường mà hoàng tộc nhà Trần đã rút lui từ Thăng
Long về Thiên Trường để thực hiện kế “vườn không nhà trống” trong lần kháng
chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên lần thứ hai (1285).
- Vùng quê hương nhà Trần: Thái ấp Dương Xá (Hưng Hà, Thái Bình) của
Trần Nhật Hạo.
- Vùng phên dậu phía Nam: Thái ấp Văn Trinh (Quảng Xương, Thanh Hóa)
của Trần Nhật Duật; thái ấp Diễn Châu (Nghệ An) của Trần Quốc Khang.
- Vùng biên cương phía Đông Bắc: Thái ấp Vạn Kiếp (nay thuộc huyện Chí
Linh, tỉnh Hải Dương) của Trần Hưng Đạo; thái ấp Chí Linh (nay thuộc tỉnh Hải
1

Sông Lục Đầu, thời Trần gọi là sông Bình Than.

330


Dương) của Trần Quốc Chẩn; thái ấp của Trần Phó Duyệt ở châu Chí Linh (nay
thuộc tỉnh Hải Dương).
- Vùng cửa ngõ Đông Bắc: Thái ấp Hồng Gai của Hưng Vũ vương Trần Quốc
Nghiễn, thái ấp Đông triều của Trần Khắc Chung, thái ấp Tĩnh Bang (Vĩnh Bảo, Hải
Phòng) của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng,.
Nếu lấy Thăng Long làm tâm điểm, các thái ấp trên đây phần lớn nằm ở hai
hướng: phía Nam và Đông Bắc Thăng Long. Đó cũng chính là hai con đường nước
quan trọng được nhà Trần chú trọng bảo vệ và bố trí một hệ thống thái ấp đậm đặc

hơn cả. Con đường thứ nhất từ Thăng Long → Thiên Trường → Nam (và ngược
lại). Con đường thứ hai là từ Thăng Long → cửa ngõ Đông Bắc (và ngược lại).
Hai hướng này là hai con đường tiến quân của quân Chiêm Thành và quân
xâm lược phương Bắc. Nên, các thái ấp với tư cách là các chốt quân sự quan trọng đã
không phải ngẫu nhiên mà được bố trí ở những vị trí để đáp ứng yêu cầu quốc phòng
thời bình và từng bước chặn đường tiến quân của quân xâm lược trong thời chiến.
Hơn nữa, nhà Trần còn chú trọng bảo vệ Đông Triều, nơi có nhiều lăng mộ
của các vua Trần. Đông Triều giáp Chí Linh, nên nhiều thái ấp với những danh
tướng tài giỏi được triều đình điều về trấn giữ ở Chí Linh để vừa bảo vệ con đường
từ cửa ngõ Đông Bắc vào Thăng Long vừa bảo vệ Đông Triều. Đặc biệt là thái ấp
của Trần Hưng Đạo ở vạn Kiếp. Nên, một hệ thống các thái ấp, thang mộc ấp - chốt
quân sự hoàn hảo được bố trí từ cửa ngõ phía Bắc Kinh thành Thăng Long đến miền
Đông Bắc đất nước.
3. Dựng mô hình thái ấp. Lâu nay, các công trình nghiên cứu về thái ấp - điền
trang, phần lớn đều tìm hiểu về góc độ sở hữu ruộng đất hoặc vị trí quân sự của các
thái ấp và vai trò quan trọng của các vương hầu quý tộc cùng quân đội của họ trong
các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu
về mô hình thái ấp cũng như các hoạt động kinh tế và xã hội của chúng. Trong những
năm qua, tư liệu khảo cổ học cho dù là không nhiều nhưng đã cung cấp những bằng
chứng quý giá và xác thực giúp cho tôi có thể từ đó phác thảo mô hình thái ấp thời
Trần. Tôi muốn nói đến tư liệu khảo cổ học duy nhất liên quan đến thái ấp là kết quả
điền dã và thám sát Kiếp Bạc lần thứ hai của tác giả Tăng Bá Hoành 1. Trên cơ sở đó,
kết hợp với ghi chép trong các sách sử, tôi thử dựng mô hình thái ấp thời Trần như ở
hình 1.

Tăng Bá Hoành, Trần Hưng Đạo, với căn cứ vạn kiếp, Trong: Thời Trần và Hưng Đạo vương Trần
Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà, Sở Văn hoá - Thông tin Nam Hà xuất bản - 1996 , tr. 270 - 273
.
1


331


Hình 1: Mô hình thái ấp thời Trần

332


4. Chứng minh quy mô thái ấp là rộng lớn. Chế độ thái ấp - điền trang, xét
dưới góc độ sở hữu ruộng đất, các nhà nghiên cứu Việt Nam có những ý kiến khác
nhau. Điền trang, được đa số các tác giả thừa nhận là sở hữu tư nhân. Thái ấp, phần
lớn các ý kiến cho rằng ruộng đất ở đó thuộc sở hữu nhà nước, kể cả trước và sau khi
ban cấp cho quý tộc Trần. Có ý kiến lại cho rằng, trước khi ban cấp cho quý tộc,
ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước, sau khi ban cấp làm thái ấp thì đất đai đó có thể
thuộc sở hữu tư nhân của các chủ thái ấp. Về Quy mô của thái ấp, các ý kiến cũng
không thống nhất. Có ý kiến cho rằng, quy mô thái ấp rộng lớn. Có ý kiến cho rằng,
phạm vi thái ấp không lớn, chỉ bằng một xã hay một làng. Theo nghiên cứu của tôi,
thái ấp là một vùng có quy mô rộng lớn. Vấn đề đặt ra là, các ý kiến nêu trên đều
chưa đưa ra những căn cứ để chứng minh cho nhận định của mình. Trên cơ sở nghiên
cứu, tôi đưa ra 4 căn cứ để chứng minh rằng: quy mô thái ấp là rộng lớn.
Thứ nhất là lấy cấp chính quyền hương để chứng minh. Hương thời Trần khá
rộng, theo văn bia "Đại Việt quốc binh hợp hương, Thiệu Long tự bi" ở thôn Miếu,
xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội được khắc vào đầu thời Trần thì hương Binh
Hợp thời Trần nay thuộc phạm vi 4 xã Tam Hiệp, Tam Thuấn, Hiệp Thuận, Liên
Hiệp thuộc huyện Phúc Thọ ngày nay, tương ứng với hai tổng Thượng Hiệp và Hạ
Hiệp của huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai thời Nguyễn. Nếu Mỗi xã tương đương
khoảng 11 làng. Điều đó có thể hình dung phạm vi thái ấp là không nhỏ.
Thứ hai, chúng tôi dựa trên cơ sở số quân “vương hầu gia đồng” được huy
động trong kháng chiến chống ngoại xâm. Quân của bốn vương hầu đã có tới 20 vạn.
Vậy, phải có cơ sở vật chất như thế nào mơi có thể nuôi được đội quân đông như

vậy. Điều đó có thể hình dung phạm vi thái ấp là không nhỏ.
Thứ ba, quý tộc Trần rất chuộng đạo Phật và đã có nhiều người cúng nhiều
ruộng và nhiều nô cho chùa. Văn Huệ vương Trần Quang Triều từng cúng thêm 300
mẫu ruộng ở Gia Lâm và ruộng đất ở trang Đông Gia, trang An Lưu cộng hơn 1.000
mẫu cùng hơn 1.000 nô làm của thường trú của chùa Quỳnh Lâm1. Chứng tỏ trên
thực tế đất đai và tiềm lực kinh tế của họ khá lớn.
Thứ tư, dựa trên lực lượng lao động sống và làm việc trong thái ấp. Như ghi
chép trong chính sử, một vương hầu đi ra ngoài thì đội quân theo hầu từ một trăm
đến một nghìn người. Ngoài ra, còn phải kể đến lực lượng lao động trong các làng
nghề nông, công, thương, chài thì chắc chắn, thái ấp không hề nhỏ, không phải là

Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI- XVIII, tập I: Thế kỷ XI - XV, Nxb.
KHXH, Hà Nội, 1982, tr. 172.
1

333


một làng, một xã như trong một số sách đã xuất bản mà ít nhất cũng phải từ 3,4 xã
trở lên.
5. Tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa thái ấp và điền trang. Điểm
giống nhau là cùng loại hình ruộng đất, cùng đối tượng quản lý nhưng khác nhau về
nguồn gốc đất đai, tính chất sở hữu, tính chất sử dụng và mục đích ban cấp .
- Thái ấp được ban cấp trên loại hình ruộng đất đã thuần thục (hay thục địa),
các vương hầu quý tộc tôn thất được hưởng hoa lợi trên bộ phận ruộng đất đó chứ
không được sở hữu riêng như điền trang và chỉ được hưởng một đời, không được
phép truyền lại cho con cháu. Địa bàn thái ấp vừa là nơi làm việc, nơi cư trú lại vừa
là cơ sở sản xuất của các vương hầu quý tộc tôn thất. Trong thái ấp nào cũng có phủ
đệ lộng lẫy. Nhà nước Trần ban cấp thái ấp không chỉ nhằm đem lại quyền lợi kinh tế
cho tầng lớp tôn thất mà quan trọng hơn là nhằm mục đích chính trị và quốc phòng.

Hay nói cách khác thái ấp là loại hình ruộng đất do triều đình nhà Trần chủ động ban
cấp cho các vương hầu quý tộc nhằm mục đích chính trị, quốc phòng của đất nước.
- Điền trang, là loại ruộng đất khẩn hoang mà không phải là thục địa. Điền
trang thuộc sở hữu tư nhân của các vương hầu quý tộc mà không thuộc sở hữu nhà
nước như thái ấp. Địa bàn điền trang chủ yếu là nơi lao động sản xuất đem lại lợi ích
kinh tế cho chủ mà không phải là nơi làm việc và cư trú như ở thái ấp. Các vương
hầu chỉ xây dựng nhà ở trong điền trang mà không xây dựng phủ đệ quy mô như ở
thái ấp. Nếu như thái ấp do nhà nước chủ động ban cấp thì điền trang quyền chủ
động là do các vương hầu, quý tộc tôn thất khai khẩn.
6. Nhận xét
Ở đây, tôi muốn dẫn ra những nhận xét có thể được coi là “mới” một chút mà
thôi.
6.1. Từ loại hình ruộng đất thái ấp có thể thấy, Nhà nước chú trọng đem lại
quyền lợi chính trị và kinh tế cho các thành viên trong hoàng tộc. Khi những quyền
lợi đó không phải là mục đích để tranh giành thì ngược lại, nó là nhân tố tạo nên sức
mạnh đoàn kết trong triều đình, trong hoàng tộc, góp phần chiến thắng oanh liệt quân
xâm lược Mông- Nguyên hồi thế kỷ XIII.
6. 2. Quá trình tồn tại của chế độ thái ấp là nhân tố hạn chế nguồn tài chính
Nhà nước và dù có nằm ngoài ý muốn thì nó trở thành nguyên nhân mâu thuẫn với
Nhà nước về mặt tài chính. Ban cấp thái ấp cũng đồng thời với quá trình thu hẹp
ruộng công làng xã cũng đồng nghĩa với việc hạn chế đến thu nhập từ thuế. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quốc khố trống rỗng vào
334


những thập niên cuối thời Trần. Khoảng thời gian cuối thế kỷ XIV, kinh tế nước nhà
suy kiệt, nhiều lần Nhà nước phải ra Chiếu kêu gọi các nhà giàu cấp thóc, phát chẩn
cho dân nghèo, cứu đói, bán thóc gạo với giá phải chăng cho dân hoặc cho Nhà
nước, hoặc nộp thóc vào kho để cung cấp cho quân đội. Đổi lại, Nhà nước sẽ thưởng
chức tước cho những người nào thực hiện lệnh trên. Thực chất, đó là cách Nhà nước

bán chức tước để giải quyết nạn khủng hoảng ngân sách quốc gia.
6.3. Trong khi thu nhập của Nhà nước ngày càng nghèo đi thì hiện tượng giàu
có của các quí tộc được sử chép đến nhiều, thể hiện dưới nhiều hình thức. Các quí
tộc dùng tiền của chi phí vào các hoạt động phi sản xuất như xây dựng phủ đệ lộng
lẫy, đánh bạc, yến ẩm, nghe chèo hát suốt ngày, nuôi sống đội quân đông hàng nghìn
người để hầu hạ. Họ dùng tiền bạc, ruộng đất cúng vào chùa. Số ruộng và tiền cúng
vào chùa không phải là ít, hàng nghìn mẫu ruộng, hàng nghìn nô cùng nhiều tiền bạc,
nuôi sống đội ngũ tăng ni đông đảo trong cả nước. Chính vì thế mà có trường hợp
gặp những năm mất mùa, đói kém, dân tình khốn khổ lại đua nhau vào chùa xin làm
tăng. Từ đó có thể thấy, nhà Trần đánh giặc rất giỏi nhưng trong quản lý kinh tế
(nhất là quản lý ruộng công, tư) đã tỏ ra thiếu chặt chẽ, thiếu định hướng và đã
buông lỏng vấn đề này trong thời gian dài.

Tài liệu tham khảo
1. Đào Duy Anh, Từ điển Hán- Việt, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí
Minh, 1996, Quyển Hạ, tr. 360.
2. A.B.Pôliacốp, Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X-XIV, Nxb Chính trị Quốc gia Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội - 1996.
3. Bộ Quốc phòng- Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Trần Hưng Đạo nhà quân sự thiên tài,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội- 2000.
4. Nguyễn Thị Phương Chi, Thử tìm hiểu vị trí, vai trò của một số thái ấp ở các ngã ba sông
thời Trần, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4- 1998, tr. 53- 58.
5. Nguyễn Thị Phương Chi: Tìm hiểu thái ấp của Trần Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, trong sách
"Anh hùng dân tộc - thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn và quê hương Nam Định". Nxb.
Quân đội nhân dân. Hà Nội-2000, tr. 225-230.
6. Nguyễn Thị Phương Chi, Thái ấp- điền trang thời Trần (Thế kỷ XIII- XIV). Nxb. Khoa
học xã hội (KHXH), Hà Nội- 2002.
7. Nguyễn Thị Phương Chi, Vài nét về thái ấp Văn Chinh của Trần Nhật Duật, Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, số 9-2004, tr.14-20.
8. Nguyễn Thị Phương Chi, Quan hệ và vai trò của đô thị Thiên Trường đối với Kinh đô
Thăng Long thời Trần, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 12- 2007.

