Tải bản đầy đủ (.pptx) (62 trang)

Thiết chế dòng họ của các dân tộc ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.21 KB, 62 trang )

THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM


THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
1.Khái niệm dòng họ
-

Dòng họ là một thiết chế xã hội đặc biệt, các thành viên gắn bó với
nhau bởi quan hệ huyết thống và được con cháu nhận biết rõ ràng
do khởi sinh từ một thủy tổ. Đồng thời nó cũng chi phối khá mạnh
mẽ tới mối quan hệ hôn nhân và gia đình

-

Các thành viên trong cùng một dòng họ có trách nhiệm quan tâm
và giúp đỡ lẫn nhau về mọi phương diện, đồng thời chịu sự ràng
buộc theo một quy tắc nhất định.

-

Thiết chế dòng họ tác động chi phối mọi mặt trong đời sống của
từng gia đình, từng thành viên và cũng là nền tảng xây dựng nên
hệ thống tổ chức xã hội ở bản, vùng


THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
2.Lịch sử nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài




Có nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài như Maine,
McLennan và Morgan, Lévi-Strauss và Radcliffe-Brown,
Grant Evans... Đặc biệt. Lévi-Strauss đã xây dựng nên lý
thuyết về cấu trúc thân tộc, trong đó hạt nhân là vấn đề
“lớp hôn nhân”. Đóng góp lớn nhất của ông chính là phát
hiện và phân tích sâu sắc về quy tắc “cấm đoán loạn luân”
và cũng là người đưa ra nhiều luận giải về chế độ mẫu hệ,
phụ hệ. Theo ông, hệ thống thân tộc hôn nhân là một hệ
thống trao đổi, trong đó người chủ mưu là đàn ông, đàn bà
là những vật được trao đổi cho nên luôn luôn thụ động.


THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM


Pierre Gourou.Trong số các công trình nêu
trên phải kế tới Người nông dãn châu thổ Bắc
Kỳ. Lần đầu tiên, tác giả đã tiến hành điều tra,
thống kê tên các dòng họ ở vùng châu thổ
Sông Hồng (202 họ) và bước đầu có những
nhận xét sơ bộ về tên họ và sự phân bố tại
các làng xã, vùng miền


THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
-


Radcliffe-Brown, từ những trải nghiệm, khảo cứu của mình đã cho
rằng, bản chất của một hiện tượng thân tộc hiểu rộng là sự thành lập
những đơn vị có cấu trúc chặt chẽ và trường tồn trong thời gian, nghĩa
là có trước những cá nhân thành viên của những đơn vị ấy và tồn tại
sau khi những cá nhân ấy đã chết.

-

Grant Evans lại nêu đặc điểm cụ thể hơn về chức năng của dòng họ ở
châu Á trong tác phẩm Bức khảm văn hóa châu Á là những thực thể
chính trị có thể hoặc không có thể phát triển tùy theo tình thế chính trị
và kinh tế của các thành viên có khả năng trong dòng họ.


THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
2.2. Nghiên cứu dòng họ của tác giả trong nước
Ở Việt Nam, dòng họ cũng được đề cập từ khá sớm. Vào
thời phong kiến, những ghi chép về dòng họ chủ yếu được tìm
thấy trong các thư tịch cổ Trung Quốc, các bộ sử chính thống
của các triều đại như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông
giám cương mục, Đại Nam thực lục ... Nhưng chủ yếu mới chỉ
có tính chất hệ thống lại, mô tả về phả hệ của các dòng họ chứ
chưa đi sâu tìm hiểu về cấu trúc, nội dung, ảnh hưởng của
dòng họ.


THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM



Trước năm 1945, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên
cứu có giá trị tham khảo như của Phan Kế Bính, Đào
Duy Anh.



Từ sau năm 1945 và cho đến những thập kỷ gần đây,
đã có nhiều công trình nghiên cứu về dòng họ được
xuất bản, trong số đó phải kể đến nghiên cứu của nhà
dân tộc học Trần Từ. Ông cho rằng, dòng họ đóng một
vai trò nhất định trong lịch sử Hơn thế nữa, dòng họ còn
đóng vai trò “tinh thần, và đôi khi cả về chính trị”


THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM


Bửu Lịch trong một khảo cứu liên quan đến dòng họ đã tóm tắt lại các
thành tựu nghiên cứu về thân tộc của nhân loại gồm ba phần chính:
Danh từ thân tộc, tử hệ, thân tộc và hôn nhân.