335


9. Nguyễn Thị Phương Chi, Vân Đồn và vùng Đông Bắc dưới các triều Lý, Trần (Thế kỷ XIXIV), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 10 -2010, tr.24-33.
10. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, tập II, Nxb. KHXH, Hà Nội 1992.
11. Đại Việt sử ký toàn thư (viết tắt là ĐVSKTT), Tập I , Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội1972.
12. Đại Việt sử ký toàn thư, tập II , Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội-1971.
13. Đại Nam nhất thống chí, tập II, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1972), tr. 142.
14. Lê Quý Đôn, Kiến Văn tiểu lục, Phạm Trọng Điềm dịch và chú giải, Nxb Sử học, Hà
Nội, 1962, tr 510;
15. Hoàng Giáp “Tư liệu về đền thờ Trần Quốc Nghiễn” trong: Núi Bài thơ lịch sử và danh
thắng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, 1992.
16. Hoàng Văn Giáp, “Bia chùa Vĩnh Báo”, trong: Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, 2 tập
(Hà Nội: National Chung Cheng Univesty Chia Yi- Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2002”, II,
Thời Trần, tập Hạ: 711.
17. Khâm định Việt sử thông giám cương mục (viết tắt là Cương mục), tập I, Nxb.Giáo
Dục, Hà Nội 1998, tr. 499.
18. Hoàng Văn Lâu, “Bia đất Tam Bảo núi Thiên Liêu”, trong: Văn khắc Hán Nôm Việt
Nam, 2 tập (Hà Nội: National Chung Cheng Univesty Chia Yi- Viện Nghiên cứu Hán Nôm,
2002”, II, Thời Trần, quyển Thượng, tr.333-334.
19. Đỗ Văn Ninh, Khảo cổ học và lịch sử nhà Trần, Tạp chí Khảo Cổ học, số (11-12)-1971,
tháng 12, tr.106-110.
20. Đặng Công Nga, Thái ấp- di tích thái ấp ở Hà Nam Ninh, Tài liệu của Bảo tàng Nam
Định.
21. Đặng Công Nga, Những di tích có liên quan tới công chúa Trần Thị Ngọc Một, triều
Trần, NPHMVKCH năm 1985, Nxb KHXH, Hà Nội, 1986.
22. Đặng Kim Ngọc- Nguyễn Thị Dơn, Di tích một thái ấp thời Trần ở Hà Nội,
NPHMVKCH năm 1978, Nxb.KHXH, Hà Nội, 1979.
23. Nguyễn Trãi toàn tập, (Hà Nội: KHXH, 1976), 567
24. Hà Văn Tấn-Phạm Thị Tâm, Bài minh trên chuông Thông Thánh quán và một số vấn đề

về lịch sử đời Trần, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 88-1966.
25. Thơ Văn Lý – Trần, Quyển thượng, tập II, Nxb KHXH, Hà Nội, 1989.
26. Đào Đình Tửu- Đặng Văn Nhiên, Thái ấp của Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh Đại
vương Trần Quang Khải. Trong: Thời Trần và Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn trên
quê hương Nam Hà, Sở Văn hoá -Thông tin Nam Hà xuất bản 1996, tr. 278-290.
27. Phạm Thị Thoa, Thử tìm hiểu địa danh Binh Hợp, Tạp chí Nghiên cứu Hán Nôm, số 2 1990, tr.43.
28. Nguyễn Văn Trò, Di tích Trần Quốc Tảng ở Hà Nam Ninh, NPHMVKCH năm 1984,
Nxb KHXH, Hà Nội, 1985.

336


29. Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI-XVIII, tập I, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1982, tr. 114.
30. Trương Hữu Quýnh (Chủ biên)- Phan Dại Doãn- Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương lịch sử
Việt Nam, tập I, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.182.
31. Lê Bá Vịnh, Núi Văn Trinh, trong Quảng Xương- Quê tôi, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội
1999, tr. 225 - 232.
32. Phan Viêng, Tìm hiểu làng Thành Thị cổ truyền, Luận án tốt nghiệp Đại học, khoá
1983-1987, Khoa Sử- Đại học Tổng hợp Hà Nội.
33. Trần Quốc Vượng, Theo dòng lịch sử- Những vùng đất, Thần và tâm thức người Việt,
Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1996, tr. 198.

337


QUAN ĐIỂM CỦA MINH MẠNG VỀ CUỘC
CHIẾN TRANH ANH – MIẾN ĐIỆN LẦN THỨ NHẤT
VÀ Ý TƯỞNG VỀ “SỰ ĐOÀN KẾT ĐÔNG NAM Á”
PGS.TS. Choi Byung Wook

Đại học Inha, Hàn Quốc

Giới thiệu
Là một nhà nghiên cứu đến từ Hàn Quốc (Đông Bắc Á) nghiên cứu về Việt
Nam (Đông Nam Á), tôi dự định tìm hiểu về Đông Nam Á nói chung và Việt Nam
nói riêng trong phạm vi rộng là lịch sử Đông Á mà theo quan điểm của tôi, bao gồm
cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Khi tôi chọn đề tài nghiên cứu, tìm hiểu và viết bài
nghiên cứu, trong đầu tôi luôn có sự so sánh mặc dù tôi không trình bày các yếu tố so
sánh trong bài viết và phần trình bày của mình.
Tuy nhiên, lần này, khi chúng ta bàn luận về cách nhìn nhận về lịch sử và
những văn bản lịch sử, với tư cách là một nhà nghiên cứu về Việt Nam thế kỷ XIX,
tôi nghĩ rằng việc trình bày những ý định của mình khi chọn đề tài nghiên cứu sẽ
giúp ích cho những người tham gia hội thảo này.
Tôi xin được bắt đầu bằng việc trình bày tóm tắt rất ngắn gọn về lịch sử gia
đình tôi. Tôi thuộc thế hệ thứ 20 của một gia đình có dòng dõi quan đại thần từng
tham gia vào việc xây dựng nên triều đại Choseon (1392-1910). Tổ tiên của tôi là
một người rất năng động và được cử sang Nhật Bản, Nam Kinh và Bắc Kinh ở Trung
Quốc. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên là trong gia phả dòng họ nhà mình, tôi không thấy
ghi có bất cứ ai đã từng đi ra nước ngoài cho đến tận cuối thế kỷ XIX khi Nhật Bản
và các nước Đế quốc buộc Hàn Quốc phải mở cửa. Trong suốt năm trăm năm, Hàn
Quốc bị đóng kín và con cháu gia đình quý tộc Yangban đã bị đẩy xuống địa vị nông
dân gắn với ruộng đồng và nương rẫy cho dù một số người đỗ đạt các kỳ thi quốc gia
và từng nắm các vị trí quan lại triều đình. Trong suốt thế kỷ XIX, một số ít quan
chức nhà nước có cơ hội được đi đến Bắc Kinh và Nhật Bản với tư cách là phái viên,
phần lớn tầng lớp trí thức Hàn Quốc và con cháu của họ đều sống biệt lập trong lãnh
thổ Hàn Quốc.

338



Dù trong bối cảnh đó, chúng ta vẫn có thể thấy làn sóng những ý tưởng cải
cách của những người trí thức từ cuối thế kỷ XVIII khi chế độ trị vì của ông vua theo
chủ nghĩa cải cách Chính Tô (1776- 1800 giống với thời kỳ Quang Trung ở Việt
Nam) phát triển cực thịnh ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, vào thế kỷ XIX, sau khi Chính Tô
qua đời và con trai lên kế vị dưới sự kiểm soát quyền lực của gia đình hoàng hậu và
hoàng thái hậu, cuộc nổi dậy của các nhà cải cách đã nhanh chóng bị đẩy xuống cấp
độ các nhóm có tổ chức ở triều đình; và việc bàn luận về việc cải cách bị đẩy ra
ngoài cung điện.
Trong giai đoạn đen tối này, rất nhiều học giả đã đưa ra các ý tưởng cải cách
bao gồm việc hạn chế bớt quyền sở hữu ruộng đất, phân phối đất đai, sự phát triển
của thương mại quốc tế, nghề đóng tàu, cải cách trong quân đội, sự phát triển của lực
lượng vũ trang, sự mở rộng những mối liên hệ với nước ngoài… Song, những ý
tưởng chỉ là ý tưởng trên sách vở mà không có phản hồi từ nhà vua và chính quyền.
Điều duy nhất mà họ chia sẻ với những người sống bên ngoài Hàn Quốc là bầu trời
và những vì sao và họ bị gắn chặt với đất đai và núi đồi cho đến lúc chết giống như
tổ tiên thế kỷ XIX của tôi.
Tuy nhiên, điều thú vị là tôi đã tìm thấy rất nhiều những ý tưởng của các nhà
tri thức Hàn Quốc đã được hưởng ứng mạnh mẽ ở Việt Nam. Trong suốt nửa đầu thế
kỷ XIX, đặc biệt là dưới thời trị vì của vua Minh Mạng (1820-1841), cuộc cải cách
ruộng đất đã được tiến hành ở Bình Định, việc phân phối lại ruộng đất đã bắt đầu ở
Gia Định, những con tàu lớn và vững chãi đã được đóng theo kiểu cách châu Âu, tàu
hơi nước đã có và được sửa chữa lại; những vũ khí tân tiến và hiện đại đã được mua
về, việc liên hệ với các nước bên ngoài đã được mở rộng và phát triển mạnh mẽ. Các
đời vua trị vì đều năng động và mẫn cán. Họ rất giỏi trong việc sáng tác cả thơ chữ
Hán và chữ Nôm và sẵn sàng học kỹ nghệ bắn súng. Họ thích uống không chỉ thuốc
Bắc mà cả rượu Pháp, và thỉnh thoảng nhân sâm Hàn Quốc; điều này đã khích lệ
chúng ta tìm hiểu con đường lưu thông từ Hàn Quốc đến Việt Nam. Trên các con tàu
đóng kiểu châu Âu, các trí thức, thủy thủ và binh lính Việt Nam một mặt đã đi tới
các nước Đông Nam Á như: Manila, Singapo, Jakarta, Malacca, Mã Lai, Brunei,
vùng Bengal và mặt khác cũng tới Quảng Đông cạnh tranh với rất nhiều tàu thuyền

của châu Âu để trải nghiệm thế giới bên ngoài.
Trong số các đề tài có tiếng ở Việt Nam, trong 10 năm vừa qua, tôi đã được
tìm hiểu một số và tìm kiếm sự hiện đại của người Việt Nam ở thế kỷ XIX. Gần đây,
tôi đã hoàn thành một nghiên cứu về mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam và kết quả
là nó được xuất bản dưới tiêu đề “Trật tự thế giới ở Việt Nam thế kỷ XIX”. Trong
nghiên cứu này, tôi phát hiện ra rằng Việt Nam ở thế kỷ XIX đối lập với Hàn Quốc,
đã nhìn nhận Bắc Kinh từ vị thế của một nước thấp hơn trên trật tự có phân cấp bậc
339


của thế giới; triều Nguyễn đã giữ một mối quan hệ cân bằng với không chỉ Trung
Quốc mà cả với các nước ở Đông Nam Á, đặc biệt là với Thái Lan và Miến Điện.
Dựa trên kết quả này, tôi nghĩ có thể đặt giả định rằng Minh Mạng đã tạo lập nên
cảm giác về sự đoàn kết Đông Nam Á. Đây là một đặc điểm rất thú vị của Việt Nam
ở thế kỷ XIX. Việt Nam đã mở rộng cơ sở an ninh của mình ra Đông Nam Á và
ngược lại, Đông Nam Á trở thành một tổng thể mà Việt Nam thuộc về đó trong suốt
thế kỷ XX.
Trong phần trình bày này, tôi muốn thảo luận về đề tài tính thống nhất của
Đông Nam Á với việc xem xét quan niệm của Minh Mạng về cuộc chiến tranh giữa
Anh và Miến Điện bằng cách phân tích bộ Đại Nam Thực Lục. Đề tài này sẽ cung
cấp cho chúng ta cách thức để hiểu được Minh Mạng đã nhìn nhận tầm quan trọng
của hợp tác khu vực sâu xa đến mức nào.
1. Chiến tranh đến tai Minh Mạng
Tôi đã dùng thuật ngữ “sự đoàn kết Đông Nam Á” trong một cuốn sách xuất
bản gần đây của Owen có tiêu đề “Sự trỗi dậy của Đông Nam Á hiện đại” trong đó
tập trung vào đặc tính hiện đại của thế giới Đông Nam Á. Một trong những tác giả
của cuốn sách này (có thể là giáo sư Woodside) lập luận rằng “Minh Mạng cảm thấy
cần thiết có cái mà bây giờ chúng ta gọi là sự đoàn kết Đông Nam Á. Nhà vua đã
thuyết phục các nhà ngoại giao Xiêm- những người đã đến triều đình của Minh
Mạng năm 1826 để hỗ trợ Myanma trong cuộc chiến với quân “Hồng Mao” (người