Từ góc nhìn xã hội học, Trịnh Thị Quang lại cố gắng tìm hiếu vai trò
của dòng họ và quan hệ dòng họ mà tác giả gọi là “tổ chức thân tộc”.
Tác giả cho rằng, quan hệ thân tộc vốn thường đảm nhận ba chức
năng: là một cộng đồng pháp lý, một cộng đồng kinh tế, cộng đồng

sinh sống, đạo đức và tôn giáo; và chú ý xem xét những chức năng đó
đã và đang biến đổi như thế nào.


THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM


Dựa trên sự tiếp cận đồng đại và lịch đại, Ngô Thị Chính
đã phân tích hệ thống thân tộc người Việt truyền thống
qua các chiều cạnh của ngôn ngữ cũng như qua các tài
liệu điền dã dân tộc học để đưa ra một bức tranh khá đầy
đủ về hệ thống thân tộc phụ hệ truyền thống của người
Việt.



Từ góc nhìn văn hóa học, Giáo sư Trần Quốc Vượng đã
có nhận định tổng quan về thân tộc, dòng họ của người
Việt rằng, một người Việt Nam bình thường có ba họ: họ
bố, họ mẹ, họ vợ chồng


THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM


Giáo sư Phan Văn Các cho rằng, dòng họ là một hiện
tượng lịch sử - xã hội đặc biệt mang tính phổ quát
của nhân loại. Đồng quan điểm với Phan Văn Các




Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn “họ” có thể được hiểu
theo ba nghĩa: 1/ Là những người cùng mang một tên
họ, nhưng không thể chứng minh có chung một
nguồn gốc...; 2/ Là những thành viên mang cùng tên
họ, có cùng một nguồn gốc...; 3/ Là những người
cùng thuộc về một ông tổ 5 đời (chi họ)


THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM


Từ góc nhìn cấu trúc luận, Giáo sư Phan Đại Doãn, cho
rằng dòng họ của người Việt, có một thể chế phức tạp
và chặt chẽ mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là thể chế
tông pháp. Đó là những quy định về cách ứng xử giữa
con người với con người cùng một tổ tiên, trước hết là
các công việc quan, tang, hôn, tế, tức là các quan hệ
trên cơ sở huyết thống về các mặt. Quan hệ dòng họ với
người Việt thực sự có ý nghĩa quan trọng trong đời sống
hàng ngày và có ý nghĩa là điêm tựa thường xuyên của
cuộc sống con người


THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM



Những năm gần đây, trong xu thế phục hưng,
chấn hưng dòng họ, một số cơ quan nghiên
cứu trung ương và địa phương đã tổ chức
nhiều cuộc hội thảo khoa học nhằm thảo luận,
trao đổi về vai trò, ảnh hưởng của dòng họ,
văn hóa dòng họ trong đời sống xã hội hoặc
lịch sử của một số dòng họ, gia đình


THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
-

Hội thảo khoa học “Văn hóa các dòng họ ở Nghệ
An trong sự nghiệp thực hiện chiến lược con
người ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI”.Hội thảo khoa
học “Văn hóa dòng họ ở Thái Bình” ...

-

Xuất hiện một số luận văn như Dòng họ và đời
song làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ qua tư liệu ở
một số xã thuộc huyện Thạch Thất (Hà Tây cũ),
Văn hóa dòng họ Nguyễn Quý ở làng Đại Mỗ (xã
Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội, Dòng họ và quan
hệ dòng họ của người Việt ở làng Hoành Nha,
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định....



THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
3. Phân loại dòng họ
3.1 .Dòng họ đơn tuyến (Unilineal Descents)
Dòng họ đơn tuyến (Unilineal Descent) là dòng họ được
thiết chế theo đơn hệ (Unilineal rules) trong đó mỗi một
thành viên chỉ được thiết lập mối quan hệ với tộc họ
thông qua một phía giới tính mà thôi, hoặc theo phía giới
tính nữ hoặc theo phía giới tính nam.
-Dòng họ đơn tuyến gồm dòng họ phụ hệ và dòng họ
mẫu hệ


THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
3.1.1. Dòng họ phụ hệ (Patrilineâl Descent)
- Dòng họ phụ hệ thường được xác định bởi mối
quan hệ huyết thống chỉ tính theo dòng cha. Trong các
hệ thống thuộc về dòng họ phía cha, những đứa con
trong mỗi thế hệ được xếp cùng nhóm quan hệ thân tộc
của cha. Mặc dù, những con trai và con gái của người
đàn ông cùng chung nhóm huyết thống, nhưng chỉ các
con trai thuộc về dòng họ này.
- Thiết chế xã hội dòng họ phụ hệ có thể tìm thấy ở
nhiều dân tộc sinh sông tại Việt Nam, trong đó có dân
tộc Việt, Thái, Tày, Nùng,...