Anh)”1. Cuốn sách không đề cấp đến nguồn tài liệu mà tác giả đã tham khảo. Song,
tất nhiên là nguồn tài liệu duy nhất hiện nay về cuộc chiến Anh- Miến Điện và “sự
đoàn kết Đông Nam Á” là cuốn Đại Nam Thực Lục.
Những giải thích của Giáo sư Woodside về những ghi chép lịch sử vẫn có giá
trị giúp chúng ta trong việc nhìn nhận quan điểm của Minh Mạng về Cuộc chiến như
là một thay đổi lịch sử đối với nhận thức về quốc tế của Minh Mạng và những người
cai trị bao gồm các sử gia của triều đình Việt Nam ở thế kỷ XIX trước sự bành
trướng đế quốc của các nước Phương Tây. Tất nhiên, họ đã cảm nhận được nhu cầu
về sự thống nhất. Lúc đó, nó mang ý rộng lớn hơn cái mà ngày nay chúng ta gọi là sự
đoàn kết Đông Nam Á.
Dưới con mắt của những nhà trị vì triều Nguyễn, Hồng Mao (người Anh) là
sự tồn tại nguy hiểm và nhiều đe dọa nhất. Chúng ta nhớ rằng Gia Long (1804) đã

Norman G. Owen, Sự trỗi dậy của Đông Nam Á hiện đại, Một lịch sử mới, NXB Đại học Hawaii,
2005, tr. 115
1

340


cảnh báo rằng “Hồng Mao rất xảo quyệt và nguy hiểm”1. Chúng ta có thể đoán được
bối cảnh tồi tệ về Hồng Mao dựa trên một vài yếu tố. Một là sự phản ảnh của phe hậu
thuẫn người Pháp đã ở bên Gia Long một vài thập kỷ. Hai là sự mở rộng không
ngừng của quyền lực Anh ở Châu Á bao gồm Ấn Độ, Penang, Malacca… Trong suốt
thời kỳ trị vì của Minh Mạng, sự mở rộng của Anh Quốc đã được chứng minh ở
Miến Điện (1824-1826) và ở Trung Quốc (1840). Về phía Minh Mạng, hai cuộc
chiến tranh là bằng chứng rõ ràng cho chủ nghĩa hoài nghi của cha ông đối với Hồng
Mao.
Vậy thì khi nào Minh Mạng biết về cuộc chiến Anh - Miến Điện? Làm thế
nào mà ông có được thông tin về chiến tranh ở Miến Điện trong khi nó nằm phía

ngoài Thái Lan và chưa hề thiết lập mối quan hệ ngoại giao nào?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải tìm hiểu lại các sự kiện trước khi
cuộc chiến Anh- Miến Điện lần thứ nhất nổ ra kể từ khi vua Minh Mạng lên ngôi vào
năm 1920. Trong cuốn Đại Nam Thực Lục có viết về giai đoạn Minh Mạng những
năm 1820-1824, chúng ta có thể thấy những ghi chép quan trọng cho thấy sự quan
tâm của Minh Mạng đến thế giới bên ngoài.
1. Vào tháng 6 năm 1822 (âm lịch), cử Phái viên đến Quảng Đông để mua
hàng hóa2
2. Cùng tháng đó, Phái viên của John Crawfurd tới thăm Việt Nam3
3. Tháng Giêng năm 1823 (âm lịch), Phái viên do Ngô Văn Trung và Hoàng
Trung Đồng dẫn đầu đến Hà Châu 4
4. Tháng 5 năm 1823 (âm lịch), Đóng con tàu lớn Thụy Long theo phong cách
phương Tây dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Tài Năng5
5. Tháng 6 năm 1823 (âm lịch), Phái viên đến Quảng Đông 6
6. Tháng Chạp năm 1823 (âm lịch), Phái viên Miến Điện tới Việt Nam7
7. Tháng Giêng năm 1824 (âm lịch), Phái viên đến Hà Châu8

Đại Nam Thực Lục Chính Biên - Đệ Nhất Kỷ, 1848, Viện nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa, Đại
học Keio, Tokyo, 1968, 24:16b.
2
Đại Nam Thực Lục Chính Biên - Đệ Nhị Kỷ (sau đây viết tắt là DNTL2), 16:1a.
3
Sđd, 16:20a-21b.
4
Sđd, 19:14b-15a.
5
Sđd, 21:2b-3a.
6
Sđd, 21:14b.
7

Sđd, 24:23b.
8
Sđd, 25:2b.
1

341


Nội dung của danh mục này có thể được tóm tắt thành 2 phần: Một phần là
phái viên đi ra ngoài Việt Nam và phần còn lại là phái viên nước ngoài đến Việt
Nam. Con tàu theo phong cách phương Tây đã được sử dụng thường xuyên cho các
chuyến đi thăm thế giới bên ngoài.
Trong thời kỳ trị vì của Minh Mạng, bên cạnh con tàu Thụy Long, các con tàu
lớn khác đã tiếp tục được đóng và hành trình thường xuyên của chúng là đến hai địa
điểm Hà Châu và Quảng Đông nơi ngoại thương của Trung Quốc được độc quyền
bởi 13 chư hầu và là nơi tập trung rất nhiều tàu thuyền phương Tây. Bằng các hoạt
động này, người Việt Nam đã có được những nguyên vật liệu tiên tiến và thu thập
được thông tin về những thay đổi của thế giới. Hồng Mao lúc đó có ở cả Hà Châu và
Quảng Đông. Rất có thể là Minh Mạng có được thông tin về cuộc chiến qua việc báo
cáo của các phái viên này.
Về khả năng thứ hai chúng ta phải xem xét việc phái viên Miến Điện đến Việt
Nam vào năm 1823. Bộ Đại Nam Thực Lục giới thiệu rất chi tiết về phái viên này và
gần đây Giáo sư Nguyễn Thế Anh đã cung cấp cho chúng ta một bài báo rất thú vị về
sự kiện này, trong đó nghiên cứu rất sâu về các tài liệu từ phía Anh.1 Qua cuốn Đại
Nam Thực Lục và nghiên cứu của Nguyễn Thế Anh, chúng ta hiểu được vai trò của
Lê Văn Duyệt – người giữ chức vụ Gia Định Thành Tổng Trấn. Phái viên Miến Điện
là sự đáp lễ chuyến đi của Lê Văn Duyệt đến thế giới Đông Nam Á, trong đó gồm cả
các thuộc địa của Anh và có thể tới cả khu vực đông bắc Ấn Độ. Ở cấp độ địa
phương, Lê Văn Duyệt cũng rất năng động trong việc lấy nguyên liệu và thông tin từ
bên ngoài. Thêm vào đó, khu vực Bến Nghé/Sài Gòn có rất đông khách nước ngoài

tham quan, các nhà truyền giáo đạo Thiên Chúa. Và đó là sự xâm nhập của các đoàn
ngoại giao từ các nước bên ngoài. Tin tức về cuộc chiến Anh- Miến Điện có thể đã
được truyền tới Huế qua Gia Định.
Khả năng 3: Theo Đại Nam Thực Lục, Hoàng Trung Đồng được cử đi hộ tống
đoàn Miến Điện trở lại quê hương2. Nghiên cứu của Nguyễn Thế Anh cho chúng ta
biết rằng cuộc chiến Anh- Miến Điện lần thứ nhất nổ ra khi con tàu chở người Miến
Điện và Việt Nam cập bến Miến Điện. Họ đã bị binh lính Anh bắt giữ một thời gian
ngắn rồi sau đó được phóng thích.3 Chúng ta không biết rõ được khi nào nhóm của
Hoàng Trung Đồng trở lại Huế. Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét theo hướng gió
mùa, thì Hoàng Trung Đồng có lẽ đã trở về trước khi phái viên Thái Lan đến Huế; do
vậy, Minh Mạng có thể biết về cuộc chiến tranh từ phái viên của Hoàng Trung Đồng
Nguyễn Thế Anh, “Vài nhận xét về thế cờ ngoại giao trong bán đảo Đông Dương đầu thế kỷ XIX,”
Triều Nguyễn & lịch sử của chúng ta, Xưa và Nay, 2008.
2
DNTL2, 24:26b.
3
Nguyễn Thế Anh, tr. 31.
1

342


2. Dự đoán của Minh Mạng về cuộc chiến
Chúng ta không biết những thông tin được báo lại cho Minh Mạng chi tiết đến
mức nào. Để kiểm tra nội dung này, tất nhiên, chúng ta phải có thêm tài liệu ví dụ
như các báo cáo mà quan thần triều đại Nguyễn gửi lên cho các vị vua. Nếu chúng ta
được tiếp cận Châu Bản thì rất nhiều thông tin liên quan đến mối quan hệ ngoại giao
của triều Nguyễn sẽ được sáng tỏ. Tuy nhiên, trong bối cảnh không tiếp cận được với
Châu Bản, các nhà sử học vẫn hài lòng vì có được một vài ghi chép có liên quan từ
cuốn Chính sử Đại Nam Thực Lục. Trong cuốn sách này, các nhà sử học triều

Nguyễn đã khéo léo để cho chúng ta biết những hiểu biết của Minh Mạng về cuộc
chiến và nhận thức của Minh Mạng về tác động của cuộc chiến ở một vài đoạn ghi
chép nhất định.
Cuộc chiến Anh- Miến Điện bùng nổ do Anh tuyên chiến vào đầu tháng 5 để
đáp trả lại sự xâm phạm của binh lính Miến Điện vào lãnh thổ Ấn Độ. Quân đội Anh
đã chiếm đóng Rangoon vào ngày 10 tháng 5. Kể từ ngày này, cuộc chiến đã kéo dài
trong vòng 02 năm và cuối cùng chính phủ Miến Điện phải từ bỏ chủ quyền đối với
Arakan và Tennasserim theo Hiệp ước Yandabo.
Minh Mạng chắc chắn đã được báo cáo về cuộc chiến tranh trước thời điểm
phái viên Thái Lan đến triều đình Huế vào tháng 7 âm lịch năm 1824. Nhưng các tác
giả của bộ Đại Nam Thực Lục đã chọn sự kiện gặp gỡ giữa Minh Mạng với phái
đoàn Xiêm đến báo tin Vua Rama II (1809-1824) băng hà để lần đầu tiên thể hiện ý
kiến của nhà vua về cuộc chiến thông qua việc trích dẫn cuộc hội thoại giữa Minh
Mạng với các thành viên của phái đoàn Xiêm. Điều này khiến cho bối cảnh quốc tế
trở nên kịch tính: không chỉ Miến Điện mà cả Thái Lan cũng đang nằm trong tình thế
vô cùng nguy hiểm. Cuộc chiến được đề cập lại vào tháng 7 năm 1826 qua tình
huống tiếp kiến của người Xiêm với Minh Mạng để thông báo tin buồn rằng bà của
vua Thái đã qua đời; nhờ vậy, một lần nữa sự rủi ro của Thái Lan lại được nhấn
mạnh.
Để đối phó với tình hình không hay của Miến Điện và Xiêm La, Đại Nam
Thực Lục thể hiện mối quan tâm của Minh Mạng đến những tác động xấu của cuộc
chiến tranh đến Việt Nam. Bằng việc mô tả hai trường hợp, các sử gia triều đình đã
cung cấp cho chúng ta thực tế rằng các vị vua trị vì triều Nguyễn đã ngày một nhận
ra rằng ba quốc gia Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam chịu chung một số phận trước
sự bành trướng của Anh ở Đông Nam Á.
Chúng ta hãy cùng nhìn lại ghi chép đầu tiên về cuộc chiến tranh vào tháng 7
năm 1824.

343



“[Nhà vua hỏi] „Xiêm La và Miến Diện là hai kẻ thù truyền kiếp. Hiện nay,
Hồng Mao đang tấn công Miến Điện. Ngươi [phái viên người Thái] không thấy rất
vui mừng sao?‟ [Phái viên người Thái] trả lời „có‟. Nhà vua cười và nói rằng „sự tồn
tại của Miến Diện giống như hàng rào cho Xiêm La. Nếu Hồng Mao chiến thắng,
Xiêm sẽ bị đe dọa. Những ai quan tâm đến sự an toàn của Xiêm sẽ thấy lo lắng chứ
không thể vui mừng‟”1
Từ đoạn mô tả này, chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng những tính
toán của Minh Mạng. Ông không muốn người Anh thắng Miến Điện vì sự an toàn
của Thái Lan. Ông biết rằng Miến Điện đã từng hùng mạnh như thế nào. Ông hy
vọng rằng Miến Điện sẽ đẩy lùi cuộc tấn công của người Anh. Tuy nhiên, trong
trường hợp đó, Miến Điện sẽ đe dọa nhiều hơn đến Thái Lan. Nhưng nếu người Anh
thắng, Thái Lan sẽ là nạn nhân tiếp theo.
Vậy thì Việt Nam mong đợi kết quả của cuộc chiến sẽ thế nào? Đại Nam Thực
Lục không viết rõ về điều này. Nhưng nếu xem xét kỹ các ghi chép khác năm 1826,
chúng ta có thể thấy Minh Mạng đã ám chỉ kết quả mà mình mong muốn:
“Nhà vua cẩn thận hỏi họ [phái viên Thái] „Hiện nay Hồng Mao và Miến
Điện đang đối đầu về quân sự. Các ngươi muốn ai thắng?‟ [Phái viên Xiêm] trả lời,
Hồng Mao biết tận dụng cơ hội và rất xảo quyệt, do đó, chúng tôi muốn Miến Điện
thắng‟”2.
Ở giai đoạn này, quan điểm của phái viên Xiêm khác với năm 1824 khi họ
cảm thấy mừng thầm khi quân đội Anh tấn công Miến Điện. Tuy nhiên, ở cuối cuộc
chiến, phái viên Xiêm đã cho thấy họ lo lắng trước quyền lực của người Anh, nhưng
họ muốn Miến Điện thắng. Ở điểm này, các sử gia triều Nguyễn đã rất thành công
khi để ba quốc gia Miến Điện - Thái Lan - Việt Nam đi đến nhân thức về việc chống
lại Hồng Mao. Chung một kẻ thù, ba quốc gia thành một.
Tuy nhiên, quan điểm của Minh Mạng không dừng lại ở một cảm giác thụ
động về sự thống nhất giữa ba quốc gia trước mối đe dọa Hồng Mao. Ngược lại, ông
bình tĩnh đưa ra một giải pháp thực tế cho một bối cảnh ổn định của Đại lục Đông
Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng. Sau đây là phần trả lời của Minh Mạng đối

với quan điểm của phái viên Xiêm về việc họ muốn Miến Điện thắng.
“Theo quan điểm của trẫm, trẫm không nghĩ như vậy. Trong trường hợp hai
quốc gia đang tranh chấp, quốc gia của các ngươi có thể lôi kéo một nước [Miến

1
2

DNTL2, 28:17b.
DNTL2, 40:9b.