Sơ đồ dòng họ phụ hệ



THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
3.1.2.Dòng họ mẫu hệ

Dòng họ mẫu hệ thường được xác định quan hệ huyết thống
chỉ tính theo dòng cha. Trong các hệ thống thuộc về dòng họ
phía mẹ, những đứa con trong mỗi thế hệ được xếp cùng nhóm
quan hệ thân tộc của mẹ. Mặc dù, những con trai và con gái
của người đàn bà cùng chung nhóm huyết thống, nhưng chỉ
các con gái thuộc về dòng họ này.
- Thiết chế xã hội dòng họ mẫu hệ có thể tìm thấy ở các dân
tộc Chăm, Raglai , Chu ru, Gia - rai, Cơ - ho,...


Sơ đồ dòng họ mẫu hệ


THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
3.2.Dòng họ đa tuyến (Nonunilineal Descents)
Dòng họ thuộc nhóm đa tuyến gồm có hai loại dòng
họ: đơn hệ và song hệ.
3.2.1. Dòng họ đơn hệ đa tuyến (Ambilineal descent):
- Dòng họ theo đơn hệ đa tuyến là một loại hình dòng
họ lệ thuộc vào quy tắc liên kết dòng họ theo giới tính
thay đổi liên tục kế tiếp nhau của mỗi thế hệ. Tất cả
những thành viên không hoàn toàn thuộc về phía cha
hay phía mẹ.



THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
- Thế hệ đầu thuộc phía cha, thế hệ thứ hai
thuộc phía mẹ, thế hệ thứ ba lại thuộc phía cha,
thế hệ thứ tư trở lại thuộc về phía mẹ v.v...
- Một số kết quả nghiên cứu gần đây cho
thấy dòng họ của dân tộc Mạ thuộc dòng họ đơn
hệ đa tuyến.


Sơ đồ dòng họ đơn hệ đa tuyến


THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
3.2.2.Dòng họ song hệ đa tuyến (Belsteral Descent )

- Mỗi cá nhân đồng thời vừa thuộc nhóm tử hệ theo dòng bố, vừa thuộc nhóm tử
hệ theo dòng mẹ. Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, người Yakô (Yako) ở Nigiêria
và người Asanti (Ashanti) ở Gana là những ví dụ tiêu biểu về chế độ song hệ. Nguyên
tắc thừa kế ở người Yakô là: mỗi người hưởng thừa kế từ 2 phía. Từ người bố, người
ta thừa hưởng nhà cửa, ruộng đất và bất động sản. Từ người cậu (anh em trai của
mẹ) người ta thừa hưởng tiền bạc, gia súc và các động sản. Ở các dân tộc Việt Nam,
cho đến nay vẫn chưa tìm thấy những biểu hiện điển hình của chế độ song hệ.


THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
4.Vấn đề tên họ

- Một số dân tộc Ba-na, Xơ-đăng, Gié-Triêng, Co,
Hrê, Bru-Vân Kiều, v.v... đều không có từ để chỉ họ.
- Hiện tượng người Vân Kiều lấy họ Hồ, người Hrê
lấy họ Hồ và họ Phạm làm họ. Phải chăng từ xa
xưa, các tộc này chỉ có một chữ đệm để phân biệt
nam hay nữ, như ngưòi Xơ-đăng, người Bru - Vân
Kiều có từ A để chỉ nam, Y để chỉ nữ. Hay ngược lại,
ngưòi E-đê lại có từ Y đê chỉ nam và H’ để chỉ nữ
(chú ý ngưòi Ê-đê có từ để chỉ họ).


THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
- Người Ê-đê có cách gọi phân biệt nam, nữ.
Chẳng hạn Y Ngông Niê Kdăm là nam (Y: chỉ
nam; Ngông: tên; Niê Kđăm: họ).
H’ Bia Mlô Đuôn Đu là nữ (H' chỉ nữ; Bia chỉ
tên; Mlô Đuôn Đu: họ).
- Người Ba-na lại đơn giản chỉ có Núp của làng
Si Tơ, hay chỉ có Xí, Xeng, Phun, Biar ở làng
Kon Kbang.


THIẾT CHẾ DÒNG HỌ
CÁC DÂN TỘC Ở ViỆT NAM
Thậm chí, người Ba-na lại cũng không có từ để phân
biệt cả nam lẫn nữ. Trong một buôn, tên các thành viên
không được trùng lặp nhau, với mục đích duy nhất để
phân biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác. Nên
người khác buôn có người trùng tên với người trong

buôn, người Ba-na cho là tại yàng sai khiến. Hai người
đó gặp nhau vui vẻ kết nghĩa anh em, cùng coi cha mẹ
người trùng tên như cha mẹ mỉnh, được hưởng thừa kế
và tất nhiên, không lấy được nhau.


×