344


Điện], nhưng nếu một [trong hai] thắng, làm thế nào nước các ngươi có thể đảm bảo
an toàn được?”1
Trong mắt của Minh Mạng, bối cảnh tốt nhất không chỉ cho Thái Lan mà cả
Việt Nam là quyền lực của Anh bị chặn lại tại Miến Điện và luôn giữ trong tình trạng
đối đầu với lực lượng của Miến Điện. Vậy tại sao Minh Mạng lại nuôi hy vọng rằng
Miến Điện có thể ngăn sức mạnh của Anh. Đại Nam Thực Lục cung cấp cho chúng
ta câu trả lời qua một vài ghi chép:
“[Sau khi phái viên Xiêm đi khỏi] nhà vua mở một bản đồ và nói với quần
thần bằng cách chỉ ra [một điểm trên bản đồ] „Ta nghe nói rằng Xiêm La và Hồng
Mao đã trở thành kẻ thù. Trong trường hợp họ sử dụng lực lượng quân đội, Hà Tiên
sẽ là khu vực mà 2 nước giao tranh. Chúng ta cần chuẩn bị cẩn thận để không phải lo
lắng. Xiêm và chúng ta là láng giềng hữu nghị. Nếu bạo loạn xảy ra [đối với Xiêm],
chúng ta sẽ rất khó để quyết định liệu có cứu Xiêm hay không‟”2.
Lý do mà Minh Mạng đưa ra dựa trên mối lo lắng về sự bành trướng của Anh
đến lãnh thổ Việt Nam về sau. Một khi sự cân bằng giữa Miến Điện và Anh bị phá
vỡ theo hướng có lợi cho Anh, mục tiêu tiếp theo của Anh sẽ là Thái Lan và Việt
Nam nằm ở vị trí kế tiếp; hoặc ít nhất cũng có mối liên hệ trực tiếp tới sự de dọa của

Anh. Kết quả như vậy là một ác mộng đối với Minh Mạng. Như Minh Mạng đã
thẳng thắn thừa nhận, thật khó để nhà vua quyết định giúp đỡ Xiêm trong trường hợp
xảy ra đối đầu quân sự giữa Xiêm và Anh. Điều đó giải thích tại sao Minh Mạng cho
rằng tốt nhất là quân Anh bị cầm chân ở Miến Điện.

Kết luận
Có thể là phóng đại nếu chúng áp dụng cụm từ „sự đoàn kết Đông Nam Á‟
vào quan niệm của Minh Mạng và phản ứng của ông đối với cuộc chiến tranh lần thứ
nhất giữa Anh và Miến Điện. Phản ứng của Minh Mạng không bao gồm sự hợp tác
và hỗ trợ lẫn nhau giữa ba quốc gia; ông không thể hiện sự đồng cảm với Miến Điện
và ông đã bị miễn cưỡng tham dự vào cuộc đối đầu giữa Hồng Mao và Thái Lan. Sự
quan tâm của ông đối với vấn đề an toàn cho Thái Lan không phải vì Thái Lan mà vì
Việt Nam.
Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, chúng ta vẫn có thể nhất trí rằng Minh
Mạng và quần thần đã bắt đầu hình thành một cảm giác về sự đoàn kết Đông Nam Á,
đặc biệt là giữa ba quốc gia hùng mạnh – Miến Điện/Thái Lan/Việt Nam - trong Đại
1
2

Sđd
Sđd

345


lục Đông Nam Á. Điều quan trọng nhất là họ đã bắt đầu nhìn nhận ba quốc gia cùng
nhau. Quan điểm của Minh Mạng được dựa trên sự hình thành chiến lược quốc tế.
Trước mối đe dọa là nước Anh, ba nước được xem là có chung một số phận. Vai trò
của Miến Điện là điểm then chốt đối với sự an toàn của Việt Nam. Sự liên quan của
Việt Nam đến xung đột giữa Hồng Mao và Thái Lan dường như là không thể tránh

khỏi. An toàn của Thái Lan dù là từ Miến Điện hay từ Hồng Mao đều là vấn đề đáng
quan tâm. Hầu hết các vị vua triều Nguyễn đều bắt đầu nhận thấy ba nước ở cùng
một thời điểm là một với cùng một số phận và tiếp cận với cuộc chiến Anh-Miến
Điện một cách chiến lược.
Có thể so sánh tình trạng này với trường hợp xảy ra với một nước láng giềng
khác là Trung Quốc năm 1840. Minh Mạng nghe được tin tức về cuộc chiến Anh Trung Quốc (Chiến tranh Thuốc phiện) qua các chuyến đi đến Quảng Đông. Phản
ứng lại cuộc va chạm này, Minh Mạng đã không thể hiện bất cứ sự lo lắng nào về
khả năng lan rộng mối đe dọa của người Anh sang Việt Nam, song ông chỉ đổ lỗi cho
sai lầm trong chính sách của nhà Thanh; một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc củng cố hệ thống phòng thủ và tiếp tục gửi các con tàu hiện đại ra nước ngoài để
thu thập thông tin và vũ khí tối tân.1 Sau 6-7 tháng mà cuộc chiến chưa có kết quả
cuối cùng, điều duy nhất khiến Minh Mạng lo lắng là việc buôn bán qua đường biển
giữa Trung Quốc và Việt Nam không được thuận tiện. 2 Dưới con mắt của Minh
Mạng, Đông Nam Á đã gần hơn với Việt Nam. Đây là kết quả mối quan hệ đối ngoại
với Đông Nam Á của triều Nguyễn bắt đầu từ Gia Long để gia nhập vào thế giới
Đông Nam Á từ thế giới của Trung Quốc.
Trên thực tế, Triều Nguyễn Việt Nam đã nhận thấy chỉ còn ba quốc gia có độc
lập trong khu vực nơi các quan thuyền được đi theo hướng Hà Châu. Trong số các
quốc gia thời hiện đại, Malaysia, Singapo, Indonesia, Brunei, và Phillipin thuộc
quyền lực phương Tây. Campuchia và Lào thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam
hoặc Thái Lan. Miến Điện và Thái Lan chỉ là 2 quốc gia độc lập với Việt Nam. Đây
là một bối cảnh tạo cho Minh Mạng có cảm giác về sự thống nhất. Nó có thể được
gọi là sự thống nhất bị động, song nó là một cảm giác khá rõ ràng, phản ánh sự thay
đổi lịch sử của thế kỷ XIX. Nếu không có mối liên hệ với thế giới bên ngoài và
những nghiên cứu sâu về quyền lực Phương Tây bắt đầu từ thời kỳ trị vì của Minh
Mạng, cảm giác nói trên hoặc mối quan tâm ở trên đã không được hình thành.
Hiện nay, các nhà sử học đã có các ghi chép về nơi đến của quan thuyền
nhưng không có những ghi chép về các báo cáo mà người đi trên quan thuyền ghi lại.
Với việc nghiên cứu sâu hơn về các báo cáo – có thể là có trong các Châu Bản, ý
1

2

DNTL2, 208:27b-28a; 209:6-7; 217:32; 218:21-24.
DNTL2, 209:6b.

346


tưởng về sự đoàn kết Đông Nam Á vào thế kỷ XIX có thể được minh chứng rõ ràng
hơn. So sánh với Hàn Quốc – quốc gia mà lịch sử thế kỷ XIX không để lại bất cứ
một ghi chép nào về các hoạt động đường biển, Việt Nam có tiềm năng lớn và có
triển vọng để phát triển các nghiên cứu về thế kỷ XIX của Việt Nam nói riêng và thế
kỷ XIX của Đông Á nói chung để làm cho lịch sử thời kỳ này phong phú và khoa
học hơn.

347


SO SÁNH NGUỒN SỬ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
PGS, TS. Vũ Quang Hiển
Trường Đại học KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội

Trong nhiều công trình nghiên cứu về Lịch sử Đảng có hiện tượng trình bày
khác nhau về một số sự kiện và quá trình Lịch sử Đảng, mà nguyên nhân chủ yếu là
thiếu sự thẩm định, so sánh nguồn sử liệu.
1. Nguồn sử liệu Lịch sử Đảng rất phong phú, thể hiện qua nhiều loại tài
liệu khác nhau
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, với tư cách là một chuyên ngành của khoa
học lịch sử, có đối tượng nghiên cứu không chỉ là tổ chức và hoạt động của Đảng (kể

cả hoạt động lý luận, thực tiễn), mà cả những phong trào quần chúng dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Hoạt động của Đảng rất phong phú, diễn ra trong nhiều hoàn cảnh
khác nhau, khi bí mật, lúc công khai; khi chưa có chính quyền, khi có chính quyền;
khi tiến hành khởi nghĩa, khi tiến hành chiến tranh; khi tiến hành một chiến lược
cách mạng, khi đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng…, trong tình hình quốc
tế cũng có nhiều biến đổi. Nguồn sử liệu lịch sử Đảng rất phong phú, có thể khai thác
qua nhiều loại tài liệu khác nhau:
- Các Văn kiện Đảng (phần lớn đã được công bố trong một bộ sách 54 tập),
trong đó nhiều văn kiên trực tiếp phản ánh hoạt động của Đảng, nhưng cũng có
những văn kiện phản ánh nhận thức của Đảng về những sự kiện đã xảy ra.
- Các tác phẩm của Hồ Chí Minh (phần lớn đã công bố trong bộ sách 12 tập).
- Những bài nói, bài viết của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội…
- Các sách nghiên cứu về Lịch sử Đảng, lịch sử Việt Nam, lịch sử địa phương,
lịch sử đảng bộ địa phương, hoặc nghiên cứu về những lĩnh vực khác nhau của đất
nước hoặc mỗi địa phương (chính trị, kinh tế quân sự, văn hoá…) có liên quan đến
lịch sử Đảng.
- Tài liệu được khai thác qua các nhân chứng lịch sử, những người tham gia
hoặc chứng kiến diễn biến lịch sử. Nguồn tài liệu này có thể đã thành văn hoặc chưa
348


thành văn. Một số tài liệu được ghi chép lại dưới dạng hồi ký, đã hoặc chưa được
xuất bản, đã được hoặc chưa được thẩm định.
Đến nay, còn rất nhiều tài liệu chưa được công bố do nhiều lý do khác nhau,
đặc biệt là các biên bản đại hội Đảng và hội nghị Trung ương Đảng. Do điều kiện
Đảng phải trải qua những thời kỳ hoạt động bí mật và chiến tranh, ảnh hưởng rất
nhiều đến tình trạng các tài liệu lưu trữ về Lịch sử Đảng, nhiều tài liệu đánh máy, in
thạch, viết tay bằng nhiều thứ tiếng: Việt, Pháp, Trung Quốc, Nga, Anh, Đức, gây ra
nhiều khó khăn, phức tạp trong việc giám định, dịch thuật...
Có thể phân chia nguồn sử liệu lịch sử Đảng thành hai loai cơ bản: 1- Nguồn

sử liệu trực tiếp (phản ánh lịch sử khách quan), 2- Nguồn sử liệu gián tiếp (phản ánh
sự kiện được nhận thức thông qua yếu tố chủ quan).
Nguồn sử liệu trực tiếp có độ chính xác tuyệt đối, chẳng hạn như các tài liệu
lưu trữ văn bản có nội dung về những chủ trương, biện pháp của Đảng để lãnh đạo,
chỉ đạo cách mạng, hoặc phim ảnh tư liệu phản ánh những hoạt động của Đảng trong
mỗi giai đoạn, thời kỳ. Những người làm công tác nghiên cứu có thể được đối diện
trực tiếp với những mảnh, những mảng của hiện thực lịch sử. Nội dung của nguồn sử
liệu này là không thể tranh cãi. Tuy nhiên, không phải tất cả các sự kiện Lịch sử
Đảng đều được phản ánh một cách trực tiếp trong các tài liệu thành văn hoặc ảnh tư
liệu, mà thường được phản ánh sau khi sự kiện đã diễn ra, qua các báo cáo, tổng kết,
những công trình nghiên cứu, hồi ký… Nhiều sự kiện không được ghi chép lại một
cách tức thời, mà phải sau một thời gian dài mới được nhận thức lại, và thường
không được ghi chép đầy đủ. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải khai thác sử liệu qua
các nhân chứng lịch sử, những người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự thật lịch
sử, nhưng đồng thời phải so sánh sử liệu để phục dựng lại sự thật lịch sử. Trên thực
tế, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nguồn sử liệu phản
ánh gián tiếp các sự kiện vẫn có sự sai lệch.
Nhiều nguồn sử liệu khác nhau có tác dụng bổ sung cho nhau, tạo điều kiện
cho nhà nghiên cứu so sánh, xác minh để tiếp cận chân lý. Nhưng mọi khó khăn chỉ
bắt đầu khi chỉnh lý tài liệu. Không ít những sự kiện bị phản ánh không đầy đủ, thậm
chí không đúng thực tiễn.

2. Xuất phát từ những nguồn sử liệu khác nhau, đã có nhiều nội dung lịch
sử Đảng được trình bày khác nhau
Trong nghiên cứu lịch sử Đảng, đã và đang có nhiều nội dung sự kiện được
trình bày khác nhau do căn cứ vào những nguồn sử liệu khác nhau. Sau đây là một số
ví dụ về sự sai lệch trong việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng:
349



×